Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.83 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA DƯỢC
----------

ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
NĂM 2019
Thực hiện: Nhóm 5

Đà Nẵng, tháng 7/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y-DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA DƯỢC
--------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM
CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG Ở HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2019

Người hướng dẫn:
ThS. Ngô Thị Bích Ngọc
ThS. Đỗ Ích Thành


ThS. Hoàng Nguyễn Nhật Linh
BS. Trần Lê Hồng Giang
Người thực hiện:

Đà Nẵng, tháng 7/2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCG
DTP / DTaP

Vaccineum tuberculosis cryodesiccatum
Vaccine phòng bệnh lao
Diphtheria – Pertussis - Tetanus

GAVI

Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván
Global Alliance for Vaccines and Immunizations

HBIG

Các liên minh toàn cầu cho vaccine và tiêm chủng
Hepatitis B Immune Globulin

IPV

Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B
Hemophilus influenzae type B
Vaccine phòng viêm phổi và viêm màng não mủ

Inactivated polio vaccine

MMR

Vaccine tiêm phòng bại liệt
Measles – Mumps – Rubella

HiB

OPV

Sởi – Quai bị - Rubella
Oral polio vaccine
Vaccine uống phòng bại liệt

PCV

Pneumococcal Conjugate Vaccine
Vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn

PƯSTC
SPSS

Phản ứng sau tiêm chủng
Statistical Package for the Social Sciences

TCĐĐ
TCMR
Td


Phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê
Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng mở rộng
Tetanus and Diphtheria

THCS
THPT
UNICEF

Vaccine phòng Uốn ván và Bạch hầu
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
United Nations Children's Fund

UV2
VGB
WHO

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Vaccine uốn ván mũi 2
Viêm gan B
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Các khái niệm.........................................................................................3

1.1.1. Các khái niệm chung......................................................................3
1.1.2. Các hình thức tiêm chủng..............................................................4
1.2. Các vấn đề liên quan đến vấn đề TCMR................................................4
1.2.1 Lịch sử phát triển...........................................................................4
1.2.2 Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng của Bộ Y tế.........7
1.2.3 Lợi ích............................................................................................9
1.2.4 Hậu quả........................................................................................10
1.2.5 Thành tựu của chương trình TCMR ở Việt Nam........................10
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..........................................14
1.3.1 Tình hình TCMR trên thế giới.....................................................14
1.3.2 Tình hình TCMR ở Việt Nam......................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............17
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................17
2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu........................................17
2.3.1 Thời gian nghiên cứu...................................................................17
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu....................................................................17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................17
2.4.1 Cỡ mẫu.........................................................................................17
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu................................................................18
2.5. Biến số nghiên cứu...............................................................................19
2.6. Phương pháp thu thập thông tin...........................................................22
2.6.1 Kỹ thuật thu thập thông tin..........................................................22
2.6.2 Công cụ thu thập thông tin...........................................................23
2.6.3 Quy trình thu thập thông tin.........................................................23
2.7. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................24
2.7.1 Phương pháp làm sạch số liệu nghiên cứu...................................24
2.7.2 Lựa chọn phần mềm nhập số liệu................................................25
2.7.3 Quy trình thu thập thông tin.........................................................25



2.7.4 Lựa chọn các test thống kê phân tích...........................................25
2.8. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................25
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................25
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................25
3.2. Dự kiến nội dung thực trạng TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện Nam
Giang tỉnh Quảng Nam năm 2019...................................................................27
3.3. Dự kiến nội dung một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng TCMR cho
trẻ dưới 1 tuổi ở huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam năm 2019....................28
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU........................................................................29
DỰ TRÙ KINH PHÍ......................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
PHỤ LỤC.......................................................................................................34


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới đề xướng, vận động các nước thực hiện
chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và kết quả đã thanh toán bệnh đậu
mùa, giảm tỷ lệ mắc bệnh bại liệt tới 99%. Các bệnh khác như bạch hầu, uốn
ván, ho gà, sởi đã giảm rõ rệt. Đầu thập kỷ 1990, tỷ lệ tiêm và uống các loại
vaccine toàn cầu ổn định ở mức 80%. Tỷ lệ này còn khác biệt rất lớn giữa các
quốc gia cũng như giữa các địa phương trong một quốc gia, đó là lý do WHO và
các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện chương trình
TCMR. Tiêm vaccine phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em. Tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ)
và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại
những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn
sâu sắc. Chương trình TCMR là một trong những chương trình y tế Quốc gia ưu
tiên hàng đầu và được đưa vào 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và đã

mang lại thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết ở trẻ em do 8 bệnh
truyền nhiễm phổ biến gây ra [10].
Chương trình TCMR ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1981 do Bộ Y tế khởi
xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ
tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh có 6 loại
vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Trong những
năm qua, tỷ lệ TCĐĐ không ngừng nâng cao và duy trì trên 90% cho trẻ em
dưới 1 tuổi đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ mắc/chết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
ở trẻ em: thanh toán bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005,
khống chế bệnh sởi tiến tới loại trừ sởi vào năm 2010, giảm số mắc/chết do bệnh
bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, viêm gan B [10].
Nam Giang là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là
người dân tộc CơTu sống bằng nghề nông. Công tác TCMR luôn đạt chỉ tiêu
trên 96% trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc triển khai


2
chương trình TCMR đã gặp phải những khó khăn và thách thức như: Nhiều nơi
vẫn chưa đạt được số lượng tiêm phòng đầy đủ do ở miền núi, địa hình rừng
núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; dân cư ở rải rác trong các cụm xóm,
làng, khó tiếp cận; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế hoặc có
thể là do trẻ không đủ điều kiện để tiêm, có thể do sự thiếu quan tâm của bố mẹ
và cũng có thể là do các đơn vị thực hiện tiêm chủng chưa đáp ứng sự hài lòng
của bệnh nhân. Do đó việc tìm hiểu về tình hình tiêm chủng mở rộng của các bà
mẹ có con dưới 1 tuổi của huyện Nam Giang là một yêu cầu rất cần thiết.
Ở Việt Nam và tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, chưa thấy có nhiều
nghiên cứu về thực trạng TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng
lên vấn đề đó, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình
hình thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi và một

số yếu tố ảnh hưởng ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năm 2019”, nhằm
hai mục tiêu sau đây:
1.

Mô tả thực trạng TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi ở huyện Nam Giang, tỉnh

Quảng Nam năm 2019.
2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng TCMR cho trẻ dưới

1 tuổi ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năm 2019.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Các khái niệm

1.1.1. Các khái niệm chung
Tiêm chủng là việc đưa vaccine vào cơ thể con người với mục đích tạo cho
cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật [13].
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương
trình bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam, mục tiêu nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, giảm
tử vong và di chứng của các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em: bệnh bại liệt,
bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh sởi, bệnh lao, bệnh uốn ván sơ sinh, Rubella,
bệnh cúm, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản, bệnh tả, bệnh thương hàn,
bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HiB [11].

Vaccine là vật liệu chế từ các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên đặc
hiệu của chúng để đưa vào cơ thể người gây miễn dịch chủ động cho cộng
đồng phòng bệnh truyền nhiễm do chính các vi sinh vật tương ứng gây ra [13].
Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (TCĐĐ) : Một trẻ dưới 1 tuổi được
coi là TCĐĐ nếu trẻ được tiêm đầy đủ tất cả các liều theo lịch tiêm chủng mở
rộng của Bộ Y Tế [13].
Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm
các biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết
do việc sử dụng vaccine, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai
biến nặng sau tiêm chủng [13].
Tai biến nặng sau tiêm chủng là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa
đến tính mạng người được tiêm chủng hoặc để lại di chứng hoặc làm người
được tiêm chủng tử vong [13].
Cơ sở tiêm chủng là cơ sở y tế đủ điều kiện và đã thực hiện việc công bố đủ
điều kiện tiêm chủng.
1.1.2. Các hình thức tiêm chủng
Tiêm chủng thường xuyên là một hình thái của tiêm chủng được tổ chức


4
thường xuyên cố định vào các ngày 25-30 hàng tháng tùy điều kiện từng địa
phương. Chiến lược này chủ yếu ở thành phố, đồng bằng, nơi đông dân cư có
nhiều điều kiện thuận lợi [11].
Tiêm chủng định kỳ là hình thức tiêm chủng mang tính đối phó với các
khó khăn của một số vùng khó khăn về giao thông, cơ sở y tế, điện… đặc biệt là
các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng. Hình thức này
ngày càng được thay thế bằng hình thức tiêm chủng thường xuyên để nâng cao
chất lượng của Chương trình TCMR [11].
Tiêm chủng chiến dịch là hình thức tiêm chủng đồng loạt cho đối tượng
lớn, trên phạm vi rộng trong một thời gian ngắn. Hình thức tiêm chủng này được

áp dụng trong chiến dịch những ngày tiêm chủng toàn quốc để thanh toán bệnh
bại liệt, chiến dịch tiêm nhắc mũi 2 vaccine Sởi cho trẻ em từ 9 tháng đến 10
tuổi nhằm đạt mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2010 [11].
1.2. Các vấn đề liên quan đến vấn đề TCMR
1.2.1. Lịch sử phát triển
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt
Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục
tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi,
bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau
một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn
và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên
toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Đến năm 2010,
đã có nhiều vaccine phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em
được đưa vào Chương trình bao gồm vaccine phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà,
uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm
phổi, viêm màng não mủ do HiB [13], [14].
 Giai đoạn thí điểm (1981 – 1984):


5
Trong giai đoạn thí điểm Chương trình chủ yếu sử dụng hình thức tiêm
chủng chiến dịch (tiêm chủng hàng loạt) trên một số địa bàn có nguy cơ cao.
Hình thức tiêm chủng thường xuyên (tiêm chủng hàng tháng) bắt đầu được áp
dụng ở một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và từng bước được mở rộng. Hết
giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên, tỷ lệ
tuyến huyện và xã triển khai còn rất thấp [13], [14].
 Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 - 1990):
- Năm 1986 đã có 100% số tỉnh và 60% số huyện trong cả nước triển khai
lịch TCMR. Đến năm 1989, đã có 100% số huyện với trên 90% số xã triển khai

Chương trình [13], [14].
- Kết thúc giai đoạn 1986 - 1990 đã có 40/40 (100%) tỉnh, 530/530 (100%)
huyện triển khai dịch vụ TCMR. Tuy nhiên còn tới 3,6% số xã với gần 400 xã
vùng núi, vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được công tác tiêm chủng [13],
[14].
 Giai đoạn xoá xã trắng về tiêm chủng mở rộng (1991 - 1995):
- Mặc dù số xã trắng chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm
khoảng 3,6% tổng số xã trong cả nước song đây lại là những xã ở vùng sâu,
vùng xa, núi non hiểm trở,… Việc xoá các xã trắng về tiêm chủng là một mục
tiêu cấp bách song hết sức khó khăn. Tuy nhiên đến năm 1995 ngành y tế đã
hoàn toàn xóa bỏ được các xã trắng về tiêm chủng, đánh dấu mốc quan trọng
trong công tác TCMR về thực hiện tiêm chủng ở 100% xã phường trên toàn
quốc [13], [14].
 Giai đoạn nâng cao tỷ lệ tiêm chủng và mở rộng vaccine mới trong
TCMR (1995 - hiện nay):
- Năm 1997, bốn vaccine mới tiếp tục được đưa vào triển khai miễn phí
trong Chương trình TCMR của Việt Nam là vaccine viêm gan B, vaccine viêm
não Nhật Bản B, vaccine thương hàn, tả. Đánh dấu 10 loại vaccine được triển
khai trong TCMR [13], [14].


6
- Đến năm 2003, vaccine viêm gan B được triển khai trên cả nước, năm
2014 vaccine Viêm não Nhật Bản B đã được triển khai trên 100% số huyện
trong cả nước. Vaccine tả, thương hàn được triển khai ở các vùng nguy cơ mắc
bệnh cao.
- Từ tháng 6/2010, vaccine HiB phòng bệnh viêm phổi và viêm màng não
mủ do HiB trong thành phần vaccine phối hợp DPT-VGB-HiB (Quinvaxem)
được triển khai trên toàn quốc, đây là vaccine thứ 11 được đưa vào TCMR ở
Việt Nam.

- Vaccine phòng bệnh Rubella là vaccine thứ 12 được triển khai rất thành
công trong Chương trình TCMR của Việt Nam trong năm 2014-2015 [13], [14].
- Trong năm 2018 - 2019, Bộ Y Tế đã có những thay đổi trong việc tiêm
ngừa phòng bệnh cho trẻ, đó là:
+ Thay thế vaccine Quinvaxem (Hàn Quốc) bằng vaccine ComBe Five (Ấn

Độ) trong Chương trình TCMR. Đây là loại vaccine phối hợp 5 trong 1 bao gồm
giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên
virus viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn HiB [13], [14].
+ Triển khai vaccine bại liệt theo đường tiêm (IPV) thay cho đường uống

(OPV). Vaccine bại liệt tiêm IPV được hỗ trợ bởi Liên minh toàn cầu về vaccine
và tiêm chủng (GAVI) do hãng Sanofi, Pháp sản xuất. Loại vaccine này đã đạt
chứng nhận tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới, được cấp phép lưu hành
tại Việt Nam và được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong chương trình Tiêm chủng
mở rộng [13], [14].
1.2.2. Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia của Bộ Y Tế
Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Độ tuổi
24 giờ
sau sinh

Loại vaccine
Viêm gan siêu vi B

Số liều

PƯSTC
(thường ít xảy ra)


1 mũi + 1 mũi huyết

Đau hoặc sưng tấy tại

thanh đặc hiệu chống

chỗ tiêm, quấy khóc

virus B HBIG với trẻ


7
sinh ra từ mẹ bị viêm
gan B.
Sau sinh
(càng
sớm càng

Lao - BCG

1 mũi duy nhất (0.1ml)

Sưng nơi tiêm, nổi
hạch

tốt)
Bạch hầu - Uốn ván
- Ho gà (DTaP) - Bại Mũi 1
liệt (IPV)


Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ

Viêm màng não mủ

C), quấy khóc, sưng

do Hemophilus

Mũi 1

nhẹ nơi tiêm, tiêu chảy.

influenza B (HiB)
Viêm gan siêu vi B

Lần 1

02 tháng
tuổi

Lần 1
- Rotarix: 2 liều, trước

Rota virus vaccine

6 tháng.
- Rotateq: 5 liều, trước

Khó thở, thở khò khè,
nổi mề đay, tiêu chảy.


8 tháng.
Đau, đỏ tại vị trí tiêm.

Vaccine PCV 13 Phế cầu
Peumococcal

Một số trường hợp có
Lần 1

đau nhức bắp thịt, tiêu

Conjugate (nếu có)

chảy.

03 tháng Bạch hầu - Uốn ván
tuổi

- Ho gà lần (DTaP) - Mũi 2
Bại liệt lần (IPV)
Viêm màng não mủ
do Hemophilus
influenza B (HiB)

thể bị sốt, buồn ngủ,

Mũi 2



8
Viêm gan siêu vi B

Lần 2

Rota virus vaccine

Lần 2

Phế cầu PCV (nếu
có)

Lần 2

Bạch hầu - Uốn ván
- Ho gà (DTaP)

Mũi 3

- Bại liệt (IPV)
Viêm màng não mủ
04 tháng
tuổi

do Hemophilus

Mũi 3

influenza B (HiB)
Viêm gan siêu vi B

Rota virus vaccine
(nếu là Rotateq)
Phế cầu PCV

Lần 3
Lần 3
Lần 3

(nếu có)

Trẻ 6 tháng - <9 tuổi:
Tiêm phòng cúm cho
trẻ 2 mũi cách nhau ít
> 06
tháng

nhất 1 tháng (đối với
Vaccine cúm

trẻ chưa tiêm cúm lần

tuổi

nào). Sau đó 1 mũi mỗi
năm.
Từ 9 tuổi trở lên: Tiêm

Tiêm phòng cúm cho
trẻ ít xảy ra phản ứng.
Một vài trường hợp bị

sưng tấy tại vị trí tiêm,
hắt hơi, đau đầu, chảy
nước mũi, viêm họng.

1 mũi mỗi năm.
09- 12
tháng

Đau hoặc sưng nơi
Vaccine sởi đơn

tuổi
1.2.3. Lợi ích

1 mũi

tiêm, sốt nhẹ 1 – 2

ngày.
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương


9
Vaccine là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng.
Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vaccine.
Không giống như các can thiệp y tế khác, vaccine giúp cho dự phòng và bảo vệ
sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Ngoài
việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển
thể chất và trí não bình thường, vaccine còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số
ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và

công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như làm giảm số
trẻ sinh ra do không phải lo trẻ bị ốm và chết, góp phần nâng cao sức khỏe của
phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên.
Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vaccine
phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư
cổ tử cung. Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vaccine trong việc
làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm trùng, nó còn có những tác
động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao
động do không bị ốm đau. Tóm lại việc đầu tư cho tiêm chủng dự phòng bằng
vaccine là đầu tư cho phát triển.
1.2.4. Hậu quả
Một số trẻ gặp các PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến
phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp
PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ. Một số
trường hợp PƯSTC có thể do vaccine hoặc do sai sót trong việc bảo quản, vận
chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vaccine. Phản ứng nhẹ do vaccine là
phổ biến và không cần điều trị đặc biệt.
Đặc biệt, nếu trẻ không được chủng ngừa, hậu quả không chỉ ảnh hưởng
đến bản thân sức khỏe tương lai của trẻ mà còn cả kinh tế gia đình như chi phí
điều trị, ngày công chăm sóc trẻ bệnh, tinh thần… và ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Khi bị bệnh trẻ có thể lây bệnh sang những người khác chưa được chủng ngừa
hoặc tiêm chủng không đầy đủ (những trẻ còn quá nhỏ để được chủng ngừa)
hoặc những người bị suy yếu miễn dịch (người nhận ghép tạng và những người


10
bị ung thư). Điều này có thể dẫn đến các biến chứng dài hạn và thậm chí tử vong
cho những người dễ bị tổn thương này.
1.2.5. Thành tựu của chương trình TCMR ở Việt Nam
 Tăng độ bao phủ của Chương trình:

Chương trình TCMR bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ đầu những năm 80.
Số địa bàn được bao phủ dịch vụ TCMR tăng dần hàng năm ở cả 3 tuyến tỉnh,
huyện và xã trên phạm vi toàn quốc.
- Tuyến tỉnh: Từ 27% năm 1982 tăng lên 100% số tỉnh thành đã có dịch vụ
TCMR vào năm 1985, tức là chỉ 4 năm kể từ khi bắt đầu triển khai Chương
trình.
- Tuyến huyện: Từ 9,8% năm 1982 đã đạt tỷ lệ 100% vào năm 1989,
khoảng 8 năm sau khi khởi động Chương trình.
- Tuyến xã: Từ một tỷ lệ rất thấp (khoảng 5%) vào năm 1982, tỷ lệ bao phủ
tăng nhanh trong vòng 8 năm đầu, đạt trên 90% vào năm 1989 [12].
 Tăng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên phạm vi toàn
quốc:
- Kể từ năm 1994, sau khi 100% số xã phường trên toàn quốc đã được bao
phủ Chương trình TCMR, tỷ lệ số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ trở
thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của
Chương trình.
- Tỷ lệ này liên tục tăng lên theo các năm và kể từ năm 2004 tỷ lệ này luôn
được duy trì mức trên 90% ở quy mô tuyến huyện và tỉnh (trừ năm 2007 do
thiếu vaccine sởi) [12].
 Đạt và duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt:
- Trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được uống đủ 3 liều vaccine bại liệt trong tiêm
chủng thường xuyên.
- Việt Nam không ghi nhận trường hợp bại liệt hoang dại và tiếp tục bảo vệ
thành công thành quả Thanh toán bệnh bại liệt kể từ năm 2000. Liên tục từ năm


11
1997 đến nay Việt Nam không có ca bệnh bại liệt, đi cùng với tỷ lệ uống vaccine
bại liệt thường xuyên rất cao trên 95% [12].
 Đạt và duy trì thành quả loại trừ Uốn ván sơ sinh:

- Duy trì tỷ lệ tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 80%.
- Thực hiện tiêm vaccine uốn ván cho nữ tuổi sinh đẻ tại một số vùng nguy
cơ cao thường xuyên đạt trên 90%.
- Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng uốn ván sơ sinh đạt cao: 88,7%.
- Triển khai giám sát chết sơ sinh và mắc uốn ván sơ sinh chặt chẽ thường
xuyên tại tất cả các tuyến [12].
 Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi:
Chương trình TCMR đã chủ động triển khai chiến dịch tiêm bổ sung
vaccine sởi cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc và điều chỉnh lịch tiêm mũi thứ hai
vaccine sởi trong tiêm chủng thường xuyên từ 6 tuổi xuống 18 tháng tuổi. Từ
năm 2011 đến năm 2012, số lượng ca sởi giảm mạnh cho thấy sự đúng đắn của
các chiến lược tiêm chủng vaccine sởi. Đồng thời với những nỗ lực triển khai
vaccine sởi trên diện rộng trong các năm tới đây, Việt Nam đang tiến gần đến
mục tiêu loại trừ bệnh sởi cùng với các nước trong khu vực Tây Thái Bình
Dương [12].
 Giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi:
- Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của tổ chức GAVI, vaccine VGB được triển
khai cho trẻ dưới 1 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên với 100% số huyện trên
toàn quốc được bao phủ. Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B
đủ 3 mũi ở trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90%, ngoại trừ năm 2007 đạt thấp do
tình trạng thiếu vaccine.
- Đặc biệt xu hướng giảm tỷ lệ nhiễm virus VGB một cách rõ rệt của các
nhóm trẻ sinh ra trong giai đoạn 2000 – 2008, đạt được mục tiêu của WHO về
giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em 5 tuổi xuống dưới 2% vào năm 2012
và tiến tới giảm tỷ lệ này xuống dưới 1% trong tương lai [12].
 Giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà:


12
- Tỷ lệ tiêm chủng vaccine DPT3 trong nhiều năm đạt trên 90%. Thống kê

năm 2010 cho thấy 583/696 huyện (84% số huyện) đạt tỷ lệ DPT3 > 90%. Bên
cạnh đó, thực hiện khuyến cáo của WHO, Việt Nam đã triển khai tiêm nhắc mũi
4 vaccine DPT cho trẻ 18 tháng tuổi từ giữa năm 2011 trên phạm vi toàn quốc.
- Trong vòng 5 năm gần đây Việt Nam đã khống chế tỷ lệ mắc bạch hầu
xuống dưới 0,04/100.000 dân. Đặc biệt năm 2010 tỷ lệ mắc bạch hầu trên
100.000 dân xuống dưới 0,01 với 6 ca rải rác và chỉ xảy ra duy nhất ở một tỉnh
(thành phố Hồ Chí Minh) [12].
 Mở rộng diện bao phủ vaccine viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn:
- Ngày 18/8/1997 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề nghị
của Bộ Y tế về việc đưa thêm các vaccine mới vào triển khai trong chương trình
TCMR là các vaccine Viêm não Nhật Bản, Tả và Thương hàn.
- Vaccine viêm não Nhật Bản: Được liên tục mở rộng diện bảo phủ qua các
năm. Tính đến năm 2011, số tỉnh triển khai tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đã
đạt tới 59/63 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ trẻ tiêm đủ 3 mũi cơ bản đạt trên 90% theo
tuyến tỉnh.
- Vaccine thương hàn: Được đưa vào chương trình TCMR năm 1997 với kế
hoạch triển khai trong những năm đầu tiên tiêm cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi tại 6 tỉnh
phía Nam là Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu
và 2 huyện của 2 tỉnh phía Bắc là Lào Cai và Sơn La. Trong những năm trở lại
đây do kinh phí hạn hẹp nên vaccine thương hàn chỉ được tiêm tại những vùng
nguy cơ cao và vẫn được duy trì ở tỷ lệ cao cho đối tượng có chỉ định tiêm dự
phòng.
- Vaccine phòng tả: Sau 14 năm triển khai đã có trên 7 triệu liều vaccine tả
dạng uống được sử dụng ở gần 12 tỉnh, thành phố và trên 50 huyện trên toàn
quốc. Tại những huyện được bao phủ, tỷ lệ sử dụng vaccine tả thường xuyên đạt
từ 80% tới trên 95% số trẻ trong diện đối tượng. Việt Nam hiện là quốc gia duy
nhất đưa vaccine tả vào chương trình TCMR để dự phòng và góp phần chống
dịch tả hiện còn lưu hành những năm gần đây [12].



13
 Năm 2017 là năm thứ 18 liên tiếp Việt Nam bảo vệ thành quả thanh toán
bệnh bại liệt và là năm thứ 12 duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh
trên phạm vi cả nước. Bệnh sởi và bệnh Rubella vẫn được khống chế, không để
xảy ra dịch trên toàn quốc [8].
 Năm 2018, Bộ Y tế đưa vaccine mới là vaccine bại liệt bất hoạt dạng
tiêm (IPV) vào Chương trình TCMR với sự hỗ trợ của GAVI. Từ tháng 9-2018
đến nay, vaccine đã được triển khai tại tất cả các trạm y tế xã, phường [8].
 Năm 2018, một số loại vaccine mới sẽ được đưa vào chương trình tiêm
chủng mở rộng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế [2].
 Với thành công trong sản xuất vaccine MR 2 trong 1, từ tháng 4-2018,
Việt Nam đã chuyển đổi sử dụng thành công từ vaccine sởi - rubella nhập khẩu
sang vaccine do Việt Nam sản xuất cho trẻ 18 tháng tuổi [2].
 Từ tháng 12-2018, Việt Nam cũng chuyển đổi sang sử dụng vaccine 5
trong 1 ComBE Five cho trẻ em dưới một tuổi trên toàn quốc [4].
 Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung Trung Bộ dân số 1.489.279
người. Chương trình TCMR được triển khai 100% các xã trong toàn tỉnh, trong
đó ở 8 huyện miền núi có tình hình kinh tế và dân trí còn thấp, đường xá đi lại
rất khó khăn gây ảnh hưởng đến việc triển khai các chương trình y tế Quốc gia
nói chung và chương trình TCMR nói riêng. Chỉ tiêm chủng đầy đủ các huyện
miền núi còn thấp, tuy vậy nhưng ngành y tế toàn tỉnh đã thực hiện tiêm chủng
đầy đủ trong năm 2008, tỷ lệ BCG đạt 90,4%, tiêm chủng đầy đủ đạt 89,9%
[12].
 Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Dân số toàn huyện
có trên 23.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, chủ yếu
là người dân tộc CơTu sống bằng nghề nông. Công tác TCMR luôn đạt chỉ tiêu
trên 96% trong nhiều năm.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình TCMR trên thế giới



14
Theo nghiên cứu của Yihunie Lakew, Alemayhu Bekele và Sibhatu
Biadgilign năm 2015 đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phạm vi tiêm chủng
đầy đủ ở trẻ em từ 12-23 tháng tuổi ở Ethiopia cho kết quả: Tỷ lệ trẻ em được
tiêm chủng đầy đủ là 24,3%. Phạm vi tiêm chủng cụ thể cho ba liều DPT, ba liều
bệnh bại liệt, sởi và BCG lần lượt là 36,5%, 44,3%, 55,7% và 66,3%. Yếu tố có
ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng là các bà mẹ được kiểm tra trong vòng hai tháng
sau khi sinh, nhận thức của bà mẹ về chương trình trò chuyện cộng đồng về tiêm
chủng và bà mẹ giàu có thì tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao [22].
Theo nghiên cứu của Bruce Kpen năm 2017 đã đánh giá việc thực hành
chương trình tiêm chủng mở rộng tại Khu đô thị phía Bắc Kintampo cho kết quả
là chỉ có 26,4% người chăm sóc biết khi đứa trẻ được tiêm chủng đầu tiên, 91%
người chăm sóc biết lịch tiêm chủng chính xác; 98% trẻ em được chủng ngừa
BCG có sẹo, trong tổng số chủng ngừa bằng thẻ tiêm chủng, và 7,3% nhận được
liều không hợp lệ. Việc thất bại trong tiêm chủng trẻ em cũng là do người chăm
sóc không biết tiêm chủng là cần thiết, nơi tiêm chủng quá xa và mẹ quá bận
rộn, vì những ghi nhận lần lượt 26,1%, 13,0% và 13,0% [16].
Nghiên cứu của Anjani Kumar Srivastava, Gowri Shankar năm 2017 đã
làm một nghiên cứu về độ bao phủ của tiêm chủng mở rộng và các yếu tố quyết
định của trẻ dưới 5 tuổi cư trú trong khu vực thực hành đô thị của S. N. College,
Bagalkot, Karnataka, Ấn Độ cho kết quả là tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ
là 83%, tiêm chủng một phần là 16% và không được tiêm chủng là 1% trong đó
có 24,3% trẻ em dưới 12 tháng tuổi, 22,9% trẻ em 12-23 tháng và 52,6% trẻ em
được 24-60 tháng và 65,37% bà mẹ có thẻ tiêm chủng con của họ. Các yếu tố
liên quan đến sự thất bại trong tiêm chủng là thiếu nhận thức về lịch trình, tức là
41% trẻ em và sơ suất của cha mẹ và ông bà trong 32,5% [15].
Theo nghiên cứu của Faizan Haider, Khaqan Haider, Shams Ullah, Abid
Hussain Rizvi, Muhammad Sadiq Zia, Abeer Ashfaq năm 2018 đã khai thác tình
trạng và thói quen tiêm chủng mở rộng của trẻ em tại miền nam quận Pubjab

cho kết quả 35,59% trẻ em không được tiêm chủng, trong số đó có 61,11% đã


15
được tiêm phòng một phần trong khi số còn lại đã không nhận được vắc-xin nào
cả [19].
Nghiên cứu của Yu Hu, Ying Vương, Chen, Hui Liang và Chen Zhiping
năm 2018 đã nghiên cứu về phạm vi tiêm phòng sởi, yếu tố quyết định tiêm
phòng chậm và lý do không tiêm phòng ở trẻ em 24 - 35 tháng tuổi tại tỉnh Chiết
Giang, Trung Quốc và cho kết quả: Độ bao phủ chung là 96,9% cho liều vắc-xin
sởi đầu tiên và 93,9% cho liều vắc-xin sởi thứ hai. Độ bao phủ phù hợp với lứa
tuổi của liều vắc-xin sởi thứ nhất và liều thứ hai lần lượt là 76,6 và 68,2%. Các
hộ gia đình có nhiều hơn một đứa trẻ, những đứa trẻ không phải là người địa
phương có liên quan đến việc tiêm vắc-xin chậm trễ cho liều vắc-xin sởi thứ
nhất và thứ hai. Trẻ em sinh tại nhà, bà mẹ trẻ, nền giáo dục bà mẹ thấp, bà mẹ
có công việc cố định và thu nhập hộ gia đình thấp có liên quan đến việc tiêm
vắc-xin chậm cho liều vắc-xin sởi thứ hai [23].
Nghiên cứu của Didier K. Ekouevi,Fifonsi A. Gbeasor-Komlanvi,
Wendpouiré I. Zida-Compaore , Issifou Yaya, Amevegbé Boko, Essèboe
Sewu ,Anani Lory ,Nicolas Ndibu ,Yaovi Toke và Dadja E. Landoh năm 2018 đã
khảo sát tình trạng tiêm chủng không đầy đủ ở trẻ em 12 đến 23 tháng tuổi ở
Togo cho kết quả là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêm chủng không đầy đủ
đó là trẻ em có mẹ học trung học trở lên là 33%; khả năng tiêm chủng không
đầy đủ ở trẻ em giảm khi thu nhập của hộ gia đình tăng, những trẻ không có thẻ
tiêm chủng và những đứa trẻ có cha mẹ phải đi bộ nửa giờ đến một giờ để đến
trung tâm chăm sóc sức khỏe là 57% [18].
1.3.2. Tình hình TCMR ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn, Lê Quang Phong, Võ Viết Quang và
cộng sự (2013) đã đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh
cho trẻ dưới 1 tuổi cho kết quả: Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ đạt 82,8%; tỷ lệ

tiêm chủng lao đạt 99,2%; tỷ lệ tiêm DPT-VGB-HiB mũi 3 đạt 82,8%; tỷ lệ các
bà mẹ hiểu đúng lợi ích của tiêm chủng 78,2%. Yếu tố ảnh hưởng đến tiêm tỷ lệ
tiêm chủng là con của các bà mẹ là công chức, viên chức được tiêm chủng đầy


16
đủ nhiều hơn và con của các bà mẹ có trình độ trung học phổ thông trở lên được
tiêm chủng đầy đủ nhiều hơn [9].
Nghiên cứu của Dương Anh Dũng, Phạm Quang Thái, Hoàng Khải Lập
(2015) đã khảo sát thực trạng tiêm chủng, kiến thức, thái độ thực hành tiêm
chủng mở rộng tại 2 huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn cho kết quả: tỷ lệ tiêm
chủng các loại vaccine đạt 97,9%, tỷ lệ tiêm chủng UV2 đạt 99,4%, tỷ lệ tiêm
viêm gan B sơ sinh 26,0%; tỷ lệ tiêm phòng đúng lịch đạt 13,5%. Kết quả tiêm
phòng uốn ván cho các bà mẹ có thai đạt trên 80% [3].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân (2016) đã khảo sát thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông cho
kết quả: Tại thời điểm điều tra tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ qua các nguồn số liệu
(hỏi+phiếu+sổ) đạt 95,4%; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ dưới 1 tuổi
đạt tỷ lệ 55,0%; tỷ lệ tiêm BCG 99,1%; tỷ lệ tiêm sởi 96,3%; tỷ lệ tiêm VGB
liều sơ sinh 22,9 %; tỷ lệ UV2 cho bà mẹ 91,0%. Yếu tố ảnh hưởng đến tiêm tỷ
lệ tiêm chủng là gia đình bận không đi được 36,4% và bận việc gia đình là lý do
mẹ không đến tiêm chủng 25% [13].

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 1 tuổi tại huyện Nam Giang tỉnh
Quảng Nam trong năm 2019.
- Tiêu chí lựa chọn:
Gia đình có ít nhất một đứa con dưới 1 tuổi thường trú tại tại huyện Nam

Giang tỉnh Quảng Nam trong năm 2019 từ 12 tháng trở lên tính từ thời điểm
chọn mẫu.


17
- Tiêu chí loại trừ:
Gia đình không tham gia phỏng vấn (vắng nhà, từ chối hoặc không có khả
năng giao tiếp).
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
- Được tiến hành từ tháng 1/2019 đến hết tháng 7/2019.
- Thời gian tiến hành lấy số liệu: Tháng 3/2019 đến hết tháng 4/2019.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ta có:
Trong đó: n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu.
p: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ dựa trên đề
tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng
mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016” của tác giả Nguyễn
Thị Vân kết quả 95,4%.
z: Hệ số tin cậy, với khoảng tin cậy 95%, với c = 0,05.
Thay số vào công thức tính cỡ mẫu ta tính được cỡ mẫu nghiên cứu là 68.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi có những đơn vị mẫu không thể
tham gia nghiên cứu, ta tính thêm 10% hao hụt được cỡ mẫu n = 75, vì đây là
mẫu chùm 2 giai đoạn, nên nhân với hệ số thiết kế là 2 và sẽ có cỡ mẫu là 150.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu chùm 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Chọn 10 xã trong số 12 xã của huyện Nam Giang để tham
gia nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn với hình thức bốc
thăm ta được:


18
Danh sách chọn ngẫu nhiên 10 xã trong huyện Nam Giang:
+ Thị trấn Thạnh Mỹ
+ Xã Cà Dy
+ Xã Tà Bhing
+ Xã Chà Vài
+ Xã La Dêê
+ Xã La Êê
+ Xã Đắc Pree
+ Xã Đắc Pring
+ Xã ZuôiH
+ Xã Tà Pơơ
Số trẻ cần chọn ở mỗi xã là 150 : 10 = 15 trẻ
- Giai đoạn 2: Chọn đơn vị mẫu (hộ gia đình) trong chùm. Khung mẫu ở
mỗi chùm là danh sách trẻ từ 1 - 12 tháng của chùm đó. Tiến hành chọn đơn vị
mẫu theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên hệ thống cho đến khi đủ cỡ mẫu được
xác định cho mỗi chùm (15 trẻ từ 1 - 12 tháng). Trong trường hợp hộ gia đình
được chọn có đối tượng nghiên cứu nằm trong diện loại trừ, thì chọn các hộ tiếp
sau theo nguyên tắc gần nhất: Nhà liền nhà, cổng liền cổng, đi theo qui ước rẽ
tay phải.
2.5. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
ST
T
1


2

Biến số
Giới tính của trẻ
(Có 02 giá trị)
Tuổi của trẻ
(Có 04 giá trị)

Nội dung/ Định nghĩa
Biến số độc lập
1. Nam
2. Nữ
1. 0 – 3 tháng
2. 3 – 6 tháng
3. 6 – 9 tháng
4. 9 – 12 tháng

Phân loại
biến
Nhị phân

Danh mục


19
1. Không biết phải tiêm liều
tiếp theo
2. Không biết nơi tiêm, giờ
Lý do trẻ không đi tiêm

3

chủng hoặc tiêm chủng
không đầy đủ
(Có 07 giá trị)

4

Tuổi của người giám hộ
(Có 04 giá trị)

giám hộ
(Có 06 giá trị)

Trình độ học vấn của
6

chủng
4. Gia đình bận không đi

Danh mục

được
5. Trẻ ốm không đi tiêm

Nghề nghiệp của người
5

tiêm
3. Sợ tai biến sau tiêm


người giám hộ
(Có 05 giá trị)

6.
7.
1.
2.
3.
4.

chủng
Đợi lâu quá trẻ bỏ về
Khác
< 20
20 -29
30-39
≥ 40

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nông dân
Công nhân
Cán bộ công chức
Buôn bán

Ở nhà
Khác

1.
2.
3.
4.
5.

Mù chữ
Tốt nghiệp Tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
Tốt nghiệp Đại học – Sau

Danh mục

Danh mục

Thứ hạng

đại học
Mức kinh tế của người
7

8
9

giám hộ
(Có 03 giá trị)

Lợi ích của tiêm chủng
(Có 02 giá trị)
Hiểu đầy đủ 8 bệnh
trong

Chương

trình

1. Nghèo
2. Cận nghèo
3. Khá giả
1.
2.
1.
2.

Có biết
Không biết
Có biết
Không biết

Thứ hạng

Nhị phân
Nhị phân


20
TCMR

(Có 02 giá trị)
Biết đầy đủ lịch tiêm
10

chủng các loại vaccine

1. Có biết
2. Không biết

Nhị phân

1. Có biết
2. Không biết

Nhị phân

(Có 02 giá trị)
Biết đầy đủ các phản
11

ứng phụ sau tiêm chủng
(Có 02 giá trị)

12

13

14

15


16

17

18
19

Biến số phụ thuộc
Tình trạng tiêm vaccine
1. Đầy đủ
BCG
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine
1. Đầy đủ
Viêm gan B mũi 0
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine
1. Đầy đủ
Viêm gan B mũi 2
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine
1. Đầy đủ
Viêm gan B mũi 4
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine

1. Đầy đủ
DPT-VGB-HiB mũi 1
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine
1. Đầy đủ
DPT-VGB-HiB mũi 2
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine
1. Đầy đủ
DPT-VGB-HiB mũi 3
2. Không đầy đủ
(Có 02 giá trị)
Tình trạng tiêm vaccine 1. Đầy đủ
2. Không đầy đủ
OPV1

Nhị phân

Nhị phân

Nhị phân

Nhị phân

Nhị phân

Nhị phân


Nhị phân
Nhị phân


×