Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tổ chức dạy học trải nghiệm với nghề sửa chữa xe máy tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú học tập môn vật lý của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 34 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách
chặt chẽ với thực tế cuộc sống con người, những hiện tượng vật lý trong cuộc
sống luôn đặt ra cho ta câu hỏi cần giải thích.
Thực hiện nghị quyết 29, Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng, giáo
dục phổ thông sẽ đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh. Vì vậy, chương trình học môn Vật lý THPT phải góp phần giúp học sinh
hình thành phẩm chất và năng lực người lao động, nhân cách công nhân, ý thức
quyền và nghĩa vụ đối với tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các
phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp THCS; có khả năng tự học và ý thức
học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học
lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động [1].
Trong quá trình dạy học môn Vật lý tại Trường THPT Cầm Bá Thước,
trên tinh thần “Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[2].
Tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Tổ chức dạy học trải nghiệm với nghề sửa
chữa xe máy tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Vật lý của
học sinh lớp 10 Trường THPT Cầm Bá Thước”. Với mong muốn nâng cao kết
quả học tập của học sinh đối với môn Vật lý, giúp học sinh thấy được ý nghĩa
của việc học môn này. Đồng thời góp phần định hướng phân luồng, hướng
nghiệp cho học sinh trong tương lai, cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu được phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, gắn liền với
sản xuất kinh doanh tại địa bàn lân cận trường học.
- Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các kiến thức vật lí liên quan
đến nghề sửa chữa xe máy.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức cho học sinh ( HS ).
- Giúp HS có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nắm bắt được
xu thế phát triển của ngành nghề, chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp


trong tương lai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức về lực ma sát
- Kiến thức liên quan đến nghề sữa chữa xe máy
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10a1 trường THPT Cầm Bá Thước
- Lớp đối chứng: Học sinh lớp 10a2 trường THPT Cầm Bá Thước
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng :
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin kết hợp với
phương thông kê.
- Phương pháp trực quan.
[1]
[2]
1


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng từ năm 2020 sẽ chú
trọng giảm tải so với hiện hành. Với cách tiếp cận này, giáo dục không chỉ để
truyền kiến thức mà được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và
năng lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho học sinh. Giúp học sinh
hoàn thiện công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống [3].
Để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực cho người học thì
phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích tính tự học, tự nghiên cứu của
học sinh. Phải biết kết hợp lí thuyết với thực hành, không tách rời kiến thức
trong nhà trường với thực tế cuộc sống [3].
Theo Goethe, Triết gia người Đức nói: “Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi”[2]. Thật vậy, nói cho cùng kiến thức giảng dạy

ở nhà trường nếu không được lồng ghép, liên hệ cụ thể bằng thực tế phong phú,
sống động của đời sống muôn màu, muôn vẻ, không vận dụng vào cuộc sống thì
sẽ chỉ mãi là lý thuyết, là vấn đề sách vở mà thôi.
Hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt
ra cho ngành giáo dục nước ta những yêu cầu bức bách và nhiệm vụ hết sức to
lớn. Sản phẩm của giáo dục ngày nay phải là những con người năng động, có tri
thức tiên tiến, những con người không chỉ biết học cách bắt chước, mà phải biết
tạo ra những giá trị mới để giải quyết những vấn đề nhiều mặt trong đời sống xã
hội và kinh tế của địa phương mình. Để trò sáng tạo, phát huy hết năng lực của
bản thân thì người thầy phải biết sáng tạo trước, phải hướng tới việc tạo điều
kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy năng lực, sở trường. Từ đó
học sinh định hướng được nghề nghiệp trong tương lai thông qua việc cho học
sinh tìm hiểu một số ngành nghề sản xuất và kinh doanh tại địa phương mình
[3].
Khi dạy học vật lý lớp 10 bài “ Lực ma sát” tôi nhận thấy các loại lực ma
sát có vai trò vô cùng to lớn với cuộc sống của chúng ta. Khi tìm hiểu về nó
chúng ta sẽ biết được được những tác dụng có lợi và hại đối với cuộc sống, với
một số ngành nghề sản xuất kinh doanh tại địa phương như nghề cơ khí, nghề
mộc, nề, vật lý trị liệu, sửa chửa xe máy, xe đạp….
Khi học sinh được tham quan, được trực tiếp tham gia vào một số khâu
trong quá trình làm nghề sẽ giúp học sinh bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú
của mình đối với một ngành cụ thể có tác dụng lớn trong việc xác định con
đường phát triển nghề nghiệp trong tương lai của học sinh. Đồng thời học sinh
thấy ý nghĩa thiết thực của việc học môn Vật Lý, thêm yêu thích môn học này.
Chính vì vậy, việc“Tổ chức dạy học trải nghiệm với nghề sửa chữa xe
máy tại địa phương nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Vật lý của học
sinh lớp 10 Trường THPT Cầm Bá Thước” là việc làm cần thiết, thiết thực
hiện nay trong giảng dạy ở trường THPH Cầm Bá Thước.

2



[3].Tập huấn Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực cho
học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa
phương môn Vật lý. (Bộ Giáo dục và đạo tạo). 2017.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình Vật lý 10 THPT, kiến thức “Bài 13: Lực ma sát” có
nhiều ứng dụng trong thực tiễn, gắn liền với các ngành nghề đã có sẳn ở địa
phương. Trong quá trình giảng dạy trên lớp các em chỉ được truyền thụ kiến thức
thông qua lí thuyết, được giới thiệu về ứng dụng của kiến thức vật lí nhưng chưa
có góc nhìn thực tiễn.
Theo khảo sát ban đầu học sinh rất ngại học môn Vật lý, các em cho rằng
môn học khô khan khó hiểu..dẫn tới kết quả học tập chưa cao.
Hiện tại, rất nhiều học sinh đang còn bỡ ngỡ chưa biết xác định, hướng
nghiệp cho bản thân: Nên theo học ngành gì hay nghề nào? Sau này mình sẽ làm
gì... Học sinh chưa nhận thức đúng mình đang ở đâu: năng lực bản thân, hoàn
cảnh gia đình, địa phương… để chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp. Chọn
trường, chọn nghề đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh bởi vì đó cũng
chính là sự lựa chọn tương lai của các em. Nếu chọn cho mình một nghề phù
hợp, ngoài việc giúp cho mỗi cá nhân đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn giúp
họ có được niềm vui, hạnh phúc và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.
Thế nhưng hiện nay, hầu hết học sinh còn rất lúng túng và mơ hồ trước quyết
định của mình, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp
với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra
quyết định.
Trường THPT Cầm Bá Thước đóng tại trung tâm huyện Thường Xuân nơi
tập trung khá đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc khai
thác các địa điểm sản xuất kinh doanh trong dạy học còn khá mới mẻ. Giáo viên
được tạo điều kiện thuận lợi từ nhà trường, chủ cơ sở sản xuất nhưng do việc sử

dụng cơ sở sản xuất vào dạy học cần nhiều thời gian, công sức nên ít được áp
dụng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Xuất phát từ mục tiêu giúp học sinh có hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo
điều kiện cho học sinh bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú của mình đối với bộ
môn Vật lý và ngành nghề sữa chữa _kinh doanh xe máy. Để thực hiện đầy đủ
mục tiêu dạy học tôi đưa ra giải pháp như sau:
2.3.1. Đối với học sinh
Nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, ý nghĩa và yêu cầu của bài học.
Có ý thức cao trong học tập, và quá trình thăm quan. Không nên có tư
tưởng học tập đối phó, tham gia học tập, thăm quan chỉ cho có mặt, đủ quân số,
tránh hạ điểm thi đua của lớp.
Tự nghiên cứu kỹ các nội dung, mục tiêu thăm quan một cách nghiêm túc,
chính xác.
Trong quá trình thăm quan từng học sinh phải tích cực, tự giác, chủ động,
đặt câu hỏi về các vấn đề cần nghiên cứu có trong cơ sở sửa chữa. Câu hỏi đã
3


được giáo viên định hướng trước, các em có thể chuẩn bị thêm các câu hỏi mở
rộng như: Doanh thu hàng tháng, việc xử lí rác thải…
Học sinh chuẩn bị giấy bút, máy ảnh để ghi chép, chụp hình động cơ,
vấn đề liên quan trong bài học với nghề sửa chữa xe máy được thăm quan.
2.3.2. Đối với giáo viên
Nghiên cứu kỹ, chính xác và đầy đủ các mục tiêu dạy học “Bài: Lực ma sát”.
Tìm hiểu cơ sở sửa chữa_ kinh doanh xe máy tại địa phương. Liên hệ để
khảo sát cơ sở sửa chữa, từ đó lập kế hoạch giáo dục.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thăm quan học tập tại cơ sở sửa chữa_kinh
doanh, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học
sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp

học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập
môn học.
Thực hiện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. Để đảm bảo
tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch giáo dục của nhà trường,
giáo viên sắp xếp giờ thăm quan, học tập vào cuối giờ buổi chiều. Thời gian
thăm quan cũng hạn chế trong khoảng 1 giờ, tránh mất cả buổi học của học sinh.
Việc lựa chọn cơ sở sản xuất cũng được tính toán cẩn thận, chọn cơ sở có đầy đủ
thiết bị cơ sở vật chất, an toàn lao động, xử lí rác thải và đóng ở địa điểm gần
trường học.
2.3.3. Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Lập quy trình giảng dạy
- Lựa chọn cơ sở sửa chữa _kinh doanh xe máy Tân Thịnh Phát tại địa
phương giúp học sinh nghiên cứu ứng dụng của các lực ma sát
- Khảo sát cơ sở sửa chữa-kinh doanh tại địa phương.
- Lập kế hoạch giáo dục:
Hình thức
TT
Nội dung
Thời gian
tổ chức
Giai đoạn Học tập tại Giáo viên thực hiện giảng dạy, thực hiện
1 tiết
1
lớp
đầy đủ mục tiêu “Bài học: Lực ma sát”.
Học sinh tìm hiểu ứng dụng của các lực
Trải
1 giờ
Giai đoạn
ma sát ở thực tế để thu thập những kiến

nghiệm
Từ 16h2
thức từ thực tiễn, sắp xếp các kiến thức
thực tiễn
17h
thu được.
Học sinh tìm tòi, thảo luận, chia sẽ, trình
bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi
Thực hiện
Giai đoạn
mở rộng sau buổi trải nghiệm. Thảo luận
ở nhà và ở
1 tiết
3
nhóm, thống nhất nội dung báo cáo, cử
lớp
đại diện nhóm báo cáo bài thu hoạch trải
nghiệm trước lớp.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch giáo dục Theo 3 giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1: Học tập tại lớp(45’) Giáo viên thực hiện giảng dạy, thực
hiện đầy đủ mục tiêu “Bài học: Lực ma sát”[4].
Giáo án Bài 13: LỰC MA SÁT
4


I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm của các lực ma sát ( ma sát trượt, ma sát lăn, ms nghỉ)
- Viết được công thức của lực ma sát trượt
- Nêu một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát

2. Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập tương tự
như ở bài học.
- Giải thích được vai trò của lực ma sát nghỉ đói với việc đi lại của con người,
động vật và xe cộ.
- Đưa ra những giả thuyết họp lí và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra
giả thuyết về ma sát.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm gồm: khối hình hộp chữ nhật (bằng
gỗ, nhựa, …) có mắt khóet các lỗ để đựng quả cân, một số quả cân, một lực kế
và một máng trượt. có thể chuẩn bị thêm 4 bộ thí nghiệm như vậy để cho học
sinh làm nhóm.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học về ma sát ở lớp 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời Các học sinh còn lại nghe bạn trả lời
câu hỏi: “ Ai có thể nhắc lại lực đàn
và bổ sung sau khi bạn trả lời xong.
hồi, đặc điểm của lực đàn hồi, phát
biểu định luật Huc? ”
Hoạt động2: (20 phút) Tìm hiểu lực ma sát trượt [5].
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
viên
Theo các em khi chúng

Tiết 21: LỰC MA SÁT
ta đi xe đạp tai sao khi Ma sát
I. Lực ma sát trượt:
ngừng đạp thì sau một
1. Cách xác định độ lớn
thời gian xe sẽ dừng lại?
của lực ma sát trượt:
Vậy ma sát là gì? Có bao Trả lời câu hỏi của giáo
Móc lực kế vào vật rồi
nhiêu lực ma sát?
viên.
kéo theo phương ngang
Nhận xét câu trả lời
cho vật trượt gần như
Để biết rõ hơn các lực
thẳng đều. Khi đó, lực kế
ma sát chúng ta sẽ học
chỉ độ lớn của lực ma sát
bài: Lực Ma Sát.
trượt tác dụng vào vật.
Cho HS hoạt động theo
2. Đặc điểm của độ lớn
nhóm đo độ lớn lực ma
của lực ma sát trượt:
sát trượt.
Thảo luận tìm cách đo độ - Không phụ thuộc vào
Đặt câu hỏi liên quan: thí lớn của lực ma sát trượt. diện tích tiếp xúc và tốc
nghiệm đo độ lớn ma sát
độ của vật.
trượt cần đo bao nhiêu

- Tỉ lệ với độ lớn của áp
5


lần và giá trị lực ma sát Nhiều lần và lấy giá tị
trượt sẽ tính như thế nào? trung bình.
Khi vật chuyển động Kim lực kế đứng yên tại
thẳng đều thì kim chỉ lực một vị trí xác định.
kế như thế nào?
Cho HS làm thí nghiệm Tiến hành thí nghiệm
kiểm tra các yếu tố ảnh Ghi nhận kết quả thí
hưởng đến lực ma sát nghiệm và rút ra kết
trượt.
luận.
Yêu cầu học sinh trả lời
câu C1.
Giới thiệu hệ số ma sát Ghi nhận
trượt
Giới thiệu bảng hệ số ma
sát trượt của một số cặp
vật liệu.
Nêu biểu thức hệ số ma
sát trượt.
Hoạt động 3: ( 5 phút) Tìm hiểu ma sát lăn [5].
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
viên

lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu

tình trạng của hai mặt
tiếp xúc.
3. Hệ số ma sát trượt:
t =
Hệ số ma sát trượt t phụ
thuộc vào vật liệu và tình
trạng của hai mặt tiếp
xúc.
4. Công thức của lực ma
sát trượt :
Fmst = t.N

Nội dung cơ bản
II. Lực ma sát lăn:
-Lực ma sát lăn xuất hiện
khi một vật lăn trên một
vật khác, để cản lại
chuyển động lăn của vật.
-Lực ma sát lăn rất nhỏ
so với lực ma sát trượt.

Theo các em lực ma sát
Khi vật này lăn trên vật
lăn xuất hiện khi nào?
kia.
Lấy ví dụ?
Lấy ví dụ
Giới thiệu về ma sát lăn.
Yêu cầu HS trả lời câu
Trả lời C2

C2
So sánh độ lớn của lực
Giới thiệu một số ứng
ma sát lăn và ma sát
dụng làm giảm ma sát.
trượt.
Hoạt động 4: ( 12 phút) Tìm hiểu ma sát nghỉ [5].
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học
Nội dung cơ bản
viên
sinh
III. Lực ma sát nghỉ:
1. Thế nào là lực ma sát nghỉ:
-Tiến hành thí nghiệm
-Quan sát thí nghiệm Khi tác dụng vào vật một lực
nhận biết ma sát nghỉ.
song song với mặt tiếp xúc
nhưng vật chưa chuyển động
-Cho học dinh chỉ ra các -Chỉ ra các cặp lực
thì mặt tiếp xúc đã tác dụng
lực tác dụng lên vật.
tác dụng lên vật.
vào vật một lực ma sát nghỉ
cân bằng với ngoại lực.
2. Những đặc điểm của lực
ma sát nghỉ:
-Làm thí nghiệm từng
-Rút ra đặc điểm của - Lực ma sát nghỉ có hướng
bước cho học sinh nêu

lực ma sát nghỉ.
ngược với hướng của lực tác

6


đặc điểm của lực ma sát
nghỉ.
-Cho HS so sánh độ lớn
ma sát nghỉ cực đại và
lực ma sát trượt.

-Giới thiệu vai trò của
lực ma sát nghỉ.
-Cho HS lấy các ví dụ
làm tăng ma sát có ích.

dụng song song với mặt tiếp
-So sánh độ lớn ma
xúc, có độ lớn bằng độ lớn
sát nghỉ cực đại và
của lực tác dụng, khi vật con
lực ma sát trượt.
chưa chuyển động.
- Ma sát nghỉ có một giá trị
cực đại đúng bằng ngoại lực
tác dụng song song với mặt
tiếp xúc khi vật bắt đầu trượt.
- Khi vật trượt, lực ma sát
trượt nhỏ hơn ma sát nghỉ cực

đại.
3. Vai trò của lực ma sát nghỉ:
- Nhờ có lực ma sát nghỉ ta
mới cầm nắm được các vật
-Ghi nhận vai trò
trên tay, đinh mới được giữ
của lực ma sát nghỉ. lại ở tường, sợi mới kết được
thành vải.
-Lấy các ví dụ về
- Nhờ có ma sát nghỉ mà dây
cách làm tăng ma sát cua roa chuyển động, băng
có ích.
chuyền chuyển được các vật
từ nơi này đến nơi khác.
- Đối với người, động vật, xe
cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai
trò lực phát động.

Hoạt động 5: (3 phút) Vận dụng, cũng cố, giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Cho Hs giải bài tâp ví dụ
-Làm bài tập ví dụ
-Nêu yêu cầu cần chuẩn bị cho buổi
-Ghi những chuẩn bị cho buổi trải
trải nghiệm tại cơ sở sửa chữa xe máy nghiệm.
Tân Thịnh Phát
IV. KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY……………………….............................
…………………………………………………………………………………….
.

*Giai đoạn 2: Trải nghiệm thực tiễn Học sinh trải nghiệm tại xưởng sửa
chữa_kinh doanh xe máy Tân Thịnh Phát.
- Chia lớp thành 04 nhóm theo tổ. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm
(từ 1h đến 2 h):
- Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một số loại xe máy.
- Một số bệnh hỏng hóc thường gặp ở xe máy( nguyên nhân và cách sửa
chữa…)
- Cách xử dụng và bảo dưỡng xe máy để tăng tuổi thọ của xe.
7


- Giao nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập 01
- Học sinh Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01)
- Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà: Tìm kiếm thêm các thông tin về
nghề sữa chữa xe máy (người lớn, sách báo, Internet).Xây dựng báo cáo sản
phẩm trải nghiệm.
Một số hình ảnh về buổi trải nghiệm của Học sinh

8


9


Hình ảnh thăm quan khu trưng bày các loại xe máy

10


11



12


Hình ảnh thăm quan phòng kĩ thuật sửa chữa- lắp ráp xe máy.

13


14


15


Hình ảnh: Thợ sửa xe đang hướng dẫn cho học sinh những hỏng hóc
hay gặp trong quá trình vận hành xe và cách kiểm tra.
*Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp -thời gian 45 phút
- Giáo viên( GV) giúp đỡ các nhóm giải quyết những vấn đề vướng mắc
và hoàn thành bản báo cáo như đã định trước.
- Đại diện học sinh( HS) của 4 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải
nghiệm. Các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung
- Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo luận và
lựa chọn các câu trả lời hợp lí.
Nhóm 1: Nội dung trải nghiệm
1. Những kiến thức thu được:
a. Những lưu ý dành cho các xe mới mua về và xe đại tu (làm máy) lại:
- Có thể chạy Rôda (rodage) khoảng từ 2 đến 4 giờ để cho các chi tiết
động cơ được rà sít với nhau.

- Từ KM đầu tiên đến KM 500, nên thay nhớt một lần và tốc độ không
vượt quá 50km/h.
- Từ KM 500 đến KM 1300 (khoảng 800km) nên thay nhớt lần thứ 2.
- Từ KM 1300 trở lên, thay nhớt máy khoảng 1500 Km thay thế một lần
b. Những lưu ý vào sáng sớm trước khi vận hành
Cần nổ máy và cho máy chạy không tải (không chở người) từ 30 giây đến
1 phút
2. Những câu hỏi đặt ra trong quá trình trải nghiệm:
- Tại sao không được dùng nhớt cũ, nhớt đã qua sử dụng của các loại
xe khác, hay các loại nhớt không dùng cho xe máy? Nếu sử dụng nhớt cũ sẽ
làm cho các chi tiết máy mau mòn và giảm tuổi thọ( do lực ma sát giữa các mạt
sắt trong dầu nhớt cũ với các chi tiết máy)
- Tại sao cần nổ máy và cho máy chạy không tải (không chở người) từ
30 giây đến 1 phút? Giúp cho dầu nhờn được bôi trơn lên toàn bộ các chi tiết
máy, sau đó mới cho xe kéo tải.
- Tại sao khi đến ngã ba, ngã tư, vòng xoay, lên dốc, phải trả về số 1 ,2?
Để cho xe được vận hành dễ dàng hơn. Sẽ không gây rốc máy ảnh hưởng không
tốt cho động cơ
- Tại sao Áp suất lốp xe phải được bơm đúng áp suất quy định?
+ Nếu để lốp xe mềm hơi sẽ làm nhanh mòn, gây rạn nứt ở hông
lốp xe, gây hư hỏng săm xe (Như cuốn săm, xé săm làm đôi). Bên cạnh đó nếu
lốp xe mềm sẽ làm tiêu hao nhiều nhiên liệu và xe vận hành không được êm ái.
+ Nếu căng hơi quá sẽ gây cho lốp xe nhanh rạn nứt ở bề mặt, khi
chạy, mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường kém, dễ gây trượt bánh khi phanh
gấp.
3. Cảm nhận về buổi trải nghiệm:
- Các em hiểu được tác dụng của lực ma sát với nguyên tắc vận hành xe
máy.
16



- Biết cách hạn chế những tác hại của lực ma sát nhằm tăng tuổi thọ của
xe máy gia đình đang sử dụng.
- Rất thích cách dạy học trải nghiệm như thế này.
4. Những hình ảnh nhóm ghi lại:

17


Hình ảnh: Thợ sửa xe đang hướng dẫn cho các em kiểm tra bề mặt
và hơi trong lốp xe

18


Hình ảnh: Thợ sửa xe
đang hướng dẫn cho cách thay dầu xe.
Nhóm 2: Nội dung trải nghiệm Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa
xe máy
1. Những kiến thức thu được:
19


- Khi xe đang vận hành mà bị chết máy, thường do một số nguyên nhân sau :
+Mất lửa :
+Bị Nước vào bình xăng con
+nước vào ống bô
- Đèn không sáng và cháy bóng
- Xe bị đảo
2. Những câu hỏi đặt ra trong quá trình trải nghiệm:

- Cách sửa khi máy bị chết? Đầu tiên cần kiểm tra xem bugi có lửa không,
kiểm tra Ắc Quy xe- kiểm tra xem nước có vào bình xăng hay ống bô.
- Cách sửa Xe bị đảo ?
+ Kiểm tra xem bánh xe có bị cọ ở đâu không, có mềm hơi không.
+ Dùng tay cầm vào bánh xe lắc qua trái phải xem bạc đạn có bị rơ hay
không, nếu bạc đạn bị rơ (lỏng) thì phải thay ngay bạc đạn mới, nếu vẫn để như
vậy mà sử dụng, xe sẽ rất khó chạy, làm cho vỏ xe mau mòn.
+ Bánh xe khi lắp có bị lệch tâm so với thân xe không, nếu có thì canh
chỉnh lại cho đúng tâm để khi chạy không bị đảo. Cũng có thể do đạn cổ bị bể
dẫn tới tay lái nặng, chao và nghe tiếng khua.
- Đèn không sáng và cháy bóng ?
+ Đèn không sáng là do cục sạc không đúng quy cách, trị số điện trở lớn,
đèn pha mờ phải thay sạc mới.
+ Xe chạy cao tốc cháy bóng đèn là do bộ tiết chế điện áp phát bên trong
cục sạc hỏng, phải thay cục sạc mới.
3. Cảm nhận về buổi trải nghiệm:
- Các em hiểu được mối liên hệ giữa lực ma sát và các động cơ khi vận hành
xe máy
- Biết cách kiểm tra một số lỗi đơn giản trong quá trình vận hành xe.
- Rất thích cách dạy học trải nghiệm như thế này
4. Những hình ảnh nhóm ghi lại:

20


Hình ảnh: Bình xăng con
Hình ảnh: Bugi xe

21



Hình ảnh: Thợ sửa đang
hướng dẫn tìm hiểu về lưới lọc xăng và một số chi tiết máy.
22


Nhóm 3: Nội dung trải nghiệm: Bảo dưỡng xe máy
1.

Những kiến thức thu được: Các bước bảo dưỡng xe máy định kỳ
–Bước 1: Kiểm tra áp suất hơi vỏ lốp. Kiểm tra chống đứng, chống ngang,
các gác chân đảm bảo phải được bôi trơn tốt và vững vàng.
–Bước 2: Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện các tiếng
động lạ thường – biểu hiện của các hỏng hóc trong động cơ. Kiểm tra tình trạng
bugi.
– Bước 3: Kiểm tra nhớt cũ và thay nhớt nhằm đảm bảo động cơ luôn được
bôi trơn tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của động cơ.
– Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện trên xe
– Bước 5: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch, sạc bổ sung, quan sát các
hiện tượng bất thường như điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình nhằm
nhanh chóng khắc phục, tránh các tác hại lớn hơn.
– Bước 6: Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát
bám vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng dĩa và nhông. Kiểm tra xích đúng sẽ
giúp bôi trơn kịp thời, nên cần bổ sung nhớt thường xuyên cho xích được trơn
tru giúp xe chạy êm hơn.
– Bước 7: Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, đây là bộ phận quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.
– Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh
bên trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Hệ thống
bạc đạn cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi

cần thiết.
– Bước 9: Kiểm tra và vệ sinh bình xăng con nhằm làm sạch các tạp chất bám
trong bình xăng con, việc để các tạp chất bám vào bình xăng con không những
làm xe hao xăng mà cũng làm giảm năng suất của xe ảnh hưởng tới việc vận
hành của bạn.
– Bước 10: Kiểm tra hệ thống tay lái cổ lái của xe, phòng khi bị lỏng, bạc đạn
bị vỡ, dễ dẫn tới nhiều sự cố nguy hiểm khi đi với tốc độ cao và phải xử lý
những tình huống cua gấp hoặc đường xấu.
2. Những câu hỏi đặt ra trong quá trình trải nghiệm:
- Tại sao phải Bảo dưỡng xe máy ?
+ Để giúp cho chiếc xe máy của bạn được lâu bền hơn, vận
hành êm ái hơn, tránh được những bệnh lặt vặt.
+ Ngoài ra bảo dưỡng xe máy cũng làm tăng thêm giá trị
chiếc xe của bạn.
3. Cảm nhận về buổi trải nghiệm:
- Rất thích cách học này.
- Em biết được : + Vật liệu có hệ số ma sát nhỏ làm giảm ma sát-lực ma sát
làm mòn bề mặt các chi tiết máy.
+ Lực ma sát mạnh làm tăng khả năng truyền chuyển động
+ Má phanh bị mòn do ma sát
+ Cách xử dụng, gìn giữ xe máy của gia đình
23


4. Những hình ảnh nhóm ghi lại trong quá trình trải nghiệm:

Hình ảnh: Thợ sửa xe đang hướng dẫn cho các em cách tra dầu vào xích xe
và kiểm tra hệ thống xích truyền động.
24



Hình ảnh: Học sinh quan sát một số chi tiết máy bị bào mòn sau thời gian sử
dụng do lực ma sát.
Nhóm 4: Nội dung trải nghiệm_ cách chọn phụ tùng thay thế
1.
Những kiến thức thu được: Khi chọn phụ tùng thay thế cho xe motorgắn máy cần lưu ý các điểm sau:
Phụ tùng phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
Địa chỉ sản xuất, uy tín , chất lượng sản phẩm.
25


×