Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM tỷ lệ học SINH yếu kém môn vật lý THPT (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.11 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ HỌC SINH
YẾU KÉM MÔN VẬT LÝ THPT

Quảng xương, tháng 5 năm 2011


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ HỌC SINH
YẾU KÉM MÔN VẬT LÝ THPT

Môn: Vật Lý
Người thực hiện:

Đỗ Thị Mỹ

Chức vụ
: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương I

Quảng xương, tháng 5 năm 2011

2




MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém
2.Các giải pháp
2.1.Phân loại học sinh yếu kém và các biện pháp chung
2.2.Thực nghiệm dạy học sinh yếu môn vật lý lớp 12 ban cơ bản
2.2.1.Giúp học sinh tìm ra sự tương tự giữa các phần
a,Sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện từ
b,Sự tương tự giữa sóng cơ và sóng ánh sang
2.2.2.lựa chọn kiến thức để dạy cho phù hợp đối tượng
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1.Kếtquả
1.1.Về thái độ
1.2.Về kết quả kiểm tra
2.Bài học kinh nghiệm
3 Đề xuất
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
3
3
3
4
4
7
7

7
8
8
11
11
11
12
13
13
14
15

3


PHẦN MỞ ĐẦU
Một buổi sáng năm 2004 tôi nhận được một lá thư, tôi nhớ mãi không phải
nó là lá thư cuối cùng tôi nhận được qua đường bưu điện, mà vì đó là một lời tri
ân tới cô giáo của một em học sinh khi em đậu cao đẳng công nghiệp sau 2 năm
dùi mài kinh sử. Trong thư em viết: Em là một học sinh học lực yếu, một lần em
xung phong lên bảng làm được một bài tập vật lý trong SGK, tôi công bố trước
lớp em được 9 điểm kèm theo một lời động viên. Nếu em quyết tâm cố gắng em
sẽ không thua kém gì các bạn đâu. Câu nói đó đã theo em một thời gian em ôn
thi đại học và em có nói nó sẽ theo em mãi trong suốt cuộc đời. Đến bây giờ tôi
cũng vẫn chưa biết tác giả của bức thư nhưng kể từ đó tôi đã có cái nhìn khác, sự
quan tâm khác biệt hơn đối với đối tượng học sinh yếu kém. Đặc biệt trong
những năm gần đây thực hiện cuộc vận động "Hai không" của Bộ giáo dục và
đào tạo trường ta đã tập trung vào việc rà soát, đánh giá chất lượng thực của học
sinh và đã đưa ra kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém thì sự quan tâm của tôi
đến các em mới có đường nét và hiệu quả hơn.

Theo kết quả thi học kỳ 2 năm 2009 - 2010.
Điểm dưới TB môn lý: K10 :
25%; K11: 17%; K12: 12%.
Số học sinh yếu môn lý toàn trường khoảng hơn 300 em. Để đạt được tỷ lệ
100% học sinh đậu tốt nghiệp, kết quả thi đại học, cao đẳng xếp thứ 200 trong
toàn quốc và để làm được một trong những điều thể hiện trách nhiệm nghề
nghiệp, thể hiện tính nhân văn ta phải công phá vào mặt trận theo tôi đầy gian
nan và ít vinh quang này. Vì thế tìm hiểu nguyên nhân làm tăng tỷ lệ học sinh
yếu kém và các biện pháp làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Vật lý là đề tài
sẽ được trình bày trong SKKN này

NỘI DUNG
1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU
KÉM.

4


+. Do bệnh thành tích ở các cấp học, chỉ tiêu thi đua đè quá nặng lên giáo
viên, lên nhà trường.
+. Coi kiểm tra, coi thi chưa nghiêm túc: do trách nhiệm giáo viên chưa
cao hoặc do hình thức kiểm tra chưa phù hợp với điều kiện thực tế (1 bàn 4 em)
nên có những em không học vẫn điểm cao, vẫn được lên lớp dẫn đến tạo cho các
em tâm lý ỷ lại, chủ quan và cả khinh nhờn trong học tập.
+. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều
gia đình lo lao vào làm kinh tế không quản lý, quan tâm đến con cái. Trong khi
đó các loại hình vui chơi giải trí bùng nổ ở mọi nơi, mọi lúc đã đang đầu độc và
làm hao tổn bao nhiêu thời gian dành cho việc học tập của học sinh.
+. Điều kiện học tập của học sinh thời nay tốt hơn trước rất nhiều. Ngoài
SGK các em còn được trang bị khá nhiều loại sách tham khảo, sách học tốt, sách

nâng cao. Ngoài thời gian học ở trường các em còn học thêm, học kèm, một bộ
môn có em học đến 3 thầy cô. Phải chăng do bị "bội thực" từ các loại sách tham
khảo, từ các lớp học thêm triền miên mà các em mất dần khả năng tự học. Thực
tế cho thấy có những em không hề biết cách tự học và không bao giờ tự học.
+. Thói quen xin xỏ của các bậc phụ huynh: nhiều ông bố, bà mẹ biết con
mình học yếu vẫn cố gắng tìm đủ mọi cách để xin cho con, nếu đạt mục đích thì
hoan hỉ, nếu không thì quay lại nói xấu các thầy cô như: thầy cô không tâm lý,
không biết động viên cháu, thầy dạy khó hiểu...Và đôi lúc không phải chúng ta
sợ phương thức nói xấu mà do những mối quan hệ quá thân tình, do thương hại
học trò mà lý trí của chúng ta đã không chiến thắng được tình cảm.
+. Do hoàn cảnh khó khăn đột xuất hoặc gặp biến động về tình cảm.
+. Công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém trong các nhà trường chưa được
coi trọng như các công tác bồi dưỡng học sinh thi đại học và bồi dưỡng học sinh
giỏi.
2. CÁC GIẢI PHÁP.
2.1.Phân loại học sinh yếu và các biện pháp chung
Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu tôi phân loại như sau
loại:
+ Yếu do tố chất ban đầu (do bẩm sinh).
5


+ Yếu do lười nhác, không chịu học.
+ Yếu ở một thời điểm do hoàn cảnh trì níu, tác động.
Việc bồi dưỡng học sinh yếu được tiến hành ở:
+ Lớp chính khóa ban cơ bản học chương trình chuẩn.
+ Lớp chính khóa ban KHTN học chương trình nâng cao
+ Các lớp học theo yêu cầu.
+ Lớp bồi dưỡng đội tuyển tôi cũng đã có phương pháp bồi dưỡng cho các
em học sinh non hơn.

Dù ở đâu, với đối tượng nào thì việc đầu tiên người thầy cũng phải nắm
bắt được số lượng học sinh yếu kém ở mỗi lớp dạy. Nhớ tên và thân thuộc gương
mặt các em, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém.
- Với các lớp cơ bản nhất là cơ bản B, D đối tượng học sinh yếu nhiều ,để
giờ dạy có hiệu quả thì người thầy phải lựa chọn kiến thức và phương pháp phù
hợp để sát đối tượng chứ không máy móc bám vào 1 tài liệu nào cả. VD: Bài có
5 nội dung, nếu dạy cả 5 các em sẽ không hiểu gì cả vậy ta chỉ chọn 4 nội dung
trọng tâm, còn 1 nội dung giao cho các em đọc ở nhà hay tăng giờ để nói với các
em nếu thấy thực tế cần thiết. Hoặc phần chứng minh không bắt các em nhớ,
không cần giảng sâu mà quan trọng là cho các em nhớ công thức, biết tên các đại
lượng trong công thức, đơn vị đo cơ bản của các đại lượng đó và biết vận dụng
để làm bài tập. Hình thức này chúng ta đã được tập huấn năm ngoái và năm nay
sau đợt tập huấn về chuẩn KT - KN chúng tôi đã vận dụng một cách có tổ chức.
Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chúng tôi đã đưa ra một số bài để thảo
luận xem nên dạy nội dung gì? dạy như thế nào?
- Với các lớp nâng cao: ở các lớp này số lượng học sinh yếu rất ít VD năm
2010 - 2011 lớp 12T1: 3 em, 11T1: 3 em, 12T2: 6 em, 11T4: 4 em. Việc bồi dưỡng
học sinh yếu sẽ khó hơn và đặc thù hơn so với các lớp khác.
+ Với các em yếu kém về tư duy, năng lực hạn chế: tôi giành cho các em 1
số câu hỏi, 1 số hoạt động phù hợp để các em không thấy mình bị cô độc, bị bỏ
rơi, bị xa cách so với bạn bè.
* Chỉ cho các em từ cách làm bài, cách trình bày, cách tính toán.
* Cho các em thêm bài tập về nhà vừa phải.
6


* Hướng dẫn thật kỹ cho học sinh cách học bài và làm bài tập ở nhà.
VD: tôi yêu cầu các em phải có 1 bộ SGK ban cơ bản (ở bộ sách này kiến
thức đơn giản hơn). Trước khi làm bài tập các em phải đọc lại bài, lọc ra các
công thức, tên của các đại lượng trong công thức, đơn vị đo của chúng sau đó

làm bài tập cả 2 bộ sách (phải tự làm). Để tránh các em đối phó tôi không bắt các
em phải làm hết bài tập nhưng những bài không làm được phải chỉ rõ chỗ khó,
những điều không hiểu. Còn những bài đã làm trong vở bài tập mà lên bảng lại
không làm được thì khi đó bằng cử chỉ và ngôn ngữ tôi sẽ bộc lộ rõ rệt sự không
bằng lòng của mình với các em.
Qua đây tôi muốn rèn cho các em tính trung thực.
* Với đối tượng này các em thường ý thức được khả năng của mình do đó
tuyệt đối tránh chạm vào nỗi tủi hổ của các em, không làm các em thất vọng và
bi quan.
Khi giúp đỡ các em tôi cũng phải làm 1 cách rất tự nhiên và với nhiều đối
tượng, VD tôi đến 1 học sinh giỏi ra thêm bài tập cho em, hỏi em về các bài tập
khó, rồi đến các em học sinh yếu....để các em thấy mình không phải là những
trường hợp đặc biệt.
+ Với những em yếu về kiến thức kỹ năng: Do sự quản lý lỏng lẻo của gia
đình, do ham chơi, do lười nhác.
* Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh để quản lý và có chế độ,
kế hoạch bồi dưỡng kịp thời cho các em.
* Rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng sử dụng MTBT cho các em. VD: từ
bài tập SGK: thay đổi số liệu, thay đổi dữ liệu bắt các em làm.
* Yêu cầu các em về nhà phải nhớ, phải liệt kê các kiến thức liên quan đã
học.
* Giúp các em tìm ra sự tương tự giữa các phần trong chương trình để dễ
nhớ.
VD: . Sự tương tự giữa dao động điện, dao động cơ, dao động điện từ
. Sự tương tự giữa sóng cơ và sóng ánh sáng
. Chương 1 lớp 12 và chương 1 lớp 10

7



Với cả 2 đối tượng trên đều rất cần sự khích lệ, động viên kịp thời của các
thầy cô giáo. Các thầy cô hãy ghi nhận sự cố gắng của các em dù là nhỏ nhất.
Hãy tạo cho các em một niềm tin trong học tập.
+ Với học sinh yếu tạm thời ở một thời điểm do hoàn cảnh tác động. Ở lứa
tuổi các em rất dễ bị chấn động tâm lý do các yếu tố khách quan: gia đình, xã
hội, sức khỏe...ở đây các em rất cần sự giúp đỡ của các thầy cô không những về
tinh thần mà có thể cả về vật chất và ở đây hơn lúc nào hết cần ở thầy cô sự tinh
tế trong giao tiếp.
Khi phát hiện ra sự giảm sút trong học tập của các em giáo viên bộ môn
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu nguyên
nhân, phối kết hợp để có biện pháp giải quyết hữu hiệu đối với từng trường hợp
và sau đó thầy cô trợ giúp các em để các em lấp đầy những khoảng trống về kiến
thức.
2.2.Thực nghiêm dạy học sinh yếu môn Vật lý lớp 12 ban cơ bản
2.2.1.Giúp học sinh tìm ra sự tương tự giữa các phần
a,Sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện từ
+Về kiến thức: Các đại lượng biến thiên
Đại lượng cơ
Đại lượng điện

x
q

+

Dao động cơ
x’’+ ω 2x=0

+


k
Với ω =

v
i

m

+
+

x=Acos( ω t+ ϕ )
v=x’= - ω Asin( ω t+ ϕ )

+

1
1
1
W= kx2+ mv2= kA2
2
2
2

+Dao động sẽ tắt dần khi có ma sát
Độ giảm cơ năng bằng công của lực
ma sát

m
L


+

k
1/C

µ

F
u

R

Wt
WC


WL

Dao động điện
q’’+ ω 2q=0
1

+

Với ω = L
C

+
+


q=Q0cos( ω t+ ϕ )
i=q’= - ω Q0sin( ω t+ ϕ )

+

1 2
1 2 1 Q02
W= q /C+ Li =
2
2
2 C

+

Dao động sẽ tắt dần chủ yếu do có
điện trở thuần .Độ giảm năng lượng
điện từ bằng nhiệt lượng tỏa ra trên điện
8


trở R
+Muốn dao động không tắt dần có hai +Muốn dao động không tắt dần có hai
cách :
cách :
C1 .Truyền cho vật dao động một năng C1 .Truyền cho vật dao động một năng
lượng đúng bằng phần năng lượng bị
lượng đúng bằng phần năng lượng bị
mất đi sau mỗi chu kỳ ,khi đó dao
mất đi sau mỗi chu kỳ ,khi đó dao động

động của vật trở thành dao động duy
của vật trở thành dao động duy trì có
trì có tần số dao động riêng .Ví dụ :dao tần số dao động riêng .Ví dụ :dao động
động của quả lắc đồng hồ
của mạch LC trong máy phát dao động
điều hòa dùng Tranzito
C2.Tác dụng vào vật một ngoại lực
C2.Đặt vào mạch một hiệu điện thế biến
biến thiên tuần hoàn ,khi đó vật dao
động cưỡng bức với tần số bằng tần số thiên điều hòa khi đó dao động
Trong mạch LC dao động cưỡng bức
của ngoại lực
với tần số bằng tần số của hiệu điên thế
đặt vào mạch
Về bài tập
Do sự tương tự về kiến thức dẫn đến sự tương tự về bài tập.Có những dạng
bài tập tương tự sau:
Dạng 1.Bài tập liên quan đến biểu thức chu kỳ
Bài 1:Một con lắc lò xo có độ cứng k được treo thẳng đứng.Khi vật có khối
lượng m1 thì dao động điều hòa với chu kỳ T 1=0,3s .Khi vật có khối lượng m 2 thì
dao động với chu kỳ T2=0,4s.Tìm chu kỳ dao động của vật khi vật có khối lượng
m=m1+m2
Bài 2:Một mạch dao động lý tưởng gồm tụ điện có điện dung C và một cuộn
thuần cảm có độ tự cảm L.Nếu thay tụ C bằng tụ có điện dung C 1 thì mạch dao
động với chu kỳ T1=3.10 −6 s.Nếu thay tụ C bằng tụ có điện dung C2 thì mạch dao
động với chu kỳ T2=4.10 −6 .Tìm chu kỳ dao động của mạch khi thay tụ C bằng bộ
tụ gồm 2 tụ
C1 và C2 mắc song song với nhau
Dạng 2.Bài tập về phương trình dao động
Bài 1 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m và

một vật nặng có khối lượng m=100g được đặt nằm ngang.Đưa vật đến vị trí lò xo
giãn 4 cm rồi thả không vận tốc ban đầu để.Chọn trục ox nằm ngang gốc tọa độ ở
vị trí

9


cân bằng ,mốc thời gian khi thả vật .Viết phương trình dao động của vật,bỏ qua
ma sát
Bài 2 :Một mạch dao động LC có tụ điện 25pF và cuộn cảm 10 -4H.Biết ở thời
điểm ban đầu của dao động,cường độ dòng điện có giá trị cực đại bằng 40
mA.Tìm biểu thức của cường độ dòng điện và biểu thức hiệu điện thế giữa hai
bản của tụ điện
Dạng 3.Bài tập về đồ thị
Bài 1 :Một vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos ω t.Vẽ đồ thị của
x(t),của thế năng theo t và động năng theo t.Tìm chu kỳ biến đổi của động năng
và thế năng.Tìm khoảng thời gian bé nhất để động năng lại bằng thế năng
Bài 2 :Một mạch dao động có điện tích của tụ điện biến thiên điều hòa với
phương trình q=Q0cos ω t.Vẽ đồ thị của q theo t,của năng lượng điện trường và
năng lượng từ trường theo thời gian t.Tìm chu kỳ biến đổi của năng lượng điện
trường và năng lượng từ trường.Tìm khoảng thời gian bé nhất để năng lượng
điện trường lại bằng năng lượng từ trường
Bài 3 :
Một mạch dao động có đồ thị cường độ dòng điện phụ thuộc vào
thời gian như hình vẽ.Hãy lập phương trình của cường độ dòng điện trong mạch

(cm/s
0)))))
v
Bài 4: Một vật dao động điều hoà có độ thi 5π

vận tốc-thời gian như hình vẽ.
Lập phương trình của vận tốc và
phương trình dao động của vật

0,1

t(s)

10


Dạng 4.Bài tập về năng lượng
Bài 1 : Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m và một vật
nặng có khối lượng m=100g được đặt nằm ngang.Đưa vật đến vị trí lò xo giãn 4
cm rồi thả không vận tốc ban đầu.Tính cơ năng của vật,tìm vị trí của vật để động
năng bằng thế năng,bỏ qua ma sát.
Bài 2 :Một mạch dao động LC có tụ điện 25pF và cuộn cảm 10 -4H.Biết ở thời
điểm ban đầu của dao động,cường độ dòng điện có giá trị cực đại bằng 40
mA.Tính năng lương dao động điện từ của mạch.Khi năng lượng điện trường
bằng năng lượng từ trường thì điện tích trên tụ là bao nhiêu?
b,Sự tương tự giữa sóng cơ và sóng ánh sáng
+Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất theo thời
gian
Còn ánh sáng là sóng điện từ ,là sự lan truyền điện từ trường trong không gian
theo thời gian
+Giải thích kết quả thu được trong thí nghiệm của I Âng tương tự sự giải thích
về sự giao thoa của hai sóng trên mặt nước.Hai khe F1,F2 là hai nguồn kết
hợp,những vạch sáng trong thí nghiệm của I Âng ứng với gợn lồi trong giao thoa
sóng nước còn những vạch tối ứng với những đường đứng yên
+Về bài tập:

Công thức tính số đường cực đại trong vùng giao thoa:

 S1 S 2 
 *2+1
λ/2

n= 

 S1 S 2

+ 0,5 *2
λ/2


Công thức tính số đường không dao động trong vùng giao thoa:n= 
(S1,S2 là hai nguồn sóng kết hợp cùng pha)

 MN 
*2+1
 i 

Công thức tính số vân sáng

n= 

Công thức tính số vân tối

n= 

 MN


+ 0,5 *2
 i


2.2.2.Lựa chọn kiến thức để dạy cho phù hợp đối tượng
Ví dụ ở bài Sóng dừng ban cơ bản
11


+Gv đặt câu hỏi:Khi sóng biển truyền tới vách núi các em thấy có hiện
tượng gì xảy ra?
Vậy trên đường truyền của sóng khi gặp vật cản sóng sẽ bị phản xạ,sóng
tới và sóng phản xạ luôn cùng tần số với nhau
+Ta xét hai trường hợp :vật cản tự do và vật cản cố định gv cho học sinh
lấy ví dụ về vật cản tự do và vật cản cố định
+Cho học sinh ghi nhận :nếu vật cản cố định thì sóng phản xạ ngược pha
với sóng tới, nếu vật cản tự do sóng phản xạ cùng pha với sóng tới
+Gv làm thí nghiệm tạo sóng dừng với hai nút ở hai đầu cho học sinh quan
sát,chỉ cho hoc sinh thấy các điểm bụng và nút sóng.Sau khi quan sát học sinh
tìm được đặc điểm của bụng sóng và nút sóng
+Gv cho biết khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là λ /2,từ thí nghiệm
học sinh tìm khoảng cách giữa 2 bụng sóng,giữa nút sóng và bụng sóng
+Gv đưa ra điều kiện để có sóng dừng và từ thí nghiêm hoc sinh đưa ra
cách tính số bụng sóng và nút sóng
+Trường hợp với sóng dừng với một đầu cố định ,một đầu tự do gv vẽ
hình 9.5 trong SGK.Qua việc quan sát hình vẽ học sinh đưa ra điều kiện để có
sóng dừng và cách tính số bụng ,số nút sóng
+Các bài tập SGK trang 48 đều phù hợp để củng cố kiến thức cho các em


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1.Kết quả đạt được
1.1.Về thái độ:
Tỉ lệ các em ỏ các lớp cơ bản sợ học môn Vật lý đã giảm nhiều
Trong giờ Vật lý các em đã hào hứng và tự tin hơn
Kết quả khảo sát ở các lớp cơ bản như sau:
Lớp

Tổng số học
sinh

12C1
12C2

47
46

Số em không thích học môn Vật lý
Đầu năm học
Cuối năm học
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng
Tỉ lệ(%)
12
25,5
5
10,6
15
32,6

7
15,2
12


12C3
12C4
12C5
12C6

43
10
43
11
44
9
47
25
1.2.Về kết quả kiểm tra học kỳ

Lớp

Tổng số học
sinh

12C1
12C2
12C3
12C4
12C5

12C6

47
46
43
43
44
47

23,2
25,6
20,4
53,2

4
5
5
15

9,3
11,6
11,4
32

Số em điểm thi đưới 5
Kì 2 lớp 11
Kì 2 lớp 12
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng

Tỉ lệ(%)
14
29,7
6
12,7
15
32,6
6
13
13
30.2
7
16,3
10
23.3
5
11,6
12
27,2
5
11,4
25
53,2
15
32

2. Bài học kinh nghiệm
Với đối tượng học sinh yếu, người giáo viên phải biết khai thác, tổng hợp
sức mạnh của các phương pháp, nghệ thuật giáo dục để hướng dẫn học sinh và
không thể thiếu đó là: lòng nhiệt tình,sự mềm dẻo, nhẫn nại, kiên trì và sự hài

hước...
Để giờ dạy có hiệu quả thì người thầy phải lựa chọn kiến thức và phương
pháp phù hợp để sát đối tượng chứ không máy móc bám vào 1 tài liệu nào cả
3. Đề xuất
+ Ban lãnh đạo trong các nhà trường trong thời gian gần đây đã có chủ
trương, giúp đỡ học sinh yếu kém nhưng cần có những kế hoạch, phong trào cụ
thể, khả thi hơn và sự quan tâm nhiều hơn.
+Giáo viên chủ nhiệm cần phát huy vai trò của mình trong sinh hoạt lớp,
không ngừng động viên khích lệ, giáo dục ý thức học tập và gợi nhiều động cơ
cho các em học sinh yếu kém vươn lên.
+ Giáo viên chủ nhiệm cần có sự kết hợp tốt với giáo viên bộ môn và phụ
huynh học sinh để tác động và giáo dục học sinh yếu kém cả về đạo đức và học
tập.
13


+ Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công
tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách
nhiệm cho giáo viên)
KẾT LUẬN
Ai bảo nghề giáo viên là đơn giản,là nhàn nhỉ? Để hoàn thành nhiệm vụ,
để được những trái ngọt nhỏ nhoi thì họ phải có tầm nhìn của người thầy, kỹ
năng của người thợ, tình cảm sự bao dung của người mẹ, người cha và học vấn
của một nhà tâm lý học.
Nếu chưa được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi đại học thì
chúng ta bắt đầu với đối tượng học sinh yếu đi, chúng ta hãy tìm cách khẳng định
mình ở một lĩnh vực nào đó.
Cac đồng nghiệp của tôi ơi!các bạn đã, đang và sẽ rất vất vả để giúp đỡ
học sinh yếu kém vươn lên, tôi hiểu điều đó. Các bạn luôn tìm ra ý tưởng, luôn
trăn trở với các biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Chúng ta hãy tiếp tục

cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này nhé!
Và tôi lại nghĩ đến 1 câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn "Sống trên
đời cần có 1 tấm lòng....."

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lý luận dạy học Vật lý-Nhà xuất bản ĐH Quốc gia hà nội
2.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thục hiện chương trình thay sách
lớp 12-Nhà xuất bản GD
3.Tài liệu tập huấn cho giáo viên tại các vùng khó khăn-Môn Vật lý
-Sở GD&ĐT Thanh hóa
4.SGK Vật lý lớp 12 cơ bản
5. SGK Vật lý lớp 12 nâng cao
6.Giới thiệu đề thi Đại hoc –cao đẳng toàn quốc năm 2006-2007

15



×