Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Luận văn thạc sỹ: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phù Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.32 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

NGUYỄN THÙY DUNG

KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÙ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

NGUYỄN THÙY DUNG

KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÙ YÊN
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ NGÀNH: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

Hà Nội – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thùy Dung


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu,
các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các Giáo sư, P.Giáo sư, Tiến
sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô – TS. Nguyễn Thị Minh
Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nước
Sơn La, Kho bạc Nhà nước Phù Yên. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn
khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô và những người quan
tâm đến đề tài đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Thùy Dung



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI....................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................................4
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................4
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
1.6 Những đóng góp của nghiên cứu..........................................................................5
1.7. Cấu trúc của luận văn............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.....................................6
2.1. Khái quát về bản chất, đặc điểm, phân loại ngân sách nhà nước và chi thường
xuyên ngân sách nhà nước.............................................................................................6
2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước...........................6
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước............................7
2.1.3. Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước...........................................8
2.1.4. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước........................................9
2.1.5. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước............10
2.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước....................11

2.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước........................................................................................................11
2.2.2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước............................................................................13
2.2.3. Nguyên ắc kiểmxsoát, hanh toán cácxkhoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc
nhà nước ................................................................................................................ 15


2.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua kho bạc nhà nước...........................................................................................16
2.3. Tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước........19
2.3.1. Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước............................................................................19
2.3.2. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà
nước
................................................................................................................ 24
2.3.3. Chứng từ chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước....25
2.3.4. Kế toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.......25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÙ YÊN.............................28
3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Phù Yên.............................................................28
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Phù Yên...............................28
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Phù Yên.........................................30
3.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước Phù Yên giai đoạn 2016 - 2018...........................................................................32
3.2.1. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước......32
3.2.2. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước Phù Yên........................................................................................................33
3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phù Yên...........................................................47

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÙ YÊN.........................................................................49
4.1. Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước Phù Yên................................................................................................49
4.1.1. Ưu điểm.......................................................................................................49
4.1.2. Hạn chế.......................................................................................................52
4.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................55
4.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước Phù Yên.................................................................................................59
4.2.1. Chiến lược phát triển kho bạc nhà nước......................................................59
4.2.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc
Nhà nước Phù Yên trong giai đoạn tới..................................................................62
4.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước
Phù Yên 64


4.3.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN...........................64
4.3.2. Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN............................64
4.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN.........................................................................................................66
4.3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.................................................67
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp..............................................................................68
4.4.1. Đối với chính quyền huyện Phù Yên...........................................................68
4.4.2. Đối với Kho bạc Nhà nước..........................................................................69
4.4.3. Đối với Bộ Tài Chính..................................................................................69
4.4.4. Đối với cơ quan lập pháp.............................................................................70
KẾT LUẬN................................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................73



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Ký hiệu
GDV
TABMIS
KTT
KTV
KBNN
KSC
NSNN
TKTG
XDCB

Diễn giải
Giao dịch viên
Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi
Ngân sách nhà nước
Tài khoản tiền gửi
Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.2:

Bảng cơ cấu chi NSNN Phù Yên giai đoạn 2016 -2018......................32
Bảng cơ cấu chi thường xuyên NSNN chi tiết theo nội dung..............33
Tỷ lệ số tiền từ chối qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho
bạc Nhà nước Phù Yên giai đoạn 2016 – 2018....................................35
Tình hình thu hồi xuất toán các khoản chi...........................................35
Cơ cấu chi thường xuyên theo nhóm mục chi qua KBNN Phù Yên....37
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt và chuyển khoản qua KBNN Phù Yên Giai
đoạn 2016 - 2018.................................................................................44

Sơ đồ quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên

ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.........................................19
Tổ chức tại Kho bạc Nhà nước Phù Yên.............................................30
Sơ đồ quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước...32


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

NGUYỄN THÙY DUNG

KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÙ YÊN

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ NGÀNH: 8340301

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2019


i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kiểm soát chi (KSC) Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói chung, kiểm soát chi
thường xuyên NSNN nói riêng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của
Nhà nước nhằm chống thất thoát, lãng phí khi sử dụng NSNN. Thực hiện tốt nhiệm vụ
kiểm soát chi thường xuyên NSNN có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện tiết
kiệm, chống lãng phí, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn
định tiền tệ, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; đồng thời nâng cao trách nhiệm

cũng như phát huy vai trò của các cấp các ngành.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả chọn đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phù Yên”. Đi sâu nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước
(KBNN) Phù Yên giai đoạn năm 2016 đến năm 2018 mang một ý nghĩa thiết thực, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Qua luận văn tác giả hệ thống những vấn đề chung về chi thường xuyên NSNN,
kiểm soát chi thường xuyên NSNN, chỉ rõ sự cần thiết phải kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN và nêu ra những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua KBNN tại chương 2.
Trên cơ sở lý luận chung tại chương 2 tác giả phân tích thực trạng kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua KBNN Phù Yên theo quy trình và các nội dung kiểm soát
chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phù Yên giai đoạn 2016 - 2018 tại chương 3.
Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Phù Yên trên phương diện những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để có những đề
xuất giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi
ngân sách nhà nước qua KBNN Phù Yên tại chương 4. Đồng thời, tác giả nêu các kiến
nghị đối với chính quyền huyện Phù Yên, với Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài Chính và các
cơ quan lập pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

NGUYỄN THÙY DUNG

KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÙ YÊN


CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ NGÀNH: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2019


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiền thân của hệ thống Kho bạc Nhà nước là Nha Ngân khố Quốc gia, được
thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/04/1990 theo quyết định số 07/HĐBT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kho bạc Nhà nước nay là cơ quan trực thuộc Bộ Tài
chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước
về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước;
tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho
đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định
của pháp luật.
Trong những năm qua, hệ thống kho bạc đã không ngừng lớn mạnh và góp phần
cùng toàn ngành Tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được đặt ra trong từng
thời kỳ. Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng
thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục, đồng thời tăng cường kiểm
soát nền kinh tế nói chung và tài chính ngân sách nói riêng một cách hiệu quả nhất.

Huyện Phù Yên nằm ở phía đông của tỉnh Sơn La, trong đó có 11 xã thuộc diện
xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ. Là
huyện có nguồn thu ngân sách thấp chưa bù đắp được nhu cầu chi tiêu cho phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương mà chủ yếu được bổ sung từ ngân sách cấp trên. Tại các
xã nguồn thu chưa đáng kể, đồng thời năng lực quản lý chi tiêu còn hạn chế nên việc
thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý trên địa bàn còn thấp. Do đó việc kiểm soát
chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự là một trong những vấn đề trọng yếu trong công
cuộc đổi mới quản lý tài chính, quản lý NSNN tại địa phương.
Nói đến NSNN có nghĩa là đề cập đến hai loại hình hoạt động tài chính cơ bản
của nhà nước đó là hoạt động thu nộp và hoạt động chi tiêu ngân sách của bộ máy
công quyền, trong đó việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước được xem là một phần
không thể thiếu của hoạt động chi NSNN.
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có vai trò quan trọng trong việc phân phối
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, chống thất thoát lãng phí
NSNN, tạo điều kiện giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; tăng cường kỷ


2
luật tài chính; nâng cao uy tín của Nhà nước trong quản lý và điều hành NSNN.
Ngoài những vấn đề thực hiện nhiệm vụ chung của toàn hệ thống kho bạc Nhà
nước, hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phù Yên còn có
những vấn đề chưa phù hợp.
Cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn phức tạp, trong nhiều trường hợp vẫn
chưa thể hiện được tính chủ động. Năng lực kiểm soát chi còn hạn chế, chưa đáp ứng
được kịp thời với những đổi mới. Vì vậy, tổ chức và hoạt động kiểm soát chi qua KBNN
trên địa bàn huyện Phù Yên cần được hoàn thiện một cách có hệ thống và khoa học.
Xuất phát từ những yêu cầu và qua quan sát thực tế về công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN tại KBNN Phù Yên tôi thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu và
hoàn thiện do đó tôi chọn đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước Phù Yên”.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Do tầm quan trọng không thể phủ nhận của vấn đề quản lý chi thường xuyên
NSNN nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này được
công bố như:
Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên” của tác giả Vũ Thị
Thu Hằng, Học viện Tài chính, năm 2012. Qua luận văn tác giả đã hệ thống hóa lý
luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN, phân tích
thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Hưng Yên và đề ra giải
pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Hưng Yên. Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, kết cấu được xây
dựng hợp lý, thể hiện tác giả có sự am hiểu và chuyên sâu về nghiệp vụ, đặc biệt, luận
văn được tác giả xây dựng từ thực tế làm công tác kiểm soát chi, do đó có những đề
xuất, giải pháp, mang tính ứng dụng cao… Tuy nhiên phần thực trạng còn chưa nêu
bật được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương, Đại học kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2014 với đề tài “Kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên tại
Kho bạc quận Cầu Giấy, Hà Nội”. Thành công của đề tài được thể hiện trên các mặt:
Về cơ sở lý luận: Đề tài đã hệ thống những vấn đề chung về NSNN, kiểm soát
chi NSNN bao gồm: tổng quan về NSNN, kiểm soát chi NSNN; nội dung kiểm soát
chi NSNN và những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN qua KBNN, những
nhân tố này là cơ sở để tác giả phân tích tại chương 2 và xây dựng giải pháp tại


3
chương 3 và rút ra được một số kinh nghiệm để tăng cường kiểm soát chi ngân sách
nhà nước qua KBNN trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Về cơ sở thực tế: Thông qua thực trạng công tác kiểm soát chi qua KBNN quận
Cầu Giấy giai đoạn 2010 - 2012, tác giả đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi
ngân sách nhà nước qua KBNN Cầu Giấy trên phương diện những kết quả đạt được,

những tồn tại và nguyên nhân để có những đề xuất giải quyết vấn đề tại chương 3.
Tuy nhiên trong phần giải pháp tác giả cần đi sâu hơn nữa nội dung: Cải thiện
chất lượng đội ngũ thực hiện kiểm soát chi; Hoàn thiện quy trình làm việc; Ứng dụng
công nghệ mới trong quản lý kiểm soát chi.
Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho
bạc nhà nước Long Biên - Hà Nội” của tác giả Đinh Thị Hồng Điệp, Đại học Kinh tế
quốc dân, năm 2017. Ưu điểm của đề tài là đã hệ thống một cách trung thực thực trạng
kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Long Biên thông qua những vấn đề:
Cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN trên địa bàn quận Long
Biên cũng như tổ chức thực hiện, quy trình, nội dung KSC thường xuyên NSNN. Từ
đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Long Biên. Trong đó, tác giả đưa ra các giải pháp khá sát thực, có giá trị ứng dụng
trong thực tế về công tác nâng cao chất lượng cán bộ KSC; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành và cải cách thủ tục hành chính. Thành công
của tác giả trong luận văn là một nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu đề tài.
Những đề tài nghiên cứu trên đã có những đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện
công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN và có ý nghĩa tham khảo quan trọng
cho luận văn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, công tác KSC qua KBNN huyện
Phù Yên có những đặc thù khác với các KBNN khác. Do đó, đề tài “Kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phù Yên” vẫn có chỗ
đứng riêng, kế thừa nhưng không trùng lặp, góp phần làm phong phú thêm tình hình
nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm
soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Phù Yên, góp phần quản lý, điều hành việc
sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.



4
Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài thực hiện hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN.
- Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp huyện qua KBNN
Phù Yên, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân một cách khách quan.
- Đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện công
tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Phù Yên trong thời
gian tới. Từ đó, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch cải cách hành chính
nhà nước, nâng cao hiệu quả của hoạt động công vụ.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- KSC thường xuyên qua KBNN được thực hiện như thế nào?
- KSC thường xuyên qua KBNN Phù Yên hiện nay được thực hiện như thế nào?
- Các giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện công tác KSC thường xuyên qua
KBNN Phù Yên là gì?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua KBNN huyện.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
đóng trên địa bàn huyện.
- Về không gian: KBNN huyện Phù Yên.
- Về thời gian: Dữ liệu được thu thập từ năm ngân sách 2016 đến năm 2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích, thu thập tài liệu và tổng hợp để xây dựng
khung lý thuyết về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện.
Quan sát thực tế, đồng thời thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp bên trong từ các
nguồn: chứng từ, sổ sách, báo cáo của KBNN huyện giai đoạn 2016 – 2018 để phân
tích thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN huyện Phù Yên.
Phương pháp sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.


5
Sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp và phân tích để đánh giá thực trạng
kiểm soát chi thường yên qua KBNN, từ đó chỉ ra các ưu điểm
và hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện Phù Yên, xác
định nguyên nhân của các hạn chế đó.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan liên quan nhằm hoàn
thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Phù Yên.
1.6 Những đóng góp của nghiên cứu
Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa có chọn lọc và bổ sung những vấn đề lý luận về
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và được dùng
làm tài liệu nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Về thực tiễn: Đề tài đi sâu nghiên cứu, đánh giá công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN Phù Yên. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm
soát chi thường xuyên NSNN theo hướng hiệu quả, thiết thực, góp phần đổi mới cải
cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN qua huyện Phù Yên.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước.
Chương 3: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước Phù Yên.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Phù Yên.


6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1.

Khái quát về bản chất, đặc điểm, phân loại ngân sách nhà nước và chi

thường xuyên ngân sách nhà nước
2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
“Ngân sách là một khái niệm chung để chỉ ngân sách của các hộ gia đình, các
doanh nghiệp và ngân sách của khu vực chính phủ. Trong thực tiễn, thuật ngữ ngân
sách thường được hiểu là một bản ước tính về số tiền được sử dụng và kế hoạch sử
dụng số tiền đó cho một công việc của một chủ thể. Nếu chủ thể đó là nhà nước thì
được gọi là ngân sách chính phủ hay ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khác với ngân
sách của các hộ gia đình, doanh nghiệp, NSNN là một phạm trù kinh tế, chính trị và
pháp lý” (Trích Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương, Giáo trình Quản lý tài chính
công, Nxb. Tài chính, năm 2016, tr.44)
“Theo góc độ kinh tế, NSNN là một công cụ chính sách kinh tế của quốc gia,
được sử dụng để đạt các mục tiêu: kỷ luật tài khóa, phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu
tiên và sử dụng nguồn lực hiệu quả. Theo góc độ chính trị, NSNN được trình cơ
quan quyền lực nhà nước để đảm bảo các đại biểu của người dân giám sát, phê
duyệt các quyết định về thu và chi ngân sách. Theo góc độ luật pháp, NSNN là một
văn bản pháp luật được phê duyệt bởi Quốc hội, giới hạn các quyền mà cơ quan
hành pháp được phép thực hiện. Theo góc độ quản lý, NSNN là căn cứ để quản lý

tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách, cho biết số tiền đơn vị được phép chi,
các nhiệm vụ chi và kế hoạch thực hiện, ngân sách phân bổ cho đơn vị ” (trích Bùi
Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương, Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb . Tài
chính, năm 2016, tr.45)
Tại khoản 14, điều 4, Luật NSNN 2015 (số 83/2015/QH13 do Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015): “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.


7
“Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho
các chi phí của bộ máy nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội,
an ninh quốc phòng” (Trích Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh, Giáo trình Quản lý chi
NSNN, Nxb. Tài chính, năm 2010, tr.5).
Các nội dung chi NSNN bao gồm:
+ Các khoản chi thường xuyên: Chi quản lý nhà nước; Chi An ninh quốc
phòng; Chi sự nghiệp.
+ Các khoản chi không thường xuyên: Chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB);
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước; Chi góp vốn cổ phần, vốn liên
doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết; Chi cho các quỹ hỗ trợ đầu
tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển; Chi dự trữ nhà nước.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước
“Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của nhà nước với các nội dung chủ yếu là chi tiền công, tiền lương, chi mua
sắm hàng hóa, dịch vụ; chi chuyển giao thường xuyên” (Trích Đặng Văn Du, Bùi Tiến
Hanh, Giáo trình Quản lý chi NSNN, Nxb. Tài chính, năm 2010, tr.7)
“Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm
hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ

hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà
nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh” (Trích khoản 6, điều
4, Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015).
Theo tính chất kinh tế, chi thường xuyên là những khoản chi không có trong
khu vực đầu tư và có tính chất thường xuyên để tài trợ cho các hoạt động của các cơ
quan Nhà nước nhằm duy trì “đời sống quốc gia”. Về nguyên tắc, các khoản chi này
phải được tài trợ bằng các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của
ngân sách Nhà nước.
Chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được
phân bổ tương đối đều, ổn định giữa các tháng trong quý, các quý trong năm và giữa
các năm trong kỳ kế hoạch.
Thứ hai, việc sử dụng kinh phí thường xuyên được thực hiện thông qua hai hình
thức cấp phát thanh toán và cấp tạm ứng. Cũng như các khoản chi khác của NSNN
việc sử dụng kinh phí thường xuyên phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ ba, việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu nhằm mục đích tiêu dùng.
Hầu hết các khoản chi thường xuyên nhằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành
chính, hoạt động sự nghiệp, về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt


8
động xã hội khác do nhà nước tổ chức. Các hoạt động này hầu như không trực tiếp tạo
ra của cải vật chất nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia. Hiệu
quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát
triển mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển
bền vững của đất nước.
Thứ tư, chi thường xuyên mang tính chất liên tục. Phạm vi và mức độ chi
thường xuyên ngân sách nhà nước gắn liền với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và
việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng
thời kỳ.

2.1.3. Phân loại chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên gồm 4 nhóm:
- Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân: là các khoản chi liên quan trực
tiếp đến con người như chi lương; phụ cấp lương; chi học bổng học sinh, sinh viên; chi
đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương từ NSNN; chi khen thưởng, phúc lợi tập
thể; chi về công tác người có công với cách mạng và các khoản thanh toán khác cho cá
nhân.
- Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: để đảm bảo hoạt động thường
xuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn
phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi thuê mướn; chi sửa
chữa nhỏ thường xuyên; chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành.
- Nhóm các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây
dựng nhỏ gồm: chi sửa chữa lớn tài sản cố định và các công trình cơ sở hạ tầng; chi
mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn.
- Nhóm các khoản chi thường xuyên khác gồm: các nhóm của mục lục ngân
sách không nằm trong 3 nhóm mục trên.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn gồm các khoản chi cụ thể sau:
- Chi sự nghiệp kinh tế: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục
vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội và tạo điều kiện
cho các ngành kinh tế hoạt động, phát triển một cách thuận lợi. Mục đích hoạt động
của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy NSNN cần dành
một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này. Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm:
+ Chi sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp, sự nghiệp giao
thông, kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác.
+ Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các cấp.
+ Chi về bản đồ, đo đạc, cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ


9
địa chính.

+ Chi định canh, định cư và kinh tế mới.
- Chi sự nghiệp văn hóa - xã hội gồm: Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự
nghiệp y tế, văn hóa thể thao, phát thanh - truyền hình, khoa học công nghệ và môi
trường, sự nghiệp xã hội và văn hóa khác.
- Chi quản lý hành chính: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương.
- Chi về hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam
- Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Mặt trận tổ
quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến
binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam.
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước
- Chi các chương trình quốc gia
- Chi trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
- Chi tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật
- Chi trả lãi tiền do Nhà nước vay
- Chi viện trợ cho các Chính phủ và các tổ chức nước ngoài
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
2.1.4. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
“Chi thường xuyên NSNN có vai trò rất quan trọng, thể hiện trên các mặt cụ thể
như sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức
năng của nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.
Thứ hai, chi thường xuyên là công cụ để nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định
và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính
sách xã hội góp phần thực hiện mục tiêu cân bằng xã hội.
Thứ ba, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều
chỉnh thị trường để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Nói cách khác, chi
thường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều

tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thứ tư, chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an
ninh. Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảm
bảo ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.” (Trích Đặng Văn Du, Bùi Tiến
Hanh, Giáo trình Quản lý chi NSNN, Nxb. Tài chính, năm 2010, tr.12, tr.13, tr.14)
2.1.5. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
Nguyên tắc quản lý theo dự toán:


10
“Dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN. Các khoản chi ngân sách
chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân
sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực
hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ
khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên” (Trích
khoản 4, điều 8, Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015)
“Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án
phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài
chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân
sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách có
thẩm quyền quyết định:
Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước,
trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
Chi cho các dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc
phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh” (Trích khoản 1, điều 51, Luật NSNN số

83/2015/QH13 ngày 25/06/2015)
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả:
Tiết kiệm hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản
lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới
hạn. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính
toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng phải đạt được kết quả cao nhất. Mặt khác do đặc
thù hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi từ
NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn, nên
càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của
NSNN.
Nguyên tắc kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước:
Một trong những chức năng quan trọng của kho bạc nhà nước là quản lý quỹ
NSNN. Vì vậy, kho bạc nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát
chặt chẽ mọi khoản chi.
2.2. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước


11
2.2.1. Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước
Một là, do yêu cầu của công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung
và cơ chế quản lý NSNN nói riêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo chi
đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, khi nhu cầu chi phát
triển kinh tế xã hội ngày càng tăng mà khả năng của NSNN thì hạn hẹp thì việc kiểm
soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách thực sự là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước.
Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tiết kiệm chống
lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Các đơn
vị thụ hưởng ngân sách nhà nước đôi khi có tư tưởng tìm cách để sử dụng hết số kinh
phí đã được cấp mà không quan tâm tới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và

dự toán được duyệt. Vì vậy cần thực hiện kiểm soát chi NSNN để hạn chế những tiêu
cực, sai phạm trong sử dụng NSNN từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nâng cao trách
nhiệm của các đối tượng sử dụng NSNN.
Ba là, do bản chất của các khoản chi thường xuyên là không mang tính hoàn trả
trực tiếp. Tính chất cấp phát không hoàn lại của các khoản chi NSNN là một nguyên
nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các đơn vị chi tiêu một cách lãng phí.
Cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế - xã hội, các
nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN cũng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Do vậy, cơ
chế quản lý chi thường xuyên NSNN nhiều khi không theo kịp với biến động của hoạt
động chi thường xuyên NSNN. Từ đó, một số đơn vị, cá nhân tìm cách lợi dụng, khai
thác những kẽ hở của cơ chế nhằm tham ô, trục lợi tài sản và công quỹ nhà nước. Thực
tế đó, đòi hỏi phải có các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình
sử dụng kinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị nhằm ngăn chặn tiêu cực.
Bốn là, do hạn chế từ chính bản thân cơ chế quản lí chi NSNN. Cơ chế quản lí chi
NSNN tuy đã thường xuyên được sửa đổi, hoàn thiện nhưng vẫn chỉ quy định được những
vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc. Mặt khác, trách nhiệm giải trình chưa cao, tính
minh bạch công khai trong sử dụng chi tiêu công còn mang tính hình thức dẫn tới không thể
khái quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý kiểm soát chi
NSNN. Chính vì vậy cần thực hiện kiểm soát chi NSNN song song với việc phát hiện
những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý, để từ đó kiến nghị với các ngành, các cấp
sửa đổi bổ sung kịp thời để cơ chế quản lý ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ


12
hơn. Góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các cấp, các
ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và điều hành ngân sách.
Năm là, xuất phát từ yêu cầu mở cửa, hội nhập với nền tài chính khu vực và thế
giới, từ kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của các nước và các tổ chức tài chính
quốc tế thì việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN chỉ được thực hiện có hiệu
quả trong điều kiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý NSNN đến đối tượng

thụ hưởng NSNN, hạn chế thấp nhất việc chi trả qua trung gian để giảm sự thất thoát
NSNN, góp phần nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Sáu là, góp phần ổn định chính sách tài khóa của nhà nước trong điều kiện lạm
phát, suy thoái nền kinh tế. Thắt chặt hay nới lỏng chi tiêu công giúp cho kiềm chế lạm
phát hay kích cầu nền kinh tế phát triển. Việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước cần thiết phải được thực hiện linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ phát triển
của nền kinh tế.
2.2.2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước
Kiểm soát chi NSNN được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện
thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính hợp pháp, hợp lí của các khoản
chi NSNN do các chủ thể thực hiện, dựa trên sự đối chiếu với các chính sách, chế độ
định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức
phương pháp quản lí tài chính trong từng giai đoạn. Hay nói cách khác, kiểm soát chi
NSNN là quá trình thẩm định và kiểm tra các khoản chi NSNN (trước, trong và sau
khi thanh toán) theo đúng chế độ và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thông qua.
Kiểm soát chi NSNN được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa khách quan: Kiểm soát chi ngân sách nhà nước được quan niệm
như là một chế định pháp luật trong đó bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật do
nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kiểm
soát việc chi tiêu NSNN ở các cấp các ngành, các đơn vị cơ sở có sử dụng NSNN.
Theo nghĩa chủ quan: Kiểm soát chi ngân sách được quan niệm như là một loại
hành vi pháp luật, do chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trên cơ
sở các quy định của pháp luật nhằm làm phát sinh những quan hệ pháp luật giữa
nhà nước và các chủ thể khác, trong đó chủ yếu là các đối tượng sử dụng ngân sách.
“Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng các
công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản chi



13
thường xuyên NSNN phù hợp với các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo những nguyên tắc, hình thức và
phương pháp quản lý tài chính trong quá trình chi trả và thanh toán các khoản chi
thường xuyên của NSNN” (Trích Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh, Giáo trình Quản lý
chi NSNN, Nxb. Tài chính, năm 2010, tr.256)
Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước
khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp sau:
+ Tạm cấp kinh phí theo quy định tại Điều 51 của Luật ngân sách số
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc Hội.
+ Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao theo quy định tại Điều 59 và
từ nguồn dự phòng ngân sách theo quy định tại Điều 10 của Luật ngân sách số
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc Hội.
+ Chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo quyết định của cấp
có thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày
25/6/2015 của Quốc Hội.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.
- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định tại điều 7 Thông tư 161/2012/TTBTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài Chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản
chi NSNN qua KBNN và Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài Chính
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của
Bộ Tài Chính.
- Ngoài các điều kiện quy định trên, trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước để mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác thuộc phạm
vi phải đấu thầu thì phải có đầy đủ quyết định trúng thầu hoặc quyết định chỉ định đơn
vị cung cấp hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc
nhà nước

“Thứ nhất, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường
xuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời
vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định.
Thứ hai, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và có rất nhiều
nội dung chi nên rất đa dạng và phức tạp. Chính vì thế, những quy định trong kiểm


×