Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Nêu và phân tích các giai đoạn, giải pháp quản trị khủng hoảng và quản trị truyền thông trong khủng hoảng với các khủng hoảng có tính phổ biến nhằm bảo vệ nền tảng hệ tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các luận điệu sai lệch, xuyên tạc hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.31 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC:
QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG TRONG TRUYỀN THÔNG
Đề Tài :

Nêu và phân tích các giai đoạn, giải pháp quản trị khủng hoảng và quản
trị truyền thông trong khủng hoảng với các khủng hoảng có tính phổ
biến nhằm bảo vệ nền tảng hệ tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các
luận điệu sai lệch, xuyên tạc hiện nay.

1


MỞ BÀI
Theo dòng chảy của thời gian, xã hội từng bước ,từng bước đi lên và phát triển.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân cũng được cải
thiện . Trong đó nhu cầu về văn hóa- giải trí luôn nhận được sự quan tâm của đông
đảo quần chúng nhân dân. Cùng với xu hướng đó chính là sự phát triển đi lên của
báo chí, truyền thông
Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội hiện đại đã ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan báo chí, thậm chí làm đảo lộn và thay
đổi môi trường truyền thông hiện nay. Trước kia, trong môi trường truyền thông cổ
điển, những tiêu chuẩn mang tính chiến lược nhất về giá trị nội dung của thông tin
là giá trị của tin tức. Có nghĩa, một tin được coi là có giá trị, được các cơ quan báo
chí truyền thống quan tâm nhiều hơn, nếu nó là những tin mang tính thời sự, có tác
động lớn đối với kinh tế - xã hội.
Đối với những tin giải trí, giật gân, bạo lực, hoặc những tin nhỏ lẻ bị “phê bình”
là “phi tin tức”, hay tin ít có giá trị. Chính điều đó đã khiến báo chí truyền thống
được phép sử dụng tiêu chuẩn xác định giá trị thông tin này để tạo ra sự khác biệt
trong tin tức nhằm lôi kéo công chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trong bối cảnh mà báo
chí truyền thống giữ vai trò độc tôn trong hoạt động cung cấp tin tức, và họ có


quyền làm chủ “cuộc chơi” truyền thông.
Sự xuất hiện của truyền thông xã hội hiện đại đã làm thay đổi “luật chơi”, công
chúng hiện nay với sự hậu thuẫn của trào lưu truyền thông xã hội đã có thêm
những sự lựa chọn mới. Trong môi trường truyền thông mới, cái được gọi là “phi
tin tức” đang trở thành làn sóng mới, chi phối sự lựa chọn biên tập và xuất bản của
cơ quan báo chí truyền thống, bởi nó đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại. Và
đương nhiên, một khái niệm trong nghiên cứu báo chí và truyền thông xuất hiện đó
là tin tức xã hội.
Đây là lượng thông tin khổng lồ được chia sẻ, trong đó phần lớn là kiểu “phi tin
tức” được đăng tải khắp trên mạng xã hội. Thực chất, nếu phân tích kỹ từ giác độ
lý luận báo chí, tin tức xã hội có lợi thế hơn báo chí truyền thống ở chỗ nó được
đăng tức thời. Một điều đáng nói là, khi truyền thông xã hội phát triển, sẽ tạo ra
một nguồn thông tin đa dạng và phong phú cho báo chí truyền thống. Thông
thường, truyền thông xã hội có ưu thế trong việc phát hiện ra các thông tin xã hội
2


rất nhanh, nhưng lại bị hạn chế bởi khả năng theo đuổi sự kiện đến cùng, do đó,
khó có thể tạo thành chùm hoặc chuỗi tin, bài vừa có sức nặng vừa có giá trị cao.
Tuy nhiên, đồng nghĩa với sự phát triển ấy là sự bùng nổ thông tin mất kiểm soát
dẫn đến khủng hoảng trong truyền thông. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại
những hậu quả đáng tiếc.Nhất là trong công cuộc hiện nay, truyền thông là một
phương tiện để xây dựng tiếng nói của Đảng và Nhà nước, nhưng một ngày “tiếng
nói” ấy bị biến tướng đi sẽ gây nên sự mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và để để lại những hệ quả khó lường.

3


THÂN BÀI

I.CÁC HỆ THỐNG KHÁI NIỆM:
1.Khái niệm khủng hoảng:

Khủng hoảng là một sự thay đổi đột ngột hoặc là nguyên nhân của một quá
trình, dẫn đến một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay lập tức.

Theo tạp chí kinh doanh Havarrd (Havarrd business review) : khủng hoảng
là một tình thế đã đạt tới giai đoạn nguy hiểm, gay cấn, cần phải có sự can thiệp ấn
tượng và bất thường để tránh hay để sửa chữa thiệt hại lớn.
2.Quản trị khủng hoảng
Khái niệm : Quản trị khủng hoảng là một phần của hệ thống quản lý rủi ro của tổ
chức. Đó là toàn bộ chương trình và giải pháp được lên kế hoạch và chỉ đạo sát
sao, quyết liệt nhằm kiểm sóat khủng hoảng trong các tổ chức và công ty. Mục tiêu
của quản trị khủng hoảng là ngăn ngừa và giảm tới mức tối thiểu hậu quả mà
khủng hoảng gây ra, bảo vệ danh tiếng và uy tín cho tổ chức.
2.1: Các giai đoạn quản trị khủng hoảng truyền thông:
Các giai đoạn quản trị khủng hoảng: Tuy có rất nhiều loại khủng hoảng nhưng
dù là loại khủng hoảng nào thì công tác quản trị khủng hoảng cũng cần trải qua 5
giai đoạn:
- Giai đoạn nhận biết.
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn ngăn chặn tổn thất.
- Giai đoạn phục hồi.
- Giai đoạn rút kinh nghiệm.
2.2:Các giai đoạn quản trị khủng hoảng trong truyền thông:
Trong phạm vi của tham luận, chúng ta cần thực hiện các bước sau
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Lập ban quản trị khủng hoảng.
+ Lên kế hoạch quản trị khủng hoảng.
+ Lập các phương án ngăn chặn đối phó với khủng hoảng.

+ Chuẩn bị trang thiết bị.
4


+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện cho các thành viên ban quản trị khủng hoảng và
những người có liên quan,…
- Giai đoạn nhận biết:
+ Giai đoạn đầu, bất cứ cuộc khủng hoảng tiềm ẩn nào cũng phát ra những tín
hiệu, dấu hiệu mà con người có thể cảm nhận được là khủng hoảng hoặc có khả
năng xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện.
+ Giai đoạn nhận biết nếu được quan tâm thích đáng sẽ ngăn chặn được khủng
hoảng hoặc giảm thiểu những thiệt hại do khủng hoảng mang lại.
- Giai đoạn ngăn chặn:
+ Cô lập khủng hoảng.
+ Cắt bỏ khủng hoảng.
+ Phân tán khủng hoảng.
+ Giảm thiểu khủng hoảng.
+ Vô hiệu hóa khủng hoảng.
2.3: Nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông:
Xử lý khủng hoảng truyền thông, theo một nghĩa nào đó cũng giống như dập một
đám cháy và phép màu nào sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại? Bí quyết nằm ở chỗ người
ta phải có phương án phòng cháy và chữa cháy trước ngay cả khi chẳng có vụ cháy
nào và những người tham gia chữa cháy phải diễn tập rất nhiều lần để có được sự
thuần thục. Xử lý khủng hoảng truyền thông cũng cần phải như vậy.
Chuẩn bị sẵn sàng
Cách tốt nhất để dập tắt đám cháy là có các thiết bị cứu hoả sẵn sàng hoạt động.
Hãy đảm bảo rằng các thiết bị truyền thông, quan hệ công chúng chuyên nghiệp
nhất đã sẵn sàng hoạt động. Dự báo trước một sự kiện khủng hoảng (chiến tranh,
tấn công khủng bố, thiên tai, lộ thông tin, phá sản, tội ác v.v...) không bao giờ dễ
dàng, nhưng khi điều tồi tệ đó xảy ra, bạn cần có ngay một đội chuyên nghiệp sẵn

sàng phản ứng nhanh chóng và trung thực trong quan hệ và kiểm soát giới truyền
thông "săn tin". Lập một danh mục và ghi ra các công việc cần chuẩn bị để ứng
phó với tình hình và theo dõi nguồn nhân lực.
Thu thập các dữ kiện
Đảm bảo thu thập đầy đủ các dữ kiện. Xem xét các dữ kiện cùng các chuyên gia
tư vấn về vận hành hoặc pháp lý để xác định những điểm có thể cung cấp cho báo
chí, những điểm phải tuyệt đối giữ kín. Nỗ lực cung cấp càng nhiều thông tin càng
tốt nhưng không gây tác động xấu đến hình ảnh của khách hàng. Điều phối nhóm
chuyên gia cao cấp với nhóm nhân viên quan hệ công chúng và vận hành, trao đổi
tình hình và lắng nghe mọi ý kiến. Liên tục truyền thông với các thành viên của
5


nhóm quản trị khủng hoảng. Luôn có sẵn các thiết bị truyền thông dự phòng, từ
điện thoại di động, bộ đàm, đến máy phát điện.
Hành động trước
Luôn chủ động. Nếu bạn phản ứng lại một sự kiện khủng hoảng, bạn sẽ thấy bản
thân bị nghiền nát, bị áp đảo, cuốn đi quá nhanh và mất khả năng kiểm soát. Báo
giới cần liên tục được tiếp thêm sức mạnh với tài liệu và hình ảnh - trên giấy và
bằng file điện tử, cung cấp phương tiện hiệu quả công bố các thông tin, dữ kiện
liên quan tới câu chuyện từ bạn. Nếu bạn không kiểm soát tin tức bằng các dòng sự
kiện liên tục và kịp thời, giới truyền thông sẽ tìm ra và truyền đi các tin đồn. Chuẩn
bị các bản thông cáo báo chí, hình ảnh, bản đồ, đoạn phim. Sẵn sàng các thiết bị
gửi email và fax để truyền đi thông điệp của bạn.
Trung tâm họp báo
Trung tâm họp báo phục vụ truyền thông khủng hoảng không có gì khác biệt so
với trung tâm họp báo hay trung tâm thông tin của một triển lãm công nghệ cao.
Thiết lập trung tâm họp báo gần nơi xảy ra sự kiện nhưng tránh quá gần khiến các
ống kính truyền hình có thể ảnh hưởng tới công việc của khách hàng.
Liên lạc với giới truyền thông

Tập hợp các số điện thoại di động, số máy nhắn tin, địa chỉ email của các phóng
viên đang tác nghiệp để nhanh chóng và hiệu quả liên lạc với báo chí, thông báo
các tin mới nhất. Đừng quên ghi lại số điện thoại văn phòng của họ để dự phòng. Ở
cấp chính phủ, có thể thực hiện bằng cách cấp thẻ báo chí và lưu giữ các thông tin
này trong cơ sở dữ liệu và yêu cầu các đại diện báo chí luôn phải mang thẻ này khi
tác nghiệp.
Sử dụng Internet
Internet là cách nhanh nhất và đơn giản nhất để đưa thông tin tới các phóng viên
và biên tập viên trước khi công bố. Xây dựng một địa chỉ Internet được duy trì
24/7 với các tài liệu và hình ảnh mới nhất có liên quan tới sự kiện khủng hoảng.
Chắc chắn rằng bạn có các hệ thống bảo mật tốt nhất. Sử dụng email để trực tiếp
thông tin cũng là cách thường được sử dụng.
Trong mọi cuộc khủng hoảng, thông tin luôn là yêu tố quyết định. Việc quản lý
thông tin và cách thức công bố thông tin tới công chúng và báo giới trong nhiều
trường hợp có khả năng quyết định sinh-tử.
Thiết lập một vành đai bảo vệ
6


Nếu sự kiện khủng hoảng liên quan tới xung đột, hay thiên tai, hãy cùng với cảnh
sát, lực lượng cứu hỏa hoặc quân đội thiết lập một vành đai bảo vệ với các tín hiệu
rõ ràng: khu vực tội phạm, khu quân sự, hay đơn giản là miễn vào.
Khi thảm kịch xảy ra tại Trung tâm thương mại quốc tế, ít nhất trong vòng ba
ngày, đã không có bất kỳ vành đai nào được lập nên. Không tín hiệu, không rào
cản. Điều này dẫn tới sự hỗn độn giữa phóng viên, nhiếp ảnh, cảnh sát, và phòng
vệ quốc gia. Vành đai bảo vệ ngăn cản công chúng và báo giới làm xáo trộn các
bằng chứng và/hoặc gây nguy hiểm cho chính họ.
Kiểm soát tin tức
Thành lập một nhóm với chức năng duy nhất là theo dõi và phân tích các bản tin
(giấy và điện tử) 24/7. Khi một câu chuyện hay một tin đồn xuất hiện với nội dung

không chính xác hoặc bất lợi, bạn sẽ có ngay những công cụ hiệu quả để phản ứng
nhanh chóng và sẵn sàng hóa giải các nội dung tiêu cực. Trong một vài trường hợp,
hãy cố gắng có được các bản thảo trước khi chúng được chuyển đi, nhiều sai lầm
sẽ được ngăn chặn qua việc hỗ trợ và cộng tác chặt chẽ với báo giới nhằm giúp họ
đảm bảo thông tin chính xác và trung thực
Tóm tắt thông tin hàng ngày
Nếu báo chí không tìm đến bạn tức là bạn đang có vấn đề. Nếu bạn không kiểm
soát được dòng thông tin, báo chí sẽ tìm chúng ở các nguồn khác, các tin đồn. Điều
này có thể làm giảm niềm tin của công chúng với bạn và tạo cho bạn hình ảnh tiêu
cực. Các diễn đàn được tổ chức hàng ngày cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực
liên quan sẽ cung cấp cho báo chí đầy đủ các thông tin cần thiết. Cần chú ý tới thời
điểm thực hiện đàm thoại và công bố thông tin với thời hạn lên khuôn của các báo.
Đưa ra các thông điệp ngắn hàng ngày
Trong thời đại quá tải thông tin này, công chúng không có đủ thời gian để đọc
toàn bộ câu chuyện. Thông điệp ngắn có thể được đưa ra vào các chương trình tin
tức buổi tối trên truyền hình. Gửi tới công chúng các thông điệp ngắn và đơn giản.
Có ít nhất một người phụ trách việc phân tích các sự kiện trong ngày và các sự kiện
đang được chờ đợi sẽ xảy ra.
Sự thật và chỉ duy nhất sự thật
Đảm bảo chắc chắn các thông tin gửi tới giới truyền thông hoàn toàn chính xác.
Chỉ cần một thông tin sai lệch, bức màn thiêng về tín nhiệm của bạn với công
chúng sẽ bị xé toạc. Nếu bạn có các tài liệu bất lợi - và không ai cầu xin bạn phát
tán chúng, thì hãy áp chặt các tài liệu đó vào ngực. Đừng đánh thức một con chó
đang ngủ say. Nếu các tài liệu đó được công bố, bạn phải phản ứng lại ngay lập tức
7


với thái độ thành khẩn nhất. Bạn cũng có thể phân tán sự chú ý của đám đông nếu
vấn đề đang giải quyết có mức độ nhạy cảm cao.
Người phát ngôn

Bạn cần điều phối một "tổ chức phát ngôn" với các chuyên gia được huấn luyện
chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm với các tình huống tương tự cũng như có
khả năng ăn nói trôi chảy trước ống kính máy quay. Các phát ngôn viên giỏi nhất
có thể bảo đảm rằng họ sử dụng đúng từ, cách xuất hiện của họ hoàn toàn tự tin và
lưu loát cho tới những giây cuối cùng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Cần đảm bảo các phát ngôn viên đều nhận được đầy đủ thông tin cập
nhật và truyền tải một thông điệp duy nhất.
Nói chậm
Có lẽ, đây chính là điểm quan trọng nhất đối với một phát ngôn viên chuyên
nghiệp. Khi nói chậm, bạn có thể tổ chức các ý trong đầu và kiểm soát từng câu
chữ phát ra. Nói liến thoắng là biểu hiện của sự hồi hộp. Khi nói chậm, bạn gửi ra
tín hiệu của sự tự tin và bình tĩnh. (Ngoài ra, nói chậm cũng giảm thiểu các vấn đề
về ngôn ngữ.)
Ghi nhận sai lầm
Nếu khách hàng của bạn nói hay thực hiện một điều không chính xác, cần ghi
nhận lỗi lầm này với báo giới bằng một lời xin lỗi. Hãy luôn tỏ ra trung thực và
chân thành. Cả giới truyền thông và công chúng sẽ tôn trọng và ghi nhận hành
động của bạn.
Luôn bật máy ghi âm
Bảo vệ chính bản thân bạn và khách hàng của bạn. Bạn sẽ không bao giờ muốn
tham dự một buổi phỏng vấn hay công bố thông tin mà không mang theo máy ghi
âm hay ghi hình của mình. Khi giới truyền thông nhận biết các cơ chế kiểm soát
này, họ sẽ không còn xu hướng trích dẫn sai lệch thông tin. Và nếu phát biểu của
bạn có bị trích dẫn sai, thì bây giờ bạn đã sẵn sàng cho các tình huống "ông ấy
nói..." hay "bà ta phát biểu..." Ngoài ra, nếu các bình luận không chính xác không
được rút lại hoặc tạo thêm tổn thất cho khách hàng của bạn, thì bạn đã sẵn sàng để
đệ đơn kiện cho hành vi bôi nhọ hay vu khống.
Không có gì không chính thức
Khi phóng viên nói, "OK, hãy trao đổi không chính thức", đừng tin họ. Đúng, đa
số các nhà báo đều trung thực và tôn trọng phát biểu của bạn, nhưng bạn sẽ luôn

8


gặp một hay hai kẻ vẫn thu âm dù đã tắt máy quay! Trong tình trạng khủng hoảng,
bạn không thể chấp nhận chi phí "lộ thông tin".
Kiểm soát đám đông
Cộng đồng truyền thông là những người năng động và đầy sáng tạo. Bạn không
thể kiểm soát được 1.000 phóng viên cho dù đã có cả một đội quân các phát ngôn
viên chuyên nghiệp. Trong một số tình huống, khi có sự tham gia của cảnh sát,
quân đội, hay lực lượng bảo vệ, bạn sẽ không bao giờ muốn xuất hiện các bức ảnh
trong đó nhân viên cảnh sát, sĩ quan quân đội, hay phụ trách bảo vệ đang bắn cảnh
cáo đám đông phóng viên. Cố gắng bố trí các địa điểm thuận lợi cho các phóng
viên tác nghiệp và không làm ảnh hưởng tới hoạt động của bạn hay khách hàng của
bạn. Bố trí thành viên của nhóm truyền thông quản trị khủng hoảng tại các địa
điểm đó.
Không bao giờ nói "Miễn bình luận"
Với câu hỏi bạn không muốn trả lời hoặc không có câu trả lời, hãy nói "Đó là một
câu hỏi hay, tuy nhiên, hiện tại, phía tôi chưa được phép bình luận cho vấn đề này,
tôi sẽ trả lời anh sau". Yêu cầu người phóng viên chuyển cho bạn số điện thoại, địa
chỉ email và hẹn sẽ trả lời anh ta sớm nhất có thể. Nếu bạn có thời gian, hãy trả lời
anh ta sau đó. Bạn không bao giờ muốn xuất hiện trước công chúng với hình ảnh
đang che giấu một điều gì đó. Bạn sẽ không bao giờ muốn tin đồn thay thế cho sự
thật.
Tạo sự đồng cảm
Nếu tình huống khủng hoảng đang tiếp diễn (ví dụ bắt cóc con tin) và giới truyền
thông đang cắm trại bên ngoài, chờ đợi cả ngày dưới ánh nắng thiêu đốt và giá lạnh
ban đêm để có được các tin tức mới nhất, hãy đồng cảm với họ. Bạn có thể hỏi liệu
họ có cần các trợ giúp cá nhân không? Chuyển cho họ một vài chai nước, hoa quả,
bánh mỳ, cà phê, bánh ngọt với tinh thần hợp tác. Dù bạn tin hay không tin, nhiệt
huyết vẫn chảy trong mỗi phóng viên - những người đang chịu áp lực rất lớn từ toà

soạn của mình. Hãy cố làm cho tình thế trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho họ ở
mức tối đa có thể. Bằng cách này, bạn sẽ tạo ra môi trường thân thiện để đưa thông
điệp của mình đến thế giới.
Cuối cùng, luôn bày tỏ tinh thần lạc quan và chia sẻ với mọi bên liên quan
Diễn đạt sự thật trung thực và với tinh thần lãnh đạo trong suốt thời gian khủng
hoảng là trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng của bạn.

9


II: Thực tế về khủng hoảng truyền thông và hướng giải quyết trong việc bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh chống các luận điệu sai lệch hiện nay.
Thực tế cho thấy đã không ít lần chúng ta gặp khủng hoảng truyền thông về vấn
đề này.
Ví dụ như việc biểu tình, phản đối “Luật đặc khu và Luật an ninh mạng vào năm
2018” đó thực sự là một cuộc khủng hoảng truyền thông.
Vào tháng 6/2018, Quốc hội Việt Nam thảo luận về Dự thảo Luật Đặc khu Kinh
tế, trong đó quy định cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trong 99 năm (không
phân biệt quốc tịch nhà đầu tư), tuy nhiên một số thông tin trên mạng xã
hội Facebook cho rằng dự luật sẽ tạo điều kiện "cho Trung Quốc thuê đất trong
99 năm". Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
khẳng định trong dự thảo Luật về các đặc khu kinh tế "không có một chữ nào nói
về Trung Quốc, chẳng qua một số người cố tình hiểu theo hướng đó, đẩy vấn đề
lên để chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc."[1]
Cùng thời điểm, Quốc hội dự kiến thông qua Luật An ninh mạng, dẫn đến những
ý kiến quan ngại về quyền của người dân vì Bộ Công an có thẩm quyền quá lớn
trong việc điều tra thông tin trên mạng, đồng thời nội dung Luật An ninh mạng lại
chồng chéo với Luật Hành chính, Luật Hình sự và Luật An toàn thông tin mạng.Và
đây là khởi nguồn cho những kẻ muốn làm loạn.
3h sáng ngày 9 tháng 6, Văn phòng Chính phủ loan tin hoãn Dự thảo Luật Đặc

khu đến kỳ họp kế tiếp. Trả lời RFA, ông Phạm Chí Dũng cho đây là kế hoãn binh
nhằm cố gắng dập tắt cuộc biểu tình.
Ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương là Hà
Nội, Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng
Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh xuống đường biểu tình phản đối Dự thảo Luật Đặc
khu Kinh tế và Dự thảo Luật An ninh mạng. Trang Asia Times cho rằng cuộc biểu
tình này ngoài việc phản đối Trung Quốc còn thể hiện những vấn đề về dân chủ và
nhân quyền, rõ ràng đang ngày càng có nhiều người Việt Nam đặt nghi vấn về tính
chính danh của Đảng Cộng sản cầm quyền. Tuyến đường Quốc lộ 1 tại Phan Rí bị
tê liệt, đường ra sân bay Tân Sơn Nhất bị tắc nghẽn.
Tại Hà Nội, có 40 đến 50 người tập trung tại Hồ Hoàn Kiếm với các biểu ngữ
chống Trung Quốc, trong đó có một tấm ghi là "Không cho Trung Quốc thuê đất dù
chỉ trong một ngày". Phóng viên AFP thấy cảnh sát mặc thường phục đã kéo 20
người biểu tình lên xe buýt gần đó.

10


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 2000 người đã tập trung biểu tình tại Quận
1 và ít nhất 10 người đã bị bắt. Hàng trăm người tụ tập trên đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa (quận 3), chân cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Văn Thụ và quanh Công viên
Hoàng Văn Thụ (giáp ranh quận Phú Nhuận và quận Tân Bình).
Sau vụ việc, Công an đã tạm giữ hàng loạt người phát tờ rơi kêu gọi người đi biểu
tình cũng như người đi biểu tình.Tại Hà Nội, những người bị bắt ở Hà Nội đã được
thả ra vào cuối giờ chiều ngày 10 tháng 6. Tại Bình Thuận, 102 người đã bị bắt.
Đến chiều 10/6, tình hình giao thông ra vào sân bay Tân Sơn Nhất đã thông
thoáng trở lại.
Từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 2018, những cuộc biểu tình phản đối
luật đặc khu và an ninh mạng của người Việt ở nước ngoài cũng đã diễn ra ở một
số thành phố trên thế giới như ở California (Mỹ), Đài Loan, Nhật Bản.

Ngày 11 tháng 6 vào 9h sáng ngày 11 tháng 6, hàng loạt công nhân nữ của Công
ty Pou Chen Corporation (quận Bình Tân, TPHCM) đã biểu tình trước cổng công
ty và hò hét "yêu cầu bỏ Luật Đặc khu".
Tại Bình Thuận, một số người dân bị kích động bao vây, xô ngã cổng và sau đó
tràn vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận. Công an đã dùng vòi rồng, hơi cay để đẩy
lùi những người quá khích nhưng bất thành. Đỉnh điểm vào cuối ngày, hàng loạt
người dân đã ném gạch đá vào lực lượng chức năng, dùng bom xăng tự chế đốt
cháy chốt gác cổng, lao vào đốt cháy một số xe máy trong trụ sở ủy ban.Báo chí
trong nước dẫn lời chính quyền cáo buộc người dân "đốt xe công" và "làm nhiều
cảnh sát bị thương", trong khi nhiều người biểu tình viết trên mạng xã hội rằng họ
bị "vu khống".
Từ 0h30 ngày 11 tháng 6, Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy
Phong, Bình Thuận đã thông xe khi những người tụ tập biểu tình tại khu vực cầu
Nam, thị trấn Phan Rí Cửa tự giải tán.[17]
Trưa ngày 11 tháng 6, người dân Bình Thuận lại tiếp tục biểu tình trên Quốc lộ 1,
khu vực ngã 3 Cầu Nam, thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đám đông đã
chặn xe, ném đá, tấn công lực lượng công an làm nhiệm vụ tại đây, dồn ép lực
lượng cảnh sát cơ động vào bên trong văn phòng, ép cảnh sát phải cởi bỏ quân
phục], sau đó đập phá gần như toàn bộ tài sản của trụ sở cơ quan Cảnh sát PCCC
đóng tại huyện Tuy Phong, đốt cháy 8 ô tô. Có ít nhất 20 cảnh sát bị thương phải
điều trị.
Vào lúc 20h ngày 11 tháng 6, rất đông người dân đã tụ tập ném đá vào trụ sở
UBND tỉnh Bình Thuận ngày thứ hai liên tiếp. Khi cảnh sát điều xe đặc chủng
phun vòi rồng, những người quá khích mới bỏ chạy.
11


Đến 22h đêm ngày 11 tháng 6, hàng chục người dân lại tràn vào trụ sở Cảnh sát
PCCC tỉnh Bình Thuận (đóng tại thị trấn Phan Rí Cửa) để đập phá và châm lửa đốt
một ôtô tải của cảnh sát đang đỗ trong sân.

Tại Tây Ninh, hàng trăm công nhân ở KCN Chà Là (xã Chà Là, huyện Dương
Minh Châu) tập trung thành đoàn người tuần hành trên suốt tuyến đường từ KCN
này đến Ngã 3 Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu.
Cho đến năm 2018, Việt Nam chưa có Luật quy định về biểu tình, những hành vi
kêu gọi biểu tình đều bị cho là trái phép.
Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu kiêm phát ngôn viên
Công an TP HCM, tình trạng nhiều người xuống đường tại TP.HCM trong những
ngày qua đã xác định có các thành phần, tổ chức phản động đứng phía sau xúi
giục, kích động.[31]
Trưa 11 tháng 6, ông Nguyễn Văn Nhiều - chánh văn phòng Công an tỉnh Bình
Thuận - xác nhận đã tạm giữ khoảng 102 người có hành vi tụ tập, gây rối tại trụ sở
UBND tỉnh tối 10-6.
Liên quan tới các vụ gây rối trật tự an ninh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 16 tháng 6,Công an TP.HCM và công an các quận, huyện đã xử lý tổng
cộng 310 người có hành vi vi phạm pháp luật trong đợt tụ tập đông người, quá
khích, gây rối trật tự công cộng cùng ngày đó cơ quan An ninh điều tra đã tống đạt
quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Trương Hữu Lộc (57 tuổi,
ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) về hành vi phá rối an ninh. Trong số những người bị
tạm giam và bị khởi tố, có một người Mỹ gốc Việt, Nguyễn William Anh (sinh năm
1985, quốc tịch Mỹ, là du học sinh tại Singapore) về hành vi gây rối trật tự công
cộng.
Chiều ngày 16 tháng 6, Công an TP.HCM tạm giữ 3 đối tượng giả danh công an,
trong đó có đối tượng Nguyễn Hồng Thái (23 tuổi) để điều tra về hành vi đối tượng
này mặc sắc phục đóng giả công an trà trộn vào nhóm tụ tập đông người tại công
viên Tao Đàn, quận 1 vào sáng cùng ngày.
Ngày 17 tháng 6 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An và Thạch Hà, Hà Tĩnh hàng nghìn
người đã tham gia cuộc tuần hành ôn hòa kéo dài 2 giờ đồng hồ để phản đối Luật
Đặc khu và Luật An ninh Mạng. Những cuộc biểu tình ở các địa phương này đều
do các giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh như Giáo hạt Can Lộc, Giáo xứ Văn Hạnh,
Giáo xứ Song Ngọc... tổ chức.

An ninh được thắt chặt tại hàng loạt thành phố chính của Việt Nam. Tại TPHCM,
biểu tình không diễn ra, nhưng hàng trăm người đã bị công an bắt vì nghi ngờ đi
biểu tình tại Sân vận động Tao Đàn ở Quận 1 và Công viên Hoàng Văn Thụ ở
Quận Tân Bình.
12


Trước những biến động,Báo chí Việt Nam ngày ngày đưa ra các bài viết khuyến
cáo người dân không tin theo những thông tin giả mạo trên internet, không nên bị
kích động bởi những khẩu hiệu “dân chủ”, “yêu Tổ quốc”, “chống Trung Quốc”.
Người dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ
luật pháp, tất cả các hoạt động quá khích đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và
sẽ bị được xử lý nghiêm. Báo chí nhắc lại vụ việc năm 2014, khi đó sự cuồng loạn
của đám đông bị kích động bởi những kẻ có âm mưu đứng sau giật dây, đã gây ra
thiệt hại to lớn về kinh tế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế
Ngày 11 tháng 6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi "người dân
bình tĩnh, tin vào quyết định của Nhà nước".Trong cùng buổi sáng, Quốc hội đã
biểu quyết đồng ý hoãn thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 với tỉ lệ
tán thành đạt 85,63%.
Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và TS Lê Đăng Doanh, vụ việc này
cho thấy cần có Luật biểu tình để người dân có thể bày tỏ thái độ đúng nơi, đúng
chỗ.
Trả lời BBC Việt ngữ, PGS. TS. Phạm Đức Bảo, Phó Viện trưởng Viện Chính
sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) cho rằng "Đạo luật về Đặc khu thì mở quá,
thoáng quá. Người dân lo ngại luật đó tạo điều kiện cho những quốc gia mà có
mưu đồ nào đó thì họ dễ có thể lợi dụng luật đó. Còn Luật An ninh mạng này lại
chặt quá, ảnh hưởng tới quyền tự do thông tin của công dân."
Ngày 13 tháng 6, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn chủ
trì họp với các đơn vị của Bộ triển khai định hướng thông tin trong bối cảnh các

cuộc biểu tình, bạo động đang diễn ra nghiêm trọng ở một số địa phương. Ông
Tuấn chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ định hướng các cơ quan báo chí đưa thông
tin tốt để lấn át thông tin xấu. Đặc biệt tránh đưa thông tin tường thuật đơn thuần,
nội dung lấp lửng, không rõ quan điểm.
Sáng 17 tháng 6, trong dịp tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân, Hà Nội, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: khi Quốc hội cho ý kiến vào hai dự luật trên tại kỳ
họp thứ 5, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau, và dự luật đã tạm hoãn thông qua để
có thêm thời gian thảo luận. Tuy nhiên, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, một
số người đã kích động biểu tình, gây rối, chống đối, phá hoại. Ông cho rằng, bản
chất sâu xa của sự việc trên là xuyên tạc sự thật, kích động và có "bàn tay của
những phần tử phá hoại". Ông mong cử tri và nhân dân bình tĩnh, tỉnh táo, rằng
"Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình,
không ai ngây thơ thế". Chiều 17 tháng 6 với tư cách đại diện lãnh đạo thành phố
Hà Nội, tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Cầu Giấy, Chủ tịch UBND TP. Hà
Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các đối tượng (các thế lực thù địch, tổ chức
13


phản động trong và ngoài nước) đã lợi dụng triệt để tâm lý "bài Trung Quốc" trong
một bộ phận cư dân để kích động, chia rẽ tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Bên cạnh đó, các phần tử này cũng lợi dụng triệt để những vấn đề mà người
dân đang bức xúc với chính quyền, từ đền bù đất đai, các vấn đề môi trường hay an
ninh mạng… để kích động.
Tuy nhiên Đảng, Nhà nước đã tiếp thu những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của
đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và băn khoăn,
lo lắng của nhân dân cả nước về thời hạn thuê đất dự án 99 năm tại đặc khu kinh
tế, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian xem xét, thông qua dự thảo Luật
Ðơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (Quốc hội
khoá XIV) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Ðiều đó thể hiện một Nhà
nước, Chính phủ của dân, do dân và vì dân, luôn “đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc

lên trên hết”.
Bên cạnh đó, việc xây dựng mỗi đặc khu kinh tế sẽ bao gồm các dự án lớn mang
tầm cỡ quốc tế với số vốn đầu tư hàng chục, hàng trăm tỷ USD, đi kèm mỗi dự án
là cơ sở hạ tầng được nâng tầm hiện đại; là nơi thu hút nguồn nhân lực với nhiều
ngành nghề, góp phần kéo giảm thất nghiệp trong nhân dân; là nơi đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao dân trí các khu vực lân cận nói riêng,
cả nước nói chung; là cầu nối tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với
các nước.
Nếu như thời gian cho thuê đất cũng là 50 năm như mọi dự án khác thì rất khó để
thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, phải làm thế nào để các nhà đầu tư thấy đặc
khu kinh tế vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa tạo môi trường đầu tư thuận
lợi, an toàn, ổn định, có tính cạnh tranh và ưu đãi hơn.
Trong khi đó, nói về môi trường đầu tư, một đất nước luôn ổn định về chính trị,
trật tự xã hội là điều vô cùng quan trọng. Như vậy, liệu các nhà đầu tư có dám chi
hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ USD để đầu tư vào một quốc gia, mà ở đó
người dân bị các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động một chút là xuống đường
diễu hành, biểu tình phản đối chống phá Ðảng, Nhà nước, gây rối trật tự xã hội?
Ðây cũng chính là điều mong muốn của các thế lực thù địch, phản động. Bởi khi
thấy Ðảng, Nhà nước ta có đường lối, chính sách đúng đắn, đất nước phát triển thì
chúng sẽ ra sức chống phá; chúng chỉ mong muốn đất nước ta khó khăn, nghèo
nàn, chậm phát triển để tìm cách thôn tính, bắt buộc lệ thuộc mọi mặt.
Thực tiễn đã chứng minh các nước phát triển đều đã thành công trong việc thành
lập các đặc khu kinh tế. Việt Nam đã và đang chậm bước hơn các nước về vấn đề
này.

14


Mỗi đặc khu kinh tế sẽ có các nhà đầu tư thuộc nhiều quốc gia khác nhau chứ
không chỉ có Trung Quốc. Theo đường lối đối ngoại, Ðảng, Nhà nước đã xác định

kỹ về đối tác và đối tượng hiện nay hoàn toàn thích hợp với hoàn cảnh đất nước
hoà bình để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chống lại âm mưu,
thủ đoạn "diễn biến hoà bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch, sẵn sàng
đối phó với chiến tranh xâm lược kiểu mới, sử dụng vũ khí công nghệ cao của chủ
nghĩa đế quốc.
Ðó là: “Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của
chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của
nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh”.
Tuy nhiên, trong mỗi đối tượng, vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong
một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của nước ta. Giữa đối
tượng và đối tác có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định,
thậm chí chuyển hoá rất nhanh.
Đây không phải lần đầu chúng ta gặp phải vấn đề khủng hoảng truyền thông trong
việc bảo vệ nền tảng của Đảng và Nhà nước. Còn nhớ, năm 2014, từ sự kiện giàn
khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam,
lợi dụng tinh thần yêu nước, các thế lực thù địch, chống phá, bạo động đã kích
động nhân dân nhiều địa phương xuống đường diễu hành, biểu tình, gây rối.Chúng
bắt đầu bằng việc tung các thông tin xấu, thông tin sai sự thật về Đảng và Nhà
nước trên các mạng xã hội, các website tự lập nhằm bóp méo sự thật và thêu dệt
những câu chuyện bôi nhọ lãnh đạo nhà nước.
Qua việc phát tán các thông tin sai sự thật đó để tạo sự căm phẫn trong lòng dân
chúng, nhất là các thành phần công nhân, lao động, những người dân trí thấp,
chúng đã lôi kéo được nhiều người gây rối trật tự xã hội tại một số nơi và làm
chúng ta ảnh hưởng về đối ngoại, thiệt hại không nhỏ về kinh tế, do nhiều doanh
nghiệp người nước ngoài bị hư hỏng tài sản hoặc ngừng sản xuất nhiều ngày. Cũng
vẫn thủ đoạn cũ năm 2014, các thế lực thù địch, phản động đang tích cực áp dụng
để xuyên tạc dự thảo “Luật Ðơn vị hành chính kinh tế đặc biệt” (đặc khu kinh tế)
của Việt Nam.
Thật đáng buồn, không ít người trong xã hội - nhất là nhiều bạn trẻ chưa nhận

thức đúng đắn, vẫn nhẹ dạ, tin theo những lời xuyên tạc dụ dỗ của các phần tử
phản động. Có người còn đồng tình, đăng tải, “câu like” bằng nội dung xuyên tạc,
kêu gọi tham gia biểu tình của chúng cho bạn bè của mình. Bởi, họ không hiểu
rằng, bè lũ bán nước chỉ mong trong nước chúng ta xảy ra các sự kiện phức tạp
chính trị, xã hội để kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chế độ.
15


Trước hết, cần khẳng định chủ trương của Ðảng, Nhà nước về xây dựng đặc khu
kinh tế là vì lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam chứ không phải cho riêng Ðảng
Cộng sản Việt Nam hay là cái cớ để “lãnh đạo Ðảng, Nhà nước bán đất” như các
thế lực thù địch, phản động đang xuyên tạc.
Vì thế, mời gọi các nước đầu tư phát triển kinh tế đất nước nói chung, phát triển
đặc khu kinh tế nói riêng, Ðảng, Nhà nước sẽ tiếp tục tranh thủ khai thác mặt đối
tác, nhưng vẫn luôn cảnh giác đấu tranh với mặt đối tượng.
Thực tế hiện nay, có quốc gia, Việt Nam đang thiết lập mối quan hệ hợp tác, đối
tác toàn diện, song cũng quốc gia ấy, nếu “khi nào, ở đâu, việc gì đó” mà có ý đồ
xâm phạm lợi ích quốc gia, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt
Nam thì khi đó, ở đó, việc đó đã có sự chuyển hoá thành đối tượng tác chiến của
quân đội ta.
Mặt khác, cần hiểu thêm rằng, các thế lực thù địch, tổ chức phản động trong nước
luôn có sự câu kết, móc nối với các thế lực thù địch, tổ chức phản động ở nước
ngoài để phát triển lực lượng và phối hợp hành động, tạo thanh thế, viện trợ tài
chính và bảo vệ lẫn nhau.
Vì thế, trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều nội dung xuyên tạc về dự
thảo Luật Ðơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Việt Nam của các thế lực thù địch,
phản động ở nước ngoài.
Nếu có các phần tử kích động, gây rối ở trong nước bị cơ quan chức năng bắt, xử
lý theo pháp luật thì ngay lập tức, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài
nước liền la lối Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, vi phạm tự do tín ngưỡng,

đàn áp tôn giáo, đàn áp những người bất đồng chính kiến…
Ngoài ra, cùng với kích động xuống đường biểu tình, trên các trang mạng xã hội
xuất hiện nhiều bài viết của những phần tử phản động xuyên tạc tính xác thực của
vụ việc; phê phán cơ quan chức năng và báo chí của trung ương, địa phương bưng
bít thông tin, chỉ bảo vệ quan điểm của một nhóm lãnh đạo có lợi ích nhóm, không
đứng về lợi ích, nguyện vọng của người dân.
Mỗi người dân cần tỉnh táo và bình tĩnh suy xét, có cách bộc lộ quan điểm đúng
mực, khách quan, ủng hộ chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Ðảng, Nhà
nước ta. Ðồng thời kêu gọi bạn bè, gia đình không tham gia các hoạt động biểu
tình, bạo loạn theo sự dụ dỗ của các thế lực thù địch.
Kiên quyết đấu tranh, vạch trần âm mưu kích động biểu tình, gây rối an ninh, trật
tự để chống phá Ðảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân; góp
phần làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực
thù địch đối với cách mạng nước ta.
16


Trong hai sự việc trên, tuy ban đầu để xảy ra khủng hoảng truyền thông, nhưng
ngay sau đó các cơ quan báo đài của Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chiến
lược nhằm giải quyết các sự việc.
Khi bắt đầu manh nha xảy ra khủng hoảng, các cơ quan báo đài đã định hướng lại
việc sản xuất tin bài trong các giai đoạn “nhạy cảm” này. Trước khủng hoảng, các
cơ quan đã cố gắng đưa các thông tin đến với bạn đọc để định hướng cho người
dân trước các sự kiện nhằm giảm thiểu sự bùng phát của các vấn đề. Khi xảy ra
khủng hoảng các cơ quan, báo đài, truyền thông cũng đưa ra các ý kiến, các ý kiến
nhằm giải quyết sự việc, phân tích sâu sát các sự việc đang xảy ra, khuyến cáo
người dân không nên kích động để tránh xảy ra các sự viêc đau lòng. Và lúc này
báo chí cũng tập trung cập nhập tình hình chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.Đưa các
phát ngôn của các lãnh đạo nhà nước về sự việc để giúp người dân hiểu rõ nội tình.
Đồng thời các cơ quan có sự phối hợp với nhau về mặt nội dung , cũng như tổ chức

các họp báo để thông tin liên tục về sự việc. Sau khi sự việc được giải quyết, các
cơ quan báo đài, truyền thông tập trung vào các bài viết nói về những hậu quả đáng
tiếc của sự việc và cũng nhằm rút ra kinh nghiệm cho người dân và hướng người
dân không bị kích động nếu gặp những trường hợp tương tự.

17


KẾT BÀI
Khi bị các thế lực thù địch xuyên tạc về nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước
đây là lúc truyền thông bị tấn công nặng nề dẫn đến khủng hoảng về mặt truyền
thông.
Trong thời đại bùng nổ thông tin với các fake new diễn ra nhan nhản mỗi ngày thì
các cơ quan báo chí truyền thông, cần phải cố gắng hơn nữa để sát sao và định
hướng các nguồn thông tin chuẩn, thông tin chính thống cho quần chúng nhân dân
và ngăn không cho các nguồn tin nhảm ấy lan rộng.Một khi các tin đồn sai sự thật
được phát đi với mức độ nhanh chóng thì đấy là hệ quả của khủng hoảng truyền
thông , gây mất nội bộ đất nước, gây rối loạn trong đời sống nhân dân. Chính lúc
này các cơ quan báo đài phải nâng cao tinh thần làm việc để ngăn cản và dập tắt
khủng hoảng , cũng như đưa ra các đề xuất để giải quyết hậu quả của khủng hoảng.
Để báo chí- truyền thông luôn là tiếng nói là ngọn cờ đầu trong bảo vệ nền tảng
của Đảng và chống các luận điệu chống phá sai trái của các thế lực thù địch, phản
động. Chính vì vậy, báo chí – truyền thông cần phải nỗ lực , phát huy hơn nữa tinh
thần trách nhiệm to lớn này để không phụ sự mong mỏi của Đảng, Nhà nước và
quần chúng nhân dân.Báo chí vẫn là nơi Đảng và nhân dân gửi gắm niềm tin về
công cuộc xây dựng đất nước, chống các thế lực thù địch, các luận điệu sai trái.

18



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Bài giảng môn: Quản trị khủng hoảng truyền thông của PGS.TS Đỗ Thị Thu
Hằng
2. Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản của PGS.TS Nguyễn Văn Dững
3.Các tài liệu trên internet
4.Tham khảo bài viết của các báo dân trí, quân đội nhân dân...

19



×