Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

DẠY học CHỦ để TÍCH hợp PHẦN CACBOHIĐRAT và POLIME hóa học 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề CHO học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
----------0O0---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP
PHẦN CACBOHIĐRAT VÀ POLIME HÓA HỌC 12
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Mai Thị Thao
Chức vụ
: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hóa Học.

THANH HÓA NĂM 2018
1


MỤC LỤC
Nội dung
1.Mở đầu
1.1.Lý do
1.2.Mục đích
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp
2.Nội dung
2.1.Cơ sở lí luận
2.1.1.Định hướng đổi mới


2.1.2.Tổng quan về dạy học tích hợp
2.1.3.Năng lực-Năng lực giải quyết vấn đề
2.2 Thực trạng
2.2.1.Thực trạng về NL GQVĐ
2.2.2.Mục đích ,đối tượng điều tra

Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
4
5
5
6

2.2.3.kết quả điều tra
2.3 Thiết kế các chủ đề_”Gluczo...
2.3.1.Phân tích mục tiêu,nội dung
2.3.2.Nguyên tắc-Quy trình
2.3.3.Thiết kế và dạy học chủ đề: Glucozo...

6
6
7

7
7

2.4 .Đánh giá –hiệu quả SKKN
3.Kết luận –Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

19
20
21

Ghi chú

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Viết tắt
PTKT
DHTH
THPT
CNTT&TT
PPDH

Viết đầy đủ
Phương tiện kĩ thuật

Dạy học tích hợp
Trung học phổ thông
Công nghệ thông tin và truyền thông
Phương pháp dạy học

2


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

KTDH
GQVĐ
PTHH
GDĐT
SGK
GDCD
PP
TNSP
TN

ĐC
GV
HS

Kĩ thuật dạy học
Giải quyết vấn đề
Phương trình hóa học
Giáo dục Đào tạo
Sách giáo khoa
Giáo dục công dân
Phương pháp
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh

3


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã chỉ rõ những vấn
đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông:“Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục
chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, có sự lặp lại các
nội dung kiến thức của các môn, giữa các môn chưa thiết lập mối quan hệ giữa các kiến
thức và kĩ năng, phương pháp, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng
lực, chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của
người học”.
.


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Chính phủ đã định hướng:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”.
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục bao gồm
nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) cũng phải thay đổi
theo cách đồng bộ và nhất quán. Trong đó dạy học tích hợp (DHTH) là một chủ trương quan
trọng bởi vì:
thứ nhất DHTH đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực của người học thông qua
tích hợp các môn khác nhau từ đó tận dụng được vốn kinh nghiệm của người học.
thứ hai thiết lập được mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và các môn khác nhau
và đặc biệt là DHTH sẽ tinh giảm kiến thức
thứ ba DHTH tránh được sự lặp lại các nội dung trong các môn học khác nhau. Như
vậy, DHTH là một trong các lựa chọn để thực hiện mục tiêu đào tạo con người có năng lực
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, và cũng là con đường để hình thành nhiều
năng lực cần thiết khác cho HS.
Xuất phát từ thực tế hiện nay và chương trình Hóa học trung học phổ thông (THPT),
kiến thức phần Cacbohiđrat và Polime có nội dung rất phong phú, đa dạng và gắn liền với
thực tế. Nó không chỉ giúp HS tìm hiểu những nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản

1


mà còn giúp HS giải quyết một số vấn đề trong đời sống. Vì vậy, đề tài “Dạy học chủ đề
tích hợp phần Cacbohiđrat và Polime Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh trung học phổ thông” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận
và thực tiễn, giúp phát triển toàn diện con người.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế nội dung và dạy thực nghiệm một số chủ đề tích hợp phần Cacbohiđrat và Polime Hoá
học lớp 12 ở THPT nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS, qua đó góp phần nâng cao chất

lượng dạy học ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các chủ đề DHTH ở các bộ môn Khoa hoc Tự nhiên cấp THPT. Năng lực giải
quyết vấn đề và phát triển năng lực GQVĐ thông qua dạy học tích hợp phần Cacbohiđrat
và Polime hóa học 12 nâng cao THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo,
internet, báo, các trang thông tin …
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học hóa học, kiểm tra đánh giá kết quả học
môn hóa học nói chung và phát triển năng lực người học.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, ý kiến của các đồng nghiệp, học sinh và
các chuyên gia. Thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp.
2.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015
* Định hướng chung [11].
(1) Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới
giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng
(2) Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”,
“dạy người” và định hướng nghề nghiệp
(3) Cấu trúc, nội dung chương trình, sách giáo khoa phải đảm bảo chuẩn hóa,
hiện đại hóa, hội nhập và đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất, khả thi.

2



(4) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh
(5) Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực
của người học.
(6) Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo linh hoạt phù hợp đối
tượng và vùng miền
* Định hướng phát triển chương trình nhà trường [9, 10]
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung, PPDH, KT- ĐG, hình thành năng lực sáng tạo...trên
tinh thần tăng cường tính tự chủ, chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Chương trình bao gồm các loại chương trình quốc gia, chương trình địa phương và
chương trình nhà trường.
- Chương trình nhà trường
- Phát triển chương trình nhà trường
- Qui trình phát triển chương trình nhà trường
2.1.2. Tổng quan về dạy học tích hợp
* Khái niệm dạy học tích hợp[1, 5, 6]
Theo Xavier Roegiers: DHTH là quá trình hình thành ở HS những năng lực cụ thể
có dự tính trước trong những điều kiện nhất định và cần thiết, nhằm phục vụ cho các quá
trình học tập sau này hoặc hòa nhập vào cuộc sống lao động của HS. Như vậy DHTH là
quá trình làm cho học tập trở nên có ý nghĩa.
Theo UNESCO: DHTH các bộ môn khoa học được định nghĩa là "một cách trình
bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư
tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa
học khác nhau". Định nghĩa này cho rằng DHTH là cách tiếp cận các khái niệm và
nguyên lí khoa học chứ không phải là hợp nhất nội dung.
Theo [21] "DHTH là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động (mọi)
nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp có vấn đề nhằm phát triển các năng lực
và phẩm chất cá nhân".
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì DHTH là định hướng

dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống,
được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được
những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

3


* Tại sao phải dạy học tích hợp?
- Nhằm phát triển năng lực người học
- Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học
- Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng và PP của các môn học
- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học
* Các nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp
Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển năng lực cần
thiết cho người học
Nguyên tắc 2: Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực và
có ý nghĩa với người học
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ
thuật nhưng vừa sức với học sinh
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững
Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, thực tiễn, ứng dụng và quan tâm tới các vấn đề
xã hội mang tính địa phương
2.1.3.Năng lực và việc phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh cấp THPT [2, 4]
* Khái niệm năng lực
Theo [2], năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có
trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình
huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ
năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”.
* Năng lực giải quyết vấn đề [4, 19]

Theo [4] năng lực GQVĐ là năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề trong học tập, trong
cuộc sống, đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp, thực hiện và đánh giá giải
pháp GQVĐ.
*Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề:
Bảng 1.1. Những biểu hiện/ tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
trung học phổ thông
NL thành phần
Biểu hiện/ Tiêu chí
Phát hiện và làm Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát
rõ vấn đề
hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống.
Đề xuất, lựa chọn Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất
giải pháp
và phân tích được một số giải pháp GQVĐ; lựa chọn được giải
pháp phù hợp nhất.
Thực hiện và Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và
đánh giá GQVĐ tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Nhận ra ý tưởng Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn

4


thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy
được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ
không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác
Hình thành và triển
nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi
khai ý tưởng mới
giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi do và có dự

phòng.
Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông
tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; quan
Tư duy độc lập
tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét,
đánh giá lại vấn đề.
mới

* Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề [4]
- Đánh giá qua quan sát . Đánh giá qua hồ sơ học tập
- Đánh giá qua bài kiểm tra . Kiểm tra viết hoặc kiểm trắc nghiệm.
*. Quy trình đánh giá [4]
- Chẩn đoán những điểm mạnh, những hạn chế, tồn tại về năng lực PH và GQVĐ của HS
- Góp phần xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch dạy học hiệu quả
- Tham gia vào đánh giá kết quả học hóa học. Theo dõi sự tiến bộ trong học tập
- Cung cấp thông tin phản hồi về năng lực PH và GQVĐ
2.1.4. Một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học trong dạy học tích hợp
* Một số phương pháp dạy học tích cực: Dạy học dự án, Dạy học Webquest
* Một số kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL
2.2. Thực trạng DHTH môn Hóa học ở một số trường THPT Mai Anh Tuấn
2.2.1.Thực trạng năng lực GQVĐ của học sinh:
Học sinh Việt Nam nói chung và Học sinh tường Mai Anh Tuấn nói riêng có đặc điểm
nổi trội chung là: Cần cù, chịu khó, nắm vững lý thuyết và giải các dạng bài tập tương đối
tốt. Các em tiếp cận kiến thức chủ yếu qua sách vở và thầy cô cung cấp mà sự chủ động
tìm kiếm, sáng tạo chưa thực sự cao. Đặc biệt khả năng phát hiện, kỹ năng phân tích, tìm
mâu thuẫn, tư duy và giải quyết các vấn đề có liên quan đến các bối cảnh cụ thể của thực
tiễn lại bối rối, không giải quyết được vấn đề hoặc giải quyết vấn đề không trọn vẹn.
Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do :
* Từ phía học sinh:
1) Học sinh không có điều kiện để tiếp cận với các tình huống cụ thể thực tiễn.

2) Mức độ chất lượng đồng đều của học sinh còn thấp.

5


3) Học sinh chủ yếu học chuyên sâu cho một số môn học nhằm mục đích thi Đại học
nên học sinh thiếu kiến thức chung nhất là kiến thức xã hội dẫn đến việc hạn chế trong
giao tiếp và ứng dụng với thực tế
* Nguyên nhân từ phía giáo viên và giáo dục Việt Nam
1) Nhiều GV vẫn quen lối truyền thụ cũ, cách ra bài tập còn mang nặng tính lý thuyết,
lắt léo, giả định rắc rối phức tạp, xa rời với thực tiễn nên chưa phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, nên học sinh không có hứng thú học tập.
2) Tính ứng dụng trong Đào tạo ở Việt Nam chưa cao, chỉ tập trung vào khâu giải bài
tập, trả lời câu hỏi mà ít liên hệ với thực tế.
3) Giáo dục còn rập khuôn, thiếu sáng tạo và thiếu kỹ năng phân tích, đánh giá. Cách
đánh giá còn nặng về hình thức thi cử. Còn học chỉ nhằm mục đích “ Thi gì - học đó”…
2.2.2. Mục đích, đối tượng điều tra
- Tìm hiểu thực trạng về DHTH của trường THPT Mai Anh Tuấn
- Tiến hành điều tra 7 GV giảng dạy hoá học và 216 HS lớp 12 (thu lại được 200 phiếu)
tại 2 trường THPT: Mai Anh Tuấn
2.2.3. Kết quả điều tra [phụ lục 1]
2.3.Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh THPT (phần Cacbohiđrat và Polime Hóa học 12 )
2.3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung để xây dựng các chủ đề DHTH
a. Mục tiêu phần Cacbohiđrat và phần Polime – Hóa học 12 THPT
- Kiến thức: Học sinh trình hiểu được: Khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo, tính chất
vật lí, ứng dụng của các hợp chất cacbohiđrat, polime và vật liệu polime.
Học sinh phân tích và giải thích đượcThành phần chính và cách sản xuất của: chất dẻo,
vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán
- Kĩ năng: Quan sát mẫu vật,viết cấu tạo, PTHH ,kĩ năng làm thí nghiệm và bài tập

- Thái độ: HS hứng thú và say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu Hóa học.Ý
thức vận dụng kiến thức liên môn trong việc bảo vệ môi trường…
- Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực GQVĐ và sáng tạo
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực thực hành Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa
- Năng lực hợp tác.
học vào thực tiễn
- Năng lực sử dụng CNTT&TT
Chương trình phần Cacbohiđrat và phần Polime được phân bố như sau:
[ 7,8,12,13,14,19,22]
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung phần Cacbohiđrat và phần Polime

6


Phần Cacbohiđrat (10 tiết)
Bài
Tiết
Nội dung
5
7, 8
Glucozơ
6
9, 10
Saccarozơ
7
11

Tinh bột
8
12
Xenlulozơ
9
13, 14
Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat
Bài thực hành 1: Điều chế, tính chất hóa học của este và
10
15
cacbohiđrat
16
Kiểm tra 1 tiết
Phần Polime và vật liệu polime (6tiết)
Bài
Tiết
Nội dung
16
26, 27
Đại cương về polime
17
28, 29
Vật liệu polime
18
30
Luyện tập: Polime và vật liệu polime
31
Kiểm tra 1 tiết
Chương trình môn học khác có liên quan đến các chủ đề được thiết kế


Bảng 2.2. Nội dung tích hợp trong chủ để về cacbohiđrat và polime
MÔN/ LỚP
Chương

SINH HỌC
Lớp 10
Phần 2. Chương
I

BÀI

NỘI DUNG

Bài 4
Bài 13
Bài 14
Bài 16
Bài 17

- Cacbohiđrat và lipit: Cấu trúc hóa học,chức năng.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Enzim và vai trò của enzim…
- Hô hấp tế bào: Khái niệm hô hấp, vai trò của hô hấp
- Khái niệm quang hợp, vai trò của quang hợp
- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Thực hành men etilic và lactic, Phương trình phản ứng
lên men.Ứng dụng làm sữa chua, rượu, muối dưa.
- Quang hợp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật, động vật
- Tiêu hóa ở động vật, Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt ...

- Cân bằng nội môi. Chức năng của gan điều hòa điều hòa
nồng độ glucozơ trong máu.
Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường

Bài 23
Phần 3. Chương
Bài 24
I
SINH HỌC
Bài 8
Lớp 11
Bài
12,17
Phần 1. Chương Bài 16
III
Bài 20
ĐỊA LÍ / Lớp 10
Bài 42
Chương X
ĐỊA LÍ / Lớp 11 Bài 3
Chương I
ĐỊA LÍ / Lớp 12 Bài 36
Chương III

Một số vấn đề mang tính toàn cầu
- Vấn đề phát triển CN chế biến nông lâm, thủy sản.
- Tài nguyên rừng bị suy giảm ảnh hưởng tới các nghành

7



GDCD / Lớp 10
Chương II
GDCD / Lớp 11
Chương I
CÔNG NGHỆ
Lớp 10
Chương I

Bài 15
Bài 12

công nghiệp giấy, đồ dùng xây dựng…
- Tình hình ô nhiễm môi trường
-Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
- Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bài 19
- Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo quản thực phẩm.
Bài 40
- Mục đích, ý nghĩa cách bảo quản, chế biến nông, lâm.
Bài
- Bảo quản lương thực, thực phẩm.
42,44
- Biết cách chế biến lương thực, thực phẩm.
2.3.2. Nguyên tắc và qui trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp [3]

a. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề tích hợp
Nguyên tắc 1: Nội dung chủ đề tích hợp phải phù hợp với mục tiêu DHTH
Nguyên tắc 2: Nội dung chủ đề tích hợp phải chính xác khoa học

Nguyên tắc 3: Nội dung chủ đề tích hợp phải có tính chọn lọc cao
Nguyên tắc 4: Nội dung chủ đề tích hợp phải vừa sức và tạo hứng thú học tập cho
người học
b. Quy trình xây dựng chủ đề DHTH liên môn [3]
Bước 1: Chọn chủ đề
Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
Bước 3: Xác định kiến thức các môn học cần thiết để giải quyết vấn đề
Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề.
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề.
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá.
Trên cơ sở rà soát lại phần Cacbohiđrat và Polime môn Hoá học 12 và các môn học
khác thuộc cấp THPT, đồng thời áp dụng quy trình xây dựng chủ đề DHTH, đã tiến hành
xây dựng ba chủ đề tích hợp sau đây:
Chủ đề "Glucozơ- Nguồn nguyên liệu trực tiếp của cuộc sống”
- Chủ đề “Đường đa – Nguồn dinh dưỡng của sự sống” [phụ lục 4]
- Chủ đề "Chất dẻo và vấn đề ô nhiễm môi trường"[phụ lục 5]
2.3.3. Thiết kế và dạy học tích hợp chủ đề Glucozơ- Nguồn nguyên liệu trực tiếp của
cuộc sống-Chủ đề 1.
2.3.3.1. Sử dụng phương pháp dạy học dự án
I. Ý tưởng dự án
Mọi quá trình sống của cơ thể đều cần cung cấp nguồn năng lượng để cho cơ thể diễn ra
các hoạt động sống. Nguồn năng lượng đó được lấy chủ yếu là từ glucozơ. Glucozơ là
nguyên liệu cực kì quạn trọng và thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh và tổ chức hoạt

8


động của não bộ. Trong máu lượng glucozo không đổi là 0,1 %. Ngoài ra, glucozơ là
nguồn nguyên liệu trực tiếp cho các quá trình sản xuất trong đời sống hằng ngày.

Vậy glucozơ có vai trò quan trọng như thế nào trong cơ thể sống, trong y học ? Quá
trình hình thành glucozơ trong tự nhiên và sự chuyển hóa glucozơ trong cơ thể con người
như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh thừa hoặc thiếu glucozo...? Chúng ta
cùng tìm hiểu chủ đề “Glucozơ - Nguồn nguyên liệu trực tiếp của cuộc sống”
II. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm, phân loại các hợp chất cacbohiđrat.
- Trình bày được trạng thái tự nhiên của glucozơ, vai trò của glucozơ trong cơ thể sống
chính là nguồn nguyên liệu trực tiếp thực hiện quá trình hô hấp, nhu cầu glucozơ trong cơ
thể con người.Giải thích được những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hoặc dư thừa lượng
glucozơ.Biện pháp phòng tránh
- HS trình bày được mối liên hệ giữa đặc điểm cấu trúc phân tử, tính chất vật lý, tính chất
hóa học của glucozơ.các ứng dụng của glucozơ trong sản xuất.
- Vận dụng : làm rượu vang, làm sữa chua, muối cà, muối dưa, giải quyết các vấn đề
trong học tập và trong thực tiễn.
2. Kĩ năng :
Viết được các phương trình phản ứng, công thức cấu tạo dạng vòng.Tiến hành các thí
nghiệm .Tìm kiếm thông tin về ứng dụng của glucozơ trong sản xuất, trong y học
Ứng dụng cũng như cách sử dụng glucozo an toàn hợp lí.Giải được bài tập
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh đức tính cẩn thận, chính xác.
Nhận thức được vai trò glucozơ trong cơ thể và trong đời sống.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng
công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong chủ đề này chúng tôi tập trung hướng tới phát triển
năng lực GQVĐ cho HS.
III. Nội dung của chủ đề: Chủ đề gồm 4 nội dung lớn:
(1) Trạng thái tự nhiên, vai trò của glucozơ trong cơ thể sống.
(2) Nhu cầu glucozơ trong cơ thể con người.
(3) Tính chất vật lí, cấu trúc phân tử, tính chất hóa học và tầm quan trọng của
glucozơ trong đời sống.

(4) Vận dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp glucozơ trong quá trình lên men vào làm
sản phẩm rượu nho, muối dưa cà, làm sữa chua.
IV. Chuẩn bị của GV và HS

9


1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sổ theo dõi dự án cho 4 nhóm.Phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thực hiện dự án cho từng
học sinh.Nội dung bộ câu hỏi định hướng. Phiếu đánh giá dự án
- Tài liệu tra cứu. Bài kiểm tra củng cố kiến thức sau dự án.Thiết bị và cơ sở vật chất
Tài liệu HS tham khảo [Phụ lục 2]
2. Chuẩn bị của học sinh
- Giấy A0, bút màu, keo dán, kéo... Ôn tập lại kiến thức của ancol đa chức, anđehit.
- Tranh ảnh trong SGK và tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến nội dung của dự án Sách
giáo khoa hóa học 12 phần Cacbohiđrat.Hô hấp, quang hợp (Sinh học lớp 10 THPT). Cân
bằng nội nôi, phản ứng lên men, phân giải polisaccarit (Sinh học lớp 10 THPT).
V. Phương pháp tổ chức dạy học và hướng dẫn thực hiện
* Phương pháp DHDA (phương pháp chính); PP đàm thoại nêu vấn đề; PP giải
quyết vấn đề; PP trực quan.
* Thời lượng dự kiến: 2 tuần làm việc nhóm, trong đó có 2 tiết học trên lớp.
* Hướng dẫn thực hiện dự án
Tuần 1
- GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về dạy học theo dự án và các kĩ thuật phụ trợ (sơ đổ tư
duy, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H),lên kế hoạch dự án, phổ biến dự án, nhiệm vụ thực hiện
tới từng HS thông qua "Phiếu hướng dẫn thực hiện dự án"
- Cung cấp cho HS địa chỉ email của GV để trao đổi thông tin, thắc mắc.
- Học sinh phân công nhiệm vụ, chuẩn bị và tiến hành thu thập thông tin liên quan đến
dự án, tìm kiếm thông tin, triển khai nhiệm vụ, tổ chức thảo luận,chuẩn bị làm bài báo
cáo và báo cáo sản phẩm.

- GV thường xuyên đôn đốc, trợ giúp để đảm bảo tiến độ.
Tuần 2
- Hoàn chỉnh sản phẩm, nộp sản phẩm, bài trình diễn powerpoint, nội dung báo cáo.
- Biểu diễn trước lớp: thí nghiệm, power point và sơ đồ tư duy, sản phẩm rượu nho, sữa
chua) và tổng kết dự án. Thời gian báo cáo:10 phút /nhóm.
● Tổ chức nhóm
- HS tự lập thành 4 nhóm (hoặc GV chia nhóm), mỗi nhóm khoảng 10 HS.
- Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí. Các thành viên trong nhóm tự giác, chủ
động thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
Nhiệm vụ cần thực hiện
Nhóm
Nhiệm vụ cụ thể
1. Nghiên - Tìm hiểu qúa trình hình thành glucozơ trong tự nhiên

10


cứu
Viết phương trình phản ứng quang hợp của thực vật.
glucozơ
Xác định vị trí và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật.
trên quan Từ quá trình quang hợp ở thực vật nêu trạng thái tự nhiên của glucozơ.
điểm của - Tìm hiểu vai trò của glucozơ trong cuộc sống
nhà sinh Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp.
học
Xác định nguyên liệu của quá trình hô hấp và vai trò của sản phẩm
quá trình hô hấp.Vai trò của glucozơ đối với cơ thể sống
2. Nghiên Tại buổi hội thảo "Các bệnh liên quan tới glucozơ", là một nhân viên
cứu

trung tâm y tế dự phòng, em hãy thuyết trình về các vấn đề sau:
glucozơ
- Lượng glucozơ có trong máu của người bình thường.
với vai trò - Quá trình điều hòa lượng glucozơ trong máu của người bình
là nhân thường khi đói và sau bữa ăn.
viên y tế - Những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hụt hay dư thừa glucozơ trong máu
dự phòng tới sức khỏe con người.Lời khuyên về cách phòng tránh
3. Nghiên - Tìm hiểu về tính chất vật lí, cấu trúc phân tử của glucozơ và dự đoán tính
cứu
chất hóa học của glucozơ.
glucozơ
- Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất hoá học của glucozơ và
với vai trò quay video giới thiệu sản phẩm của thí nghiệm.
nhà
hóa - Tìm hiểu ứng dụng của glucozơ trong đời sống (sản xuất, y học).
học
- Xác định vai trò của glucozơ trong các ứng dụng trên.
4. Nghiên - Tìm hiểu quá trình lên men.
- Phân loại và tìm hiểu qúa trình lên men của từng loại.
cứu
- Nguồn nguyên liệu của quá trình lên men để làm rượu nho, muối dưa
glucozơ
chua, làm sữa chua…
với vai trò - Vận dụng quá trình lên men vào làm các sản phẩm như ủ rượu nho, muối
nhà sản
dưa, làm sữa chua.
xuất
* Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng ?
Câu hỏi bài học: Glucozơ có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của


chúng ta?
Nhóm
Câu hỏi nội dung
1
1. Trình bày quá trình hình thành glucozơ từ tự nhiên?
2. Nêu vị trí và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật?
3. Nêu trạng thái tự nhiên của glucozơ?
4. Nêu vai trò của quá trình hô hấp đối với cơ thể sống?

11


2

3

5. Vai trò của glucozơ trong cơ thể sống?
1. Qúa trình điều hòa glucozơ trong máu?
2. Lượng glucozơ trong máu thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể
con người? Gây ra các bệnh gì?
3. Cách phòng tránh cách bệnh đó?
1. Nêu tính chất vật lí của glucozơ (trạng thái, màu sắc, t 0nc, tính tan, vị )
và giải thích vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy mát lạnh ở đầu lưỡi?
2. Phân tích các dữ kiện thực nghiệm, trình bày cấu trúc dạng mạch hở và
dạng mạch vòng của glucozơ và cho biết:
- Trong dung dịch glucozơ tồn tại ở dạng nào là chủ yếu?
- Nhận xét về CTCT và dự đoán tính chất hóa học của glucozơ?
3. Tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng và ghi vào bảng sau.
TCHH


4

Hiện tượng và viết
Lưu ý khi
Giải thích
PTHH
làm TN

1. Phản ứng tráng bạc
2.Tác dụng với Cu(OH)2
3. T/d với nước Br2
4. Ứng dụng của glucozơ trong công nghiệp, trong y học?
1. Qúa trình lên men? 2. Qúa trình lên men có mấy loại?
3. Nguyên liệu của quá trình lên men rượu nho, muối dưa cà, sữa chua?
4. Qúa trình làm rượu vang, ủ sữa chua và muối dưa cà?

VI. Kế hoạch dạy học
Thời gian

Tiết 1

Tiến
trình

Khởi
động

Hoạt động của HS


- Xem các video, nhận
nhiệm vụ GQVĐ.Thảo
luận đưa ra đề tài dự án
- Tự thành lập nhóm theo
khả năng và hứng thú
- Làm việc cá nhân và
làm việc nhóm

Hỗ trợ của GV

- Cho HS xem
phần mềm mô
phỏng, hình ảnh..
-Làm rõ nhiệm
vụ học tập
Tiết 2, Hình
Giao nhiệm vụ
3(Thực
thành
trực tiếp hoặc
hiện sau kiến thức
phiếu học tập
Nhận nhiệm vụ theo tài - Giao phiếu bài
2
tuần Luyện
liệu học tập. Làm bài tập.
tiến hành tập;
vận dụng kiểm tra cuối chủ đề
dự án)
Tiết 4

HĐ mở Giao nhiệm vụ .Báo cáo kết quả của các nhóm

Kết quả dự kiến

- Báo cáo của
các nhóm giải
- Đề xuất tên đề
tài dự án
Báo cáo kết quả
của các nhóm
- Hoàn thành
bài tập Các bài
kiểm tra

12


rộng

Chú ý: Có thể thực hiện nhiệm vụ hoạt động mở rộng ở nhà

Yêu cầu sản phẩm của học sinh
Nhóm I: Bài thuyết trình về vai trò của glucozơ
Nhóm II: Bài thuyết trình nhóm về glucozơ với vấn đề sức khỏe
Nhóm III: Sơ đồ tư duy và video mô phỏng thí nghiệm về tính chất hóa học
Nhóm IV: Bài thuyết trình và kèm theo sản phẩm về rượu nho, muối dưa, sữa chua
VII. Tiến trình hoạt động của chủ đề
Hoạt động 1. Khởi động

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
Từ hình ảnh yêu cầu HS trả lời loại chất mà có - Lắng nghe.
liên quan tới các hình ảnh ? Dẫn dắt HS nội dung - Thảo luận theo kỹ thuật 5W1H để
phải tìm hiểu về chất đó.
đưa ra một số đề tài dự án.
- Yêu cầu học sinh điền vào cột K và cột W ở
K
W
L
(Những
(Những
(Những
bảng K-W-L.
điều đã
điều muốn điều đã học
- Tổ chức cho HS đề xuất đề tài hoặc gợi ý một số
biết)
biết)
được)
đề tài dự án liên quan đến glucozơ (Quan tâm đến
những đề tài gắn liền với trong đời sống).
- Xác nhận đề tài dự án.
- Gợi ý, thống nhất đề tài: Glucozơ nguồn
- Tự thành lập nhóm theo khả năng và
nguyên liệu trực tiếp của cuộc sống.

13


- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm

hứng thú.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để nêu được - Thảo luận để bầu nhóm trưởng, thư
nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong dự kí.
án của mỗi nhóm.Tổng hợp ý kiến HS, thống nhất - Thảo luận đưa nội dung, nhiệm vụ cụ
các nội dung, nhiệm vụ cần trình bày.
thể.Nghiên cứu sổ theo dõi dự án, các
- Cung cấp cho mỗi nhóm sổ theo dõi dự án, cách tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án.
trình bày sổ theo dõi dự án; tiêu chí, thang điểm - Thảo luận để đưa ra kế hoạch thực
đánh giá sản phẩn dự án; phân công nhiệm vụ hiện nhiệm vụ của nhóm:
trong nhóm.
+ Xác định mục tiêu dự án.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch + Phân công nhiệm vụ các thành viên.
thực hiện dự án.
+ Dự kiến thời gian hoàn thành sản
- Theo dõi, góp ý, tư vấn cho các nhóm HS xây phẩm, kinh phí thực hiện.
dựng kế hoạch một cách hợp lí.
+ Viết sổ theo dõi dự án.
- Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kế hoạch thực - Nhóm trưởng từng nhóm báo cáo,
hiện của nhóm mình.
HS còn lại lắng nghe, góp ý.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung.
- Thu nhận góp ý, điều chỉnh, hỏi và
- Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự án
trả lời. Ghi nhận.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

1. Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
viên

- Thường xuyên theo dõi, đôn - Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra:
đốc, hướng dẫn, tư vấn, giúp + Tìm kiếm thông tin, Thiết kế bài trình bày
đỡ các nhóm.
+ Thiết kế thí nghiệm trực quan
+ Viết bài thuyết trình cho sản phẩm. Viết sổ theo dõi dự án
- Theo dõi, trợ giúp (xử lí - Từng nhóm phân tích, tổng hợp thông tin thu thập được,
thông tin, cách trình bày trao đổi về ý tưởng thiết kế.
thông tin)
- Thực hiện thiết kế.Tập thuyết trình trước lớp.
2. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nộp sản phẩm dự án cho GV - Hoàn thiện SP và nộp đúng thời hạn.
trước ngày báo cáo ít nhất 2 ngày.
- Các nhóm trình bày sản phẩm và báo cáo sổ
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, theo dõi dự án.
trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, góp ý,
- Lắng nghe phần thuyết trình của học sinh, đặt câu hỏi chất vấn để làm rõ những vấn đề
các ý kiến đóng góp, câu hỏi tọa đàm
quan tâm về ý tưởng...
- Trợ giúp các nhóm trả lời câu hỏi chất vấn - Đại diện mỗi nhóm trả lời những câu hỏi

14


- Nhận xét, góp ý các câu hỏi và trả lời của chất vấn của nhóm bạn.
HS.Chốt kiến thức và mở rộng kiến thức - HS còn lại lắng nghe, bổ sung, góp ý.
(nếu cần) bằng các sơ đồ tư duy
- HS ghi nhận

3. Đánh giá dự án
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho HS tham giá quá trình đánh - Các nhóm hoàn thiện phiếu đánh giá sản
giá. Hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm dự phẩm dự án (dành cho HS) của các nhóm
án (dành cho GV) của mỗi nhóm.
khác.
- Yêu cầu HS hoàn thiện phiếu
- Tự đánh giá và đánh giá mức độ hoạt động
- Tổng hợp các phiếu đánh giá sản phẩm dự của các thành viên trong nhóm.
án của HS, kết hợp với đánh giá của GV, tính - Ghi phiếu “Nhìn lại quá trình”.
điểm cho từng sản phẩm.Công bố điểm
- Nộp lại hồ sơ học tập:
- Gợi ý cho HS hướng phát triển tiếp theo + Sản phẩm dự án.+ Sổ theo dõi dự án.
của dự án, triển khai dự án mới.
Phiếu nhìn lại quá trình. Lắng nghe.
Hoạt động 3. Luyện tập và vận dụng
- Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành
bài tập theo cá nhân
- HS làm bài trong phiếu học tập
- Gọi HS trả lời câu hỏi hoặc lên bảng làm bài tập. - HS ghi nhận
Nhận xét, chỉnh sửa và chốt kiến thức. Phát đề kiểm tra - HS làm bài cá nhân
Hoạt động 4. Mở rộng tìm tòi
- Yêu cầu HS về nhà ôn luyện lại kiến thức - Ghi nhận và suy nghĩ hướng áp dụng thực
trong chủ đề đã học, đồng thời vận dụng kiến tiễn có liên quan đến kiến thức của chủ đề
thức đã học vào thực tiễn.
- HS thảo luận về hướng mở rộng dự án
- Gợi ý HS 1 số hướng chủ đề mới cần tìm hiểu sang vấn đề “

Một số câu hỏi phát vấn của GV và HS các nhóm

Câu 1. Năng lượng chủ yếu cung cấp cho các hoạt động trong cơ thể người là từ nguồn
dinh dưỡng nào?
Câu 2. Những chất hữu cơ tạp chức mà đa số chúng có công thức chung là C n(H2O)m có
phải là các hợp chất cacbohiđrat không?
Câu 3. Huyết thanh ngọt” là dung dịch glucozơ được dùng để truyền trực tiếp
cho bệnh nhân suy nhược cơ thể khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu như thế nào?
Câu 4. Tại sao khi ăn cơm, nếu nhai thật kĩ sẽ thấy vị hơi ngọt?
Câu 5. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thường thực hiện phản ứng nào?
Câu 6. Lấy 1,0 kg nho tươi, ép lấy nước pha loãng thành 200ml dung dịch. Lấy 10,0ml đem
thực hiện phản ứng tráng bạc thu được tối đa 5,4 gam Ag. Tính hàm lượng glucozơ trong loại
nho trên (giả sử chỉ có glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc).

15


Câu 7. Tại sao glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom?
VIII. Kiểm tra, đánh giá cuối chủ đề
Ma trận đề kiểm tra
Nội dung
Vai trò của glucozơ

Nhận
biết

Thông
hiểu

V.Dụng
cao


1(0,75đ) 1(1,0đ)

Nhu cầu glucozơ trong cơ thể con
1(1,0đ)
người
Cấu trúc, tính chất, ứng dụng của 1(0,75đ) 1(1,0đ)
glucozơ.
Vận dụng nguồn nguyên liệu glucozơ 1(0,75đ)
vào làm rươu nho, sữa chua…
Tổng

Vận
Dụng

Tổng
2 (1,75đ)

1(1,25đ)

2 (2,25đ)

2 (2,5đ)

4 (4,25 đ)
1(1,0đ)

2 (1,75đ)

3(2,25đ) 3 (3,0đ) 3(3,75đ) 1 (1,0đ) 10 (10 đ)


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Một bệnh nhân có các biểu hiện sau:

Trong số các kết luận sau, kết luận nào đúng?
A. Nồng độ glucozơ trong máu người này ổn định là 0,1%.
B. Nồng độ glucozơ trong máu người này cao hơn 0,1%.
C. Nồng độ glucozơ trong máu người này nhỏ hơn 0,1%.
D. Bệnh nhận bị bệnh hạ đường huyết.
Câu 2: Những người hạ đường huyết thì cần phải tiếp loại đường nào dưới đây? (tiêm
hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch)
A. Glucozơ.
B. Mantozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.
Câu 3: Dữ kiện thực nghiệm không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ở dạng
mạch hở là A. khử hoàn toàn glucozơ cho hexan.
B. glucozơ có phản ứng tráng bạc.
C. glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit.
D. glucozơ lên men tạo ancol etylic.
Câu 4: Phản ứng nào dưới đây thường xảy ra trong quá trình làm sữa chua hoặc muối
dưa, cà hoặc ủ chua thức ăn cho gia súc?

16


A. Oxi hóa glucozơ. B. Khử glucozơ . C. Lên men lactic. D. Lên men rượu.
Câu 5: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam
B. 3,24 gam.
C. 4,32 gam.

D. 6,48 gam.
Câu 6: Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta
dùng: A. axit axetic.
B. đồng (II) oxit/OH-. C. natri hiđroxit. D. bạc nitrát/NH3.
Câu 7: Sobitol được dùng làm thuốc nhuận trường trong y học. Sobitol được tạo thành
từ gluccozơ bằng cách
A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to.
B. oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3.
C. lên men ancol etylic.
D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 8: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g
glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong amoniac. Khối lượng bạc (g) đã sinh
ra bám vào mặt kính của gương là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 10,8.
B. 21,6.
C. 32,4.
D. 43,2.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình hô hấp?
A. Quá trình hô hấp xảy ra ở các tế bào của cơ thể sống.
B. Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng và nhiệt nuôi sống cơ thể.
C. Nguồn nguyên liệu trực tiếp của quá trình hô hấp là glucozơ và O2.
D. Sản phẩm thu được của quá trình hô hấp là glucozơ và O2.
Câu 10: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu
400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế
biến, rượu bị hao hụt mất 10%?
A. 3194,4 ml.
B. 2785,0 ml.
C. 2875,0 ml.
D. 2300,0 ml.
IX. Tổng kết và đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung kết quả của dự án học tập.
- Thu lại các phiếu đánh giá cá nhân, nhóm.
- Công bố đánh giá của giáo viên (mẫu đánh giá phụ lục 3)
2.3.3.2.Kết quả
* Kết quả phiếu hỏi
Bảng 2.2: Tự đánh giá mức độ phát triển năng lực GQVĐ sau khi TN
TT
1
2

Tiêu chí phát triển năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh
Phát hiện và nêu được tình huống
có vấn đề trong học tập và thực tiễn
Phân tích được tình huống có vấn
đề trong học tập và thực tiễn

Mức độ (% = (SL/86).100%)
Chưa
Rất
Đạt
Tốt
đạt
tốt
2,32

48,84

30,23


18,61

2,32

40,69

39,53

17,46

17


3

5
6
7
8
9
10

Lập kế hoạch và giải quyết một số
vấn đề đơn giản
Thu thập và làm rõ các thông tin
có liên quan đến vấn đề
Sử dụng kiến thức liên môn để giải
quyết vấn đề
Đề xuất và phân tích được một số
giải pháp GQVĐ đặt ra

Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất
Thực hiện thành công giải pháp đã
lựa chọn
Đánh giá được hiệu quả của giải
pháp đã lựa chọn
Vận dụng giải pháp vào tình huống
tương tự hoặc bối cảnh mới

3,49

48,84

24,42

23,25

2,32

37,21

43,02

17,45

2,32

31,40

43,02


23,26

5,81

36,05

43,02

15,12

3,49

38,37

43,02

15,12

6,98

36,05

32,56

24,41

6,98

31,40


43,02

18,60

8,14

44,19

25,58

22,09

* Kết quả các bài kiểm tra
Bảng 2.1. Bảng thống kê bài kiểm tra số 1
Lớp
12A TN(43)
12B ĐC(43)
12C TN(43)
12D ĐC(44)

0
0
0
0
0

1
0
0
0

0

2
0
0
0
1

3
0
2
1
3

Số HS đạt điểm Xi
4 5
6
7
1 10 14 13
3 13 12 11
2 9 12 13
4 14 11 8

8
2
1
2
1

9

2
1
2
1

10
1
0
2
1

Hình 3.1. Đường lũy tích biểu diễn
Hình 3.2. Đường lũy tích biểu diễn
kết quả kiểm tra 12A và 12B
kết quả kiểm tra 12C và 12D
* Một số hình ảnh tổ chức dạy học chủ đề tích hợp

18


2.4. Đánh giá hiệu quả của việc “Dạy học chủ đề tích hợp - Cacbohiđrat và Polime “
* Khi so sánh về tinh thần thái độ học tập, không khí giờ học của các nhóm thực
nghiệm và đối chứng. Chúng tôi có rút ra một số nhận xét sau:
- Học sinh các lớp ĐC gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào hoàn
cảnh tình huống thực tiễn.
- Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS các
lớp TN nhanh hơn, chính xác hơn học sinh nhóm ĐC.
* Phân tích kết quả thực nghiệm.
Từ số liệu bảng 2.2 cho thấy điểm quan sát của lớp TN (sau thực nghiệm) lớn hơn lớp
ĐC, điều đó chứng tỏ năng lực GQVĐ của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. So sánh kết quả đạt

được ở mỗi tiêu chí của HS lớp TN trước và sau thực nghiệm cho thấy năng lực GQVĐ của
HS đã có chuyển biết tốt hơn so với trước tác động.

19


Các đường lũy tích của lớp TN trong bài kiểm tra đều luôn nằm bên phải và phía dưới
các đường lũytích của lớp ĐC.Điều này cho thấy, HS các lớp TN đáp ứng được mục tiêu
DHTH tốt hơn so với các lớp ĐC.
Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC.
Ngược lại, tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu
kém, trung bình ở lớp ĐC
* Hiệu quả:
Sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển
giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 ,Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020 của Chính phủ đã định hướng. Phù hợp với thực trạng phát triển giáo dục của học sinh
THPT giai đoạn mới, theo kịp với sự phát triển của nền giáo dục các nước tiên tiến khác.
Góp phần đào tạo những con người tự tin bản lĩnh và giải quyết được mọi vấn đề trong
chuyên môn cũng như khoa học và các vấn đề xã hội khác. Là tài liệu hay để học sinh,
đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Sau quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận
văn đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Định hướng đổi mới giáo dục
phổ thông trong giai đoạn mới, tổng quan về DHTH, năng lực và việc phát triển năng lực
GQVĐ cho HS trung học phổ thông. Điều tra thực trạng về dạy học và phát triển năng lực
GQVĐ hiện nay.
2. Đề xuất các nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình thiết kế chủ đề DHTH.
3. Đưa ra các mức độ biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và tiêu chí đánh giá,

công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.
4. Thiết kế ba chủ đề DHTH theo hình thức tích hợp liên môn là, “Glucozơ - Nguồn nguyên
liệu trực tiếp của cuộc sống” và“ Đường đa – Nguồn dinh dưỡng của sự sống” và “Chất dẻo và vấn
đề ô nhiễm môi trường”.
5. Đã xin ý kiến chuyên gia về DHTH và tiến hành TNSP ở 4 lớp 12 trường THPT
Mai Anh Tuấn.
Thông qua quá trình nghiên cứu cho thấy: Việc tổ chức DHTH đã giúp phát triển
năng lực HS, đặc biệt là năng lực GQVĐ đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS, góp
phần đáp ứng chuẩn năng lực HS cấp THPT mà Bộ GD&ĐT ban hành.
Kết quả TNSP đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của
đề tài. Việc sử dụng DHTH đã nâng cao năng lực GQVĐ, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học hóa học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

20


Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài kiến nghị:
Cần tổ chức cho GV cấp THPT tiếp cận cơ sở lí luận và thực hành xây dựng, giảng
dạy các chủ đề DHTH. Trong quá trình thực hiện cần có sự chỉ đạo thống nhất của Ban
Giám Hiệu và sự hợp tác của các tổ chuyên môn. Các nhà trường cần sử dụng mô hình
sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để cùng nhau hợp tác, xây dựng,
giảng dạy và rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực và hiệu quả DHTH.
Khuyến khích, mở rộng các công trình nghiên cứu, thiết kế các chủ đề về DHTH.
Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong các thầy giáo, cô giáo
và các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý để phương pháp ngày càng tốt hơn.Tôi chân thành
cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 20 tháng5 năm 2108
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Mai Thị Thao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh (2015), Dạy học tích hợp khoa học tự nhiên
cho học sinh trung học phổ thông thông qua chủ đề “Hiệu ứng nhà kính” theo định
hướng phát triển năng lực khoa học, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP, Hà Nội.
2. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại
học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Biên (2015), Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên,
Tạp chí khoa học, Trường đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Bộ GD&ĐT (2014), Dạy học và Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (Ngày 27/11/2012), Hội thảo Dạy học tích hợp – Dạy học phân hoá
trong chương trình giáo dục phổ thông.
6. Bộ GD & ĐT (2014), Tài liệu tập huấn “Dạy học Tích hợp ở trường THCS và
THPT”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Mai Văn Bính (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) (2010), Giáo dục công dân 10, NXB
Giáo dục Việt Nam.
8. Mai Văn Bính (Chủ biên) (2010), Giáo dục công dân 11, NXB Giáo dục Việt Nam.

21


9. Công văn 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 8/10/2014. Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi
mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường
trung học/ trung tâm GDTX qua mạng.
10. Công văn 791/HD- BGDĐT ngày 25/6/2013 Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình

giáo dục nhà trường phổ thông.
11. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (8/2015), BGDĐT
12. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên) (2014), Sinh học 10,
NXB Giáo dục Việt Nam.
13. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên) (2015), Sinh học 11,
NXB Giáo dục Việt Nam.
14. Vũ Thị Hiền (2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua
dạy học một số chủ đề tích hợp phần Hóa học phi kim lớp 10”.
15. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) (2014), Công nghệ 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
16. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2014), Phương pháp dạy học môn Hoá học ở
trường Phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
17. Vũ Văn Phúc (2011), Đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam
theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Cộng sản.
18. Lê Thông (Tổng chủ biên), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ (đồng Chủ biên)
(2014), Địa lí 10, NXB Giáo dục Việt Nam.
19. Lê Thông (Chủ biên) (2014), Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam.
20. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên (2013), Hoá học 10 cơ bản (Tái
bản lần thứ bảy), NXB Giáo dục Việt Nam.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ XẾP LOẠI
HỌ TÊN : MAI THỊ THAO

CHỨC VỤ : TTCM- TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
STT
1

Tên Đề Tài
Thí nghiệm vui và ảo thuật Hóa Học

Cấp xếp loại
SGD và ĐT


Loại
Loại C

Năm học
2004-2005

Loại B

2005-2006

2

Phương pháp xác định CTCT Este đơn SGD và ĐT
chức

Loại B

2006-2007

3

Phương pháp xác định CTCT các loại SGD và ĐT
Este

Loại B

2007-2008

4


Phương pháp xác định công thức cấu SGD và ĐT
tạo Aminoaxit
Phương pháp xác định công thức cấu SGD và ĐT
tạo Aminoaxit và đồng phân
Phương pháp xác định công thức cấu SGD và ĐT

Loại C

2008-2009

Loại B

2009-2010

5

22


×