Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

35 xa hoi hoc truyen thong dai chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.11 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: XÃ HỘI HỌC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương I: Truyền thông, truyền thông đại chúng-Xã hội học về truyền thông đại
chúng
Truyền thông và truyền thông liên cá nhân


Định nghĩa truyền thông, vai trò của truyền thông, các dạng truyền thông
Truyền thông liên cá nhân, các dạng truyền thông liên cá nhân, các mô hình truyền
thông liên cá nhân
Truyền thông đại chúng và định chế truyền thông đại chúng
Đặc thù của quá trình truyền thông, công nghệ truyền thông, ngành công nghiệp
truyền thông
Các phương tiện truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng
Đại chúng và công chúng khán thính giả
Đại chúng và công chúng
Chương II: Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu truyền thông (1)
Tổng quan các hướng tiếp cận chính của xã hội học
Thuyết chức năng trong việc nghiên cứu truyền thông đại chúng
Thuyết xung đột trong việc nghiên cứu truyền thông đại chúng
Thuyết quyết định luận kỹ thuyết trong việc nghiên cứu truyền thông đại chúng
Lý thuyết thiết lập lịch trìnhtrong việc nghiên cứu truyền thông đại chúng
Trào lưu nghiên cứu văn hóa
Các lý thuyết về không gian công cộng
Nhận xét, đánh giá chung về các lý thuyết
Chương III: Định chế xã hội truyền thông đại chúng
Đặc trưng tổng quát của định chế truyền thông trong xã hội hiện đại
Định chế truyền thông tại Anh
Định chế truyền thông tại Pháp
Định chế truyền thông tại Mỹ
Định chế truyền thông tại một số quốc gia châu Á
o Đinh chế truyền thông tại một số quốc gia Đông Nam Á, châu Á (Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc. Singapore .v.v)
o Định chế truyền thông tại Việt Nam
Quá trình phát triển truyền thông tại Việt Nam
-2-



Phân tích quan điểm báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt
Phân tích vấn đề tự do báo chí và vai trò của báo chí trong công cuộc đổi mới, phát
triển đất nước
Chương IV: Xã hội học truyền thông nghiên cứu về công chúng
Những đặc điểm tâm lý-nhân khẩu-xã hội của công chúng
Ứng xử truyền thông của công chúng
3 giai đoạn ứng xử của công chúng với các phương tiện truyền thông đại chúng
4 nhóm ứng xử truyền thông
Cách xử dụng các phương tiện truyền thông nơi công chúng
Mối liên hệ giữa truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng
Mô hình truyền thông hai bước
Vai trò của người lãnh đạo dư luận
Chương V: Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông
Nội dung truyền thông là gì? Tại sao cần nghiên cứu nội dung truyền thông?
Văn phong báo chí
Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông
Phân tích thực nghiệm: nội dung truyền thông, định lượng hóa các chỉ tiêu truyền
thông; phân tích các chủ đề thông tin truyền thông trên báo chí, quảng cáo .v.v.
Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học
Chương VI: Ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng
Một số giả thuyết về ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng
o Giả thuyết về hố chênh lệch kiến thức
o Giả thuyết về mối quan hệ giữa truyền thông và bạo lực
Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
o Khái niệm dư luận xã hội
o Truyền thông đại chúng phản ánh dư luận xã hội và góp phần hình thành dư
luận xã hội
Truyền thông đại chúng-dư luận xã hội-phát triển xã hội
o Truyền thông đại chúng và chức năng xã hội hóa trong xã hội hiện đại

o 3 môi trường xã hội hóa và 3 giai đoạn xã hội hóa
o Sự có mặt của truyền thông đại chúng trong ba giai đoạn xã hội hóa
-3-


o Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và bạo lực ở nhóm công chúng cụ
thể (trẻ em, người có học vấn thấp …)
o Vai trò của truyền thông đại chúng và ý thức của truyền thông đại chúng
trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa
Truyền thông xã hội
o Thế nào là truyền thông xã hội
o Các bước tiến hành hoạt động truyền thông xã hội
Internet, một phương tiện truyền thông mới

-4-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương I: Truyền thông, truyền thông đại chúng-Xã hội học về truyền thông đại
chúng
Trong chương học này, sinh viên cần chú ý đến những nội dung chủ yếu như:
Thế nào là truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông liên cá nhân. Những
đặc điểm nào dùng để phân biệt sự khác biệt giữa những khái niệm trên?
Có bao nhiêu mô hình truyền thông: có 3 dạng truyền thông là truyền thông liên cá
nhân, truyền thông trong nhóm/tổ chức và truyền thông đại chúng
Các mô hình truyền thông: mô hình của Lasswell và Jakoson
Tại sao truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại lại quan trọng?: XH hiện đại
với nguồn thông tin khổng lồ, Con người cầncập nhật thông tin trong một thế giới
nhiều biến đổi, Con người cần thỏa thuận với nhau về cách sống chung trong xh thế
tục

Sinh viên phân biệt khái niệm đại chúng và công chúng: 4 đặc điểm của công
chúng bao gồm: Là những người dị biệt nhau, Là những người nặc danh, Họ độc
lập và không có mối liên hệ gì với nhau và cuối cùng Họ không được tổ chức theo
1 hình thái tổ chức nào (nếu có thì cũng rất lỏng lẻo)
Định chế truyền thông đại chúng, một không gian công cộng mới:
o Thế nào là định chế: Định chế xã hội là một khái niệm luôn tiến triển, nghĩa
là thực hiện cái “đã” và cái “đang”. Mỗi cá nhân con người không chỉ bị
ràng buộc bởi các định chế mà còn là người góp phần xây dựng nên bức
tường các định chế trong xh
o Có bao nhiêu định chế xã hội: có 5 định chế cơ bản trong xã hội bao gồm:
định chế kinh tế, giáo dục, gia đình, chính trị và văn hóa (truyền thông đại
chúng nắm trong định chế văn hóa)
Đặc thù của quá trình truyền thông, công nghệ truyền thông, ngành công nghiệp
truyền thông
Các phương tiện truyền thông và các phương tiện truyền thông đại chúng
Chương II: Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu truyền thông (1)
Sinh viên cần chú ý lại những kiến thức đã học ở môn lịch sử và lý thuyết xã hội
học: có bao nhiêu lý thuyết cơ bản trong xã hội học, những quan điểm của các lý
thuyết đó là gì?. Trong xã hội học có 4 lý thuyết cơ bản là: thuyết chức năng, thuyết
xung đột, thuyết tương tác biểu trưng và thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết chức năng trong việc nghiên cứu truyền thông đại chúng: sinh viên cần
chú ý đến những quan điểm chủ đạo của thuyết chức năng như việc thuyết này quan
niệm rằng: xã hội là một thể thống nhất trong đó tất cả các bộ phận cấu thành điều
có những chức năng của mình nhằm duy trì trật tự, ổn định của hệ thống. Ngoài ta,
thuyết chức năng cũng nhấn mạnh đến quan điểm về chức năng công khai lẫn tiềm
ẩn
-5-


a. Thuyết chức năng áp dụng như thế nào trong nghiên cứu xã hội truyền thông

đại chúng: TTĐC được coi như một định chế nhằm giúp xã hội:duy trì sựổn
định, tính liên tục cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi của xh
b. Quan điểm của Lasswell về chức năng của truyền thông đại chúng: TTĐC
có ba chức năng cơ bản là: Theo dõi môi trường xã hội, kết nối các bộ phận
khác nhau trong xã hội, truyền tải di sản, những giá trị, chuẩn mực trong xã
hội
c. Charles Wright: 5 chức năng của TTĐC trong xã hội: báo động cho con
người về một nguy cơ nào đó, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, củng
cố uy tín cho những người nắm tin tức, nâng cao hình ảnh xã hội cho ai đó
hoặc hợp thức hóa một vị trí xã hội nào đó và cuối cùng là củng cố sự kiểm
soát xã hội
Thuyết xung đột trong việc nghiên cứu truyền thông đại chúng: Sinh viên cần
chú ý đến những luận điểm cơ bản của thuyết xung đột như: lý thuyết này nhấn
mạnh đến tính xung đột giữa các nhóm, thiết chế, cá nhân ...trong xã hội nguyên
nhân là do sự hạn chế về nguồn tài nguyên và sự phân phối không đồng đều trong
xã hội. Xã hội không chỉ là quá trình diễn ra suông sẻ mà còn có nhiều xung đột
giữa các nhóm chủ thể
a. TTĐC được xem như là công cụ để giai cấp tư sản phục vụ cho mục đích
chính trị. Thuyết xung đột phê phán quan điểm chức năng khi quá nhấn
mạnh đến quá trình truyền thông riêng lẻ mà bỏ qua bối cảnh xh tác động
đến truyền thông.
b. Câu hỏi đặt ra: ai nắm (và lèo lái) các phương tiện truyền thông. Truyền
thông có lợi cho ai?
c. Trường phái Frankfurt: Quá trình CNH đã tiêu diệt mối quan hệ giữa con
người với con người =>dẫn đến sự xuất hiện của: xã hội đại chúng trong đó
các cá nhân sống rời rạc với nhau. Cá nhân có xu hướng dựa vào TTĐC.
Nền sản xuất đại chúng + văn hóa đại chúng = sự huyền thoại về một xã hội
không có giai cấp trong CNTB. Văn hóa là không gian phản ánh mối tương
quan lực lượng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. TTĐC làm cho dân
chúng mê muội, cam chịu với thân phận của mình. Chính công chúng một

cách ý thức hoặc vô thức đã tham gia vào quá trình làm tha hóa chính mình
Lý thuyết kinh tế chính trị nghiên cứu về TTĐC: Nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế
như là yếu tố quyết định đến hệ tư tưởng chứ không phải ngược lại. Phương tiện
truyền thông như là một bộ phận thuộc về hệ thống kinh tế, qua đó gắn liền với hệ
thống chính trị.TTĐC như là công cụ để hợp thức hóa và duy trì sự phân tầng kinh
tế-xã hội của xã hội TBCN
Tiếp cận dưới góc độ văn hóa: Sự phát triển TTĐC gắn với sự truyền bá văn hóa.
Các giá trị văn hóa được du nhập ở nước ngoài sẽlàm ô nhiễm cho hoạt động văn
hóa địa phương và Đa số văn hóa du nhập đều có xuất xứ từ Mỹ. Các giá trị văn
hóa đưa vào nhằm biến những nước đang phát triển thànhthuộc địa
Thuyết quyết định luận kỹ thuyết trong việc nghiên cứu truyền thông đại
chúng:Theo Innis thì chính yếu tố kỹ thuật của phương tiện TTĐC quyết định đến
lối suy nghĩ và ứng xử của người dân
-6-


Các lý thuyết về không gian công cộng: Habermas triển khai và sử dụng khái niệm
“không gian công cộng” và “tính cộng đồng” trong nghiên cứu về truyền thông.
Habermas cho rằng chính việc sử dụng khái niệm không gian công cộng chính là
điều kiện để hình thành nên công luận và cũng là điều kiện cần thiết cho sự hình
thành nền dân chủ.Theo Habermas thì không gian công cộng là “ không gian mà
trong đó bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tham gia và có ý kiến trong đổi với nhau
mà không bị áp lực từ bên ngoài”. Không gian công cộng chính là nơi diễn ra
những cuộc tranh luận mang tính chất lý tính và phê phán.Không gian công cộng
chính là nơi kết tinh những ý kiến của công luận và mong muốn của công
chúng.Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi nó giả định rằng
phải có những thông tin về các hoạt động của nhà nước để công luận có thể xem
xét, đánh giá...
Để có thể nắm vững kiến thức trong chương này, sinh viên phải hiểu được những
luận điểm gốc của các lý thuyết, sau đó áp dụng những luận điểm này vào TTĐC.

Sinh viên đọc thêm trong TLHT ở trang:
Chương III: Định chế xã hội truyền thông đại chúng
Đặc trưng tổng quát của định chế truyền thông trong xã hội hiện đại: Là hệ thống
các quan hệ xã hội được xác lập ổn định. Định chế xã hội được định hình theo thời
gian. Được xác định trong mối quan hệ tương tác giữa con người với nhau. Bao
gồm những hành động lặp lại => chuẩn mực => mọi người thừa nhận
Định chế truyền thông tại Anh
Định chế truyền thông tại Pháp
Định chế truyền thông tại Mỹ
Định chế truyền thông tại một số quốc gia châu Á
Đinh chế truyền thông tại một số quốc gia Đông Nam Á, châu Á (Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc. Singapore .v.v)
Định chế truyền thông tại Việt Nam
Quá trình phát triển truyền thông tại Việt Nam: báo chí Việt Nam có đặc điểm
chính yếu như: Xã hội Việt Nam từ thế kỷ 19 trở về trước chưa có báo chí. Trong
xã hội phong kiến người ta truyền thông qua lính gác. Trong làng xã thì truyền
thông qua người mõ làng. Báo chí có mặt tại VN đầu tiên bắt đầu từ công cuộc khai
thác thuộc địa của Pháp. Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên là tờ : Gia định báo
Chương V: Xã hội học truyền thông nghiên cứu về công chúng
Trong chương học này, sinh viên cần chú ý đến những nội dung như:
Những đặc điểm tâm lý-nhân khẩu-xã hội của công chúng: khái niệm công chúng là
gì (sinh viên liên hệ đến kiến thức ở chương I). Ba đặc điểm của công chúng như:
tính quảng đại, tính không đồng nhất, tính nặc danh. Những nội dung mà người ta
cần chú ý đến khi nghiên cứu về công chúng bao gồm: Những đặc điểm nhân khẩu
học: tuổi, tôn giáo, giới tính hay những thông tin về xh: nghề nghiệp, học vấn, quan
-7-


hệ gia đình,…Thực trạng nhận thức của công chúng: nhận thức, thái độ, hành
vi,…Nghiên cứu thói quen và sở thích của công chúng

Ứng xử truyền thông của công chúng: Khái niệm này được sử dụng để nói đến cách
thức tiếp cận và tập quán sử dụng TTĐC ở người dân.Nội dung nghiên cứu đề cập
đến việc người dân: thường/thích xem/nghe những mục gì, đọc báo hoặc xem tivi
để làm gì? Vào lúc nào, trong bao lâu? Mục tiêu là cố gắng tìm hiểu mối liên hệ
giữa cách thức sử dụng các phương tiện TTĐC với những đặc điểm về nhân khầu,
xã hội…của công chúng. Francis Balle từng phân biệt 3 giai đoạn chính trong thái
độ của công chúng đối với sự phát triển của một phương tiện TTĐC: giai đoạn mê
mẩn, giai đoạn bão hòa, giai đoạn trưởng thành (bắt đầu hình thành những ý tưởng
phê phán, chọn lọc ..)
3 giai đoạn ứng xử của công chúng với các phương tiện truyền thông đại chúng
Mối liên hệ giữa truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng
Chương VI: Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông
Nội dung truyền thông là gì?: đó là tất cả những gì xuất hiện trên các phương tiện
truyền thông như: hình ảnh, nội dung âm thanh, tín hiệu,… Tại sao cần nghiên cứu
nội dung truyền thông?: người ta cần nghiên cứu nội dung truyền thông để tìm hiểu
về bối cảnh của một xã hội trong một thời gian nhất định,….
Văn phong báo chí và đặc trưng của văn phong báo chí: Theo Erik Neveu, văn
phong báo chí có 3 đặc trưng sau: Bám sát sự kiện: luôn ưu tiên nói tới sự kiện và
phải phản ánh chính xác sự kiện.Tính sự phạm: lối hành văn phải sáng sủa, dễ hiểu,
chuẩn xác, mẫu mực, từ ngữ sử dụng phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, giải mã
của độc giả. Có chức năng “kiểm thông”: kiểm tra mạch truyền thông và thu hút sự
chú ý của đối tượng
Phương pháp nghiên cứu nội dung truyền thông
o Phân tích kiểm soát: Mô hình này bắt nguồn tư việc xem các mô hình truyền
thông luôn bắt đầu bằng nguồn phát tin hay người truyền tin.Đó có thể là
một con người cụ thể trong các giao tiếp hàng ngày, cũng có thể là một tổ
chức nào đó như đài truyền hình, đài phát thanh hay một tờ báo. Những phân
tích liên quan đến khâu đầu tiên này thường được biết đến với cái tên: phân
tích kiểm soát
o Ví dụ trong phân tích kiểm soát: Ví dụ: phân tích đài truyền hình VTV thì

những câu hỏi sau đây cần được đặt ra:
 Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thuộc sự quản lý của ai?
 Mục đích chính của VTV là gì?
 Vai trò chính trị của nó ra sao?
 Hoạt động của VTV có chịu sự chi phối của luật pháp không? Như
thế nào?
 Các biên tập viên kiểm duyệt và đưa tin như thế nào?
 Các sắp xếp các tin theo thứ tự ra sao?...
-8-


Phân tích thực nghiệm: nội dung truyền thông, định lượng hóa các chỉ tiêu truyền
thông; phân tích các chủ đề thông tin truyền thông trên báo chí, quảng cáo .v.v.
Chương VII: Ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng
Một số giả thuyết về ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại chúng
o Giả thuyết về hố chênh lệch kiến thức: TTĐC là nguyên nhân tạo nên “ hố
chênh lệch về kiến thức” giữa các nhóm dân cư khác nhau.Những cư dân có
học vấn cao thường nhận nhiều thông tin hơn so với những cư dân có học
vấn thấp => sự chênh lệch. Nghiên cứu về “vai trò của vô tuyến truyền hình
trong giới trẻ 1965-1966 của Souchon đã kết luận rằng:Truyền hình chính là
công cụ đồng nhất văn hóa.Mặc dù cùng xem 1 chương trình truyền hình
như nhau nhưng cách tiếp cận của công chúng rất khác nhau do có sự khác
biệt về vốn liếng văn hóa, trí tuệ...
o Giả thuyết về mối quan hệ giữa truyền thông và bạo lực: Thập niên 1960, Ở
Mỹ và Tây Âu chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của làn sóng bạo lực nơi
giới trẻ.Đây cũng là thập niên mà vô tuyến truyền hình trở thành phương
tiện phổ biến trong dân cư =>TTĐC có ảnh hưởng đến hành vi tội phạm của
thanh niên. Có ba quan điểm cần chú ý khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa
truyền thông và bạo lực là: TTĐC có chức năng giải tỏa những ức chế nơi
người dân. TTĐC chính là nguồn gốc gây nên những hành vi bạo lực, có

nguy cơ làm gia tăng các hành vi bạo lực nơi người dân.TTĐC có chức năng
củng cố thêm những mô hình bạo lực đã có trước đó nơi công chúng.
Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội: Truyền thông đại
chúng phản ánh dư luận xã hội và góp phần hình thành dư luận xã hội
Truyền thông đại chúng-dư luận xã hội-phát triển xã hội
o Truyền thông đại chúng và chức năng xã hội hóa trong xã hội hiện đại
o 3 môi trường xã hội hóa và 3 giai đoạn xã hội hóa
o Sự có mặt của truyền thông đại chúng trong ba giai đoạn xã hội hóa
o Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và bạo lực ở nhóm công chúng cụ
thể (trẻ em, người có học vấn thấp …)
o Vai trò của truyền thông đại chúng và ý thức của truyền thông đại chúng
trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa
Internet, một phương tiện truyền thông mới: vai trò của Internet trong việc phổ biến
thông tin và những giả định rằng Internet sẽ thiết lập nên một thế giới bình đẳng
giữa con người với con người.

-9-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
Hình thức kiểm tra, kết cấu đề và hướng dẫn cách làm bài
Đề thi sẽ là đề mở, kết cấu bao gồm ba câu hỏi được chia đều cho mỗi chương
Ba câu tự luận sẽ được chia như sau:
o Câu 1: sẽ là câu kiểm tra kiến thức chung của sinh viên, đề thi có thể bao
gồm việc phân biệt những khái niệm, các mô hình truyền thông hoặc
những quan điểm của các lý thuyết khi nghiên cứu về truyền thông,
.v.v….(3 điểm)
o Câu 2: thường sẽ là một câu hỏi bao gồm phần kiến thức cơ bản trong tài
liệu học tập và phần lý luận của sinh viên. Sinh viên cần phải nắm vững
lý thuyết để trả lời câu hỏi này. Những câu hỏi dạng này có thểlà:

Internet có thể thay thế được báo in không? hay Bạn có đồng ý với nhận
định rằng truyền thông là nguyên nhân gây nên bạo lực trong giới trẻ hay
không? (3 điểm)
o Câu 3: sẽ là 1 câu hỏi lý luận, sinh viên sẽ trình bày những lập luận của
mình để chứng minh cho 1 vấn đề nào đó có liên quan đến các chương
kiến thức trong môn học
Khi làm bài sinh viên cần chọn câu nào dễ làm trước, thường những câu đầu là
những câu dễ
Sinh viên làm ngắn gọn, những phần phải trình bày quan điểm cá nhân, sinh
viên cần chú ý những lập luận của mình có khách quan và logic, giảng viên sẽ
không chấm theo sự đúng sai mà sẽ chấm trên cơ sở lập luận của sinh viên
Không chép nguyên si trong sách ra
Không chép bài của người khác và không cho người khác chép bài mình.
Những bài làm giống nhau sẽ không được tính điểm

- 10 -


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA: XHH-CTXH-ĐNA

ĐỀ THI (mẫu)
Môn: Xã hội học truyền thông đại chúng
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài

Câu 1: Trình bày về các định chế trong xã hội hiện đại, định chế truyền thông đại
chúng có những chức năng gì trong xã hội hiện đại?(3 điểm)
Câu 2: Người ta thường cho rằng truyền hình là thủ phạm làm gia tăng bạo lực.

Bằng các dữ liệu xã hội học, hãy lý giải cho nhận định trên? (4 điểm)
Câu 3: Bạn hãy sử dụng quan điểm chức năng để giải thích cho việc báo chí
đăng những tin tức về các vụ án (trộm, cướp,…) đối với công chúng đọc báo (3
điểm)

------ HẾT ------

Ngày

tháng

năm

GIẢNG VIÊN

- 11 -


Gợi ý trả lời
Câu 1: (3 điểm)
- Định chế là gì: là hệ thống các quan hệ xã hội được thiết lập ổn định, là
những bộ phận, cấu trúc xã hội được xã hội giao chức năng đảm nhận việc
duy trì, trật tự, ổn định trong xã hội
- Có 5 định chế cơ bản trong xã hội: định chế kinh tế, chính trị, gia đình, giáo
dục và văn hóa, truyền thông đại chúng nằm trong định chế văn hóa
a. Định chế truyền thông đại chúng có chức năng gì trong xã hội: sinh viên có
thể chọn quan điểm của hai tác giả:
i. Quan điểm của Lasswell về chức năng của truyền thông đại chúng:
TTĐC có ba chức năng cơ bản là: Theo dõi môi trường xã hội, kết nối
các bộ phận khác nhau trong xã hội, truyền tải di sản, những giá trị,

chuẩn mực trong xã hội
ii. Charles Wright: 5 chức năng của TTĐC trong xã hội: báo động cho
con người về một nguy cơ nào đó, đáp ứng nhu cầu thực tế của người
dân, củng cố uy tín cho những người nắm tin tức, nâng cao hình ảnh
xã hội cho ai đó hoặc hợp thức hóa một vị trí xã hội nào đó và cuối
cùng là củng cố sự kiểm soát xã hội
Câu 2: (4 điểm)
- Sinh viên khẳng định rằng giữa truyền thông và bạo lực có mối quan hệ với
nhau
- Thập niên 1960, Ở Mỹ và Tây Âu chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của làn
sóng bạo lực nơi giới trẻ. Đây cũng là thập niên mà vô tuyến truyền hình trở
thành phương tiện phổ biến trong dân cư => TTĐC có ảnh hưởng đến hành vi
tội phạm của thanh niên. Có ba quan điểm cần chú ý khi nghiên cứu về mối
quan hệ giữa truyền thông và bạo lực là: TTĐC có chức năng giải tỏa những
ức chế nơi người dân. TTĐC chính là nguồn gốc gây nên những hành vi bạo
lực, có nguy cơ làm gia tăng các hành vi bạo lực nơi người dân. TTĐC có
chức năng củng cố thêm những mô hình bạo lực đã có trước đó nơi công
chúng.
- Sinh viên khẳng định đồng ý với nhận định trên và giải thích cho quan điểm của
mình
Câu 3 (3 điểm)
- Sinh viên trình bày những quan điểm chính yếu của thuyết chức năng. Thuyết
chức năng khẳng định rằng tất cả các hiện tượng trong xã hội đều có chức
năng công khai và chức năng tiềm ẩn, phản chức năng
- Truyền thông đại chúng (báo chí) đóng góp những chức năng gì cho xã hội?
- Sinh viên phân tích chức năng công khai của báo chí trong việc đưa tin cướp
giật là: thông tin cho mọi người dân biết, cảnh báo cho người dân về những
- 12 -



hiểm nguy, đưa ra các biện pháp giúp cho người dân có thể tự bảo vệ cho tài
sản của mình,v.v…
- Chức năng tiềm ẩn: thông qua việc công khai hiện tượng cướp giật và những vụ
án này được triệt phá. Báo chí cũng góp phần vào việc củng cố uy tín cho các
cơ quan bảo vệ pháp luật, hợp pháp hóa các công cụ bảo vệ pháp luật, giúp
cho người dân cảm thấy tin tưởng vào hệ thống luật pháp,.v.v…
-Phản chức năng: thuyết chức năng cho rằng bên cạnh chức năng công khai thì
truyền thông đại chúng còn có phản chức năng. Trong trường hợp báo chí đưa
quá nhiều tin tức về những vụ án trộm, cướp có thể khiến cho người dân
hoang mang, lo sợ hoặc có những phản ứng tiêu cực với những tin tức trên,…

- 13 -



×