Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Xây dựng một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn công nghệ 12 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.68 KB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây xu hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của
học sinh đang là xu hướng dạy học hiện đại, đó chính là việc chuyển từ sự truyền
đạt tri thức mà người thầy đóng vai trò chủ động, còn trò thụ động tiếp thu sang
hướng dẫn người học chủ động tư duy để chiếm lĩnh tri thức. Môn Công nghệ
phổ thông có đặc điểm nổi bật là tính ứng dụng và tính đa phương án nên việc
vận dụng các tình huống có vấn đề vào dạy học là khá thuận lợi. Với phương
pháp dạy học sử dụng tình huống có vấn đề, học sinh sẽ nâng cao tính tích cực
sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển
năng lực trí tuệ.
Thực trạng dạy học ở phổ thông hiện nay có những bước đổi mới nhằm
khắc phục một số mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống là mang
nặng tính thông báo, tái hiện. Mặt khác, sau nhiều năm thí điểm thì toàn bộ
chương trình và sách giáo khoa mới được thực hiện ở cả 12 lớp trên cả nước,
đồng thời cơ sở vật chất phục vụ dạy học bắt đầu được cải thiện, trang thiết bị đã
được bổ sung.
Là một giáo viên trẻ, để nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng đổi mới hiện
nay và để trang bị thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm cho mình, tôi chọn đề
tài sáng kiến kinh nghiệm là “ Xây dựng một số tình huống có vấn đề trong dạy
học môn Công Nghệ 12 ở trường Trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng lí luận dạy học nêu vấn đề, nghiên cứu xây dựng tình huống có
vấn đề trong dạy học môn Công nghệ nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Quá trình dạy học môn Công nghệ lớp 12 trung học phổ thông.
- Tình huống có vấn đề và phương pháp dạy học nêu vấn đề; phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1




Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích lý luận.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đề tài đã xây dựng được các tình huống có vấn đề trong các bài dạy.
Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực.
- Đề tài xây dựng được các tình huống có tư duy logic. Tư duy thường bắt
đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên hay thắc mắc, sự mâu thuẫn.
Tình huống có vấn đề như vậy sẽ có tác dụng lôi cuốn cá nhân vào quá trình tư
duy.

2


II. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề.
Các nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học môn Công
nghệ 12 được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc sau:
- Tình huống phải phù hợp mục tiêu và nội dung bài học (lĩnh hội kiến thức
mới, kiểm định lý thuyết, ôn lại kiến thức cũ hay rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo,..).
Đồng thời phải phù hợp với đặc điểm, nội dung từng bài học. Nghĩa là thông qua
tình huống học sinh có thể nắm vững sâu sắc, điều chỉnh việc học tập và tích luỹ
được các kinh nghiệm vào thực tiễn.
- Bản thân tình huống phải gợi một vấn đề mang tính điển hình, tính phổ
biến, một yêu cầu hay một bài toán chứa đựng mâu thuẫn (giữa lý thuyết và thực

tiễn, giữa những điều đã biết và những cái cần tìm,…) mà theo người học có thể
đưa ra một phương án theo kiến thức đã học để giải quyết tình huống. Những
phương án giải quyết này chưa phải là điều mà thầy cô muốn dạy. Muốn giải
quyết được, người học phải có sự liên kết những kiến thức đã học với thực tiễn,
kết hợp với sự gợi mở của giáo viên.
- Tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh, đồng thời gây được
sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh. Đặc biệt phải để người học tự giác
nhận thức được trách nhiệm của mình là giải quyết tình huống để đạt được nhiệm
vụ học tập.
- Tình huống được xây dựng phải phù hợp với điều kiện có về cơ sở vật
chất của nhà trường phổ thông [1].
2.1.2 Xây dựng một tình huống có vấn đề trong dạy học môn Công nghệ 12
như sau:
Bước 1: Nội dung tình huống.
Bước 2: Giải quyết tình huống.
Bước 3: Mở rộng tình huống.
Cụ thể từng bước:
Bước 1: Nội dung tình huống.
3


Giáo viên nêu tình huống có vấn đề bằng cách đặt tình huống dưới dạng
nhiệm vụ hay yêu cầu nội dung bài học. Học sinh buộc phải suy nghĩ để giải
quyết vấn đề đặt ra trong tình huống trên cơ sở những kiến thức đã học.
Mục đích và cơ sở xây dựng tình huống
Mục đích xây dựng tình huống là giúp học sinh nắm vững kiến thức, kích
thích tư duy học sinh, giúp học sinh làm quen với việc phân tích kỹ thuật, lý giải
các kết cấu kỹ thuật có cơ sở khoa học. Qua đó học sinh không chỉ nắm vững
kiến thức mà còn phát triển tư duy và khả năng lập luận, diễn đạt vấn đề.
Cơ sở xây dựng tình huống: Từ những kiến thức học sinh đã biết mâu

thuẫn với những kiến thức mới đặt ra trong bài học, trên cơ sở đó giáo viên có thể
tạo ra tình huống mà trở ngại đưa ra vừa sức với học sinh, nhưng vẫn tạo cho học
sinh hy vọng có thể giải quyết được vấn đề với sự nỗ lực cao nhất.
Bước 2: Giải quyết tình huống:
Trình tự kiến thức đưa ra phải lôgíc phù hợp với nội dung bài học và giải
quyết được tình huống một cách triệt để. Kiến thức các môn học liên quan được
đưa vào sử dụng trong quá trình giải quyết tình huống phải đảm bảo nằm trong
chương trình mà học sinh được học, được biết.
Bước 3: Mở rộng tình huống:
Mỗi tình huống được xây dựng thường điển hình cho một họ tình huống,
nên giải quyết tình huống thường liên hệ với các hiện tượng, sự việc tương ứng
giúp học sinh có điều kiện vận dụng ngay kiến thức vừa được tìm kiếm. Có thể
dùng các tình huống phụ bổ trợ dưới hình thức câu hỏi hoặc bài tập về nhà yêu
cầu học sinh vận dụng quy trình vừa được áp dụng để giải quyết tình huống chính
để tìm ra lời giải [5].
2.1.3. Những khái niệm cơ bản về dạy học nêu vấn đề.
Phân tích kinh nghiệm những người thầy đi trước đã chỉ ra rằng từ sự đa
dạng của tình huống có vấn đề trong thực tiễn có thể chia ra một số tình huống có
tính chất điển hình sau đây:
- Loại tình huống thứ nhất: Tình huống nghịch lý. Đó là tình huống diễn ra
không theo dự đoán thông thường của học sinh, chứa đựng ngay mâu thuẫn cần
4


phải giải quyết; học sinh dễ dàng được sự khích lệ giải quyết vấn đề bởi sự
nghịch lý.
Ví dụ: Một ô tô chuyển động với vận tốc nhanh trên đường. Khi đó bụi rác
trên đường sẽ bay như thế nào? Học sinh mỗi người một dự đoán, có người quan
sát được thì nói đúng, nhưng không thể giải thích được nguyên nhân, giáo viên
khích lệ và học sinh ham muốn giải quyết ngay.

- Loại thứ hai: Tình huống bế tắc. Đó là học sinh gặp phải nhưng không thể
giải quyết ngay được bằng những kiến thức và kỹ năng đã có.
- Loại thứ ba: Tình huống “tại sao”. Giáo viên dẫn dắt đưa học sinh vào
một tình huống, học sinh quan sát phân tích, và tự đặt ra câu hỏi tại sao như vậy?
Đó là sự hoài nghi hay nghi ngờ về điều vừa gặp.
- Loại tình huống thứ tư: Tình huống bác bỏ. Đó là loại tình huống mà học
sinh đưa ra bác bỏ, học sinh lại đề xuất giải quyết mới,…cho đến khi có được giả
thuyết khoa học. Loại tình huống này có nhiều yếu tố gây nhiễu, phải tiến hành
loại bỏ nhiều yếu tố gây nhiễu thì mới thu được giả thuyết khoa học.
- Loại thứ năm: Tình huống lựa chọn. Đó là loại tình huống chứa nhiều
phương án giải quyết, đòi hỏi phải có sự phân tích khoa học để lựa chọn phương
án giải quyết cho phù hợp.
- Loại thứ sáu: Tình huống mâu thuẫn giữa lý thuyết với thực hành. Khả
năng lý thuyết hiện có không đủ để giải thích cho kết quả thực hành hay thực
nghiệm.
Tóm lại có rất nhiều tình huống có vấn đề trong dạy học công nghệ, giáo
viên cần thông hiểu những loại cơ bản đó để kết hợp với những phương pháp dạy
học phù hợp khác nhằm giúp học sinh giải quyết được vấn đề [4].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ 12 tôi thấy:
Nội dung các bài trong sách giáo khoa được biên soạn ngắn gọn súc tích,
cấu trúc nội dung tạo điều kiện cho thầy và trò đổi mới phương pháp dạy học.
Một số tồn tại trong quá trình dạy học như: thiếu phương tiện dạy học, đặc
biệt là thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy học các bài thực hành. Vì vậy tạo ra các
5


tình huống có vấn đề bằng cách sử dụng các bài toán đơn giản để giúp học sinh
vận dụng kiến thức trong các bài dạy học thực hành là hết sức cần thiết.
Học sinh tiếp thu kiến thức còn thuộc lòng, học vẹt chưa hiểu bản chất

của vấn đề. Khi giáo viên tổ chức dạy học nêu vấn đề, trong khi giải quyết tình
huống do giáo viên nêu ra, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về lý thuyết đồng thời học
được phương pháp và vận dụng để giải quyết hàng loạt các tình huống mà thực tế
các em gặp phải.
Tôi cho rằng việc xây dựng các tình huống có vấn đề là một việc khả thi
và có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học môn học, giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức thuận tiện, phát triển tư duy sáng tạo góp phần đổi
mới phương pháp dạy học.
2.3 Một số tình huống nêu vấn đề đã xây dựng trong bài dạy
2.3.1 Tình huống 1.
I. Nội dung tình huống:
Khi giải thích về dây kim loại dùng làm điện trở có 4 câu trả lời sau:
Dây kim loại dùng làm điện trở thường có tính chất:
A. Có tiết diện lớn.

B. Có điện trở suất thấp.

C. Có chiều dài lớn.

D. Có điện trở suất cao.

Hãy nhận xét sự đúng sai của các ý kiến trên.
II. Cơ sở xây dựng tình huống:
Khi dạy về cấu tạo của điện trở giáo viên đưa ra tình huống giúp học sinh hiểu rõ
cấu tạo của điện trở.
III. Hướng dẫn giải quyết tình huống.
Giáo viên dẫn dắt học sinh:
Cách tính điện trở: R= (ρ.l)/S
+Ta thấy điện trở suất của từng vật liệu khác nhau là khác nhau. Do đó,
những vật liệu để làm điện trở thường có đặc điểm là điện trở suất lớn. Suy ra câu

trả lời D là đúng. Câu B sai
+ Câu A sai vì điện trở có tiết diện lớn làm cho giá trị điện trở giảm.
+ Câu C sai vì dây kim loại có chiều dài lớn làm kích thước điện trở tăng cao.
6


2.3.2 Tình huống 2.
I. Nội dung tình huống:
Làm thí nghiệm như sau:
Trường hợp 1: Mắc tụ điện nối tiếp với một bóng đèn và đặt vào nguồn
điện một chiều với điện áp phù hợp, quan sát sự sáng của bóng đèn.

Trường hợp 2: Mắc tụ điện nối tiếp với một bóng đèn và đặt vào nguồn
điện xoay chiều có điện áp phù hợp, quan sát sự sáng của bóng đèn?

Qua hai trường hợp trên, nêu lên tác dụng của tụ điện?
II. Cơ sở xây dựng tình huống: Khi dạy về công dụng của tụ điện giáo viên đưa ra
tình huống giúp học sinh hiểu rõ công dụng của tụ điện.
III. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Giáo viên dẫn dắt học sinh:
+ TH1:Khi đấu tụ điện vào mạch điện một chiều, do chiều của điện áp
một chiều không thay đổi theo chu kì, chỉ ở thời điểm đấu vào có dòng điện nạp
nhưng thời gian rất ngắn, nạp điện xong sẽ không còn dòng điện chạy qua nữa,
cho nên dòng điện một chiều không thể chạy qua tụ điện. Do đó đèn không sáng
khi đóng khóa K.
+TH2: Khi đấu tụ điện vào nguồn xoay chiều nữa chu kỳ đầu tụ nạp điện,
nữa chu kỳ sau tụ phóng điện. Do đó đèn sáng khi đóng khóa K.
7



Vậy công dụng của tụ điện là: Tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng một
chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.
2.3.3 Tình huống 3.
I. Nội dung tình huống:
Giáo viên: Hãy so sánh những chiếc ti vi, máy tính trước kia và ngày nay?
Học sinh: Các thiết bị đó thu nhỏ thể tích, giảm nhẹ khối lượng và chất lượng
ngày càng tăng cao.
Giáo viên: Không những nó càng thu nhỏ về thể tích, giảm khối lượng mà xu
hướng hiện nay người ta còn tích hợp các thiết bị đó lại. Để nó có thể trở thành
thiết bị đa chức năng. Vậy tại sao người ta có thể làm được điều đó?
Học sinh: ??
Giáo viên dẫn dắt: Ngày trước các thiết bị điện tử phải dùng đèn điện tử chân
không có kích thước rất to, tỏa nhiệt nhiều và tốn điện. Ngày nay người ta đã thay
thế bằng các linh kiện bán dẫn và IC. Vậy tại sao linh kiện bán dẫn và IC lại làm
cho các thiết bị điện tử có độ tích hợp cao, giảm kích thước, trọng lượng. Để tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu qua bài "Linh kiện bán dẫn và
IC"
2.3.4 Tình huống 4.
I. Nội dung tình huống:
Quan sát hình vẽ mạch nguồn 1 chiều và cho biết:

a) Nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
b) Nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng
gì sẽ xảy ra?
8


c) Bộ nguồn một chiều đơn giản nhất gồm những khối nào? Tại sao? [3]
II. Cơ sở xây dựng tình huống:
Khi dạy bài "Khái niệm về mạch điện chỉnh lưu - nguồn điện 1 chiều"

giáo viên đưa ra hình vẽ mạch nguồn 1 chiều để học sinh củng cố bài học đồng
thời liên hệ thực tế.
III. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Để giải quyết tình huống này giáo viên hướng dẫn học sinh lưu ý một số
vấn đề sau:
-Nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì mạch điện sẽ bị ngắn mạch làm cháy
biến áp nguồn.
- Nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì
Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.
- Bộ nguồn một chiều đơn giản nhất gồm khối 1 và 2. Vì khối 1 có nhiệm
vụ biến đổi điện xoay chiều điện áp cao thành điện xoay chiều điện áp theo yêu
cầu của tải; khối 2 có nhiệm vụ biến đổi điện xoay chiều thành điện một chiều.
IV. Mở rộng tình huống:
Khi cho mạch (trên hình vẽ) hoạt động, không thấy điện áp một chiều đầu
ra. Em hãy dự đoán các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?
2.3.5 Tình huống 5.
I. Nội dung tình huống: Tại sao trong mạch khuếch đại đảo dùng OA. Trong khi
ta cần khuếch đại tín hiệu về mặt điện áp, người ta lại mắc thêm vào mạch điện
hồi tiếp âm thông qua Rht làm giảm hệ số khuếch đại của mạch?

II. Cơ sở xây dựng tình huống:
9


Khi dạy bài " Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung" học sinh được biết chức
năng của mạch khuếch đại là khuếch đại tín hiệu về mặt điện áp. Trong mạch lại
có hồi tiếp âm thông qua Rht làm giảm hệ số khuếch đại. Như vậy kiến thức lĩnh
hội trên lớp với thực tiễn lại tồn tại một “nghịch lý” cần giải đáp.
III. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở: Hồi tiếp âm là gì? Tác dụng của hồi tiếp âm?

- Hồi tiếp âm là trích 1 phần tín hiệu ra gửi trở lại đầu vào để làm giảm
bớt ảnh hưởng của ngõ vào.
Tác dụng của hồi tiếp âm:
+ Hồi tiếp âm làm giảm tác dụng của tín hiệu vào nên cũng làm giảm hệ
số khuếch đại.
+ Vì làm giảm hệ số khuếch đại nên hồi tiếp âm làm tăng độ ổn định của
mạch.
+ Hồi tiếp âm làm giảm tác dụng của ngõ vào nên đồng thời giảm tác
dụng của nhiễu.
+ Hồi tiếp âm làm giảm độ méo dạng của mạch khuếch đại.
2.3.6 Tình huống 6.
I. Nội dung tình huống:
Trong sơ đồ mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp, khi cần thay đổi
ngưỡng báo hiệu và bảo vệ từ 230 V xuống 220V ta tác động vào linh kiện điện
tử nào trong mạch? Tại sao? [2]

10


II. Cơ sở xây dựng tình huống:
Khi dạy bài "Mạch điều khiển tín hiệu" giúp học sinh hiểu rõ hơn về
nguyên tắc hoạt động của một mạch điều khiển trong thực tế giáo viên nêu ra tình
huống trên.
III. Hướng dẫn giải quyết tình huống:
Giáo viên phân tích và dẫn dắt học sinh:
- Chức năng của các linh kiện điện tử trên hình vẽ. VR, R1 là điện trở
điều chỉnh ngưỡng tác động khi quá áp. Vậy khi cần thay đổi ngưỡng báo hiệu và
bảo vệ từ 230 V xuống 220V ta tác động vào biến trở VR.
- Hoạt động của mạch được giải thích như sau: Rơle K hút khi T1,T2 dẫn.
T , T dẫn khi điện áp từ VR vượt quá ngưỡng đánh thủng của điốt ổn áp D . Việc

1 2
0

đặt ngưỡng cho D0 nhờ VR. Đầu biến trở nối tới D0 càng xuống thấp ( gần về
phía R1) thì điện áp trên D0 càng thấp, lúc đó điện áp nguồn phải cao lên mới đủ
ngưỡng đánh thủng D0 . Ngược lại đầu nối tới D0 càng lên cao (gần về phía D1 )
thì điện áp D0 càng cao, điện áp nguồn dù thấp hơn đã đủ ngưỡng đánh thủng
D0 . Vậy VR phải nâng lên phía trên.
2.3.7 Tình huống 7.
I. Nội dung tình huống:
Khi dạy bài "Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 1 pha". Giáo
viên có thể đưa ra tình huống sau:
Nêu các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một
pha. Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha (điều khiển quạt)
bằng triac là phương pháp nào trong các phương pháp trên? Tại sao? [3]
II. Giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này giáo viên hướng dẫn học sinh nêu ra các
vấn đề:
- Để điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha, có thể sử dụng các
phương pháp sau:
11


+ Thay đổi số vòng dây của dây quấn stato.
+ Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.
+ Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ (khi đó điện áp cũng
phải thay đổi).
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha bằng triac là
phương pháp điều khiển điện áp đưa vào động cơ. Bởi vì theo nguyên lí làm việc
của mạch điện cho thấy: Khi đóng khóa K, nhờ tụ C, triac được dẫn; Nếu thay đổi

giái trị của VR sẽ làm thay đổi khoảng thời gian dẫn điện của triac, do đó điện áp
đưa vào động cơ thay đổi, làm thay đổi tốc độ của động cơ.

2.3.8 Tình huống 8.
I. Nội dung tình huống:
Khi dạy bài "Máy thu thanh". Để tổng kết nội dung bài dạy. Giáo viên
đưa ra câu hỏi:
1. Khi thu sóng của các đài phát khác nhau ta tác động vào khối nào của
máy thu?
2. Nếu không có tụ, mạch tách sóng có lấy được tín hiệu âm tần không?
Tại sao?
II. Giải quyết tình huống:
Giáo viên dẫn dắt học sinh:
- Khi thu sóng của các đài phát khác nhau ta tác động vào khối chọn sóng.
- Nếu không có tụ, mạch tách sóng không lấy được tín hiệu âm tần. Bởi vì
nhờ vào đặc tính nạp và phóng của tụ tín hiệu cao tần sau khi qua tụ sẽ bị lọc bỏ

12


các thành phần có tần số cao và giữ lại đường bao có tần số thấp là tín hiệu âm
tần.
2.3.9 Tình huống 9.
I. Nội dung tình huống:
Khi dạy về khối xử lí tín hiệu màu bài "Máy thu hình". Để giúp học sinh
hiểu rõ cách tạo ra được màu tự nhiên trên truyền hình màu. Giáo viên đưa ra câu
hỏi:
1.Những màu nào được coi là màu cơ bản trong máy thu hình màu?
2.Làm thế nào để có được các màu tự nhiên trên truyền hình màu?
3. Vì sao mã hiệu của các đài truyền hình (VTV) chỉ hiển thị ba màu đỏ,

lục, lam? [6]
II. Giải quyết tình huống:
Giáo viên dẫn dắt học sinh:
- Ba màu cơ bản trong máy thu hình là: Đỏ, lục lam
- Khi pha trộn 3 màu (đỏ, lục, lam) theo một tỉ lệ nào đó ta sẽ được các
màu khác nhau trong tự nhiên.
- Nguyên lý trộn màu: Nếu đem 2 trong 3 màu cơ bản trộn với nhau có
màu thứ ba. Nếu trộn cả 3 màu theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra các màu trong tự
nhiên.
Ví dụ: * Về trộn màu.
Đỏ + Lục = Vàng
Đỏ + Lam = Đỏ thẫm (mận chín)
Lam + Lục = Xanh Lơ
Đỏ + Lục + Lam = Trắng
- Mã hiệu của các đài truyền hình (VTV) chỉ hiển thị ba màu đỏ, lục, lam
vì để các đài truyền hình kiểm tra được màu sắc của chương trình phát đi là
chuẩn màu.
2.3.10 Tình huống 10.
I. Nội dung tình huống:

13


Giải bài toán sau: Một nguồn điện 230V cung cấp cho 1 phụ tải có công
suất 1 KW ở cách xa 4 km. Để cho độ tổn hao điện áp trên đường truyền là 10V
thì cần dây dẫn đồng cỡ bao nhiêu? [1]
II. Cơ sở xây dựng tình huống: Khi dạy bài "Hệ thống điện quốc gia" giáo viên
đưa ra bài toán để đặt vấn đề cho bài dạy.
III. Giải quyết tình huống:
Học Sinh: Độ sụt áp 10V � nguồn điện áp tải là 220 V. Do đó dòng điện

trong mạch: I 

P 1000

 4, 6 A .
U 220

U  IR  I 

2l
2l
2.4000
� S  I
 4, 6.1, 7.108
 62,5mm 2
S
U
10

Đường kính dây dồng d 

4S
 8,9mm


Giáo viên: Nếu tăng công suất tải lên 100KW giữ nguyên độ sụt áp 10V,
phải dùng dây cỡ bao nhiêu?
Học sinh: Tiết diện dây đồng cũng tăng lên 100 lần bằng 6250mm2
Suy ra đường kính dây d 


4S
 90mm


Giáo viên kết luận:Trong thực tế không có dây dẫn nào lớn như vậy. Như vậy
yêu cầu kỹ thuật của bài toán đặt ra không thể giải quyết bằng cách tăng tiết diện
dây dẫn. Nhưng trong thực tế người ta đã giải quyết được yêu cầu bài toán đặt ra.
Vậy giải quyết bằng cách nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
2.3.11 Tình huống 11.
I. Nội dung tình huống: Trong phần cấu tạo của máy biến áp 3 pha. SGK chỉ nói
đến cấu tạo của lõi thép máy biến áp được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép
lại với nhau. Học sinh sẽ thắc mắc tại sao lõi thép không được đúc thành khối.
Khi đó sản xuất sẽ nhanh hơn, năng suất cao hơn.
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Giải thích tại sao lõi thép của máy biến áp
không được đúc thành khối mà phải ghép lại từ nhiều lá thép kĩ thuật điện? Hai
mặt lá thép được phủ sơn cách điện trước khi ghép lại với nhau nhằm mục đích?
II. Giải quyết tình huống:
14


Để hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống giáo viên cần lưu ý các em
một số vấn đề sau:
- Lõi thép của máy biến áp không được đúc thành khối mà phải ghép lại từ
nhiều lá thép kĩ thuật điện để giảm tác hại của dòng điện Phu cô làm nóng máy.
- Hai mặt lá thép được phủ sơn cách điện trước khi ghép lại với nhau nhằm
mục đích: + Đảm bảo độ bền cho các lá thép
+ Chống rò điện từ lõi ra vỏ máy
+ Giảm dòng phu-cô trong lõi thép
2.3.12 Tình huống 12.
I. Nội dung tình huống: Quan sát đường dây truyền tải 3 pha ngoài đường. Tại

sao đường dây điện có 4 dây ? Quan sát kích thước các dây có 1 dây nhỏ hơn 3
dây kia tại sao? [1]
II. Cơ sở xây dựng tình huống: Khi dạy bài " Mạch điện xoay chiều 3 pha". Giáo
viên đưa ra câu hỏi thực tế để học sinh quan sát và phân tích.
III. Giải quyết tình huống:
Giáo viên đưa ra các phân tích:
- Tại các nơi cung cấp điện nguồn điện thường được mắc hình sao. Do đó
để truyền năng lượng đến các nơi tiêu thụ, người ta phải dùng 4 dây điện gồm 3
dây pha và 1 dây trung tính.
- Trong 4 dây có 1 dây trung tính. Dòng điện trong dây trung tính I 0 luôn
nhỏ hơn dòng điện dây I d nên dây trung hòa có tiết diện nhỏ hơn các dây pha để
có thể tiết kiệm vật liệu làm dây.
2.3.13 Tình huống 13.
I. Nội dung tình huống:
Trên nhãn gắn ở vỏ của động cơ không đồng bộ 3 pha có ghi như sau:
DK - 42 - 4; 2,8kW; ∆/Y - 220/380V - 10,5/6-1A; 1420vòng/phút; η = 0,84;

cosφ = 0,84; 50Hz; 2017.
Hãy phân tích các số liệu kỹ thuật trên của động cơ? [6]

15


II. Cơ sở xây dựng tình huống: Khi dạy bài " Động cơ không đồng bộ 3 pha" giáo
viên đưa ra câu hỏi trên để củng cố bài dạy đồng thời liên hệ với thực tế.
III. Giải quyết tình huống:
Giáo viên phân tích:
+ DK - 42 - 4: là kiểu động cơ
+ 2,8kW: là công suất trên trục động cơ


+ ∆/Y - 220/380V - 10,5/6 - 1A có nghĩa là:
+ Khi động cơ nối hình tam giác thì đưa vào lưới điện 3 pha có điện áp
dây 220V và khi đó dòng điện dây là 10,5A.
+ Khi lưới điện có điện áp dây 380V thì động cơ phải nối hình sao và
khi đó dòng điện dây là 6,1A.
+ 1420vòng/phút: là tốc độ quay của trục roto.

+ η % = 0,84: hiệu suất của động cơ là 84%.
+ cosφ = 0,84: hệ số công suất của động cơ là 0,84.
+ 50Hz: tần số dòng điện là 50Hz.
+ 2017: năm sản xuất động cơ là 2017
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, quan sát hoạt động của học
sinh, qua trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy:
- Việc tổ chức đưa tình huống có vấn đề trên vào bài giảng sau khi kết
thúc bài giảng hay đặt vấn đề khi vào bài mới giúp học sinh có khả năng phân
tích, lập luận, diễn đạt vấn đề, nắm vững nội dung kiến thức bài học.

- Giáo viên có thể đánh giá ngay được khả năng nhận thức của học
sinh.
- Mức độ nắm vững kiến thức của học sinh được nâng cao bởi sự tập
trung chú ý, tích cực suy nghĩ, tích cực tranh luận.

16


- Giáo viên trở thành người tổ chức, giám sát toàn bộ quá trình giải
quyết tình huống của học sinh. Đây cũng chính là xu hướng học tập hiện
nay nhằm phát triển tư duy học sinh.

Dựa vào sự phân công giảng dạy môn công nghệ 12 trong năm học 2016–
2017 ở trường THPT Lê Hoàn, tôi phụ trách giảng dạy 4 lớp công nghệ 12. Qua
khảo sát bằng so sánh kết quả học tập trung bình giữa các lớp, tôi tiến hành dạy
học thực nghiệm trên hai lớp: 12A2 và 12A4 .
Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, quan sát hoạt động của học
sinh, cùng kết quả học tập của học sinh hai lớp đạt được trong năm học 2016 2017 như sau:
 Lớp 12A2: Sĩ số 43 học sinh.
- Số học sinh học lực giỏi: 10 HS. Đạt 23,25 %.
- Số học sinh học lực khá 30 HS. Đạt 69,76 %.
- Số học sinh học lực trung bình 3 HS. Đạt 6,97 %.
- Số học sinh học lực yếu: 0 HS.
 Lớp 12 A4: Sĩ số 38 học sinh
- Số học sinh học lực giỏi: 8 HS. Đạt 21,05 %.
- Số học sinh học lực khá 20 HS. Đạt 52,63 %.
- Số học sinh học lực trung bình 10 HS. Đạt 26,31 %.
- Số học sinh học lực yếu: 0 HS.
Như vậy từ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy:
+ Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi chiếm tỉ lệ cao. Gây được hứng thú
học tập, kích thích học sinh hoạt động và phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.
Tạo không khí lớp học sôi nổi, giờ dạy sinh động, nhiều học sinh học tập khá tích
cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tạo điều kiện cho hoạt động đồng bộ giữa
thầy và trò.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn, đề tài đã đạt được một số kết luận
sau:

17


1. Tìm hiểu thực tế môn Công nghệ ở phổ thông nói chung Công nghệ lớp

12 nói riêng và ảnh hưởng của nó trong việc vận dụng phương pháp dạy học nêu
vấn đề trong dạy học nhằm phát triển tư duy học sinh.
2. Xác lập được quy trình các bước xây dựng tình huống có vấn đề trong
dạy học Công nghệ 12 THPT để trên cơ sở đó vận dụng vào trong quá trình dạy
học.
3.Tổ chức kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả, chất lượng các bài giảng biên
soạn theo hướng dạy học nêu vấn đề, đưa các tình huống có vấn đề vào quá trình
dạy học. Kết quả thực nghiệm cho thấy “ Xây dựng các tình huống có vấn đề
trong dạy học công nghệ 12 ở trường THPT” là một hướng đi đúng, nhất là
trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần tạo điều kiện cho các giáo
viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực một cách phù hợp nhằm đào tạo một
nguồn lao động tương lai có tri thức và năng lực kĩ thuật, có thể hoà nhập vào
môi trường lao động luôn luôn biến đổi.
4. Với kết quả thu được đề tài đã đạt được mục đích đề ra. Đồng thời qua
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, có thể thấy việc xây dựng tình huống có
vấn đề trong dạy học Công nghệ phổ thông theo hướng gây hứng thú học tập,
phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy kĩ thuật
học sinh đã mang lại những kết quả thiết thực.
Sau một thời gian thực hiện đề tài, dù tôi đã thực sự cố gắng xong sáng
kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong được sự góp ý của các thầy, các cô, cùng các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Vân Khánh
18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học KTCN, tập 1. Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh
Thành, Nguyễn Văn Khôi. NSB GD, 1999.
2. Sách giáo khoa Công nghệ 12. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên).NSB
GD.
3. Sách giáo viên Công nghệ 12. Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên). NSB GD.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THPT, Nguyễn Trọng Khanh, Lê
Huy Hoàng, Đặng Xuân Thuận, NXB ĐHSP, 2006.
5. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới
phương pháp dạy học - Môn Công nghệ. Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng,
Nguyễn Trọng Khanh.
6. Tài liệu trên mạng internet.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê thị Vân Khánh.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Lê Hoàn - Thọ Xuân Thanh Hóa.

TT

Tên đề tài SKKN

1.


Xây dựng 1 số tình huống có

SGD&ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
B

2010- 2011

SGD&ĐT

C

2012-2013

SGD&ĐT

C

2015 - 2016

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)


Năm học
đánh giá xếp
loại

vấn đề trong dạy học môn
2.

Công nghệ 11 ở THPT
Xây dựng bài giảng bằng
phương pháp loogic kết hợp
với đàm thoại nêu vấn đề
trong giảng dạy môn Công

3.

nghệ 11
Xây dựng bộ câu hỏi so sánh
ở môn Công nghệ 12 theo
định hướng phát triển năng
lực học sinh.

----------------------------------------------------

20



×