Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( doanh nghiệp FDI ) đóng trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.43 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.................1
1.1 Một số khái niệm.............................................................................................1
1.1.1 Thanh tra.......................................................................................................1
1.1.2 Thanh tra lao động........................................................................................1
1.2 Chức năng........................................................................................................1
1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn.......................................................................................1
1.3.1 nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ.........................................................1
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở.........................................................1
1.4 Mục đích.........................................................................................................1
1.5 Nguyên tắc.......................................................................................................1
1.6 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................2
1.6.1 Cơ cấu tổ chức thanh tra bộ..........................................................................2
1.6.2 Cơ cấu tổ chức thanh tra sở..........................................................................2
1.7 Hình thức hoạt động........................................................................................2
1.8 Phương thức hoạt động....................................................................................2
1.9 Nội dung của Thanh tra lao động....................................................................2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ( DOANH NGHIỆP FDI )
ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN....................................................3
2.1. Vài nét về tỉnh Hưng Yên...............................................................................3
2.2. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...................................................................................3
2.3. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động bảo hiểm xã
hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( doanh nghiệp FDI ) đóng
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong tình hình hiện nay............................................3
2.3.1. Cơ chế chính sách........................................................................................3
2.3.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.......................................................4
2.3.3. Lực lượng Thanh tra sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hưng Yên........4


2.3.4. Trình độ chuyên môn...................................................................................4


2.3.5. Phương thức thanh tra.................................................................................4
2.3.6. Hình thức Thanh tra.....................................................................................4
2.3.7. Nội dung thanh tra.......................................................................................4
2.3.8. Kết quả công tác Thanh tra..........................................................................5
2.4. Nhận xét, đánh giá..........................................................................................5
2.4.1. Ưu điểm.......................................................................................................5
2.4.2. Nhược điểm.................................................................................................6
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN.................................................................7
3.1. Hoàn thiện về pháp luật..................................................................................7
3.2. Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn thành
nhiệm vụ được giao...............................................................................................7
3.3. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành Lao động –
Thương binh và xã hội..........................................................................................8
3.4. Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành Lao
động – Thương binh và Xã hội..............................................................................8
3.5. Xây dựng quy trình, nội dung thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả
nước.......................................................................................................................9
3.6. Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động của các cơ
quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội....................................9
KẾT LUẬN............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................



LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát
triển đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế quốc nôi vươn lên phát triển không ngừng, thu hút nhiều nguồn
vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho
hàng trăm doanh nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên
bên cạnh những tích cực trong việc phát triển kinh tế, tại nhiều tỉnh thành cũng
phát sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm tại nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn
như vấn đề an toàn về sinh lao động, thực hiện pháp luật lao động,…và vấn đề
thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ở nhiều các tỉnh thành.
Ở tỉnh hưng yên, một trong những tỉnh thành có nguồn vốn đầu tư nước ngoài
lớn thì tình trạng nhiều doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo hiểm
xã hội cũng là vấn đề nhức nhối với nhiều cơ quan quản lí. Để qurn lí về vấn đề
thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên hiện nay một cách có hiệu quả thì cần phải có các biện pháp để phát
hiện kịp thời, xử lý nghiêm những vi phạm, đảm bảo của nhiều bên liên quan
trong quan hệ lao động. Trước thực tế còn nhiều bất cập và với mong muốn tìm
hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm pháp luật bảo hiểm xa hội của các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên em xin chọn đề tài: “ Thực trạng công
tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động bảo hiểm xã hội tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( doanh nghiệp FDI ) đóng trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên” là đề tài nghiên cứu của mình.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Thanh tra
Là kiểm tra xem xét tại chôc làm việc của địa phương cơ quan xí nghiệp.
1.1.2 Thanh tra lao động

Là hoạt động xem xét đánh giá và xử lý, thực hiện pháp luật của tổ chức,
cá nhân, do cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự
mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể lao động và tổ chức lao động.
1.2 Chức năng
Thanh tra lao động là một phần thiết yếu của hệ thống quản lý lao động
thực hiện các chức năng cơ bản của việc thực thi và tuân thủ pháp luật lao động,
giám sát việc thi hành pháp luật lao động bao gồm cả điều kiện làm việc và an
toàn sức khỏe nghề nghiệp mặt khác thanh tra lao động đóng vai trò quan trọng
để đảm bảo sự công bằng tại nơi làm việc và quản lý tốt thị trường lao động
( quyết định tại khoản 1, điều 3, công ước số 81 ).
1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn
1.3.1 nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ
Quy định tại điều 18 luật thanh tra
Điều 7, nghị định 39/2017/ NĐ- CP
Điều 2, quyết định số 614/ QĐ- BLĐTBXH
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở
Điều 12, NĐ 3/2013/NĐ-CP
Điều 14, NĐ 39/2013/NĐ-cp
1.4 Mục đích
Nhằm pháp hiện sơ hở trong cơ chế quản lí, chính sách pháp luật để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.5 Nguyên tắc
- Tuân theo pháp luật
- đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ, kịp thời
- không trùng lập về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa

các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1


- không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- hợp tác với người lao động và người sử dụng lao động
- phối hợp, hợp tác với cơ quan, tổ chức có liên quan tới công tác thanh tra
1.6 Cơ cấu tổ chức
Điều 5, NĐ 39/2013/ NĐ- CP
1.6.1 Cơ cấu tổ chức thanh tra bộ
Quyết định 614/QĐ – LĐTBXH
1.6.2 Cơ cấu tổ chức thanh tra sở
Điều 9, NĐ 39/ 2013/ NĐ- CP
1.7 Hình thức hoạt động
Thanh tra thường xuyên
Thanh tra đột xuất
1.8 Phương thức hoạt động
Thành lập đoàn thanh tra, Do thanh tra viên, công chức thanh tra tiến hành
độc lập( QĐ 01/ 2006/ QĐ- BLĐTBXH ) về việc ban hành quy chế hoạt động
thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viện phụ trách vùng.
1.9 Nội dung của Thanh tra lao động
Thanh tra viên thực hiện báo cáo định kỳ
Tuyển dụng vào đào tạo lao động
Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
Thiền lương và trả công lao động
An toàn, vệ sinh lao động
Bảo hiểm xã hội
Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, laoddoojng cao tuổi, lao
động tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động nước ngoài.

Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật

2


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ( DOANH NGHIỆP FDI )
ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
2.1. Vài nét về tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, diện tích tự
nhiên 923,09 km². Tính đến năm 2016 tỉnh Hưng yên có khoảng 1. 213.000
người. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ
đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía
tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây
và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam
giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng thủ đô Hà
Nội.
2.2. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Theo khoản 6 điều 3 của luật đầu tư định nghĩa doang nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài bao gồm doang nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để
thực hiện việc đầu tư ở Việt nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Theo thống kê của tổng cục thống kê cho biết: Tính từ đầu năm đến hết
ngày 31/8/2016, Hưng Yên đã thu hút 1.405 dự án có vốn đầu tư. Trong đó, có
gần 400 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 3,4 tỉ đô la
mỹ; trên 1.000 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký khoảng 95 nghìn
tỉ đồng. Kết quả này đưa tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Hưng Yên đứng thứ

13 so với 63 tỉnh, thành phố cả nước, giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao
động, hạn chế đáng kể di cư mất kiểm soát.
2.3. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động bảo
hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( doanh nghiệp
FDI ) đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong tình hình hiện nay
2.3.1. Cơ chế chính sách
- Căn cứ luật thanh tra số 56/2010/QH12.
- Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ – CP của Chính phủ quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương
binh xã hội.
- Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định về tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Thanh tra Lao động – Thương binh và
3


Xã hội.
- Căn cứ Quyết định số 614/QĐ – LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động
thương binh Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của thanh tra Bộ
- Căn cứ Nghị định số 86/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết một số
điều trong luật thanh tra.
- Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
2.3.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Hưng Yên. Phòng
Thanh tra lao động.
2.3.3. Lực lượng Thanh tra sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hưng Yên.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của sở quan Thanh tra Sở lao động thương binh
xã hội tỉnh hưng yên gồm 6 đồng chí, trong đó:
+ Chánh Thanh tra Sở do giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

+Chánh Thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản ly chung.
+ Ba Phó Chánh thanh tra: thuwjchieejn các nhiêm vụ của Thanh tra sở và
nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo giao. Tuy nhiên có sự phân công hợp lý.
+ Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra phó Chánh thanh tra trong
quá trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
2.3.4. Trình độ chuyên môn
Về trình độ chuyên môn: tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao đẳng,
Đại học trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật. Tuy nhiên mới chỉ
có hai Thanh tra viên có kiến thức sâu về chuyên ngành lao động , còn lại là
được luân chuyển công tác từ vị trí chức danh tương đương chuyển sang.
2.3.5. Phương thức thanh tra
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó Chánh thanh tra Sở phụ trách
thanh tra làm trưởng đoàn.
2.3.6. Hình thức Thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do giám đốc Sở lao động – thương binh và xã hội ra
quyết định Thanh tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại doanh nghiệp.
2.3.7. Nội dung thanh tra
Do quyết định của Giám đốc Sở lao động- thương binh và xã hội tỉnh
Hưng Yên về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra việc thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội tahi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.

4


2.3.8. Kết quả công tác Thanh tra
Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hưng yên đã triển khai
thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giap năm 2016. Kết quả thực hiện
việc thanh tra như sau:
-Đã hoàn thành 147/147 cuộc.

Tình trạng chốn nợ động bảo hiểm xã hôi của người lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây, mặc dù
nghành bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp, nhưng thực trạng
trốn nợ động bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn ở các doanh nghiệp với tổng số tiền
nên đến hơn 50 tỉ đồng.
Tính đến hết quý I năm 2016, Hưng yên có 126 doanh nghệp có vốn đầu
tư nước ngoài đăng ký hoạt động, nhưng theo thống kê của cơ quan bả hiểm xã
hooijtirnh chỉ có 82 doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao
động. Trong 82 doanh nghiệp này có đến 61 doanh nghiệp đóng không đúng,
không đủ và nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian
dài với tổng số tiền hơn 50 tỉ đồng. Tính đến đầu tháng 4 năm 2016, Bải hiểm xã
hội tỉnh đã chỉ đạo cơ quan bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố rà soát
các đơn vị đọng tiền bảo hiểm xã hội kéo dài với số tiền lớn hoàn chỉnh hồ sơ
khởi kiện ra tòa đối với 9 đơn vị ( tại thời điểm khởi kiện cuối năm 2015 ) là:
Công ty TNHH Dainichi Việt Nam nợ 1,6 tỷ đồng, công ty TNHH chỉ sợi và dây
dệt New Order nợ 470 triệu đồng, công ty TNHH Glory Label Vina nợ 2,15 tỷ
đồng, công ty TNHH Koyo nợ 3,5 tỷ đồng,…
2.4. Nhận xét, đánh giá.
2.4.1. Ưu điểm
Nhìn chung, công tác thanh tra nhà nước về lao động trong những năm
gần đây đã có những đóng góp tích cực nhất định trong việc tăng cường hiệu
quả thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp (người
sử dụng lao động và người lao động) đã bắt đầu thừa nhận và thấy vai trò, tầm
quan trọng của công tác thanh tra nhà nước về lao động tại doanh nghiệp của họ
đối với việc bảo vệ quyền lợi của hai bên, duy trì và phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như các quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Thanh tra là một chức năng không thể thiếu của quản lý Nhà nước. Điều
này đã được khẳng định trong bất kỳ hình thái quản lý Nhà nước nào, bất kỳ
quốc gia nào. Những năm qua, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã
hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào công cuộc

bảo vệ đất nước và đặc biệt là công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng.

5


Năm 2015, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã được Đảng và
Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất.
2.4.2. Nhược điểm
Số tiền thu hồi được của các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện đối với
người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp do không thông báo hàng
tháng về việc tìm kiếm việc làm còn thấp.
Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và phát thẻ bảo hiểm y tế của cơ quan
BHXH còn chậm so với quy định.
Có trường hợp người lao động chưa đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp (quá
03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo
quy định hưởng) nhưng bảo hiểm xã hội huyện chưa lập danh sách đối tượng
báo cáo với bảo hiểm xã hội tỉnh.

6


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN.
Thể chế hóa đường lối của Đảng, Điều 2 Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11
năm 2010 đã quy định “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở
trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của
pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt

động quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Tuy nhiên, mục đích này chưa đạt kết quả là bao trong công tác thanh tra
lao động hiện nay, bởi những lý do khác quan và chủ quan dưới đây:
3.1. Hoàn thiện về pháp luật
Hành lang pháp lý là một điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh tế –
xã hội nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng.
Hành lang pháp lý trong công tác thanh tra lao động bao gồm những quy
định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức thanh tra lao động các
cấp và thanh tra viên; phạm vi hoạt động; các quy định chế tài và thực hiện pháp
luật đối với đối tượng thanh tra; các quy định về tổ chức, biên chế và cơ chế
hoạt động của thanh tra chuyên ngành về lao động.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra lao động và thanh tra viên
đã được quy định cụ thể tại Luật Thanh tra năm 2010, Bộ luật Lao động năm
2012 và các văn bản hướng dẫn. Nhưng đến nay còn nhiều nội dung trong Bộ
luật Lao động chưa được hướng dẫn kịp thời cho nên khi thực hiện doanh
nghiệp còn nhiều bất cập.
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được
quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 tuy đã góp
phần vào việc thực hiện pháp luật lao động, nhưng một số các quy định trong Nghị
định này chưa sát với thực tế, còn có điểm chưa phù hợp, đòi hỏi trong thời gian tới
phải ban hành Nghị định mới hướng dẫn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao
động, là một công cụ pháp lý phục vụ cho công tác thanh tra lao động.
3.2. Tăng cường đội ngũ thanh tra viên của các cơ quan thanh tra ngành
Lao động – Thương binh và Xã hội đảm bảo về số lượng, năng lực để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Hiện nay nước ta có 63 tỉnh, thành phố. Đó là vùng lãnh thổ về hành chính
7



mà cần phải tính tới khi thực hiện việc Thanh tra độc lập. Theo khuyến cáo của
Tổ chức lao động Quốc tế, nếu lấy tiêu thức về số lượng lao động tại các cơ sở
sản xuất, hiện có 3 mức về số lao động để bố trí 1 thanh tra viên :
- Tại các nước Công nghiệp phát triển nên bố trí mức 80.000 lao động có
một thanh tra viên.
- Tại các nước Công nghiệp mới phát triển nên bố trí mức 60.000 lao động
có 1 thanh tra viên.
- Tại các nước đang phát triển nên bố trí mức 40.000 lao động có 1 thanh
tra viên.
Tuy nhiên cũng có một số tiêu thức khác để xác định số lượng thanh tra
viên như: Dựa theo số lượng doanh nghiệp trên địa bàn hoặc theo tiêu thức diện
tích vùng lãnh thổ, đặc điểm địa lý, mật độ dân cư …. Theo một số nghiên cứu
thì 1 thanh tra viên nên phụ trách khoảng 300 doanh nghiệp trong điều kiện bình
thường, với số doanh nghiệp như vậy thì trong vòng 2 năm các doanh nghiệp
đều được thanh tra, kiểm tra.
Hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ
khác và không tuyển dụng cán bộ chưa đủ điều kiện vào tổ chức thanh tra, thậm
chí là cần đòi hỏi trình độ cao hơn so với yêu cầu tuyển dụng vào ngành nói
chung.
3.3. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành Lao
động – Thương binh và xã hội
Xây dựng chương trình, nội dung và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hàng năm thuộc các lĩnh
vực quản lý của ngành Lao động – Thương binh và xã hội. Bồi dưỡng kiến thức
về công nghệ thông tin cho thanh tra viên; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên nguồn về nghiệp vụ thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
3.4. Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành
Lao động – Thương binh và Xã hội.
Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ theo hướng các phòng nghiệp
vụ phụ trách từng lĩnh vực chuyên sâu. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của thanh tra

các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo hướng có các bộ phận chuyên
trách, phân công thanh tra viên phụ trách địa bàn quận, huyện, thị xã.
Thành lập văn phòng đại diện của Thanh tra Bộ tại miền Trung, miền Nam.
Thành lập Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra lao động, tiến tới
nâng cấp thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra lao động khu vực
ASEAN.

8


3.5. Xây dựng quy trình, nội dung thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên
phạm vi cả nước.
Xây dựng thống nhất quy trình thanh tra chuyên ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội và nội dung thanh tra các ngành, nghề có nhiều nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng nhằm giảm thiểu các thiệt hại do
sự cố trong quá trình sản xuất gây ra cho người và tài sản.
3.6. Tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên
dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động
của các cơ quan thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đảm bảo điều kiện làm việc cho thanh tra viên tại văn phòng cũng như
khi đi công tác như diện tích phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính,
máy ảnh, các thiết bị đo kiểm tra theo chuyên ngành, phương tiện đi lại…v…
v…
Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ; cập nhật các văn bản quy phạm
pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mền quản lý để trao đổi thông tin
về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội.

9



KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tiefm hiều về đề tài: em rút ra được các kết
quả như sau:
Thứ nhất, Đề tài này giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về Thanh tra
lao động về: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,… của Thanh tra lao động đã được
quy định bởi Pháp luật Nhà nước.
Thứ hai, đề tài đã chỉ ra được thực trạng công tác Thanh tra lao động cụ
thể là việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
Những ưu điểm và những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong công
tác thanh tra. Bên cạnh đó đã tiến hành Thanh tra việc thực hiện Pháp luật lao
động ở các doanh nghiệp, những hành vi vi phạm pháp cũng đã được pháp hiện
và giải quyết theo đúng đơn thư, khiếu nại của người lao động.
Ngành Thanh tra Việt Nam ra đời đến nay đã được hơn 66 năm trong đó
ngành Thanh tra Hưng Yên đã có 15 năm xây dựng và trưởng thành. Qua tổng
kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, cán bộ, Thanh tra viên Thanh tra tỉnh Hưng Yên đều tâm niệm rằng
tự giác học tập, rèn luyện đạo đức cán bộ thanh tra để hàng ngày trong thực thi
công vụ, phục vụ công dân và góp phần tạo được niềm tin của người dân đối với
Nhà nước. Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi cán bộ công chức ngành Thanh tra
Hưng Yên nói riêng, và Thanh tra Việt Nam nói chung không ngừng ra sức phấn
đấu xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
Với những nghiên cứu, tìm hiểu trong phạm vi đề tài còn nhiều thiếu sót,
tuy nhiên xuất phát từ thực tế trên, đề tài cũng mạnh dạn đưa ra những kiến
nghị, đề xuất với hi vọng những kiến nghị và đề xuất nêu trên sẽ tiếp tục được
phát huy và thực hiện để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, việc thực hiện pháp
luật tại các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật từ đó bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng như người sử dụng lao động.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.


Bài giảng của Th.s Bùi Đức Thịnh

Luật lao động
Luật thanh tra
Nghị định 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24/04/1013 quy định về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động – thương binh và xã hội.
7. Nghị định 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16/04/2013 quy định chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
8. />9. />10. />


×