CHUYÊN ĐỀ: Cảm ứng điện từ & Khúc xạ ánh sáng (VẬT LÝ 11)
16 câu trắc nghiệm Từ thông - Cảm ứng điện từ cực hay có đáp án
18 câu trắc nghiệm Suất điện động cảm ứng cực hay có đáp án
16 câu trắc nghiệm Tự cảm cực hay có đáp án
12 Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5 Vật Lí 11 cực hay có đáp án
20 câu trắc nghiệm Định luật khúc xạ ánh sáng cực hay có đáp án
12 câu trắc nghiệm Hiện tượng phản xạ toàn phần cực hay có đáp án
12 Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6 Vật Lí 11 cực hay có đáp án
CHUYÊN ĐỀ: Cảm ứng điện từ & Khúc xạ ánh sáng
16 câu trắc nghiệm Từ thông - Cảm ứng điện từ cực hay có đáp án
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông ?
A. Biểu thức định nghĩa của từ thông là Φ = B.S.cosα
B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb)
C. Từ thông là một đại lượng đại số
D. Từ thông là một đại lượng có hướng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: Φ = B.S.cosα
Trong đó
là góc hợp bởi pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây và
véc tơ cảm ứng từ B→.
Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1 Wb = 1 T.m2.
Như vậy ta nhận thấy từ thông là một đại lượng đại số, vô hướng.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Từ thông là một đại lượng vô hướng
B. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ
trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây
C. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0
D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: Φ = B.S.cosα
Trong đó
là góc hợp bởi pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây và
véc tơ cảm ứng từ B→.
Khi α = 90o thì Φ = 0. Do đó phát biểu C là sai.
Câu 3. Đơn vị của từ thông có thể là
A. tesla trên mét (T/m)
B. tesla nhân với mét (T.m)
C. tesla trên mét bình phương (T/m2)
D. tesla nhân mét bình phương (T.m2)
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều:
Suy ra đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1 Wb = 1 T.m2.
Câu 4. Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ , α
là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông
qua S là:
A. Φ = B.S.cosα
B. Φ = B.S.sinα
C. Φ = B.S
D. Φ = B.S.tanα
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: Φ = B.S.cosα
Trong đó
là góc hợp bởi pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây và
véc tơ cảm ứng từ B→.
Câu 5. Từ thông qua khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều đạt giá trị
cực đại khi
A. các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây
B. các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
C. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 0o
D. các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 40o
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Ta thấy từ thông: Φ = B.S.cosα cực đại khi cosα = 1 ↔ α = 0.
Khi đó pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây và véc tơ cảm ứng từ B→.
tức là các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với định luật Len-xơ về chiều dòng
điện cảm ứng ?
A. Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều từ
trường ban đầu. Từ trường cảm ứng sẽ cùng chiều từ trường ban đầu nếu từ thông
qua mạch kín giảm.
B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm
ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
C. Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó
thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
D. Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra
dòng điện cảm ứng.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Chiều dòng điện cảm ứng – Định luật Lenxơ:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường của cảm
ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây từ thông qua vòng dây dẫn (C) biến thiên?
A. Vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới.
B. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ dưới lên trên với vận
tốc v.
C. Nam châm và vòng dây dẫn (C) cùng chuyển động đều từ trên xuống dưới với
vận tốc v.
D. Nam châm và vòng dây dẫn (C) đứng yên.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Khi vòng dây (C) đứng yên, nam châm chuyển động xuống dưới thì số đường sức
từ xuyên qua vòng dây thay đổi do đó từ thông qua vòng dây biến thiên, trong
khung giây
Câu 8. Một khung dây hình tròn có diện tích S = 2cm 2 đặt trong từ trường có cảm
ứng từ B = 5.10-2T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ
thông qua mặt phẳng khung dây là
A. 10-1Wb
B. 10-2Wb
C. 10-3Wb
D. 10-5Wb.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây nên
Từ thông qua mặt phẳng khung dây là:
Φ = B.S.cosα = 5.10-2.2.10-4.cos0º = 10-5Wb.
Câu 9. Một khung dây hình vuông, cạnh dài 4cm, đặt trong từ trường đều có cảm
ứng từ B = 2.10-5T, các đường sức từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung
dây góc 60o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là
A. 1,6.10-6Wb
B. 1,6.10-8Wb
C. 3,2.10-8Wb
D. 3,2.10-6Wb
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Các đường sức từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc 60o nên
Khung dây hình vuông, cạnh dài 4cm có diện tích: S = 0,042 = 1,6.10-3 m2.
Từ thông qua mặt phẳng khung dây là: Φ = B.S.cosα = 2.10 -5.1,6.10-3.cos60o =
1,6.10-8Wb
Câu 10. Một khung dây hình vuông có cạnh dài 5cm, đặt trong từ trường đều có
cảm ứng từ B = 4.10-5T, mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc
30o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây nhận giá trị nào sau đây?
A. 5.10-8Wb
B. 5.10-6Wb
C. 8,5.10-8Wb
D. 8,5.10-6Wb
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 30o nên
Khung dây hình vuông, cạnh dài 5cm có diện tích: S = 0,052 = 2,5.10-3 m2.
Từ thông qua mặt phẳng khung dây là: Φ = B.S.cosα = 4.10 -5.2,5.10-3.cos60o =
5.10-8Wb
Câu 11. Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài 25cm, được đặt vuông góc với
các đường sức từ của một từ trường đều có B = 4.10 -3T. Từ thông xuyên qua
khung dây là 10-4Wb, chiều rộng của khung dây nói trên là
A. 1cm
B. 10cm
C. 1m
D. 10m
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Ta có:
Từ thông xuyên qua khung dây là: Φ = B.S.cosα.
Chiều rộng khung dây bằng: S/0,25 = 0,1m = 10cm.
Câu 12. Một hình vuông có cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B =
4.10-4T. Từ thông qua diện tích hình vuông đó bằng 10 -6Wb. Góc α hợp bởi véctơ
cảm ứng từ với pháp tuyến hình vuông đó bằng
A. 90o
B. 0o
C. 30o
D. 60o
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Từ thông xuyên qua khung dây là: Φ = B.S.cosα.
Câu 13. Một khung dây có diện tích S được đặt song song với đường sức của từ
trường đều có cảm ứng từ B. Qua khung dây một góc 90 o thì từ thông qua khung
sẽ
A. tăng thêm một lượng B.S
B. giảm đi một lượng B.S
C. tăng thêm một lượng 2B.S
D. giảm đi một lượng 2B.S
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Lúc đầu khung dây đặt song song với đường sức từ: α = 90o
Suy ra: Φ1 = BScos90o = 0 Wb
Khi khung dây quay một góc 90o: α = 90o; Φ2 = B.S.cos0o = B.S
Từ thông tăng thêm một lượng: ∆Φ = Φ2 - Φ1 = B.S. (Wb).
Câu 14. . Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín,
hình b vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần nam châm. Dòng điện cảm
ứng xuất hiện trên hai vòng dây dẫn kín có chiều
A. cùng chiều kim đồng hồ
B. ngược chiều kim đồng hồ
C. ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, cùng chiều kim đồng hồ ở hình b
D. cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, ngược chiều kim đồng hồ ở hình b
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Trong cả hai trường hợp ở hình a, b, từ thông qua khung dẫn đều tăng. Theo định
luật Len-xơ, chiều của véctơ cảm ứng từ ngược với ngược với chiều từ trường ban
đầu.
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều của dòng điện cảm ứng
qua mỗi vòng dây như hình vẽ
Câu 15. Trong hình a, b, vòng dây dẫn kín cố định, mũi tên chỉ chiều của dòng
điện cảm ứng xuất hiện trên vòng dây khi có sự chuyển động của nam châm. Kết
luận nào sau đây là đúng?
A. nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín.
B. Nam châm đang chuyển động ra xa vòng dây dẫn kín.
C. Hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín. Hình b, nam
châm đang chuyển động ra xa vòng dây dẫn kín.
D. Hình a, nam châm đang chuyển động ra xa vòng dây dẫ kín. Hình b, nam châm
đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của véctơ cảm ứng điện từ tại
tâm vòng dây.
Hình a, véctơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra ngược chiều từ trường
ban đầu, tức là đang chống lại việc từ thông qua vòng dây tăng. Vậy nam châm
đang chuyển động đến gần vòng dây.
Hình b, véctơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra cùng chiều với từ trường
ban đầu, tức là đang tăng cường từ thông (để chống lại việc từ thông qua vòng dây
đang giảm). Vậy nam châm đang chuyển động ra xa vòng dây.
Câu 16. Trong hình a, b. Nam châm thẳng đang chuyển động đến gần hoặc ra xa
vòng dây theo mỗi tên. Vòng dây dẫn kín cố định, mũi tên chỉ chiều của dòng điện
cảm ứng xuất hiện trên vòng dây. Khi xác định cực của nam châm thì kết luận nào
sau đây là đúng?
A. Hình a, đầu nam châm gần với vòng dây là cực Bắc. Hình b, đầu nam châm
gần với vòng dây là cực Bắc.
B. Hình a, đầu nam châm gần với vòng dây là cực Nam. Hình b, đầu nam châm
gần với vòng dây là cực Nam.
C. Hình a, đầu nam châm gần với vòng dây là cực Nam. Hình b, đầu nam châm
gần với vòng dây là cực Bắc.
D. Hình a, đầu nam châm gần với vòng dây là cực Bắc. Hình b, đầu nam châm
gần với vòng dây là cực Nam.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Dùng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều véctơ cảm ứng tại tâm vòng dây.
Hình a, nam châm đang chuyển động đền gần vòng dây, từ thông qua vòng dây
tăng. Do đó véctơ cảm ứng từ Bc do dòng điện cảm ứng sinh ra phải chống lại việc
từ thông tăng, tức là ngược chiều cảm ứng từ ban đầu. Vậy đầu nam châm gần với
vòng dây là cực Bắc.
Hình b, nam châm đang chuyển động ra xa vòng dây, từ thông qua vòng dây giảm,
véctơ cảm ứng từ Bc do dòng điện cảm ứng sinh ra phải chống lại việc từ thông
giảm, tức là nó cùng chiều với cảm ứng từ ban đầu. Vậy đầu nam châm gần với
vòng dây là cực Nam.
18 câu trắc nghiệm Suất điện động cảm ứng cực hay có đáp án
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng? Suất điện động cảm ứng trong một
mạch
A. Có thể tồn tại mà không sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch đó
B. Chỉ xuất hiện khi có từ thông qua mạch
C. Tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
D. Chỉ xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
+ Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín đó xuất hiện
suất điện động cảm ứng và do đó tạo ra dòng điện cảm ứng.
+ Suất điện động cảm ứng có giá trị cho bởi:
Dấu (-) trong công thức là để phù hợp với định luật Len-xơ.
∆Φ là độ biến thiên từ thông qua mạch (C) trong thời gian ∆t.
Nếu mạch có N vòng dây giống nhau thì:
+ Suất điện động cảm ứng trong một mạch có thể tồn tại mà không sinh ra dòng
điện cảm ứng trong mạch đó trong trường hợp mạch hở.
Câu 2. Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với
A. độ lớn của từ thông qua mạch.
B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.
C. độ lớn của cảm ứng từ.
D. thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua
mạch:
Câu 3. Đại lượng
được gọi là
A. tốc độ biến thiên của từ thông
B. lượng từ thông đi qua diện tích S
C. suất điện động cảm ứng
D. độ biến thiên của từ thông
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 4. Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện
dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hoá từ
A. hoá năng
B. quang năng
C. cơ năng
D. nhiệt năng
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng
điện cảm ứng. Cơ năng chuyển hoá thành điện năng của dòng điện.
Câu 5. Một nam châm thẳng có từ trường hướng vào lòng ống dây. Trong trường
hợp nào dưới đây suất điện động trong ống dây lớn nhất?
A. Nam châm tiến lại gần ống dây với tốc độ v
B. Ống dây tiến lại gần nam châm với tốc đọ v
C. Nam châm và ống dây tiến ra xa với tốc độ v
D. Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Nam châm và ống dây tiến lại gần nhau với tốc độ v, nghĩa là chúng chuyển động
ngược chiều nhau, do đó vận tốc tương đối của chúng là 2v làm từ thông biến
thiên nhanh nhất, suất điện động trong ống dây lớn nhất.
Câu 6. Một khung dây dẫn diện tích S đặt vuông góc với đường sức của từ trường
đều có cảm ứng từ B. Nếu trong thời gian 2 giây, cảm ứng từ giảm đi một nửa thì
suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là:
A. ec = B.S
B.ec = B.S/2
C. ec = B.S/4
D. ec = 2.B.S.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Độ lớn của suất điện động cảm ứng:
Câu 7. Một khung dây phẳng, diện tích 20cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 2.10 -4T, góc giữa B→ và véctơ pháp tuyến
của mặt phẳng khung dây là 60o. Làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian
0,01s. Độ lớn của suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây là
A. 2.10-2V
B. 2.10-4V
C. 2V
D. 2.10-6V.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Độ lớn của suất điện động cảm ứng:
Câu 8. Khi từ trường qua một cuộn dây gồm 100 vòng dây biến thiên, suất điện
động cảm ứng xuất hiện trên mỗi vòng dây là 0,02mV. Suất điện động cảm ứng
xuất hiện trên cuộn dây có giá trị là
A. 2mV