Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

25 cong tac xa hoi voi nguoi khuyet tat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.14 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện
tập kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Tổng quan về người khuyết tật
1.1. Các khái niệm có liên quan đến khuyết tật (khiếm khuyết, khuyết tật, tàn tật)
1.2. Phân loại và nhận diện các dạng tật


1.3. Nguyên nhân và hậu quả của khuyết tật: đối với NKT, gia đình của NKT và xã hội
1.4. Số liệu và thực trạng đời sống người khuyết tật
- Trên thế giới
- Tại Việt nam

Chương 2: Nhu cầu, rào cản vấn đề tiếp cận và tạo điều kiện thích hợp cho NKT
2.1. Nhu cầu của NKT và gia đình có người khuyết tật:
a. Nhu cầu của NKT
- Nhu cầu được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ
- Nhu cầu giao lưu và kết bạn
- Nhu cầu học nghề và có việc làm ổn định
- Nhu cầu tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng
- Nhu cầu được cung cấp thông tin, tiếp cận với chương trình và chính sách xã hội
b. Nhu cầu gia đình của người khuyết tật:
- Hỗ trợ tâm lý: tham vấn/tư vấn
- Giới thiệu và tiếp cận các nhà chuyên môn, các dịch vụ và tổ chức xã hội
2.2. Những rào cản đối với NKT
- Rào cản về thái độ
- Rào cản về môi trừờng kiến trúc
- Rào cản về công nghệ thông tin và truyền thông
- Rào cản về thể chế
2.3. Vấn đề tiếp cận và tạo điều kiện thích hợp cho người khuyết tật
- Vấn đề tiếp cận
- Vấn đề tạo điều kiện thích hợp cho NKT
Chương 3: Cơ sở pháp lý và các tổ chức bảo vệ người khuyết tật
3.1. Cơ sở pháp lý
- Các văn bản quốc tế
-2-



- Các văn bản quốc gia
3.2. Các tổ chức bảo vệ NKT
- Các tổ chức NKT trên thế giới
- Các tổ chức NKT tại VN
Chương 4: Giao tiếp và hỗ trợ người khuyết tật
4.1. Tổng quát giao tiếp với người khuyết tật - Việc sử dụng ngôn từ - Những nguyên
tắc căn bản
4.2. Kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ các dạng khuyết tật khác nhau
- Giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thị
- Giao tiếp và hỗ trợ người khiếm thính
- Giao tiếp và hỗ trợ NKT vận động trong di chuyển
Chương 5: Công tác xã hội trong lãnh vực khuyết tật
5.1. Các mô hình can thiệp: Mô hình từ thiện, mô hình y tế và mô hình xã hội
5.2. Một số lý thuyết, phương pháp tiếp cận nền tảng
- Thuyết tăng quyền lực - Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền
- Phương pháp tiếp cận dựa trên điểm mạnh và xây dựng nội lực
5.3. Mục tiêu và các nguyên tắc căn bản trong công tác xã hội với NKT
5.4. Lãnh vực thực hành công tác xã hội với NKT - Công tác giáo dục và dạy nghề
- Công tác chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng thể chất
- Công tác phục hồi chức năng xã hội
- Công tác biện hộ và vận động
- Công tác hỗ trợ gia đình có NKT
5.5. Nhân viên xã hội trong lãnh vực KT : Vai trò, phẩm chất, kiến thức và kỹ năng

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Tổng quan về khuyết tật
Cần nắm vững và hiểu về định nghĩa và các khái niệm thế nào là khiếm khuyết, khuyết

tật, tàn tật theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO, 1999) trong lĩnh vực khuyết tật
Hiểu nguyên nhân khuyết tật vả các tác động khuyết tật trên cá nhân NKT, gia đình có
NKT và đối với xã hội
- Nhận diện cách phân dạng các khuyết tật theo nghị định số 28/2012/NĐ-CP
- Hiểu biết và mô tả thực trạng các vấn đề của NKT
o Sinh viên lưu ý các thí dụ và các câu hỏi liên quan đến bài giảng trên lớp
o Đọc lại tài liệu: chương 1, trang 3, 4. 7, 8 và 10
Chương 2: Nhu cầu, rào cản vấn đề tiếp cận và tạo điều kiện thích hợp cho NKT
Mục đích giúp sinh viên hiểu biết về nhu cầu và nhận diện các rào cản liên quan đến
người khuyết tật và gia đình của họ.
Nhận diện các nhu cầu của NKT và gia đình NKT áp dụng vào trường hợp cụ thể
nhằm giúp NKT phục hồi, phát triển và hội nhập vào cộng đồng và xã hội
các dịch vụ hỗ trợ cho NKT tại cộng đồng
- Đọc tài liệu: Chương 2, trang 11 – 16
Chương 3: Cơ sở pháp lý và các tổ chức bảo vệ người khuyết tật
Hiểu được mục tiêu của Công ước Quốc tế về người khuyết tật (30/3/2007).
Hiểu và nhận diện vai trò của các tổ chức, các cơ sở dịch vụ xã hội đối với người khuyết
tật.
Cần nắm rõ Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010
Cần biết cách thức áp dụng các văn bản, nghị định thông tư liên quan đến việc hỗ trợ,
giải quyết chính sách, và quyền - nghĩa vụ của người khuyết tật.
Xem lại: - Nghị định 28/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật người khuyết tật,
-

Thông tư liên tịch Số: 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT.

- Đọc TLHT trang 17, 19, 20
Chương 4: Giao tiếp và hỗ trợ người khuyết tật
-


Hiểu biết và cần nắm vững cách thức giao tiếp với ngừời khuyết tật - Việc sử dụng
ngôn từ

-

Những nguyên tắc căn bản trong khi giao tiếp với từng dạng khuyết tật khác nhau.

-

Đọc TLHT trang 25 - 31
-4-


Chương 5: Công tác xã hội trong lãnh vực khuyết tật
5.1. Các mô hình can thiệp: Mô hình từ thiện, mô hình y tế và mô hình xã hội
-

Hiểu được triết lý, khái niệm đã ảnh hưởng việc hình thành các mô hình chăm sóc
NKT.

-

Phân biệt giữa các loại hình chăm sóc người khuyết tật trên thế giới và Việt nam

-

Nhận ra, và phân tích mô hình phù hợp để áp dụng trong ngành CTXHvới NKT

-


Áp dụng lý thuyết vào trong việc phân tích từng trường hợp cụ thể

5.3. Mục tiêu và các nguyên tắc căn bản trong công tác xã hội với NKT
-

Nắm được các nguyên tắc, quan điểm và vai trò NVXH khi làm việc với NKT

-

Đọc TLHT trang40 – 46, và tài liện bổ sung của giảng viên

-

Làm bài tập thực hành và câu hỏi trắc nghiệm hướng dẫn trên lớp để rà soát lại
kiến thức đã học.

-5-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
1. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra bao gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận
Phần trắc nghiệm có 30 câu (6 điểm) được phân phối trải đều trong các chương
Phần tự luận với một trường hợp cụ thể để phân tích (4 điểm). Phần này tổng hợp
toàn bộ kiến thức đã học.
2. Hướng dẫn cách làm bài phần trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất và điền vào bảng trả lời. Có thể đánh trước trên đề và
điền vào sau, nhưng phải dành thời gian cho việc này vì KHÔNG ĐÁNH VÀO
BẢNG SẼ KHÔNG ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM.
Chọn câu dễ làm trước.

3. Hướng dẫn làm bài phần tự luận
Trước hết đọc thật kỹ yêu cầu của bài và gạch dưới các ý chính chọn để viết trả
lời. Bải viết cần cụ thể, ngắn gọn với nội dung làm đúng và vừa đủ theo yêu cầu
của bài. Tránh ghi dài dòng sẽ bị trừ điểm.
Không cần làm bài theo thứ tự.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

-6-


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA:XHH – CTXH – ĐNA
Thời gian làm bài 60 phút
Sinh viên ĐƯỢC sử dụng tài liệu
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) – SV làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm.
PHẦN II: TỰ LUẬN (4 điểm) – SV làm bài trên giấy thi (hoặc Phiếu trả lời).
MÔN THI : ………………………………………………………………
Họ và tên SV :………………..………………… Mã số SV:………….......
Lớp: :…………… Hệ: .…………........ Học kỳ: ……/ NH: ………………
LƯU Ý: SV phải ghi số đề vào phiếu trả lời. Nếu không ghi sẽ bị điểm 0
(Không)
ĐỀ SỐ :
Điểm số

Điểm chữ

Chữ ký giáo Họ tên chữ ký Họ tên chữ ký Số phách
viên chấm thi
CBCT1

CBCT2

Trả lời đúng
Chọn câu c là câu trả
lời đúng
a b
c
d
Trả lời sai
a b
c
d
BẢNG TRẢ LỜI
Phần I:
1
a
b

Số phách

Huỷ câu đã (c) chọn,
chọn câu khác (a)
a
b
c
d

Hủy câu (a), chọn lại câu
(c)
a

b
c
d

C

a

b

c

d

C

c

d

c

d

11

a

b


c

d

21

Đ

S

2

a

b

c

d

12

a

b

c

d


22

Đ

S

3

a

b

c

d

13

a

b

c

d

23

Đ


S

4

a

b

c

d

14

a

b

c

d

24

Đ

S

5
6


a
a

b
b

c
c

d
d

15
16

a
a

b
b

c
c

d
d

25
26


Đ
Đ

S

7

a

b

c

d

17

a

b

c

d

27

Đ


S

8

a

b

c

d

18

a

b

c

d

28

Đ

S

9


a

b

c

d

19

a

b

c

d

29

Đ

S

10

a

b


c

d

20

a

b

c

d

30

Đ

S

-7-

S


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) (SV làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm)
A. Chọn câu đúng nhất
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật bẩm sinh:
c. Suy dinh dưỡng từ 2 – 5 tuổi
d. Tai biến mạch máu não


a. Té ngã trong quá trình nuôi
b. Mẹ bệnh Rubella khi mang thai

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật từ lối sống văn hóa:
a. Tổn thương não do sốt cao
b. Di chứng bệnh lý, tuổi già.

c. Hậu quả do nghiện rượu
d. Tai nạn lao động

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật do tai nạn lao động:
a. Nhiễm phóng xạ, hóa chất khi làm việc
b. Trẻ té ngã đến chấn thương

c. Ô nhiễm môi trường sống
d. Dinh dưỡng kém

Câu 4: Nhu cầu của người khuyết tật cần được tính đến trong quá trình xây dựng _____
a. Phát triển kinh tế

c. Công trình công cộng
d. Tất cà các câu đều sai

b. Các hoạt động từ thiện

Câu 5 : Khó khăn cho gia đình trong vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc NKT:
c. Tất cả đều sai
d. Tất cả đều đúng


a. Mệt mỏi về thể lực, tinh thần
b. Xung đột, mâu thuẫn với cộng đồng

Câu 6: Trong giáo dục, trẻ khuyết tật (TKT) thường gặp khó khăn trong việc học do:
a. Gia đình giữ trẻ ở nhà
b. Học muộn, và học không theo kịp

c. Gia đình nghĩ trẻ KT không cần học
d. Trẻ không có nhu cầu đến trường

Câu 7: Về mặt xã hội, người lớn với khuyết tật thường gặp khó khăn trong việc_______
a. Kiếm việc làm, lập gia đình

c. Di chuyển

b. Ý thức về bản thân

d. Đi học

Câu 8: Trong ________có nhiều mạng lưới hỗ trợ NKT chính thức và không chính thức.
a. Gia Đình

c. Chính quyền

b. Cộng đồng

d. Trường học
-8-



Câu 9 : Vai trò của NVXH giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình hiểu về
____________ của trẻ khuyết tật gặp phải nhằm can thiệp và cải thiện kịp thời.
a. Tâm lý
b. Hành vi

c. Can thiệp
d. Nhu cầu và khó khăn

Câu 10: Công ước quốc tế về người khuyết tật ra đời năm:
a. Năm 2007
b. Năm 2008

c. Năm 2010
d. Năm 2012

Câu 11: Mục tiêu chính của công tác xã hội trong lĩnh vực khuyết tật là giúp cho NKT.
a. Giành lấy các quyền
c. Hiểu và chấp nhận người khác
b. Hiểu biết về bản thân
d. Nâng cao lòng tự trọng,và tính tự lập
Câu 12: Vai trò của NVXH trong việc thúc đẩy_____________ hỗ trợ người khuyết tật
với việc sử dụng các dịch vụ thích hợp một cách tốt nhất tại cộng đồng.
a. Gia đình
b. Chính quyền

c. Người khuyết tật
d. Môi trường

Câu 13: NVXH có vai trò trong việc gây nhận thức cho cộng đồng liên quan đến
____________ nhằm giúp NKT vượt qua sự cô lập và hòa nhập vào cộng đồng.

a. Gia đình
b. Chính quyền

c. Thái độ của họ đối với NKT
d. Môi trường

Câu 14: Người khuyết tật trở thành tàn tật là do __________ tham gia hoạt động xã hội
và có cuộc sống như người khác.
a. Thiếu hiểu biết của cộng đồng
b. Thiếu cơ hội

c. Hạn chế của Khuyết tật
d. Thiếu hiểu biết của NKT

Câu15: Nội dung chính của Công ước quốc tế xem vấn đề khuyết tật là một __________
chứ không phải là vấn đề về y tế.
a. Vấn đề của chính sách
b. Vấn đề của cá nhân NKT

c. Vấn đề của xã hội
d. Vấn đề của gia đình và cá nhân NKT

Câu 16: Công ước quốc tế về NKT kêu gọi chuyển phương thức tiếp cận từ hướng nhân
đạo sang hướng ___________
9


a. Tự do
b. Nhân quyền


c. Tự lập
d. Nhân dân

Câu 17: Một trong những nguyên tắc của Công ước quốc tế về NKT là ____________
và chấp nhận NKT như một phần của nhân loại và sự đa dạng của con người.
c. Thúc đẩy, bảo vệ
d. Bảo đảm cho người khuyết tật

a. Tôn trọng sự khác biệt
b. Quyền và tự do cơ bản

Câu 18: Luật Người khuyết tật của Việt Nam ra đời năm:
a. Năm 2007
b. Năm 2008

c. Năm 2010
d. Năm 2012

Câu 19:. NKT cần được xem là trung tâm của sự hỗ trợ để NKT có một cuộc sống
c. độc lập
d. Tự do

a. Tự tin
b. an toàn

Câu 20: Mô hình từ thiện được mô tả người khuyết tật là nạn nhân của hoàn cảnh, đáng
thương hại! Mô hình này được những ______________ sử dụng cho NKT nhiều nhất.
a. Người không khuyết tật
b. Người làm chính sách


c. Người chủ các cơ sở xã hội
d. Nhà tài trợ

B. Luật pháp, chính sách và các mô hình liên quan đến quyền NKT (2đ)
1. _______ NKT là trung tâm của các phương pháp hỗ trợ để họ có cuộc sống độc lập.
2. _______Giáo dục hòa nhập cần tính tới nhu cầu của bản thân người khuyết tật.
giáo viên, và điều kiện của cơ sở vật chất đáp ứng sinh hoạt người khuyết tật.
3. _______ NKT nên sống ở trung tâm bảo trợ, và không nên tham gia hoạt động xã hội.
4. _______ Chăm sóc và nuôi dưỡng NKT tại các trung tâm bảo trợ xã hội là biện pháp
tốt nhất dành cho NKT.
5. _______ Thông thường, NKT khi bị tách ra khỏi gia đình và cộng đồng sẽ tác động
tiêu cực liên quan đến tâm sinh lý, sức khỏe, và sự ổn định.
6. ________ Người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt
động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác.
7. _______ Về nguyên tắc, Công Ước Quốc Tế về NKT nhấn mạnh việc tôn trọng
phẩm giá, quyền tự chủ của cá nhân bao gồm sự tự do lựa chọn của cá nhân,
và sự độc lập của con người.
8. _______ Mô hình từ thiện được mô tả người khuyết tật là nạn nhân của hoàn cảnh,
đáng thương hại! Và được người khuyết tật đồng ý và sử dụng nhiều nhất.
10


9. _______ Lợi ích của mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là gia đình
NKT tự làm và không cần đến các nhà chuyên môn.
10. _______ Mô hình xã hội đề cập đến việc loại bỏ các rào cản môi trường xã hội và
thái độ đã làm cản trở các cơ hội phát triển và hội nhập vào xã hội của
người khuyết tật dựa trên cơ sở bình đẳng như những con người.
PHẦN II: TỰ LUẬN (4 điểm) – SV làm bài trên giấy thi
1. Anh/chị hãy cho biết 3 mức độ khuyết tật theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (2 điểm)?
2 Anh/ chị phân tích các mức độ thông qua trường hợp cụ thể dưới đây. (2 điểm)

Nguyễn Sơn Lâm 27 tuổi, hai chân bị teo và co rút chân từ tai nan giao thông năm
2009. Mẹ Lâm mất năm sau đó một năm. Cha anh đi theo người phụ nữ khác và biệt xứ
từ giữa năm 2013. Lâm còn người chị gái 29 tuổi. Hiện chị đang ở nhà chồng chăm sóc 2
con nhỏ nên chỉ biết an ủi, động viên Lâm. Em trai là Long, 25 tuổi đang học nghề cơ khí
và ở lại cơ sở vì khoảng cách từ nhà Lâm đến cơ sở đến 30 km.
Lâm ở một mình trong căn nhà nhỏ cấp 4 do cha mẹ anh để lại. Nguồn nuôi sống
Lâm từ sự giúp đỡ của chị, em trai và lòng tốt của hàng xóm.Anh cũng nhận trợ cấp xã
hội dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên cuộc sống của Lâm khá chật vật do thiếu trước
hụt sau.
Sau khi điều trị, Lâm xin làm trở lại tiệm may cũ nhưng bị từ chối. Các tiêm may
khác cũng không nhận do chủ tiệm e ngại sự xui xẻo do nhận người khuyết tật và lý do
kèm theo điều kiện không thích hợp cho anh với chiếc xe lăn. Mặc dù anh đã chứng minh
khả năng làm việc của đôi tay nhưng vẫn bị phớt lờ. Nhiều lần xin việc không được, Lâm
chán nản, cảm thấy mình vô dụng, trở nên ít nói, tránh tiếp xúc với người xung quanh.
Ngày 04 tháng 04 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO KHOA/BỘ MÔN

Lâm Thị Ánh Quyên

GIẢNG VIÊN

Nguyễn Kim Thanh

11


Đáp án

Phần I: chọn những câu thích hợp (5 điểm)


Phần A
1.

b

11.

d

12.

d

13.

c

Phần B
1.

Đ

2.

Đ

2.

a


3.

a

14.

b

3.

S

4.

c

15.

c

4.

S

5.

a

16.


b

5.

Đ

6.

b

17.

a

6.

Đ

7.

a

18.

c

7.

Đ


8.

b

19.

c

8.

S

9.

d

20.

a

9.

S

10.

a

10.


Đ

Phần II

1.

Khiếm khuyết: bị teo và và co rút chân.

2.

Khuyết tật: Lâm gặp khó khăn trong việc di chuyển, không thể tự đi lại.

3.

Tàn tật: các tiệm may từ chối nhận Lâm vào làm việc do anh bị khuyết tật và thân
chủ mất đi cơ hội tự kiếm sống và độc lập.

-1-



×