Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 26 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu

TRANG
1
1
2
2
2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của SKKN
2.2.Thực trạng
2.3.Vận dụng
2.4.Hiệu quả của SKKN

3
3
4
5
19

3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị



20
20
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong nhà trường phổ thông bộ môn Lịch sử là một trong những bộ môn có
tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn. Sử học không chỉ cung cấp cho các
em học sinh những kiến thức sử học của dân tộc, của thế giới, giúp các em mở
rộng tầm hiểu biết của mình và hơn hết còn giúp các em trong việc hình thành
nhân cách đạo đức của một công dân có ích cho xã hội.
Tuy nhiên thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, chất lượng dạy và học của
môn Lịch sử chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng
này là chậm đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy Nghị quyết hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người
học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”.
Từ yêu cầu và thực tiễn trên đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lịch sử phải không
ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, để mỗi giờ học lịch sử sẽ trở nên
thú vị và bớt phần khô khan, giúp học sinh yêu thích môn này hơn.

Có rất nhiều phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử
như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy, phương pháp sử dụng tài liệu văn học dân gian,…trong đó không thể không
kể đến một phương pháp dạy học mang lại hiệu quả rất cao đó là phương pháp
dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn. Đây được coi là một phương
pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục.
Trong chương trình Lịch sử THPT ban Cơ bản (ở cả 3 khối lớp) có rất
nhiều bài, nhiều phần lịch sử cần được phân tích sâu hơn, kĩ hơn, sinh động hơn,
muốn làm được điều đó học sinh không chỉ nắm vững kiến thức thông sử là đủ
mà phải biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như Địa lý, Ngữ văn,
Giáo dục công dân,…mới có thể làm được. Qua thực tiễn dạy học, tôi thấy bài
25 Lịch sử lớp 10 chương trình cơ bản nếu chỉ dạy những kiến thức đơn thuần
thì dễ sa vào cứng nhắc, khô khan. Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong
dạy và học bài này thì việc tích hợp kiến thức liên môn là hết sức cần thiết.
Với tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bài
25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)
lớp10 - Chương trình lớp cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử” làm đề
tài nghiên cứu với hi vọng giúp học sinh nắm được một cách khái quát tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa của vương triều Nguyễn trong 50 năm đầu thống trị từ
đó rút ra được những đánh giá chung bao gồm những hạn chế và những đóng
góp của vương triều này đối với lịch sử dân tộc.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi thực hiện đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch
sử ở trường THPT, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh, từ đó rèn

luyện cho học sinh các kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn, giải quyết những tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi của đề tài tôi vận dụng một số kiến thức thuộc các môn
Địa lý, Ngữ văn, Văn hóa dân gian để vận dụng vào dạy bài 25: Tình hình chính
trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX) – Lịch sử 10
chương trình cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 10.
Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm đánh giá kết quả

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học hiện
đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng
giáo dục nhất là trong dạy – học lịch sử. Dạy học tích hợp liên môn trong lịch sử
làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống
nhất khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức đồng thời thấy được
mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung một cách chân thực, sinh động về tiến
trình lịch sử nhân loại và dân tộc.
Dạy học liên môn trong môn lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân, Âm
nhạc,…có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ

kiến thức một cách máy móc từ đó học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng
kiến thức Lịch sử vào cuộc sống và ngược lại, từ cuộc sống để giải quyết các
vấn đề liên quan đến lịch sử. Vì thế, trong chương trình phổ thông, giáo viên có
thể sử dụng phương pháp liên môn trong hầu hết các bài dạy để tăng sự hứng
thú và yêu thích môn học cho học sinh.
Tài liệu văn học có vai trò hết sức to lớn trong quá trình dạy học lịch sử. Tài
liệu văn học với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, giáo viên sẽ dẫn
dắt học sinh “trở về” quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng cụ thể rõ ràng về
một sự kiện, một biến cố lịch sử,… giúp học sinh biết suy nghĩ tìm tòi nhằm tìm
hiểu bản chất sự kiện, quy luật phát triển lịch sử. Tài liệu văn học còn tác động
đến tình cảm, tư tưởng học sinh, góp phần làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn,
nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Vì thế, tích hợp tài liệu văn học trong
giảng dạy lịch sử góp phần vào việc giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy
học sinh.
Sự kiện lịch sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch
sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động chi
phối.Vì thế, sử dụng kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy
học Lịch sử. Thực tiễn cho thấy bài dạy gắn liền với bản đồ và kiến thức địa lí
luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự
kiện qua sự chi phối của yếu tố địa lí. Giáo viên sử dụng bản đồ tích hợp kiến
thức địa lí để giúp học sinh luận giải nội dung lịch sử, cụ thể hóa không gian lịch
sử. Kiến thức địa lí giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học lịch sử, giải thích
sự kiện, hiện tượng lịch sử từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức lịch sử dễ dàng
hơn.
Cùng với tài liệu văn học, Địa lí, tích hợp kiến thức Giáo dục công dân trong
dạy học lịch sử vừa có tác dụng ghi nhớ kiến thức vừa có tác dụng giáo dục đạo
đức học sinh. Ưu thế của môn Giáo dục công dân là hình thành ở học sinh phẩm
chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt đẹp, có thế giới quan khoa học, trách nhiệm
cao đối với đất nước. Sử dụng kiến thức tích hợp Giáo dục công dân trong Lịch
3



sử ở những bài học phù hợp sẽ khơi gợi cho các em niềm tự hào về đất nước, về
quê hương. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển di
tích lịch sử, biết ngăn chặn những hành vi phá hoại, tạo lối sống có trách nhiệm
và thân thiện với thiên nhiên, giúp các em hiểu rằng bảo vệ di sản văn hóa chính
là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Âm nhạc có khả năng truyền cảm, tác động trực tiếp đến cảm xúc của học
sinh một cách hiệu quả nhất. Trong dạy học Lịch sử, tùy vào từng bài học, giáo
viên sử dụng âm nhạc sẽ làm cho bài dạy sinh động và hào hứng. Đưa âm nhạc
vào dạy Lịch sử, học sinh sẽ yêu thích môn học và dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Nhiều
nhân vật lịch sử, sự kiện, chiến thắng đã trở thành cảm hứng cho âm nhạc, tạo
thành những ca khúc bất hủ. Giáo viên chọn những bài hát phù hợp với nội
dung, ý nghĩa của bài học sẽ giúp học sinh tự hào về lịch sử dân tộc, thêm yêu
đất nước. Sự hứng thú của học sinh đối với giờ học lịch sử khi giáo viên sử dụng
âm nhạc đã cho thấy âm nhạc là con đường gần nhất để đến với tâm hồn con
người.
Trong bộ môn Lịch sử có rất nhiều nội dung cần có sự phối hợp giảng dạy
kiến thức sử học với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã
hội như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân... Ở bài 25, Lịch sử 10 ban cơ bản là
nội dung quan trọng trong chương trình, lượng kiến thức rất nhiều vì vậy để tạo
hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nắm vững những vấn đề cốt lõi của bài học
thì việc vận dụng kiến thức liên môn là hết sức cần thiết mà cụ thể ở đây tôi sẽ
vận dụng kiến thức các môn Địa li, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc và cả
Văn hóa dân gian vào giảng dạy bài này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên.
Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của giáo viên sở tại và một số
trường THPT, tích hợp kiến thức liên môn còn rất hạn chế trong dạy học Lịch
sử. Rất nhiều giáo viên ít khi sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy, nếu có

sử dụng chỉ mang tính hình thức, nêu qua loa, đại khái làm cho bài giảng thiếu
hứng thú, không thu hút được học sinh. Cũng có một số giáo viên tâm huyết,
yêu nghề, tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy, bước đầu tích hợp kiến thức
liên môn trong mỗi bài dạy vì thế tiết học trở nên sinh động, học sinh tiếp nhận
kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả và quan trọng hơn đã gieo
vào các em tình yêu đối với môn học.
2.2.2. Đối với học sinh.
Các em rất “sợ”và “ngại” học sử vì các em coi lịch sử là môn học thuộc lòng
với hàng chuỗi các sự kiện khô khan, là quá khứ không lặp lại. Việc vận dụng
kiến thức liên môn giữa môn lịch sử với các môn học khác còn là điều hết sức lạ
lẫm với các em. Học sinh học lịch sử thường ghi nhớ một cách máy móc, rời rạc
thiếu hệ thống và thường đơn giản, không đặt môn lịch sử với các môn học
khác, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của
kiến thức lịch sử vào thực tiễn, từ đó dẫn đến hiện trạng, môn sử là môn phụ.

4


2.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong
giảng dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
(Nửa đầu thế kỉ XIX).
1. Mục tiêu bài học:
1.1. Kiến thức:
- Biết được tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta
nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn, trước khi diễn ra cuộc kháng
chiến chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Hiểu được, thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai
đoạn suy vong lại là những người kế thừa của giai cấp thống trị cũ, vương triều
Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát
triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới.

1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh gắn sự kiện với thực tế cụ thể, kĩ năng
sử dung bản đồ, liên hệ thưc tế.
1.3. Thái độ:
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.
- Có ý thức quan tâm đến đời sống của nhân dân đất nước mà trước hết là
những người xung quanh.
- Biết trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa mà triều Nguyễn để lại.
2. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Máy chiếu.
- Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng, sau cải cách hành chính).
- Tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian Đông Hồ…
3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
3.1. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỷ XVI –
XVIII. Qua đó nhận xét về đời sống tinh thần của nhân dân ta.
3.2. Giới thiệu bài mới:
Mở đầu tiết học, giáo viên dẫn dắt: Năm 1802, sau khi đánh bại vương triều
Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua chính thức lập ra vương triều Nguyễn. Triều
Nguyễn tồn tại 143 năm (1802-1945) và là triều đại cuối cùng của chế độ phong
kiến Việt Nam. Vậy trong 50 năm đầu thống trị, ở nửa đầu thế kỉ XIX, tình hình
chính trị, kinh tế và văn hóa dưới vương triều Nguyễn có gì nổi bật chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây
1. Xây dựng và củng cố bộ máy
dựng và củng cố bộ máy nhà nước, nhà nước, chính sách ngoại giao.
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi

chính sách ngoại giao của nhà
(Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng
Nguyễn.
đô ở Phú Xuân (Huế).
- GV gợi lại cho HS nhớ sự kiện
5


Hoạt động của thầy và trò
năm 1892, vua Quang Trung mất, triều
đình rơi vào tình trạng lục đục, suy
yếu. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã
tổ chức tấn công Vương triều Tây Sơn.
Năm 1802, Vương triều Tây Sơn lần
lượt sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua,
lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra triều
Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
Ở nội dung này GV sẽ sử dụng
Lược đồ Việt Nam và yêu cầu HS
vận dụng kiến thức Địa lí để xác
định vị trí của kinh đô Phú Xuân
trên bản đồ.

Kiến thức cơ bản

* Lược đồ Việt Nam

- GV giảng giải thêm về hoàn cảnh
lịch sử đất nước và thế giới khi nhà
Nguyễn thành lập: Lần đầu tiên trong

lịch sử một triều đại phong kiến cai
quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất
như ngày nay. Nhà Nguyễn thành lập
vào lúc chế độ phong kiến đã bước
vào giai đoạn suy vong. Trên thế giới,
chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy
mạnh dòm ngó, xâm lược thuộc địa.
6


Hoạt động của thầy và trò
- HS ghi nhớ.
- GV tiếp tục trình bày: Trong bối
cảnh lịch sử mới, yêu cầu phải củng cố
ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn.
Vì vậy, sau khi lên ngôi, Gia Long đã
bắt tay vào việc tổ chức bộ máy nhà
nước.
Gv nêu câu hỏi: Thời Nguyễn bộ
máy Nhà nước được tổ chức như thế
nào?
- HS theo dõi SGK trả lời. Sau khi
HS trả lời GV sẽ chốt ý:
+ Chính quyền trung ương thời
Nguyễn được tổ chức theo mô hình
nhà Lê sơ với việc tăng cường hơn nữa
tính chất chuyên chế.
+ Thời Gia Long cả nước được
chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia
Định thành và vùng Trực doanh (Do

triều đình trực tiếp quản lí).
Đến đây GV tiếp tục sử dụng
bản đồ Việt Nam thời Nguyễn Ánh
để tích hợp kiến thức Địa lí vào nội
dung phần này.

Kiến thức cơ bản
* Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Chính quyền trung ương tổ chức
theo mô hình nhà Lê.
- Thời Gia Long chia nước làm 3
vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành,
vùng Trực doanh (Trung Bộ) do triều
đình trực tiếp cai quản.

Việt Nam thời Nguyễn Ánh
Bắc thành

Trực doanh

Gia Định thành

GV chỉ trên lược đồ giới thiệu cho
7


Hoạt động của thầy và trò
HS các vùng từ Ninh Bình trở ra Bắc
gọi là Bắc thành, từ Bình Thuận trở
vào Nam gọi là Gia Định thành. Vùng

đất còn lại tức là từ Thanh Hóa đến
Bình Thuận gọi là vùng Trực doanh.
Đây là một giải pháp tình thế của vua
Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới
lên ngôi, điều này sẽ gây khó khăn cho
sự cai trị của nhà Nguyễn. Do đó, một
yêu cầu cấp bách là phải có những cải
cách để kiện toàn bộ máy hành chính
+ Năm 1831-1832, vua Minh
Mạng thực hiện một cuộc cải cách
hành chính: bãi bỏ Bắc thành và Gia
Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh
và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu
tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ cai quản.
Dưới tỉnh là các phủ, huyện, châu,
tổng và xã như cũ.
Ở nội dung này một lần nữa
GV sử dụng lược đồ Việt Nam thời
Minh Mạng, yêu cầu học sinh quan
sát và nhận xét về sự phân chia các
tỉnh thời Minh Mạng.

Kiến thức cơ bản
- Từ năm 1831 -1832, Minh Mạng
thực hiện một cuộc cải cách hành
chính: Cả nước được chia làm 30 tỉnh
và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu mỗi
tỉnh là Tổng đốc, tuần phủ, hoạt động
theo sự điều hành của nhà Nguyễn.


8


Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng

Sau khi HS rút ra nhận xét và đánh
giá về ý nghĩa của cuộc cải cách hành
chính này, GV sẽ bổ sung chốt ý: Cải
cách hành chính của vua Minh Mạng
thể hiện sự thống nhất đất nước về mặt
nhà nước, có tác dụng tăng cường
quyền lực cho nhà nước phong kiến từ
Trung ương đến địa phương. Việc
phân chia các tỉnh của Minh Mạng dựa
trên cơ sở khoa học, căn cứ vào điều
kiện địa lí, đặc điểm dân cư, phong tục
tập quán của từng vùng.Lần đầu tiên
xuất hiện đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đây còn là cơ sở cho sự phân chia đơn
vị hành chính ngày nay. Chính vì vậy
cải cách hành chính của vua Minh
Mạng được đánh giá rất cao.
Hiện nay, ở nước ta đơn vị hành chính
cấp tỉnh vẫn được duy trì và cả nước
có 63 tỉnh và thành phố trong đó có 5
thành phố trực thuộc trung ương là: Hà

Nội,Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
(GV dùng lược đồ đơn vị hành chính
Việt Nam để giải thích).

9


Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản
- Tuyển chọn quan lại thông qua
giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp ban hành Hoàng triều
luật lệ (Luật Gia Long) với 400 điều hà
khắc.
- Quân đội: được tổ chức quy củ
khoảng 20 vạn người, trang bị đầy đủ,
song lạc hậu, thô sơ.

* Chính sách Ngoại giao:
- Thần phục nhà Thanh (Trung
Quốc).
- Bắt Lào – Campuchia thần phục.
- GV trình bày tiếp về tổ chức nhà
- Với phương Tây “đóng cửa”
nước thời Nguyễn.
không đặt quan hệ ngoại giao.
- GV hỏi: So sánh bộ máy nhà
nước thời Nguyễn với thời Lê sơ em có

nhận xét gì?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Nhìn
chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn
giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít.
Song cải cách thời Nguyễn nhằm tập
trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy
nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên
2. Tình hình kinh tế và chính sách
chế như thời Lê sơ.
của nhà Nguyễn.
- GV trình bày khái quát chính
sách ngoại giao của nhà Nguyễn và
* Nông nghiệp:
hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách
ngoại giao của nhà Nguyễn? Nêu mặt quân điền.
- Khuyến khích khai hoang bằng
tích cực và hạn chế của chính sách
nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân
này?
cùng khai hoang.
- HS trả lời.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động
- GV bổ sung, kết luận:
nhân dân sửa đắp đê điều song vẫn
+ Tích cực: Giữ được quan hệ thân không khắc phục được lũ lụt.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông
thiện với các nước láng giềng nhất là
10



Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Trung Quốc.
cá thể vẫn duy trì như cũ.
+ Hạn chế: Đóng cửa không đặt
quan hệ với các nước phương Tây,
không tạo điều kiện giao lưu với các
nước tiên tiến đương thời. Vì vậy
không tiếp cận được với nền công
nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc
hậu và bị cô lập.
* Hoạt động 2: Trình bày tình
hình kinh tế và chính sách của nhà
Nguyễn.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy
được những chính sách của nhà
Nguyễn đối với nông nghiệp và tình
hình nông nghiệp thời Nguyễn.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV so sánh với chính sách quân
điền thời kỳ trước để thấy được ở
những thời kỳ trước, do ruộng đất
công còn nhiều cho nên quân điền có
tác dụng rất lớn; còn ở thời Nguyễn,
do ruộng đất công còn ít nên tác dụng
của chính sách quân điền không lớn.
Một hình thức khẩn hoang phổ

biến ở thời Nguyễn đó là hình thức:
khẩn hoang doanh điền: Nhà nước cấp
vốn ban đầu cho nhân dân  mua sắm
nông cụ, trâu bò để nông dân khai
hoang, ba năm sau mới thu thuế theo
ruộng tư. Chính sách này đưa lại kết
quả lớn. Có những nơi một năm sau đã
có những huyện mới ra đời như Kim
Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái
Bình).
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì
11


Hoạt động của thầy và trò
về
tình hình nông nghiệp thời
Nguyễn?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
Ở nội dung này để làm cho bài
giảng thêm sinh động, tạo được
không khí gần gũi với bối cảnh lịch
sử đang học, giáo viên sẽ tích hợp tài
liệu Văn học dân gian.Giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu ca
dao:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi
bừa.”

Hay câu tục ngữ:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày,
trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.”
Qua các câu ca dao, tục ngữ trên dễ
nhận thấy sự lạc hậu của nền nông
nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn, đó
là một nền nông nghiệpvới những hình
ảnh quen thuộc “con trâu đi trước cái
cày theo sau”, một nền nông nghiệp
hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên.

Kiến thức cơ bản
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước được tổ
chức với quy mô lớn,nhiều ngành nghề
như đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng
thuyền, làm đồ trang sức, …đóng được
tàu thủy chạy bằng hơi nước.
- Thủ công nghiệp nhân dân tiếp
tục được duy trì nhưng không phát
triển như trước. Xuất hiện nghề mới: in
tranh dân gian (Tranh Đông Hồ).

- GV phát vấn: Em hãy nêu tình
hình thủ công nghiệp nước ta dưới
thời Nguyễn?
- HS trả lời.

- GV chốt ý:
+ Thủ công nghiệp nhà nước được
tổ chức với quy mô lớn, nhiều ngành
nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí,
đóng thuyền, làm đồ trang sức...Đặc
12


Hoạt động của thầy và trò
biệt đã đóng được tàu thủy chạy bằng
máy hơi nước.
- Thủ công nghiệp nhân dân tiếp
tục được duy trì nhưng không phát
triển như trước. Xuất hiện nghề mới:
in tranh dân gian (Tranh Đông Hồ).
Đến đây GV dừng lại giới
thiệu những nét đặc sắc của dòng
tranh dân gian Đông Hồ thông qua
việc tích hợp kiến thức Văn học và
văn hóa dân gian: Tranh Đông Hồ là
một dòng tranh dân gian Việt Nam
xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ
ván khắc gỗ mà nội dung của nó phản
ánh một cách chân thực, sinh động
cuộc sống bình dị của người lao động
cũng như những phong tục, tập quán
của người dân Việt Nam. Chúng ta có
thể tìm thấy những hình ảnh quen

thuộc trong tranh Đông Hồ như Đám
cưới chuột, Đàn lợn âm dương, những
cô thiếu nữ hứng dừa hay cả cảnh
đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ.
Với giá trị nghệ thuật đậm chất
dân gian, tranh Đông Hồ đã đi vào sử
sách thơ ca, đi vào tâm hồn của người
Việt Nam. GV trích dẫn những câu thơ
của Tú Xương về tranh Đông Hồ:
"Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo
chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh
gà..."
Hay trong bài thơ "Bên kia sông
Đuống", nhà thơ Hoàng Cầm cũng
miêu tả:

Kiến thức cơ bản

13


Hoạt động của thầy và trò
"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi

Kiến thức cơ bản

trong
Màu dân tộc sáng bừng trên
giấy điệp..."

Không chỉ đặc sắc về đường nét,
bố cục, tranh Đông Hồ còn ấn tượng
bởi màu sắc và chất liệu in. Giấy in
tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp:
vỏ sò, vỏ điệp được nghiền nát trộn
với hồ; hồ được nấu từ bột gạo tẻ hoặc
bột sắn rồi dùng chổi lá thông quét lên
mặt giấy dó. Màu sắc trong tranh là
màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than
xoan hay than lá tre), xanh (lá chàm),
vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son).
GV có thể trình chiếu và giới
thiệu cho HS về một vài bức tranh
trong dòng tranh dân gian Đông Hồ,
cụ thể trong bài học tôi giới thiệu cho
HS về bức tranh Đám cưới chuột - một
trong những bức tranh nổi tiếng nhất
của dòng tranh này.

Đám cưới chuột
Bức tranh này vừa mang tính chất
hài hước vùa mang tính chất châm
biếm, đả kích sâu cay. Hài hước ở chỗ,
14


Hoạt động của thầy và trò
chuột nào lại có chuột đi rước dâu, lấy
vợ. Thực ra người nghệ nhân dân gian
đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hóa

con chuột để nó mang dáng dấp con
người. Châm biếm ở chỗ chú rể chuột
muốn đón dâu phải mang chim, mang
cá đến cống cho mèo. Trên bức tranh
có hai chữ "Nghinh hôn" chỉ đám
cưới. Con mèo trong bức tranh đại
diện cho tầng lớp thống trị xưa còn
con chuột là hình ảnh của những người
nông dân trong xã hội `cũ. Bức tranh
không có chú thích gì nhưng nhìn vào
ai cũng nhận thấy ý đồ của các cụ
ngày xưa, đó là xã hội phong kiến
ngày xưa đã có chuyện hối lộ, tham
nhũng.
Không chỉ phản ánh hiện thực xã
hội Việt Nam, bức tranh này còn tuân
thủ nguyên lí âm dương chặt chẽ. Một
con chuột màu đỏ là yếu tố dương đi
đầu ôm con chim cũng mang yếu tố
dương. Con chuột màu đen là yếu tố
âm xách con cá cũng mang yếu tố âm.
Điều này thể hiện cho triết lí âm
dương ngũ hành, tín ngưỡng phồn thực
vốn đã đi sâu trong tâm thức người
Việt.
Tín ngưỡng này không chỉ thể hiện
trong tranh “Đám cưới chuột” mà còn
thể hiện trong bức tranh “Đàn lợn âm
dương”.


Kiến thức cơ bản

- Thương nghiệp:
+ Buôn bán trong nước phát triển
chậm do chính sách thuế khóa phức tạp
của nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc
quyền, buôn bán với nước láng giềng
(Trung Quốc, Xiêm, Malai); dè dặt với
phương Tây. Đô thị tàn lụi dần.
3. Tình hình văn hóa – giáo dục.
- Văn hóa
+ Giáo dục: Giáo dục Nho học
được củng cố, song không bằng các thế
kỷ trước
+ Tôn giáo: Độc tôn Nho giáo, hạn
chế Thiên Chúa giáo.
+ Văn học: Văn học chữ Nôm phát
triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
15


Hoạt động của thầy và trò

Đàn lợn âm dương

Kiến thức cơ bản
Quan.
+ Sử học: Quốc sử quán được

thành lập.
Nhiều bộ sử lớn được biên soạn:
Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến
chương loại chí,…
+ Kiến trúc: Kinh đô Huế, các lăng
tẩm,…
+ Nghệ thuật: tiếp tục phát triển
(Nhã nhạc cung đình Huế,…)

Con lợn có khoáy âm dương thể
hiện sự no đủ. Hình ảnh 5 con lợn
trong bức tranh không chỉ thể hiện tình
mẫu tử, khát vọng về cuộc sống no đủ
mà còn thể hiện rất rõ triết lí âm
dương ngũ hành.
Như vậy với việc tích hợp những
kiến thức về văn hóa dân gian mà cụ
thể ở đây là dòng tranh dân gian Đông
Hồ đã giúp các em HS có thể cảm
nhận và trân trọng một nét văn hóa đẹp
của người Việt cũng như khâm phục
tài năng của các nghệ nhân của dòng
tranh này.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để
thấy được tình hình thương nghiệp
nước ta thời Nguyễn.
- HS đọc SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì
về chính sách ngoại thương của nhà

Nguyễn?
- HS trả lời.
+ Chính sách hạn chế ngoại
thương của nhà Nguyễn (nhất là hạn
chế giao thương với phương Tây)
không tạo điều kiện cho sự phát triển
16


Hoạt động của thầy và trò
giao lưu và mở rộng sản xuất; không
xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc
mà xuất phát từ mua bán của triều
đình.
* Hoạt động 3: (Hoạt động
nhóm). Tìm hiểu tình hình văn hóa –
giáo dục.
GV chia lớp thành 4 nhóm thực
hiện 4 nhiệm vụ sau đây:
- Nhóm 1: Tình hình Giáo dục, tôn
giáo?
- Nhóm 2: Tình hình Văn hoc.
Thông qua tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du, bài thơ “Bánh trôi nước”
của Hồ Xuân Hương đã được học
trong chương trình văn học, em hãy
cho biết nội dung phản ánh của văn
học thời kì này?
- Nhóm 3: Kể tên các bộ sử lớn
được biên soạn dưới triều Nguyễn?

- Nhóm 4: Kể tên các công trình
kiến trúc và các loại hình nghệ thuật
triều Nguyễn?
HS từng nhóm trao đổi, cử đại
diện trình bày. Các nhóm khác nghe và
nhận xét. Sau đó GV chốt lại những
nội dung chính.
Khi nêu tình hình văn học
nước ta thế kỉ XIX, GV sẽ tích hợp
kiến thức văn học, học sinh sẽ dựa
vào kiến thức đã học để liên hệ. Cụ
thể qua các tác phẩm “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước” của
Hồ Xuân Hương, GV sẽ làm rõ nội
dung phản ánh của văn học thời kì
này: Lên án sự thối nát của chế độ
phong kiến, tố cáo các thế lực tàn bạo

Kiến thức cơ bản

17


Hoạt động của thầy và trò
đã chà đạp lên quyền sống của con
người, đặc biệt là người phụ nữ; đồng
thời thể hiện ước mơ giải phóng con
người, đòi quyền sống, quyền tự do,
công lý, tình yêu và hạnh phúc.
“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét
nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau
đớn lòng”…
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
Hay khi nêu thành tựu về kiến trúc
và nghệ thuật ở nước ta dưới thời
Nguyễn, giáo viên sẽ tích hợp kiến
thức môn giáo dục công dân. Giáo
viên cho học sinh quan sát những hình
ảnh về Cố đô Huế, lăng Minh Mạng,
lăng Tự Đức, lăng Khải Định đồng
thời xem một video Nhã nhạc cung
đình Huế.

Kiến thức cơ bản

Lăng Minh Mạng

18


Hoạt động của thầy và trò


Kiến thức cơ bản

Lăng Khải Định

Lăng Tự Đức

Cố Đô Huế
Giáo viên đặt câu hỏi: Cố đô Huế, lăng
tẩm, nhã nhạc cung đình Huế là những
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
của nhân loại, là nền tảng văn hóa
truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Em có trách nhiệm gì trong việc bảo
vệ các di sản văn hóa dân tộc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận
dụng kiến thức Giáo dục công dân(lớp
7, bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa) để có
những hành động cụ thể để bảo vệ di
sản văn hóa dân tộc, tuyên truyền cho
mọi người tham gia giữ gìn, bảo tồn
những di sản văn hóa dân tộc đồng
19


Hoạt động của thầy và trò
thời ngăn ngừa những hành động cố
tình hay vô ý xâm phạm đến di tích, di
sản.
- GV khái quát nội dung bài học
thông qua câu hỏi củng cố: Qua nội

dung bài học em hãy đánh giá chung
về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Triều Nguyễn- triều
đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam, mặc dù tình hình chính trị,
kinh tế không có nhiều thay đổi song
có thể thấy rằng những đóng góp của
vương triều này trên lĩnh vực văn hóa
là rất lớn. Những thành tựu về văn hóa
đạt được dưới triều Nguyễn ở nửa đầu
thế kỉ XIX đến ngày nay vẫn còn là
những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân
tộc.

Kiến thức cơ bản

4. Củng cố:
- GV khái quát:
+ Ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn.
+ Đánh giá chung về nhà Nguyễn.
+ HS trả lời câu hỏi SGK.
5. Dặn dò:
Học bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thời Nguyễn
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc thực hiện đề tài "Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài
25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn. (Nửa đầu thế kỉ
XIX)" trong quá trình giảng dạy tôi thấy đã mang lại hiệu quả cao hơn so với
phương pháp dạy học truyền thống. Giờ học Lịch sử đã trở nên sôi nổi hơn, học
sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động làm việc và quan trọng hơn tình

yêu mà các em dành cho môn học vốn "khô khan, khó nuốt" này nhiều hơn.
Cũng qua đây, các em đã nâng cao được rất nhiều kĩ năng nhất là kĩ năng vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, không phải ghi
nhớ một cách máy móc. Học sinh đã tránh được thói ỷ lại và phần nào khẳng
định được cái tôi trong quá trình học tập.
20


Đối với bản thân tôi, khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp vào một
bài dạy cụ thể hay nhiều bài khác bản thân tôi cảm thấy giờ dạy trôi đi rất thoải
mái, nhẹ nhàng, hiệu quả giáo dục mang lại là rất lớn.
* Kết quả cụ thể:
- Kết quả của giờ dạy thử nghiệm:
+ Năm học 2017-2018, tôi chọn hai lớp thuộc ban tự nhiên có trình độ ngang
nhau (lớp 10A3 và lớp 10A5), ở lớp 10A3, tôi sử dụng phương pháp dạy tích
hợp vào dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
(Nửa đầu thế kỉ XIX), còn lớp 10A5 không áp dụng phương pháp dạy học tích
hợp mà chỉ áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, mặc dù cũng chia nhóm
nhỏ làm việc, nhưng khi khắc sâu kiến thức, tôi không sử dụng phương pháp dạy
học tích hợp.
+ Kết quả là khi làm bài kiểm tra 15 phút với một câu hỏi đơn giản: Em hãy
trình bày cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng và rút ra nhận xét? thì
HS lớp 10A5 trình bày rất lúng túng, trả lời không đúng trọng tâm. Còn lớp
10A3, trình bày rất tốt, đầy đủ nội dung. Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả
Lớp

10A3(thự
c nghiệm)
10A5(đối

chứng)


số

Điểm
9-10

Tỉ lệ
(%)

Điểm
7-8

49

2

4,1%

26

46

0

0%

Tỉ lệ
(%)


53,1
%
39,1
%

Điểm
5-6

18
20

Tỉ lệ
(%)

36,7
%
43,5
%

Điểm
3-4

Tỉ lệ
(%)

Điểm
1-2

Tỉ lệ

(%)

3

6,1%

0

0%

7

15,2
%

1

2,2%

-Đánh giá về mức độ thông hiểu và mức độ vận dụng ở hai lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng: Kết quả cụ thể như sau:
Lớp 10A3(thực nghiệm)
Nhận
Thông
Vận
biết(%)
hiểu(%)
dụng(%)
50
20

30

Lớp 10A5(đối chứng)
Nhận biết Thông hiểu
Vận
(%)
(%)
dụng(%)
70
20
10

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Dạy học là một nghệ thuật, đặc biệt là đối với giáo viên Lịch sử. Vì thế,
mỗi giáo viên cần phải có thủ thuật sư phạm để có thể gieo tình yêu môn học đối
với học sinh. Từ thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THPT, tôi nhận thấy việc tích
hợp kiến thức liên môn trong mỗi bài dạy có hiệu quả rất cao trong việc gây hứng
thú học tập ở học sinh.Với tích hợp liên môn, giáo viên giúp học sinh nhận thức
sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các
lĩnh vực trong đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử.
21


Việc dạy học theo nguyên tắc liên môn đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến
thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung chương trình các bộ
môn giảng dạy ở trường phổ thông, trước hết là văn học, địa lí, giáo dục công
dân. Học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc
liên môn vì ở đây các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn
diện một sự kiện lịch sử. Do đó việc tích hợp những kiến thức liên môn đòi hỏi sự

nỗ lực lớn của cả thầy và trò.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Về phía Bộ GD & ĐT.
Biên soạn, in ấn các tài liệu về phương pháp tích hợp liên môn trong dạy
học lịch sử.
Mở các cuộc vận động giảng dạy tích hợp liên môn, tăng cường tập huấn về
phương pháp giảng dạy liên môn cho giáo viên cốt cán các tỉnh để từ đó nhân
rộng ra đội ngũ nhà giáo giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
3.2.2. Về phía Sở GD & ĐT.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng đổi mới đến việc khả
năng vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử.
Trang bị các thiết bị dạy học hiện đại ở các trường phổ thông.
Đẩy mạnh chủ đề liên môn tham gia diễn đàn trực tuyến trên mạng.
3.2.3. Đối với giáo viên.
Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên
môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và thường xuyên trau dồi kiến
thức, tự bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng tìm tòi những phương pháp dạy
học mới, sáng tạo và hiệu quả trong giờ dạy lịch sử.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm bước đầu tìm hiểu việc tích hợp liên môn
trong giảng dạy lịch sử của bản thân. Do hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy, tài
liệu tham khảo, đề tài còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các
thầy, cô giáo vững chuyên môn, phương pháp để đề tài được hoàn thiện.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện


Nguyễn Thị Thủy
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (Chủ biên), Phương pháp Dạy - học Lịch
sử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992.
2. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Lịch sử 10, NXB Đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Xuân Trường, Giới thiệu giáo án Lịch sử 10(Chương trình Cơ
bản), NXB Hà Nội,2006.
4.PGS – TS Đỗ Hồng Thái – Đại học Thái Nguyên (2014): Tài liệu hướng
dẫn dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
23


5.Nguyễn Thị Côi (2007): Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả
bài học lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
6.Nguyễn Thị Côi (1995): Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, NXB Đại
học sư phạm Hà Nội.
7.Giáo dục công dân 7 (2014), NXB Giáo dục Việt Nam.
8.Địa lí 12 (2013), NXB Giáo dục Việt Nam.
9.Ca dao, tục ngữ Việt Nam (2001), NXB Văn học.
10. Phan Ngọc Liên(Chủ biên) (2007): Lịch sử lớp 10, chương trình
chuẩn,NXB Giáo dục.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

24


×