Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy môn vật lí lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
HỌC SINH QUA GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ LỚP 10

Người thực hiện

: Lê Thị Tâm

Chức vụ

: Giáo viên

SKKN thuộc môn : Vật lí

THANH HÓA NĂM 2019

1


MỤC LỤC
Trang
1.MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương án nghiên cứu....................................................................................2
1.4.1. Nghiên cứu lí luận.......................................................................................2


1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn...................................................................................2
1.4.3. Thực nghiệm sư phạm.................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.1.1. Môi trường và các vấn đề về môi trường....................................................2
2.1.2. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường.......................................4
2.1.3. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT...................5
2.1.4. Nguyên tắc, phương thức giáo dục BVMT trong trường THPT.................5
2.1.5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí lớp 10..................................6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................7
2.3. Các giải pháp thực hiện..................................................................................7
2.3.1. Một số nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể.....................7
2.3.2. Những biện pháp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống..........9
2.4. Kết quả trong việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm...................................13
2.4.1. Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm..............................................13
2.4.2. Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm..................................................13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................14


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay cuộc sống càng hiện đại thì vấn đề môi trường sống càng trở nên
bức thiết, môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi cân bằng sinh thái
thông thường và nó đã trở thành một vấn đề quan tâm của toàn cầu. Bảo vệ môi
trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi
dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ
nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc
nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hóa...
Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của trái đất đang nóng lên sự nóng lên

toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể nhiệt
độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng của các cơn
bão, suy giảm tầng ôzôn. Ngoài ra còn một số loài động vật không kịp thích ứng
có thể bị tuyệt chủng. Đặc biệt con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ
bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm con người có
thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí nhớ, kém thông minh ở trẻ
em và còn rất nhiều bệnh khác liên quan.
Vì vậy việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi
trường đang bị ô nhiễm mà vấn đề quan trọng nhất đó là phải làm cho thế hệ trẻ
biết và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và ảnh hưởng của nó đối
với cuộc sống của chúng ta như thế nào. Giáo dục học đường là giáo dục thường
xuyên và lay động lớn nhất đối với lớp trẻ. Song thật đáng tiếc là hiện nay, việc
giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học chưa được chú trọng đúng mức. ý
thức bảo vệ môi trường vì thế chưa được hình thành trong cộng đồng học sinh.
Ví dụ như hút thuốc trong trường học, xả rác bừa bãi, sử dụng điện, nước lãng
phí, sử dụng túi ni lông, giấy gói thức ăn, các thiết bị chiếu sáng, quạt điện được
sử dụng vô tội vạ gây phung phí. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc
giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế
nhất, có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục
tiêu bảo vệ môi trường. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ
bản về môi trường nhất là biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường là một việc làm
cần thiết, có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội và giáo dục đó là điều hết sức cần thiết
để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Trong số các môn học ở trường thì môn vật lí là một trong những môn học
thực nghiệm nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới
tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy để đáp ứng những yêu
cầu đặt ra, cùng với các môn học khác trong quá trình giảng dạy vật lí việc lồng
ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu.
Là giáo viên dạy môn vật lí trong quá trình dạy kiến thức bản thân tôi
luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lồng ghép tích hợp các

kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường . Nhằm giúp học sinh có
cách nhận thức đúng đắn và có những hành động để bảo vệ cho môi trường
sống. Với lí do trên tôi chọn đề tài:
1


“ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy môn vật lí
lớp 10 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp các em học sinh nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của các vấn đề
môi trường đối với sự phát triển của đời sống, xã hội
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các bài giảng trong môn vật lí lớp 10
ban cơ bản từ đó giúp các em có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với môi
trường mình đang sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận để làm sáng tỏ vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường đối với nhận thức các em học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường.
1.4.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa và tìm hiểu chương trình vật lí lớp 10
THPT, nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài
- Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm: Từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 05
năm 2019.
- Địa điểm: Trường THPT Hoằng Hoá 4 – Hoằng Hoá – Thanh Hoá
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Môi trường và các vấn đề về môi trường
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động ảnh

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống con người. Môi trường
cung cấp cho ta không gian để sống cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là
nơi chứa đựng chất thải.
- Hiện nay môi trường là vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại, khí hậu ngày
càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa lũ quét thất thường, suy thoái đất,
nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện
rộng. Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con
người đã tác động quá nhiều đến môi trường khai thác đến mức cạn kiệt các
nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng
tự phân hủy.
Các dạng ô nhiễm môi trường xảy ra như:
- Ô nhiễm môi trường đất: Đây được xem là hậu quả của sự tác động của con
người. Theo đó các nhân tố sinh thái chịu ảnh hưởng đã vượt qua những giới hạn
của các quần xã sinh vật sống trong đất. Hiện nay với nhịp độ gia tăng dân số
tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích
đất canh tác đang bị thu hẹp. Chất lượng đất càng bị suy thoái, diện tích đất bình
quân theo đầu người giảm.

2


- Ô nhiễm môi trường nước: là sự biến đổi diễn ra trong môi trường nước do con
người gây ra. Nước mưa bị axít hóa, nước ngầm bị khai thác quá mức và bị ô
nhiễm, nước sông hồ, nước biển bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước thải
đô thị và khai thác khoáng sản biển cũng như chất thải của giao thông đường
thủy.

- Ô nhiễm môi trường không khí: là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí. Điều này làm cho không khí không sạch
hoặc có mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Ô nhiễm khí quyển là vấn

đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không riêng của một quốc gia nào. Môi
trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và ảnh hưởng xấu đến con người
và các sinh vật. Ô nhiễm không khí đến từ cả con người và tự nhiên. Hằng năm
con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ và khí đốt. Đồng
3


thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau làm
cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hiệu ứng nhà kính gia
tăng do sự tăng lên của khí CO2 và các khí khác thải vào khí quyển, làm nhiệt
độ trung bình của bề mặt trái đất tăng lên. Sự thay đổi này gây ra những biến đổi
của khí hậu toàn cầu như lũ lụt, hạn hán, hiện tượng băng tan làm mực nước
biển dâng cao.
- Tầng ôzôn bị phá hủy, lượng tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu xuống mặt đất tăng
lên, gây ung thu da, suy giảm miễn dịch ở người, giảm năng suất sinh học của
động, thực vật. Nguyên nhân làm suy thoái và thủng tầng ôzôn là các khí CFC,
CH4, NOx thải vào khí quyển.

Ngoài ra còn các loại ô nhiễm khác như:
- Ô nhiễm phóng xạ do chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, hoặc trong chất rắn,
chất lỏng hoặc chất khí, nơi mà sự hiện diện của chúng là ngoài ý muốn
- Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp, khi
tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người
hoặc động vật.
- Ô nhiễm sóng điện từ như sóng điện thoại, truyền hình, máy tính, radio... đó là
những thiết bị con người tiếp xúc hằng ngày, hằng giờ. Các nguồn sóng cao tần,
siêu cao tần và việc tiếp xúc thường xuyên với các nguồn sóng này là một trong
những nguyên nhân chính gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người hiện nay
đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, hệ thần kinh, tủy sống.
- Ô nhiễm ánh sáng là một dạng ô nhiễm môi trường, xảy ra khi ánh sáng nhân

tạo lấn át ánh sáng tự nhiên vào ban đêm, gây ra khó chịu cho con người làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của động thực vật.
2.1.2. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường
- Từ khi hình thành đến nay, Trái đất đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ở
mỗi giai đoạn có những sinh vật đặc thù và cảnh quan đẹp khác nhau. Nhưng
con người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên theo cách của mình để phục vụ lợi
ích bản thân. Con người đã khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đai, rừng, sinh
4


vật, năng lượng... quá mức mà không cần quan tâm đến khả năng khôi phục của
chúng để phục vụ nền sản xuất xã hội, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, ăn uống.
Không những thế con người còn xả thải các chất ô nhiễm vào môi trường tự
nhiên. Giữa lúc nền kinh tế - xã hội thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đạt
nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc con người nhận ra rằng môi
trường sống của chính mình bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề. Trong những thập
niên gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các thảm họa thiên nhiên diễn ra
ngày càng nhiều với cường độ lớn, tính bất ngờ cao và có sức tàn phá lớn, mưa
lũ, hạn hán, cháy rừng... đã đe dọa đến sự tồn tại của con người trên Trái đất. Vì
vậy đã đến lúc chúng ta phải hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa
dạng sinh thái, bảo vệ Trái đất và cũng chính là bảo vệ chính mình. Trong bảo vệ
môi trường chúng ta cũng cần tuân thủ theo đúng quy luật, mỗi hành động
tích cực của cá nhân cũng đem lại những hiệu quả đáng kể cho sự phát triển bền
vững và ngược lại.
- Học sinh là một trong những đối tượng cần phải tích cực tham gia bảo vệ môi
trường, vì vậy việc giáo dục cho học sinh biết bảo vệ môi trường chính là nền
tảng của sự phát triển bền vững và điều đó có ý nghĩa quan trọng nhằm thay đổi
nhận thức và hành động của thế hệ trẻ.
- Chính vì vậy mà trong quá trình dạy học giáo viên luôn tiến hành nhiều hoạt
động cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng, ý nghĩa của bảo vệ môi trường đối

với sự phát triển bền vững thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động tổ chức
dạy học của giáo viên. Trong các hoạt động dạy học mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương sáng cho các em noi theo.
2.1.3 Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT
* Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được những kiến thức về môi trường các dạng
ô nhiễm môi trường xảy ra xung quanh cuộc sống của các em từ đó các em sẽ
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ bản về môi
trường và những vấn đề có liên quan vê môi trường
* Kĩ năng: Giúp học sinh có được các kĩ năng trong việc bảo vệ phát hiện và giải
quyết các vấn đề về môi trường.
* Thái độ : Giúp các em có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình,
thực hiện an toàn lao động biết cách bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi.
2.1.4. Nguyên tắc, phương thức giáo dục BVMT trong trường THPT
* Nguyên tắc
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn
học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương
trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là
một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên
bộ môn.
- Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối
đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
5


- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường
của từng địa phương, phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương
pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt
động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là:
+ Giáo dục về môi trường: Chương trình lồng ghép.

+ Giáo dục trong môi trường: Đi tìm hiểu thực tế.
+ Giáo dục vì môi trường: Vì tương lai ngày mai,…
- Phương pháp giáo dục BVMT tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề
môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của
giáo viên.
* Phương thức giáo dục:
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được
triển khai theo phương thức tích hợp.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung
giáo dục BVMT.
+ Mức độ liên hệ : Có điều kiện liên hệ một cách logic.
2.1.5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lý lớp 10
- Đây là một trong những bộ môn khoa học có tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn
toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến
từng nội dung của bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh.
Chính điều này sẽ có tác động kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập,
đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo
vệ môi trường.
- Khi soạn giáo án, Giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội
dung GDMT phù hợp để đưa vào bài giảng, sau mỗi bài giảng giáo viên kiểm tra
lại kết quả tiếp thu và thực hành của các em, những nội dung nên.
+ Lồng ghép toàn phần
+ Lồng ghép một phần
+ Liên hệ thực tế
- Khi giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau :
+ Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự
gượng ép.


6


+ Lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả
cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần sông, xa nhà
dân, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi trường trong lành.
Số lượng học sinh đông trên 500 em, các em có ý thức bảo vệ môi trường, tuy
nhiên vẫn còn một bộ phận các em chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí
thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên
cần giáo dục học sinh nhận thức và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi
trường sống xung quanh các em.
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về vấn đề môi trường, thường
xuyên tổ chức phân trực cho các lớp để các em lao động nhặt rác, quét dọn sân
trường.
Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường thông
qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường, sinh hoạt chủ nhiệm, dưới
cờ, được tuyên truyền về phong trào thi đua xây dựng trường học xanh - sạch đẹp như trồng cây xanh trong sân trường...
- Khó khăn:
Ý thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường còn chưa cao, nhiều
em không cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường coi vấn đề bảo vệ là của
người khác, bản thân gia đình các em cũng chưa giúp các em nhận thức đúng về
bảo vệ môi trường.
Phần liên hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề môi trường các em chưa phát
huy tối đa vận dụng các kiến thức đó.
Thiết bị thí nghiệm thực hành, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học còn thiếu
nhiều.

2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Một số nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cụ
thể.
Bài
Bài
13

Tên bài
Lực ma sát

Địa chỉ tích hợp

Nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường

Mục I. Lực ma sát - Trong quá trình lưu thông
trượt
của các phương tiện giao
Mục II. Lực ma sát thông đường bộ, ma sát giữa
bánh xe và mặt đường, giữa
lăn
các bộ phận cơ khí với nhau
Mục III. Lực ma sát làm phát sinh các khí, bụi
nghỉ
bẩn. Các bụi khí này gây ra
tác hại to lớn với môi trường
và ảnh hưởng trực tiếp tới hệ
7



hô hấp của con người, sự
sống của sinh vật
- Biện pháp: Khi tham gia
giao thông cần mang theo
khẩu trang, cần thường
xuyên kiểm tra lốp xe, tham
gia giữ vệ sinh mặt đường
sạch sẽ.
Bài
20

Các dạng cân Mục III. Cân bằng
bằng. Cân bằng của một vật có mặt
của vật có mặt chân đế.
chân đế

Bài
26

Thế năng

- Tìm hiểu cách phòng chống
với những trận động đất nhỏ
thông qua sự hiểu biết về
mức vững vàng của cân bằng

Mục I. Thế năng - Ảnh hưởng của cách tạo ra
trọng trường
các hồ nước để chạy các nhà
máy thủy điện đến môi

trường, đến tấng ôzôn.
- Thác nước, nước chảy từ
trên cao xuống thì sinh công
làm xói mòn đất.
- Tìm hiểu về các nguồn
năng lượng sạch.
Do vậy phải khắc phục sự
xói mòn, tích cực trồng cây
trên đồi trọc, đất trống, làm
ruộng bậc thang, canh tác
vùng đất dốc có khoa học.

Bài
27

Cơ năng

Mục I. Cơ năng của
một vật chuyển động
trong trong trọng
trường

- Tìm hiểu ảnh hưởng của
việc thay đổi vị trí hoặc hoặc
tăng các các hồ chứa nước
tới môi trường và khí hậu.
- Tìm hiểu sự biến đổi từ thế
năng thành động năng trong
các hiện tượng như lũ quét,
lũ ống và những ảnh hưởng

của nó tới con người.

Bài
32

Nội năng và sự Mục II. Các cách làm - Tìm hiểu tác dụng của khí
biến thiên nội thay đổi nội năng.
quyển trái đất, của tầng ôzôn
năng.
trong việc giữ ổn định nhiệt
độ Trái đất.
8


- Nhiệt độ Trái đất ngày càng
tăng gây ra hiệu ứng nhà
kính.
Bài
34

Chất rắn kết Mục I. Chất rắn kết - Tìm hiểu sự hình thành
tính và chất rắn tinh.
băng tại Bắc cực, Nam cực.
vô định hình
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của
hiện tượng băng tan ở Bắc
cực tới khí hậu, tới con
người.
- Hiện tượng băng tan gây ra
hiện tượng mặt nước biển

dâng cao, xâm nhập mặn,
nắng nóng hạn hán, mưa đá.

Bài
37

Các hiện tượng Mục 3. Hiện tượng - Tìm hiểu hiện tượng mao
bề mặt của chất mao dẫn.
dẫn trong các dễ cây từ đó
lỏng
tích cực trồng cây xanh để
bảo vệ Trái đất bảo vệ môi
trường xanh sạch đẹp.

Bài
38

Sự chuyển thể Mục I. Sự nóng chảy
của các chất
Mục II. Sự bay hơi
Mục III. Sự sôi

Bài
39

Độ ẩm
không khí

- Sự biến đổi khí hậu gây ra
các hiện tượng như hạn hán,

ngập lụt.
- Hiện tượng mưa axít gây
ảnh hưởng trực tiếp tới cây
cối, công trình xây dựng, đến
đời sống con người.

của Mục III. Ảnh hưởng - Biết được độ ẩm liên quan
của độ ẩm không khí trực tiếp đến sức khỏe con
người, đồ vật, động vật, thực
vật...
- Để chống ẩm người ta phải
thực hiện nhiều biện pháp
như dùng chất hút ẩm, sấy
nóng, thông gió, bôi dầu mỡ
lên các chi tiết máy bằng kim
loại, phủ lớp chất dẻo lên các
bản mạch điện tử.

2.3.2. Những biện pháp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống
- Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh từ xưa đến nay luôn được coi là "lá phổi" của
trái đất, cây xanh là nguồn cung cấp ôxi cho bầu khí quyển không khí và nó
9


cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Nên trồng
nhiều cây xanh xung quanh trường, xung quanh nhà để được hưởng những
không khí trong lành do cây tạo ra, nên giữ gìn không chặt phá rừng bừa bãi. Do
vậy giáo viên nên có kế hoạch cùng các em học sinh trồng cây xanh ngay trong
trường, xung quanh nhà hay những nơi cần thiết.


- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa
chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra
các căn bệnh ung thư, và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy giáo viên giúp các
em nhận thức được sự nguy hiểm đó và đưa ra biện pháp nên sử dụng các loại
hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu
tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại.
- Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất
cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại
năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải
gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

10


- Tiết kiệm điện: Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện
ngay cả khi không dùng, hành động này vô tình gây ra lãng phí một lượng điện
tướng đối lớn vì trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng
điện. Do đó khi không dùng nên rút phích cắm, tắt nguồn tất cả các thiết bị điện.

- Tiết kiệm nước: Do hậu quả của hiệu ứng nhà kính khiến các con sông cạn dần,
băng tan làm mực nước biển dâng cao khiến nước biển xâm mặn, nguồn nước
ngọt dần khan hiếm, ngoài ra rác thải cũng chính là nguyên nhân làm ô nhiễm
nguồn nước. Chính vì thế nguồn nước trong tự nhiên cần được bảo vệ. Vì vậy
giáo viên giúp học sinh nhận thức rằng nên tiết kiệm nước, dùng nước một cách
hợp lý.

11


- Giảm túi nilông: Do túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có

thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm . Vì vậy giáo viên giúp học sinh
nhận thức rằng không nên xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh mình sống
và học tập, không sử dụng túi nilông hãy sử dụng giấy, các loại lá... để gói các
sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.

- Phân loại rác thải: Rác thải cần phải phân ra từng loại để tiện cho qua trình xử
lí, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường.
- Ưu tiên các sản phẩm tái chế: Các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm lượng
rác thải cho môi trường sống của con người. Vì vậy giáo viên nên động viên các
em ngoài giờ học mỗi em nên tự làm một sản phẩm nào đó từ những phế thải đã
bỏ đi để giúp ích cho môi trường và xã hội.
12


- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của học sinh, của mọi người về bảo vệ môi
trường không những ở gia đình mà còn ở nhà trường và xã hội. Mỗi việc làm
của các em học sinh tuy bé nhỏ nhưng nó mang lại kết quả to lớn cho sự phát
triển của xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ Trái đất và là bảo vệ chính mình.
Tất cả hãy hành động vì hành tinh xanh.

2.4. Kết quả trong việc triển khai sáng kiến kinh nghiệm
Khi áp dụng đề tài này để lồng ghép giáo dục cho học sinh tôi thấy học sinh
rất hứng thú và bắt tay vào thực hành ngay và kết quả cho thấy
2.4.1. Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Kết quả giáo dục đạt được trong năm học 2017 - 2018 như sau:

13


Lớp

10A10
10A11


số
42
43

Kết quả
Khá
Trung bình
17 40,48% 9 21,43%
15 34,88% 12 27,91%

Giỏi
14 33,33%
14 32,56%

Yếu
2 4,76%
2 4,65%

2.4.2. Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Kết quả giáo dục đạt được trong năm học 2018 - 2019 như sau:
Lớp
10A10
10A11


số

42
43

Kết quả
Khá
Trung bình
2 4,76%
0
0
3 6,98%
0
0

Giỏi
40 95,24%
40 93,02%

Yếu
0
0

0
0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của xã hội và là hành vi đạo đức nó gắn
liền với nhau. Chính vì thế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là
cần thiết, nhưng phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo

vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường,
từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ
môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường
Trên đây là một số suy nghĩ, tìm tòi của bản thân khi giảng dạy cho học
sinh và đã thu nhận được những kết quả khả quan. Tuy đã có nhiều cố gắng
nhưng do kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên còn nhiều vấn đề còn chưa
được khai thác. Vì vậy tôi tin chắc rằng trong đề tài này sẽ còn có những thiếu
sót. Rất mong được sự nhận xét và góp ý chân thành của hội đồng khoa học
ngành, các đồng chí đồng nghiệp và các em học sinh để đề tài được phát triển và
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Tâm
14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
Xếp loại và
Năm học
Tên sáng kiến kinh nghiệm
Số quyết định
Giáo dục bảo vệ môi trường trong
dạy học phần động cơ đốt trong

2014 – 2015 môn công nghệ lớp 11

Xếp loại : C
Số 988/ QĐ- SGD&ĐT
ngày 03/11/2015

15



×