Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chưa sử dụng lý thuyết xã hội học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.64 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
• Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
• Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
• Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
• Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh họa nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
(Bản chi tiết đính kèm)
KT. TRƯỞNG KHOA XHH – CTXH - ĐNA
PHÓ TRƯỞNG KHOA

Lâm Thị Ánh Quyên

-1-



PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA MÔN HỌC
Bốn lý thuyết phổ biến nhất của xã hội học hiện đại:
• Thuyết Chức năng
• Thuyết Mâu thuẫn
• Thuyết Tương tác
• Thuyết Nữ quyền

PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
• Các tác giả chính của thuyết Chức năng
✓ Talcott Parsons (hệ thống hữu cơ, mô hình AGIL)
✓ Robert Merton (thuyết hành động trung mô)
• Các tác giả chính của thuyết Mâu thuẫn
✓ Karl Marx(giai cấp và quyền lực kinh tế)
✓ C Wright Mills (phê bình xã hội)
• Các tác giả chính của thuyết Tương tác
✓ George Mead (cái tôi xã hội)
✓ Erving Goffman (sân khấu hành vi – dramaturgy)
• Các tác giả chính của thuyết Nữ quyền
✓ Simone de Beauvoir (Nữ giới – The second sex)
✓ Betty Friedan (The Feminine Mystique)
✓ Virginia Woolf (Căn phòng riêng)
• Bài tập tổng hợp: Áp dụng bốn lý thuyết hiện đại để phân tích một số hành
vi và định chế xã hội, chẳng hạn như:
✓ Trường lớp và hệ thống giáo dục
✓ Y phục và thời trang
✓ Bữa ăn và sự tiêu thụ thực phẩm
Cần phân biệt được sự khác nhau giữa nội dung của một lý thuyết với việc
áp dụng lý thuyết đó trong thực tế.


-2-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
• Hình thức kiểm tra: tự luận hoặc tiểu luận.
• Cách làm bài tự luận:
✓ Cần phân biệt rõ ràng mỗi lý thuyết, không nhập nhằng.
✓ Các ví dụ về áp dụng trong thực tế nên lấy trực tiếp từ đời sống cụ thể của cá
nhân học viên.
✓ Nên diễn giải lý thuyết theo cách hiểu của riêng mình, không chép từ sách.
• Cách làm bài tiểu luận:
✓ Chủ đề/đề tài phải liên quan đến lý thuyết xã hội học, hoặc áp dụng được lý
thuyết để phân tích và lý giải hiện tượng trong thực tế.
✓ Có tham khảo và trích dẫn tư liệu thích hợp.
• Những sai sót thường gặp:
✓ Không phân biệt được sự khác biệt giữa các lý thuyết, đặc biệt là thuyết mâu
thuẫn và nữ quyền
✓ Dùng cùng một ví dụ như nhau cho các lý thuyết các nhau
• Các trường hợp có thể bị mất điểm:
✓ Chép y nguyên từ bài làm của một người khác
✓ Viết những nội dung hoàn toàn không liên quan đến câu hỏi
• Những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm:
✓ Các ý tưởng về vận dụng kinh nghiệm cá nhân
✓ So sánh tình hình Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia khác

-3-


PHẦN 4. ĐỂ THI MẪU
Anh/chị hãy áp dụng bốn lý thuyết xã hội học chính (chức năng, mâu thuẫn, tương

tác, nữ quyền) để phân tích bữa ăn và/hoặc sự tiêu thụ thực phẩm như một hành động
xã hội.
Đáp án gợi ý:
1/. Thuyết chức năng
(* Lưu ý: Chức năng cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể không phải là
chức năng xã hội)
1 —Bữa ăn gia đình: gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
2 —Bữa ăn với người ngoài: tạo mối quan hệ xã hội mới
[Các ý được cộng thêm điểm]
3 — Thể hiện đẳng cấp (chức năng tiềm ẩn)
4 —Kết nối cộng đồng: Kỷ niệm, ăn mừng, ghi nhớ, đánh dấu sự kiện (đám tiệc,
sinh nhật, ma chay, cưới hỏi…)
5 — Giáo dục về văn hóa ẩm thực cho thế hệ trẻ
6 —Giáo dục về phong cách ăn uống và truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ
7 —Thể hiện và khẳng định căn tính
– tôn giáo: Muslim, Hindu, Christian, Buddhist
– văn hóa: nước mắm của người VN, kim chi của Hàn, đậu của Mexico,
bánh táo của Mỹ
8 — Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp (chức năng tiềm ẩn)
2/. Thuyết mâu thuẫn
1 — Mặc dù ai cũng có nhu cầu ăn uống, nhưng người nghèo đôi khi phải làm việc
cật lực mà vẫn không đủ ăn, còn người giàu đôi khi chẳng cần làm cũng có ăn,
thậm chí còn phung phí thức ăn.
[Các ý được cộng thêm điểm]
2 — Người nghèo hoàn toàn không có khả năng chạm tới những loại thực phẩm xa
xỉ, chẳng hạn như tô phở bò Kobe đặc biệt có giá 2 triệu đồng (ăn no mặc ấm/ăn
chắc mặc bền vs. ăn ngon mặc đẹp)
3 — Các loại thực phẩm mang tính văn hóa đôi khi bị sử dụng để làm nền tảng cho
sự phân biệt đối xử, dẫn đến căng thẳng và mâu thuẫn. Ví dụ: bánh mì burger thịt
bò bị cấm ở Ấn Độ.


-4-


3/. Thuyết tương tác
1 — Hành vi khi ăn một mình rất khác với lúc ăn với người khác (dramaturgy)
2 — Hành vi ăn uống thay đổi tùy theo đối tượng mà người ta đang cùng ăn – gia
đình, sếp, bạn bè, người yêu, bạn đồng nghiệp, v.v.. (dramaturgy)
[Các ý được cộng thêm điểm]
3 — Cách thức ăn uống thể hiện phần nào nền tảng văn hóa của cá nhân
4 — Loại thực phẩm và trình tự ăn uống phản ánh văn hóa địa phương và vùng
miền
4/. Thuyết nữ quyền
1 — Phụ nữ nhìn chung ăn ít hơn nam, nhưng phải đảm nhận vai trò nấu ăn trong
gia đình, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế, nấu nướng, bày bàn ăn, cho đến
phục vụ trong bữa ăn, và dọn dẹp sau bữa ăn.
2 — Phụ nữ chịu nhiều áp lực xã hội trong việc ăn uống hơn nam giới, chẳng hạn
như được dạy dỗ phải ăn uống nhẹ nhàng từ tốn.
3 — Khái niệm “công” trong công dung ngôn hạnh ràng buộc người phụ nữ với
bếp núc. Nấu nướng và chăm lo bữa ăn gia đình được xem là thước đo đánh giá
người phụ nữ. Tiêu chuẩn này không có ở nam giới.

-5-



×