Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1975( lịch sử 12 THPT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu....................................................................................................trang 2
1.1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...................... 4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện............................................................... 5
2.3.1.Những xúc cảm có thể tạo ra cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975..........................................................................5
2.3.2. Một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh qua dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.............................................................5
2.3.2.1. Thông qua trình bày miệng của giáo viên ...............................................5
2.3.2.2. Thông qua tích hợp kiến thức Âm nhạc...................................................8
2.3.2.3. Thông qua sử dụng đồ dùng trực quan................................................11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..........................................................17
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19
3.1. Kết luận........................................................................................................19
3.2. Kiến nghị, đề xuất........................................................................................19
Tài liệu tham khảo............................................................................................20
Danh mục SKKN được giải..............................................................................21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều người cho rằng, chất lượng dạy và học
môn Lịch sử có chiều hướng đi xuống, trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm


chú ý của toàn xã hội. Có ý kiến cho rằng, kiến thức lịch sử xa rời thực tế, khô
khan làm cho học sinh ít có hứng thú học tập bộ môn. Việc học sinh ghi nhớ sự
kiện lịch sử một cách máy móc, học thuộc lòng sách giáo khoa là khá phổ biến.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chung này, trong đó có
cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong số rất nhiều các nguyên
nhân đó, tôi thiết nghĩ vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Người
giáo viên được coi như một “người truyền lửa” cho học sinh trong một giờ học
lịch sử. Người truyền lửa hay, bài học hay, thú vị, sinh động sẽ giúp các em ghi
nhớ lâu, giúp cho học sinh có hứng thú học tập với bộ môn Lịch sử; mục tiêu
giáo dục sẽ đạt được ở mức độ tốt. Bản thân kiến thức Lịch sử đã rất khô khan,
khó ghi nhớ với nhiều số liệu, bài giảng của người giáo viên lại không khác gì
việc đọc lại sách giáo khoa sẽ khiến cho học sinh có tâm lý chán chường trong
giờ học. Như vậy, mục tiêu giáo dục sẽ đạt hiệu quả thấp.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực
- chủ động của học sinh, những năm gần đây, các trường phổ thông đã chú ý đến
việc đổi mới soạn - giảng của giáo viên và tổ chức các hoạt động học tập của
học sinh. Trong đó, vai trò của người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của
hoạt động học tập. Thông qua quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh phải tích cực, chủ động để nắm bắt và vận dụng kiến thức.
Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư
tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã
hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai… Vì vậy,
việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Với đặc trưng,
lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng và sinh động bao
trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh
chính trị... cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ ngày tháng, sự kiện.
Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ ràng, sinh động và
có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng lại bức tranh quá
khứ một cách chính xác nhất, học sinh có được cảm giác như chính mình được

tham gia vào sự kiện đó.
Bản thân là một giáo viên dạy học môn Lịch sử nhiều năm ở trường phổ
thông, thông qua quá trình giảng dạy, tôi cũng đã đúc rút một số kinh nghiệm,
đưa ra đề tài: "Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy
học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975( Lịch sử 12 THPT) " để cùng trao
đổi với các đồng nghiệp.

2


1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định
hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự
hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc
lập hôm nay. Từ đó, HS ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất
nước. Việc sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên
cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn, qua đó
nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung,
từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối 12
trường THPT Thọ Xuân 4, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về việc tạo xúc cảm học tập lịch sử thuộc phần Lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 chương trình Lịch sử lớp 12 (Chương trình
chuẩn).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về cảm xúc và việc dạy học tạo xúc
cảm cho HS trong dạy học lịch sử.

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu, khai thác nội dung sách giáo khoa phần lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1975.
- Khai thác, sử dụng tài liệu về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945– 1975.
- Dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh để có sự điều chỉnh , bổ sung
hợp lý.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý lý luận
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước, đặc biệt giai đoạn 1945 – 1975, giai đoạn hào hùng của lịch sử dân
tộc Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Những chiến thắng vẻ vang của
dân tộc ta trước kẻ thù được coi là lớn mạnh nhất trên thế giới lúc bấy giờ và
cho đến tận ngày nay đã nâng cao vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Hơn
khi nào hết, nhân dân Việt Nam luôn phải khắc sâu trong mình khí thế của một
thời đại anh hùng đó. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn hiện nay là chất
lượng giáo dục nói chung, bộ môn lịch sử nói riêng ngày càng bị giảm sút.
Trong giai đoạn xã hội phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa, cơ chế
thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh
ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh
học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn
lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ trong khi trước đây lịch sử là
3


môn học quan trọng để tuyển chọn nhân tài, muốn đỗ đạt ra làm quan giúp nước
phải “sôi kinh nấu sử”. Do đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên
mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha

ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay.
Bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư
tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã
hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai… Vì vậy,
việc tạo xúc cảm lịch sử cho HS là một trong những biện pháp góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả. Căn cứ vào ảnh
hưởng của xúc cảm người ta chia xúc cảm thành hai loại: tích cực và tiêu cực.
Những đối tượng thỏa mãn được nhu cầu của con người gây nên những xúc cảm
tích cực như: vui sướng, hạnh phúc, tự tin… loại xúc cảm này sẽ có tác dụng
nâng cao hoạt động của đời sống con người. Trái lại, những gì cản trở cho việc
thỏa mãn nhu cầu sẽ gây nên những xúc cảm tiêu cực như: buồn bã, chán nản, sợ
hãi…những xúc cảm này sẽ làm hạ thấp hoạt động sống của con người, làm yếu
đi nghị lực của họ.
Trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên đóng vai trò chủ đạo bởi giáo
viên là người chủ động về nội dung kiến thức giảng dạy và lựa chọn phương
pháp truyền đạt, tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học, điều khiển giờ
học một cách linh hoạt, sinh động. Muốn quá trình dạy học đạt được kết quả cao
giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh diễn ra trong quá trình
nhận thức để có những tác động phù hợp về mặt sư phạm nhằm kích thích hoạt
động tư duy độc lập của học sinh. Việc tạo được những xúc cảm lịch sử sẽ tạo
được động cơ tích cực thúc đẩy học sinh hăng hái học tập. Vì vậy, nhiệm vụ cơ
bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và khi nhu
cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã gây được xúc cảm tích cực, kích thích hoạt
động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ thực tiễn giảng dạy của bản thân và đi dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận
thấy các giáo viên đã ý thức được vai trò của việc sử dụng các biện pháp tạo xúc
cảm lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng
để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Nhưng xúc cảm là một lĩnh vực khó và
tinh tế của con người nên việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm còn gặp nhiều

khó khăn.
Việc tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh, các giáo viên sử dụng biện pháp
trình bày miệng là chủ yếu nhưng việc trình bày miệng chưa đem lại hiệu quả
cao vì lời nói của giáo viên chưa sinh động, chưa gợi cảm., những câu chuyện,
nội dung trình bày chưa thực sự tạo xúc cảm cao. Một số giáo viên có sử dụng
đồ dùng trực quan để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên nhiều đồ
dùng trực quan còn chưa phù hợp với nội dung bài học. Giáo viên có khi chỉ đưa
ra hình ảnh mà chưa cung cấp cho học sinh kiến thức lịch sử qua hình ảnh đó và
cũng chưa rút ra ý nghĩa mang tính giáo dục tư tưởng.
Về phía học sinh: Đa số học sinh rất ngại học lịch sử vì quá dài, khó nhớ
các sự kiện và nhàm chán, khô khan. Mặc khác, trong sự phát triển của xã hội,
4


đa số học sinh coi Lịch sử là bộ môn phụ, các em còn để giành thời gian cho các
môn học chính, môn dự thi vào Đại học, cao đẳng. Học sinh có học cũng chỉ
mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì
nên chất lượng không cao.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên dạy lịch sử
đã luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm để đổi mới phương pháp dạy
học nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi nhận thấy, việc sử dụng các biện pháp
tạo xúc cảm lịch sử có tác dụng không nhỏ đến quá trình tiếp thu tri thức, giáo
dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Vậy
nên sử dụng các biện pháp như thế nào để tạo xúc cảm lịch sử, góp phần nâng
cao hiệu quả bài học?
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Những xúc cảm có thể tạo ra cho học sinh thông qua việc giảng dạy
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 :
- Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh có thể tạo
cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể

đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc.
- Thông qua các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay hình ảnh về
tội ác chiến tranh do thực dân Pháp,đế quốc Mĩ, quân đội tay sai và các nước
thân Pháp,Mĩ gây ra, hậu quả của nó đối với nhân dân Việt Nam sẽ tác động
mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh.
- Thông qua các câu chuyện, các tấm gương anh hùng giáo dục cho các em lòng
biết ơn, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
2.3.2. Một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử cho học sinh qua dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
2.3.2.1. Thông qua trình bày miệng của giáo viên
Ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất
lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh. Bởi vì, lời nói là phương tiện dạy học quan
trọng nhất của giáo viên, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động
nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích
cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các
nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ
của học sinh, khơi dậy trong các em các xúc cảm lịch sử. Đặc biệt, thông qua
những đoạn văn, thơ ngắn minh họa cho bài học có thể tạo sự xúc động mạnh
mẽ với học sinh.
Ví dụ 1: Trong bài 18 « Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp » ( 1946 - 1950), khi nói về tinh thần « Quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh » của người Hà Nội, tôi đã đọc cho các em nghe những câu thơ trong
bài « Ngày về » của Chính Hữu :
« Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm... »
5



Từ đó tạo cho các em một biểu tượng về một thế hệ thanh niên tuổi trẻ lãng mạn
và kiêu hùng, tâm hồn hào hoa, khí phách của những người lính Thủ đô ra đi
năm ấy.
Ví dụ 2: Trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953 - 1954)”, nội dung đặc biệt quan trọng của bài này trình bày diễn
biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch lịch sử năm 1954. Bằng giọng nói
truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo biểu tượng về một số sự kiện, nhân
vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực quan để có thể giúp học sinh hiểu
hơn về không khí hào hùng của đất nước trong những ngày tháng lịch sử đó:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng,
Đầu nung lửa sắt,
Năm mươi sáu ngày đêm,
khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng,
Chí không mòn”
“Kháng chiến ba nghìn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay”
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Ví dụ 3: Ở bài 22: Ở mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi tạo biểu tượng cho học sinh
về cuộc tập kích 12 ngày đêm bằng máy bay B52 của Mĩ: Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói với Thượng tướng Phùng Thế Tài, năm 1968: “Sớm muộn đế quốc Mỹ
cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ

trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho
không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó
chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Chỉ trong 12 ngày đêm Mĩ đã sử dụng trên 700 lần chiếc máy bay B52
và gần 4000 lần chiếc máy bay chiến thuật ném bom xuống Hà Nội, Hải Phòng
và một số nơi trên miền Bắc nước ta hơn 100.000 tấn bom đạn. Riêng Hà Nội
441 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hơn 40.000 tấn bom
(tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ đã ném xuống Hi-rô-si-ma và
Na-ga-sa-ki, Nhật Bản). Ních-xơn muốn biến Hà Nội thành Hi-rô-si-ma và Naga-sa-ki không cần bom nguyên tử, “ biến miền Bắc trở về thời kì đồ đá”… Qua
đó, học sinh thấy được tội ác của Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền Bắc, đặc biệt
là nhân dân Hà Nội, Hải Phòng, đồng thời thấy được sự khốc liệt của chiến
tranh. Thế nhưng cuộc tập kích này đã bị nhân dân ta đánh bại chỉ với súng
trường, tên lửa SAM2… những thứ vũ khí so với vũ khí của Mĩ thật thô sơ

6


nhưng với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” quân và dân ta đã
làm tiêu tan hình ảnh về “pháo đài bay” B52 “bất khả xâm phạm”. Tôi sử dụng
câu chuyện về anh hùng diệt máy bay B52 – Phạm Tuân : “ Đêm 27 – 12 –
1972, nhiều tốp B52 từ hướng tây bắc bay vào bắn phá Hà Nội. Được lệnh cất
cánh, Phạm Tuân lập tức điều khiển máy bay tiếp cận khu vực có máy bay địch..
Lúc này máy bay F4 bay ở nhiều độ cao, bảo vệ B52 rất chặt chẽ. Anh dũng cảm
xông thẳng vào tốp B52, bắn 2 quả tên lửa, hạ tại chỗ một chiếc. Sau đó, anh
nhanh chóng vượt khỏi tốp máy bay yểm trợ của địch về hạ cánh an toàn. Hành
động của anh được nhân dân và đồng đội mến phục, quân thù khiếp sợ”.
Ví dụ 4: Bài 23: Ở mục IV. 1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), tôi kể cho học sinh nghe câu chuyện về chị
Trần Thị Lý anh hùng. Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô đã tiếp nhận một
bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê

Miền Nam, cân nặng: 26kg. Tình trạng bệnh nhân: Suy kiệt, luôn lên cơn co
giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham
nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục". Trần Thị Lý sinh năm 1933 tại Quảng
Nam, bà tham gia Cách Mạng từ năm 12 tuổi. Trong giai đoạn từ 1951 - 1956,
bà tham gia đường dây cán bộ nằm vùng và đã từng 2 lần bị bắt nhưng đều được
tha vì không đủ chứng cứ. Năm 1956 bà bị chính quyền tay sai VNCH bắt lần
thứ 3, bà bị tra tấn với những hình thức dã man nhất như: điện giật, dùi đâm, đổ
nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục đến nỗi bị mất
khả năng sinh sản...nhưng người phụ nữ trung kiên ấy vẫn không hé răng dù chỉ
một lời. Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, phía chính
quyền tay sai VNCH cho rằng bà không thể sống được nữa nên đem vứt bà ra
ngoài nhà lao, bà may mắn thoát chết một cách hi hữu, được đồng đội bí mật
đón về, chuyển sang Campuchia và được đưa ra Bắc chữa trị. Sự kiện Trần Thị
Lý bị bắt, bị tra tấn ngoài sức tưởng tượng đã làm rúng động dư luận thế giới
bấy giờ và nó bắt đầu châm ngòi cho cuộc chiến truyền thông giữa hai miền
Nam Bắc.
Ngày 19-11-1958, Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam lại phát đi lời kêu
gọi của Trần Thị Lý gửi Ủy ban Quốc tế, chị kể: “Lần thứ 3, tháng 3-1956,
chúng bắt tôi về nhà lao Hội An và tra tấn vô cùng dã man, tên Phan Văn Lợi,
người do Diệm cử từ Sài Gòn ra, cùng nhiều tên khác trực tiếp tra tấn. Chúng đổ
nước xà phòng và nước bẩn vào họng tôi rồi mang giày đinh thi nhau đạp lên
bụng, lên ngực làm nước trào ra miệng và mũi. Chúng lấy móc sắt xuyên bàn
chân tôi rồi treo ngược lên xà nhà, dùng điện tra vào cửa mình và vú; lấy dao
xẻo từng miếng thịt trên đùi, cánh tay và ngực. Chúng dùng kìm sắt nung đỏ rồi
kẹp vào bắp thịt tôi rứt ra từng mảng, dùng thước sắt thọc vào âm đạo... Chúng
bắt tôi phải nhận tội “Thân cộng” và “Chống chính phủ quốc gia” của chúng!”.
Khi nhà thơ Tố Hữu đến thăm Trần Thị Lý, ông đã khóc rất nhiều vì quá
xúc động. Tháng 12-1958, bài thơ Người con gái Việt Nam của ông ra đời (sau
đó được dịch ra nhiều thứ tiếng), gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý
của dư luận quốc tế:

"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
7


Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?”
...
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống !
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng !”
Ví dụ 5: Tôi sẽ đọc cho các em nghe một đoạn trong bức thư của liệt sỹ Lê Văn
Huỳnh ( quê Thái Bình) Sinh viên năm 4 - Khoa Xây dựng Đại học Bách Khoa,
khi dạy về cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: “Con viết mấy dòng cuối cùng
phòng khi đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất. Xin mẹ đừng buồn để sống đến
ngày tin mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như lúc nào
con cũng ở bên mẹ. Xin mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ
quốc mai sau..”. Bức thư được viết vào ngày thứ 77 trong chiến dịch 81 ngày
đêm bảo vệ Quảng Trị.
Với giọng điệu truyền cảm khi tường thuật những câu chuyện, từ cung cấp sự
kiện đến minh họa bằng những vần thơ, tôi tạo ra cho học sinh cảm xúc xúc động
trước những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Những xúc cảm này
không thể có được nếu bài tường thuật khô khan, thông báo vắn tắt sự kiện. Qua
những câu thơ, những mẩu chuyện, các em một trong những nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là truyền thống yêu nước. Đó là sự
hy sinh cao cả của mỗi người, mỗi gia đình và cả dân tộc, vì Tổ quốc họ hiến
dâng cả tuổi trẻ, cả máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là lí do giải
thích vì sao một dân tộc nhỏ yếu lại có thể chiến thắng một đế quốc hùng mạnh

nhất thế giới. Từ đó, các em ý thức được: Các em hôm nay được sống trong thời
bình, sinh ra lúc nước nhà đã thôi không còn máu lửa của chiến tranh. Các em
cần ra sức học tập thật giỏi để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
2.3.2.2. Thông qua tích hợp kiến thức Âm nhạc
Âm nhạc luôn được coi là một loại chất liệu tạo cảm hứng rất tốt cho người
nghe, việc sử dụng các kiến thức âm nhạc một cách khéo léo trong một giờ học
lịch sử ở trường phổ thông, giúp cho học sinh hiểu rõ hơn sự kiện lịch sử, ghi
nhớ sự kiện lịch sử lâu hơn, tạo xúc cảm sâu sắc hơn. Âm nhạc cách mạng Việt
Nam cũng ra đời và phát triển gắn liền với các sự kiện cách mạng trọng đại
trong lịch sử dân tộc ta. Cùng với thơ ca, văn học, âm nhạc được coi là một
nguồn tư liệu quý phản ánh lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Rất nhiều
tác phẩm âm nhạc ra đời ngay trên trận địa, ngay tại chiến trường, nơi các sự
kiện lịch sử đang diễn ra một cách quyết liệt nhất.
Với kinh nghiệm trong quá trình dạy học lịch sử, tôi nhận thấy ngày nay
học sinh có kiến thức khá tốt về âm nhạc, bao gồm cả kiến thức âm nhạc thế giới
và âm nhạc dân tộc. Việc sử dụng một vài trích đoạn âm nhạc, hay chất liệu âm
nhạc có thể làm cho không khí giờ học lịch sử bớt căng thẳng, học sinh có thể
8


vừa lắng nghe, vừa xem những hình ảnh minh họa phù hợp với kiến thức lịch sử
trong bài khiến cho giờ học trở nên sinh động, giàu cảm xúc hơn rất nhiều.
Hiện nay việc tìm kiếm một file mềm về các bài hát, các trích đoạn âm
nhạc phản ánh các sự kiện lịch sử tiêu biểu của đất nước là điều rất dễ dàng trên
nhiều các trang mạng chuyên dụng về âm nhạc, hay các trang mạng xã hội; với
những thao tác hết sức đơn giản mà người giáo viên có thể sử dụng để có thể tìm
kiếm thông tin phục vụ cho các bài giảng của mình. Sau đây, dựa trên kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể có thể sử
dụng được các trích đoạn âm nhạc trong giờ học lịch sử để tạo xúc cảm lịch sử
cho học sinh một cách trực tiếp nhất.

Ví dụ 1: Trong bài 16 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời”, phần
III.3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đây được coi là một sự kiện trọng
đại của nước nhà, nên cũng có nhiều ca khúc cách mạng được sáng tác trong
thời gian này. Việc sử dụng các ca khúc cách mạng kèm theo những hình ảnh cụ
thể được sử dụng trong tiết học sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn được không khí
trong những ngày tháng Tám sục sôi cách mạng năm 1945. Trong đó, bài “Mười
chín tháng Tám” phản ánh khá rõ nét hoạt động cách mạng của nước ta trong
những ngày này tại Hà Nội; với lời bài hát như: “Toàn dân Việt Nam đứng đều
lên góp sức một ngày / Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai /
Mười chín tháng Tám khi khối dân căm hờn kêu thét / Đứng lên cùng hô mau
diệt tan hết quân thù chung”. Giáo viên có thể sử dụng lời bài hát để thành lời
bình giảng của mình, bởi những câu từ đã được lựa chọn kĩ lưỡng trong bài hát
phản ánh vô cùng rõ nét tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân Việt
Nam trong những ngày cách mạng lịch sử này.
Ví dụ 2: Trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953 – 1954)”, việc sử dụng các ca khúc cách mạng được viết trong hoàn
cảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ hơn hoạt động
của bộ đội ta trong sự kiện lịch sử này. Bài hát “Hò kéo pháo” là một ví dụ điển
hình để giáo viên có thể sử dụng khi giảng về quá trình chuẩn bị của nhân dân ta
cho chiến dịch Điện Biên Phủ: “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm của ta
còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù”. Qua đó,
học sinh không chỉ hiểu rõ hơn sự kiện, có những ấn tượng mạnh mẽ về quá
trình chuẩn bị gian nan cho sự kiện trọng đại của lịch sử, quyết tâm của nhân
dân ta trong việc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ví dụ 3: Trong bài 21 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống
đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, khi giảng về
sự kiện ngày 10/10/1954, đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô, sau
này ngày này lấy làm ngày Kỉ niệm Giải phóng thủ đô Hà Nội, giáo viên cũng
có thể lấy chất liệu âm nhạc từ những bài hát viết về sự kiện này để đưa vào bài

giảng, giúp học sinh thêm hiểu hơn về tình cảm của nhân dân Hà Nội trong ngày
đón Bác và bộ đội ta quay trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội.

9


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất hiện nhiều ca khúc
cách mạng mà nội dung chính của nó là ca ngợi cuộc chiến tranh chính nghĩa
của nhân dân ta, tự hào về những thắng lợi, tái hiện không khí hào hùng của thời
đại trong những ngày khói lửa. Bài hát " Dáng đứng Bến Tre" của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Tý được tôi sử dụng khi dạy về Phong trào Đồng Khởi ( 1959
-1960) bùng nổ đầu tiên ở tỉnh Bến Tre sau đó lan nhanh như nước vỡ bờ ra toàn
Miền nam:" Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió/ Có phải người còn đó
là con gái của Bến Tre/ Năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về/ Ôi
những con người làm nên Đồng Khởi/ Ôi những con người làm nên dáng đứng
Bến Tre..Ơi những cây dừa để lại cho ta bóng quê. Ơi tóc ai dài để lại dáng
đứng Bến Tre.. ." Bài hát như đưa HS trở về với Bến Tre, về với người "con gái
Bến Tre" kiên cường dũng cảm, hiên ngang bất khuất trong "đội quân tóc dài"
đã làm nên phong trào Đồng Khởi khiến kẻ thù khiếp đảm. Từ đó giáo dục cho
HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất, trung hậu, đảm đang
Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần
thứ nhất, nhân dân Thanh Hoá đã lập nhiều chiến công đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược, trong đó đặc biệt là chiến thắng cầu Hàm Rồng lịch sử. Là một người con
xứ Thanh, để giúp HS hiểu hơn về những ngày Hàm Rồng Nam Ngạn sôi lên
dưới mưa bom bão đạn, không quân Mỹ bất lực trước lưới lửa dầy đặc phòng
không kết tinh bởi lòng dũng cảm của quân dân Hàm Rồng - sông Mã, tôi đã
cùng HS lắng nghe bài hát: "Chào Sông Mã anh hùng" của nhạc sĩ Xuân Giao:
"... Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng, soi bóng dòng sông Mã chảy mênh
mang/ Ơi quê ta bao yêu thương vang nước sông tiếng hát anh hùng/ Hùng vĩ
đứng bên Hàm Rồng đó, bên cô dân quân hiên ngang mãi mãi vang cùng sông

Mã kiên cường/..Chào những anh hùng đất Hàm Rồng đó/ Giữ vững cầu, giữ
vững mạch giao thông... Lững lẫy chiến công Hàm Rồng đó/ Đây bóng cầu ghi
sức mạnh dân quân, ta yêu con sông quê hương, yêu những con người bất khuất
kiên cường". Giai điệu ca từ của bài hát mạng đậm tính dân ca "hò sông Mã"
vừa hào sảng, vừa thân thương gần gũi vừa cực kỳ sâu lắng thiết tha đưa HS trở
lại những năm tháng Thanh Hoá đánh Mỹ, một thời quân và dân ta cùng kề vai
sát cánh hăng hái tăng gia sản xuất, ngày đêm canh giữ, bảo vệ an toàn cho cây
cầu Hàm Rồng - huyết mạch giao thông quan trọng đưa phương tiện người,
lương thực...từ Bắc vào Nam, chi viện, phục vụ cho chiến trường Miền Nam. HS
được nghe, được sống lại, được nhớ và thêm yêu mến tự hào về mảnh đất, con
người quê hương bình dị nhưng rất kiên cường, hiên ngang đầy kiêu hãnh.
Ví dụ 4: Ngày 2/9/1969 là ngày không bao giờ quên đối với những dân tộc Việt
Nam- ngày Bác Hồ kính yêu của chúng ta qua đời. Đó là một tổn thất to lớn
không gì có thể bù đắp nổi đối với dân tộc ta, đối với cách mạng nước ta. Để
đưa HS đến gần hơn bên Bác, đến với một con người "nâng niu tất cả chỉ quên
mình", ở sự kiện lịch sử đặc biệt này, trong hàng ngàn ca khúc viết về Người cô
trò tôi đã cùng nhau lắng lại trong bài hát " Bác Hồ- một tình yêu bao la" của
nhạc sĩ Thuận Yến: " Bác Hồ- Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và
trong trái tim nhân loại/ Cả cuộc đời Bác chăm lo co hạnh phúc nhân dân/ Cả
cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam/... Bác đem ánh mặt trời xua màn

10


đêm giá lạnh/ Bác đem mùa xuân về đem hoa đẹp cho đời/ Bác như bài dân ca
ru em bé vào đời/ Bác như vì sao sáng sáng giữa trời bao la/ Như cánh chim
không mỏi bay khắp trời quê hương/ Xin khắc sâu ơn Người trong tâm hồn Việt
Nam". Khi lắng nghe bài hát này cùng với đoạn phim tư liệu về Bác, các em HS
đã cảm thấy nghẹn ngào xúc động rơi nước mắt khi nhớ về Bác Hồ. Âm nhạc đã
mang đến những xúc cảm lịch sử, truyền được tình cảm yêu thương con người

của Bác Hồ đến với các em, cũng như lòng kính yêu vô hạn, lòng biết ơn vô bờ
bến của thế hệ trẻ hôm nay đôi với Người.
Ví dụ 5: Ngày 30/4/1975 lịch sử, ngày hội của non sông đất nước, giải phóng
Miền nam, thống nhất Tổ Quốc, niềm vui chiến thắng tuôn trào trong mỗi con
người Việt Nam. Trong giây phú lịch sử trọng đại này tôi đã sử dụng bài hát
"Đất nước trọn niềm vui" của nhạc sĩ Hoàng Hà đưa HS hòa chung niềm vui
thống nhất của cả dân tộc: "Ta đi trong muôn ánh sao vàng rừng cờ tung bay,
rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây/ Sài Gòn ơi vững tin đã bao
năm rồi, một niềm vui giải phóng/...Hội toàn thắng náo nức đất nước...Ta muốn
reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam, Tổ quốc anh hùng/ Ôi quê hương dẫu bao
lần giặc phá điên cuồng mà vẫn ngoan cường/ giành một ngày toàn
thắng....Đẹp niềm tin mãi mãi Tổ quốc muôn đời/ Trọn vẹn cả non sông thống
nhất, rạng rỡ Việt Nam". Với giai điệu náo nức, tươi vui, hào sảng đã đem lại sự
xúc động mạnh mẽ đến HS, các em lớn lên trong hòa bình, không hiểu biết
nhiều về chiến tranh, không được chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại của dân
tộc- ngày giải phóng đất nước, thế nhưng bài hát đã chạm được tới trái tim các
em, đưa các em sống lại niềm vui bất tận, niềm say mê sung sướng của muôn
triệu con tim Việt Nam đến trào nước mắt trong ngày toàn thắng. Từ đó bồi
dưỡng trong các em niềm tự hào về Tổ quốc anh hùng, về Bác Hồ kính yêu.
2.3.2.3. Thông qua sử dụng đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy
học lịch sử nói riêng ở trường THPT, đặc biệt sẽ phát huy được ưu thế trong dạy
học lịch sử, bởi đặc trưng của bộ môn “tính quá khứ”, “tính không lặp lại”. Đồ
dùng trực quan sẽ giúp học sinh có được biểu tượng chân thực về quá khứ lịch
sử, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu được bài học lịch sử và làm cho giờ học sôi
nổi và hấp dẫn. Đồng thời, đồ dùng trực quan còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng,
cảm xúc thẩm mĩ, góp phần hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức
cần thiết.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hết sức phong phú và đa dạng
bao gồm đồ dùng trực quan hiện vật (các di vật của nền văn hóa còn lưu lại), đồ

dùng trực quan tạo hình (tranh ảnh, phim, video, đồ dùng phục chế…), đồ dùng
trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, niên biểu…). Trong các đồ dùng trực quan
này, nhóm trực quan quy ước và trực quan tạo hình được sử dụng nhiều trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Song, tùy vào mục đích, yêu cầu của bài
học, căn cứ vào nội dung từng mục học và khả năng lĩnh hội tri thức của học
sinh mà lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.

11


Trong khuôn khổ đề tài SKKN tôi xin đề cập đến loại hình trực quan phổ
biến nhất và cũng dễ tạo xúc cảm mạnh mẽ nhất đến học sinh đó là sử dụng
tranh ảnh kết hợp với miêu tả, trần thuật.
Ví dụ 1: Trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953 - 1954)”, nội dung đặc biệt quan trọng của bài này trình bày diễn
biến của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954. Một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến thắng lợi của bộ đội Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên
Phủ là hoạt động của đoàn hậu cần. Họ sử dụng xe đạp thồ vượt qua những
đường đèo hiểm trở, nơi xe bọc thép không thể đi qua, để vận chuyển vũ khí
lương thực và nhu yếu phẩm tiếp tế cho các chiến sĩ ở tiền tuyến. Dân, quân
tham gia đội hậu cần đến 260.000 người. Họ sử dụng hơn 20.000 xe đạp thồ,
mỗi xe chở tới 20kg hàng hóa: “Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện...”

Ví dụ 2: Ở bài 21: Ở mục V.2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ, khi nói về cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo chống
chính quyền Mĩ – Diệm, tôi sử dụng hình ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự
thiêu tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về sự kiện lịch sử này, giúp các em nhớ
lâu và nắm chắc kiến thức:


12


Tháng 5 -1963, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành lệnh cấm việc treo
cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Đản. Ngày 11-6-1963, khoảng 350 hòa thượng và
ni cô tiến hành diễu hành lên án chính sách kì thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn
giáo, Thích Quảng Đức ngồi trong chiếc ô tô Austin Westmister dẫn đầu đoàn
diễu hành . Sự việc diễn ra tại ngã tư đương phố Sài Gòn, Thích Quảng Đức ra
đi cùng với 2 nhà sư khác. Một người đặt 1 tấm đệm xuống đường còn người kia
mở ca bin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 galon (gần 4lít). Đoàn diễu
hành tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh, Thích Quảng Đức bình tĩnh
ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Thích Quảng
Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi tự tay
châm lửa bằng diêm. Lửa nhanh chóng thêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa
thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông . Chừng 10 phút sau
thì lửa tàn, Thích Quảng Đức đổ gục xuống đường. Sau khi chết, thi hài của
Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông không cháy mà
vẫn còn nguyên, về sau được đặt trên một chiếc cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại
chùa Xá Lợi. Giới phật tử coi đây là một điều thiêng, một biểu tượng của lòng
trắc ẩn và suy tôn ông thành một vị Bồ tát.
Ví dụ 3: Ở bài 22: Mục I.2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ
của Mĩ ”. Khi giảng đến nội dung “ Những thắng lợi của ta trên mặt trận chính
trị ”, tôi sử dụng bức hình “Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối chiến tranh Việt
Nam, đòi quân Mĩ rút về nước” ( hình 70- SGK Lịch sử 12).

Trước khi cung cấp cho các em những thông tin về bức hình này, tôi yêu
cầu các em quan sát hình và rút ra nhận xét. Tôi gợi ý để các em tự tìm hiểu nội
dung qua các câu hỏi: Người trong bức ảnh mà người dân Mĩ giơ cao là ai?,
Dòng chữ trên bức ảnh đó có nghĩa là gì ?. Các em có thể nhận ra, đó là tổng
thống Mĩ Giônxơn và dòng chữ đó có nghĩa là kẻ sát nhân. Bức hình ghi lại cuộc

biểu tình của nhân đân Mĩ trước Lầu năm góc, phản đối chiến tranh ở Việt Nam,
đòi Mĩ phải rút quân về nước. Cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia,
gồm các tầng lớp trong xã hội, cả đàn ông, đàn bà, người già, thanh niên
…..Trong lịch sử Hoa Kì chưa bao giờ có một phong trào phản đối chiến tranh
13


rầm rộ như thời kì chiến tranh xâm lược Việt Nam. Điều đó cho thấy, nhân dân
Mĩ, đặc biệt những người lính Mĩ đang tham chiến ở Việt Nam không chỉ thấy
sự vô nghĩa, tính chất phi đạo lí của cuộc chiến tranh xâm lược này, mà còn thức
tỉnh, kính phục một dân tộc giàu lòng yêu nước, dũng cảm chiến đấu bảo vệ nền
độc lập, tự do của mình. Họ hiểu rằng dù Mĩ có đổ bao nhiêu quân lính, tiền của,
súng đạn, thực hiện bao nhiêu chiến lược cũng không thể thắng được nhân đân
Việt Nam.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 22: Ở mục II. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, khi giảng về vai trò hậu
phương của miền Bắc chi viện cho miền Nam, tôi sử dụng các bức ảnh từng
đoàn quân, đoàn xe chi viện cho tiền tuyến miền Nam qua tuyến đường Trường
Sơn lịch sử. Bức hình tạo cho các em biểu tượng về một dân tộc anh hùng, đoàn
kết trong chiến đấu. Vì tiền tuyến miền Nam, nhân dân miền Bắc quyết tâm
“một người làm việc bằng hai”, cũng để thực hiện chân lí “dân tộc Việt Nam là
một, nước Việt Nam là một”. Nhưng để cho mạch máu giao thông từ Bắc vào
Nam được thông suốt, biết bao xương máu của các chiến sĩ và nhân dân đã đổ
xuống, tôi sử dụng hình ảnh 10 cô gái TNXP hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc.

Tôi phát vấn học sinh “Em biết gì về sự kiện ở ngã ba Đồng Lộc”, trước
khi cung cấp thông tin về sự kiện này: 10 cô gái TNXP thuộc tiểu đội 4, đại đội
552, tổng đội 55 giao thông vận tải đóng ở ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày
24/7/1968, một ngày như mọi ngày, 10 chị ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16 giờ
30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom đã nổ gần

căn hầm chữ A, nơi 10 chị đang tránh bom, làm sập hầm và tất cả 10 chị đã hy
sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Người trẻ tuổi nhất khi ấy mới 17, 3 chị lớn tuổi
nhất cùng ở tuổi 24. « Ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu. Mộ mười cô kề
bên đường đó. Các cô như còn đứng đó, chờ lấp hố bom.. » ( Huy Cận)
Ví dụ 5: Bài 22: Mục IV.2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,
vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, tôi giới thiệu về sức mạnh quân sự
của Hoa Kỳ qua hình ảnh “Pháo đài bay” - Máy bay B52: Khi mới ra đời B52
được quảng cáo rùm beng: “B52 là siêu pháo đài bay thượng đẳng, là thần tượng
của Không lực Hoa Kỳ, là sản phẩm hội tụ những thành tựu kỳ diệu nhất của
14


nền công nghiệp hàng đầu thế giới, là thứ vũ khí linh hoạt nhất trong bộ ba vũ
khí chiến lược của Mỹ (Tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom
chiến lược)… B52 trút bom như mưa. Tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê
rợn như giông bão. Một phi vụ B52 có thể hủy diệt cả một khu vực rộng lớn.
Một tốp chiếc B52 sẽ biến một diện tích hơn 2 km2 thành bình địa… không một
sinh vật nào có thể tồn tại nổi dưới sức công phá ghê gớm của bom B52.

Nhưng thực tế “B52 có hủy diệt được Việt Nam hay không?”, các em đã
có câu trả lời của mình “ không thể ”. Dân tộc Việt Nam với tinh thần đoàn kết
và sức sống kiên cường đã đánh bại B52 của Mĩ, tôi sử dụng hình ảnh “Máy bay
Mĩ rơi trên đường phố Hà Nội”để khắc họa thắng lợi của nhân dân ta. “Pháo đài
bay” B52 rơi trên đường phố Hà Nội
Ví dụ 6: Khi nói về tội ác của đế quốc Mĩ gây ra cho nhân dân Việt Nam, tôi sử
dụng bức ảnh “Kim Phúc trong trận bom napan của Mĩ ở Việt Nam” do Nick Ut
chụp năm 1972, bức ảnh ghi lại dấu ấn cả một thời đại và tố cáo tội ác kinh
hoàng của chiến tranh, được tờ Telegraph đánh giá là một trong mười bức ảnh có
tác động làm thay đổi thế giới của chúng ta.


15


Trong bức ảnh là hình ảnh 5 đứa trẻ Việt Nam vẻ mặt khiếp đảm chạy
trốn một cuộc bỏ bom Napal. Đáng thương nhất là cô bé giữa khuôn hình – Kim
Phúc – trần truồng, gào khóc với cánh tay gầy gò xương xẩu. Bức ảnh chạm đến
trái tim của những người yêu hòa bình trên khắp thế giới. Tấm ảnh này đã góp
phần thay đổi nhận thức của nhiều người về cuộc chiến tranh mà Mĩ tiến hành ở
Việt Nam, khiến phong trào phản chiến thêm mạnh mẽ. Qua những ví dụ sinh
động cụ thể như trên, tôi sẽ hình thành được cho học sinh thái độ căm thù chiến
tranh, với đế quốc Mĩ xâm lược và thương xót trước những hi sinh, mất mát lớn
lao của đất nước, từ đó, các em sẽ ý thức được nhiệm vụ của mình trong việc
bảo vệ và xây dựng đất nước.
Ví dụ 7: Bài 22: Ở mục III.3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tôi sử dụng
bức hình “ Quân ta tiến vào Quảng Trị 1972” và cung cấp cho các em những tư
liệu về thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm (28/61972 – 16/9/1972):
Bản tin ngày 12/7/1972, của Hãng Thông tấn UPI Hoa Kỳ cho biết: có tuần lễ,
Hoa Kì đã huy động máy bay chiến đấu của ba quân chủng ném xuống khu vực
thị xã Quảng Trị hơn 7000 tấn bom và bắn 10 vạn quả đại bác. Nhiều báo chí
phương Tây bình luận và so sánh số bom Mĩ ném xuống Thành cổ Quảng Trị
trong 81 ngày đêm khoảng 328 nghìn tấn tương đương với sức công phá của 7
quả bom nguyên tử mà Mĩ ném xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (Nhật Bản)
hồi Thế chiến thứ hai.

Dưới sức công phá của một lượng bom đạn khổng lồ như thế, cái thị xã
nhỏ vẻn vẹn chỉ chưa đầy 3 km2 đã nhanh chóng bị san thành bình địa, tòa
Thành cổ với chu vi gần 3000m, mục tiêu chủ yếu trong cuộc hành quân tái
chiếm của Mĩ – Ngụy cũng chỉ còn là những đống gạch đổ nát…Và cuộc chiến
81 ngày đêm của quân và dân ta: “…Ta và địch giành giật nhau từng mô đất,
từng mảng tường, từng đoạn giao thông hào… Đêm 16/9, hầu hết các điểm chốt

của ta đều rơi vào tay địch. Những tổ chiến đấu cuối cùng được lệnh rời Thành
cổ, vượt sông Thạch Hãn rút sang bờ Bắc. Hàng trăm thương binh, chiến sĩ kiệt
sức vì những ngày dầm mình trong mưa lũ đã không còn chống đỡ nổi trước

16


dòng nước sôi trào, cuộn xoáy, máu hòa trong nước, máu nhuộm đỏ đất sa bồi,
sông Thạch Hãn trở thành nơi yên nghỉ của những người lính Thành cổ kiêu
hùng… Hơn 10.000 chiến sĩ quân Giải phóng đã hi sinh trong 81 ngày đêm ấy,
để hôm nay có người cựu chiến binh về thăm, thắp hương cho đồng đội, nghẹn
ngào:… « Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có
tuổi 20 thành sóng nước. Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm…”. Từ những hình ảnh
và qua lời giảng truyền cảm của giáo viên, các em thấy được tinh thần chiến đấu
kiên cường của quân dân ta, thấy được sức mạnh của nhân dân. Qua đó, giáo
dục các em lòng yêu nước, khâm phục trước sự hi sinh của các chiến sĩ cách
mạng, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đề tài "Một số biện pháp tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong dạy
học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975( Lịch sử 12 THPT) thực sự đã
đem lại hiệu quả to lớn đến chất lượng giảng dạy bộ môn, đến học sinh, đến bản
thân giáo viên, đến đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Đối với giáo viên:
+ Đề tài góp phần khẳng định hiệu quả của một trong những phương pháp dạy
học mới đang được coi trọng, đặc biệt là chương trình thay sách giáo khoa của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đây là một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử,
góp phần phát huy tính chủ động tích cực, bồi dưỡng tình cảm, thái độ, lòng yêu
đất nước của học sinh trong giờ học.

- Đề tài đã giúp cho kiến thức liên môn được bổ trợ cho nhau, bổ sung, khắc sâu
thêm kiến thức. Qua việc vận dụng một số kiến thức của các môn học liên quan
giáo viên có thể làm bớt đi sự khô khan, nhàm chán của các sự kiện, sự căng
thẳng trong giờ học lịch sử.
2.4.2. Đối với học sinh: Đề tài giúp người học:
+ Mở rộng kiến thức liên môn, có những hiểu biết không chỉ về Lịch sử, mà
còn về Địa lý, Văn học, Âm nhạc...trong mối quan hệ khăng khít với bài học.
- Đề tài SKKN được áp dụng hiệu quả, có tính khả thi trong thực tế giảng dạy
của bộ môn. Trong những năm qua, tôi hỏi ý kiến học sinh, các em cũng rất thích
phương pháp này, nhiều em rất thích thú khi tự mình tìm kiếm tư liệu sau mỗi bài
học để nắm bắt bài học nhanh chóng và nhớ lâu hơn. Chính phương pháp này trong
năm học qua kết quả chất lượng môn Sử cao hơn so với những năm trước. 75% học
sinh đạt từ trung bình trở lên, trong đó 60% khá giỏi.
- Để kiểm tra kết quả của việc giảng dạy, tôi đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh
các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy về hứng thú học bộ môn lịch sử. Kết quả
cụ thể như sau:

17


Bảng 1: Ý kiến của học sinh trước và sau khi thực hiện phương pháp

Khối

Tổn
g số

12

82


Khối

Tổng
số

12

85

Năm học 2016 - 2017
Mức độ
Rất thích
Thích
SL
%
SL
%
32
27,3 50 72,7
Năm học 2017 - 2018
Mức độ
Rất thích
Thích
SL
%
SL
%
59 69,7 26 30,3


Không thích
SL
%
0
0

Không thích
SL
%
0
0

Bảng 2: Kết quả học tập lịch sử của học sinh năm học 2016- 2017 và 2017 2018:
Năm học 2016 - 2017
Tổng
Khối
số
12

82

Xếp loại học lực
Giỏi
SL
%
10
6,6

Khá
SL

48

%
72,7

TB
SL
24

%
12

Năm học 2017 - 2018
Tổng
Khối
số
12

85

Xếp loại học lực
Giỏi
SL %
25,
15
7

Khá

TB


SL

%

SL

%

59

66,7

11

7,6

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
18


3.1. Kết luận
Theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học Sử như
hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách suy nghĩ của
xã hội về vị trí của môn Sử trong việc đào tạo con người. Hơn nữa, để cải thiện
chất lượng dạy và học môn Sử hiện nay không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà
học sinh cũng phải ý thức hơn trong việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết
học sinh động, hấp dẫn nhưng học sinh không học bài, không chuẩn bị bài,
không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao
chất lượng dạy - học môn Sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm

của tất của cả xã hội.
Biện pháp tạo xúc cảm lịch sử thông qua trình bày miệng và sử dụng
đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong trường học, đã tạo nhiều thay
đổi trong học sinh giúp các em thêm yêu thích những giờ học lịch sử và đạt
những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, những đồ dùng dạy học được cấp chưa
đủ để phục vụ cho nội dung chương trình sách giáo khoa...chính vì thế phong
trào tự làm đồ dùng dạy học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình dạy học. Việc tự làm sơ đồ dạy học được đề cập đến trong đề tài này mang
ý nghĩa thể hiện sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của
giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả năng sư phạm của
mình, với đặc điểm của lớp học, người học và môn học. Phương pháp dạy học
này, do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp từng bài dạy giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức nhanh chóng và hiệu quả. Với việc tạo xúc cảm lịch sử, các kiến thức
trong mỗi bài học, giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học sinh
và nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Tôi xin được đề xuất những ý kiến sau nhằm tạo hiệu quả hơn nữa việc
tạo hứng thú, tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử
1. Trong giảng dạy, người GV phải linh hoạt, chọn lọc cẩn thận những biện pháp
có liên quan nội dung học tập, từ đó lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp,
hiệu quả, đảm bảo cho HS vừa nắm vững kiến thức bộ môn vừa có tác dụng giáo
dục truyền thống, nâng cao hứng thú học tập cho HS.
2. Cần phải nâng cấp cơ sở vật chất trường học, tiến tới việc trang bị cho mỗi
phòng học một máy chiếu kết nối Internet. Nếu có điều kiện tốt nhất là việc học
tập được tiến hành tại phòng nghe nhìn sẽ đưa đến cho học sinh những xúc cảm
lịch sử hiệu quả nhất, gây hứng thú học tập tốt nhất cho học sinh.
Như vậy, thông qua SKKN của mình tôi đã đúc rút những kinh nghiệm cá
nhân trong việc sử dụng có hiệu quả nhất các biện pháp tạo xúc cảm cho học
sinh trong dạy học Lịch sử. Là một GV trong giai đoạn bộ môn của mình đang
gặp khó khăn, tôi mong muốn mỗi một giờ học Lịch sử không chỉ đơn thuần đặt

trọng tâm vào việc cung cấp kiến thức cho HS, mà phải làm sao khơi dậy cho
HS niềm say mê hứng thú trong học tập, HS của mình được phát triển một cách
hoàn thiện hơn về cả trí tuệ và nhân cách, biết trân trọng những giá trị lịch sử.
Và tôi nghĩ việc tạo ra những xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử là
một trong những phương pháp hiệu quả và thực sự "kỳ diệu" để đạt được điều
19


đó. Tôi hy vọng rằng: những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này tuy không
mới nhưng sẽ phần nào góp phần giúp các thầy cô giáo có được những biện
pháp phù hợp, những ví dụ tiêu biểu nhằm phát triển năng lực học tập, tạo hứng
thú, cảm xúc chân thật cho học sinh khi học tập Lịch sử.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thu Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Các phương pháp dạy học hiệu quả - Robert J. Marzano, Debra J. Pickering,
Jane E. Pollock... ( người dịch : Nguyễn Hồng Vân) - Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam - Năm 2012

2. Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi - Giselle O. Martin-Kniep
( người dịch: Lê Văn Canh) - - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2012
3. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học Lịch Sử, NXB Giáo
dục, 2004
4. Ngô Minh Oanh - Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, 2006
5. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa Lịch sử 12, NXB Hà Nội, 2007
6. Lịch Sử 12 (CCGD), NXB Giaó dục, 2004
7. Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục, 2008
8. “Di sản thế giới”, Tập 2, 4, NXB Trẻ, Hà Nội, 2002
9. Tranh ảnh tham khảo trên mạng Internet

DANH MỤC
21


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác:
TT
1
2
3
4

5


6

7

8

9

10

LÊ THỊ THU HÀ
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

Tên đề tài SKKN
Tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm
hiểu về các Tổng bí thư Đảng cộng
sản Việt Nam từ năm 1930 đến 2004
Khai thác và sử dụng có hiệu quả
tranh ảnh Lịch sử trong dạy học lớp
10, 11 THPT
Khai thác và sử dụng có hiệu quả
tranh ảnh Lịch sử trong dạy học lớp
12 THPT
Khai thác một số bảng biểu trong
SGK Lịch sử 12 góp phần giúp HS
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp
Khai thác một số bảng biểu trong
SGK Lịch sử 10 góp phần giúp HS
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn

luyện kỹ năng tổng hợp
Khai thác một số bảng biểu trong
SGK Lịch sử 11 góp phần giúp HS
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp
Tích hợp có hiệu quả nội dung giáo
dục môi trường trong dạy học Lịch sử
nhằm góp phần giúp HS nâng cao
kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường
Sử dụng có hiệu quả bài hát cách
mạng trong dạy học Lịch sử 12 nhằm
giáo dục truyền thống và tăng cường
hứng thú học tập bộ môn cho HS
Sử dụng tài liệu về di sản trong dạy
học Lịch sử ở trường THPT nhằm góp
phần nâng cao kiến thức và ý thức bảo
vệ di sản cho HS
Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực

Cấp
Kết quả Năm học
đánh giá đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại
xếp loại
Sở GD
C
2004- 2005
và ĐT
Sở GD
và ĐT


C

2005- 2006

Sở GD
và ĐT

C

2006- 2007

Sở GD
và ĐT

C

2009- 2010

Sở GD
và ĐT

C

2010- 2011

Sở GD
và ĐT

C


2011- 2012

Sở GD
và ĐT

B

2012- 2013

Sở GD
và ĐT

C

2013- 2014

Sở GD
và ĐT

C

2014- 2015

Sở GD

C

2016- 2017


22


tiễn vào một số bài dạy phần Lịch Sử và ĐT
thế giới 12 THPT nhằm nâng cao hiểu
biết, tạo hứng thú học tập cho học
sinh

23


pháo đài bay B52 "đền tội" trên bầu trời Hà Nội đêm 26/12/1972 . Đây
làkhoảnh khắc đặc biệt nhất trong đời nhà báo Nguyễn Xuân Át.

24



×