Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Giáo án hóa 11 chu de cacbon silic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.38 KB, 31 trang )

Tên chủ đề: CACBON-SILIC
Số tiết……………………………………………………………………………:
Ngày soạn:………………………………………………………………………
Tiết theo phân phối chương trình:………………………………………………
Tuần dạy: ………………………………………………………………………..
I. Nội dung chủ đề
Chủ đề Cacbon-Silic
Nội dung 1: Đơn chất Cacbon
Nội dung 2: Hợp chất của cacbon.
Nội dung 3: Silic và hợp chất của silic
Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp,
kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với
mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn học
sinh là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ
động sáng tạo.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
-Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, các dạng
thù hình của cacbon, tính chất vật lí ( cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng
dụng.
-Tính chất vật lí của CO và CO2
-Cacbon có tính phi kim yếu ( oxi hóa hidro và kim loại canxi...), tính khử
( khử oxi, oxit kim loại. Trong một số hợp chất , cacbon thường có số oxi hóa +2,
hoặc +4
- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại ) , CO2 là một oxit axit, có tính
oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C...)
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat ( nhiệt phân, tác dụng
với axit).
-Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hóa học.
-Các dạng thù hình của silic, tính chất vật lý, ứng dụng.




-Tính chất vật lí của SiO2
-Si có tính phi kim yếu ( oxi hóa một số kim loại ), tính khử( khử oxi, halogen,
tác dụng với dd NaOH). Trong một số hợ chất, Si thường có số oxi hóa -4 hoặc +4
-SiO2 là một oxit axit, đặc biệt tác dụng được với HF.
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit silicic.
-Ứng dụng của muối silicat.
2. Kĩ năng
-Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của C, CO, CO 2, muối
cacnonat.
-Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; Tính % khối lượng oxit
trong hỗn hợp phản ứng với Co; tính % thể tích Co và CO2 trong hỗn hợp khí.
-Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của Si, SiO2, H2SiO3
-Tính % khối lượng Si, SiO2, tác dụng với dd kiềm; Tính khí H2 khi cho Si tác
dụng với dd kiềm.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn
-Tính trật tự , suy luận logic
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
-Làm việc chăm chỉ, khách quan
-Nghiêm túc học tập, hứng thú với những kiến thức về thế giới vi mô
4. Định hướng năng lực hình thành
-Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ
đề


Các mức độ kiến thức
NỘI DUNG

Nhận biết
- Tính chất
vật lý, trạng
thái tự nhiên
ứng
dụng,
điều chế của
các đơn chất
cacbon, silic.

ĐƠN CHẤT
CACBON VÀ
SILIC

- So sánh
các dạng thù
hình
của
cacbon, silic.

Thông hiểu
- Xác định
và minh họa

các tính chất
hóa học đặc
trưng
của
cacbon và silic.

- Dự đoán
tính chất, kiểm
tra dự đoán và
kết luận về
tính chất của
cacbon, silic.

Giải
thích
các
hiện tượng
liên
quan
đến
thực
tiển.

- Giải thích
tính oxi hóa,
tính khử của
cacbon, silic.

- Sử dụng
cacbon, silic

có hiệu quả
trong thực tế.

- Bài tập
liên
quan
đến
tính
khử
của
cacbon.

- Giải được
các bài tập liên
quan
đến
cacbon, silic.

- Nhận biết
các
hiện
tượng
liên
quan
đến
cacbon, silic.
-Tính chất vật
lí của CO và
CO2
-Tính chất vật

lí của SiO2
HỢP CHẤT
CỦA
CACBON VÀ
SILIC

-Tính chất vật
lí của H2SiO3
-Ứng dụng
của muối
silicat
-SiO2 là một
oxit axit, đặc
biệt tác dụng
với HF

Vận
dụng cao

Vận dụng

-CO có tính
khử, CO2 có
tính oxi hóa
yếu và là một
oxit axit
-Tính chất
hóa học của
SiO2, H2SiO3,
muối silicat

. –Cách nhận
biết
muối
cacbonat bằng
phương pháp
hóa học

-Cách nhận
biết
muối
cacbonat
-Viết PTHH
minh họa tính
chất hóa học
Của CO, CO2,

muối
cacbonat
--Viết được
các PTHH thể
hiện tính chất
của SiO2 và
các
muối
silicat

-Tính
thành phần
%
khối

lượng oxit
kim
loại
trong hỗn
hợp
phản
ứng với CO
-Tính %
thể tích CO

CO2
trong hỗn
hợp khí
-Tính %
khối lượng
SiO2 trong
hỗn hợp

IV. Biên soạn các câu hỏi/bài tập theo bảng mô tả
1. Mức độ biết
Câu 1. Kim cương và than chì là các dạng
A. Đồng hình của cacbon

B. Đồng vị của cacbon

C. Thù hình của cacbon

D. Đông phân của cacbon



Câu 2. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau
A. 2C + Ca


→ CaC2

B. C + 2H2


→ CH4

C. C + CO2


→ 2CO

D. 3C + 4Al


→ Al4C3

Câu 3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng các nguyên tố nhóm cacbon có dạng?
A. ns2np4

B. ns2np2

C. ns2np3

D. ns2np1


Câu 4: Số oxi hoá cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. Ca2Si.

B. SiO2

C. SiH4

D. Mg2Si

Câu 5. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp?
o

A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO.

t
B. SiO2 + 2C → Si +

2CO.
o

C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si.

t
D. SiH4 → Si + 2H2.

2. Mức độ hiểu
Câu 1. Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit
axit đó là .
A. Cacbon đi oxit


B. Lưu huỳnh đioxit

C. Silic đioxit

D. Đinitơ pentaoxxit

Câu 2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau.
1
2
3
4
5
6
C
→
CO2 
→
Na2 CO3 
→
NaHCO3 
→
Na 2 CO3 
→
MgCO3 
→
Mg (HCO3 ) 2

Câu 3. Viết các PTHH xảy ra theo sơ đồ chuyển hóa sau
1
2

3
4
4
C
→
CO2 
→
Na2 CO3 
→
CO2 
→
CO 
→
Fe

Câu 4. Thuốc thử để phân biệt CO2 và SO2 là
A. Dung dịch Ca(OH)2

B. Dung dịch Ba(OH)2

C Dung dịch Br2 loãng

D. Dung dịch NaOH

Câu 5. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy xuất hiện
A. Kết tủa trắng, sau đó tan dần
B. Bọt khí và kết tủa trắng
C. Kết tủa trắng xuất hiện
D. Bọt khí bay ra



Câu 6. Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các
hoạt chất sau:
A. CuO và MnO2

C. CuO và than hoạt tính

B. CuO và MgO

D. Than hoạt tính

Câu 7: Lập các phương trình phản ứng sau đây:
a) H2SO4 đặc + C  SO2 +CO2 + ?
b) HNO3 đặc + C  NO2 +CO2 +?
c) CaO + C  CaC2 + CO
d) SiO2 + C  Si + CO
3. Mức độ vận dụng
Câu 1. Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100ml dung dịch kali hidroxit thì
kết tủa sẽ tan . Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 2. Có ba chất khí gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày
phương pháp hóa học ddeerr phân biệt từng khí. Viết PTHH minh họa.
Câu 3. Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO? Viết các

phương trình hóa học minh họa.
Câu 4. Để đót cháy 6.8g hỗn hợp X gồm hidro và cacbon monoxit cần 8,96 lit
oxi(đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn
hợp X .
Câu 5. Phân biệt ba chất khí CO2, SO2, N2 chứa trong ba bình riêng biệt bằng phương
pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 6. Cho 4,4g CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 150ml dung dịch NaOH 1M. Tinh khối
lượng những chất có trong dung dịch
4. Mức độ vận dụng cao.
Câu 1. Nung 52,65g CaCO3 ở 10000c và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết
vào 500ml dung dịch NaOH 1,8M. Hỏi thu được những muối nào? Khối lượng là bao
nhiêu? Biết rằng hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%
Câu 2. Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20g tác dụng với lượng dư dung dịch
NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lit khí hidro (đktc).


Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu,
biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%.
Câu 3. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn
gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam
kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,896 lít.

B. 1,120 lít.

C. 0,224 lít.

D. 0,448 lít.


Câu 5. Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,224 lít.
C. 0,112 lít.

B. 0,560 lít.
D. 0,448 lít.

V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập, Giấy A0, thẻ màu, bút lông, keo dán
-Thiết kế sẳn các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học
-Các đoạn phim thí nghiệm, phóng sự có liên quan
-Giáo án
2. Chuẩn bị của học sinh
-Chuẩn bị bài cũ.
-Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến bài học mới
VI. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết PTHH thực hiện các dãy chuyển hóa sau đây:
2
2
3
4
5
N2 
→
NO 

→
NO2 
→
HNO3 
→
NH 4 NO3 
→
NH 3

3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu:


- Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh
tham gia khám phá kiến thức mới
b. Phương thức tổ chức
-Phương pháp:Quan sát
-Cách thức hoạt động : GV chiếu đoạn video “ Phóng sự -nguy cơ ngộ độc
khí CO khi đun than” Sau đó đặt câu hỏi:
Em biết gì về khí CO?

/>Dự kiến sản phẩm: HS có thể trả lời tốt hoặc chưa tốt yêu cầu của GV. Từ đó
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 1: ĐƠN CHẤT CACBON
Hoạt động 1: Vị trí cấu hình electron nguyên tử
Mục tiêu:
Học sinh biết:
-Cấu hình electron nguyên tử của cacbon

-Vị trí của cacbon trong BTH
-Các số oxi hóa của cacbon
Kỹ năng:
-Viết được cấu hình electron nguyên tử của cacbon
-Xác định đượcc vị trí của cacbon tronng BTH
Phương thức
Phương pháp: Đàm thoai
Cách thức hoạt động:
-GV yêu cầu học sinh nhắc lại số electron của cacbon
-HS viết cấu hình electron nguyên tử, suy ra vị trí C trong BTH
-Tiếp theo GV cho HS quan sát BTH để kiểm chứng lại điều vừa xác định


I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
-Cacbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của BTH
-Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p2
-Các số oxi hóa của cacbon là -4, 0, +2, +4
Hoạt động 2: Tính chất vật lí. Trạng thái tự nhiên. Ứng dụng
Mục tiêu:
Học sinh biết:
-Cấu trúc các dạng thù hình của cacbon
-Tính chất vật lí của cacbon
-Trạng thái tự nhiên của cacbon
Kỹ năng
-Vận dụng những tính chất vật lý để giải các bài tập có liên quan
Phương thức:
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: Hoạt động riêng từng nhóm nhỏ ( tại chỗ ngồi)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4 có chứa các
thông tin về cacbon. Yêu cầu học sinh đọc thông tin rồi hoàn thành phiếu học tập số 1(

GV thiết kế một bảng “ Câm” để học sinh điền vào
Các hình dạng đặc thù của Cacbon
Cacbon (tiếng Latinh carbo có nghĩa là “than đá”) đã được phát hiện từ thời tiền sử
và đã được người cổ đại biết đến, họ đã sản xuất than bằng cách đốt các chất hữu cơ khi
không có đủ ôxy (làm than). Ba dạng được biết nhiều nhất là cacbon vô định hình, graphit và
kim cương. Một số thù hình kỳ dị khác cũng đã được tạo ra hay phát hiện ra, bao gồm các
fulleren, cacbon ống nano và lonsdaleit, ceraphit.
Kim cương là cứng nhất, nhưng graphit là một trong những vật liệu mềm nhất. Kim
cương là chất mài mòn siêu hạng, nhưng graphit là chất bôi trơn rất tốt. Kim cương là chất
cách điện tuyệt hảo, nhưng graphit là vật liệu dẫn điện. Kim cương thông thường là trong
suốt, nhưng graphit là mờ. Nhiều đặc điểm khác nhau như vậy nhưng kim cương và graphit
đều là dạng thù hình của một nguyên tố hoá học là cacbon. Không chỉ có hai dạng thù hình
trên, cacbon còn có một số dạng thù hình khác có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống.


Kim cương

Kim cương là khoáng vật có giá trị cao nhất trong hơn 3.000 mẫu khoáng vật mà con
người biết đến. Trong cấu trúc của kim cương mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử
khác theo kiểu tứ diện, tạo thành các lưới 3 chiều gồm các vòng 6 thành viên. Ngành công


nghiệp sử dụng kim cương có từ rất lâu vì tính chất cứng rắn của chúng. Vì là vật chất cứng
rắn nhất trong thiên nhiên, kim cương được dùng để đánh bóng, cắt mọi bề mặt, ngay cả một
viên kim cương khác. Các ngành công nghiệp thông thường dùng kim cương như làm mũi
khoan, lưỡi cưa hay bột mài. Một ứng dụng rất có triển vọng khác của kim cương là làm chất
bán dẫn: một số viên kim cương có màu xanh lam chính là chất bán dẫn thiên nhiên, trái
ngược với các loại kim cương có màu khác là những chất cách điện tốt. Những viên kim
cương nhân tạo dùng trong công nghiệp không phù hợp với việc làm trang sức nhưng có ưu
điểm là làm giảm giá thành sản phẩm.


Cấu trúc tinh thể kim cương


Graphite

Graphite hay than chì là một trong những chất mềm nhất. Trong than chì mỗi nguyên tử
được liên kết theo kiểu tam giác với 3 nguyên tử khác, tạo thành các lưới 2 chiều của các
vòng 6 thành viên ở dạng phẳng; các tấm phẳng này liên kết lỏng lẻo với nhau. Cacbon dưới
dạng than chì được sử dụng như là các thanh điều tiết nơtron trong các lò phản ứng hạt
nhân.
Graphite cacbon trong dạng bột, bánh được sử dụng như là than để đun nấu, bột màu trong
mỹ thuật và các sử dụng khác. Than chì trộn với đất sét được sử dụng làm ruột bút chì.

Kiến trúc của than chì


Cacbon vô định hình

Cacbon vô định hình là dạng thù hình tồn tại ở trạng thái phi tinh thể, không có quy luật
và giống như thủy tinh. Những dạng cacbon vô định hình có thể kể đến là: than hoạt tính
than muội, than củi. Trong các dạng đó than hoạt tính có ứng dụng rộng rãi hơn cả. Trong y
tế, than hoạt tính được sử dụng dưới dạng bột hay viên thuốc để hấp thụ các chất độc từ hệ
thống tiêu hóa hay trong các thiết bị thở, dùng làm khẩu trang, mặt nạ phòng độc. Trong
công nghiệp, than hoạt tính được dùng để lọc tạp chất trong các sản phẩm khác nhau như:
đường, các sản phẩm dược phẩm.

Than hoạt tính



Cacbon nano

Carbon nano được điều chế trong những năm 1994 gồm cacbon ống nano (Carbon
nanotube), fulleren là các dạng cacbon biến tính được phát hiện ra trong quá trình phóng


điện hồ quang giữa 2 điện cực than chì.

Fulleren
PHIẾU HỌC TẬP 1

Dạng thù

Cấu trúc

Tính chất vật lí

Ứng Dụng

hình
1. Kim
cương
2. Than
Chì
3.
Fuleren
4.
Cacbon
vô định
hình

Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ
Bước 3: Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ
GV tạo môi trường thuận lợi, thoải mái để HS nghiên cứu thông tin từ tài liệu,
đồng thời GV hướng dẫn học sinh dựa vào đặc điểm cấu trúc tinh thể của các dạng thù
hình để giải thích tại sao các kim cương và than chì có những tính chất vật lý trái
ngược nhau.
Bước 4: HS rút ra nhận xét: Màu sắc, cấu trúc, khả năng liên kết của chúng trong các
dạng thù hihnhf khác nhau để giải thích một số tính chất vật lí khác nhau của các dạng
thù hình.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh gias sản phẩm hoạt động của học sinh.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


Nguyên tố cacbon có một sô dạng thù hình là kim cương, than chì,
fuleren….Chúng khác nhau về tính chất vật lí
1. Kim cương
Kim cương là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt
kém.
Trong tinh thể kim cương mỗi nguyên tử cacbon liên kết với bốn nguyên tử
cacbon lân cận nằm trên các đỉnh của hình tứ diện điều bằng 4 liên kết coongjhoass trị
bền. Mỗi nguyên tử cacbon nằm ở đỉnh lại liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác. Do
cấu trúc này mà kim cương rất cứng . Là chất cứng nhất trong tất cả các chất.
2. Than chì
Than chì là chất tinh thể màu xám đen. Tinh thể than chì có cấu trúc lớp, mõi
nguyên tử cacbon liên kết cộng hóa trị với ban nguyên tử cacbon lân cận nằm ở đỉnh
của một tam giác điều
Các lớp lân cận liên kết với nhau bằng tương tác yếu, nên các lớp dễ tách khỏi
nahu.
Do có cấu trúc này mà than chì mềm, khi vạch trên giấy nó để lại vạch đen
gồm nhiều lớp tinh thể.

3. Feleren
Feleren gồm các phân tử C60, C70, ….Phân tử C60 có cấu trúc hình cầu rỗng,
gồm 32 măt, với 60 đỉnh là 60 nguyên tử cacbon.
Cacbon vô định hình: Các loại than điều chế nhận tạo như than gỗ,than xương,
than muội…..được gọi chung là cacbon vô định hình.
III.TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Trong tự nhiên, kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết.
Cacbon có trong các khoáng vật: Canxit (CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit
(CaCO3.MgCO3) và là thành phần chính của các loại than mỏ, dầu mỏ, khí thiên nhiên.
Nước ta có mỏ than antraxit lớn ở quảng ninh, một số mỏ than nhỏ hơn ở
Thanh Hóa, Nghệ An. Quảng Nam,…..

IV. ỨNG DỤNG
Kim cương được dùng làm đồ trang sực chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh,
làm bột mài.
Than chì được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt,
chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen.
Được dùng làm chất khử trong luyện kim
Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo…
Than muội được dùng làm chất độn cao su, để sản xuất mực in…
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
Mục tiêu:


Học sinh hiểu được:
-Cacbon có tính phi kim yếu ( oxi hóa hidro và kim loại ), tính khử( khử oxi,
oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa +2 hoặc +4
Kỹ năng:
Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của cacbon.
Phương thức

Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 2
PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Dựa vào cấu tạo nguyên tử và số oxi hóa của cacbon. Hãy dự đoán tính chất hóa
học cơ bản của Cacbon. Viết PTHH minh họa ( Lấy ví dụ với O2, ZnO, HNO3, H2, Al)
2. Cho biết điều kiện của các phản ứng . Xác định số OXH thay đổi của Cacbon.
3. Cho biết đặc điểm phản ứng của cacbon với O2 . Liên hệ thực tế
Bước 2: HS hoạt động nhóm, nghiên cứu tính chất hóa học của cacbon
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm:
GV đi đến các nhóm để giám sát hoạt động của các nhóm, hướng dẫn HS hoạt
động nhóm, Hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời những khó khăn vướng mắc của HS khi
nghiên cứu nội dung trong phiếu học tập.
Bước 4: HS trình bày, báo cáo sản phẩm:
GV yêu cấu các nhóm treo sản phẩm ( là nội dung các câu trả lời của phiếu
học tập), gọi 1 đại diện của một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. Sau đó chiếu bảng hoặc sơ đồ tổng
kết về tính chất hóa học của cacbon trên cơ sở PHT
V. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Trong các dạng tồn tại của cacbon, cacbon vô định hình hoạt động hơn cả về
mặt hóa học
Ở nhiệt độ thường cacbon khá trơ về mặt hóa học, khi đun nóng nó phản ứng
với nhiều chất
Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính khử và tính oxi hóa
1. Tính khử
a. Tác dụng với oxi
Cacbon cháy được trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt


0


+4

0

C +

t
O2 →
C O2

Ở nhiệt độ cao, cacbon lại khử được CO2 theo phản ứng
+4

0

+2

0

t
C + C O2 →
2C O

b. Tác dụng với hợp chất
Ở nhiệt độ cao cacbon khử được nhiều oxit, phản ứng được với nhiều chất oxi
hóa khác như HNO3 , H2SO4 đặc, KClO3
+5

0


+4

0

+4

t
C + 4 H N O3đ →
C O2 + 4 N O2 + 2 H 2 O

Thí dụ
2. Tính oxi hóa
a. Tác dụng với hidro

Ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác, C tác dụng với khí H2 tạo thành CH4
0

C + 2H 2

0

−4

, xt
t

→ CH 4

b. Tác dụng với kim loại

Ở nhiệt độ cao, C tác dụng với kim loại tao thành cacbua kim loại
0

0

0

−4

t
3C + 4 Al →
Al4 C 3 ( nhôm cacbua)

Hoạt động 4: Điều chế
Mục tiêu:
Học sinh hiểu phương pháp điều chế đơn chất cacbon
Kỹ năng:
Quan sát, tổng hợp và phân tích
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên
Phương thức
Phương pháp: thảo luận nhóm, quan sát
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV chiếu 2 đoạn video cho học sinh xem. Sau đó yêu cầu HS hoàn thành
phiếu học tập


2. Cận cảnh khai thác than
/>v=5AxEJfvkU-0&t=55s

1. Sự hình thành của kim cương

/>v=go27e_esQvo

PHIẾU HỌC TẬP 3
Hãy trình bày các phương pháp điều chế :
1. Kim cương nhân tạo
2. Than chì nhân tạo
3. Than cốc
4. Than mỏ
5. Than gỗ
6. Than muội
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
HS các nhóm quan sát 2 đoạn video kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa, trả
lời câu hỏi trong phiêu học tập.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Thông qua 2 video HS dễ dàng trả lời được than mỏ. Các loại than còn lại đã
có trình bày rất kỹ trong SGK.
Bước 4: HS nghiên cứu tài liệu, trao đổi, thảo luận và ghi vào giấy A0 sau đó các
nhóm dán giấy lên bảng.
Giáo viên gọi 1 nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
nội dung còn thiếu sót
Bước 5:Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động , sản phẩm của học sinh. Cung cấp
thêm một số thông tin thú vị về kim cương, than chì....
VI. ĐIỀU CHẾ


Kim cương nhân tạo được điều chế từ than chì, bằng cách nung than chì ở
khoảng 20000C, dưới áp suất 50 đến 100 nghìn atmotphe với chất xúc là sắt, crom hay
niken.
Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500-30000C
trong lò điện, không có mặt không khí.

Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ khoảng 10000C trong lò cốc,
không có không khí.
Than mỏ được khai thác trực trực tiếp từ các vỉa than nằm ở các độ sâu khác
nhau dưới mặt đất.
Than gỗ được tạo nên khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí.
0

t , xt
→ C + 2 H 2
Than muội được tạo nên khi nhiệt phân metan có chất xúc tác: CH 4 
Nội dung 2: HỢP CHẤT CỦA CACBON

Hoạt động 5: Hợp chất của cacbon
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được: Tính chất vật lí của CO và CO2.
Học sinh hiểu được: CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit
axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
Kỹ năng
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2
- Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO
và CO2 trong hỗn hợp khí.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: tổ chức học tập theo góc
Bước 1: Ổn định tổ chức.
Giới thiệu các góc và nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc ( 3 góc)
PHIẾU HỌC TẬP 1 ( Góc phân tích )
1. Khí CO và khí CO2 có những tính chất vật lí gì?
2. Trình bày tính chất hóa học của khí CO và CO2?

3. Nêu phương pháp điều chế CO và CO2


PHIẾU HỌC TẬP 2 ( Góc trải nghiệm)
Phiếu hướng dẫn thí nghiêm
TN1: Thổi CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, quan sát, nêu hiện tượng
xảy ra? Rút ra kết luận.
TN2: Sử dụng 3 ống nghiệm đựng dung dịch NaHCO3 ; cho dung dịch HCl vào
ống 1 và dung dịch NaOH vào ống 2; Ống 3 để nguyên ( đối chứng). Sau đó cho dung
dịch Ca(OH)2 vào lần lượt ống 2 và 3, quan sát hiện tượng và rút ra kết luận
PHIẾU HỌC TẬP 3 (Góc áp dụng)
1. Một trong những quá trình nào sau đây không sinh ra khí CO2
A. Quang hợp của cây xanh

B. Sản xuất vôi sống

C. Đốt cháy khí tự nhiên

D. Sản xuất thép

2. Suc 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối
thu được
Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và lựa chọn các góc. Mỗi góc thực hiện nhiệm
vụ trong 12 phút rồi luân phiên chuyển sang góc khác
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập.
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
GV hướng dẫn các tổ thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm. Hướng dẫn
HS báo cáo kết quả theo trình tự:
- Tổ 1 trình bày kết quả ở góc phân tích. Tổ 2,3 nhận xét, phản hồi.

- Tổ 2 trình bày kết quả ở góc trãi nghiệm. Tổ 1,3 nhận xét, phản hồi.
- Tổ 3 trình bày kết quả ở góc ứng dụng. Tổ 1,2 nhận xét, phản hồi.
Bước 4: Hs trình bày, báo cáo sản phẩm
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với
câu trả lời của tổ mình và đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh. HS ghi vở những
nội dung đã được GV kết luận và chốt lại.
A. CACBON MONOOXIT (CO)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ


-Cacbonmonooxit là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơn nhẹ hơn
không khí,
-Rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt.
-Khí CO rất độc.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Cacbon monoxit là oxit không tạo muối ( oxit trung bình)
CO không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường.
2. Tính khử.
a. Tác dụng với oxi.
+2

+4

o

t
2 C O + O2 
→ 2 C O2


b. Tác dụng với oxit kim loại sau nhôm
+2

o

t
Fe2O3 + 3 C O 
→ 2 Fe + 3CO2

III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Khí CO được điều chế bằng cách đun nóng axit fomic ( HCOOH) khi có mặt
H2SO4đặc
H SO

,t o

2
4d
HCOOH 
→ CO + H 2O

2. Trong công nghiệp
a. Phương pháp khí than ướt
-Cho hơi nước đi qua than nung đỏ: C + H2O

CO + H2

b. Phương pháp khí than khô ( khí lò gas )
o


-Thổi không khí qua than nung đỏ:

t
CO2 + C 
→ 2CO

B. CACBON ĐIOXIT
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Là khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.
-Tan không nhiều trong nước, dễ hóa lỏng.
-CO2 rắn gọi là nước đá khô, thăng hoa dùng làm chất tạo môi trường lạnh
không có hơi ẩm.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC


1. Cacbon đioxit không duy trì sự cháy, sự sống.
2. Cacbon dioxit là chất oxi hóa ở nhiệt độ cao:
+4

0

+2

t c
C O2 + C →
2C O

3. Cacbon đioxit là oxit axit
a. Tác dụng với nước.

CO2(k)+ H2O(l) H2CO3(dd)
b. Tác dụng với kiềm.
CO2 + NaOH→ NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH →Na2CO3 + H2O (2)
c. Tác dụng với oxit bazơ (kiềm)
CO2 + CaO → CaCO3
III. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
CO2 được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi
CaCO3 + 2 HCl 
→ CaCl2 + CO2 + H 2O

2. Trong công nghiệp
Khí CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than để cung cấp năng
lượng cho các quá trình sản xuất khác
Hoạt động 6: Axit cacbonic và muối cacbonat
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với
axit).
-Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit cacbonic
Kỹ năng
-Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của muối cacbonat.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ;
Phương thức


Phương pháp: Thảo luận nhóm

Cách thức hoạt động: GV sử dụng phương pháp mảnh ghép để tìm hiều nội dung này
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn . Giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập 1
PHIẾU HỌC TẬP 1
Học sinh đọc thông tin trong bảng sau và trả lời câu hỏi

Axit cacbonic
Axit cacbonic là một axit yếu dễ bay hơi với công thức hóa học là H2CO3. Axit cacbonic còn
được gọi là dihydrogen cacbonat hoặc kihydroxyketone. Đây là loại axit duy nhất được bài tiết
qua phổi dưới dạng khí. Axit cacbonic được tìm thấy tự nhiên trong máu, than đá, mưa axit,
nước biển, nước ngầm, núi lửa,..

Axit cacbonic được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm
Axit cacbonic có vai trò hòa tan đá vôi để tạo ra các đặc điểm địa chất như măng đá và nhũ
đá. Ngoài ra axit này còn tham gia nhiều vai trò khác:


Tham gia trao đổi khí trong máu



Là thành phần trong nước có ga



Điều trị viêm da dermatitide



Giúp gây ói mửa trong trường hợp ngộ độc




Làm sạch kính áp tròng

Câu hỏi 1: Từ phản ứng CO2 +

H2O

H2CO3. Em có nhận xét gì về tính

chất của H2CO3.
Câu hỏi 2: Viết phương trình điện li của H2CO3. Từ phương điện li hãy cho biết khả
năng tạo muối của H2CO3
Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập 2
PHIẾU HỌC TẬP 2
1.Muối cacbonat là gì? Có mấy loại muối cacbonat?


2. Nêu tính chất vật lí của NaHCO3 và Na2CO3
3. Điền thông tin vào bảng sau
Na2CO3

NaHCO3

Ghi

Tác dụng với dung dịch axit HCl

Tác dụng với dung dịch axit HCl


chú
Rút

Pt:…………………………………..

Pt:…………………………………..

ra
kết
luận

Tác dụng với dung dịch NaOH

Tác dụng với dung dịch NaOH

PT:………………………………..
Nhiệt phân

PT:………………………………..
Nhiệt phân

Pt:………………………………….
Pt:………………………………….
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Sau khi 2 nhóm đã hoàn thành nội dung phiếu học tập 1,2. GV yêu cầu 10HS
ở nhóm 1 đổi chỗ qua ngồi bên nhóm 2, đồng thời 10 HS ở nhóm 2 di chuyển qua
ngồi ở nhóm 1.
Sau đó GV phát cho mỗi nhóm 1 giấy A0 và yêu cầu cả 2 nhóm trả lời nội
dung sau:

Em biết gì về axit cacbonic và muối cacbonat?
Bước 4: HS trao đổi, thảo luận , chia sẽ thông tin và thống nhất kết quả. GV gọi đại
diện 2 nhóm lên báo cáo kết quả. Những HS khác lắng nghe, so sánh với câu trả lời
của tổ mình và đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS. Chiếu lên màn hình một vài ứng
dụng của muối cacbonat.
ỨNG DỤNG CỦA MAGIE CACBONAT
Dùng để làm đẹp


Magie cacbonat được sử dụng làm thành phần trong sản xuất mỹ phẩm, dùng
để tạo ra các loại phấn trang điểm, các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da. Ưu
điểm của nó là có độ hút ẩm nhẹ mồ hôi, giúp da mịn màng và mềm mại hơn,
sử dụng được trên các loại da thường đến da khô.



Trong nha khoa, Magie Cacbonat cùng với Hydro peroxid được trộn vào nhau
nhằm tạo ra một chất cao phủ, có tác dụng làm trắng răng và giúp bảo vệ mề
mặt men răng, bảo vệ răng trắng sáng.

Dùng trong thể thao
Magie cacbonat vẫn thường được gọi là phấn rôm, được sử dụng như một chất làm khô
mồ hôi tay, chống trơn cho các vận động viên cử tạ, các bộ môn thể dục dụng cụ, leo
núi,…


Phụ gia thực phẩm
Trong thực phẩm, magie cacbonat là một thành phần của hợp chất phụ gia được gọi là
E504, có tác dụng phụ được biết như là một thuốc nhuận trường nồng độ cao.Giúp giữ

màu trong chế biến thực phẩm
Trong sản xuất
Magnesi và các dạng khoáng sản của Magie Cacbonat được sử dụng dùng để sản xuất
magie kim loại, gạch chịu lửa, vật liệu chống cháy.
Các ứng dụng khác của Magie cacbonat như: là chất liệu phụ gia trong sản xuất vật liệu
cao su, chất dẻo, là chất hút ẩm, thuốc nhuận tràng.
Nguồn: />
C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. AXIT CACBONIC H2CO3
-Axit cacbonic là axit yếu kém bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O
-Trong dung dịch, axit này phân li 2 nấc
H2CO3  H+ + HCO3HCO3-  H+ + CO32II. MUỐI CACBONAT
1. Tính chất
Muối cacbonat (CO32-)

Tính chất
Tính tan
Tác dụng với
axit

Hầu hết đều không tan (Ttrù
muối của Na+, K+, NH4+)
Na2CO3 + 2 HCl → 2 NaCl + CO2 + H 2O
2−
3

+

CO + 2 H → CO2 + H 2 O


Muối hidrocacbonat (HCO3-)
Hầu hết đều tan
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H 2O
HCO3− + H + → CO2 + H 2O

Tác dụng với
dung dịch
kiềm

Na2CO3 + Ba (OH ) 2 → BaCO3 + 2 NaOH
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H 2O

Tác dụng với
một số muối

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2 NaCl Ba( HCO3 )2 + Na2 SO4 → BaSO4 + 2 NaHCO3


Phản ứng nhiệt
phân

Muối cacbonat không tan bị
nhiệt phân hủy:

Tất cả các muối hidrocacbonat bị nhiệt
phân hủy:

o

t

CaCO3 
→ CaO + CO2

o

t
NaHCO3 
→ Na2CO3 + CO2 + H 2O

Muối cacbonat không tan, tan
được trong CO2 và H2O:

CaCO3 + CO2 + H 2O → Ca ( HCO3 )2

2. Ứng dụng
Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột màu trắng nhẹ, được dùng làm
chất độn trong một số ngành công nghiệp
Natri cacbonat khan: được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt
Natri hidrocacbonat( NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm,
NaHCO3 còn được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày
Nội dung 3: SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
Hoạt động 7. Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được: Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên
tử, các dạng thù hình của silic
Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của silic
Kỹ năng
Xác định được vị trí của si trong BTH. Viết được cấu hình electron nguyên tử.
Bảo quản sử dụng hợp lí nguyên khoáng sản

Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu Hs quan sát hình ảnh các dạng thù hình của Si; các khoáng vật
chứa Si trong tự nhiên qua máy chiếu
Hs rút ra nhận xét: Màu sắc, cấu trúc, khả năng liên kết của chúng trong các
dạng thù hình khác nhau để giải thích một số tính chất khác nhau của các dạng thù
hình.
Bước 2: HS ngồi theo nhóm, quan sát,lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ


Bước 3: Dự kiến sản phẩm
Thông qua quan sát trong quá trình học sinh hoạt động nhóm GV kip thời phát
hiện khó khăn và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Bước 4: Gv gọi tổ 1 đại diện lên trình bày kết quả . yêu cầu tổ 2,3,4 quan sát sản
phẩm và lắng nghe phần trình bày của tổ bạn. Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 5: GV chiếu đáp án trên màn hình và kết luận chung về kết quả thực hiên nhiệm
vụ ở các tổ
A. SILIC
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
-Silic có các dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình
-Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim, có tính bán
dẫn, nóng chảy ở 14200C
-Silic vô định hình là chất bột màu nâu
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai, sau oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ
trái đất
Trong tự nhiên không có silic ở trạng thái tự do, mà chỉ gặp ở dạng hợp chất:
chủ yếu là silic ddioxxit; các khoáng vật silicat và aluminosilicat như cao lanh, mica,
thạch anh….

Hoạt động 8. Tính chất hóa học
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được:
-Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu.
-Ở nhiệt độ cao, tác dụng với nhiều chất ( oxi, cacbon, dung dịch NaOH,
Magie)
Kỹ năng
-Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính chất của silic
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm


Cách thức hoạt động: Sử dụng kỹ thuật dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật mãnh
ghép
Bước 1: GV đàm thoại
GV yêu cầu HS cho biết các mức oxi hóa có thể có của Si
HS : Các mức OXH của Si : -4, 0, +4
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: Nghiên cứu tính chất hóa học của Si
PHIẾU HỌC TẬP
A..Nội dung thảo luận
1. Dựa vào cấu tạo nguyên tử và số OXH của Si, hãy dự đoán tính chất hóa học cơ
bản của Si. Viết các PTHH minh họa ( Lấy ví dụ với O2, F2, NaOH, Al).
2. Cho biết điều kện của các phản ứng. Xác định sô OXH thay đổi của Si.
B. Chuẩn bị nội dung chia sẽ ở nhóm mãnh ghép.
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của Si . Dẫn ra những phản ứng để chứng
minh.
Bước 2: Hoạt động nhóm
HS hoạt động theo nhóm. GV đi đến các nhóm để giám sát hoạt động các
nhóm, hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, giám sát thời gian và điều khiển học sinh

chuyển nhóm.
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm, phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS để kịp
thời giúp đỡ
Bước 4: Thảo luận chung
Gv cho các nhóm treo sản phẩm là nội dung các câu trả lời phiếu học tập lên
bảng,gọi một đại diện của một nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. Chiếu bảng hoặc sơ
đồ tổng kết về tính chất hóa học Si trên cơ sở Phiếu học tập của học sinh
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Số oxi hóa: -4, 0, +2, +4.
1. Tính khử
a. Tác dụng với phi kim
-Với halogen và oxi: F2 ở điều kiện thường, các halogen còn lại và oxi khi đun
nóng:


+4

0

Si + 2 F2 
→ Si F4
0

(Silic tetraflorua)

+4

o


t
Si + O2 
→ Si O2

(Silic đioxit)

-Với C, N, S ở nhiệt độ rất cao
b. Tác dụng vơi hợp chất
+4

0

Si + 2 NaOH + H 2O 
→ Na2 Si O3 + 2 H 2 ↑

2. Tính oxi hóa
Tác dụng với các kim loại hoạt động ở nhiệt độ cao: Ca, Mg, Fe  silixua kim
loại
0

o

−4

t
Si + 2Mg 
→ Mg 2 Si

(Magie xilixua)


Hoạt động 9. Ứng dụng và điều chế
GV yêu cầu các nhóm HS trình chiếu hình ảnh sưu tầm được . Sau đó GV cho
HS quan sát thêm các hình ảnh ứng dụng của Si trong thực tế GV sưu tầm được.
IV. ỨNG DỤNG
-Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn, dùng trong kỹ thuật vô tuyến và điện
tử….
-Trong luyện kim, silic được dùng để tách oxi ra khỏi kim loại nóng chảy…
V. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Đốt cháy một hỗn hợp gồm bột magie và cát nghiền mịn
0

t C
SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO.

2. Trong công nghiệp
Dùng than cốc khử silic ddioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao
0

t C
SiO2 + 2C → Si + 2CO

Hoạt động 10. Hợp chất của Silic
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được:
-Tính chất vật lí ( cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hóa học của SiO2



×