Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở TP vinh tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.05 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
1.2. Mục đích......................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................2
1.4. Đối tượng....................................................................................................2
1.5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
1.6. Quan điểm nghiên cứu..............................................................................3
1.6.1. Quan điểm tổng hợp.................................................................................3
1.6.2. Quan điểm lãnh thổ...................................................................................3
1.6.3. Quan điểm lịch sử.....................................................................................3
1.7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
1.7.1. Phương pháp điều tra thu thập, xử lý tài liệu, số liệu................................3
1.7.2. Phương pháp thống kê..............................................................................4
1.7.3. Phương pháp kế thừa.............................................................................4
1.7.4. Phương pháp chuyên gia........................................................................4
1.7.5. Phương pháp dự tính dự báo.....................................................................4
1.8. Cấu trúc......................................................................................................4
B. NỘI DUNG...................................................................................................5
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................5
1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về đất và vai trò của đất........................................................5
1.1.2. Đất phi nông nghiệp...............................................................................7
1.1.3. Vấn đề sử dụng đất phi nông nghiệp...................................................13
1.2. Cở sở thực tiễn.........................................................................................18
1.2.1. Sơ lược về vấn đề sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam..............18
1.2.2. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Nghệ An...........................20
0



CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆPỞ
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN........................................................22
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Thành phố Vinh.............22
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................22
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên........................................22
2.1.3. Đặc điểm dân cư xã hội của Thành phố Vinh.........................................26
2.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................27
2.2. Hiện trạng sử dụng đất của Thành phố Vinh năm 2018.......................35
2.3. Thực trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở Thành phố Vinh năm 2018....38
2.3.1. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn................38
2.3.2. Thực trạng phát triển đô thị.................................................................38
2.3.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn...................................39
2.4. Tình hình quản lý đất phi nông nghiệp..................................................49
2.5. Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp của Thành
phố Vinh năm 2018.........................................................................................51
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ VINH ĐẾN NĂM 2020............54
3.1. Quan điểm sử dụng đất để xây dựng định hướng sử dụng đất phi nông
nghiệp của Thành phố Vinh đến năm 2020..................................................54
3.1.1. Khai thác khoa học, hợp lý và tiết kiệm nhằm sử dụng quỹ đất có hiệu
quả để phát triển bền vững................................................................................54
3.1.2. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo bền vững gắn liền với việc bảo vệ
môi trường........................................................................................................54
3.1.3. Dành đủ diện tích đất cho bố trí và phát triển cơ sở hạ tầng, công
trình công cộng và phúc lợi xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông, đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân..................55

1



3.1.4. Sử dụng đất đai phải kết hợp với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ các di tích, danh lam, thắng cảnh, bảo vệ diện tích
rừng hiện có....................................................................................................55
3.2. Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp của Thành phố giai đoạn đến
năm 2020..........................................................................................................56
3.2.1. Đất ở......................................................................................................56
3.2.2. Đất chuyên dùng...................................................................................57
3.2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng:.....................................................................62
3.2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa:..................................................................62
3.2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:............................................63
3.2.6. Đất phi nông nghiệp khác....................................................................63
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện....................................................................64
3.3.1. Giải pháp về công tác quản lý.................................................................64
3.3.2. Giải pháp về đầu tư...............................................................................65
3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách...............................................................65
3.3.4. Các giải pháp về bảo vệ môi trường.....................................................67
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................68
1. Kết luận.......................................................................................................68
2. Đề nghị........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................70


CÁC QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KT- XH:


Kinh tế - xã hội

QH – KH: Quy hoạch – kế hoạch
TW:

Trung ương


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam năm 2015.....18
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Nghệ An năm 2017......20
Bảng 3: Cơ cấu phân theo ngành kinh tế của thành phố Vinh giai đoạn 2000 - 2018
..........................................................................................................................28
Bảng 4. Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Vinh năm 2018.......................35
Bảng 5. Biến động sử dụng đất của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An............35
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở Thành phố Vinh giai
đoạn 2015 – 2018............................................................................................39
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp Thành phố Vinh năm 2018 40
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất ở ở thành phố Vinh năm 2018..................41
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng ở thành phố Vinh năm 2018.....42
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng ở thành phố Vinh năm 2018
..........................................................................................................................47
Bảng 11: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp còn lại ở thành phố Vinh
năm 2018.........................................................................................................48
Bảng 12: Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp của Thành phố Vinh đến
năm 2020..........................................................................................................63



A. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các loài sinh vật khác trên trái đất. Đối với
mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, và là
yếu tố hàng đầu vào rất quan trọng không thể thiếu được. Đất đai được sử
dụng cho nhiều ngành kinh tế khác nhau và cho cả cuộc sống con người. Trên
thế giới và đối với mỗi một quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên và nguồn
lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và và việc phát triển kinh tế xã hội
của đất nước một cách tiết kiệm để đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng
quan trọng và có ý nghĩa rất lớn.
Ngày nay, sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã gây áp lực
lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai. Vì vậy, để khai thác
sử dụng đất đai có hiệu quả, hợp lý, đảm bảo sử dụng đất lâu dài cần phải hiểu
biết một cách đầy đủ các thuộc tính và nguồn gốc của đất trong mối quan hệ
tổng hòa với các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và nhân văn.
Thành phố Vinh là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ có
diện tích tự nhiên là 104,97 km2 bao gồm 16 phường và 9 xã. Thành phố Vinh
là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An cũngnhư của
cả vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội. TP Vinh đóng trên vùng có địa hình bằng phẳng, cấu tạo
địa chất có sức chịu tải trung bình của nền đất là tương đối cao, thuận lợi cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vì thế mà đất đai ở đây cũng có giá trị
cao…. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Thành phố đang từng bước
phát triển mạnh mẽ, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại dịch vụ luôn sôi động, đời sống nhân dân ngày được nâng cao. Đi
kèm với đó là nhu cầu sử dụng đất của nhân dân, các ngành cùng tăng nhanh
gây ra áp lực lớn đến đất đai. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn
tài nguyên đất một cách hiệu quả và bền vững. Vì vậy, việc bố trí sử dụng đất
1



đai đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng có hiệu quả , một cách
hợp lý hơn để tạo điều kiện phát triển mọi mặt cho Thành phố là một vấn đề
lớn và bức bách, đòi hỏi các nhà quản lý và người sử dụng đất phải sử dụng
đúng mục đích được giao, bên cạnh đó xác định mục tiêu sử dụng đất trong
những năm tới, điều đó đã tạo sức ép rất lớnlên đất đai.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, em đã chọn đề tài: “Hiện trạng sử
dụng đất phi nông nghiệp ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2018’’ làm
đồ án tốt nghiệp của chuyên ngành Quản lý đất đai.
1.2. Mục đích
Thông qua đánh giá hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở Thành phố
Vinh, đề tài đề xuất định hướng và một số giải pháp sử dụng đất phi nông
nghiệp hợp lí đến năm 2020.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp thành phố
Vinh năm 2018 và xu thế biến động giai đoạn 2015-2018.Qua đó, chỉ ra được
những thành tựu, hạn chế trong việc sử dụng đất phi nông nghiệp của thành
phố Vinh.
- Đề xuất và định hướng và một số giải pháp sử dụng đất phi nông
nghiệp Thành phố Vinh đến năm 2020.
1.4. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất phi nông nghiệp và các yếu tố
kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở
Thành phố Vinh.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi của Thành phố

Vinh, tỉnh Nghệ An bao gồm 16 phường, 9 xã, với diện tích 10501,54 ha.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu giai đoạn 2015-2018.
2


1.6. Quan điểm nghiên cứu
1.6.1. Quan điểm tổng hợp
Áp dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu tài nguyên đất phi nông
nghiệp đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn tổng quát. Trong một lãnh thổ nhất
định, các yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội, luôn có mối quan hệ mật thiết với
nhau tạo nên một tổng thể thống nhất. Sự phát triển của sản xuất, của một
ngành kinh tế, một đơn vị kinh tế… chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy,
khi nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất phi nông nghiệp, ta phải xem xét nó
trong mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác.
1.6.2. Quan điểm lãnh thổ
Việc nghiên cứu tài nguyên đất phải gắn liền với một lãnh thổ nhất định và
đặt nó trong mối quan hệ với lãnh thổ khác, các quan hệ nội vùng, ngoại vùng.
1.6.3. Quan điểm lịch sử
Các sự vật, hiện tượng đều phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Khi nghiên cứu đòi hỏi ta phải đặt nó trong cả quá trình phát triển với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Phương pháp điều tra thu thập, xử lý tài liệu, số liệu
- Đề tài đã thu thập số liệu, thông tin về đất đai, điều kiện tự, kinh tế - xã
hội, các báo cáo, thống kê của các phòng, ban ngành thực hiện đánh giá và lựa
chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thay
đổi cần thiết.
1.7.2. Phương pháp thống kê
Dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của Thành phố theo sự hướng

dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trường, phân nhóm các số liệu điều
tra để xử lí để biết đượcthực trạng và xu thế biến động đất đai.
1.7.3. Phương pháp kế thừa
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài đã kế thừa các nghiên cứu
liên quan đến sử dụng đất phi nông nghiệp của các luận văn trường Đại học
3


Nông nghiệp Hà Nội cũng như các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và
nghiên cứu.
1.7.4. Phương pháp tham vấn
Đề tài đã tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, cán bộ Trung tâm
phát triển quỹ đất, các chuyên viên của phòng Tài nguyên và Môi trường liên
quan tới việc sử dụng đất và định hướng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố
Vinh tới năm 2020.
1.7.5. Phương pháp dự tính, dự báo
Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật biến động đất đai trong quá khứ, căn
cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong tương lai để
đề xuất hướng sử dụng đất của các nghành một cách hợp lý.
1.8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận - kiến nghị, nội dung nghiên cứu bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ở thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp sử dụng đất phi nông nghiệp
đến năm 2020.

4



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về đất và vai trò của đất
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình
lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Về
bản chất, đất đai là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của
quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành gồm: Đá, thực vật, động
vật, khí hậu và thời gian. Do đất đai có vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế xã
hội của mỗi con người và của mỗi quốc gia. Đất đai cùng với các điều kiện là
một trong những cơ sở quan trọng để hình thành các vùng kinh tế của đất
nước, của mỗi lãnh thổ quốc gia. Đất đai có vị trí cố định và tính giới hạn. Đất
đai không thể sản sinh ra mà cùng thời gian đất đai có thể bị mất đi. Vì vậy,
việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý là một trong những vấn đề
mà mọi quốc gia đều quan tâm. ở Việt Nam việc quản lý đất đai đã được thực
hiện ngay trong những ngày đầu giành được độc lập. Theo luật đất đai năm
1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:” Đất đai là tài
nguyên quốc gia vô cùng quý gía, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều
thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được
vốn đất đai như ngày nay”.
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và
khoáng sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố
thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác

5


có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc
sống của xã hội loài người.
1.1.1.2. Vai trò của đất đai.
Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói đến
chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ trong đó
có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải tôn trọng
lãnh thổ của quốc gia đó vì thế đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại
và phát triển của mỗi quốc gia, xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ
ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất
nào cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong
những tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, điều kiện sống và sự sống
của động thực vật và con người trên trái đất.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất ngày
càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đất đai trở thành nguồn của cải vô tận
của con người.Thông qua các hoạt động khai thác đất đai như trồng trọt, chăn
nuôi mà con người có thể làm ra những sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu
của con người. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống. Không có đất đai thì không có sự tồn tại của con người ngày nay, không
có bất kỳ ngành sản xuất nào. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của
đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng
mạc, công trình,công nghiệp, giao thông...Đất đai cung cấp nguyên liệu cho
ngành công nghiệp như gạch ngói, xi măng, gốm sứ...Đất đai tham gia vào tất
cả các ngành sản xuất vật chất. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể của nền
kinh tế quốc dân, đất đai có vị trí khác nhau. Đất đai là nguồn của cải, là tài
sản cố định, là thước đo nguồn lực giàu có của mỗi con người, của mỗi quốc
gia, là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính thông qua sự chuyển
nhượng của cải qua các thế hệ và là nguồn lực cho các mục đích sản xuất và

tiêu dùng.
Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như
từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất,
6


khí hậu (môi trường) nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc
do tác động của con người thông qua quá trình khai thác và sử dụng đất, con
người đã tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của
mình, làm biến đổi khí hậu đồng thời cũng không ngừng chinh phục được
thiên nhiên giúp cho xã hội ngày càng phát triển.
Đất đai có vị trí và vai trò khác nhau trong từng ngành kinh tế quốc dân.
Trong ngành công nghiệp, đất chuyên dùng làm nền tảng, làm địa điểm để
tiến hành các hoạt động sản xuất, làm nền móng để xây dựng các nhà máy,
công xưởng, kho tàng, bến bãi, các công trình giao thông và các công trình
khác đòi hỏi cần có sự cải tạo nó cho hoạt động sản xuất. Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, là sự phát triển các ngành khác
nhau như xây dựng các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và
hình thái các khu dân cư, khu đô thị mới. Đồng thời với nó là sự phát triển
ngày càng cao của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu đi lại và sinh
hoạt của dân cư. Những nhu cầu này ngày càng tăng làm cho nhu cầu về đất
đai các ngành đó cũng tăng theo.
1.1.2. Đất phi nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm:
Theo Điều 13 của Luật đất đai năm 2003, nhóm đất phi nông nghiệp bao
gồm các loại đất:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công

nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng
cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất
xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất
xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
7


Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xây
dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến
phà, bến xe ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấp
nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thống
đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí;
đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu
vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, khu an dưỡng, khu nuôi
dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tập luyện thể dục thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện văn hoá xã, tượng đài, bia tưởng
niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp
xiếc, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở
cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; đất có di tích
lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; đất để
chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải.
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng,
nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ

thuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh
doanh mà các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại
cho người lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống,

8


xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.2. Vị trí, vai trò của đất phi nông nghiệp.
Trong đời sống con người, đất phi nông nghiệp có những vai trò sau:
- Là nơi cư trú của con người. Trên mặt đất, con người xây dựng nhà ở,
thành phố, làng mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó.
- Là nơi con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất
để phục vụ cho cuộc sống của con người như: xây dựng khu quân sự, doanh
trại quân đội, kho lương, đạn dược…sử dụng vào các mục đích quốc phòng,
an ninh; xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức sự nghiệp để phục vụ mục đích
quản lý hành chính; xây dựng các công trình giao thông, đường xá, trạm, bến
để phục vụ nhu cầu đi lại; xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, khu công
nghiệp để sử dụng vào sản xuất hàng hoá, cung cấp đồ dùng, vật dụng; xây
dựng trung tâm thương mại, chợ, siêu thị để phục vụ hoạt động trao đổi hàng
hoá, giao thương; xây dựng công viên, khu vui chơi, giải trí, khu luyện tập thể
dục, thể thao để đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi, rèn luyện sức khoẻ; đất
để xây dựng trường học, bệnh viện, nghĩa trang, …
- Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá đối với cho con người, cung
cấp các loại quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xây

dựng (cát, sỏi, đá, gạch, làm đồ gốm)…
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật
chất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người. Đất phi nông nghiệp và
cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng
nhất để hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, là nguồn lực cơ
bản để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, đưa nước ta trở
thành nước có nền công nghiệp phát triển.
1.1.2.3. Phân loại đất phi nông nghiệp(PNN)
Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất
nông nghiệp; bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất

9


nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên
dùng, đất phi nông nghiệp khác.
a. Đất ở - OTC là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục
vụ cho đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư được
công nhận là đất ở; bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất ở tại nông thôn – ONT là đất ở thuộc khu vực nông thôn.
- Đất ở tại đô thị - ODT là đất ở thuộc khu vực đô thị.
b. Đất chuyên dùng – CDGbao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
đất có mục đích công cộng.
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp – CTS là đất xây dựng trụ sở
của cơ quan, tổ chức và đất xây dựng công trình sự nghiệp; bao gồm đất trụ
sở cơ quan, tổ chức; đất công trình sự nghiệp.
- Đất trụ sở cơ quan, tổ chức – DTS là đất xây dựng trụ sở của cơ quan,
tổ chức; bao gồm đất trụ sở cơ quan và đất trụ sở khác.
- Đất trụ sở khác - TS1 là xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức không được

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, trừ tổ chức kinh tế.
+ Đất quốc phòng, an ninh – CQA là đất do các đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang nhân dân sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; bao gồm đất
quốc phòng và đất an ninh.
- Đất quốc phòng – QPH là đất do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Đất an ninh – ANI là đất do các đơn vị thuộc Bộ Công an sử dụng vào
mục đích an ninh.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp – CSK là đất sử dụng vào
mục đích sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp và dịch vụ; bao gồm đất khu
công nghiệp; đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất cho hoạt động khoáng sản;
đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ.

10


- Đất khu công nghiệp - SKK là đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu
công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có
cùng chế độ sử dụng đất.
- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh – SKC là đất để xây dựng cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; cơ sở dịch vụ, kinh
doanh, thương mại và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,
gồm cả cơ sở sản xuất, dịch vụ phục vụ công cộng như máy điện, nhà máy lọc
dầu, nhà máy nước, trung tâm dịch vụ viễn thông; không bao gồm đất sử dụng
cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, đất sử
dụng cho các dịch vụ công cộng như y tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, thể dục
- thể thao.
- Đất cho hoạt động khoáng sản – SKS là đất để thăm dò, khai thác, chế
biến khoáng sản; trừ khoáng sản là đất, đá, cát, sỏi sử dụng để sản xuất vật
liệu xây dựng, làm đồ gốm, sứ, thuỷ tinh.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ - SKX là đất để khai thác
nguyên liệu đất, đá, cát, sỏi và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu
xây dựng, làm đồ gốm, sứ, thủy tinh.
+ Đất có mục đích công cộng – CCC là đất sử dụng vào mục đích xây
dựng công trình, hệ thống hạ tầng phục vụ nhu cầu hoạt động chung của cộng
đồng; bao gồm đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất để chuyển dẫn năng lượng,
truyền thông, đất cơ sở văn hoá, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục - đào tạo,
đất cơ sở thể dục - thể thao, đất chợ, đất di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh, đất bãi thải, xử lý chất thải.
- Đất giao thông – DGT là đất sử dụng vào mục đích xây dựng đường
giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bến phà, bến ô tô, bãi đỗ xe,
ga đường sắt, cảng hàng không; bao gồm đất giao thông không kinh doanh và
đất giao thông có kinh doanh.
- Đất thuỷ lợi – DTL là đất sử dụng vào mục đích xây dựng hệ thống dẫn
nước phục vụ cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước và các công trình
thuỷ lợi đầu mối, đê, đập thủy lợi; bao gồm đất thuỷ lợi không kinh doanh và
11


đất thuỷ lợi có kinh doanh.
- Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông – DNT là đất sử dụng vào
mục đích xây dựng hệ thống dẫn xăng, dầu, khí (gồm cả trạm bơm), hệ thống
tải điện (gồm cả trạm biến áp), hệ thống mạng truyền thông; bao gồm đất để
chuyển dẫn năng lượng, truyền thông không kinh doanh và đất để chuyển dẫn
năng lượng, truyền thông có kinh doanh.
- Đất cơ sở văn hoá – DVH là đất sử dụng vào mục đích xây dựng toà
báo, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình (trừ trường hợp là cơ
quan ngôn luận của tổ chức của Nhà nước, của Đảng, của các tổ chức chính
trị - xã hội), nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ,
quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà tang lễ, công viên, vườn hoa,

khu vui chơi công cộng, điểm bưu điện - văn hoá xã và các công trình, cơ sở
văn hoá khác; bao gồm đất cơ sở văn hoá không kinh doanh và đất cơ sở văn
hoá có kinh doanh.
- Đất cơ sở y tế - DYT là đất sử dụng vào mục đích xây dựng bệnh viện,
cơ sở khám chữa bệnh, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng người già, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật; bao gồm
đất cơ sở y tế không kinh doanh và đất cơ sở y tế có kinh doanh.
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo – DGD là đất sử dụng vào mục đích xây
dựng nhà trẻ, trường học, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, cơ sở giáo
dưỡng, cơ sở phục hồi nhân phẩm; bao gồm đất cơ sở giáo dục - đào tạo
không kinh doanh và đất cơ sở giáo dục - đào tạo có kinh doanh.
- Đất cơ sở thể dục - thể thao – DTT là đất sử dụng vào mục đích xây dựng
sân vận động, cơ sở tập luyện, thi đấu thể dục - thể thao; bao gồm đất cơ sở thể
dục - thể thao không kinh doanh và đất cơ sở thể dục - thể thao có kinh doanh.
- Đất chợ - DCH là đất sử dụng vào mục đích xây dựng chợ (không bao
gồm đất sử dụng làm siêu thị); bao gồm đất chợ được giao không thu tiền và
đất chợ khác.
- Đất có di tích, danh thắng – LDT là đất có di tích lịch sử - văn hoá,
danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh,
12


thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải - RAC là đất sử dụng để đổ chất thải, làm
bãi rác, xây dựng khu xử lý chất thải.
c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng – TTN là đất do cơ sở tôn giáo sử dụng và
đất có cơ sở tín ngưỡng dân gian; bao gồm đất tôn giáo và đất tín ngưỡng.
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa – NTDlà đất để làm nơi mai táng tập trung.
e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng – SMNlà đất có mặt nước
không phải là đất nuôi trồng thuỷ sản; bao gồm đất sông, ngòi, kênh, rạch,

suối và đất có mặt nước chuyên dùng.
1.1.3. Vấn đề sử dụng đất phi nông nghiệp.
1.1.3.1. Khái niệm.
Vấn đề sử dụng đất phi nông nghiệp là đưa các loại đất phi nông nghiệp vào
sử dụng với mục đích nhất định. Vấn đề sử dụng hợp lý ở đây là vị trí, diện tích
đất phi nông nghiệp được sử dụng phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.
1.1.3.2. Nguyên tắc sử dụng đất phi nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp có nhiều loại, mỗi loại được sử dụng vào một mục
đích khác nhau, vì vậy ứng với từng loại đất có những quy định khác nhau.
Tuy nhiên có một số quy định chung mang tính nguyên tắc khi phân bố sử
dụng đất phi nông nghiệp như sau:
a. Việc sử dụng đất phi nông nghiệp phải tuân theo các yêu cầu sử dụng đất.
Yêu cầu sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tính chất, vị trí
lô đất. Các yêu cầu sử dụng đất được xem xét trên nhiều phương diện, căn cứ
vào đó người ta lựa chọn những mảnh đất nào để bố trí cho những mục đích
sử dụng cụ thể . Sự xem xét lựa chọn đất phi nông nghiệp phải được thể hiện
đầy đủ, chi tiết trong từng luận chứng kinh tế kỹ thuật của từng công trình.
b. Phải tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý đất đai và quản lý
từng loại đất.
Những quy định của luật pháp về sử dụng đất đai một mặt thể hiện chức
năng quản lý nhà nước về đất đai, mặt khác còn phải thể hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với từng công trình trên đất. Để quản lý tốt đất phi nông
13


nghiệp, Nhà nước cần xác định rõ chức năng quản lý về đất đai nói chung, đất
ở và đất chuyên dùng nói riêng. Đồng thời, phải căn cứ vào đặc điểm của từng
loại công trình mà xác định chức năng, phạm vi quản lý. Về nguyên tắc, hầu
hết các mục đích xây dựng trên đất phi nông nghiệp đều phục vụ lợi ích
chung, vì vậy cần xác lập mối quan hệ giữa quản lý nhà nước về đất đai và

các công trình đó với quyền quản lý sử dụng để gắn chúng với những người
chủ cụ thể, nhằm quản lý và sử dụng chúng có hiệu quả.
c. Phải sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả đất phi nông nghiệp.
Quá trình phát triển của đất nước đòi hỏi phải có một hệ thống cở sở hạ
tầng vững chắc , tạo ra bộ mặt xã hội khang trang để vừa có khả năng khai
thác tiềm năng nội lực vừa có điều kiện hội nhập quốc tế. Tuy nhiên không vì
thế mà phô trương, bao chiếm sử dụng lãng phí đât đai đối với các mục đích
phi nông nghiệp. Cần phải nhận thức được đầy đủ và nghiêm túc rằng quỹ đất
của Việt Nam rất hạn hẹp và đang phải chịu sức tải lớn do dân số ngày càng
gia tăng.
d. Phân bố đất phi nông nghiệp phải đảm bảo được lợi ích sử dụng đất
của các ngành và không có tác động xấu đến môi trường.
Các loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (khu công nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh, hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng), đất công trình công cộng…luôn có xu hướng gia tăng cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Khi phân bố sử dụng các loại đất này cần phải chú ý tới
việc đánh giá tác động môi trường, thực hiện một cách nghiêm ngặt theo các
tiêu chuẩn quy định của luật môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các đơn
vị sử dụng đất và an toàn cho môi trường để phát triển bền vững.
1.1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
+ Nhân tố tự nhiên
Con người sử dụng đất đai thường bao gồm 2 mặt sau: một là trực tiếp sử
dụng đất cho các yêu cầu sinh hoạt tiêu dùng, hai là dùng làm tư liệu sản xuất.
- Điều kiện khí hậu: Đất đai, ngoài không gian bề mặt như đất ở, đất xây
dựng, còn gồm những yếu tố bao quanh mặt đất như ánh sáng, nhiệt độ,
14


không khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Đất đai vốn là một trạng thái vật
chất của tự nhiên. Do vậy, khi sử dụng đất phải tính đến việc thích ứng với

điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên.
- Điều kiện đất: Chủ yếu là điều kiện địa lý và thổ nhưỡng. Sự sai khác
giữa đá mẹ, địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng
dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn... dẫn tới sự khác nhau về đất đai
và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các loại đất.
Đặc điểm của nhân tố điều kiện tự nhiên nói trên là có tính khu vực. Do
vị trí địa lý của vùng quyết định sự sai khác về tình trạng nguồn nước, nhiệt
độ, ánh sáng và các điều kiện tự nhiên khác của đất đai, ở một mức độ tương
đối lớn, chúng quyết định khả năng sử dụng của đất đai. Vị trí của đất đai và
mức độ thuận lợi, khó khăn, quyết định công dụng tối ưu và hiệu quả sử dụng
đất đai. Do vậy, trong quá trình thực tiễn nên sử dụng theo quy luật tự nhiên,
phục tùng điều kiện tự nhiên, lợi dụng thế mạnh, tận dụng mặt có lợi để có thể
đạt tới sử dụng đất với hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Nhân tố kinh tế - xã hội
Nhân tố xã hội chủ yếu là dân số và lực lượng lao động, nhu cầu của xã
hội, thông tin, quản lý, chế độ xã hội, chính sách môi trường và chính sách đất
đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng
hoá, cơ cấu kinh tế và bố cục sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, thương
nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản
lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát
triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhân tố kinh tế - xã hội thường có tác dụng quyết định đối với sử dụng
đất đai. Việc xác định phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu
của xã hội và một mục tiêu kinh tế nhất định. Trong một vùng hoặc trong một
nước thì điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai là cố định, nhưng do điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau, nên việc khai thác và sử dụng đất đai cũng khác
nhau.

15



Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng
có tác dụng khống chế và quản lý đối với sử dụng đất đai khác nhau, phương
thức và hiệu quả sử dụng đất cũng không giống nhau. Trình độ phát triển xã
hội và kinh tế cũng làm cho trình độ sử dụng đất đai phát triển ngày càng cao.
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội kết hợp
gây ảnh hưởng tổng hợp đến việc sử dụng đất phi nông nghiệp. Do đó, cần
phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế xã hội, nhằm vào các nhân
tố xã hội và nhân tố tự nhiên của việc sử dụng đất để nghiên cứu và xử lý mối
quan hệ giữa các nhân tố này. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã
hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu của sử dụng với
ưu thế tài nguyên của đất đai, để đạt tới cơ cấu tổng thể cao nhất, làm cho số
đất hữu hạn này cho hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao và sử dụng đất
phi nông nghiệp được bền vững.
1.1.3.4. Xu thế sử dụng đất phi nông nghiệp.
a. Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung
Quá trình phát triển xã hội, cũng là quá trình diễn biến sử dụng đất. Khi
con người còn sống trong phương thức săn bắn và hái lượm, họ chỉ có thể dựa
vào sự ban hưởng của tự nhiên, sự thích ứng với tự nhiên để tồn tại, không
tồn tại ý thức về sử dụng đất. Theo mức tăng trưởng của dân số và sự phát
triển của kinh tế, văn hoá và khoa học, kỹ thuật, quy mô, phạm vi và chiều
sâu của việc sử dụng đất phi nông nghiệp ngày một nâng cao. Yêu cầu sinh
hoạt vật chất và tinh thần của người dân cũng ngày càng cao, sự phát triển của
các ngành nghề cũng theo xu hướng ngày càng phức tạp và đa dạng, phạm vi
sử dụng đất ngày càng gia tăng, từ một vùng có tính cục bộ phát triển ra nhiều
vùng kể cả những vùng đất mà trước kia chưa có khả năng khai thác sử dụng.
Không chỉ phát triển theo không gian, mà trình độ tập trung cao hơn nhiều.
Cho dù là đất ở hoặc đất chuyên dùng cũng đều phát triển theo hướng kinh
doanh tập trung, đất ít, hiệu quả cao.
b. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng đa dạng hoá và chuyên môn hoá.

Theo đà phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội, cơ cấu sử
16


dụng đất cũng chuyển dần sang xu thế phức tạp hoá và chuyên môn hoá, yêu
cầu của con người về vật chất, văn hoá, tinh thần và môi trường ngày một cao,
chúng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp có yêu cầu cao hơn đối với đất đai. Khi con
người có mức sống còn thấp, đang còn đấu tranh với cuộc sống, thì việc sử
dụng đất thường mới tập trung vào nông nghiệp, nhất là vấn đề ăn, mặc, ở,
nhưng khi cuộc sống đã nâng cao, bước vào giai đoạn hưởng thụ, trong sử
dụng đất còn nghĩ tới nhu cầu vui chơi văn hóa, thể thao và môi trường...
c. Sử dụng đất đai theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá.
Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và xã hội dẫn tới việc xã hội hoá sản
xuất, một vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm là tiền đề
cho nơi khác sản xuất tập trung sản phẩm khác. Sự hỗ trợ bổ sung lẫn nhau
hình thành sự phân công hợp tác, sự xã hội hoá sản xuất này cũng là xã hội
hoá trong sử dụng đất.
Đồng thời do đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống
và xã hội tồn tại, trên cơ sở chuyên môn hoá của yêu cầu xã hội hoá sản xuất,
cần cố gắng thích ứng nhu cầu của xã hội, để thúc đẩy phúc lợi công cộng và
tiến bộ xã hội, cho dù ở xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của
tư nhân thì những vùng đất đai hướng dụng công cộng như: nguồn nước, núi
rừng, khoáng sản, sông ngòi, mặt hồ, biển cả, cầu cảng, hải cảng, danh lam
thắng cảnh, khu bảo tồn động thực vật quý hiếm...đại bộ phận đều do Nhà
nước quy định chính sách thực thi hoặc tiến hành công quản, kinh doanh... để
phòng ngừa việc tư hữu sẽ tạo nên mâu thuẫn xã hội.
1.2. Cở sở thực tiễn
1.2.1.Sơ lược về vấn đề sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo
Quyết định số 2097b/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện
tích năm 2016 thì tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 tổng diện tích nước ta
là 33.105,1 nghìn ha, trong đó đất phi nông nghiệp chiếm 3.469,2 nghìn ha
(có 1640,4 nghìn ha đã được giao và cho thuê).
17


Cụ thể, việc sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

18


Bảng 1: Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam năm 2015
Đơn vị tính: nghìn ha

Trong đó:
Loại đất

Diện tích

đất đã giao

và cho thuê
Đất phi nông nghiệp
3.469,2
1640,4
Đất ở
633,9
627,6
- Đất ở đô thị

118,8
115,7
- Đất ở nông thôn
515,1
511,9
Đất chuyên dùng
1.629,5
791,3
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
22,9
22,1
- Đất quốc phòng, an ninh
303,5
252,9
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
222,5
201,8
- Đất có mục đích công cộng
1.080,6
314,5
Đất tôn giáo tín ngưỡng
13,4
13,2
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
97,8
83,3
Đất sông suối và mặt nýớc chuyên dùng
1.090,5
121,9
Đất phi nông nghiệp khác

4,1
3,1
(Nguồn điều tra UBND thành phố Vinh)
Nhìn chung việc sử dụng đất phi nông nghiệp đảm bảo đúng mục đích,
đạt hiệu quả, trên 90% doanh nghiệp và tổng số đất thực hiện đúng theo Luật
đất đai, và được sử dụng nghiêm túc, còn lại gần 10% là vi phạm.
Ở một số nơi việc sử dụng đất phi nông nghiệp còn lãng phí hoặc sử
dụng đất sai mục đích, vi phạm quy định của Luật đất đai. Một số tập đoàn,
tổng công ty, doanh nghiệp sau khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất
đã cho thuê lại, cho mượn, đầu tư chậm tiến độ, bỏ hoang hoặc bị lấn chiếm
thậm chí có nơi còn “bán” đất dưới hình thức liên kết kinh doanh với tổ chức,
doanh nghiệp khác. Tình trạng sử dụng đất lãng phí còn thể hiện rõ rệt qua
việc cấp phép các dự án sân golf. Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày ngày 26
tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
sân golf Việt Nam đến năm 2020, theo quy hoạch được phê duyệt dự kiến đến
năm 2020 cả nước có 89 sân gofl, trong đó có 19 sân đã hoạt động, 70 sân dự
kiến quy hoạch. Do đó các địa phương đã ồ ạt cấp phép các dự án sân golf.
Tuy nhiên, sau khi được cấp phép nhiều dự án đã bỏ hoang để cỏ mọc, nhà
19


đầu tư không tiến hành xây dựng, một số dự án xin chuyển mục đích sử dụng
đất làm sân golf sang xây dựng nhà ở để bán, kinh doanh bất động sản… Do
vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo và trực tiếp thanh tra, kiểm tra
các dự án sân golf tại các tỉnh, thành phố. Kết quả rà soát đã loại bỏ 51 dự án.
Tình trạng vi phạm này xuất phát từ nguyên nhân giá thuê đất thấp, việc xử lý
hành vi vi phạm không triệt để, thời gian xử lý kéo dài, việc thu hồi đất theo
quy định tại Điều 38 của Luật đất đai chưa được thực hiện nghiêm túc, việc
thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tập đoàn, tổng công ty, doanh
nghiệp chưa tốt…

1.2.2. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Nghệ An
Năm 2017, tỉnh Nghệ An đã tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo yêu cầu
của Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tổng
diện tích tự nhiên năm 2017 toàn tỉnh là 1.649.182,10 ha (chiếm 32% diện
tích của vùng Bắc Trung Bộ và chiếm 4,98% diện tích cả nước).
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ở Nghệ An năm 2017
Đơn vị tính:ha

TT

Mục đích sử dụng đất



1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3
4
5

Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn

Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dung
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước

PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQP
CAN
CSK
CCC
TTN
NTD
SMN

6

chuyên dùng
Đất phi nông nghiêp khác


Diện tích

Cơ cấu

(ha)
124653,13
19818,98
18098,48
1720,50
63871,47
439,00
4065,70
420,35
6217,14
52729,27
354,74
6636,42
33818,36

(%)
100
15,90
14,52
1,38
51,23
0,35
3,26
0,33
4,98
42,3

0,28
5,32
27,12

PNK
153,16
0,12
(Nguồn điều tra UBND thành phố Vinh)

20


×