Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.54 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2019

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ
THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2008 - 2025

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................1
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:.....................1
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................2
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................5
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu.......................................................................6
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................6
1.2.2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu:.....................................................................7
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................8
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................8
1.2.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu:...............................................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ..............................................10
2.1. Rau hữu cơ và các mô hình sản xuất rau hữu cơ.........................................10
2.1.1. Rau hữu cơ và sản xuất rau hữu cơ................................................................10


2.1.2. Các mô hình sản xuất rau hữu cơ...................................................................12
2.2. Đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã................13
2.2.1. Một số khái niệm...........................................................................................13
2.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ................14
2.2.3. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp
tác xã

................................................................................................................... 15

2.2.4. Nội dung đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã......17
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất rau
hữu cơ theo mô hình hợp tác xã...............................................................................19
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô
hình hợp tác xã........................................................................................................20
2.3. Kinh nghiệm đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp
tác xã ở các địa phương khác................................................................................25
2.3.1. Tình hình phát triển sản xuất rau hữu cơ trên cả nước...................................25


2.3.2. Kinh nghiệm đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở một số địa phương......27
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội...................................................................29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU
HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2018.......................................................................30
3.1. Vài nét về đặc điểm của Hà Nội ảnh hưởng đến sản xuất rau hữu cơ........30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................31
3.1.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sản
xuất rau hữu cơ........................................................................................................32
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác

xã ở Hà Nội giai đoạn 2008 – 2018.......................................................................33
3.2.1. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội....................33
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà
Nội và ứng dụng mô hình toán để đánh giá.............................................................34
3.2.3. Nội dung đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã......50
3.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo
mô hình hợp tác xã ở Hà Nội................................................................................65
3.3.1. Quản lý chung của nhà nước – chính quyền địa phương...............................65
3.3.2. Quản lý của hợp tác xã..................................................................................68
3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô
hình hợp tác xã trong thời gian qua.....................................................................70
3.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................................70
3.4.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân:.............................................................72
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2019 – 2025.....................................76
4.1. Định hướng đầu tư phát triển mô hình HTX sản xuất RHC trên địa
bàn Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025........................................................................76
4.2. Phân tích SWOT về đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội........78
4.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước – chính quyền địa phương...................79
4.4. Một số giải pháp cho các hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ...........................82
KẾT LUẬN............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Kí hiệu
BVTV
CTHC
DN
ĐTPT
FSMA

Giải nghĩa

Bảo vệ thực vật
Canh tác hữu cơ
Doanh nghiệp
Đầu tư phát triển
Food Safety Modernization Act

GAP

Đạo luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm
Good Agricultural Practices

GPS

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
Global Positioning System

GTNT
HĐQT
HTX
IPM

Hệ thống Định vị Toàn cầu
Giao thông nông thôn
Hội đồng quản trị
Hợp tác xã
Integrated pest management

KTXH
MTV
NHTM

NNHC
NSNN
PGS

Quản lý dịch hại tổng hợp
Kinh tế xã hội
Một thành viên
Ngân hàng thương mại
Nông nghiệp hữu cơ
Ngân sách nhà nước
Participatory Guarantee System

QR code

Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia
Quick Response code

RHC
TNHH
TXNG

Mã phản hồi nhanh
Rau hữu cơ
Trách nhiệm hữu hạn
Truy xuất nguồn gốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam...................................11
Bảng 2.2: Quy trình triển khai Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS).................24

Bảng 3.1: Các nhân tố và biến quan sát về quyết định tiêu dùng rau hữu cơ...........39
Bảng 3.2: Kết quả phân tích tần số số thành viên trong gia đình.............................39
Bảng 3.3: Kết quả phân tích tần số mức thu nhập...................................................40
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s cho quyết định tiêu dùng RHC
................................................................................................................................. 41
Bảng 3.5: Các nhân tố mới ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RHC của cư
dân Hà Nội..............................................................................................................42
Bảng 3.6: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X1................................................42
Bảng 3.7: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X1...........................................42
Bảng 3.8: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X1lần 2........................................43
Bảng 3.9: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X1lần 2...................................43
Bảng 3.10: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X2..............................................44
Bảng 3.11: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X2.........................................44
Bảng 3.12: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X3..............................................44
Bảng 3.13: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X3.........................................45
Bảng 3.14: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X4..............................................45
Bảng 3.15: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X4.........................................45
Bảng 3.16: Chỉ số Cronbach’s Alpha của nhân tố X5..............................................46
Bảng 3.17: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố X5.........................................46
Bảng 3.18: Các hệ số hồi quy của Quyết định tiêu dùng RHC................................47
Bảng 3.19: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của Quyết định tiêu dùng RHC
................................................................................................................................. 47
Bảng 3.20: Bảng phân tích phương sai ANOVA của Quyết định tiêu dùng RHC
................................................................................................................................. 47
Bảng 3.21: Các hệ số hồi quy của Quyết định tiêu dùng RHC................................48
Bảng 3.22: Nguồn kinh phí xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội từ 2016
- 2018...................................................................................................................... 51


Bảng 3.23: Tình hình đầu tư vào đường giao thông tại thành phố Hà Nội...............52

Bảng 3.24: Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư xây dựng giao thông nông thôn huyện
Ba Vì 2010-2017.....................................................................................................52
Bảng 3.25: Hệ thống giao thông huyện Ba Vì.........................................................53
Bảng 3.26: Kinh phí cải tạo, sửa chữa hệ thống thủy lợi của TP Hà Nội................54
từ 2008-2018...........................................................................................................54
Bảng 3.27: Giá một số loại hạt giống hữu cơ nhập khẩu.........................................55
Bảng 3.28: Mức hỗ trợ lao động nông thôn tại Hà Nội............................................58
Bảng 3.29: Diện tích canh tác rau hữu cơ của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp
Đan Phượng............................................................................................................. 59
Bảng 3.30: Số doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình của Trung tâm
Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội...............................................................62
Bảng 3.31: Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động đầu tư phát triển rau hữu cơ Hà Nội
................................................................................................................................. 66
Bảng 3.32: Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội từ 2009 – 2016..................................70
Bảng 3.33: Hiệu quả kinh tế của một số RHC so với rau thông thường ở HTX
Thanh Xuân – Sóc Sơn............................................................................................71
Bảng 4.1: Ma trận SWOT về đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ ở Hà Nội.........78

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bổ địa điểm mua rau của người dân..............................40


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Rau hữu cơ là sản phẩm chủ lực của nền nông nghiệp hữu cơ thế giới – nền


nông nghiệp hướng tới hệ thống canh tác bền vững về mặt môi trường và kinh tế,
với sự nhấn mạnh vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương và
sử dụng tối thiểu đầu vào.
Sản xuất rau hữu cơ bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và đã trải qua nhiều
giai đoạn, bao gồm Hữu cơ 1.0, Hữu cơ 2.0 và Hữu cơ 3.0 (đang được phát triển).
Hữu cơ 1.0 là giai đoạn hình thành ý tưởng, tầm nhìn về NNHC của những người
tiên phong. Hữu cơ 2.0 là thời kỳ tăng trưởng và tiếp thị các sản phẩm hữu cơ. Cuối
cùng, Hữu cơ 3.0 tập trung giải quyết những thách thức trong tương lai và nhằm vào
việc mở rộng sản xuất rau hữu cơ trên phạm vi toàn cầu. Từ những năm 1970, các
sản phẩm hữu cơ đã được bán rộng rãi trên phạm vi toàn cầu và các tiêu chuẩn sản
xuất được thực thi theo pháp luật để mang lại lợi ích cho người sản xuất và người
tiêu dùng.
Đối với việc phát triển sản xuất rau nói chung, có rất nhiều công trình nghiên
cứu từ trước tới nay, song chỉ tập trung chủ yếu vào đối tượng là rau an toàn. “Rau
hữu cơ” không còn xa lạ với các nước, nhóm nước phát triển, trình độ dân trí cao
như Mỹ, EU, Nhật Bản… hay những nước mà có tỷ trọng nông nghiệp trong GDP
cao như Ấn Độ, Nepal... Tuy nhiên “ rau hữu cơ” lại là một đối tượng nghiên cứu
tương đối mới ở Việt Nam, nó chỉ thực sự được quan tâm khi sản xuất rau an toàn
chưa đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và cải tạo hệ sinh thái
nông nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu trước nay đều nhỏ lẻ, mới chỉ giới thiệu về
các mô hình NNHC hoặc mô phỏng thực trạng tiêu thụ rau hữu cơ trên thị trường
mà chưa có công trình nào tập trung vào vấn đề đầu tư phát triển sản xuất RHC. Vì
vậy, chủ đề này cần được quan tâm, đào sâu phân tích để từ đó đưa ra các giải pháp
thiết thực, nhằm phát triển hoạt động đầu tư sản xuất rau hữu cơ ở Việt Nam một
cách bền vững. Dưới đây là một số công trình ít nhiều có liên quan đến định hướng
nghiên cứu về đầu tư phát triển sản xuất RHC, có ý nghĩa quan trọng để nhóm tác


2
giả kế thừa chọn lọc những cơ sở lý luận liên quan đến đầu tư phát triển sản xuất

RHC trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu “Organic farming of vegetables: Prospects and Scenario”
(Triển vọng và kịch bản sản xuất rau hữu cơ), Rahul Kumar và cộng sự, 2017.
Nghiên cứu đã nhận định vai trò của canh tác hữu cơ cũng như sản xuất rau hữu cơ
ở Ấn Độ khi cho rằng canh tác hữu cơ hiện đã được công nhận là sự thay thế hiệu
quả nhất cho nông nghiệp thông thường. Thành công tương đối cao của canh tác
hữu cơ ở một số quốc gia là do nhận thức cao về nguyên nhân gây ra các vấn đề sức
khỏe là việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm, tác động xấu của suy
thoái môi trường. Cụ thể, Ấn Độ có tiềm năng trở thành một quốc gia sản xuất hữu
cơ lớn nhu cầu quốc tế cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, các vùng khí hậu
nông nghiệp khác nhau để trồng nhiều loại RHC, phạm vi thị trường trong nước lớn
và trên hết là truyền thống lâu đời về canh tác và sinh hoạt thân thiện với môi
trường. Việc canh tác đã giúp Ấn Độ không chỉ sản xuất đủ lương thực cho tiêu
dùng mà còn tạo ra thặng dư cho xuất khẩu.
Nghiên cứu đã đề cập đến việc đầu tư sản xuất RHC có 2 mục tiêu song song
cần tập trung hướng tới: hệ thống sản xuất bền vững và thân thiện môi trường. Để
đạt được hai mục tiêu, nghiên cứu phát triển một số quy tắc và tiêu chuẩn phải được
tuân thủ nghiêm ngặt. Với dân số ngày càng tăng, nhu cầu về rau hữu cơ tăng và
lượng tài nguyên hữu cơ hạn chế, canh tác hữu cơ thuần túy tại Ấn Độ là không thể;
thay vào đó một số khu vực cụ thể có thể được chuyển hướng sang hữu cơ canh tác
xuất khẩu các loại cây rau chất lượng cao.
Nghiên cứu “Needs in Organic Vegetable Production Systems in Tropical
Countries With a Focus on Asia” (Nhu cầu về hệ thống sản xuất rau hữu cơ ở
các nước khí hậu nhiệt đới tập trung tại Châu Á), Peter Juroszek và cộng sự,
2008. Nghiên cứu cũng nhận định vai trò của sản xuất RHC khi chỉ ra rằng: hệ
thống sản xuất RHC được quản lý tốt có thể cung cấp thực phẩm an toàn và chế độ
ăn uống lành mạnh cho con người, trong khi ít gây hại cho môi trường và hiệu quả
hơn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống sản xuất



3
RHC được thực hiện ở các nước phát triển, chủ yếu trong điều kiện khí hậu ôn đới
hoặc cận nhiệt đới. Khó khăn của nông dân châu Á khi sản xuất RHC là phải vượt
qua những thách thức đáng kể người trồng hữu cơ trong khí hậu ôn đới hiếm khi
phải đối mặt,bao gồm thiếu giống phù hợp, lượng mưa lớn và sự hiện diện quanh
năm của sâu bệnh.
Nghiên cứu “Farmers’ Perception and Adaptation in Organic Vegetable
Production for Sustainable Livelihood in Chiang Mai Province” (Sự nhận thức
và thích ứng của nông dân khi sản xuất rau hữu cơ cho sinh kế bền vững ở tỉnh
Chiang Mai), Nathitakarn Pinthukas và cộng sự, 2015. Nghiên cứu này nhằm mục
đích chỉ ra những hạn chế của nông dân trong sản xuất RHC cũng như xác định
nhận thức của nông dân, khả năng thích ứng của họ khi chuyển từ canh tác rau
thông thường sang rau hữu cơ. Các phát hiện cho thấy một số nông dân ở khu vực
nghiên cứu đã có kinh nghiệm trước đây về sản xuất RHC, nghĩa là làm đất, hạt
giống rau, các loại cây trồng, phương pháp trồng, quản lý dinh dưỡng đất, quản lý
dịch hại, quản lý cỏ dại và thu hoạch. Những nhược điểm hoặc hạn chế trong việc
sản xuất RHC của nông dân vẫn còn là: nợ và thu nhập, hạn chế về thể chất và kiến
thức. Tuổi tác, trình độ học vấn, công cụ lao động đã đóng góp đáng kể vào nhận
thức của nông dân về sản xuất rau hữu cơ. Nghiên cứu cũng giúp lựa chọn và xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và sự thích ứng của nông dân đối với
việc trồng rau hữu cơ và điều tra xem liệu điều này có hỗ trợ phát triển sinh kế nông
dân bền vững trong khu vực nghiên cứu hay không.
Nghiên cứu “Adoption and extent of organic vegetable farming in
Mahasarakham province, Thailand” (Việc áp dụng và mức độ canh tác rau hữu
cơ ở tỉnh Mahasarakham, Thái Lan), Gopal B. Thapa và cộng sự, 2011. Nghiên
cứu này đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng canh tác hữu cơ cấp hộ
gia đình ở tỉnh Mahasarakham, Thái Lan. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy ảnh
hưởng đáng kể của một số yếu tố bao gồm vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong CTHC,
sự động viên của chính quyền địa phương, động lực của các thành viên cộng đồng

và nhóm nông dân khi tham gia đào tạo, sự hài lòng với giá của rau hữu cơ và
cường độ của dịch hại.


4
Nghiên cứu “Organics unpacked: The influence of packaging on the choice
for organic fruits and vegetables” (Ảnh hưởng của bao bì đến việc lựa chọn trái
cây và rau hữu cơ), Erica van Herpen và cộng sự, 2016. Nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng bao bì đóng gói rau hữu cơ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định tiêu dùng RHC của người dân châu Âu. Sau khi thử nghiệm để trần, không
đóng gói rau hữu cơ bằng hộp nhựa và túi nilon nữa, các siêu thị đã thu hút nhiều
người tới mua hơn, tăng doanh số bán hàng.
Nghiên cứu “Assessment of trace metals in five most-consumed vegetables
in the US: Conventional vs. organic” (Đánh giá dư lượng kim loại trong năm
loại rau được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ: rau thông thường so với rau hữu cơ),
Naila Hadayat và cộng sự, 2018. Các tác giả đã tiến hành đo lường nồng độ kim loại
nặng trên 5 loại rau mà người Mỹ hay ăn là: cà chua, cà rốt, rau diếp, khoa tây và
hành tây. Kết quả cho thấy RHC có nồng độ kim loại nặng thấp hơn rau thông
thường. Điều đó thể hiện rằng: chất lượng cũng là nhân tố quan trọng mà người sản
xuất phải lưu tâm khi sản xuất RHC.
Nghiên cứu “Subjective and objective knowledge as determinants of organic
vegetables consumption” (Kiến thức chủ quan và khách quan là yếu tố quyết
định việc tiêu thụ rau hữu cơ), Zuzanna Pieniak và cộng sự, 2010. Nghiên cứu này
điều tra sự liên kết giữa kiến thức chủ quan - khách quan của người tiêu dùng Bỉ và
thái độ của họ đối với rau hữu cơ. Nhìn chung, kiến thức chủ quan của người tiêu
dùng ở mức độ trung bình đến khá thấp mặc dù họ đã được thông báo rất rõ về thực
hành rau hữu cơ. Kiến thức chủ quan và thái độ được chứng minh là các yếu tố tác
động tương đối mạnh mẽ và liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ rau hữu cơ. Ngược
lại, kiến thức khách quan chỉ liên quan gián tiếp thông qua kiến thức chủ quan và
thái độ của người tiêu dùng với RHC. Các chiến dịch quảng bá nên tập trung vào

việc làm sao để nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm nhận biết RHC cho người
tiêu dùng.
Ngiên cứu “A computational approach for crop production of organic
vegetables” (Một cách tiếp cận có tính toán với sản xuất rau hữu cơ), Peng-Sheng
You và cộng sự, 2017. Nghiên cứu đã gợi ý các giải pháp phát triển sản xuất RHC


5
cho người nông dân ở Đài Loan: lập kế hoạch sản xuất RHC, biết luân canh loại rau
gì, sản lượng dự kiến và lịch thu hoạch cho một số loại rau trong vùng đất nông
nghiệp của mình.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam
Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô
hình sản xuất RHC tại một số địa phương ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”,
Nguyễn Thị Tú, 2018. Nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn
về ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất rau hữu cơ đến kinh tế xã hội và môi
trường (tập trung vào môi trường đất và nước) ở huyện Lương Sơn. Từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế góp phần phát triển và nhân rộng mô
hình RHC của địa phương, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ:
Trường hợp nghiên cứu tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội”, Ngô
Minh Hải và cộng sự, 2015. Nghiên cứu này xem xét hiệu quả kĩ thuật và các nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất rau hữu cơ. Bằng việc sử dụng mô
hình kinh tế lượng dựa trên hàm sản xuất Cobb - Douglas với dữ liệu thu thập ở 67
hộ sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, kết
quả chỉ ra rằng hiệu quả kĩ thuật bình quân trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu cơ
lần lượt là 62% và 89%. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kĩ thuật trong sản xuất
cà chua và cải bắp hữu cơ bao gồm mật độ giống, diện tích, phân bón, chi phí bảo
vệ thực vật và nước tưới. Trong khi đó, yếu tố gây ra sự phi hiệu quả bao gồm tuổi,
trình độ học vấn và số năm canh tác hữu cơ của chủ hộ. Việc mở rộng diện tích kết

hợp với điều chỉnh các yếu tố đầu vào dưới sự tuân thủ quy trình kĩ thuật sản xuất
có thể dẫn đến sự gia tăng năng suất trong sản xuất rau hữu cơ.
Luận văn “Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình”, Lưu Văn Huy, 2012. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và xác định được 5
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RHC là: Chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước; Quy hoạch vùng sản xuất RHC; Các điều kiện sản xuất RHC của hộ;
Trình độ của người sản xuất và Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Luận văn cũng đề


6
xuất ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất RHC tại huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình.
Khóa luận “Nghiên cứu mối liên kết “Bốn Nhà” trong sản xuất và tiêu thụ
rau hữu cơ tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”, Bùi Thị
Tươi, 2012. Nghiên cứu cho thấy các tác nhân tham gia liên kết “Bốn Nhà” trong
sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ, nội dung liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và
tiêu thụ. Nghiên cứu này đã mô tả khá đầy đủ thực trạng liên kết “Bốn Nhà” trong
sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ của xã Nhuận Trạch, qua đó cung cấp nhiều thông tin
giá trị làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ cho toàn huyện
Lương Sơn.
Luận văn “Nghiên cứu chuỗi giá trị giữa sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ
trong sản xuất rau hữu cơ ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc”, Nguyễn Thị
Tú, 2016. Nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng sản xuất rau hữu cơ của các mô hình
rau hữu cơ về diện tích, quy trình kĩ thuật, năng suất, sản lượng, giá thành sản
phẩm, các hình thức tổ chức, các kênh tiêu thụ sản phẩm. Từ đó chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng tới chuỗi liên kết sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ trong sản xuất rau hữu
cơ ở từng địa phương nghiên cứu. Nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị và đề xuất
những giải pháp nhằm nhân rộng mô hình rau hữu cơ ở nước ta.
Khóa luận “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các
hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội”,

Mai Thanh Nhàn, 2011. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 3 nhóm hộ có diện
tích sản xuất khác nhau, kết quả cho thấy nhóm hộ có diện tích sản xuất từ 2-3 sào
đạt hiệu quả cao hơn nhóm hộ nhỏ hơn 2 sào và nhóm hộ lớn hơn 3 sào. Hiệu quả
sản xuất có sự chênh lệnh do 2 yếu tố: sản lượng rau được bán theo giá rau hữu cơ
và giá bán rau của các nhóm (giá bán cho công ty cao gấp 2 lần bán lẻ tại chợ).
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như quy hoạch khu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ
tầng, xây dựng các chính sách, mở rộng tuyên truyền và tiêu thụ sản phẩm, tăng
cường hợp tác và liên kết bốn nhà trong sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ.
1.2.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu


7
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thay thế trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi chúng ta. Khi đời sống con người ngày một nâng cao thì yêu cầu về số lượng
và chất lượng của những thực phẩm thiết yếu cũng khắt khe hơn. Trong khi đó vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng báo động. Rau “bẩn” là thủ
phạm gây ra ngộ độc và nhiều bệnh khác. Thế nhưng, vẫn có nhiều người sản xuất,
kinh doanh bất chấp luật lệ, sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, những hóa chất
cấm dùng trong chế biến nông thủy sản nhằm trục lợi. Quy trình chế biến không
đảm bảo; môi trường bị nhiễm độc; dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi
để tưới rau đều là nguyên nhân làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây
bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định.
Nông nghiệp hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng với những lợi ích lâu
dài mà nó mang lại cần phải được phát triển và nhân rộng ở Việt Nam. Việc trồng
rau hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và đối với thiên nhiên. Nó không
những mang lại nhiều chất dinh dưỡng hơn những loại rau thông thường, không độc
hại cho sức khỏe con người mà nó còn là một nhân tố để bảo vệ môi trường. Gần

đây, trên phạm vi cả nước, đã có nhiều mô hình thực hiện canh tác nông nghiệp theo
hướng hữu cơ, phần nào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh thị
trường thực phẩm diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, phát triển sản xuất rau hữu cơ
trong điều kiện hiện nay là một thử thách không nhỏ khi người tiêu dùng Việt Nam
ngày càng mất lòng tin với các sản phẩm thực phẩm an toàn.
Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, thu hút nhiều
tầng lớp dân cư tới sinh sống và làm việc, dân số hiện nay đã lên tới 8 triệu người,
cầu về thực phẩm ngày càng lớn, là một thị trường rất tiềm năng cho việc tiêu thụ
rau hữu cơ. Tuy nhiên, số lượng rau hữu cơ cung cấp ra chỉ thỏa mãn một phần nhỏ
nhu cầu đó. Số lượng cơ sở sản xuất được rau hữu cơ lại càng khiêm tốn. Quỹ đất
rộng nhưng mới chỉ số ít hợp tác xã nông nghiệp và công ty dám đầu tư vào mô
hình này. Trước tình hình đó nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đầu tư
phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội” nhằm
giúp người nông dân tận dụng những điểm mạnh, nhận diện và từng bước tháo gỡ


8
những khó khăn, tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để việc sản xuất nông
nghiệp hữu cơ ở Hà Nội ngày một bền vững và phát triển.
1.2.2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết cũng như nhân tố thực tiễn ảnh hưởng tới hoạt
động đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình HTX, nhóm tác giả tiến
hành phân tích thực trạng đầu tư phát triển mô hình HTX sản xuất rau hữu cơ trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2018. Việc phân tích nhằm chỉ ra các
điểm mạnh, nhận diện và tìm hướng giải quyết các khó khăn khi các HTX nông
nghiệp ở Hà Nội tiến hành việc đầu tư sản xuất rau hữu cơ trong giai đoạn 2008 –
2018. Từ đó nhóm đề xuất một số giải pháp cho cả hai đối tượng: thành phố Hà Nội
và bản thân các HTX, nhằm góp phần thúc đẩy các HTX ở Hà Nội sản xuất rau hữu
cơ theo hướng có hiệu quả và bền vững hơn trong giai đoạn 2019 – 2025.

 Câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, Vì sao thành phố Hà Nội nên triển khai sản xuất rau hữu cơ theo mô hình
hợp tác xã?
Thứ hai, Thành phố Hà Nội đã và đang làm những gì để động viên, hỗ trợ bà con
nông dân thành lập và sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã?
Thứ ba, Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng RHC của cư dân Hà Nội
là gì?
Thứ tư Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển sản xuất
RHC của các HTX?
Thứ năm, Các HTX cần làm gì để phát huy những lợi thế và giải quyết các khó
khăn gặp phải khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển sản xuất RHC?
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Bao gồm những vấn đề liên quan đến hoạt động hỗ trợ, khuyến nông của TP Hà
Nội; hoạt động đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ của các HTX trên địa bàn Hà
Nội; các vấn đề liên quan đến việc phân phối, tiêu thụ rau hữu cơ của các nhà bán lẻ
và người tiêu dùng trên thị trường.


9
 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian: thời gian nghiên cứu thực trạng từ 2008 – 2018; thời gian đề xuất giải
pháp từ 2019 – 2025.
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu thứ cấp: nhóm tác giả chọn lọc, trích dẫn thông tin từ các bài
nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nước; từ các báo cáo của Sở Nông
nghiệp & PTNT Hà Nội, các tổ chức khuyến nông, UBND các quận, huyện, thị xã;
từ các bản dự án, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: nhóm tác giả đã đi thực tế đến các trang trại, vùng trồng
RHC trên địa bàn Hà Nội, tiến hành quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu các xã viên
ở các HTX về những thuận lợi và khó khăn khi họ tiến hành hoạt động đầu tư phát
triển sản xuất rau hữu cơ. Đồng thời, nhóm cũng phát phiếu điều tra và phỏng vấn
ngẫu nhiên 250 người mua rau sinh sống và làm việc ở Hà Nội về hành vi tiêu dùng
rau hữu cơ của họ.
 Phương pháp phân tích:
Thông tin được thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Một số biến
nhân trắc học mang thông tin chung sẽ được phân tích tần số. Các biến định lượng
còn lại được đưa vào hồi quy – tương quan.
1.2.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được kết cầu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô
hình hợp tác xã
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình
hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2018
Chương 4: Giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ
theo mô hình hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025


10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU HỮU CƠ THEO MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ
2.1. Rau hữu cơ và các mô hình sản xuất rau hữu cơ
2.1.1. Rau hữu cơ và sản xuất rau hữu cơ
 Rau hữu cơ
Rau hữu cơ là loại rau được canh tác trong điều kiện tự nhiên, không sử dụng
phân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng,

không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen.
Phân biệt rau hữu cơ với các loại rau khác:
- RHC đa phần đều có màu xanh hơi vàng, nó không xanh đậm như các loại
rau trồng bằng phân bón hóa học (màu xanh do dư đạm nitrat), màu xanh này chỉ
thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và hại cho sức khỏe người sử dụng.
- RHC có lá dày, ngắn, phiến lá cứng khỏe, các bộ phận phát triển cân đối,
không có dấu hiệu thân cây mập.
- RHC cầm nặng tay, thân giòn, không yếu xìu như các loại rau có sử dụng
phân hóa học và thuốc kích thích tăng trưởng, thân rắn chắc nhưng không bóng
mượt (vì không tích trữ quá nhiều nước trong thân).
- RHC lâu héo, rất dễ bảo quản, để ở nhiệt độ phòng vài ngày không hỏng,
không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh, rau bị héo phun nước vào là có thể hồi phục lại
trạng thái ban đầu.
- RHC ăn rất giòn, ngon, giữ được hương vị tự nhiên vì rau sinh trưởng tự
nhiên, dài ngày nên tích lũy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
 Sản xuất rau hữu cơ
Vai trò:
- Tạo sự cân bằng giữa trồng trọt và chăn nuôi gia súc; duy trì và bảo vệ tính
đa dạng di truyền sinh học.
- Bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên vì phế phẩm từ sản xuất rau hữu
cơ được tận dụng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi.
- Đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người: trước đây, việc tiếp xúc với thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học gây nguy cơ mắc một số bệnh da liễu và hô hấp. Từ


11
khi canh tác RHC, không sử dụng các loại thuốc trên nên người nông dân giảm
được rủi ro về sức khỏe; người tiêu dùng cũng an tâm khi sử dụng được rau sạch.
- Canh tác hữu cơ tác động tích cực đến nền kinh tế: trước mắt có thể giải
quyết vấn đề thất nghiệp của lao động nông thôn canh tác hữu cơ sử dụng sức người

tương đối lớn. Khi nhiều ngành công nghiệp sa thải người lao động, canh tác hữu cơ
lại tuyển dụng công nhân, nông dân. Nhiều vùng sản xuất RHC đã cho thấy hiệu
quả kinh tế vượt trội là của trồng RHC: doanh thu cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp
1.5-2 lần so với canh tác rau thông thường, là nguồn tạo ra thu nhập chính cho nhiều
nông hộ, giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn hiện nay.
- Canh tác hữu cơ bảo vệ tài nguyên đất, bảo toàn và cải thiện độ phì nhiêu của
đất, tăng khả năng giữ nước.Các nông trại hữu cơ đã giúp làm chậm biến đổi khí
hậu bằng việc trả lại đất lượng carbon và chất dinh dưỡng đã sử dụng cho cây; giảm
lượng khí nhà kính.
Nguyên tắc canh tác rau hữu cơ:
- Không trồng trên đất và nước bị ô nhiễm. Khu vực trồng phải cách xa bệnh
viện, khu công nghiệp, bãi rác, khu đang xây dựng.
- Không dùng thuốc BVTV hóa học, phải dùng các biện pháp tự nhiên, sinh
học.
- Không dùng phân bón hóa học, không dùng phân tươi bón cho rau.
- Không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng.
- Không sử dụng giống biến đổi gen.
Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam
VietGAP

Rau an toàn

Rau hữu cơ

Tính chất

Tự nguyện

Tự nguyện


Tự nguyện

Chứng nhận

Bởi một bên thứ 3

Bởi một bên thứ 3

Bởi một bên thứ 3

Logo


12
(nước ngoài)
Chứng nhận quy
trình
Cho phép truy
xuất nguồn gốc
Thủ tục chứng
nhận quy trình

Bắt buộc

Không bắt buộc

Bắt buộc




Không



64 điểm

Không

21 điểm

Diện tích tại HNDiện tích trồng
trên toàn quốc

2429 ha, 0.26% diện

TPHCM dưới

tích rau trên toàn

30%. Ở Hà Nội là

quốc.

5100ha vào năm

22ha được chứng nhận
PGS vào 2015.

2015.
(Nguồn: Các tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn tại Việt Nam)

2.1.2. Các mô hình sản xuất rau hữu cơ
Các loại hình sản xuất RHC gồm có: loại hình hộ gia đình; loại hình HTX; loại
hình doanh nghiệp (công ty tư nhân). Việc vận dụng các mô hình sản xuất có ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ rau hữu cơ sản xuất ra, tỷ lệ rau hữu cơ được tiêu thụ hay
tiêu thụ như thế nào.
- Loại hình hộ gia đình sản xuất được nhiều rau hữu cơ nhất nhưng khả năng
tiêu thụ lại thấp. Một là ở quy mô này, các hộ gia đình tận dụng mảnh vườn nhỏ hay
ban công, sân thượng để trồng rau cung cấp cho bữa ăn hằng ngày. Những vật dụng
đơn giản như thùng xốp, chậu nhựa, giá thể, bình tưới, hạt giống, phân bón ước tính
cho ban công 3 – 5m2 vào khoảng 200 đến 300 ngàn đồng cho một vụ rau ngắn
ngày 3 tháng. Vốn đầu tư bỏ ra không nhiều nhưng lợi ích đem lại khá lớn. Hai là
nông hộ có sản xuất rau theo hướng hữu cơ, bán ra thị trường nhưng sản lượng
không nhiều, lại không đủ điều kiện được cấp chứng nhận hữu cơ, cho nên sản
phẩm khó tiêu thụ trên thị trường, không mang lại hiệu quả kinh tế.
- Loại hình doanh nghiệp (công ty tư nhân) tham gia vào sản xuất RHC chưa
phổ biến vì các doanh nghiệp đi đầu về sản xuất sản phẩm hữu cơ hiện nay chưa
nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Nhà nước và chính quyền địa phương. Sự khuyến
khích, hỗ trợ mới chỉ dừng ở lời nói mà chưa có hành động cụ thể, thiết thực. So với
nông hộ hay HTX thì các doanh nghiệp có ưu thế về tài chính cũng như lao động
để tham gia sản xuất RHC, nhưng họ chưa mặn mà lắm. Trong chuỗi cung ứng


13
RHC, vai trò chủ đạo của họ chỉ ở khâu phân phối.
- Loại hình HTX là loại hình truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, là đầu
mối tham gia sản xuất và tiêu thụ RHC, hoạt động dựa trên những điều khoản thảo
thuận giữa các thành viên. Qua thời gian dài tồn tại của loại hình này, chúng ta thấy
rằng, nhờ có hoạt động của HTX, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt
động sản xuất RHC được cung cấp đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng, giúp
cho quá trình sản xuất bớt gánh nặng, chất lượng và khối lượng rau sau thu hoạch

cũng ngày một cao hơn. Ở các HTX sản xuất RHC, vấn đề của từng thành viên là
nguồn vốn, quỹ đất, công nghệ sản xuất và nhất là đầu ra cho sản phẩm, làm thế nào
để cạnh tranh được với rau canh tác thông thường hay rau trôi nổi không rõ nguồn
gốc ngoài chợ. Sự đầu tư vào các HTX sản xuất RHC nhìn chung vẫn chưa triệt để,
chưa khai thác hết lợi thế và tiềm năng sản xuất của nó. Việc đầu tư vào đối tượng
này còn khá khiêm tốn, chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt là công nghệ còn
chưa cao nên chưa cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn. Loại hình HTX chính
là đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
2.2. Đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã
2.2.1. Một số khái niệm
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại như tiền vốn, tài nguyên,
nhân lực… để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Loại đầu tư mang lại kết quả không
chỉ cho chủ đầu tư mà cho cả xã hội và nền kinh tế chính là đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong
hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới và
duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển..
Đầu tư phát triển là một phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó, quá trình đầu
tư làm gia tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Thông qua
hành vi đầu tư này, năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng gia
tăng. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn
lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao
gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem
xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính


14
đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia.
Đầu tư phát triển mô hình hợp tác xã sản xuất rau hữu cơ được hiểu là: người
nông dân sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động

trí tuệ để cải tạo đất, mua sắm hạt giống, cây con; các trang thiết bị, máy móc; cải
tiến công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm rau rủ quả chất lượng, an toàn cho
sức khỏe người sử dụng, theo tiêu chuẩn hữu cơ - organic. Đào tạo nguồn nhân lực
tại chỗ và có kế hoạch dài hạn nhằm nhận thức và áp dụng được các quy trình sản
xuất RHC vào mô hình tại địa phương.
2.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ
Đầu tư phát triển trong nông nghiệp nói chung và ở các mô hình hợp tác xã
sản xuất rau hữu cơ nói riêng đều mang một số điểm đặc thù của sản xuất nông
nghiệp, đó là:
Thứ nhất, sản xuất RHC phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết, có độ rủi ro
cao, kém ổn định:
Chu kì sản xuất kinh doanh rau hữu cơ thường dài vì cây trồng – vật nuôi cần
có thời gian nhất định để sinh trưởng, phát triển: rau ăn lá từ 40 -50 ngày, lúa từ
120-150 ngày, lợn thịt từ 200-250 ngày… RHC càng lâu được thu hoạch hơn vì
phát triển thuận tự nhiên, không được phép can thiệp tác nhân hóa học nên rất khó
trồng trái vụ. Mặt khác, khí hậu nước ta nóng ẩm, thời tiết thay đổi thất thường, tạo
điều kiện cho nhiều loại sâu hại phát triển, lũ lụt thiên tai thường xuyên xảy ra đe
dọa trực tiếp ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng nông sản. Sản lượng thấp, đầu
ra khó tiêu thụ làm cho doanh thu và tính sinh lời của ngành sản xuất rau hữu cơ
trong điều kiện hiện nay thường thấp hơn các ngành khác.
Thứ hai, đất đai là nguồn tư liệu bắt buộc trong sản xuất RHC:
Hoạt động sản xuất rau hữu cơ thường được diễn ra trên phạm vi không gian
rộng lớn (các khu đất, thửa ruộng, cánh đồng diện tích lên tới vài ha). Đây cũng là
đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không thể có sản xuất
RHC nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh
và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đất sản xuất RHC yêu cầu
là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp; cách xa đường quốc lộ, khu công nghiệp, bệnh viện,
nghĩa trang… để tránh những tác động xấu đến môi trường nước, không khí và



15
nhiệt độ; thân đất cao, thoát nước tốt và ít bị ảnh hưởng của hạn hán hoặc lũ lụt.
Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RHC nói
riêng phải duy trì và cải tạo chất đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
Thứ ba, vốn đầu tư ban đầu cho sản xuất RHC tương đối lớn, chi phí đi kèm
cũng khá cao:
Nền nông nghiệp nước ta đã có một thời gian đi theo mô hình tăng trưởng
chiều rộng, sử dụng nhiều vật tư, phân bón hóa học, nên việc thay đổi tập quán canh
tác cần một thời gian dài. Chuyển sang sản xuất hữu cơ gần như là làm lại từ đầu,
phải phân bổ vốn cho nhiều đầu việc: xác định vùng đất, nguồn nước tưới nào
không ô nhiễm; xây dựng nhà lưới, nhà kính trồng rau; cải tạo các con đường để
tiện cho việc đưa rau đi tiêu thụ.
Sản xuất RHC không đòi hỏi máy móc, công nghệ tối tân, không yêu cầu
nhiều nhân lực trình độ cao, và thực tế cho thấy ở các HTX có đến 90% là nông dân
địa phương. Họ có kinh nghiệm sản xuất cộng thêm sự cần cù, khéo léo nên nhiều
công đoạn không thể thiếu họ, đến vụ họ lại được thuê đến để làm các việc như:
trồng rau, nhổ cỏ, bắt sâu, sơ chế rau sau thu hoạch. Không mất tiền mua máy móc
hiện đại, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, nhưng mặt khác, chi phí bỏ ra để trả công
cho các lao động này cũng tương đối lớn.
2.2.3. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp
tác xã
 Vốn từ ngân sách nhà nước:
Vốn NSNN là nguồn vốn có ý nghĩa tiên phong, mở đường để thu hút các
nguồn vốn khác thông qua việc: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn đầu tư vào
nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước. Do đặc điểm của đầu tư trong nông
nghiệp nói chung và sản xuất RHC nói riêng là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc
không có khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên khó thu hút được các doanh nghiệp
vào lĩnh vực này. Vốn NSNN chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi, đường giao thông,
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông

dân. Theo cơ chế tài chính hỗ trợ hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020, ngân sách trung
ương sẽ hỗ trợ 100% kinh phí bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX bằng nguồn kinh


16
phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nguồn kinh phí hỗ
trợ thành lập mới HTX, đăng ký chuyển đổi theo quy định của Luật HTX do ngân
sách địa phương hỗ trợ 100% (trích Thông tư 340/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như sản xuất RHC, các HTX thường gặp
khó khi tiếp cận với nguồn vốn thương mại. Lúc này nguồn vốn tín dụng ĐTPT của
nhà nước có vai trò lớn trong việc hỗ trợ các HTX mở rộng quy mô sản xuất, tiếp
xúc với các nguồn vốn có ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ dài, từ đó họ
có thể yên tâm làm chủ mô hình sản xuất của mình. Điều này thể hiện nhà nước ta
rất khuyến khích các HTX thành lập và phát triển sản xuất nông nghiệp, đóng góp
cho kinh tế địa phương.
 Vốn tự có của dân cư và tư nhân:
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân đầu tư cho HTX sản xuất RHC gồm: phần tiết
kiệm của người dân địa phương, phần tích lũy của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
và hợp tác xã. Nó có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc
vào chủ nợ, hạn chế rủi ro tín dụng. Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến
nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho HTX thu được lợi nhuận cao hơn trong các
năm tiếp theo.
Nguồn vốn tư khu vực tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tuy
nguồn vốn thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước có khối lượng lớn nhưng chưa
được huy động triệt để vào đầu tư phát triển HTX sản xuất RHC. Một phần do đặc
thù của hoạt động đầu tư này chỉ đòi hỏi quy mô vốn nhỏ, nhưng mức độ tích tụ và
tập trung của các nguồn vốn lại nhỏ lẻ, nằm rải rác trong khu vực tư nhân, với số
lượng hộ gia đình và doanh nghiệp tương đối lớn, do đó không dễ dàng có thể tập
trung nguồn này dành cho đầu tư sản xuất RHC ở các HTX. Nguồn vốn này tuy quy

mô nhỏ lẻ, phân tán nhưng khi tập trung lại có khối lượng đáng kể giúp các nông hộ
thành viên và HTX chủ động trong kế hoạch đầu tư. Hiện nay nguồn vốn từ các tổ
chức tín dụng có xu hướng ngày càng gia tăng nhưng không thể phủ nhận vai trò
quan trọng của nguồn vốn từ dân cư và tư nhân.
Hiện nay, các HTX sản xuất RHC thường gặp trở ngại trong việc tiếp cận
nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại. Lý do vì họ không


17
đáp ứng được các điều kiện khắt khe về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh
cũng như kế hoạch trả nợ. Đa số phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ
các nguồn không chính thức với chi phí rất cao. Chính vì thế, nguồn vốn từ khu vực
tư nhân có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư tại các HTX sản xuất
RHC.
 Vốn tín dụng:
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất với các
doanh nghiệp, HTX hiên nay. Các HTX muốn sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân
hàng chấp nhận các điều kiện tín dụng, có tài sản thế chấp, chịu sự kiểm soát của
ngân hàng và phải trả lãi suất tiền vay (chi phí sử dụng vốn). Lãi suất này có thể
biến động phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường vốn trong từng thời kì.
Bên cạnh đó vốn tín dụng thương mại cũng rất phổ biến ở các cơ sở sản xuất,
kinh doanh RHC. Mối quan hệ làm ăn lâu năm đã hình thành quan hệ mua bán chịu,
tạo thuận lợi cho việc nhập các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như hạt giống, cây
con, nông cụ khi chưa có tiền trả ngay.
 Vốn từ nước ngoài:
Nguồn vốn nước ngoài đến từ Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ,
doanh nghiệp nước ngoài… Đi kèm với dòng vốn là việc hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn,
chuyển giao công nghệ hay đào tạo nâng cao trình độ nhân lực. Thu hút được nguồn
vốn này vào hoạt động đầu tư phát triển các HTX sản xuất RHC sẽ làm thay đổi
diện mạo của HTX, những công nghệ tiên tiến sẽ giúp gia tăng giá trị sản xuất, cải

thiện chất lượng nông sản đầu ra và nâng cao năng suất lao động tại địa phương.
2.2.4. Nội dung đầu tư phát triển sản xuất rau hữu cơ theo mô hình hợp tác xã
 Cải thiện cơ sở vật chất và tăng cường ứng dụng khoa học-kĩ thuật
Cơ cở vật chất là một trong những hạng mục đầu tư không thể thiếu của bất kì
dự án nào. Đối với dự án đầu tư phát triển mô hình sản xuất RHC chúng ta cần xác
định rõ quy mô và tổng mức đầu tư dành cho cơ sở vật chất là nhiều hay ít để có
hướng phát triển phù hợp. Với mô hình sản xuất trên diện tích hẹp trong nhà kính,
nhà lưới với mức đầu tư cao thì đòi hỏi đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ là chủ
yếu. Mô hình này sẽ cho năng suất cao, tránh được những bất lợi về thời tiết và có


18
thể trồng rau trái vụ. Còn với mô hình phát triển RHC đại trà ngoài đồng trên diện
rộng thì mức đầu tư vào cơ sở vật chất sẽ thấp hơn, nhiều nông dân có thể tham gia
và sản xuất được số lượng lớn tuy nhiên dễ bị tác động bởi thời tiết và không trồng
được rau trái vụ. Một số cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết đối với tất cả các loại mô
hình sản xuất RHC là: hệ thống thủy lợi – tưới tiêu, hệ thống đường giao thống
đường giao thông nông thôn (phục vụ vận tải, luân chuyển hàng hóa), vật tư nông
nghiệp…
Đứng trước những thách thức lớn về tăng dân số, biến đổi khí hậu, việc ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất RHC là rất cần thiết. Hiện nay nhiều nước
và khu vực thế giới cũng đã tập trung đầu tư vào công nghiệp cao, với sự tích hợp
của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, đến công nghệ sinh học,
chế biến, bảo quản… để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy khoa học công
nghệ cũng là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đầu tư.
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Để đổi mới phương pháp sản xuất theo hướng hiện đại, an toàn, bên cạnh kỹ
thuật, cơ sở vật chất thì nguồn nhân lực chất lượng vẫn luôn là yếu tố quan trọng để
thúc đẩy tiến trình. Thực tế, để phát triển mô hình sản xuất RHC công nghệ cao, cần
yếu tố nguồn vốn, tuy nhiên hoạt động ấy có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào

con người. Dù áp dụng máy móc công nghệ hiện đại tới đâu cũng cần đến sự điều
chỉnh và tác động của con người, vì vậy việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồn
nhân lực là cần thiết. Cần hướng tới việc xây dựng đội ngũ lao động trình độ cao và
các chuyên gia nhiều kinh nghiệm làm căn bản thúc đẩy cho việc tạo ra năng suất
cao hơn trong việc sản xuất RHC.
 Đầu tư xây dựng thương hiệu, marketing:
Quảng cáo có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ cơ sở sản xuất kinh
doanh nào. Dù sản phẩm nhắm đến khách hàng mục tiêu nào, hàng hóa thông
thường hay xa xỉ, việc quảng cáo sẽ giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng
hơn. Thông qua hoạt động quảng cáo, người tiêu dùng sẽ nắm bắt được những ưu
việt của các sản phẩm RHC về chất lượng, giá cả, hàm lượng dinh dưỡng… Quảng
cáo sẽ được thực hiện dựa vào những yếu tố như: giai đoạn phát triển của dự án,
khả năng tài chính, đặc điểm của khách hàng…


×