Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Xây dựng kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm sữa đậu nành fami của công ty vinasoy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.92 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 3
Môn : Quảng Cáo – Khuyến Mãi
“Xây dựng kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm
sữa đậu nành Fami của công ty Vinasoy”

GVHD : TS Đường Thị Liên Hà
SVTH : Hoàng Thị Vân An
Lớp

: MBA K24 – N1- Đà Nẵng

Đà Nẵng, tháng 4/2013


MỤC LỤC
a. Thương hiệu Vinasoy..........................................................................................3
b. Sản phẩm sữa đậu nành Fami..............................................................................4
2. Môi trường truyền thông....................................................................................................................5
4. Các rào cản truyền thông khi tiếp nhận thông điệp.........................................................................10


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO CHO SẢN PHẨM SỮA
ĐẬU NÀNH FAMI CỦA CÔNG TY VINASOY
I. Phân tích môi trường truyền thông và xác định thị trường mục tiêu


1. Phân tích tình huống quản trị thương hiệu
a. Thương hiệu Vinasoy
Nói đến sữa đậu nành có nhãn hiệu, người tiêu dùng nghĩ ngay đến Vinasoy – thương
hiệu đã được thẩm định và khẳng định bằng chính uy tín và chất lượng của mình. Trực thuộc
công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, bám trụ ở mảnh đất miền Trung vốn không có nhiều
thuận lợi trong sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm nhưng đến nay Vinasoy đã nhanh chóng vươn
lên trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về sữa đậu nành nhãn hiệu tại Việt Nam.
Năm 1997, khi ngành công nghiệp sữa đậu nành tại Việt Nam còn mới mẻ, Vinasoy ra
đời với tên gọi Nhà máy Sữa Trường Xuân, sản xuất và cung ứng nhiều loại sản phẩm, bao
gồm sữa đậu nành, sữa tiệt trùng, sữa chua và kem. Tuy nhiên từ năm 2003 trở đi, sau nhiều
năm nghiên cứu và xuất phát từ sự thấu hiểu những công dụng tuyệt vời của đậu nành cùng
với xu hướng ngày càng ưa chuộng thực phẩm thiên nhiên của người Việt, Vinasoy đã chuyển
sang chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm sữa đậu nành với mong muốn mang đến cho
khách hàng những gì tinh túy nhất từ thiên nhiên và góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống nhờ vào các yếu tố như Hương vị, Sức khỏe và dinh dưỡng, Tiện dụng, Niềm vui thưởng
thức. Chính sự tập trung và chuyên tâm này đã giúp Vinasoy liên tục cho ra đời những sản
phẩm tốt nhất từ đậu nành.
Với phương châm “Lấy nhu cầu của người tiêu dùng làm gốc”, Vinasoy không chạy
đua phát triển nóng theo thị trường. Mặc cho thị trường tung ra hàng loạt các sản phẩm sữa
đậu nành da đạng với đủ các loại hương vị, chức năng …Vinasoy vẫn trung thành với phương
châm và dòng sản phẩm chủ lực của mình. Vì vậy, mặc dù chỉ chuyên về đậu nành nhưng 15
năm qua Vinasoy chỉ tung ra thị trường vỏn vẹn 3 loại sản phẩm nhưng loại nào cũng được
người tiêu dùng đón nhận tích cực và gắn bó lâu dài; không có tình trạng nhiều sản phẩm ra
đời rồi “chết yểu” bởi không thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đáng kể nhất là sản
phẩm sữa đậu nành Fami với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm không dưới 150%.
Đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh, có được độ bao phủ vừa sâu vừa rộng luôn là
niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn khiêm tốn và biết luợng sức mình nên
Vinasoy không nóng vội mà tự tin đi theo chiến lược đầu tư dàn trải. Không chỉ phân bổ
nguồn lực hợp lý, Vinasoy còn từ từ thâm nhập vào các thị trường với tỷ lệ thành công cao
nhất. Ngoài ra với tôn chỉ hoạt động “Luôn tôn trọng khách hàng và đầu tư đúng mức”, đến

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 3


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

nay Vinasoy liên tục có những bước phát triển ngoạn mục và nhanh chóng vươn lên trở thành
thương hiệu sữa đậu nành dẫn đầu cả về thị phần lẫn kênh phân phối ở khắp mọi miền đất
nước, trải dài từ nông thôn đến thành thị.
-

1997: Khi ngành công nghiệp sữa đậu nành tại Việt Nam còn mới mẻ, VinaSoy được

ra đời với tên gọi “ nhà máy sữa Trường Xuân”, sản xuất và cung ứng sản phẩm sữa các loại.
-

2003: Xuất phát từ nhu cầu và xu hướng ưa chuộng thực phẩm, đồ uống từ thiên

nhiên, an toàn & tiện lợi của người Việt, VinaSoy chuyển sang chuyên sản xuất, cung ứng sữa
đậu nành & đã trở thành doanh nghiệp duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam chuyên về sữa đậu
nành.
-

2005: Ngày 15 tháng 5 năm 2005 đổi tên thành công ty Sữa Đậu Nành Việt Nam và sử

dụng tên thương hiệu VinaSoy để thể hiện cam kết luôn mang đến cho khách hàng sức khỏe
tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất từ đậu nành thiên nhiên.

-

2011: VinaSoy đã có những bước phát triển vững chắc & trở thành doanh nghiệp dẫn

đầu về sữa đậu nành bao bì giấy trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2003 đến
nay là 161%/năm chiếm khoảng 50% thị phần tiêu thụ của cả nước, đặc biệt năm 2011 chiếm
73% thị phần.

b. Sản phẩm sữa đậu nành Fami
Từ năm 1997, sản phẩm chủ yếu là sữa đậu nành tiệt trùng có đường hiệu Fami, dung
tích 250ml. Đến năm 2000, nhà máy điều chỉnh dung tích chỉ còn lại 200ml và được trang bị
thêm một máy chiết sữa dạng bịch Tetra Fino dung tích 200ml. Ngoài việc trang bị dây
chuyền sản xuất sữa đậu nành đồng bộ, duy nhất tại Việt Nam do tập đoàn Tetra Pak - Thụy
Điển cung cấp, nhà máy sữa đậu nành Việt Nam -VinaSoy còn sử dụng nguồn nguyên liệu
đậu nành thuần Việt, trong khi hơn 90% nguồn nguyên liệu chế biến sữa đậu nành của các
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 4


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

doanh nghiệp khác trong nước phải nhập từ nước ngoài. Đồng thời Vinasoy đã áp dụng có
hiệu quả hệ thống quản lý sản xuất ISO 9001-2000, HACCP và hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp ERP,… làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, sản phẩm của nhà máy ngày
càng tìm được chỗ đứng vững trên thị trường.
Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về các sản phẩm đậu nành,
nhà máy hiện là nhà sản xuất và cung ứng đa dạng các sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường

tiêu thụ rộng lớn. Từ năm 2006 đến nay, nhà máy luôn chiếm trên 50% thị phần sữa đậu nành
hộp giấy trong cả nước với 2 loại sản phẩm: Sữa đậu nành Fami và Sữa đậu nành Mè đen
VinaSoy. Trong đó, sữa đậu nành Fami có 2 loại: Fami hộp 200ml và Fami bịch 200ml. Fami
là sữa đậu nành do Vinasoy sản xuất dựa trên hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại của Thụy
Điển, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 9001- 2000 và HACCP. Hiện nay sữa đậu nành Fami là sản phẩm dẫn đầu thị
trường sữa đậu nành hộp giấy của cả nước và nhiều năm liền được chọn cung cấp cho chương
trình Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ.
2. Môi trường truyền thông
Các nhà quản lý luôn phải đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng nhận
thức cho khách hàng mục tiêu nhằm làm cho họ quan tâm, tin tưởng và sẵn sàng bỏ tiền ra để
mua hàng. Vinasoy luôn có những nỗ lực để mang hình ảnh của mình đến với khách hàng một
cách tốt nhất. Những phối thức mà công ty đã sử dụng như là việc: quảng cáo, khuyến mại,
quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp. Gần đây còn có thêm hình thức
marketing qua mạng được bổ sung vào các hình thức truyền thông hỗn hợp này.
Để thực hiện chiến dịch quảng cáo lần này thì công ty Vinasoy sẽ thực hiện quảng cáo
nội bộ, nghĩa là bộ phận truyền thông bên trong công ty sẽ tự thuê diễn viên và đạo diễn để
thực hiện quảng cáo.
 Quá trình truyền thông:
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Vinasoy là nhà sản xuất
và cung ứng hàng đầu các sản phẩm sữa đậu nành cho thị trường tiêu dùng rộng lớn, với các
sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy và sữa đậu nành Fami, vì thế công ty luôn tìm cách đưa hình
ảnh những sản phẩm của mình đến với khách hàng bằng nhiều phương thức khác nhau, những
chương trình quảng cáo rầm rộ, những đợt khuyến mãi lớn, tài trợ cho các chương trình lớn
trên truyền hình…đều được công ty áp dụng. Và đây là những mô hình về tiến trình tiếp nhận
truyền thông marketing cho sản phẩm sữa đậu nành Fami của Vinasoy như sau:

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 5



Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi



GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

Mua hàng quan tâm nhiều: khi khách hàng quan tâm nhiều đến sản phẩm, có sự khác

biệt khi giữa các sự lựa chọn, sản phẩm đang ở chu kỳ đầu và truyền thông đại chúng là quan
trọng.

Mua hàng quan tâm ít: khi khách hàng ít quan tâm nhiều đến sản phẩm, ít có sự khác
biệt khi giữa các sự lựa chọn, sản phẩm đang ở chu kỳ bão hoà và truyền thông đại chúng là
quan trọng.

Quá tải thông tin: khách hàng quan tâm nhiều đến loại hàng hoá đó, khó phân biệt các
lựa chọn, thông tin đại chúng là không quan trọng và sản phẩm đang ở những giai đoạn từ
giới thiệu đến bão hoà.
Do đó trong năm 2012, công ty hoàn thiện chương trình truyền thông như sau:
 Phát triển chiến lược truyền thông

Thị trường mục tiêu: Năm 2012, thị phần của Vinasoy chiếm 75% thị phần cả nước và
là nhà máy sữa đậu nành Việt Nam đầu tiên đứng vào tốp 5 nhà máy sữa đậu nành lớn nhất
thế giới. Sản phẩm sữa đậu nành Fami của Vinasoy có hầu hết ở ba miền của đất nước. Trong
năm 2013, thị trường mà công ty này hướng đến là phát triển mạnh hơn ở khu vực miền Nam.
Lý do công ty chọn miền Nam là thị trường để hướng đến là vì đây là nơi có mật độ dân cư
đông đúc, kinh tế phát triển nhất nước, người tiêu dùng có mức thu nhập cao và khá dễ tính.
Đây là khu vực thị trường để nhà máy thâm nhập để mở rộng mạng lưới phân phối và tăng

doanh số. Nhưng nhà máy chưa khai thác hết tiềm năng ở thị trường này. Đến năm 2008 nhà
máy mới thực sự bắt đầu đầu tư phát triển tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam
Bộ.
Năm 2007, tiêu thụ tại khu vực này chỉ đạt 3,88% trong tổng sản lượng tiêu thụ. Đến
năm 2008 con số này đã tăng lên gần gấp 2,74 lần, đạt hơn 2,1 triệu lít, chiếm 7,07% tổng sản
lượng tiêu thụ. Bước sang năm 2009 khu vực này tiêu thụ 5.200.000 lít sữa chiếm 12,96% so
với tổng sản lượng tiêu thụ của cả nước.
Qua đó cho ta thấy tuy khu vực miền Nam có nhiều sản phẩm thay thế nhưng tốc độ
tăng khá cao đây cũng có thể coi là thị trường mục tiêu mà nhà máy cần hướng tới. Khi chiếm
được thị phần của khu vực này nhà máy có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước lân cận
như Thái Lan, Campuchia, Indonesia…
• Xác định công chúng mục tiêu:
- Theo tiêu thức phân khúc theo địa lý: Công ty cần tập trung phát triển vững chắc tại hai
thị trường miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên. Đồng thời thăm dò và phát triển ở
thị trường miền Nam.
- Theo tiêu thức đặc điểm dân số học:
+ Theo giới tính và độ tuổi: Khách hàng mục tiêu của sản phẩm Vina Soy Fami: là cả
gia đình, với tâm điểm là trẻ em có độ tuối từ 5 đến 15.

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 6


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

+ Theo tiêu thức thu nhập: VinaSoy sẽ phát triển thêm dòng sản phẩm sữa đậu nành
bột giá thấp, nhắm tới đối tượng là những người có thu nhập trung bình và thấp.

3. Đối thủ cạnh tranh
Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam- VinaSoy phải thường xuyên so sánh các sản phẩm
của mình về giá cả, các kênh phân phối và hoạt động khuyến mãi,… so với các đối thủ cạnh
tranh. Nhờ vậy mà Nhà máy có thể phát hiện được lĩnh vực mà mình có ưu thế cạnh tranh hay
bị bất lợi trong cạnh tranh. Từ đó nhà máy có thể xác định chính xác hơn về đối thủ cạnh
tranh cũng như chuẩn bị phòng thủ trước các cuộc tiến công của các đối thủ, đặc biệt đối với
các đối thủ lớn mạnh hơn nhà máy về tiềm lực, tài chính,…
Nhà máy cần biết 4 vấn đề về đối thủ cạnh tranh, đó là:
+ Những ai là đối thủ cạnh tranh của nhà máy?
+ Mục tiêu và chiến lược của họ như thế nào?
+ Những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì?
+ Các cách phản ứng của họ ra sao?
Đối thủ cạnh tranh của Nhà Máy Sữa Đậu Nành Việt Nam - VinaSoy là các doanh
nghiệp sản xuất các loại nước giải khát nói chung và sữa đậu nành nói riêng. Các doanh
nghiệp này cạnh tranh trên mọi phương diện như cạnh tranh về nhu cầu, giá cả, chất lượng sản
phẩm, các hình thức xúc tiến bán, hình thức thanh toán…
Bước vào năm 2010 có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhà máy nhưng có
thể kể tên một số đối thủ chính như sau:

Bảng: Thông tin đối thủ và giá các loại sữa đậu nành
Quy cách
Doanh nghiệp

Sản phẩm

Giá bán

Dung

Bao


Thùng

P(đb)

tích (ml)



(hộp/bịch)

(hộp/bịch) (hộp/bịch)

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

P(td)

Trang 7


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

Vinamilk
Tribeco
Tân Hiệp Phát
Tân Việt Xuân
Hanoimilk

200
Hộp 48

220
Bịch 50
Soya
180
Hộp 48
Soya Number 1 250
Hộp 48
Vixumilk
220
Bịch 50
IZZI
180
Hộp 48
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Vfresh

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

2.900
2.500
2.300
2.500
2.500
2.500

3.300
2.700
2.500
2.700
2.700

2.700

Biểu đồ : Biểu đồ thị phần sữa đậu nành hộp giấy của các doanh nghiệp năm 2011
( Nguồn: Theo số liệu năm 2011 của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen)



Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Công ty sữa Việt Nam gọi tắt là Vinamilk được thành lập năm 1976 là một công ty sản

xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt
Nam được xem là đối thủ lớn, tiềm lực mạnh, cạnh tranh trực tiếp với Vinasoy (chiếm 11% thị
phần sữa đậu nành hộp giấy), sản phẩm sữa đậu nành của Vinamilk bao gồm Vfresh hộp
200ml và Vfresh bịch 200ml.
Hiện tại, ở thị trường miền Bắc thì đối thủ cạnh tranh chính của nhà máy là Vinamilk.
Vinamilk có sức mạnh về tài chính, nguồn lực và danh tiếng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào sản
phẩm sữa đậu nành chưa thực sự cao. Vinamilk định vị dựa trên hình ảnh, công ty còn cố
gắng tạo dựng và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng. Vinamilk là một trong những đơn vị
hàng đầu trong việc hướng về cộng đồng. Những hoạt động lớn vừa qua như:
- Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công ty. Vinamilk đã chi 7 tỉ đồng cho quỹ
từ thiện “Cùng Vinamilk vươn tới trời cao” - chương trình dành cho các trẻ em nghèo, khuyết
tật, mồ côi trên toàn quốc và 100 triệu đồng góp vào quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Tp. Hồ Chí Minh phát động.

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 8


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi


GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

- Quỹ học bổng “Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” năm học 2005-2006 đã
tài trợ 3.000 suất học bổng trị giá 1 tỉ 500 triệu đồng cho học sinh tiểu học trên toàn quốc.
- Hàng năm, Vinamilk dành hàng chục tỷ đồng cho công tác xã hội, từ thiện và các
hoạt động phát triển cộng đồng. Vinamilk luôn có mặt trong và ngay sau những trận thiên tai
để ủng hộ người bị nạn. Từ năm 2008 đến nay, Vinamilk là nhà bảo trợ duy nhất cho Quỹ sữa
"Vươn cao Việt Nam". Từ 1 triệu ly sữa năm đầu tiên, quỹ này đã nâng số ly sữa miễn phí cho
trẻ em nghèo lên 3 triệu ly, rồi 6 triệu ly, 8 triệu ly... Năm 2012, dù kinh tế hết sức khó khăn,
nhưng Vinamilk cũng đã dành 7 tỷ đồng cho 16.000 trẻ em nghèo ở 40 tỉnh, thành được uống
sữa miễn phí trong thời gian 2 tháng, mỗi ngày 2 ly.
 Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn
Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn gọi tắt là Tribeco ra đời năm 1992, công ty có
2 nhãn hiệu là Tribeco và soya, loại có đường và không có đường. Tribeco là một đối thủ thực
sự mạnh đối với Vinasoy nếu nhà máy muốn chiếm lĩnh thị trường miền Nam. Hiện tại,
Tribeco chiếm 85% thị phần sữa đậu nành miền Nam, sữa đậu nành Tribeco sử dụng nguồn
đậu nành từ Mỹ và Canada các sản phẩm của công ty bao gồm sữa đậu nành đóng chai thủy
tinh 240ml, két 24 chai và hộp, bịch giấy Tetrapak 200ml, thùng 48 hộp (bịch) tại thị trường
miền Nam.
Hiện tại công ty chưa có chương trình khuyến mãi hay hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên
đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng của Tribeco được sự ủng hộ nhiệt tình
của khách hàng.
 Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát gọi tắt là THP Group được thành lập năm
1994, trong 10 năm liền (1999-2008) công ty luôn đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng
cao” do người tiêu dùng bình chọn. Công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới nên các sản phẩm của công ty luôn có sự tăng nhanh về số lượng và chất
lượng. Đây là đối thủ cạnh tranh với VinaSoy một cách mạnh mẽ trên thị trường Tp. Hồ Chí
Minh, VinaSoy muốn chiếm lấy thị phần miền Nam cần phải nghiên cứu và giảm dần ảnh

hưởng của công ty này trên thị trường bằng lợi thế thương hiệu của mình.
Năm 2004 công ty đưa vào sản xuất thử nghiệm sữa đậu nành với công nghệ tách vỏ
tiên tiến của Nhật Bản. Năm 2006 công ty bắt đầu tung ra thị trường sản phẩm sữa đậu nành
hộp giấy và đã được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình. Các sản phẩm của công ty bao gồm
sữa đậu nành Soya hương bắp, Soya Number 1, Soya đậu xanh, Soya hương dâu dạng chai

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 9


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

240 ml, sữa đậu nành Soya hương bắp, sữa đậu nành Soya hương dâu, sữa đậu nành Soya có
đường dạng hộp 250 ml.
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng
trước trong và sau rất chu đáo, tận tình phục vụ đến 22h00 hàng ngày kể cả ngày thứ bảy. Đội
ngũ nhân viên bán hàng có tinh thần trách nhiệm cao sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của
khách hàng. Công ty luôn đồng hành với các hoạt động thể thao như Cúp bóng đá vô địch
quốc gia V-League, Cúp xe đạp truyền hình HTV, Cúp bóng đá quốc tế Number 1, tặng
thưởng cho vận động viên đạt huy chương vàng tại SEA Games 24.


Công Ty Cổ Phần SX - TM Tân Việt Xuân
Công ty cổ Phần SX - TM Tân Việt Xuân gọi tắt là Vixumilk mới được thành lập năm

1999 chuyên sản xuất các loại sữa tươi và sữa đặc có đường mang thương hiệu Vixumilk.
Công ty có công nghệ thiết bị hiện đại của TetraPak Thụy Điển, là nhà cung cấp hàng đầu về

thiết bị sản xuất sữa và bao bì đóng gói. Trụ sở công ty tại Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh là nơi
có nguồn nguyên liệu sữa bò lớn với chất lượng cao và ổn định nên công ty chỉ chú trọng vào
mặt hàng sữa tươi. Đối với mặt hàng sữa đậu nành công ty chỉ có một loại sữa đậu nành có
đường dạng bịch dung tích 250 ml.
Hiện tại Vixumilk chưa thực sự phát triển mạnh, tuy nhiên VinaSoy cần phải nghiên
cứu kỹ đối thủ này, vì có thể khi lợi nhuận của Vixumilk tăng lên do có được ưu thế về nguồn
nguyên liệu thì Vixumilk đẩy mạnh sang sản xuất các sản phẩm chế biến từ sữa đậu nành.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng sữa đậu nành Nhà máy còn phải
chạy đua quyết liệt với các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát khác như các doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành sữa bò, nước giải khát có gas, không có gas, sữa chua uống,…
vì sản phẩm sữa đậu nành có tính thay thế rất cao.
4. Các rào cản truyền thông khi tiếp nhận thông điệp
- Có quá nhiều thông tin quảng cáo nên nếu quảng cáo của công ty không có gì đặc sắc
hay nổi trội thì cũng sẽ không gây được ấn tượng mạnh đối với khách hàng.
- Khi tiếp quảng cáo được phát, khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến không thể
tiếp cận được nguồn thông tin.
- Do nội dung quảng cáo quá phức tạp và quá khó để người tiêu dùng có thể hiểu được.
- Những quảng cáo của sữa đậu nành Fami trong năm qua đã đón nhận được nhiều
luồng ý kiến từ khách hàng, trong đó có cả ý kiến khen, chê…
- Chọn kênh quảng cáo và giờ phát không phù hợp với khách hàng mục tiêu mà công ty
nhắm đến.
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 10


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà


II. Thiết lập mục tiêu quảng cáo và ngân sách quảng cáo
1. Thiết lập mục tiêu quảng cáo
- Mục tiêu kinh doanh: Duy trì vị trí dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam về
thương hiệu, thị phần và chủng loại sản phẩm.
- Mục tiêu quảng cáo:
Thực hiện chiến lược khác biệt hoá so với các công ty sữa hiện có trong nước, nhằm
tiếp tục dẫn đầu thị trường về ngành hàng sữa đậu nành.
- Thị phần: mục tiêu công ty đề ra là chiếm lĩnh trên 85% thị phần về sữa đậu nành hộp
giấy cả nước, riêng tại thị trường miền Nam chiếm 20% vào năm 2014.
- Doanh thu: Công ty phấn đấu doanh thu nửa năm sau cao hơn năm trước 20% từ đây
đến năm 2014.
- Chất lượng sản phẩm: nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại
và bao bì sản phẩm.
Khi xác định được công chúng mục tiêu và những đặc điểm của nó thì người truyền
thông phải quyết định về những phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng. Người truyền
thông phải làm như thế nào để đưa công chứng mục tiêu lên trạng thái sẵn sàng mua cao hơn.
Và công ty nên nghiên cứu về vấn đề này. Trạng thái sẵn sàng mua của khách hàng có thể là:
nhận thức, thái độ và hành vi.

Nhận thức: đó là biết và hiểu
- Biết: sự quan tâm hay hiểu biết của khách hàng về sản phẩm sữa đậu nành Fami hay
không, về công ty sản xuất ra hay không là một điều quan trọng. Về nhãn hiệu sữa đậu nành
khách hàng thường nghe hay biết đến: 100% khách hàng được hỏi đều biết đến nhãn hiệu
Fami (VinaSoy). Bởi điều này cho thấy sự quan tâm và lòng trung thành của khách hàng về
nhãn hiệu của công ty.
- Hiểu: Những người làm marketing cũng quan tâm đến việc khách hàng có hiểu đến
những slogan hay logo mà công ty sữa đậu nành Vinasoy đã đưa ra hay không hay những
công dụng mà sản phẩm có, điều này đòi hỏi họ phải tìm hiểu và có những trả lời cho khách
hàng của mình.


Thái độ: thích, chuộng.
- Thích: sản phẩm sữa đậu nành Fami có được người tiêu dùng thích sử dụng hay
không, họ có thiện cảm hay là không có thiện cảm với sản phẩm. Công việc tiếp theo của các
nhà truyền thông là cần phải triển khai một chiến dịch nhằm gây dựng sự thích thú đối sản
phẩm ở người tiêu dùng và những cảm nhận tốt đẹp đối với sản phẩm.
- Chuộng: việc ưa chuộng sản phẩm là điều cần thiết cho chiến lược phát triển lâu dài
sản phẩm, sản phẩm sữa đậu nành Fami có được ưa chuộng hơn của các đối thủ cạnh tranh
hay không? Điều này các nhà truyền thông cần có những nghiên cứu để có những chiến lược
truyền thông hiệu quả nhằm tao việc ưa chuộng và thích sử dụng sản phẩm của mình.
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 11


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà


Hành vi:
Hành vi mua sản phẩm hay không là tuỳ thuộc vào khách hàng, nhưng công ty là người
có ảnh hưởng lớn đến tiến trình này.Vì thế người làm marketing của sữa đậu nành Fami luôn
định hướng và dẫn dắt khách hàng đến mục tiêu cuối cùng là mua sản phẩm. Nhiệm vụ của
người truyền thông là phải xác định được khách hàng mục tiêu đa số là đang ở dạng nào để có
những chiến lược hợp lý đưa khách hàng mục tiêu đến bước cuối cùng.
2. Ngân sách quảng cáo
Vinasoy thường hạn mức cố định cho các chương trình quảng cáo. Vinasoy đầu tư mỗi
năm khoảng 5-7% doanh thu cho việc quảng bá thương hiệu. Chi phí cho quảng cáo năm
2009 là 27 tỷ đồng (quảng cáo bằng tiền và bằng hiện vật), cho chi phí quảng cáo năm 2010 là
41 tỉ và khoảng 60- 70 tỉ đồng năm 2011. Như vậy, chi phí cho quảng cáo của Vinasoy năm

2013 sẽ bằng 5-7 % doanh thu của năm 2012 ( doanh thu 2012 khoảng 2000 tỷ VNĐ).

III.Thiết lập các yêu cầu của chiến dịch quảng cáo:
- Quảng cáo phải ngắn gọn, súc tích và nhấn mạnh những đặc điểm chính của sản phầm
sữa đậu nành Fami. Quảng cáo cần nhấn mạnh về đặc tính của sản phẩm 1 cách dễ hiểu, dễ
nhớ và hay nhất để khi người tiêu nghe đến Fami là có thể định vị trong đầu đặc tính nổi trội
hơn hẳn các đối thủ khác.
- Thông điệp quảng cáo phải đem lại tính tin cậy cho khách hàng, đồng thời cũng phải
mang lại tính khách quan, trung thực.
- Chiến dịch quảng cáo phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có sự tham gia
của những diễn viên hoặc ca sĩ nổi tiếng, kịch bản hay để thu hút người tiêu dùng.
IV. Xác định chủ đề và ý tưởng chính của chiến dịch quảng cáo
Sữa đậu nành có nhứng công dụng như sau, rất tốt cho sức khỏe.
Tốt cho tim mạch: Cholesterol trong máu tăng cao là nguyên nhân gây xơ vữa động
mạch, huyết áp cao và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…. Các hợp chất isoflavones,
genistein, daizein, glycitein trong đậu nành giúp khống chế các hoạt động có hại của
cholesterol và ổn định cholesterol trong máu ở mức bình thường.“25g đạm đậu nành trong
khẩu phần ăn mỗi ngày với ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
tim mạch” – Điều này đã được cơ quan Kiểm tra dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ công
nhận. Ở các quốc gia mà thực phẩm từ đậu nành được dùng thường xuyên, tỷ lệ người mắc
các bệnh tim mạch khá thấp.
Giảm nguy cơ béo phì: Thực phẩm từ đậu nành rất ít tinh bột nhưng lại giàu protein
với đầy đủ các axit amin cần thiết, không cholesterol và rất ít chất béo no nên đậu nành có

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 12


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi


GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

hiệu quả tích cực trong việc giúp cơ thể điều chỉnh, chuyển hóa chất béo, ngăn ngừa tích tụ
mỡ ở vùng bụng và giảm cảm giác thèm ăn.
Giảm nguy cơ tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường có chỉ số đường trong máu rất
cao. Nguyên nhân là do thiếu hụt insulin hoặc do insulin hoạt động bất thường nên lượng
đường trong máu không luân chuyển được đến gan và các tế bào mỡ. Các thực phẩm từ đậu
nành có hàm lượng đường rất thấp đồng thời chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm tỷ lệ hấp thụ
đường vào máu.
Làm đẹp da & tóc: Trong đậu nành có hợp chất BBIC có khả năng ức chế hoạt động
của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình dãn đến chứng đa xơ
cứng. Vì vậy, dùng đậu nành thường xuyên có thể giúp: ngăn ngừa lão hóa da, làm da trở nên
mềm mại, mịn màng & săn chắc, tóc chắc khỏe.
Ngăn ngừa loãng xương: Thực phẩm từ đậu nành không có nhiều canxi nhưng lại có
nhiều isoflavones, - chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa loãng xương và gia tăng khả năng
hấp thụ canxi.
Ngăn ngừa ung thư: Đậu nành được xem như một trong những thực phẩm chống ung
thư vì: Thành phần genistein trong đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm
giảm nguy cơ ung thư, có chất ức chế Protease Bowman-Birk trong đạm đậu nành có thể giúp
ức chế sự khởi phát ung thư, có chất daizein trong đạm đậu nành nếu được sử dụng với liều
cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp
giảm nguy cơ bị ung thư và có hàm lượng chất xơ trong đậu nành khá cao nên đậu nành còn
có khả năng phòng ngừa ung thư ruột già và ung thư dạ dày.
Ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh: Những triệu chứng của thời kỳ
mãn kinh là do hàm lượng hoocmôn estrogen giảm xuống. Chất isoflavones trong đậu nành có
tác động gần giống estrogen nên giúp giảm các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.
Ngày nay, việc dùng thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành nhằm giảm các triệu chứng thời
kỳ mãn kinh là giải pháp an toàn tự nhiên, rất được nhiều người ưa chuộng.
- Isoflavones đậu nành có tác động tích cực với sức khỏe nam giới: Nghiên cứu của

Sang-Ah Lee và cộng sự cho thấy bổ sung lượng isoflavone sử dụng hàng ngày là 36,2- 60
mg/ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, số lượng tinh trùng, tinh dịch,
độ vận động của tinh trùng. Hơn thế nữa isoflavones trong đậu nành còn có khả năng ngăn
ngừa ung thư tiền liệt tuyến là một trong các loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Các
isoflavones ức chế enzyme 5-alpha-reductase, làm giảm mức DHT và ngăn ngừa phát triển u
tuyến và ung thư tuyến tiền liệt. Isoflavone còn ức chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư nhờ
việc ngăn chặn sự phát triển các mạch máu bao quanh và nuôi khối u, làm giảm khả năng các
tế bào ác tính di căn.
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 13


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

Vì những tính năng rất tốt cho sức khỏe nên concept cho chiến dịch quảng cáo lần này sẽ
là nhấn mạnh về công dụng của sữa đậu nành. Và ý tưởng được đưa ra là : “ Fami – Tốt cho
cả nhà”.
V. Lập kế hoạch kênh
Công ty sẽ tiến hành quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời và quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông.
1. Quảng cáo trên truyền hình
- Thời lượng quảng cáo: 30 giây.
- Thời điểm: Chiến dịch quảng cáo áp dụng trong thời điểm mùa hè , bắt đầu từ 1/2 /
-

2013 đến hết ngày 31/12/2013.
Kênh quảng cáo: Kênh HTV9 (Kênh truyền hình thành phố Hồ Chí Minh), kênh

VTV3 với thời gian như sau:
Bảng : Kế hoạch quảng cáo trên truyền hình

Kênh

Thời gian

VTV3

11h55-14h

VTV3

HTV9

21h2022h20
17h3018h25h

Diễn giải

Giá QC: 30 Tổng chi phí/ Tổng chi phí / 1

giây
Trong Phim/GT: thứ Hai - 40.000.000

1 tuần
240.000.000

năm
11.520.000.000


thứ Sáu
VNĐ
Trong Phim VN: thứ Hai - 60.000.000

VNĐ
240.000.000

VNĐ
11.520.000.000

thứ Năm
VNĐ
Trong chương trình phim
12.000.000
Việt Nam (Thứ 2 đến chủ
VNĐ
nhật )

VNĐ
84.000.000

VNĐ
4.032.000.000

VNĐ

VNĐ

Tổng


27.072.000.000

cộng

VNĐ

2. Quảng cáo ngoài trời
Công ty đặt các banner tại các địa điểm lớn của các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ …Lý do đặt tại những địa điểm
này là vì đây là các thành phố lớn, đông dân cư sẽ là tâm điểm chú ý của mọi người.
3. Quảng cáo trên các phương tiện giao thông
Công ty thiết kế dán trên xe chở hàng của mình tại các thành phố lớn đi phân phối đến
các đại lý, nhà bán sỉ...Đây là hình thức quảng cáo dễ tiếp cận công chúng mục tiêu và tiếp
cận được nhiều đối tượng tham gia giao thông.
VI. Thiết kế thông điệp
1. Nội dung thông điệp
Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về sữa đậu nành, qua 15
năm kinh nghiệm đến nay VinaSoy đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành bao bì giấy của cả
nước và là Nhà máy sữa đậu nành có công suất lớn nhất Việt Nam. Vinasoy đã trải qua nhiều
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 14


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

năm chính vì thế mà những thông điệp mà công ty tạo ra cũng luôn thay đổi theo thời gian.

Nhưng tất cả những thông điệp này điều mang cùng một nội dung đó “thiên nhiên, sáng tạo,
tân tâm”. Nhà máy đã không ngừng sáng tạo để mang đến cho người tiêu dùng không chỉ sức
khỏe tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất từ đậu nành thiên nhiên mà còn là sự hài lòng
thông qua các dịch vụ chu đáo và tận tâm.
Tên thương hiệu VinaSoy (viết tắt của 2 từ Việt Nam và Soya có nghĩa là đậu nành
Việt Nam) để thể hiện cam kết luôn mang đến cho khách hàng sức khỏe tốt nhất và hương vị
thơm ngon nhất từ những hạt đậu nành thiên nhiên đồng thời khẳng định thương hiệu đẳng
cấp quốc gia.
2. Cấu trúc thông điệp
Logo VinaSoy được thiết kế bởi sự kết
hợp giữa màu cam - màu kết hợp giữa màu đỏ
(màu của sự nhiệt huyết) & màu vàng (màu của
hạt đậu nành) và màu xanh lá - màu của lá đậu
nành nói riêng & màu của thiên nhiên nói
chung. Những thông điệp của sữa đậu nành
Fami mang đến là những slogan mang ý nghĩa hay với một logo bắt mắt. Màu chủ đạo của
bao bì sữa đậu nành Fami vẫn là màu vàng – màu của những hạt đậu nành. Màu sắc & kiểu
dáng thiết kế Logo VinaSoy thể hiện 3 nét tính cách thiên nhiên, sáng tạo & tận tâm của
VinaSoy, trong đó:
 Thiên nhiên: Sản phẩm VinaSoy gắn liền với những hạt đậu nành tự thiên nhiên và
VinaSoy hướng đến việc phát triển cùng thiên nhiên, quan tâm bảo vệ môi trường. Đây cũng
là tính cách chủ đạo của VinaSoy.
 Sáng tạo: Với đội ngũ nhân viên trẻ - chuyên nghiệp, VinaSoy sáng tạo không ngừng
để làm ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo; những hoạt động truyền thông và dịch vụ khách
hàng khác biệt nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
 Tận tâm: Bằng dịch vụ khách hàng chu đáo và sự đồng cảm & chia sẻ với cộng đồng,
VinaSoy cam kết tận tâm, tận lực nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Câu slogan trong năm trước chủ yếu nhấn mạnh đến hương vị của sữa : “Fami – ngon
sánh mịn, uống không ngừng”. Nhưng năm nay, quảng cáo của sữa sẽ nhấn mạnh đến công
dụng của sữa đậu nành nguyên chất với thông điệp : “Fami – Tốt cho cả nhà”. Bởi vì ngày

nay, khi đời sống lên cao, người tiêu dùng ngày càng biết chăm lo cho sức khỏe của bản thân
và gia đình hơn. Bên cạnh đó, có quá nhiều sản phẩm trôi nổi, không đạt tiêu chuẩn hay có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn sản phẩm sữa đậu nành. Khi
tuyên truyền, quảng cáo, Vinasoy sẽ có kế hoạch để định vị trong tâm trí người tiêu dùng rằng
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 15


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

sữa đậu nành Fami là sữa đậu nành nguyên chất, không có chất bảo quản và rất tốt cho sức
khỏe của cả gia đình.
VII. Thực hiện kế hoạch truyền thông
Quảng cáo là chương trình truyền thông hiệu quả khi nó được đưa đến cho tất cả các
khách hàng. Với mục tiêu tạo ra sự có mặt trên thị trường, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, và nhắc
nhở người tiêu dùng để tăng doanh thu, thị phần và phát triển ở Miền Nam. Những slogan
được tạo ra với logo cho sản phẩm, được các nhà marketing của sữa đậu nành Fami gửi đến
người tiêu dùng những thông điệp mang điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là với
sữa đậu nành Vfresh của Vinamilk. Và trong năm 2013, quảng cáo sữa đậu nành Fami sẽ được
thay đổi để khác biệt với các clip quảng cáo năm 2012 với câu slogan “Fami - Ngon sánh mịn,
uống không ngừng” – quảng cáo đã tạo nên một làn sóng mới trong lòng người tiêu dùng.
1. Quảng cáo trên truyền hình
Mục tiêu: Hướng tất cả mọi đối tượng đến sản phẩm vì đây là kênh truyền thông hiệu
quả, được nhiều người sử dụng, qua đó thể hiện sự khác biệt, vì chỉ có sữa đậu nành Fami mới
liên tục quảng cáo trên truyền hình.
Nội dung kịch bản quảng cáo: Diễn viên là ca sĩ Hiền Thục cùng với các diễn viên quần
chúng.

- Cảnh 1: Hình ảnh 4 người trong một gia đình : bà nội, bố, mẹ ( do Hiền Thục đóng) và
con gái đang loay hoay và phân vân không biết nên chọn một loại sữa nào tốt nhất có thể
-

dùng được cho cả gia đình.
Cảnh 2: Hiền Thục chợt nhớ đến sữa đậu nành Fami với câu slogan : “ Fami- Tốt cho cả
nhà” với những công dụng ưu việt của sữa đậu nành Fami nên nghĩ ngay đến việc sẽ chọn

-

sữa Fami. Và tốt hơn hết, chỉ với 1 loại sữa, nó có tác dụng tốt cho cả nhà.
Cảnh 3: Sau đó, sẽ có một vài lời nói công dụng của sữa như : tốt cho tim mạch, giúp da
sáng, dáng xinh, ngon cho trẻ, giảm nguy cơ béo phì và nhất là nhấn mạnh công dụng tốt

-

cho cả nam giới để cổ động tăng thêm người dùng.
Cảnh 4: Kết thúc quảng cáo là sữa đậu nành với slogan mới: “Fami – Tốt cho cả nhà”.

2. Quảng cáo ngoài trời
- Hình thức thực hiện: Công ty đặt các bảng quảng cáo ngoài trời và thiết kế các baner
dán trên xe chở hàng.
- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2013.
a. Đối với bảng quảng cáo ngoài trời
- Nội dung quảng cáo: thể hiện sự tươi mới và bổ dưỡng của những hạt đậu nành với
thông điệp đơn giản “Fami – Tốt cho cả nhà”.
- Cấu trúc thông điệp thu hút khách hàng khi mà là hình ảnh ca sĩ Hiền Thục đang
rạng rỡ với sản phẩm sữa đậu nành Fami trên tay.
b. Đối với banner dán xe
SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng


Trang 16


Bài tập cá nhân số 2 môn Quảng cáo – khuyến mãi

GVHD: TS Đường Thị Liên Hà

Cấu trúc thông điệp vẫn là hình ảnh ca sĩ Hiền Thục với hộp sữa đang uống dỡ trên tay
với câu slogan “Fami – Tốt cho cả nhà” trên nền màu vàng nhẹ - màu vàng đặc trưng của
những hạt đậu nành tươi ngon.
VIII. Đánh giá hiệu quả của kế hoạch truyền thông
Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo cần phân tích xem mục tiêu của quảng
cáo có đạt được không? Đích cuối cùng của quảng cáo vẫn là làm cho việc bán hàng được
nhiều hơn nhằm mục đích tăng doanh số và thị phần của công ty, đồng thời, thị phần có được
mở rộng ở khu vực miền Nam như công ty mong muốn không.
-

Để đánh giá sự hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, công ty có thể theo dõi tình hình bán
hàng, các khách hàng mới, các yêu cầu cho biết thông tin, các cuộc hỏi hàng qua điện
thoại, tình hình bán lẻ tại các cửa hàng, tình hình truy cập website giới thiệu và tình hình
mua hàng hóa trực tuyến.

-

Lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng có tăng lên? Điều này sẽ được ghi nhận bằng tình
hình bán lẻ bằng cách đếm số người vào thăm cửa hàng. Và trước khi quảng cáo phải theo
dõi tình hình của người mua. Dựa trên cơ sở đó để rút ra kết luận.

-


Tình hình bán hàng có được cải thiện sau quảng cáo? So sánh với tình hình bán hàng
trước, trong và sau chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, quảng cáo thường gây ra các hiệu
ứng tích lũy hay hiệu ứng chậm, do vậy việc bán hàng do xúc tiến quảng cáo có thể không
xảy ra ngay tức thì.

SVTH: Hoàng Thị Vân An_MBA K24_N1_Đà Nẵng

Trang 17



×