Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản kịch trong chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.24 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu…………………………………………………………………… 2
1.1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………….

2

1.2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………… 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………….. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………….

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………......

4

2.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………

4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm …... 10
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ………………… 11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ………………… 19
3. Kết luận, kiến nghị ……………………………………………………… 20
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………. 21
Phụ lục

1



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực
sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những vấn đề trọng tâm của
việc đổi mới phương pháp dạy học đã được Luật Giáo dục, điều 28 ghi
rõ: “ phương pháp giáo dục, đào tạo phải phát huy tính tích cực tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh…bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”. Có thể nói, cốt lõi của việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động. Muốn học sinh học tập chủ động, người giáo viên
trước hết phải có phương pháp dạy đúng, phải hình thành được ở học sinh kĩ
năng học, khi đã có kĩ năng người học sẽ chủ động nắm bắt tri thức “… Nếu
rèn

luyện

cho

người

học

có được

phương

pháp,

kĩ năng,


thói

quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong
mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên gấp bội” (“Những vấn đề
chung về đổi mới GD THPT”-Trang 33). Dù phương pháp dạy nào đi nữa, mục
đích cuối cùng phải đạt đến là học sinh tiếp thu bài đạt hiệu quả cao nhất. Để có
được điều đó, giáo viên cần có biện chú trọng phát triển hứng thú học văn của
học sinh.
Chương trình ngữ văn trung học phổ thông có đưa vào các văn bản văn
học rất phong phú và đa dạng, trong đó có mặt các văn bản kịch đặc sắc của các
tác giả nổi tiếng. Kịch là một loại hình tổng hợp, ở đó có hội tụ đặc trưng của
các loại hình nghệ thuật khác, đồng thời cũng mang đặc trưng riêng của nó. Văn
bản kịch cũng vậy, nó mang đặc trưng riêng không giống với các văn bản văn
học thông thường. Vì thế khi dạy những văn bản này cần lứu ý để khai thác hết
cái hay, cái đặc sắc của nó.
Thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng, đôi khi dạy văn bản kịch, nếu
không để ý, chúng ta sẽ đánh đồng nó giống như dạy những văn bản văn học
thông thường khác. Điều này gặp phải khi chúng ta không chú trọng đến đặc
2


trưng của văn bản kịch. Và khi đó, toàn bộ cái hay của văn bản kịch có được do
đặc trưng của nó không được thể hiện trong bài dạy. Đáng ngại hơn nữa, học
sinh cảm thấy không mấy hứng thú và tiếp thu bài không hiệu quả, không có ấn
tượng sâu sắc với bài học.
Để hy vọng góp phần tạo ra giờ dạy văn bản kịch một cách hiệu quả, ở đó
vừa khai thác được hết đặc trưng của văn bản kịch, vừa tạo ra sự tiếp thu một
cách có hiệu quả từ phía học sinh, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy - học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn
THPT”.

1.2. Mục đích nghiên cứu:.
Đề tài nghiên cứu nhằm là rõ đặc trưng của thể loại kịch và đưa ra một số
biện pháp dạy văn bản kịch căn cứ vào các đặc trưng đó. Theo đó nhằm tạo ra
bài dạy một văn bản kịch bất kì có khai thác hiệu quả các đặc trưng của kịch và
khêu gợi sự hứng thú của học sinh làm cho giờ học diễn ra sôi nổi hơn, học sinh
ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết học văn bản
kịch .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp dạy văn bản kịch.
- Phạm vi nghiên cứu: các văn bản kịch trong sách giáo khoa ngữ văn
trung học phổ thông - chương trình chuẩn. Đó là:
+ Văn bản kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích kịch Vũ Như Tô của
Nguyễn Huy Tưởng).
+ Văn bản kịch Tình yêu và thù hận (trích Tình yêu và thù hận của Sếchxpia).
+ Văn bản kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích Hồn Trương Ba, da
hàng thịt của Lưu Quang Vũ).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu có liên quan
- Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân
- Sưu tầm, tra cứu, học hỏi từ đồng nghiệp
3


- Vận dụng một số phương pháp chung của bộ môn, từ đó đưa ra một số
biện pháp cụ thể đã áp dụng được trong thực tế giảng dạy và đạt hiệu quả.

4


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận
Để dạy tốt một văn bản kịch trước hết giáo viên cần tìm hiểu kĩ các đặc
trưng của kịch.
2.1.1. Khái niệm kịch
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Văn học, 2004” thuật ngữ này được
dùng theo hai cấp độ:
* Ở cấp độ loại hình:
Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ
tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa diễn là chủ yếu vừa
để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là
phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử
chỉ, điệu bộ và bằng lời nói.
Kịch được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những
xung đột muôn thưở mang tính nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và thấp
hèn, ước mơ và hiện thực…). Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt
truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy
tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính,
tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động kịch với những diễn biến
của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại các nhân vật.
Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm
và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.
Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại hoặc
độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá ở họ có một ý nghĩa
quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều
đã qua, sự thông báo của người dẫn chuyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong
kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến.
Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra
sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái
5



được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thể kỷ khác nhau,
mối quan hệ giữa ba yếu tố: thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của
kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tạo và quy mô,
tầm vóc của những sự kiện, biến cố được phản ánh.
Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch,
chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau.
* Ở cấp độ thể loại.
Thuật ngữ kịch (đram) được dùng để chỉ một thể loại văn học- sân khấu
có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng còn gọi
là chính kịch (hoặc kịch đram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc
sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích không phải là cười nhạo,
chế giễu các thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa
đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống như bi kịch, kịch chú trọng tái
hiện những mâu thuẫn gay gắt, xong những xung đột của nó không căng thẳng
đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể được giải
quyết ổn thỏa. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.
Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thể kỷ XX, với
những sáng tác như Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Kim tiền của Vi Huyền
Đắc,…Từ sau Cách mạng Tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống văn học- sân khấu và xã hội ở nước ta.
2.1.2. Đặc trưng của kịch.
Là một thể loại văn học có đầy đủ những đặc trưng riêng trong cấu trúc
hình tượng, trong phương thức biểu hiện, trong ngôn ngữ nghệ thuật, người ta
vẫn có thể thưởng thức tác phẩm kịch bằng cách đọc kịch bản văn học. Tuy
nhiên kịch bản không thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác
phẩm kịch như được trình diễn trên sân khấu. Những nhà viết kịch nổi tiếng thế
giới như Mô-li-e, Gô-gôn, Sếc-xpia, Sê-khốp…đều thừa nhận mối liên hệ mang
tính sống còn giữa kịch bản văn học với bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó

kịch bản văn học là “linh hồn”, là cái “gốc” cho sự thành công mang ý nghĩa
trọn vẹn này. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc trưng của thể loại kịch theo hướng tiếp
6


cận từ phía sân khấu là hợp lý. Đặc trưng của kịch không thể thoát ly khỏi điều
kiện sân khấu và sự giới hạn về mặt thời gian, không gian, khối lượng sự kiện,
số lượng nhân vật. Trong mối giao lưu ấy, kịch hướng tới sự khái quát nghệ
thuật bằng sự miêu tả mang tính tập trung, dồn nén hiện thực và một hình thái
ngôn ngữ mang tính loại biệt. Kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống
làm đối tượng mô tả. Dưới dạng xung đột, những vấn đề thuộc bản chất của
hiện thực được quy tụ, nổi bật. Lí giải được những vấn đề thuộc phạm trù xung
đột thông qua hệ thống hành động bằng sức mạnh riêng của ngôn ngữ nhân vật
có nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải được những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản
luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại bằng tiếng nói nghệ thuật riêng của thể
loại.
* Xung đột kịch
Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà
viết kịch đã đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. Xung đột là động lực
thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập nên những quan hệ mới
giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch.
Muốn khám phá được những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã
hội, người viết kịch phải tạo ra được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu
sắc. Giữa dòng hiện thực, trong nó bao gồm sự vận động đa chiều của các phạm
trù thẩm mỹ: cái đẹp- cái xấu, cái cao cả- cái thấp hèn, cái thiện- cái ác, cái mới
(tiến bộ)- cái cũ (lạc hậu), xung đột kịch thường nằm ở thời điểm cao trào trong
sự vận động ấy. Từ những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng hiện thực, người
viết kịch phải tiến hành quá trình chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo nên những
xung đột vừa mang tính khái quát lớn lao, vừa phải hết sức chân thực: nghĩa là,
xung đột trong tác phẩm kịch phải được tổ chức trên cơ sở của phương thức

điển hình hóa. Xung đột kịch có thể gay gắt cực độ dẫn tới sự tiêu vong của một
bên như bi kịch, cũng có thể hòa điệu hơn như trong hài kịch, xung đột kịch có
thể là sự đụng độ quyết liệt giữa những mâu thuẫn đối kháng về giai cấp, về thời
đại như trong kịch lịch sử (kịch Nguyễn Huy Tưởng, Đào Hồng Cẩm), xung đột
kịch cũng có thể mang sắc thái trữ tình như trong kịch tâm lý (kịch Lưu Quang
7


Vũ); xung đột kịch cũng có thể được biểu thị bằng mối xung đột giữa tính cách
và hoàn cảnh, giữa tính cách và tính cách, hoặc ngay trong bản thân một tính
cách… tất cả đều phải đạt đến độ chân thực và điển hình. Thiếu ý nghĩa điển
hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường
của đời sống, là những dòng thuyết lý suông.
* Hành động kịch
Hành động kịch cần được hiểu trong tính thống nhất toàn vẹn của nó.
Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một
chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Cứ thế, nội dung câu
chuyện kịch nhanh chóng tới kết thúc. Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện
kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuân khổ của một chỉnh
thể nghệ thuật.
Mọi hành động trong tác phẩm kịch dù trực tiếp hay gián tiếp đều đều
dựa trên quy luật nhân quả. Hành động này là kết quả của hành động trước
nhưng lại là nguyên nhân thúc đẩy hành động sau. Theo hướng vận động ấy các
cảnh, các màn, các hồi, các lớp liên kết chặt vào nhau, loại bỏ những gì thừa
thãi, vượt đến đỉnh điểm của xung đột và hướng nhanh tới kết thúc.
Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định
tính cách nhân vật. Tác phẩm kịch thường gợi lên những nhân vật nung nấu ý
chí hành động mãnh liệt. Hành động kịch gây nên những cảm xúc của nhân vật,
nhân vật tự khẳng định bản chất của mình bằng hành động. Sau khi xuất hiện,
nhân vật nhập ngay vào tuyến xung đột và bị cuốn nhanh vào guồng hành động

của tác phẩm. Mọi tình huống trong tác phẩm kịch đều góp phần đắc lực để cho
nhân vật hành động. Tình huống kịch phải được chọn lọc để phù hợp với hướng
khai thác tập trung tiêu biểu của tính cách kịch. Nhân vật kịch luôn là những
người khao khát hành động. Nhân vật kịch cảm hóa, thuyết phục và mang lại
nhận thức cho độc giả, khán giả bằng hành động.
* Ngôn ngữ kịch
Đối với một tác phẩm kịch tất cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều
nằm trong ngôn ngữ nhân vật. Đó là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ
kịch.
8


Ngôn ngữ đối thoại.
Đó là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Dĩ nhiên không phải bất cứ
một tác phẩm nào viết theo hình thức đối thoại cũng đều là kịch. Song ngôn ngữ
đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch.
Ngôn ngữ độc thoại
Xen kẽ giữa hệ thống ngôn ngữ đối thoại là là những mẩu độc thoại.
Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân
vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khái thác chiều
sâu tâm lí cho các nhân vật. Khi trình diễn trên sân khấu, người ta có thể thay
đổi màu sắc, ánh sáng, sử dụng tiếng vọng , hoặc tái hiện lại những hình bóng
đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng thủ pháp đồng hiện: nhân vật
tự phân thân để đối thoại cùng nhau (Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu
Quang Vũ sử dụng thủ pháp này).
Ngôn ngữ khắc họa tính cách.
Ngôn ngữ nhân vật kịch dù đối thoại hay độc thoại trước hết là ngôn ngữ
khắc họa tính cách. Mỗi nhân vật với nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội và
một đặc điểm cá tính riêng phải có một tiếng nói riêng thật phù hợp. Đó là một
đòi hỏi tất yếu, bởi vì bản chất của nhân vật kịch “chỉ có chỉ có thể được bộc lộ

qua lời lẽ của chính họ mà thôi”.
Ngôn ngữ kịch mang tính hành động.
Hệ thống ngôn ngữ này có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng
một loạt các thao tác hành động. Tính hành động của nhân vật kịch không chỉ
bộc lộ trong hình tượng sân khấu mà nó đã được hình thành ngay trong cấu tạo
kịch bản văn học. Tính hành động là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch, là cơ
sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lý thích hợp với hành động của nhân vật trên
sân khấu.
Ngôn ngữ kịch là một hình thái ngôn ngữ gần gũi với đời sống.
Đó là thứ ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ.
Các nhân vật kịch đối đáp một cách tự nhiên giản gị theo cách đối thoại trong
cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với
những cách nói năng giàu ẩn ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lý sâu xa mà
chúng ta thường bắt gặp trong tác phẩm kịch. Mặc dầu rất gần gũi với ngôn ngữ

9


đối thoại hàng ngày, nhưng tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô
thiển cũng như cách nói năng tự nhiên chủ nghĩa.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Qua thực tế giảng dạy Ngữ văn các lớp khối 11 và khối 12 ở các năm học
trước, khi dạy đến các văn bản kịch, tôi thấy gặp phải một số vấn đề bất cập.
Thứ nhất, giáo viên dạy văn bản kịch với trình tự, cách khai thác và
phương pháp dạy học không khác dạy một văn bản văn học thông thường. Khi
đó toàn bộ cái hay của văn bản kịch có được do đặc trưng của nó không được
khai thác.
Thứ hai, hầu hết các giáo viên đều thừa nhận dạy văn bản kịch là rất khó.
Tất cả đều băn khoăn làm sao tìm ra một phương pháp, một cách khai thác để
toát lên cái hay của văn bản kịch.

Thứ ba, học sinh cũng cảm thấy khó tiếp nhận, dẫn đến việc không mấy
hứng thú khi học các văn bản kịch. Hầu hết các em đề thừa nhận không có ấn
tượng sâu sắc sau khi học và kết quả sau khi thể nghiệm kiến thức là không cao.
Thực trạng trên đòi hỏi phải có một phương pháp dạy văn bản kịch hiệu
quả, ở đó tạo ra được sự hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh. Quan trọng hơn là
có được hiệu quả truyền đạt đến mức tối đa nội dung bài học theo đặc trưng của
loại hình kịch.
Các biện pháp dạy văn bản kịch phải bám sát vào đặc trưng của loại hình
và thể loại. Cái hay của văn bản kịch chỉ được khai thác tối đa dựa vào các đặc
trưng đã được nêu ở phần trên. Dưới đây là một số cách khai thác đặc trưng của
kịch khi dạy văn bản kịch.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Giáo viên giới thiệu đặc điểm, trọng tâm bài học.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Câu hỏi giáo viên đưa ra có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, kích thích ham muốn tìm hiểu và
học tập của các em. Để có một giờ học sôi nổi, thành công, người thầy cần nắm

10


chắc đặc trưng thể loại, mục tiêu bài học để chuẩn bị được một hệ thống câu hỏi
khoa học.
- Giáo viên chia lớp làm 4 tổ, chuẩn bị tập kịch trước một tuần.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lớp kịch để diễn. (Ví dụ : với đoạn
trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, 4 tổ nên lần lượt diễn các lớp 1,7,8,9).
+ Giáo viên giới thiệu tài liệu tham khảo, băng đĩa cho học sinh, địa chỉ
trên mạng để tìm tư liệu,…
+ Giáo viên phân công một học sinh trong vai trò MC đồng thời là người

dẫn chuyện, dẫn dắt để đi vào vở diễn.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh diễn kịch: Phải làm nổi bật đặc điểm,
tính cách của nhân vật, xung đột và hành động kịch qua lời thoại của từng nhân
vật. Chú ý tới giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, từ ngữ, kiểu câu của mỗi
nhân vật. Từ đó làm rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của đoạn trích, tác phẩm.
+ Học sinh diễn thử cho giáo viên xem trước, giáo viên nhận xét, góp ý,
sửa chữa.
+ Giáo viên phải chú ý thời gian biểu diễn của học sinh.
2.3.2. Thực hiện ở trên lớp
2.3.2.1. Bước đầu cho học sinh nắm được thể của loại hình kịch.
Như trên đã trình bày, ở cấp độ loại hình, kịch gồm nhiều những thể loại
khác nhau như: bi kịch, hài kịch, chính kịch… Mỗi thể loại mang những đặc
trưng riêng mà chúng ta phải làm rõ trong quá trình phân tích văn bản kịch.
Ví dụ: khi dạy đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như
Tô của Nguyễn Huy Tưởng), GV cần làm rõ: Vũ Như Tô là một vở bi kịch.
Bi kịch là một thể của loại hình kịch (đối lập với thể hài kịch). Ngoài các
đặc điểm chung của loại hình, bi kịch còn mang những đặc điểm riêng của thể.
Những đặc điểm riêng này chủ yếu được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột và
nhân vật.
Xung đột kịch được tạo ra từ những mâu thuẫn “không thể giải quyết
được”; mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “diệt vong những giá trị
quan trọng”.
Nhân vật chính của bi kịch thường là những anh hùng. Nhân vật bi kịch là
những con người có những say mê, khát vọng lớn lao; đồng thời, đôi khi còn có
cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm của số phận

11


nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn ở mỗi

con người.
“Bi kịch là một thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt; nó miêu tả thực tại
theo lối nhấn mạnh, cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột
sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực hạn, mang ý
nghĩa tượng trưng nghệ thuật”.
2.3.2.2. Đặt đoạn trích trong mối quan hệ với toàn bộ tác phẩm.
Kịch là một loại hình có quy mô khá lớn. Điều đó không chỉ được thể
hiện ở nội dung phản ánh, kịch phản ánh vấn đề của thực tại cuộc sống và đặt ra
vấn đề sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật. Quy mô của kịch còn được thể hiện
ở hình thức. Kịch bao gồm nhiều cảnh, lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng trong khuôn khổ của một bài học, chương trình học chỉ trích dẫn một
đoạn trích nào đó đặc sắc nhất.
Toàn bộ các cảnh, các lớp của vở kịch có một quá trình vận động thống
nhất. Đó là: thắt nút, cao trào, phát triển và mở nút. Vì thế phần được trích
trong SGK chỉ thuộc vị trí nhất định.
Vì hai lí do trên, khi dạy văn bản kịch cần phải đặt đoạn trích trong mối
quan hệ với toàn bộ tác phẩm. Hay nói cách khác, GV phải giúp HS nhận diện
được vị trí đoạn trích. GV có thể tiến hành hai công việc như sau:
- Nêu vắn tắt nội dung vở kịch.
Ví dụ : Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gồm 7 cảnh:
Cảnh 1: Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích trên thiên đình.
Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi làm công việc điểm tên những người phải chết
trong một ngày. Đế Thích, vua cờ trên thiên đình đến tỏ ý muốn xuống hạ giới
tìm người đánh cờ cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái thượng Lão Quân, Nam
Tào vội gạch bừa một người có tên là Trương Ba.
Cảnh 2: Trương Ba (một người rất cao cờ) đánh cờ với Trưởng Hoạt.
Khi Trưởng Hoạt lâm vào thế bí, Trương Ba rung đùi phán: “Thế cờ này họa có
Đế Thích mới gỡ nổi”. Đế Thích nghe có người nhắc đến tên mình liền xuất
hiện, giúp Trưởng Hoạt gỡ thế cờ. Đế Thích đưa cho Trương Ba mấy nén
hương và dặn cách sử dụng khi cần gặp mình. Sau đó, Trương Ba đột ngột qua

đời.
Cảnh 3: Cảnh thiên đình.
12


Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên
(bà vô tình thắp ba nén hương của Đế Thích). Khi biết chuyện Nam Tào gạch
ẩu tên chồng, vợ Trương Ba đòi trả mạng sống cho chồng mình. Đế Thích
khuyên Bắc Đẩu, Nam Tào “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào
xác anh hàng thịt vừa mới chết để sống lại.
Cảnh 4: Nhà người hàng thịt.
Xác anh hàng thịt đang nằm trong quan tài bỗng đẩy nắp quan tài lên,
đòi về nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà hàng thịt. Mọi người lúc đầu ngỡ
ngàng, sau đó đành chấp nhận để anh hàng thịt về theo vợ Trương Ba vì sự thật
trong thể xác anh hàng thịt đúng là có hồn của Trương Ba.
Cảnh 5: Mọi rắc rối do hồn Trương Ba phải mượn xác hàng thịt bắt đầu
xảy ra. Lí trưởng nhân cơ hội sách nhiễu khiến con trai Trương Ba phải hối lộ
mới được Lí Trưởng cho phép: Trương Ba phải ở nhà hàng thịt đến nửa đêm
mới được về nhà mình.
Cảnh 6: Nhà người hàng thịt.
Đêm đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong,
chuẩn bị về nhà thì vợ hàng thịt mời cơm rượu và định giữ lại. Hồn Trương Ba
bị thể xác xui khiến, lúc đầu định xuôi theo nhưng rồi vượt qua phút lưỡng lự,
gỡ tay chị ta, trở về nhà.
Cảnh 7: Nhà Trương Ba.
Trưởng Hoạt sang phê phán Trương Ba bắt đầu đổi tính. Lí trưởng đến
gây khó dễ. Con trai Trương Ba hư hỏng. Vợ Trương Ba buồn khổ, định bỏ đi.
Cháu gái không nhận ông nội. Con dâu xót xa vì bố chồng không được như
xưa. Bản thân Trương Ba cũng bất lực với chính mình.
Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt diễn ra, trong

đó, xác hàng thịt khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn
Trương Ba.
Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho
mình. Cùng lúc, cu Tị, con một người hàng xóm, bạn thân cháu nội Trương Ba
ốm nặng, sắp chết. Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị
nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác
cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.

13


Phần kết: Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn, trò
chuyện với vợ. Cu Tị và bé gái ăn na và gieo hạt “cho nó mọc thành cây mới”.
- Chỉ ra vị trí đoạn trích.
Ví dụ: đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt được trích học trong SGK
thuộc cảnh 7 và màn kết của vở kịch. Trong các giai đoạn phát triển của kịch,
đoạn trích thuộc phần cao trào và mở nút. Đó là phần xung đột phát triển đến
mức căng thẳng nhất và được giải quyết.
2.3.2.3. Giúp học sinh nắm rõ mâu thuẫn, xung đột cơ bản của toàn bộ
vở kịch.
Đặc trưng cơ bản của kịch là mâu thuẫn kịch. Cho HS nắm rõ được điều
này là rất quan trọng. Trước khi phân tích đoạn trích, HS cần nắm được mâu
thuẫn chung của toàn bộ vở kịch. Đồng thời, trong quá trình phân tích, cần bám
sát mâu thuẫn này vì mâu thuẫn chung được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ
vở kịch và được cụ thể hóa trong từng cảnh, từng lớp kịch dưới ngôn ngữ và
hành động của nhân vật.
Ví dụ:
Mâu thuẫn trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng:
- Mâu thuẫn thứ nhất: mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ, lầm
than với bọn hôn quân, bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa, trụy lạc.

- Muân thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu,
thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Xung đột trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia là xung đột
giữa tình yêu chân thành, trong trắng với hận thù của hai dòng họ.
Xung đột trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quan Vũ là
xung đột giữa tâm hồn thanh cao, trong sạch với thân xác phàm tục, thô lỗ.
2.3.2.4. Tái hiện khung cảnh sân khấu và chỉ ra hình thức của các lời
thoại
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Tác phẩm kịch chỉ thực sự
được khai thác trọn vẹn khi được trình diễn trên sân khấu. Sau lao động của nhà
văn (người sáng tạo kịch bản văn học) là chặng đường sáng tạo thứ hai của đội
ngũ nghệ sĩ sân khấu gồm: đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ. Bằng những ưu
thế riêng của dàn dựng, diễn xuất, âm nhạc, trang trí… họ đã tái hiện một cách
trực tiếp, sinh động nội dung của một kịch bản văn học trên sàn diễn. Tuy nhiên
chúng ta chỉ có điều kiện thưởng thức phần kịch bản văn học được trích dẫn
14


trong sách giáo khoa. Không thể phủ nhận rằng phần kịch bản đó không không
thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như được trình
diễn trên sân khấu. Chính vì vậy, chúng ta nên tái hiện đến mức tối đa có thể để
học sinh hình dung khung cảnh sân khấu và cách các nhân vật thể hiện lời thoại.
Khi đó việc tiếp thu văn bản kịch không còn khô khan mà sẽ hấp dẫn hơn.
Ví dụ: đoạn trích Tình yêu và thù hận ( trích vở kịch Rô-me-ô và Giu-li-ét
của Sếch-xpia) :
Khung cảnh ở đây là trong vườn nhà Ca-piu-lét và Rô-mê-ô ra, Giu-li-ét
xuất hiện ở của sổ trên cao.
Sáu lời thoại đầu rõ ràng hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét nói về nhau,
nếu không để ý chúng ta dễ nhầm lẫn đây là hình thức đối thoại. Thực chất họ
nói về nhau nhưng không phải nói với nhau. Vì thế hình thức ngôn ngữ ở đây là

độc thoại (tính chất đối thoại trong độc thoại).
Khi đó ta hình dung khung cảnh trên sân khấu sẽ là:
- Khán giả nhìn thấy cả hai người; Rô-me-ô nhìn rõ Giu-li-ét ở cửa sổ
trên cao; Giu-li-ét không nhìn rõ Rô-mê-ô khuất trong bóng tối dưới lùm cây.
- Lời thoại của hai nhân vật đều thốt lên thành tiếng, khe khẽ nhưng đủ để
khán giả nghe.
- Rô-mê-ô nghe rõ những lời của Giu-li-ét, Giu-li-ét giả định là không
nghe thấy tiếng nói của Rô-mê-ô.
Còn mười lời thoại sau mang hình thức đối thoại, hai người hướng vào
nhau nói cho nhau nghe. Khi đó tính chất hỏi đáp, đối đáp xuất hiện.
Hay đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt: trước khi tìm hiểu màn đối
thoại giữa hồn và xác, nên mô tả cảnh trên sân khấu để học sinh hình dung ra.
Đó là không gian ba chiều. Hồn Trương Ba đang chán nản, buồn bã muốn tách
mình ra khỏi thân xác. Dưới ánh đèn và kĩ xảo sân khấu, hồn Trương Ba tách ra
khỏi thân xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba.
Thân xác anh hàng thịt lúc này ngồi nguyên trên chõng (và chỉ còn là thân xác).
Cuộc đối thoại bắt đầu bằng việc tuyên chiến của xác.
2.3.2.5. Phân tích mâu thuẫn, xung đột qua hành động, ngôn ngữ của
các nhân vật.
Đây là phần quan trọng nhất của việc tìm hiểu văn bản kịch. Ở phần này
tính chất của xung đột mâu thuẫn, tính chất, ý nghĩa của hành động kịch, của
ngôn ngữ kịch được thể hiện và được làm rõ. Việc giải quyết xung đột được thể
15


hiện qua hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Đồng thời ngôn ngữ và hành
động của nhân vật cũng thể hiện ý nghĩa nào đó mà tác giả muốn gửi gắm đến
người đọc.
Ví dụ: hành động, ngôn ngữ của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích
Hồn Trương Ba, da hàng thịt:

Sau một loạt những sự việc xảy ra, mâu thuẫn giữa tâm hồn thanh cao với
thân xác phàm tục ngày càng căng thẳng và quyết liệt hơn. Đến đây hồn Trương
Ba vẫn cho rằng mình có một đời sống riêng nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng
bởi thân xác và muốn tách ra khỏi thân xác.
- Lời thoại thể hiện sự khẳng định mình trong sạch của Trương Ba và phủ
nhận sự ảnh hưởng của thân xác: lời đối thoại
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói cơ à? Vô lí, mày không thể biết
nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù…
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa
gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ
con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày…
Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong
sạch, thẳng thắn…
Nhưng sau hàng loạt những lí lẽ và bằng chứng của xác hàng thịt, hồn
Trương Ba trở nên đuối lí. Thể hiện:
- Hành động: bịt tai lại không muốn nghe.
- Lời thoại thể hiện sự lúng túng: Nhưng…Nhưng…; Chiều chuộng? lí lẽ
của anh thật ti tiện!
- Cuối cùng là tiếng kêu Trời! tuyệt vọng và hành động phải chấp nhận
nhập vào xác hàng thịt.
Đến đây mâu thuẫn đã nổi lên và lại tạm thời chùng xuống. Chắc chắn
không dừng lại ở đó, sẽ có một cao trào bùng nổ mới xảy ra khi điều ngộ nhận
của hồn Trương Ba về sự trong sạch của chính mình được vỡ lẽ. Điều này được
thể hiện ở màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân.
Trong màn đối thoại, sau phản ứng của những người thân trong gia đình,
Trương Ba đã ngộ ra. Điều này được thể hiện:
- Lời độc thoại nội tâm: mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không
phải của ta a, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta…Nhưng lẽ nào ta lại chịu

16


thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”!
Mày nói như thế hả? nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần
đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!
Lời độc thoại nội tâm đó được thể hiện khi Trương Ba một mình trên sân
khấu, cho thấy nhân vật phải trải qua cơn bão tố dữ dội và đau đớn trong cuộc
đấu tranh giành giật lại bản thân mình từ bàn tay thô bạo của con quỷ dữ bản
năng.
Lời thoại cũng cho thấy quyết định của Trương Ba: không cần đến thân
xác nữa, đó là quyết định đẩy tình huống đến độ căng quyết liết liệt hơn: cao
trào và tất yếu dẫn đến hành động: châm hương gọi Đế Thích.
Như vậy, ta thấy bản chất của việc dạy học kịch là phải khai thác mâu
thuẫn, xung đột kịch. Việc khai thác mâu thuẫn, xung đột đó bắt buộc phải
thông qua tìm hiểu, bám sát vào hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Không
loại trừ bất cứ một trường hợp nào, tất cả các vở kịch đều tuân theo cách khai
thác này.
Không chỉ vậy, hành động và ngôn ngữ kịch còn thể hiện tâm trạng của
nhân vật và tác giả gửi gắm thông điệp qua đó. Nên khi tìm hiểu kịch, ghi nhớ
và phân tích kỹ lời thoại quan trọng cũng là cần thiết.
2.3.2.6. Thể nghiệm kiến thức sau tiết học.
Đây là hoạt động ngoài tiết học, có tác dụng giúp học sinh thể nghiệm lại
kiến thức đã học và phát huy sự sáng tạo. Hoạt động này cũng có tác dụng để lại
ấn tượng sâu sắc và lâu bền trong tâm trí học sinh về vở kịch. Tuy nhiên, việc
làm này cũng cần phải tuân theo đặc trưng của kịch. Hoạt động này có thể có
các dạng như sau:
- Cho học sinh xem kịch.
- Cho học sinh viết kịch bản.
Giáo viên đưa ra một tình huống, một cách kết thúc khác của vở kịch và

yêu cầu học sinh viết kịch bản theo tình huống đó.
Ví dụ: giả định vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt không kết thúc bằng
hành động Trương Ba chấp nhận cái chết mà Trương Ba nghe theo lời Đế Thích
sống nhờ vào xác cu Tị. Học sinh viết một cảnh nói lên những rắc rối mà
Trương Ba gặp phải trong tình huống này.
- Cho học sinh đóng kịch.
17


Giáo viên cho học sinh đóng những đoạn kịch đặc sắc, học sinh đóng vai,
học thuộc lòng lời thoại và diễn.
Cần lưu ý rằng hoạt động này đòi hỏi thời gian và sự đầu tư kĩ lưỡng
không chỉ của giáo viên mà đặc biệt của học sinh. Vì đây là việc học sinh phải
tự làm để thể hiện việc nắm vững kiến thức, phát huy sự sáng tạo và thực sự
được sống trong không khí kịch. Giáo viên cần phân bố thời gian thích hợp và
ghi nhận sự đóng góp của học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Khi áp dụng một số biện pháp trên vào giảng dạy tôi thấy học sinh cảm
thấy hứng thú khi học tác phẩm kịch, từ đó học sinh chủ động, sáng tạo kiểm tra
đánh giá.
Sau khi áp dụng đề tài trên vào thực tế giảng dạy, cụ thể dạy theo giáo án
Hồn Trương Ba, da hàng thịt vào 2 lớp 12 năm học 2017 – 2018 theo phân công
chuyên môn, sau đó có kiểm tra đánh giá, tôi thu được kết quả như sau:

Số lượng

Điểm giỏi

Kết quả

Điểm trung

Điểm khá

bình

HS

78

Điểm yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

20

25,6%


40

51,3%

18

23,1%

0

TL

Điểm
kém
SL

TL

0

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy việc áp dụng đề tài vào giảng
dạy văn bản kịch phát huy hiệu quả rõ rêt. Kết quả thu được sau kiểm tra đánh
giá cho thấy: số lượng điểm giỏi và khá chiếm chủ yếu với tỉ lệ hơn 75%. Đó là
kết quả khả quan và nên được nhân rộng trong việc dạy tất cả các văn bản kịch.
3. Kết luận, kiến nghị
Đề tài là một hướng tiếp cận văn bản kịch, vốn trước nay được coi là một
thể loại khó cảm thụ đối với học sinh. Cách tiếp cận của đề tài không chỉ bám
sát đặc trưng thể loại kịch mà còn tạo được hứng thú đọc – hiểu kịch bản văn
18



học đối với đọc sinh. Tính hiệu dụng của nó đã được chúng tôi áp dụng trong
quá trình thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động giờ dạy ở trên lớp, phần nào
giúp các em hăng say và chủ động học tập, say mê tìm hiểu văn bản, khắc phục
phần nào tình trạng “chán” học văn ở một bộ phận học sinh trong nhà trường
phổ thông hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA BGH

CAM KẾT CỦA NGƯỜI VIẾT SKKN
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là sản
phẩm nghiên cứu và áp dụng từ thực tiễn dạy học
của bản thân, không sao chép của người khác.
Người viết SKKN

Mai Thị Huyền

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Minh Đức, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1992.
2. Lê Bá Hán, Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử (đồng chủ biên), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Văn học, 2004.
3. Phan Trọng Luận (chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập2, NXB
Giáo dục. 2008.
4. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB
Giáo dục, 1986.
5. Phương Lưu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 2, NXB
Giáo dục, 1986.
6. Trần Đình Sử (chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo

dục, 2007.
7. http:// violet.vn

20



×