Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực địa ở một số bài học địa lí tự nhiên khối 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.64 KB, 13 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU:
Từ trước đến nay, có rất nhiều ý kiến của các bậc phụ huynh và học sinh
cho rằng bộ môn Địa lí trong bậc THPT là một môn học phụ. Vì vậy, không cần
nhiều sự đầu tư về thời gian, chỉ cần học một cách đại khái,qua loa đạt điểm
trung bình là đủ.
Những năm gần đây cùng hoà nhịp vào sự đổi mới của sự nghiệp giáo
dục – đào tạo, chương trình môn Địa lí THPT có rất nhiều thay đổi. Mục tiêu
của giáo dục môn học Địa lí không chỉ nhằm cung cấp cho người học các tri
thức của khoa học Địa lí một cách có hệ thống, mà còn phải hướng tới việc phát
triển những năng lực cần thiết của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển
của Đất nước trong giai đoạn mới. Đó là các năng lực hoạt động, tham gia, hoà
nhập với cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kỹ năng của môn Địa lí để giải
quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Để đáp ứng được mục đích trên, đòi hỏi mỗi giáo viên bộ môn Địa lí phải
biết kết hợp, tìm ra những phương pháp ưu việt nhất phù hợp với đặc điểm môn
học, từng chương, từng bài học; Nếu tìm được phương pháp tốt thì người học
tiếp thu và làm chủ nội dung một cách nhanh chóng và vững chắc hơn, đi sâu
vào bản chất hơn, đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời người học lại còn có thể chủ
động tự mình tìm ra những kiến thức mới, đặc biệt còn có thể vận dụng những
nội dung, kiến thức đã nắm được vào thực tiễn cuộc sống.
Nếu muốn có được những học sinh khi vào đời là con người tự chủ, năng
động, sáng tạo thì phương pháp giáo dục – đào tạo cũng phải hướng vào việc
khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng
động, sáng tạo ngay trong lao động, học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Với quan điểm trên và kinh nghiệm những năm giảng dạy của mình, cũng
như các ý kiến chủ quan của học sinh về môn học, bản thân tôi thấy cần có
trách nhiệm xác định cho học sinh hiểu mục đích, tác dụng của môn học, cũng
như việc khơi dậy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, hứng thú trong học tập, tôi
quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp khảo sát,
điều tra thực địa ở một số bài học Địa lí tự nhiên khối 10 – GDTX cấp THPT”.


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng:
a) Về phía giáo viên:
Trong chương trình môn Địa lí lớp 10 kể từ khi cải cách đến nay, thời
lượng kiến thức tăng thêm phần địa lí tự nhiên, đây là những kiến thức mới,
1


khó, mang nội dung kiến thức địa lí tự nhiên đại cương chỉ được giới thiệu qua
ở khối trung học cơ sở nay được mở rộng, nâng cao.
Hầu hết những giáo viên giảng dạy lâu năm đã quen với cấu trúc chương
trình sách giáo khoa phần địa lí kinh tế - xã hội. Vì vậy, đôi khi gặp nhiều lúng
túng. Mặt khác thời lượng kiến thức tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú
trọng truyền tải kiến thức cơ bản cho học sinh thông qua kênh hình, kênh chữ
và những hình ảnh minh hoạ với các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, hoạt
động nhóm, tổ tại lớp học.
Một số giáo viên còn chưa coi trọng tăng cường tính hành dụng, tính thức
tiễn, chưa chú trọng dành một phần thời lượng thích hợp cho thực hành, gắn nội
dung môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học viên kỹ năng vận dụng tri
thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định, một số vấn đề
của thực tiễn. Chưa thật sự quan tâm tới các vấn đề về địa lí địa phương (tỉnh,
huyện), nhằm giúp học viên có những hiểu biết nhất định về nơi học viên đang
sinh sống và có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương một
cách có hiệu quả.
b) Về phía học viên:
Phần lớn các em kiến thức đầu vào rất thấp, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều
khó khăn, ngoài việc học tập tại Trung tâm, các học viên còn phải tham gia lao
động giúp gia đình, quỹ thời gian học tập tại nhà rất ít, tính hợp tác nhóm, tổ
không cao.
Nhiều gia đình phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của các em, cho

rằng học ở lớp, ở sách giáo khoa là đủ kiến thức, nên không coi trọng, tạo điều
kiện cho học viên tham gia các buổi hoạt động thực tế, thực tiễn
Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian
thích đáng cho việc học tập bộ môn. Vì vậy các em học mang tính chất đối phó;
Mặt khác, phần kiến thức địa lí tự nhiên khá trừu tượng, khô khan, việc truyền
tải, tiếp thu kiến thức chỉ bó hẹp trong tiết học, lớp học dễ gây ra sự nhàm chán,
không tạo ra sự hứng thú trong học tập.
2. Kết quả, hiệu quả của tình trạng trên:
Qua thực tế bản thân trực tiếp giảng dạy cũng như quan sát các đồng
nghiệp một số năm vừa qua, tôi thấy rằng hiệu quả học tập môn địa lý của học
sinh chưa cao, sự tiếp thu kiến thức phần địa lí tự nhiên của học sinh khối lớp
10 rất thấp, phần lớn học sinh học tập mang tính chất đối phó, máy móc, ít có
khả năng tìm ra được các mối liên hệ trong tự nhiên, khả năng hợp tác nhóm, tổ
rất thấp, các em chưa biết cách vận dụng những kiến thức đã học để giải thích,
ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2


Kết quả dự giờ và kiểm tra kiến thức sau tiết học của năm học 2008 –
2009 ở một số bài như sau:
Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Lớp
10 A

Sĩ số Hiểu biết
học
Số
Tỷ lệ
sinh

lượng %
30
20
66,6

Vận dụng kỹ
năng
Số
Tỷ lệ
lượng %
01
3,3

Phân tích

Tổng hợp

Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
lượng %
lượng %
01
3,3
0
0

Bài 17. Thổ nhưỡng quyển các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Lớp

10 B

Sĩ số Hiểu biết
học
Số
Tỷ lệ
sinh
lượng %
32
26
81,2

Vận dụng kỹ
năng
Số
Tỷ lệ
lượng %
01
3,2

Phân tích

Tổng hợp

Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
lượng %
lượng %
0

0
0
0

Bài 18. Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố của sinh vật
Lớp
10 C

Sĩ số Hiểu biết
học
Số
Tỷ lệ
sinh
lượng %
31
24
77,4

Vận dụng kỹ
năng
Số
Tỷ lệ
lượng %
02
6,4

Phân tích

Tổng hợp


Số
Tỷ lệ Số
Tỷ lệ
lượng %
lượng %
0
0
0
0

Qua kết quả kiểm tra đánh giá học sinh sau tiết học cho thấy rằng phần
lớn các học sinh chỉ dừng lại ở mức độ biết và hiểu, việc vận dụng kỹ năng,
phân tích và tổng hợp là rất thấp. Như vậy, có thể thấy rằng các em chỉ tiếp thu
bài học một cách máy móc, thụ động, không phát huy được tính chủ động, sáng
tạo, quan trọng hơn nữa là các em chưa có khả năng vận dụng những kiến thức
đã học vào các hoạt động thực tiễn tại địa phương, chưa có thói quen quan sát
các hiện tượng, sự vật tự nhiên xung quanh, sự hợp tác, phối hợp nhóm, tổ, tinh
thần hoạt động tập thể chưa cao.
Từ thực tế trên dẫn tới kết quả học tập học kỳ I năm học 2008 – 2009 của
các em là rất thấp:
3


Lớp
10A
10B
10C

Sĩ số

học
sinh
30
32
31

Loại giỏi
Số
Tỷ lệ
lượng
%
0
0
0
0
0
0

Loại khá
Số
Tỷ lệ
lượng
%
01
3,3
01
3,1
02
6,4


Loại TB
Số
Tỷ lệ
lượng
%
17
62,5
20
62,5
19
61,2

Loại yếu
Số
Tỷ lệ
lượng
%
12
34,2
11
34,4
10
32,4

4


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Từ những thực trạng nêu trên với cương vị là một giáo viên bộ môn, bản

thân tôi có rất nhiều suy nghĩ trăn trở, tìm tòi ra những giải pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên, đó là:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng “phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh” (Điều 24.2 - Luật Giáo dục)
Tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn qua việc gắn nội dung môn
học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học viên kĩ năng vận dụng tri thức Địa lí
trong việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực
tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Bám sát chương trình môn
Địa lí THPT nhằm đảm bảo cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng
của môn Địa lí THPT, tạo điều kiện để học viên có điều kiện tiếp tục học lên
những bậc học cao hơn nếu có điều kiện, giúp học viên có những hiểu biết nhất
định về nơi học viên đang sinh sống và có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội của địa phương một cách có hiệu quả.
Việc sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực địa được tôi lựa chọn
trong giảng dạy phần địa lí tự nhiên lớp 10 – GDTX vì khảo sát, điều tra là nội
dung không thể thiếu của dạy học địa lí; đây là phương pháp đặc thù của việc
dạy học địa lí. Vì rằng đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là các thể tổng hợp
tự nhiên theo lãnh thổ. Muốn cho học viên hiểu được các thành phần và các mối
quan hệ của các thành phần trong các thể tổng hợp tự nhiên thì giáo viên phải
hướng dẫn các em nghiên cứu trên một lãnh thổ cụ thể - Đó chính là nơi các em
đang sinh sống, học tập.
Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa có nhiều ưu điểm, nó cung cấp
các điều kiện để đạt được các mục tiêu dạy học đó là thông qua việc tiếp xúc,
tìm tòi, điều tra thực tế địa phương sẽ cung cấp cho học sinh các biểu tượng,
khái niệm, các mối quan hệ nhân quả về các đối tượng địa lí mà các em đang và
sẽ học; Giúp cho học sinh quan sát, tìm tòi, thu thập, phân tích, so sánh các đối
tượng địa lí tự nhiên trong môi trường thực tế, từ đó tìm ra cái mới cho mình.
Tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa phương (khó khăn, thuận lợi), phát

triển thói quen thưởng thức sự hài hoà, tinh tế của tự nhiên. Vì vậy, đây là
phương pháp tốt nhất trong việc giáo dục môi trường cho học viên, giáo dục
5


cho các em tình yêu quê hương, đất nước, quan tâm đến môi trường xung
quanh.
Việc khảo sát, điều tra thực tế địa phương còn nhằm thực hiện nguyên lí
“Học đi đôi với hành” giúp cho học viên vận dụng các kiến thức lý thuyết vào
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, rèn luyện kỹ năng quan sát, đo đạc, điều
tra ngoài thực địa, cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và học viên, cải thiện và
làm phong phú nội dung học tập.
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Kết quả đạt được trong khảo sát điều tra thực địa phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ kiến thức, mức độ hiểu biết địa lí địa phương của giáo viên và khả năng
hướng dẫn, động viên của giáo viên làm cho học viên hứng thú với công tác
này. Do đó, yêu cầu người gío viên phải hiểu biết rõ về địa phương, nghiên cứu,
biết cách nghiên cứu có hệ thống và hướng dẫn học sinh tiến hành khảo sát,
điều tra thực địa theo trình tự:
1. Chuẩn bị:
Xác định mục đích, nội dung khảo sát, điều tra;
Địa điểm, thời gian, lộ trình, phương tiện, các cơ sở vật chất phục vụ
khác;
Các thông tin cần thiết về hiện trường cần biết trước khi đi khảo sát, điều
tra;
Dự kiến các phương pháp sử dụng chủ yếu, chuẩn bị các dụng cụ cần
thiết phục vụ cho công tác khảo sát, điều tra;
Dự kiến hình thức tổ chức, sự chuẩn bị trước của các nhóm, tổ.
2. Tiến hành khảo sát, điều tra:
Đến địa điểm khảo sát, điều tra;

Tiến hành khảo sát, điều tra thông qua quan sát, điều tra thực địa, thu
thập thông tin, suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra;
Cần quan tâm chú ý đến các yếu tố chủ yếu nổi bật trong nội dung buổi
quan sát, điều tra.
3. Tổng kết buổi khảo sát, điều tra.
Trong các nhóm trao đổi với nhau để làm rõ các vấn đề còn thắc mắc,
cùng nhau tổng kết, khái quát nội dung. Kết quả cuối cùng phải được thể hiện
bằng một báo cáo viết, ghi lại các công việc đã làm bao gồm các mục sau:
Ý nghĩa của vấn đề điều tra;
Đối tượng điều tra;
6


Các bước tiến hành điều tra;
Đánh giá công việc đã làm và những kết luận đã rút ra được thông qua
việc khảo sát, điều tra;
Giá trị thực tiễn và hướng vận dụng chúng vào thực tiễn.
III. VÍ DỤ MINH HOẠ:
Ví dụ1: Khảo sát thực địa khu vực núi đá vôi động Tiên Sơn.
a) Mục tiêu, nội dung khảo sát:
Sau buổi khảo sát học sinh hiểu rõ về khái niệm quá trình phong hoá,
phân biệt sự khác nhau giữa phong hoá lí học, phong hoá học và phong hoá sinh
học.
Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất làm biến
đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng, bảo vệ môi trường;
Nội dung khảo sát nhằm mục đích sử dụng cho bài học Bài 9 (Sách giáo
khoa lớp 10).
b) Chuẩn bị kế hoạch khảo sát:
Địa điểm khảo sát: Khu vực núi đá vôi động Tiên Sơn, thuộc địa bàn xã
Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc cách Trung tâm GDTX 2,5km.

Thời gian khảo sát thực địa: 01 buổi
Lộ trình đi: Từ Trung tâm GDTX theo Quốc lộ 42 về phía Đông Nam
Phương tiện: Xe đạp, giấy bút, túi đựng mẫu vật.
Những thông tin cần thiết: Đây là dãy núi đá vôi nằm trong hệ thống núi
đá vôi Ninh Bình – Thanh Hoá. Hình thành trong kỷ Pecmi – Cácbon thời gian
cách đây khoảng 300 – 360 triệu năm; Chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình
ngoại lực và tác động của con người nên địa hình bị cắt xẻ mạnh. Quá trình vận
động uốn nếp và phong hoá vận chuyển diễn ra mạnh tạo nên các dạng địa hình
Catxto, khe, rãnh xói mòn.
c) Tiến hành khảo sát thực địa :
Khi đến địa điểm khảo sát, giáo viên phân lớp thành 2 tổ (có cả nam, nữ)
để thực hiện nhiệm vụ khảo sát.
Tổ 1. Khảo sát động Tiên Sơn và khu vực xung quanh động
Tổ 2. Khảo sát hướng dòng chảy của các khe, rãnh, vật liệu ở các khe,
rãnh.
Nhiệm vụ khảo sát:
Tổ 1. Quan sát hang động, giải thích nguyên nhân tạo nên các dạng địa
hình trong hang, giải thích về thành phần hoá học giữa đá vôi nguyên bản có gì
7


khác với các nhũ thạch trong hang. Quá trình phong hoá này gọi là gì ?. có còn
tiếp diễn nữa hay không ?. Tác động của con người có gây ảnh hưởng gì tới
cảnh quan của hang động này không ?.
Quan sát các cây lớn mọc xung quanh khu vực vách đá vôi và xác định
sự tác động của chúng tới khối đá vôi.
Tổ 2. Quan sát một số khe, rãnh lớn củ dãy núi và giải thích nguyên nhân
tạo nên các khe, rãnh đá.
Quan sát, xác định trọng lượng, nguyên liệu của mẫu vật trên đường vận
chuyển.

Thu các mẫu vật.
d) Tổng kết buổi khảo sát thực địa:
Sau thời gian khảo sát thực địa, giáo viên tập hợp học viên báo cáo kết
quả khảo sát của nhóm mình, cả lớp tiến hành thảo luận và thống nhất viết bản
báo cáo về kết quả khảo sát, thể hiện qua việc ghi lại các công việc đã làm,
đánh giá các công việc đã làm, rút ra những kết luận cũng như việc vận dụng
trong thực tiễn để bảo vệ cảnh quan, giá trị du lịch hang động tự nhiên của dãy
núi.
Ví dụ 2: Khảo sát thực địa núi Đún.
a, Mục tiêu nội dung khảo sát
Sau buổi khảo sát thực địa học sinh nắm rõ sự phân bố của sinh vật,
những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của sinh vật.
Nâng cao kỹ năng ứng dụng thực tiễn, có thái độ, cách nhìn nhận đúng
đắn trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật tại địa
phương.
mục đích khảo sts nhằm sử dụng cho bài học bài 18: Sinh quyển – Các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
b, Chuẩn bị kế hoạch khảo sát.
Địa điểm khảo sát: Khu vực núi Đún địa phận thuộc xã Vĩnh Thành
Thời gian khảo sát: 01 buổi
Phương tiện sử dụng trong khảo sát thực địa: cuốc, xẻng, sà beng, các túi
đựng mẫu vật
Những thông tin giáo viên cung cấp: Đây là dãy núi có độ cao 575m so
với mực nước biển, núi chạy theo hứng Tây Bắc – Đông Nam, là dãy núi đất có
nguồn gốc phong hóa từ đá Gra nít biến chất, được nâng lên trong giai đoạn Tân

8


kiến tạo và chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình hoạt động ngoại lực, sự tác

động của con người
c, Tiến hành khảo sát thực địa
- Khi đến địa điểm khảo sát, giáo viên chia lớp thành 03 nhóm , tổ
- Nhiệm vụ khảo sát
Các tổ tiến hành quan sát, khảo sát, điều tra số lượng sinh vật trên 1cm2 ở
các độ cao khác nhau, xác định các loại thảm thực vật chiếm ưu thế
Dùng dụng cụ đào lớp phủ thỗ nhưỡng để xem xét độ dày tầng đất, độ ẩm,
thành phần, tính chất của đất, xác định loại đất.
- Nhiệm vụ phân công:
Tổ 1: Tiến hành khảo sát khu vực đỉnh núi
Tổ 2: Tiến hành khảo sát khu vực giữa núi
Tổ 3: Tiến hành khảo sát khu vực chân núi
d, Tổng kết buổi khảo sát thực địa.
Giáo viên tập hợp các nhóm, tổ thông qua báo cáo kết quả của nhóm, tổ.lớp
tiến hành thảo luận thống nhất nội dung báo cáo và đề xuất các phương
hướng khai thác , sử dụng tài nguyên hợp lý

9


C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
a. Về kiến thức:
Thông qua việc quan sát thực địa học sinh lĩnh hội tiếp thu kiến thức một
cách sâu sắc hơn, việc tiếp nhận những kiến thức sách giáo khoa trở nên nhẹ
nhàng, vững chắc hơn rất nhiều, giờ học trở nên sôi nổi, học sinh tự chủ trong
quá trình học tập. Những kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên, về thế giới quan
khoa học biện chứng được nhìn nhận một cách khách quan khoa học.
b. Về kỹ năng:
Học sinh trở nên thành thạo các kỹ năng địa lí như quan sát, mô tả, phân

tích, nhận xét trình bày các đối tượng, hiện tượng địa lí, biết vận dụng những
kiến thức đã học để tìm hiểu, giải thích được các hiện tượng địa lí tự nhiên, mối
quan hệ biện chứng của các hiện tượng địa lí để từ đó vận dụng vào thực tế đời
sống sản xuất tại địa phương.
Hình thành cho học viên kỹ năng sống, ý thức hợp tác tập thể, cùng nhau
hợp tác để giải quyết các vấn đề lớn, khó.
c. Về thái độ tình cảm.
Học sinh ngày càng yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, có ý
thức ngày càng cao trong việc bảo vệ thiên nhiên, có ý thức ngày càng cao
trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh, trong việc sử dụng ngày
càng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Có niềm tin vào khả
năng của con người trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo thiên nhiên để phục
vụ cho cuộc sống. Từ đó học viên có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường
“Xanh- Sạch - Đẹp”, môi trường sống trong lành, có ý thức hơn trong việc giữ
gìn vệ sinh trường, lớp, bảo vệ, chăm sóc cảnh quan trường học, biết vận dụng
những kiến thức đã học đưa vào cuộc sống, sản xuất, thực tiễn, phát huy được
tính tính cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Qua việc áp dụng phương pháp quan sát thực địa được tôi áp dụng vào
một số bài học trong phân môn địa lí tự nhiên lớp 10, kết quả học tập của học
sinh đạt hiệu quả cao trong các tiết học trên, học sinh chủ động trong học tập,
tiếp thu nhanh kiến thức, đặc biệt các em biết vận dụng những kiến thức đã học
để giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên ở địa phương cũng như những đề
xuất thích hợp trong việc cải tạo, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên tại
địa phương. Kết quả học kỳ I năm học 2010 – 2011.
Lớp

Sĩ số
học sinh

Loại giỏi

SL

%

Loại khá
SL

%

Loại TB
SL

%
10


10A
10B

33
31

5
6

15
19

12
13


35
41

18
12

51
40

Kết quả học tập như trên một lần nữa khẳng định việc tổ chức quan sát,
khảo sát thực địa đóng vai trò rất quan trọng trong giảng dạy, học tập môn địa lí
tự nhiên.
Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa thực sự là phương pháp tối ưu
nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, rèn luyện cho học sinh kỹ năng
sống, tinh thần hợp tác tập thể. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải biết cách
vận dụng sáng tạo phương pháp này vào cụ thể chương, bài học sao cho phù
hợp, nhằm phát huy ưu thế của phương pháp cũng như tính hiệu quả của nó.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thực
địa bản thân có những ý kiến đề xuất sau:
1. Về phía giáo viên:
- Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của buổi quan sát
thực địa nhằm phục vụ cho bài học, chương học nào?
- Lên kế hoạch chuẩn bị, dự kiến những trường hợp xảy ra trong buổi quan
sát, thực địa.
- Theo dõi diễn biến, các hoạt động của học viên trong quá trình quan sát
thực địa, hướng dẫn học sinh những vấn đề khó.
2. Về phía học sinh:
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo nâng cao kỹ năng quan sát các hiện

tượng địa lí tự nhiên một cách khoa học, biết vận dụng cũng như đề ra những
phương hướng mang tính tích cực.
- Tăng cường ý thức hợp tác nhóm, tổ, làm việc theo tập thể, đề cao ý thức
tổ chức kỷ luật.
3. Về phía nhà trường, phụ huynh:
- Cần tạo điều kiện về mặt thời gian cho giáo viên học viên trong việc lập
kế hoạch khảo sát, quan sát thực địa.
- Phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn nữa ý nghĩa, vai trò của các buổi
học ngoại khoá quan sát, khảo sát thực địa. Tạo điều kiện về mặt thời gian để
học viên tham gia đầy đủ các buổi học quan sát, khảo sát thực địa do giáo viên
tổ chức.

11


- Nhà trường, phụ huynh cần có sự hỗ trợ một phần kinh phí, phương tiện
cho học viên khi tiến hành các buổi khảo sát, thực địa ở xa địa phương sinh
sống.
Trên đây là những nội dung sáng kiến kinh nghiệm của bản than trong quá
trình vận dụng phương pháp quan sát, khảo sát thực địa để giảng dạy 1 số bài
học địa lí tự nhiên lớp 10 khối bổ túc trung học. Trong quá trình nghiên cứu,
ứng dụng không tránh khỏi còn nhiều hạn chế, tồn tại. Rất mong Hội đồng khoa
học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp tham gia ý kiến đóng góp bổ sung
những mặt hạn chế, thiếu sót. Để tôi rút ra được những kinh nghiệm quý báu
trong quá trình giảng dạy những năm tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
giảng dạy của bản thân.

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

Lời nói đầu
Thực trạng nghiên cứu

01
5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các giải pháp thực hiện

6

Các giải pháp tổ chức thực hiện

7

Ví dụ minh hoạ

11

KẾT LUẬN
Kết quả nhiên cứu

12

Ý kiến đề xuất

14

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Những quy luật địa lí chung của Trái Đất

X . V . Ka Le x Nik

2, Cơ sở địa lý tự nhiên

Lê Bá Thảo

3, Địa chất đại cương

Trần Anh Châu

4,Phương pháp dạy học địa lý

Nguyễn Thị Thu Hằng

5, Hướng dẫn dạy học địa lý lớp 10

Phạm Thị Thu Phương

13



×