Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán MB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ
CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
MB

Sinh viên thực hiện

: Lưu Thị Thủy Nguyên

Lớp

: K18TCA

Khóa học

: 2015 - 2019

Mã sinh viên

: 18A4010391

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Lê Quốc Tuấn



HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề tốt ngiệp này, em xin chân thành cảm ơn tới
Thầy giáo - Giảng viên hướng dẫn - ThS. Lê Quốc Tuấn trong suốt khoảng thời gian
em hoàn thành chuyên đề đã hướng dẫn và góp ý tận tình. Em chân thành cảm ơn
quý thầy, cô trong khoa Tài Chính, trường Học viện Ngân Hàng đã tận tình truyền
đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là
hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán MB đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Chân thành cảm ơn chị Lê Thị
Thanh Mai – Trưởng bộ phận Kinh Doanh số 07 cùng toàn thể anh chị trong phòng
và trong công ty đã chia sẻ cho em những tài liệu và thông tin vô cùng hữu ích để
em làm chuyên đề của mình.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe để truyền đạt
thật nhiều tri thức bổ ích cho các bạn học sinh của trường. Đồng kính chúc các anh,
chị trong Công ty cổ phần chứng khoán MB luôn khỏe mạnh và đạt được nhiều
thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn.

Lưu Thị Thủy Nguyên

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em, các số

liệu, kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện

Lưu Thị Thủy Nguyên

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
MB...................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh...........................................4
1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự.................................................................5
1.4. Một số chỉ tiêu hoạt động...............................................................................7
1.5. Vị trí thực tập tại công ty................................................................................7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN MB............................................................................................................8
2.1. Các hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán tại công ty cổ phần MB.............8
2.1.1. Ứng trước tiền bán..................................................................................8
2.1.2. Sức mua ứng trước..................................................................................8
2.1.3. Giao dịch ký quỹ (Margin)......................................................................8
2.1.4. Ngân hàng cho vay thanh toán tiền mua chứng khoán (M-Credit)..........9
2.1.5. Hợp tác kinh doanh chứng khoán..........................................................10
2.1.6. Tính sức mua.........................................................................................10
2.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán.......................10
2.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán.............10

2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán................12
2.2.3. Khái niệm và sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay
đầu tư chứng khoán.........................................................................................17
2.2.4. Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán. 19
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động cho
vay đầu tư chứng khoán..................................................................................22
2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu
tư chứng khoán................................................................................................24
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán tại
công ty cổ phần chứng khoán MB.......................................................................27
3


2.3.1. Tình hình cho vay đầu tư chứng khoán tại CTCPCK MB.....................27
2.3.2. Thực trạng tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư
chứng khoán của CTCPCK MB......................................................................29
2.3.3. Đánh giá tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng
khoán tại CTCPCK MB..................................................................................35
2.3.4. Nhận xét tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng
khoán của CTCPCK MB.................................................................................40
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CTCPCK MB........................................42
3.1. Duy trì văn hóa công ty về quản trị rủi ro, đặc biệt chú trọng đạo đức nghề
nghiệp.................................................................................................................. 42
3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác QTRR.............43
3.3. Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tài chính có thể xảy ra....................................44
3.4. Định kỳ hàng năm đánh giá quy trình thực hiện QTRR để rút kinh nghiệm và
chia sẻ rộng rãi cho các nhân viên trong công ty.................................................45
KẾT LUẬN............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................47


4


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CK

Chứng khoán

CTCK

Công ty chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

UBCKNN

QTRR
SGDCK
TTCK

Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Quản trị rủi ro
Sở giao dịch chứng khoán
Thị trường chứng khoán

FS

Force Sell

NĐT

Nhà đầu tư

UBCK

Ủy ban chứng khoán

SVNC

Sinh viên nghiên cứu

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA
DANH MỤC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp kết quả cho vay đầu chứng khoán của MBS

26

giai đoạn 2016-2018
Bảng 2.1. Trích bảng Giá trị rủi ro thị trường của MBS năm 2016 - 2018

29

Bảng 2.2. Trích bảng Giá trị rủi ro hoạt động của MBS năm 2016 - 2018

31

Bảng 2.3: DANH MỤC MARGIN

36

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của MBS

6


Sơ đồ 2.1. Quy trình quản trị rủi ro

19

Sơ đồ 2.2. Khảo sát sử dụng tiện ích cho vay đầu tư chứng khoán tại

27

MBS năm 2018
Sơ đồ 2.3. Các bước QTRR cấp 1 tại MBS

33

6


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán (TTCK) đóng vai trò là một trong những kênh huy
động vốn đầu tư trung và dài hạn đáp ứng mục tiêu phát triển của nền kinh tế và tạo
ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán trên TTCK. Được thành lập năm
2000, trải qua hơn 1 thập kỉ hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam dù không có
lịch sử phát triển quá dài như các TTCK phát triển trên thế giới tuy nhiên cũng bước
đầu chứng minh là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút
được đông đảo nhà đầu tư tham gia cũng như sự quan tâm chú ý của công chúng.
Để góp phần thúc đẩy TTCK hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả
cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán (CTCK). Sự trưởng
thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và
quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, mô hình hoạt động… Hiên nay, rất nhiều các CTCK trên thị trường
không dừng cải thiện và gia tăng các dịch vụ tài chính, đăch biệt là dịch vụ trong

hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, các CTCK hầu như có lãi lớn
trong dịch vụ cho vay này không lường trước được những rủi ro của thị trường. Cho
đến khi thị trường bước sang thời kì suy thoái thì hầu hết các CTCK trong tình trạng
mới thành lập, chưa có một quy trình với những nguyên tắc quản lí rủi ro hiệu quả.
Hậu quả là nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục, phải giải thể, phá sản và
đóng cửa. Đây cũng là lí do khiến tâm lí nhà đầu tư trở nên e ngại và bi quan khi
tham gia vào thị trường.
Với mong muốn góp phần cải thiện hiệu quả của công tác quản trị rủi ro
trong cho vay đầu tư chứng khoán ở Công ty cổ phần Chứng khoán MB nói riêng và
các công ty chứng khoán khác nói chung em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình
là: “Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán tại công ty cổ
phần chứng khoán MB”.
Đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần chứng khoán MB

1


Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng
khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng
khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán MB
Đáp ứng yêu cầu của Học viện cũng như yêu cầu của thực tế đối với sinh
viên thực tập, với sự giúp đỡ của Công ty cổ phần Chứng khoán MB và sự hướng
dẫn tận tình của ThS.Lê Quốc Tuấn, em đã chọn được đề tài cho mình. Do trình độ
còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi một vài thiếu sót, em mong thầy cô
xem và góp ý giúp em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN MB
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
• Tên tiếng việt: Công ty cổ phần Chứng khoán MB.
• Tên tiếng anh: MB Securities Joint Stock Company.
• Tên viết tắt: MBS.

• Logo:
• Slogan: Making Private Business Solution - Giải pháp kinh doanh chuyên biệt.
• Địa chỉ: Tầng M-3-7, Toà nhà số 03, Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
• Điện thoại: 024 37262600.
• Fax: 024 37262601.
• Đường dây nóng: 024 37556688
• Website: www.mbs.com.vn.
Công ty cổ phần Chứng khoán MB tiền thân là Chứng khoán Thăng Long
được thành lập ngày 11 tháng 5 năm 2000, theo Giấy phép hoạt động kinh doanh số
05/GPHDKD. Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán và giấy phép điều
chỉnh do UBCK Nhà nước cấp, Giấy phép điều chỉnh mới nhất số 07/GPDC/UBCK
do UBCK Nhà nước cấp ngày 14 tháng 01 năm 2013. Công ty cổ phần Chứng
khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam.
Trong hai năm liên tiếp 2009 và 2010, MBS đã vươn lên dẫn đầu thị phần môi giới
tại cả hai sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và sở GDCK TP. Hồ Chí Minh
(HOSE).
Với thế mạnh là Công ty thành viên của Tập đoàn MB, MBS liên tục vươn lên
đạt các mốc phát triển mới cả về quy mô và nghiệp vụ. Vốn điều lệ của MBS hiện
đã đạt hơn 1.200 tỷ VNĐ.
3



Hiện nay, MBS tập trung phát triển hai mảng hoạt động chính là dịch vụ
chứng khoán và dịch vụ ngân hàng đầu tư được bổ trợ bởi hoạt động nghiên cứu
chuyên sâu.
Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và
hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm. MBS đã thu hút và phát triển
được một đội ngũ nhân sự năng động trong đó có hàng chục chuyên gia phân tích
và hàng trăm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và tổ chức được đào tạo bài
bản, có tư cách đạo đức tốt, không ngừng phấn đấu để cung cấp dịch vụ và các giải
pháp kinh doanh cho khách hàng với sự cẩn trọng, chuyên nghiệp và trách nhiệm
cao nhất.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) với tầm nhìn là “Công ty cung cấp
các dịch vụ chứng khoán tốt nhất cho Khách hàng” và sứ mệnh “Mang đến cơ hội
đầu tư và tăng trưởng tài chính cho từng Khách hàng và Cổ đông”. MBS tập trung
phát triển hai mạng hoạt động chính là Dịch vụ chứng khoán và Dịch vụ ngân hàng
đầu tư được bổ trợ bởi hoạt động nghiên cứu chuyên sâu.
1.2.1. Dịch vụ chứng khoán
MBS cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng cho khách
hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán cơ bản
gồm: Chứng khoán phái sinh; Chứng quyền có bảo đảm; Trái phiếu MBond; Môi
giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư; Ủy thác quản lý tài khoản.
Các sản phẩm dịch vụ tài chính bao gồm: Ứng trước tiền bán Sức mua ứng trước
Giao dịch ký quỹ cho vay. Bên cạnh đó, MBS cung cấp những sản phẩm dịch vụ
điện tử nhằm hỗ trợ tối đã cho quá trình giao dịch của khách hàng.
1.2.2. Dịch vụ ngân hàng đầu tư
MBS luôn chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư bao
gồm:
 Tư vấn phát hành cổ phiếu (ECM)


4


MBS tư vấn cho khách hàng các phương án, thủ tục và yêu cầu pháp lý trong
việc phát hành các sản phẩm chứng khoán có tính chất cổ phiếu như cổ phiếu phổ
thông, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu chuyển đổi.
 Tư vấn trái phiếu (DCM)
MBS tư vấn cho khách hàng các phương án, thủ tục và yêu cầu pháp lý trong
việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu doanh nghiệp.
 Tư vấn M&A
Dịch vụ tư vấn M&A của MBS giúp khách hàng (bên mua hoặc bên bán hoặc
cả hai) trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp nhất, kết nối bên mua và bên bán trên
tinh thần đôi bên cùng có lợi.
 Tư vấn tài chính doanh nghiệp
MBS đã xây dựng và liên tục cập nhật được một cơ sở dữ liệu phong phú về
các cơ hội đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau tại các tỉnh thành lớn của Việt Nam.
Kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau và sự hiểu
biết sâu sắc của đội ngũ nhân sự của MBS về các yêu cầu của nhà đầu tư sẽ giúp
cho quá trình mua bán hay sáp nhập của khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự
 Hội đồng quản trị:
+ Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch;
+ Ông Vũ Thành Trung, Phó chủ tịch;
+ Ông Trần Hải Hà, Thành viên;
+ Bà Trần Thị Kim Thanh, Thành viên;
+ Bà Phạm Thị Minh Tâm, Thành viên;
 Ban Điều Hành:
+ Ông Trần Hải Hà, Tổng Giám đốc;
+ Ông Lê Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc;
+ Bà Phùng Thị Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc;

+ Bà Nguyễn Thị Việt Oanh, Phó Tổng Giám đốc;
5


+ Ông Lê Văn Tuấn, Thành viên Ban Điều hành.

6


 Ban Kiểm soát:
+ Bà Nguyễn Kim Chung, Trưởng ban;
+ Bà Nguyễn Thị Diệp Quỳnh, Thành viên;
+ Bà Vũ Thị Hương, Thành viên.

Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của MBS
(Nguồn: Giới thiệu MBS – mbs.com.vn)
1.4. Một số chỉ tiêu hoạt động
(1) Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng
Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của Công ty cổ phần Chứng khoán MBS được cải
thiện rõ rệt qua 3 năm 2016; 2017; 2018. Từ mức 267% cuối năm 2016 đã tăng lên
323,9% cuối năm 2017 và năm 2018 là 367,56%. So với mức 180% do Ủy ban
7


chứng khoán quy định thì đây là một tỷ lệ khá tốt. Điều này cho thấy MBS luôn đáp
ứng yêu cầu an toàn vốn, an toàn hoạt động, không bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát
hoặc kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, đáp ứng quy định của thông tư
về an toàn tài chính và cũng là an toàn cho chính công ty và hệ thống tài chính.
(2) Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản của MBS
Tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản của MBS đã giảm đáng kể qua từng năm. Cụ

thể, năm 2017 đã giảm 12,3% so với năm 2016; năm 2018 đã giảm 4.8% so với
năm 2017. Bên cạnh đó, tỷ lệ này ở năm 2015 là 65,70%, vượt qua tỷ lệ an toàn đối
với các CTCK là 50%, nhưng từ năm 2016 tỷ lệ này đã giảm đáng kể, xuống mức
an toàn. Với tỷ lệ này, MBS ít bị phụ thuộc vào các khoản phải thu, do vậy chất
lượng tài sản của MBS sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, tỷ lệ này còn cho thấy MBS đã
đảm bảo cấp tín dụng cho khách hàng theo đúng quy định, giảm khả năng gây ra rủi
ro về tài sản đối với công ty. Đây là một điều tích cực đối với công ty.
1.5. Vị trí thực tập tại công ty
Vị trí thực tập: Chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp (PCS)
Mô tả công việc:
- Tìm kiếm, phát triển mạng lưới khách hàng
- Tư vấn, giải thích, bán cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của công ty có
liên quan đến chứng khoán – tài chính;
- Giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng;
- Quản lý và hoàn thiện chứng từ của khách hàng.

8


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB
2.1. Các hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán tại công ty cổ phần MB
2.1.1. Ứng trước tiền bán
Dịch vụ ứng trước tiền bán của MBS nhằm giúp khách hàng tối ưu hóa nhu
cầu sử dụng vốn của mình. Dịch vụ cho phép khách hàng nhận được tiền bán (có
thể ứng trước một phần hoặc toàn bộ số tiền bán) ngay khi sử dụng dịch vụ mà
không phải chờ đợi tiền bán về theo quy định T+2.
Phí ứng trước và thời gian thực hiện của dịch vụ do MBS quy địng theo từng
thời kỳ, mức phí tối thiểu mà khách hàng phải trả là 50.000 VNĐ/lần ứng trước.

MBS sẽ thực hiện việc hoàn trả tiền ứng trước bằng cách tự động trích số tiền đã
ứng của khách hàng và phí ứng trước từ TKGDCK của khách hàng khi tiền bán về
tài khoản.
2.1.2. Sức mua ứng trước
Khi khách hàng vừa bán chứng khoán mà muốn mua ngay nhưng số dư tài
khoản không cho phép thì ngoài việc chuyển tiền vào đầu tư tiếp khách hàng có thể
lựa chọn sử dụng dịch vụ sức mua ứng trước của MBS. Sức mua ứng trước là dịch
vụ MBS cung cấp trước sức mua để Khách hàng sử dụng được ngay dựa trên tiền
bán chưa về, để tối ưu hóa giao dịch và quay vòng vốn của khách hàng.
Sử dụng dịch vụ, khách hàng chỉ cần đăng ký một lần duy nhất; chỉ cần trả phí
nếu lệnh được khớp; sức mua tự động, khách hàng hàng không cần phải ứng từng
lần và chỉ chịu phí dịch vụ một ngày tính trên khoản vay thực tế (khoảng
0,04028%/ngày).
2.1.3. Giao dịch ký quỹ (Margin)
Giao dịch ký quỹ là công cụ sử dụng đòn bẩy trong hoạt động đầu tư của
khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng một phần vốn vay của MBS để mua các
chứng khoán niêm yết nhiều hơn sức mua thông thường với điều kiện trong tài
9


khoản của khách hàng có tiền hoặc chứng khoán đảm bảo. Khách hàng có thể vay
tối đa 50% số tiền có trong tài khoản, lãi suất 13,7%/năm, tương đương
0,0375%/ngày.
Dịch vụ có những ưu điểm như không cần phải ký hồ sơ mỗi lần vay, chỉ cần
đăng ký một lần duy nhất; MBS sẽ tự động giải ngân, thu nợ khoản nợ tự dộng khi
tài khoản của khách hàng có tiền; không cần đặt cọc tiền ban đầu; tỷ lệ cho vay
Margin cao, danh mục cho vay phong phú.
Khi tiến hành sử dụng Margin, khách hàng sẽ phải đáp ứng một tỷ lệ ký quỹ
duy trì nhất định (tỷ lệ ký quỹ duy trì là 35% tại MBS). Nếu tỷ lệ này xuống thấp
hơn thì công ty chứng khoán sẽ tiến hành gọi điện cho khách hàng (5 lần/TK trong

5 ngày giao dịch liên tiếp) để khách hàng tiến hành nộp thêm tiền vào tài khoản
hoặc bán bớt cổ phiếu đang sở hữu để nâng tỷ lệ này lên chuẩn tỷ lệ ký quỹ duy trì.
Trường hợp khách hàng không đáp ứng sau 5 lần call, sau đó cổ phiếu lại giảm giá
quá mạnh xuống dưới mức cho phép (tỷ lệ xử lý tại MBS 30%) thì công ty chứng
khoán sẽ tiến hành Force sell, bán vào ngày làm việc liền sau ngày đến hạn khoản
vay (Trường hợp ngày đến hạn khoản vay rơi vào ngày nghỉ thì ngày đến hạn được
tính là ngày làm việc đầu tiên liền sau ngày đến hạn), bán một phần hoặc tất cả cổ
phiếu của khách hàng với giá sàn trên thị trường để thu hồi khoản nợ quá hạn đã
cho khách hàng vay.
2.1.4. Ngân hàng cho vay thanh toán tiền mua chứng khoán (M-Credit)
MBS là một thành viên của Tập đoàn MB. Với lợi thế từ Tập đoàn MB, MBS
đã hợp tác với Ngân hàng MB để cung cấp dịch vụ cho vay thanh toán tiền mua
chứng khoán. Đây là dịch vụ Ngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp tới khách hàng
có nhu cầu về sử dụng vốn. Lãi suất dịch vụ phù hợp, khoảng 0,0375%/ngày.
Là Ngân hàng cho vay nên dịch vụ M-Credit có nhiều ưu điểm: chỉ cần một
lần đăng ký duy nhất; không cần phải ký hồ sơ vay vốn từng lần, giải ngân tự động;
hạn mức cho vay của dịch vụ cao, thủ tục thẩm định lại đơn giản; Tự động thu khi
tài khoản của khách hàng có tiền; số lượng mã chứng khoán cho vay lớn, không bị
hạn chế nhiều theo quy định ký quỹ chung của UBCK; tỷ lệ cho vay cao, lên đến
70% tài khoản.
10


2.1.5. Hợp tác kinh doanh chứng khoán
Hợp tác kinh doanh chứng khoán là một sản phẩm tiện ích cho khách hàng,
sản phẩm giúp cho những nhà đầu tư có các khoản tiền nhàn rỗi và không có thời
gian trực tiếp đầu tư sẽ hợp tác với MBS để hướng một mức thu nhập nhất định từ
khoản tiền nhàn rỗi đó. Gần giống với việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng, khách hàng
sẽ gửi khoản tiền nhàn rỗi đó cho MBS để MBS đầu tư, rồi lấy lãi.
Khách hàng cá nhân và tổ chức đều có thể sử dụng dịch vụ này. Kỳ hạn rất

linh hoạt có thể từ 1 tuần đến 3 tháng hoặc tùy theo các chính sách từng thời kỳ của
MBS. Tuy nhiên, cũng có những quy định về giá trị vốn góp tối thiểu: 50.000.000
VNĐ đối với khách hàng cá nhân và 500.000.000 VNĐ đối với khách hàng tổ chức.
Khách hàng có thể thu được lãi vào cuối kỳ.Nếu khách hàng muốn dùng số tiền
mình đã gửi để mua chứng khoán thì khách hàng phải thực hiện việc rút tiền ra mà
không nhận được lợi nhuận vì rút trước tiền gửi.
2.1.6. Tính sức mua
Tính sức mua là dịch vụ gia tăng hỗ trợ đòn bẩy tài chính cho khách hàng cá
nhân hoặc tổ chức dựa trên các phụ lục Hợp tác kinh doanh chứng khoán
(HTKDCK) của khách hàng tại MBS. Các Phụ lục HTKDCK được sử dụng để Tính
sức mua tương đương một khoản tiền mặt mà không cần thanh lý các phụ lục này.
Dịch vụ có những ưu điểm vượt trội hơn HTKDCK: Khách hàng không cần
phải thanh lý trước hạn Phụ lục HTKDCK mà vẫn có sức mua tương ứng để giao
dịch bất cứ thời điểm nào có nhu cầu; tăng sức mua, được giải ngân trực tiếp các
lệnh đã khớp mà không cần thanh lý Phụ lục HTKDCK; hhông cần mất phí đăng ký
và sử dụng dịch vụ; đảm bảo đúng kế hoạch tài chính của khách hàng theo Phụ lục
HTKDCK mà không bị bỏ lỡ cơ hội thị trường tại mọi thời điểm.
2.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán
2.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán
Rủi ro là các biến động xảy ra không như dự đoán làm thay đổi giá trị mong
đợi của một chiến lược cho vay đầu tư. Dù muốn hay không thì mọi hoạt động cho
vay đầu tư đều chứa đựng rủi ro. Do đó, không có cách nào khác là chúng ta chấp
11


nhận sự xuất hiện của rủi ro như một tất yếu. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm
hiểu về bản chất, đặc điểm của từng loại rủi ro để xác định mức độ rủi ro của công
cụ mà chúng ta cho vay. Có nhiều cách để nói về rủi ro như:
- Rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta
hoàn toàn không biết trước;

- Rủi ro gắn với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro không đoán
trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với dự đoán.
- Khi nói tới rủi ro, người ta thường coi:
+ Rủi ro là sự không chắc chắn hoặc các mối nguy hiểm;
+ Các kết quả thực tế chênh lệch so với dự báo;
+ Rủi ro là “tổn thất, thiệt hại, điều không may, sự phá hoại”.
- Rủi ro chỉ liên quan tới thiệt hại - rủi ro không đối xứng. Với quan điểm này,
có thể thấy một số khái niệm rủi ro tương ứng như: rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu
nhiên tiêu cực tác động lên quá trình cho vay làm thay đổi kết quả theo chiều hướng
bất lợi; rủi ro là khả năng xảy ra sự cố không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của
nguy cơ vì vậy thông thường ta coi rủi ro là sự cố ngẫu nhiên, sự cố gây tổn thất và
là sự kiện ngoài mong muốn.
- Rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và sự may mắn - rủi ro đối xứng: Đây là
cách nhìn nhận rủi ro khái quát hơn. Rủi ro là sai lệch giữa giá trị thực tế và kỳ
vọng. Sai lệch này có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Sai lệch càng lớn thì
rủi ro càng cao.
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu khái niệm về rủi ro một cách khái quát
như sau:
“Rủi ro là các biến động xảy ra không như dự đoán làm thay đổi giá trị mong
đợi của một chiến lược cho vay đầu tư.”.
Cho vay đầu tư chứng khoán cũng là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh
chứng khoán – một ngành nghề trong nền kinh tế và nó cũng có những rủi ro riêng
tác động tới. Có thể hiểu: “Rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán là
12


các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra trong quá trình cho vay đầu tư chứng
khoán, gây ảnh hưởng bất lợi tới việc thực hiện các mục tiêu cho vay đầu tư của
công ty chứng khoán.”.
2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán

Chứng khoán là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bất kỳ một cá nhân hay
tổ chức nào muốn tham gia. Rủi ro và lợi nhuận là hai mặt khó tách rời, nơi nào lợi
nhuận cao thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư
chứng khoán có những điểm riêng biệt bởi sản phẩm và các quy tắc có những đặc
thù và cần sự tuân thủ nhất định. Rủi ro trong cho vay đầu tư chứng khoán mà các
công ty chứng khoán có thể phải đối mặt gồm một số loại rủi ro chủ yếu như:
a) Rủi ro đến từ cổ phiếu
Rủi ro đến từ cổ phiếu là loại rủi ro khó có thể đo lường chính xác, nguyên
nhân đến từ hoạt động kinh doanh và tin tức lưu hành tại thời điểm hiện tại của
công ty niêm yết ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của công ty. Rủi ro phần lớn tiềm ẩn
trong hoạt động cho vay ký quỹ (Margin) của các công ty chứng khoán.
 Rủi ro cổ phiếu giảm giá quá mạnh: là rủi ro cổ phiếu đột ngột giảm giá quá
mạnh khiến cho tỷ lệ ký quỹ duy trì của nhà đầu tư giảm xuống mức báo
động, nếu giảm giá nhanh và quá tỷ lệ cho phép công ty chứng khoán sẽ tiến
hành Force sell mà không kịp thông báo tới khách hàng. Nguyên nhân trực
tiếp khiến giá cổ phiếu giảm mạnh là do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Một
công ty làm ăn thua lỗ quá nhiều thì giá cổ phiếu của họ chắc chắn sẽ giảm.
Các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng để trao tiền của họ vào tay các công ty.
Tâm lý của các nhà đầu tư cũng là yếu tố căn bản tạo lên biến động của giá
cổ phiếu trong thị trường. Khi nhà đầu tư cảm thấy bi quan, không tin tưởng
vào tương lai của cổ phiếu của doanh nghiệp họ sẽ bán tháo cổ phiếu đang
nắm giữu làm thúc đẩy giá cổ phiếu giảm mạnh. Ngoài ra, giá cổ phiếu trong
một nước tăng hay giảm chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế quốc dân và
kinh tế thế giới. Khi nguồn lực tài chính giảm thì nhu cầu cho đầu tư sẽ giảm
xuống so với nhu cầu tích lũy do vậy mà giá cổ phiếu giảm mạnh.

13


 Rủi ro cổ phiếu mất thanh khoản: khi doanh nghiệp niêm yết có kết quả hoạt

động kinh doanh thua lỗ quá lớn (có thể có nguy cơ phá sản) các nhà đầu tư
dứt khoát bán cổ phiếu với giá thấp nhất có thể nhưng thanh khoản không thể
đáp ứng dẫn tới việc dù có bán với giá sàn cũng không thể khớp lệnh. Đồng
nghĩa với việc dù công ty chứng khoán có tiến hành Force Sell đối với cổ
phiếu nhưng cũng không thể thu hồi được khoản nợ đã cho nhà đầu tư vay,
đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì là 35%.
b) Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là loại rủi ro phi kinh doanh. Đó là thiệt hại tiềm năng do
những thay đổi trên thị trường tài chính gây ra. Trong rủi ro tài chính lại chia thành
nhiều loại rủi ro khác nhau như: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro tín nhiệm,
rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh toán, rủi ro nghiệp vụ và rủi ro pháp lý. Các rủi ro
này không hoàn toàn độc lập mà thường có mối quan hệ tương tác với nhau.
 Rủi ro thị trường: Là những thiệt hại tiềm năng do những thay đổi của sự
biến động giá hay sự thay đổi giá gây ra.
Rủi ro thị trường có thể được xác định theo hai hình thức: rủi ro tuyệt đối và
rủi ro tương đối. Rủi ro tuyệt đối được quy đổi theo đơn vị tiền tệ, còn rủi ro tương
đối được xác định tương đối căn cứ vào một chỉ số chuẩn, cho biết độ lệch giữa lợi
nhuận và chỉ số chuẩn. Ngoài ra, rủi ro thị trường còn có thể phân thành rủi ro định
hướng và rủi ro bất định hướng. Rủi ro có định hướng là rủi ro có liên quan đến sự
biến động giá của các loại chứng khoán. Rủi ro này xác định thông qua phương
pháp tuyến tính. Rủi ro bất định hướng là rủi ro có mối tương tác phi tuyến với độ
biến động giá. Ngoài ra trong rủi ro thị trường người ta có thể nói đến rủi ro cơ bản
là những biến chuyển bất ngờ của các đại lượng tương đối.
Trong rủi ro thị trường, còn phải kể đến rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái,
rủi ro sức mua
+ Rủi ro lãi suất: Là rủi ro khi lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến giá cả
chứng khoán. Lãi suất thị trường và giá chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch

14



với nhau. Lãi suất tăng ảnh hưởng gián tiếp tới sự sụt giảm giá chứng khoán ở chỗ
các nhà đầu cơ vay tiền mua chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng.
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái: Là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc cá luồng tiền trong
tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động do thay đổi tỷ giá hối đoái.
+ Rủi ro sức mua: Là tác động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực
tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau khi trừ đi lạm
phát. Như vậy khi có lạm phát thì lợi tức thực tế giảm.
 Rủi ro hoạt động: Là rủi ro mà mọi công ty đều nhận thức được và sẵn sàng
chấp nhận để có được những cơ hội cho vay đầu tư (rủi ro xảy ra do lỗi kỹ
thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ…). Tâm điểm của mọi hoạt động
cho vay đầu tư là khả năng xử lý rủi ro cho vay đầu tư khéo léo, bao gồm rủi
ro kinh tế vĩ mô.
 Rủi ro tín nhiệm: Là rủi ro thường thấy ở bất kỳ loại hình cho vay đầu tư
nào, rủi ro có liên quan đến những hợp đồng đã ký kết nhưng bên đối tác lại
không muốn hay không có khả năng thực hiện những cam kết ghi trong hợp
đồng, kéo theo những tổn thất tài chính nhất định. Một hình thức rủi ro tín
nhiệm khác đó là rủi ro không thanh toán, đặc biệt đối với hai khoản thanh
toán phải cùng thực hiện trong một ngày. Rủi ro xảy ra khi một bên hoặc
không muốn hoặc thực sự là không có khả năng thanh toán hợp đồng cho dù
đối tác bên kia đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình.
 Rủi ro kỹ thuật: Là rủi ro gây ra bởi lỗi kỹ thuật do máy móc hoặc con người
gây ra. Những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh từ hỏng hóc trong hệ thống thông
tin, giao dịch, thanh toán… hoặc lỗi của hệ thống trợ giúp. Rủi ro kỹ thuật có
thể dẫn đến rủi ro thị trường và rủi ro tín nhiệm.
 Rủi ro pháp lý: Là rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ các quy định pháp
lý liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư, và từ việc hủy bỏ hợp đồng do
hợp đồng bất hợp pháp, vượt quá quyền hạn, thiếu sót các điều khoản hoặc
chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn hoặc do nguyên nhân khác.
 Rủi ro thanh toán: Là rủi ro xảy ra khi khách hàng không thể thanh toán đúng

hạn hoặc không thể chuyển giao tài sản đúng hạn như cam kết.

15


Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán cho khách hàng sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài
chính nhất định và đặc biệt là đối với các khách hàng lớn thì tỷ lệ này đôi khi còn
cao hơn rất nhiều. Do đó các CTCK sẽ dễ phải gánh chịu những khoản lỗ nếu như
khách hàng mất khả năng thanh toán.
 Rủi ro tín dụng: Là rủi ro mà công ty chứng khoán có khả năng không thu
được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Rủi ro này xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ kỹ quỹ (Margin) cho khách
hàng, nhiều CTCK đã phải chấp nhận một khoản lỗ lớn vì nắm giữ một lượng lớn
cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá gốc khi khách hàng chối bỏ trách nhiệm nộp thêm
tiền vào tài khoản. Mặc dù giao dịch ký quỹ là một công cụ tốt để cạnh tranh và hỗ
trợ cho việc mở rộng thị phần của các CTCK nhưng cần phải quản trị rủi ro này tốt
để tránh được khoản lỗ lớn.
c) Rủi ro từ nguồn nhân lực
Để một công ty có thể hoạt động tốt thì nhân lực là yếu tố quan trọng không
thể thiếu. Công ty chứng khoán tồn tại với mục tiêu phục vụ các nhu cầu về chứng
khoán của khách hàng chính vì thế nên các rủi ro liên quan đến con người đều có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động cũng như lợi ích của công ty. Trong
hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán, rủi ro từ nguồn nhân lực là rủi ro khi nhân
viên trong bộ phận cho vay đầu tư chứng khoán và quản trị rủi ro cho vay không đủ
kiến thức, kinh nghiệm cho việc tính toán tỷ lệ cho vay hợp lý, nhận diện sớm các
rủi ro tiềm tàng để thông báo kịp thời cho khách hàng, gây thiệt hại cho cả khách
hàng lẫn CTCK. Ngoài ra, chứng khoán vẫn còn đang là một ngành trẻ tại Việt
Nam, nguồn nhân lực vẫn đang có tình trạng cầu lớn hơn cung. Càng nhiều CTCK
được thành lập thì nguồn nhân lực chất lượng càng khan hiếm. Dẫn tới một số
trường hợp, CTCK tuyển vào công ty những người chưa đủ kiến thức cũng như

kinh nghiệm. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn, nhất là đối với các bộ phận quan trọng
như quản trị rủi ro trong cho vay đầu tư chứng khoán.

16


d) Rủi ro đạo đức nghề nghiệp
Khi bắt đầu bất cứ một công việc, một ngành nghề nào, đạo đức nghề nghiệp
luôn là điều được ưu tiên học và lưu ý đầu tiên. Rủi ro đạo đức nghề nghiệp là rủi ro
nhân viên trong bộ phận, công ty làm trái với những quy định đã đề ra, trái với pháp
luật nhằm thu lợi cá nhân gây thiệt hại cho người khác. Tại Việt Nam hiện nay, do
áp lực từ doanh số, từ công việc được các CTCK đưa ra khiến nhân viên không có
thời gian trau dồi kiến thức, khiến họ phải chạy đua với thời gian để hoàn thành chỉ
tiêu, để có được hoa hồng lợi nhuận cao. Gây ra sự mệt mỏi cao khiến một số cá
nhân không chịu đựng được hoặc cá nhân có lòng tham bất chấp đạo đức nghề
nghiệp đã được dạy, được học, làm trái quy định thậm chí phạm pháp để thu lợi cho
bản thân. Có nhiều trường hợp, nhân viên lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các
CTCK qua các dịch vụ cho vay đầu tư chứng khoán (đặc biệt là Margin) để chiếm
dụng vốn như: sử dụng tài khoản chứng khoán của khách hàng làm tài sản đảm bảo
cho các khoản vay của chính mình, khi khách hàng đi vay ngân hàng mới vỡ lở do
được ngân hàng thông báo là còn khoản nợ từ thế chấp cổ phiếu. Có trường hợp sử
dụng nghiệp vụ để lấy tiền của công ty bằng cách tạm ứng tiền thông qua tài khoản
02 lần và sửa các lệnh tạm ứng ngay trên hệ thống… Hoặc trường hợp tranh giành
và xung đột lợi ích giữa cá nhân trong bộ phận QTRR với khách hàng, khiến cá
nhân này lợi dụng việc công trả thù riêng, không thông báo rủi ro đang tiềm tàng
cho khách hàng khiến họ mất một phần, đôi khi là toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, trường hợp phổ biến hiện nay là một số CTCK vẫn thực hiện nghiệp
vụ cho vay chứng khoán để bán khống. Mặc dù nghiệp vụ này vẫn chưa được nhà
nước cho phép và đã có trường hợp xử phạt. Ví dụ điển hình tháng 10 năm 2011,
UBCKNN ra quyết định xử phạt HSC 105 triệu đồng do đã bố trí người chưa có

chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới và chưa giám sát,
ngăn ngừa một cách hiệu quả, để xảy ra vi phạm của người hành nghề, nhân viên
môi giới. Theo Ủy ban chứng khoán, ông Nguyễn Viết Xuân, người hành nghề
chứng khoán và bà Phạm Thị Sương, nhân viên môi giới của HSC, đã cho khách
hàng mượn chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khác để bán. Mỗi đối tượng
đã bị phạt 85 triệu đồng, đồng thời ông Nguyễn Viết Xuân bị thu hồi chứng chỉ
hành nghề chứng khoán.Hiện tại, vấn đề quản lý đạo đức nghề nghiệp của người
17


×