Tải bản đầy đủ (.docx) (190 trang)

Quản lý nhà nước trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 190 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM NGỌC HƯƠNG QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH
THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HÀ NỘI

Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC
THANH
2.
TS. NGUYỄN ĐÌNH
DƯƠNG


HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.



Tác giả luận án

Phạm Ngọc Hương Quỳnh

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh và TS.
Nguyễn Đình Dương, hai thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ bảo và định
hướng, giúp tôi dần trưởng thành trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy giáo,
cô giáo tại Học viện Khoa học xã hội đối với tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án này.
Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ và giúp đỡ rất lớn của lãnh
đạo, cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân, các hộ gia đình trên địa bàn điều tra
tại thành phố Hà Nội. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn chân thành sự
giúp đỡ và tạo điều kiện quý báu đó giúp tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ
lãnh đạo và giảng viên Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự, Học viện
Hành chính Quốc gia, lãnh đạo và giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, và các anh chị em trong Công ty TNHH

Thương mại và Dịch vụ Cánh diều, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và
động viên tinh thần giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
án. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân quý tới gia đình, người thân
và bạn bè đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và hỗ trợ hết sức giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các cá nhân
và tập thể đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Phạm Ngọc Hương Quỳnh

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP...............10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi đất nông nghiệp.................................................................................................... 10
1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước về quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi đất nông nghiệp.................................................................................................... 17
1.3. Đánh giá khái quát các nghiên cứu................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP...............31
2.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất
nông nghiệp......................................................................................................................................... 31
2.2. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý Nhà nước trong quá trình
thu hồi đất nông nghiệp................................................................................................................. 64
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ
TRÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.................... 75
3.1. Tổng quan tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội...............75
3.2. Công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn Hà Nội................................................................................................................................... 79

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn Hà Nội......................................................................................................... 85
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội........................................................................................... 117
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI......................................................... 126
4.1. Bối cảnh thành phố Hà Nội.............................................................................................. 126
4.2. Quan điểm đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội........................................................................................... 129
4.3. Đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội...................................................... 130
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 152
iv


CNH
ĐTH
FAO
GPMB
HĐH
HĐND
KĐT
KCN
KCNC
KCX
LGAF
NN

NN&PTNT
OECD
PAPI
TN&MT
UBND
UN
UNDP
WB

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá công tác quản lý Nhà nước trong quá trình
thu hồi đất NN
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2017
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015 2017
Bảng 3.3: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 2016
Bảng 3.5: Đánh giá của cán bộ, công chức chính quyền địa phương và
các hộ dân về công khai chính sách, pháp luật về thu hồi đất
NN tại địa phương
Bảng 3.6: Ý kiến của các hộ dân về công khai bảng giá đất của địa
phương
Bảng 3.7: Ý kiến của các hộ dân về công khai lợi ích - chi phí các dự án
thu hồi đất NN tại địa phương
Bảng 3.8: Ý kiến của cán bộ, công chức chính quyền địa phương về hình
thức thu hồi đất NN
Bảng 3.9: Đánh giá của các hộ dân về trình tự, thủ tục thu hồi đất NN
Bảng 3.10: Kinh nghiệm của các hộ dân về tham gia khiếu nại, tố cáo thu

hồi đất NN tại địa phương
Bảng 3.11: Ý kiến của cán bộ, công chức chính quyền địa phương về lấy
ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về
thu hồi đất NN tại địa phương
Bảng 3.12: Kinh nghiệm của các hộ dân về tham gia góp ý về chính sách,
pháp luật thu hồi đất NN tại địa phương
Bảng 3.13: Kinh nghiệm của các hộ dân về tham gia góp ý xây dựng
bảng giá đất tại địa phương
Bảng 3.14: Ý kiến của các hộ dân về công khai kế hoạch thu hồi đất NN
tại địa phương
Bảng 3.15: Kinh nghiệm của các hộ dân về tham gia góp ý phương án bồi
thường, hỗ trợ thu hồi đất NN tại địa phương

vi


Bảng 3.16: Đánh giá của các hộ dân về mức giá bồi thường nhận được tại
địa phương
Bảng 3.17: Đánh giá của các hộ dân về kinh tế hộ gia đình sau khi bị thu
hồi đất NN
Bảng 3.18: Đánh giá của các hộ dân về tính hiệu lực khi bồi thường, hỗ
trợ cho người dân tại địa phương
Bảng 3.19: Đánh giá của các hộ dân về tiến độ chi trả bồi thường và hỗ
trợ tại địa phương
Bảng 3.20: Đánh giá của cán bộ, công chức chính quyền địa phương về
sự đáp ứng của nguồn lực tài chính, nhân sự thực hiện chính
sách, pháp luật thu hồi đất NN tại địa phương
Bảng 3.21: Đánh giá của cán bộ, công chức chính quyền địa phương về
hiệu quả sử dụng đất sau khi thu hồi đất NN tại địa phương
Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả đánh giá theo các tiêu chí công tác quản lý

Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội

vii


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ

Đồ thị 3.1. Tổng số dự án thu hồi đất và tổng số dự án thu hồi đất NN
triển khai trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018
Đồ thị 3.2. Tổng số diện tích đất và tổng số diện tích đất NN triển
khai thu hồi trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018
Sơ đồ 3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đất đai
cấp tỉnh trên địa bàn Hà Nội
Sơ đồ 3.4. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đất đai
cấp huyện trên địa bàn Hà Nội
Sơ đồ 3.5. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý đất đai
cấp xã trên địa bàn Hà Nội
Đồ thị 3.6. Tỉ lệ khiếu nại về đất đai trên địa bàn Hà Nội
Đồ thị 3.7. Chỉ số công khai, minh bạch về quy hoạch/kế hoạch sử
dụng đất và giá đất bồi thường trên địa bàn Hà Nội
Đồ thị 3.8. Ý kiến của các hộ dân về nguyên nhân chậm tiến độ
GPMB
Đồ thị 3.9. Chỉ số đáp ứng kiến nghị của người dân trên địa bàn Hà
Nội
Đồ thị 3.10. Chỉ số trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2017
Đồ thị 3.11. Chỉ số hiệu quả tương tác với các cấp chính quyền trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011 - 2017

viii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đến đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), và đô thị hóa (ĐTH)
diễn ra rộng khắp trên thế giới. Vấn đề sử dụng đất ở Việt Nam cũng chịu áp lực
của quá trình CNH, HĐH và ĐTH này. Theo đó, một phần ruộng đất của người
dân đã và đang được sử dụng làm đất sản xuất nông nghiệp (NN) được thu hồi để
chuyển sang các mục đích sử dụng khác như phục vụ an ninh - quốc phòng, hay
xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, trụ sở cơ quan, hoặc các dự án phát triển
công nghiệp, dịch vụ, xây dựng khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), và
phát triển khu đô thị (KĐT) v.v. Từ sau khi mở rộng địa giới hành chính năm
2008, trên địa bàn Hà Nội, bao gồm cả khu vực trung tâm thành phố và các vùng
lân cận mới được quy hoạch lên thành phố có diện tích đất NN bị thu hồi lớn.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong 05 năm từ 2012
đến 2016, trên địa bàn Hà Nội, có tổng số 3.073 dự án tiến hành thu hồi đất, với
tổng diện tích đất thu hồi là hơn 8.462 ha, và là một trong những địa phương có
diện tích đất thu hồi lớn nhất cả nước [6]. Quá trình chuyển đổi đất NN sang đất
đô thị và sử dụng cho các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng giúp
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương trở nên tiến bộ
hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên quá trình này lại làm thu hẹp
đáng kể diện tích đất NN và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người dân sống dựa
chủ yếu vào sản xuất NN trên địa bàn Hà Nội.

Để cho quá trình chuyển đổi này có thể diễn ra thuận lợi, Nhà nước đã
ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho quá trình thu hồi đất NN.
Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức cá nhân đang
sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng
an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” [44]. Đây

được coi là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để quản
lý đất đai, điều tiết quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân bổ sử
dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác thu hồi
đất của các hộ gia đình nông dân đang thể hiện nhiều bất cập trong thực tế.

1


Trên địa bàn Hà Nội, những bất cập đến chủ yếu từ những trường hợp thu hồi
đất NN để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng, bao gồm các dự án phát triển KĐT, khu dân cư nông thôn, chỉnh trang đô thị;
phát triển cụm công nghiệp, khu sản xuất chế biến; phát triển cơ sở hạ tầng, giao
thông; xây dựng các công trình công cộng. Những dự án này mặc dù phục vụ cho lợi
ích quốc gia, công cộng nhưng cũng đem lại cơ hội đầu tư kinh doanh bất động sản
sinh lời rất lớn do chênh lệch địa tô cho các chủ đầu tư. Vì vậy, các nhà

đầu tư luôn nhắm vào các khu đất “vàng” để lập dự án đầu tư thu lợi. Trong
khi đó, lợi ích của Nhà nước, đặc biệt lợi ích của người dân có đất bị thu hồi
chưa được bảo đảm tương xứng. Người dân bị thu hồi đất NN được Nhà nước
bồi thường theo giá đất thành phố ban hành rất thấp, nhất là đối với đất NN
trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất NN cho người
dân thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất NN tương tự hoặc
không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi NN để chuyển
sang làm ngành nghề khác. Ngoài ra, việc bảo đảm sinh kế, việc làm, và tạo
điều kiện sống cho người dân sau khi thu hồi đất cũng chưa được thực hiện tốt,
khiến đời sống người dân gặp khó khăn. Trước tình hình đó, vai trò của quản lý
Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN là vô cùng quan trọng.


Việt Nam cũng như ở Hà Nội nói riêng, lâu nay, đã chú trọng đến nâng


cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai, và thu hồi đất, nhưng vẫn còn thể hiện
nhiều yếu kém về cả cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện. Chẳng hạn, nhận thức
và quan điểm về công tác quản lý còn đơn giản, coi đây hoàn toàn là việc của cơ
quan Nhà nước; không quan tâm đủ mức đến sự phản hồi từ xã hội, chưa có sự
tham gia của những đối tượng có liên quan; nội dung và cách thức quản lý chưa
phù hợp với yêu cầu thực tiễn; việc đánh giá kết quả của công tác quản lý chưa
dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá khoa học v.v. Vì vậy, nhiều chính sách được
ban hành còn chưa hợp lý; việc tổ chức thực hiện còn thiếu minh bạch, chưa tạo
được đồng thuận của người dân; nguồn lực về đất đai chưa được sử dụng thật
hiệu quả, còn tình trạng lãng phí; tham nhũng, tiêu cực, sai phạm xảy ra v.v. gây
bất bình và khiếu kiện, khiếu nại nhiều trong thời gian qua.
Trong bối cảnh này, nếu công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi
đất NN nếu không được thay đổi dễ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, bức xúc của người
2


dân đối với Nhà nước. Điều này sẽ gây bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây
khó khăn cho Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy đổi mới công tác
quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN là vô cùng cần thiết, nhằm
điều tiết hợp lý đất đai, phân phối lại các lợi ích từ đất, và đảm bảo hài hòa lợi
ích của Nhà nước, nhà đầu tư và đời sống của người dân sau khi thu hồi đất,
góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội.
Đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN là
vấn đề khó khăn, cần phải dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học, và có những giải
pháp toàn diện, đúng đắn. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, cần
thiết phải nghiên cứu và đánh giá công tác quản lý Nhà nước trong quá trình
thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội, xác định hướng đổi mới trong tương lai để
công tác quản lý này đạt kết quả cao hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án được xác định là:

- Dựa trên việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý Nhà nước trong quá

trình thu hồi đất NN, luận án tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý
Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 2018, chỉ ra những thành công và hạn chế của công tác quản lý này. Từ đó, đề
xuất giải pháp đổi mới để khắc phục những mặt tiêu cực và phát huy những
mặt tích cực của công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN
trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận án đi thực hiện những nhiệm vụ sau:
-

Tổng quan có chọn lọc khung lý thuyết về thu hồi đất NN và quản lý

Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN, bao gồm khái niệm, bản chất, nội
dung, phương pháp, các nhân tố tác động.
-

Xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá công tác quản lý Nhà nước

trong quá trình thu hồi đất NN.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong quá trình

thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội từ năm 2008 đến 2018. Làm rõ những thành
công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của công tác quản lý này.

3



-

Đề xuất giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong quá trình

thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
-

Công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN trên địa bàn

Hà Nội hiện nay như thế nào, đã đạt những thành công và còn những hạn chế gì?
-

Giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất

NN trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới là gì?
-

Các quan điểm, chủ thể và đối tượng tham gia, nội dung, phương pháp, các

nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN là gì?

-

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi

đất NN là gì?
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi đất NN.
-

Phạm vi về nội dung: Luận án tìm hiểu về công tác quản lý Nhà nước

trong quá trình thu hồi đất NN, trong đó, công tác quản lý Nhà nước tập trung
vào 03 nội dung (xây dựng cơ sở pháp lý; tổ chức thực hiện; và kiểm tra, giám
sát và giải quyết khiếu nại), và quá trình thu hồi đất NN tập trung vào quá trình
chuyển mục đích sử dụng đất; và quá trình chuyển quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, luận án chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước đối với
các dự án thu hồi đất NN để chuyển sang sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế
- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (bao gồm các dự án xây dựng các công trình
công cộng; phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông; phát triển KĐT, khu dân cư nông
thôn, chỉnh trang đô thị; phát triển KCN, KCX v.v.) theo quy định tại Điều 62

- Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội Việt Nam. Các dự án thu hồi đất NN để
chuyển sang sử dụng cho mục đích an ninh - quốc phòng, hoặc thu hồi đất do vi
phạm pháp luật, do tự nguyện trả lại, do bất khả kháng không thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài.

4


-

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội từ sau khi mở


rộng địa giới hành chính vào năm 2008.
-

Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn từ năm

2008 đến năm 2018; số liệu sơ cấp thu thập vào năm 2018; hướng đổi mới công
tác quản lý được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Khung phân tích của luận án

Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:
Luận án sử dụng hai nguồn số liệu:
-

Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các tài liệu, văn bản, ấn phẩm, công

trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, kết quả điều tra trong nước và quốc tế,
tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý (như Bộ TN&MT, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Sở TN&MT, Sở NN&PTNT
thành phố Hà Nội, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành
5


phố Hà Nội, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê thành phố Hà Nội), tư liệu nghiên
cứu của các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông
nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO)), của các viện nghiên cứu, các
trường đại học, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về thu hồi đất NN và
quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất đất NN. Nguồn tư liệu thứ cấp giúp

ích trong việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, hệ
thống cơ sở lý thuyết trong Chương 1 và Chương 2 của luận án. Đồng thời,
nguồn số liệu thứ cấp này cũng cung cấp căn cứ và bằng chứng thực hiện những
phân tích và đánh giá trong Chương 3 và Chương 4.
-

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra xã hội học. Cuộc

điều tra được thực hiện vào thời điểm tháng 7 và tháng 8 năm 2018.
Để thực hiện điều tra xã hội học, luận án xây dựng các mẫu phiếu điều tra
xã hội học và tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với 02 nhóm đối tượng, bao gồm:
(i) hộ gia đình nông dân bị thu hồi đất NN tại những địa bàn có dự án thu hồi đất
NN lớn của Hà Nội, (ii) cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tại những địa bàn
này. Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong phần Phụ lục của luận án.
Việc lấy mẫu và thực hiện điều tra phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu
phân tầng theo các đơn vị hành chính đến cấp xã có các dự án thu hồi đất NN, và lấy
mẫu ngẫu nhiên người trả lời. Cụ thể, luận án tiến hành khảo sát tại 04 đơn vị hành
chính cấp huyện - những nơi tập trung số lượng lớn các dự án thu hồi đất NN trong
những năm qua, đó là thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất, huyện Chương Mỹ, và
huyện Phú Xuyên. Tại mỗi huyện, tiến hành khảo sát 02 xã (như vậy, có 08 đơn vị
hành chính cấp xã được lấy phiếu khảo sát và phỏng vấn). Tại mỗi xã, tiến hành khảo
sát 02 dự án (có tất cả 16 dự án thu hồi đất NN được khảo sát bao gồm: dự án phục
vụ xây dựng trường học; cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ; di chuyển dân ra khỏi vùng

ô nhiễm môi trường; xây dựng KĐT; xây dựng KCN; xây dựng hạ tầng kỹ thuật
đấu giá quyền sử dụng đất).
Việc lấy mẫu trên cơ sở lấy mẫu ngẫu nhiên người trả lời, dựa trên tính dễ
tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà điều tra viên có nhiều khả năng gặp được
đối tượng điều tra - như tại nơi làm việc, tại các hộ gia đình, khu dân cư, tại các
khu vực chợ, đường phố, cửa hàng để xin thực hiện điều tra và phỏng vấn. Tổng số

phiếu điều tra được đối với hộ gia đình là 246 phiếu, và đối với cán bộ, công chức
6


chính quyền địa phương là 32 phiếu.
Sau khi được thu thập, các dữ liệu sơ cấp sẽ được xử lý và sử dụng làm
căn cứ, bằng chứng thực tiễn phục vụ cho phân tích thực trạng trong Chương 3,
và đề xuất giải pháp trong Chương 4 của luận án.
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu luận án:
-

Phương pháp nghiên cứu tại bàn. Đây là phương pháp nghiên cứu

nguồn thông tin thứ cấp về công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất
NN và các vấn đề có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp
này được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án, và tập trung nhiều nhất
để chứng minh được khoảng trống cần nghiên cứu cho đề tài luận án và xây dựng
cơ sở lý thuyết phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá.
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để

đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của quá trình thu hồi đất NN, quản lý
Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN; và tổng hợp để khái quát hóa các kết quả từ
việc phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về quản lý Nhà nước
trong quá trình thu hồi đất NN. Phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá
công tác quản lý Nhà nước, và tìm ra những thành công và hạn chế của

công tác quản lý này trong quá trình thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội.
-


Phương pháp thống kê mô tả. Thông tin định lượng thu thập được từ các

tài liệu thống kê và từ kết quả điều tra của luận án được nhập và xử lý và cho ra
kết quả dưới dạng các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ để minh chứng cho các phân tích
và nhận định về công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN trên
địa bàn Hà Nội. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực
trạng và đề xuất giải pháp.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. Luận án sử dụng phương pháp
này để

tiếp cận các tri thức và nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý về các
vấn đề liên quan đến quá trình thu hồi đất NN và quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi này. Phương pháp này được áp dụng dưới hình thức trao đổi trực
tiếp về các vấn đề, được sử dụng để hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công
tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN, phân tích thực trạng, và các
giải pháp đề xuất. Mặc dù có sự trao đổi với các chuyên gia, nhưng nội dung và
các kết luận của luận án hoàn toàn thuộc về tác giả.
7


-

Phương pháp phân tích cây vấn đề. Luận án sử dụng phương pháp phân

tích Cây vấn đề để phân tích các nhân tố tác động đến quá trình thu hồi đất NN.

Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để tìm ra những thành công, hạn
chế của công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất này trong thực tế
trên địa bàn Hà Nội.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
-

Luận án phân tích, chỉ rõ bản chất, mục đích, nội dung, và phương pháp

quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN để đảm bảo các mục tiêu phát
triển của Nhà nước, đảm bảo hài hòa về lợi ích giữa các nhóm liên quan đến quá
trình thu hồi đất NN.
Luận án cũng làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý này.
Luận án đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý Nhà nước
trong quá

trình thu hồi đất NN.
-

Luận án phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý Nhà nước

trong quá trình thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 - 2018; làm rõ

những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác này.
-

Luận án đưa ra quan điểm và giải pháp đổi mới công tác quản lý Nhà

nước theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý Nhà nước trên
địa bàn Hà Nội đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
-


Về lý luận:

Góp phần làm phong phú thêm cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước trong
quá trình thu hồi đất NN, bao gồm các vấn đề lý luận về quá trình thu hồi đất NN
và quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN.
- Về thực tiễn:
Bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng sẽ là tham khảo tốt cho các cơ quan
quản lý, các nhà khoa học, và giới chuyên môn sử dụng để đánh giá công tác
quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN tại các địa phương.
Bộ dữ liệu khảo sát sẽ là bằng chứng và cơ sở thực tiễn quan trọng cho các cơ
quan quản lý, các nhà khoa học và người dân tham khảo để hiểu rõ và đánh giá thực
8


trạng công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội.
Những giải pháp tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước trong quá trình

thu hồi đất NN trên địa bàn Hà Nội được đề xuất sẽ là gợi ý thiết thực đối với các
cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
7.

Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, và phần Phụ
lục, luận án được bố cục thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi đất nông nghiệp
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong quá
trình thu hồi đất nông nghiệp
Chương 3. Thực trạng quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất nông

nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chương 4. Quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà
nước trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý Nhà nước trong
quá trình thu hồi đất nông nghiệp
1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò và nội hàm của quản lý Nhà nước trong
quá trình thu hồi đất nông nghiệp
Khi nghiên cứu về quản lý Nhà nước trong quá trình thu hồi đất NN,
không thể không nhắc tới lý thuyết địa tô. Lý thuyết này đã đưa ra quan điểm
về nguồn gốc giá cả ruộng đất, khẳng định vai trò và chỉ ra chức năng của Nhà
nước trong việc điều tiết các mối quan hệ và lợi ích về đất đai trong quá trình
sử dụng và chuyển đổi đất đai.
Cụ thể, năm 1776, Adam Smith, nhà kinh tế học thuộc trường phái kinh tế học
cổ điển, đã đưa ra quan điểm về địa tô, giải thích về lợi nhuận có được từ nguồn tài
nguyên đất, và tạo nền móng xây dựng lý thuyết kinh tế về đất đai. Trong tác phẩm
“Của cải của các dân tộc”, ông cho rằng đất đai là nguồn lực ổn định và lâu dài, địa
tô của đất công chính là nguồn thu chính cho chi tiêu công ở nhiều quốc gia lớn. Do
đó, đất đai được coi như là nguồn gốc đem lại sự giàu có của các dân tộc [32]. Đến
năm 1817, nhà kinh tế học David Ricardo, trong tác phẩm “Những nguyên lý của
kinh tế chính trị học và thuế khóa”, đã đưa ra hệ thống thuế về đất đai, đây là nguồn
thu thuận tiện, ổn định, lâu dài cho các quốc gia từ đất [57].
Tiếp tục kế thừa và phát triển lý thuyết địa tô là Karl Marx. Học thuyết “giá trị
thặng dư trong sản xuất NN” đã được ông phát triển dựa trên lý luận kinh tế về địa tô

của Adam Smith và David Ricardo. Trong bộ Tư bản (xuất bản lần đầu vào năm
1867), Karl Marx khẳng định, đất đai tự nó không tạo ra giá trị, chính luồng thu
nhập từ đất mang lại giá trị cho đất đai [33]. Giá trị đất đai, về bản chất, là giá trị địa
tô tư bản hóa. Theo ông, có 03 loại địa tô tồn tại, trong đó mỗi loại có nguồn gốc và
vai trò riêng có của nó. Mỗi mảnh đất có giá trị cao hay thấp cũng như giá cả của mỗi
mảnh đất trên thị trường luôn luôn phụ thuộc và thay đổi theo sự thay đổi của cả 03
loại địa tô này. (i) Địa tô chênh lệch I. Loại địa tô này có được nhờ vào những điều
kiện thuận lợi vốn có của đất đai như độ phì nhiêu màu mỡ, sự đồng bộ của hệ
10


thống hạ tầng, sự tiếp cận thuận lợi, và lợi thế về điều kiện vị trí. Do địa tô chênh lệch
I của những khu vực đất đai có vị trí và điều kiện thuận lợi cao hơn nên giá trị đất
đai tại vị trí đó cao hơn. Những yếu tố làm thay đổi giá trị địa tô chênh lệch I thường
do xã hội mang lại, bao gồm: sự cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều
kiện môi trường, phát triển các hoạt động kinh tế xã hội. (ii) Địa tô chênh lệch II. Đây
là lợi ích có được từ đất đai nhưng do người sử dụng biết cách đầu tư sử dụng một
cách hợp lý tạo ra. Do vậy, cùng một vị trí và điều kiện tương đồng, những chủ đầu tư
có kinh nghiệm, trình độ, và uy tín sẽ tạo ra luồng thu nhập từ đất đai cao hơn, làm
cho lại giá trị đất đai cao hơn. Chính địa tô chênh lệch II đã mang lại giá trị cao hơn
đó. (iii) Địa tô tuyệt đối. Mặc dù không tính đến sự khác nhau về các yếu tố vị trí và
điều kiện thuận lợi, không tính đến sự khác nhau về trình độ của người sử dụng đất,
bất cứ một mảnh đất nào, cũng có thể mang lại một luồng thu nhập cao hơn so với
các hoạt động không sử dụng đất. Địa tô tuyệt đối của đất đai thể hiện qua luồng giá
trị cao hơn đó. Vai trò đóng góp của đất đai làm gia tăng lợi nhuận cho mỗi hoạt động
kinh tế xã hội thể hiện địa tô tuyệt đối. Địa tô tuyệt đối không phụ thuộc vào điều kiện
vị trí đất đai cũng như trình độ của người sử dụng, mà tùy thuộc vào vai trò của đất
đai trong mỗi hoạt động kinh tế xã hội.

Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý, thực hiện chức năng quản lý của

mình trong quá trình sử dụng và chuyển đổi đất đai thông qua việc điều tiết và
phân phối các loại địa tô này. Theo Karl Marx, lợi ích mang lại từ địa tô chênh
lệch I phải được phân phối chung cho xã hội, mà Nhà nước là đại diện. Nhà nước
có chức năng điều tiết và phân phối địa tô chênh lệch I, tạo ra sự công bằng, bình
đẳng về lợi ích giữa những người sử dụng đất có điều kiện, vị trí khác nhau.
Tương tự, về nguyên tắc, địa tô chênh lệch II sẽ thuộc về người tạo ra nó - là
người sử dụng đất. Nhà nước cần thiết ban hành chính sách phân phối địa tô
chênh lệch II để khuyến khích người sử dụng sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả
hơn. Cuối cùng, địa tô tuyệt đối trong mỗi hoạt động kinh tế - xã hội khác nhau sẽ
khác nhau và thay đổi khi Nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất. Do
đất đai có giới hạn về diện tích bề mặt cũng như giới hạn về quỹ đất dành cho mỗi
mục đích sử dụng, nên địa tô tuyệt đối có tác dụng hạn chế sự gia tăng quy mô sử
dụng đất và thuộc về người có quyền quyết định mục đích sử dụng đất.
11


Như vậy, Nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng, và với vai trò là chủ thể
quản lý, thực hiện chức năng điều tiết của mình thông qua việc ban hành và
thực thi các chính sách cũng như các công cụ khác nhằm phân phối địa tô
trong quá trình sử dụng và chuyển đổi đất đai.
Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, kinh nghiệm các nước cho thấy
rằng ĐTH và tăng trưởng kinh tế nhanh luôn đi cùng với việc chuyển đổi đất đai
từ khu vực NN sang công nghiệp, cơ sở hạ tầng và nhà để ở. Mặc dù thu hồi đất
NN để chuyển sang mục đích khác là quá trình tất yếu, và đặc biệt, đối với nhiều
nước đang phát triển, đây được coi giống như là một trong những cách tiếp cận để
loại bỏ đói nghèo nông thôn; thì vẫn có hai luồng quan điểm ủng hộ và phản đối
quá trình chuyển đổi này. Trong đó, vai trò và nội hàm của công tác quản lý Nhà
nước cũng được thể hiện khác nhau đối với hai luồng tư tưởng này.
Theo quan điểm những nhà ủng hộ nông thôn và phản đối việc thu hồi đất
NN để chuyển sang mục đích khác, việc chuyển đổi này có tác động tiêu cực tới nông

dân như việc làm và thu nhập, và và tác động tiêu cực tới an ninh lương thực của
cộng đồng. Các tác giả ủng hộ quan điểm này cho rằng, Nhà nước, lúc này cần thực
hiện chức năng định hướng để nền kinh tế phát triển theo đúng hướng, tránh những
tác động tiêu cực gây ra; và giải quyết những bất cập trong quá trình chuyển đổi đất
đai. Quan điểm này được thấy trong các tác phẩm của các tác giả của Trung Quốc và
Ấn Độ - những quốc gia có bối cảnh ĐTH nhanh. Như Ballabh P.

Acharya, năm 2010, với bài viết “Policy of Land Acquisition and Development:
Analysis of an Indian Experience”; Nelson Chan, năm 2003, với bài viết “Land
Acquisition Compensation in China – Problems & Answers”; hay Chen Jie, năm
2007, với bài viết “Rapid urbanization in China: A real challenge to soil
protection and food security” [76], [77], [86].
Ngược lại, nhóm các nhà ủng hộ sự phát triển đô thị, thì chỉ ra rằng quá trình
thu hồi đất NN để chuyển sang mục đích khác có thể mang tới những tác động tiêu
cực về việc làm NN và thiếu hụt lương thực, nhưng bằng cách cải tiến công nghệ,
thâm canh sản xuất NN và tạo ra việc làm mới trong khu vực phi NN thì có thể được
bù đắp được những tác động tiêu cực trên. Các tác giả theo quan điểm này nhấn
mạnh đến nội dung quản lý của Nhà nước là ban hành và thực hiện
12


các chính sách phân phối đất, hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình thu hồi đất NN và
chuyển dịch đất đai diễn ra thuận lợi, và phân phối lợi ích từ đất sao cho hợp lý giữa
các chủ thể trong quá trình chuyển đổi đất đai. Nhà nước thực hiện việc điều tiết
phần giá trị đất đai tăng lên do sự thay đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình
chuyển đổi đất NN sang sử dụng cho mục đích khác sẽ tạo nên sự bình đẳng, công
bằng về lợi ích của những người sử dụng đất khác nhau khi điều kiện đất đai thay
đổi. Quan điểm này được thể hiện bởi Benedict J Tria Kerkvlite, trong bài viết
“Agricultural land in Vietnam: markets tempered by family, community and socialist
practices”, năm 2005; Xiang zheng Denga, Jikun Huang, Scott Rozelle, Emi Uchida,

năm 2006, với bài viết “Cultivated land conversion and potential agricultural
productivity in China”; hay Jonathan Rigg, “Land, farming, livelihoods, and poverty:
Rethinking the links in the rural South”, năm 2006 [78], [89], [93].

1.1.2. Các nghiên cứu về cách thức và thực tiễn quản lý Nhà nước trong
quá trình thu hồi đất nông nghiệp
Trước tiên phải nhắc tới quan điểm của Karl Marx về cách thức Nhà nước điều
tiết và quản lý đất đai khi nghiên cứu về bản chất của địa tô. Ông cho rằng Nhà nước
cần loại bỏ chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, có như vậy mới loại bỏ được địa tô tuyệt
đối, và giảm chi phí cho người sử dụng đất [33]. Chỉ cần pháp luật chấp nhận chế độ
sở hữu Nhà nước hoặc sở hữu toàn dân về đất đai là loại bỏ được chế độ sở hữu tư
nhân về đất đai. Tất cả các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây đều xây dựng
pháp luật trên nguyên tắc của chế độ sở hữu Nhà nước hoặc toàn dân về đất đai.
Theo họ, trong quá trình chuyển đổi đất đai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai chính
là cơ sở pháp lý để Nhà nước thực hiện cơ chế thu hồi đất bắt buộc.

Trong những nghiên cứu gần đây, quan điểm và thực tiễn quản lý Nhà
nước để giải quyết lợi ích và quan hệ đất đai trong quá trình thu hồi đất NN trên
thế giới, đã được nhiều tác giả mô tả. Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) và
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc - Food and Agriculture
Organization of the United Nations (FAO) đã đưa ra quan điểm về quản trị Nhà
nước tốt về đất đai và thu hồi đất NN. Theo quan điểm của WB và FAO, quản trị
Nhà nước tốt về đất đai, trong đó có quá trình thu hồi đất NN, gắn với việc ra quyết
định minh bạch và có sự tham gia của nhiều bên liên quan, quy tắc của pháp luật
được áp dụng công bằng cho tất cả các chủ thể và đối tượng liên quan, và hầu hết
13


các tranh chấp được giải quyết trước khi chúng biến thành xung đột. Ngoài hệ
quả tích cực làm giảm tham nhũng và hối lộ, quản trị Nhà nước tốt về đất đai

và thu hồi đất NN còn quan trọng như là một điều kiện tiên quyết cho phát
triển kinh tế bền vững. Quan điểm này được thể hiện trong các tác phẩm
“Compulsory acquisition of land and compensation”, của FAO, năm 2008, và
“Governance - the World Bank’s experience”, của WB, năm 1996 [82], [97].
Nhu cầu thực tiễn về quản trị Nhà nước tốt đối với thu hồi đất NN được thể
hiện ở hầu hết các nước đang phát triển - nơi mà quá trình chuyển đổi đất đai đang
diễn ra mạnh mẽ. Ở những quốc gia này, với áp lực dân số tăng và quá trình phát
triển kinh tế làm tăng nhu cầu thu hồi đất NN để phục vụ phát triển công nghiệp và
đô thị. Trong quá trình chuyển đổi này, điều quan trọng là phải xác định và bảo vệ
các quyền đối với đất đai của các nhóm đối tượng khác nhau như một điều kiện tiên
quyết cho sự chia sẻ các lợi ích của phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của quản trị
Nhà nước tốt đối với đất đai và thu hồi đất NN ngày càng được đề cao ở nhiều quốc
gia khác nhau. Deininger Klaus đã đưa ra những cách thức mà Nhà nước các nước
đang phát triển có thể điều tiết tốt hơn các quan hệ đất đai ở nông thôn đối với đất
NN và thu hồi đất NN chuyển sang mục đích khác, trong nghiên cứu “Land policies for
growth and poverty reduction”, A World Bank policy research report [88]. Hay Liên
minh châu Phi, năm 2009, đã đưa ra hướng dẫn về hoạch định chính sách đất đai ở
Châu Phi, bao gồm các tiêu chí cụ thể để đánh giá và đo lường công tác quản lý đất
đai, trong đó có thu hồi đất, của các nước theo quan điểm quản trị Nhà nước tốt [97].
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều quốc gia triển khai các chương trình để cải thiện
quyền sử dụng đất của nông dân, thường với sự hỗ trợ đáng kể của Các tổ chức song
phương. Chẳng hạn, FAO, hợp tác với các tổ chức khác của Liên hợp quốc - United
Nations (UN), triển khai một chương trình trên phạm vi rộng, tư vấn, đưa ra tập hợp
các hướng dẫn về quản trị Nhà nước tốt về đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Năm
2008, FAO đã đưa ra nghiên cứu “Good governance and natural resources tenure in
South East Asia region” [81]. Đây là tài liệu hữu ích giới thiệu tổng quan về hoạt động
và cách thức quản trị Nhà nước tốt về đất đai, trong đó có thu hồi đất NN, của các
nước trong khu vực Đông Nam Á (như Thái Lan, Malayxia, Indonexia, Philipin, Lào,
Việt Nam và các nước
14



khác). Đặc biệt, tài liệu so sánh hệ thống chính sách, pháp luật và biện pháp
thực thi chính sách và pháp luật đất đai, và thu hồi đất ở các nước trong khu
vực này, trong đó có Việt Nam.
Trong các nghiên cứu gần đây còn chứng kiến một số quan điểm về cách thức
quản lý Nhà nước theo hướng thị trường để điều tiết quá trình thu hồi đất NN.
Chẳng hạn quan điểm về cơ chế chia sẻ lợi ích đã được thực hiện thành công ở cả
những quốc gia đang phát triển và những quốc gia phát triển. Nội dung của mô hình
này được chia sẻ trong một số bài viết về quá trình thu hồi đất ở Trung Quốc của
Chengri Ding, năm 2007, với tác phẩm “Policy and praxis of land acquisition in
China”; Nelson Chan, năm 2003, với bài viết “Land Acquisition Compensation in
China - Problems & Answers”; Benjamin van Rooij, năm 2007, với bài viết “The

return of the landlord: Chinese land acquisition conflicts as allustrated by peri-urban
Kunming” [77], [79], [95]. Các tác phẩm này đã cung cấp bức tranh tổng thể về thực
trạng thu hồi đất ở Trung Quốc trước và sau thời kì cải cách ruộng đất, cùng với
đánh giá kết quả thực thi và tác động của chính sách này. Các bài viết khẳng định thu
hồi đất là phương tiện chủ yếu được sử dụng bởi chính phủ để đáp ứng nhu cầu đất
tăng do sự phát triển kinh tế và đô thị nhanh chóng ở Trung Quốc. Các bài viết có đề
cập đến cơ chế chia sẻ lợi ích khi thu hồi đất NN để thực hiện tốt chính sách thu hồi
đất NN và giảm thiểu những căng thẳng và xung đột diễn ra trong quá trình này.
Tương tự là các bài viết của tác giả Maitreesh Ghatak và Dilip Mookherjee, năm
2014, “Land acquisition for industrialization and compensation of displaced
farmers”; Viện thống kê Ấn Độ, năm 2013, với tác phẩm “Land

acquisition: Political

intervention,


fragmentation

and

voice

Prabal

Roy

Chowdhury”; Naidoo và cộng sự, năm 2014, với bài viết “Integrating economic costs
into conservation planning”, [83], [85], [91]. Các bài viết này đã đề cập và chia sẻ
những cách thức thu hồi đất của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,
Australia trong đó khẳng định ngoài việc bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền
với đất cho những người dân trực tiếp bị thiệt hại, Nhà nước cần thiết thiết lập mô
trường và điều kiện thuận lợi để các bên liên quan chia sẻ lợi ích lâu

dài khác.

15


Bên cạnh đó còn có cơ chế góp đất cũng đã được nghiên cứu và áp dụng
rộng rãi ở nhiều nước châu Á Thái Bình Dương. Một số tác giả đề cập đến mô
hình này như Davis Junior, năm 2006, với bài viết “Rural non-farm livelihoods in
transition economies: emerging issues and policies”; và Benjamin Van và Rooij,
năm 2007, với bài viết “The return of the landlord: Chinese land acquisition
conflicts as allustrated by peri-urban Kunming” [87]; [94]. Các nghiên cứu này đã
rút ra những bài học từ những kinh nghiệm của các quốc gia và các chương trình
của WB về thu hồi đất NN vì lợi ích của xã hội như Hàn Quốc, Trung Quốc. Các

công trình nghiên cứu này đã mô tả về kỹ thuật góp đất, trong đó nhấn mạnh đến
vai trò của Nhà nước trong việc tạo cơ chế để các bên liên quan thực hiện quyền
lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện cơ chế này.
Ngoài ra cơ chế phát triển quyền phát triển có thể chuyển nhượng được cũng
là một gợi ý để Nhà nước giải quyết mối quan hệ về lợi ích khi tiến hành thu hồi đất

NN. Quan điểm về quyền phát triển có thể chuyển nhượng được đã được đưa ra
lần đầu tiên tại Hoa Kỳ nhằm mục đích để Nhà nước có đất từ các chủ sở hữu đất
tư nhân chuyển sang sử dụng làm các khu vực cần phải bảo vệ vì mục đích môi
trường, tức là Nhà nước giành đất để phục vụ mục đích hoàn toàn không vì lợi
nhuận kinh doanh. Sau đó, mô hình này cũng đã được chính quyền một số thành
phố lớn ở Ấn Độ áp dụng để thu lại đất thuộc sở hữu tư nhân chuyển sang sử
dụng cho các công trình công cộng không vì mục đích lợi nhuận. Các tác giả đã đề
cập đến mô hình này là Ashwin Mahalingam và Aditi Vyas, năm 2011, với bài viết
“Comparative Evaluation of Land Acquisition and Compensation Processes
across the World”; và Ballabh Prasad Acharya, năm 2010, với bài viết “Policy of
Land Acquisition and Development: Analysis of an Indian Experience”, [76], [90].
Các bài viết này đã thảo luận về quá trình thu hồi đất ở Ấn Độ, Hoa Kỳ và một số
quốc gia trên thế giới, và nhắc tới mô hình Nhà nước tạo cơ chế thực hiện quyền
phát triển có thể chuyển nhượng được, cho phép xây dựng một thị trường chuyển
nhượng các giấy phép xây dựng nhà trên một vị trí đất khác của mình tại phần
đất còn lại sau khi đã bị thu hồi một phần hoặc xây dựng nhà trên một vị trí đất
khác của mình tại nơi có nhu cầu xây dựng.

16


×