Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Lê Đức Thọ: GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN các TRƯỜNG đại học, cđ1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.66 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Lê Đức Thọ1
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà
trường phổ thông”, Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
ISBN 978-604-974-083-1, Nxb. Đại học Huế, tr.269-276. Năm 2018)
TÓM TẮT
Phát triển toàn diện nguồn nhân lực quốc gia là nhiệm vụ xuyên suốt và
mang tính chiến lược của Đảng ta. Một trong những nguồn lực quan trọng ấy
chính là tầng lớp trí thức Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ sinh viên – những chủ
nhân tương lai, lực lượng quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Nhận
thức được điều đó, trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng rất chú trọng đến công tác đào tạo kỹ năng sống cho
sinh viên, góp phần tạo ra những người lao động toàn diện cho đất nước. Bài
viết nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên các trường Đại học, Cao
đẳng ở Đà Nẵng về kỹ năng sống và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên hiện nay.
Từ khóa: Kỹ năng sống; giáo dục kỹ năng sống; sinh viên; Đà Nẵng.
1. Mở đầu
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một lĩnh vực quan
trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường. Ðiều
đó đặt ra việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống để sinh viên có những ứng xử,
hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống. Giáo dục kỹ năng sống là
hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi
lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người
học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. Thực tế cho thấy,
1 ThS. Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. Email: SĐT: 0911733407.

1



con người chỉ tồn tại và phát triển khi có những kỹ năng sống phù hợp. Hiểu
một cách đơn giản, kỹ năng sống là khả năng tồn tại và thích ứng của con người
trước cuộc sống thực tế. Kỹ năng sống được xem như một năng lực quan trọng
để con người làm chủ được bản thân và chung sống với những người xung
quanh cũng như cộng đồng xã hội một cách hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị kỹ
năng sống là vấn đề rất quan trọng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi học
sinh, sinh viên.
Mẫu nghiên cứu là 312 sinh viên với 172 nam và 140 nữ, trong đó, 38 sinh
viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 66 sinh viên trường Đại học Duy Tân, 54
sinh viên Đại học Kiến trúc, 42 sinh viên trường Đại học Đông Á, 70 sinh viên
trường Đại học sư phạm Đà Nẵng và 42 sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng. Nghiên cứu này được tiến hành theo các phương pháp: phương pháp
nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận của đề tài, phương pháp trắc nghiệm
dùng làm công cụ đo nghiệm trong công trình nghiên cứu, phương pháp thống
kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực nghiệm của bài
nghiên cứu.
2. Nhận thức của sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà
Nẵng về kỹ năng sống
Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và những hành vi tích cực để cá nhân
có thể đáp ứng hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành
vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ
được cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích, có ý
nghĩa. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong
não bộ con người.
Kĩ năng sống là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân ,giúp con người có
khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và
với xã hội ,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ
năng sống là khái niệm mới xuất hiện nhưng lại có tính chất toàn cầu. Bởi trong
2



thời đại “thế giới phẳng”, con người không thể tồn tại nếu không có những kĩ
năng để đối phó và vượt qua những nguy cơ tiềm tàng của thời hiện đại. Kỹ
năng sống giúp sinh viên nhận biết và có thái độ tích cực đối với những tình
huống căng thẳng, sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc
sống. Đồng thời, sinh viên cũng có cách để ứng phó tích cực trong nhiều tình
huống khác nhau, biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ bản thân, luôn trau dồi
kỹ năng suy nghĩ tích cực, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức cảm xúc của
bản thân. Chính vì tầm quan trọng to lớn ấy của kỹ năng sống, chúng ta cần tìm
ra những biện pháp để rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân…
Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục
nhân cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách
phát sinh, phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình. Hiện nay
sinh viên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá
trị phù hợp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã
hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học
tập, công tác và các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh biểu hiện của những tư tưởng,
đạo đức, lối sống tích cực, lành mạnh và hành vi ứng xử có văn hóa, vẫn còn
một bộ phận HS, SV có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm đạo
đức, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giáo
dục toàn diện cho sinh viên. Việc công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt
nghiệp đòi hỏi mỗi trường đại học không chỉ trang bị những kiến thức chuyên
môn nền tảng cho sinh viên mà còn phải trang bị nhiều “kỹ năng sống” khác cho
họ, đặc biệt là kỹ năng sống cơ bản để họ có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc
sống nghề nghiệp và xã hội.
Đà Nẵng là thành phố sôi động, là nơi tập trung của nhiều trường Đại học,
Cao đẳng lớn với số lượng sinh viên theo học khá lớn. Hiện Đà Nẵng có trên 30
trường Đại học và Cao đẳng với hàng trăm ngàn sinh viên theo học. Trong

những năm qua, các trường Đại học và Cao đẳng ở Đà Nẵng bên cạnh việc
3


giảng dạy các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, đã rất chú trọng đến công tác
giáo dục các kỹ năng sống cho sinh viên. Nhờ vậy, đã đào tạo được lớp người
lao động một cách toàn diện cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Đa
số sinh viên ở Đà Nẵng nhận thức đúng đắn và rất quan tâm đến việc hình thành
và rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết cho bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy,
sinh viên rất hứng thú với các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống, tuy vẫn
còn một bộ phận sinh viên khá thờ ơ với việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết
cho bản thân.
2.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống
Để giúp sinh viên hiểu và nhận thức đúng về khái niệm Kỹ năng sống, tác
giả đã đưa ra những biểu hiện của khái niệm Kỹ năng sống và sau khi tiến hành
khảo sát, kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng sống
Đồng ý
T
T

Biểu hiện khái niệm Kỹ năng
Số

sống

lượng

Không đồng
ý


Tỷ lệ

Số

(%)

lượn
g

Tỷ lệ
(%)

Là các kỹ năng giúp con người
thích ứng với những biến đổi
1

của môi trường (môi trường tự

298

95,5

14

4,5

289

92,6


23

7,4

271

86,9

41

13,1

242

77,6

70

22,4

56

17,9

256

82,1

nhiên và môi trường xã hội) để

làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
Là các kỹ năng giúp con người
2

3
4
5

có thể hòa hợp để cùng chung
sống
Là các kỹ năng giúp con người
vượt qua khó khăn
Là các kỹ năng để giúp con
người tồn tại
Là các kỹ năng mang lại lợi ích
4


cho bản thân (không cần quan
tâm đến lợi ích của người khác)
Là các kỹ năng giúp con người
6

mang lại sự bình an cho bản
thân bằng mọi giá (kể cả việc

87

27,9


225

72,1

bất chấp thủ đoạn)
(Nguồn: Kết quả điều tra do tác giả tổng hợp)
Như vậy, sinh viên lựa chọn nhiều nhất (95,5%) là các kỹ năng giúp con
người thích ứng với những biến đổi của môi trường (môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội) để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Thứ hai, là các kỹ năng giúp
con người có thể hòa hợp để cùng chung sống (92,6%), thứ ba, là các kỹ năng
giúp con người vượt qua khó khăn (86,9%), thứ tư, là các kỹ năng để giúp con
người tồn tại (77,6%). Điều này chứng tỏ nhận thức của sinh viên về các kỹ
năng sống rất đúng đắn. Một dấu hiệu đáng mừng đó là đa số sinh viên không
cho rằng, kỹ năng sống là các kỹ năng mang lại lợi ích cho bản thân (không cần
quan tâm đến lợi ích của người khác) (82,1%) và 72,1% sinh viên không cho
rằng, kỹ năng sống là các kỹ năng giúp con người mang lại sự bình an cho bản
thân bằng mọi giá (kể cả việc bất chấp thủ đoạn).
2.2. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc trang bị các kỹ năng
sống
Trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố
Đà NẵngKết quả kháo sát sinh viên về sự cần thiết của việc trang bị các kỹ năng
sống trong môi trường giáo dục Đại học và Cao đẳng cho thấy:

5


Không cần thiết; 14.20%

Bình thường; 15.80%


Rất cần thiết; 47.10%

Cần thiết; 22.90%

Biểu đồ 1. Sự cần thiết của việc trang bị kỹ năng sống đối với sinh viên hiện nay
(Nguồn: Kết quả điều tra do tác giả tổng hợp)
Kết quả cho thấy, sinh viên nhận thức được mức độ cần thiết của việc trang
bị các kỹ năng sống trong môi trường giáo dục Đại học, Cao đẳng, mức độ cần
thiết là 23% và rất cần thiết là 47%. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên
chưa nhận thức được mức độ cần thiết của các kỹ năng sống, 14% sinh viên cho
những kỹ năng sống không cần thiết và 16% đánh giá ở mức độ bình thường.
Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học tập của sinh viên.
2.3. Nhận thức của sinh viên về các kỹ năng sống cần thiết
Để giúp sinh viên nhận thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bản thân,
phục vụ việc học tập và làm việc sau khi ra trường, tác giả đã hệ thống các kỹ
năng sống cần thiết và tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên về các
kỹ năng cần có. Kết quả như sau:
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về các kỹ năng sống cần thiết
Cần thiết
T
T
1

Số

Các kỹ năng sống cần thiết

lượn
g
261


Kỹ năng giao tiếp
6

Bình

Không cần

thường
Số

thiết

%

lượn

83,

g
40

Số

%

lượn

%


12,8

g
11

3,5


2

Kỹ năng giải quyết vấn đề

214

3

Kỹ năng ra quyết định

236

4

Kỹ năng tư duy sáng tạo

198

5

Kỹ năng hợp tác


176

6

Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

164

7

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

188

8

Kỹ năng đặt mục tiêu

167

9

Kỹ năng lắng nghe tích cực

144

10 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ

131


11 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

134

12 Kỹ năng tự nhận thức

156

13 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

143

14 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

151

15 Kỹ năng tư duy phê phán

123

16 Kỹ năng kiên định

178

17 Kỹ năng thương lượng

229

18 Kỹ năng quản lý thời gian


216

19 Kỹ năng xác định giá trị

178
7

7
68,
6
75,
6
63,
5
56,
4
52,
6
60,
3
53,
5
46,
2
42
42,
9
50
45,
8

48,
4
39,
4
57,
1
73,
4
69,
2
57,
1

49

15,7

36

11,5

94

30,1

75

24

78


25

92

29,5

73

23,4

101

32,4

119

38,1

166

53,2

112

35,9

113

36,2


118

37,8

117

37,5

121

38,8

74

23,7

90

28,8

86

27,6

49

15,7

40


13,9

20

5,4

61

19,6

70

22,4

32

10,2

72

23,1

67

21,4

62
12


19,9
3,9

44
56

14,1
18

43

13,8

72

23,1

13

4,1

9

2,9

6

2

48


15,3


20

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp
đỡ

279

89,

33

10,6

0

0

4
(Nguồn: Kết quả điều tra do tác giả tổng hợp)

Trong số những kỹ năng sống cần thiết, sinh viên đánh giá rất cao các kỹ
năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ, kỹ năng thương
lượng, kỹ năng quản lý thời gian,… Bên cạnh đó, số sinh viên chưa quan tâm
đến các kỹ năng sống vẫn còn. Điều này cho thấy, vẫn còn một bộ phận sinh
viên chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống

cần thiết cho bản thân. Thực tế này đòi hỏi các trường Đại học, Cao đẳng phải
có những hình thức và giải pháp phù hợp nhằm hình thành và phát triển các kỹ
năng sống cần thiết cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng
hiện nay
3.1. Giáo dục thông qua các giờ học môn Kỹ năng mềm trong các trường
Đại học, Cao đẳng
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của một số trường Đại học, Cao đẳng
đã đưa Kỹ năng sống vào giảng dạy. Do đó, sinh viên có thể tiếp cận với loại
hình này một cách dễ dàng và cũng là một nhiệm vụ, một yêu cầu cần phải đạt
để sinh viên có thể ra trường. Ở hình thức giáo dục này, sinh viên được giảng
viên có chuyên môn hướng dẫn, có tài liệu cụ thể và chương trình được thiết kế
rõ ràng, theo mục đích đào tạo nên sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi trong quá
trình học tập.
Tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các học phần liên quan, đây là
một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở sinh viên những năng lực giải quyết
hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ
năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
8


3.2. Giáo dục thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
Rất nhiều các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được Đoàn
Thanh niên các trường Đại học, Cao đẳng phát động tổ chức. Thông qua các
hoạt động này góp phần tạo điều kiện cho sinh viên có được một sân chơi bổ ích
sau những giờ học căng thẳng, đồng thời cũng đã trang bị cho sinh viên được
một lượng kiến thức về văn hóa xã hội cũng như phát triển được các kỹ năng
sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, rèn luyện cho sinh viên

sự năng động, tự tin.
Hoạt động hội thao sinh viên thường niên của các trường Đại học, Cao đẳng
như thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, kéo co,… với sự tham gia của các
chi đoàn Khoa tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm rèn luyện cho đoàn viên,
sinh viên sức khỏe để phục vụ tốt cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa
học, đồng thời, còn là cơ hội tăng cường sự giao lưu học hỏi, nâng cao tinh thần
đoàn kết của sinh viên, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, sự tự tin, ý chí chiến
thắng và quan điểm lạc quan.
3.3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động tình nguyện
Phong trào thanh niên tình nguyện trong các trường Đại học, Cao đẳng ngày
càng được triển khai theo hướng đa dạng hóa các loại hình hoạt động và ngày
càng mang tính chuyên sâu, vừa có các hoạt động tại chỗ vừa có các hoạt động
cộng đồng, điển hình như phong trào tình nguyện xây dựng trường xanh, sạch,
đẹp; Ký túc xã văn minh; Thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi; Thanh niên
tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông; Chiến dịch tình nguyện Mùa hè
xanh; Phong trào xây dựng công trình thanh niên; Hoạt động hiến máu nhân đạo,
… Qua đó, giúp sinh viên nâng cao nhận thức, ý thức và hành động trong hoạt
động bảo vệ và giữ gìn môi trường, góp phần hình thành nếp sống văn hóa thân
thiện hơn với môi trường, nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và ý thức xã hội
cho sinh viên.
3.4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các câu lạc bộ, nhóm
Hoạt động của các Câu lạc bộ, điển hình như Câu lạc bộ Tiếng Anh, một
9


hoạt động mang tính chất vừa học, vừa chơi, học đi đôi với hành rất hiệu quả và
thiết thực. Tham gia các Câu lạc bộ, sinh viên không những được nâng cao kiến
thức mà còn có cơ hội giao lưu, học hỏi, phát triển các kỹ năng sống như: kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng xử lý tình huống,… môi trường Câu lạc bộ giúp sinh viên trở

nên năng động, tự tin hơn.
3.5. Giáo dục kỹ năng sống bằng hình thức cung cấp tài liệu cho sinh viên
tự nghiên cứu
Với hình thức này, sinh viên sẽ là chủ thể, đóng vai trò chủ động và quyết
định trong việc rèn luyện kỹ năng sống. Từ những kiến thức, lý luận về kỹ năng
sống trong các tài liệu chính thống như giáo trình, sách giáo khoa đến những tài
liệu tham khảo trên internet, sinh viên sẽ tiếp cận và tự lĩnh hội, thẩm thấu để
biến thành hiểu biết của riêng mình. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ tự tổ chức các
hoạt động thực hành để rèn luyện các thao tác kỹ thuật của hành động tương ứng
với mỗi kỹ năng. Hình thức này có ưu điểm là sinh viên có thể thực hiện vào bất
cứ khi nào họ muốn, không tốn nhiều chi phí và thời gian học. Đồng thời, nó
cũng phát huy được vai trò chủ động, tích cực của sinh viên. Tuy nhiên, nếu
không có phương pháp tự học thích hợp và không đủ sự nổ lực của ý chí thì kết
quả của hình thức học tập này sẽ không được như mong đợi.
3.6. Giáo dục kỹ năng sống qua hình thức thực tập nghề nghiệp
Việc thực tập sẽ giúp sinh viên hiểu biết thêm về thực tiễn hoạt động nghề
nghiệp, tích lũy kinh nghiệm. Điều này rút ngắn khoảng cách đáng kể khoảng
cách giữa đào tạo và thực tế, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chủ
động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà hầu hết các sinh viên khi
đi thực tập được học hỏi. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu
công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người,…
tất cả đều giúp cho sinh viên hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.
Những bài học nhỏ nhưng được tích lũy dần sau thời gian thực tập sẽ trở thành
hành trang quý báu để sinh viên vững vàng sau khi ra trường để thực sự đến với
10


nghề nghiệp mình lựa chọn. Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết
trình hay làm việc nhóm trong khi thực tập công sở, sinh viên sẽ dần dần trau
dồi và rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng sống bản thân. Không thể phủ nhận ngoài

kết quả học tập, kỹ năng sống sẽ là nhân tố quan trọng không kém giúp sinh viên
có cơ hội việc làm sau này. Những kinh nghiệm có từ thực tế cuộc sống sẽ cung
cấp cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày. Giáo dục phải gắn với thực tế cuộc sống và nhằm mục đích phục vụ cuộc
sống.
5. Kết luận
Cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh học đại trà ở các
trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Ðổi mới giáo dục đạo đức linh hoạt, tránh kiểu "tầm chương trích cú" những vấn
đề cao xa, lớn lao mà thiếu các xử lý tình huống thực tế về lòng nhân ái, trung
thực, tự trọng, lối sống lành mạnh. Kinh nghiệm cho thấy, giáo dục kỹ năng
sống trong nhà trường ở nhiều nước đã thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa
sinh viên và giảng viên, đem đến hứng thú học tập cho học sinh do các em cảm
thấy được tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân
cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học và trong trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Nguyễn Thị Kim Dung, Ngô Thu
Dung, Nguyễn Hữu Chí, Phan Thu Lạc, Nguyễn Thị Hằng (2005), Lý luận
giáo dục học Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2]. Nguyễn Thanh Bình (2006), Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, Viện
nghiên cứu giáo dục học, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, Nxb. Đại
học sư phạm Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng
sống, Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội.
11


[5]. Lê Đức Thọ (2018), “Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học: Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, Đại học Khánh Hòa.
[6]. Nguyễn Thị Hà Lan (2013), “Kỹ năng sống của sinh viên Việt Nam hiện
nay – Thực trạng và biện pháp giáo dục”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số
9(70).

12



×