Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIVAIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố hà nội năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.16 KB, 61 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng
6/1981 đến nay, loài người đã phải đối phó với 1đại dịch hết sức nguy hiểm
mà hậu quả của nó không chỉ một quốc gia, một châu lục mà là tất cả các
nước trên thế giới đã và đang gánh chịu [2],[39].
Điều trị nhiễm HIV/AIDS được thí nghiệm lần đầu tiên với
Azydothimidine (AZT) năm 1985, đến tháng 7/1987 mới được chấp nhận
chính thức là thuốc điều trị nhiễm HIV/AIDS. Tiếp theo đó cho đến nay đã có
nhiều loại thuốc kháng Retrovirus (ARV) được áp dụng để điều trị HIV/AIDS
[3]. Năm 1996, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra hướng dẫn liệu pháp điều trị
kháng Retrovirus hoạt tính cao (HAART).
Tại Việt Nam, năm 1995 bắt đầu điều trị thuốc ARV cho người nhiễm
HIV/AIDS. Từ năm 1995 dến năm 2003, mỗi năm chỉ có 50 bệnh nhân được
tiếp cận. Năm 2004, số được điều trị là 500 bệnh nhân, năm 2005 có 3.000
bệnh nhân được điều trị, năm 2007 số được điều trị là 7.800 bệnh nhân [44].
Tại Hà Nội, năm 1996 bắt đầu tiến hành điều trị cho bệnh nhân AIDS
bằng thuốc ARV tại bệnh viện Đống Đa. Năm 2006, chương trình điều trị
thuốc ARV ngay tại cộng đồng mới được triển khai tại 8 quận huyện của Hà
Nội với tổng số bệnh nhân được điều trị là 213 người [30].
Quá trình điều trị thuốc ARV là quá trình vừa điều trị, vừa thăm dò.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lúc đầu là điều trị “đơn hoá trị liệu”, dần
dần thay thế bằng “đa hoá trị liệu”. Điều trị ARV đặc biệt khác với các loại
điều trị khác, bệnh nhân được lựa chọn điều trị phải theo một qui trình nhất
định. Tại Việt Nam, ngày 7 tháng 3 năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định số 06/2005/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm
HIV”[5]. Tuân thủ điều trị là một cấu phần để quyết định lựa chọn bệnh nhân
vào điều trị cũng như theo dõi kết quả điều trị sau này. Trong quá trình điều



2

trị, phải theo dõi tác dụng phụ, thay thuốc, chuyển phác đồ, thất bại điều trị,
phục hồi miễn dịch… Điều trị ARV là điều trị suốt đời, do đó để tuân thủ điều
trị là rất khó. Trong các yếu tố thì tuân thủ điều trị có vai trò cực kỳ quan
trọng để đảm bảo sự thành công của điều trị, tránh xuất hiện kháng thuốc.
Nhiều tác giả đã theo dõi và nghiên cứu về mặt tích cực và hạn chế của thuốc
ARV, nhưng nghiên cứu về tuân thủ điều trị ARV còn rất ít. Đặc biệt tại Hà
Nội chưa có nghiên cứu nào về tuân thủ điều trị ARV của các bệnh nhân
AIDS đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú ở các quận, huyện.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sự tuân thủ điều trị khi uống thuốc ARV tại cộng
đồng của người nhiễm HIV/AIDS, trên cơ sở các kết quả phát hiện được đưa
ra những khuyến nghị phù hợp nhằm cải thiện công tác điều trị ARV ở cộng
đồng tại các quận, huyện thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều
trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà
Nội năm 2008”, nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sự tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS ở 6
quận, huyện tham gia dự án Quĩ toàn cầu, thành phố Hà Nội năm 2008.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị ARV ngoại trú của
người nhiễm HIV/AIDS ở 6 quận, huyện tham gia dự án Quĩ toàn cầu, thành
phố Hà Nội năm 2008.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH NGUYÊN

1.1.1. Đặc điểm Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV)
Năm 1981 bệnh nhân AIDS đầu tiên được mô tả ở California. Năm
1986 Hội nghị định danh Quốc tế mới đặt tên cho virus này là virus HIV.
HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae, có dạng hình cầu, kích thước
khoảng 80 – 120 nm. Genom là ARN một sợi và có Enzym sao chép ngược
(RT: Reverse Transcriptase). HIV 1 và HIV 2 gây bệnh ở người, thuộc nhóm
Lentivirus có thời gian ủ bệnh dài và tiến triển tương đối chậm. [39]

Hình 1.1. Hình dạng virus HIV [39]

1.1.2. Cấu trúc của virus HIV
- Lớp vỏ ngoài (vỏ peplon): màng lipid kép.
- Vỏ trong (vỏ capsid): gồm 2 lớp protein.

Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của HIV[8]


4

- Lõi: gồm
- Hai phân tử ARN đơn, đó là bộ gen di truyền của HIV (genom)
- RT: là enzym ARN - dependent – ADN polymerase.
1.1.3. Sự xâm nhập vào tế bào và nhân lên của HIV
- Sự hấp phụ lên mặt tế bào: HIV bám vào bề mặt tế bào cảm thụ .
- Sự xâm nhập vào tế bào: giai đoạn này còn gọi là " cắm neo và hòa màng".
- Sự nhân lên trong tế bào[9], [38]

Hình 1.3. - Các giai đoạn nhân lên của virus HIV
1. HIV xâm nhập vào tế bào đích.
2. HIV dùng một men sao chép ngược để chuyển RNA thành DNA.

3. HIV DNA vào trong nhân tế bào đích và tích hợp vào DNA của tế bào HIV DNA,
sau đó sẽ ra lệnh sao chép lại virus.
4. Các thành phần của virus mới ghép lại với nhau, tự giải phóng và đi vào tế bào đích
khác

1.1.4. Các tế bào HIV có thể xâm nhập và các hiệu quả
- Các tế bào HIV có thể xâm nhập: Tế bào máu và bạch huyết, các tế bào ở
não, dạ dày, ruột, da, một số tế bào khác.
- Sự lây truyền của HIV:Các tế bào monocyt và lyphocyt đã làm lây truyền
HIV trong cơ thể.
- Sự tồn tại của HIV ở các dịch của cơ thể:
+ Trong máu: HIV có trong huyết thanh và lymho T. Số lượng HIV rất
thay đổi giữa các bệnh nhân và các giai đoạn bệnh.


5

+ Ngoài máu, HIV có thể phân lập ở tinh dịch, niêm mạc âm đạo và cổ
tử cung, sữa, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, nước não tủy [6], [39].
1.1.5. Tiến triển tự nhiên và phân loại lâm sàng
1.1.5.1 Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV/AIDS của WHO cho người lớn
và vị thành niên
- Lâm sàng giai đoạn I
+ Không có triệu chứng
+ Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng
+ Hoạt động mức độ 1: Không có triệu chứng, hoạt động bình thường
- Lâm sàng giai đoạn II
+ Sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể
+ Biểu hiện nhẹ tại da và niêm mạc (viêm tiết bã nhờn, nấm họng, loét
miệng tái diễn, viêm góc miệng

+ Zona trong vòng 5 năm gần đây
+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát (viêm xoang do vi khuẩn)
+ Và/hoặc hoạt động mức độ 2: Có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt
động bình thường
- Lâm sàng giai đoạn III
+ Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể
+ Tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng
+ Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng
+ Nhiễm nấm Candida ở miệng
+ Bạch sản dạng lông ở miệng
+ Lao phổi trong vòng 1 năm gần đây
+ Nhiễm vi khuẩn nặng (viêm phổi, viêm cơ mủ)
+ Và/hoặc hoạt động mức độ 3: Nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong
tháng trước đó
- Lâm sàng giai đoạn IV
+ Hội chứng suy mòn do HIV (sụt > 10% trọng lượng cơ thể, cộng với tiêu
chảy mạn tính không rõ căn nguyên > 1 tháng, hoặc mệt mỏi, sốt kéo dài
không rõ căn nguyên > 1 tháng).
+ Viêm phổi do Pneumocystis carinii
+ Bệnh do Toxoplasma ở não, viêm não chất trắng đa ổ tiến triển.


6

+ Bệnh do Cryptosporidia có tiêu chảy > 1 tháng
+ Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài phổi, nấm Candida thực quản, khí quản,
phế quản hoặc phổi.
+ Bệnh do Cytomegalovirus ở cơ quan khác ngoài gan, lách, hoặc hạch
+ Nhiễm virus Herpes simplex da và niêm mạc > 1 tháng hoặc ở nội tạng
+ Bệnh nấm Histoplasma, Penicillium.

+ Nhiễm các Mycobacteria không phải lao lan tỏa toàn thân
+ Nhiễm khuẩn huyết Salmonella không phải thương hàn
+ Lao ngoài phổi, U lympho, Sarcoma Kaposi
+ Bệnh lý não do HIV
+ Và/hoặc hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trên 50% số ngày trong
tháng trước đó[6], [7], [9].
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THUỐC KHÁNG RETROVIRUS (ARV)
VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
1.2.1. Lịch sử phát triển thuốc kháng Retrovirus (ARV)
Tháng 3 năm 1987, thử nghiệm đầu tiên với AZT (Azydothimidine).
Năm 1989 người ta đưa ra các hướng dẫn điều trị AZT cho những người
nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trên cơ sở số lượng tế bào TCD4 của người
bệnh [52]. Đến năm 1996, thế giới bắt đầu sử dụng phác đồ điều trị phối hợp
ít nhất ba loại thuốc. Đến cuối năm 2006, có hợn 30 loại biệt dược đã được
đưa vào sử dụng. Mốc thời gian các thuốc được công bố và sử dụng:
Thuốc ngăn cản thụ thể nucleotide sao chép ngược (NRTIs): nhóm
thuốc đầu tiên của ARV là thuốc này. Thuốc Azydothimidine (AZT) năm
1987, Didanosine (ddI) năm 1991, Zalcitabine (ddC) năm 1992, Stavudine
(d4T) năm 1994, Lamivudine (3TC) năm 1995, Abacavir (ABC) năm 2000,
phối hợp 3 thuốc trong nhóm ( ABC/3TC/ZDV) năm 2001, Emtricitabine
(ETC) năm 2005.


7

Thuốc ngăn cản sao chép ngược không phải nucleotide (NNRTIs):
Nevirapine (NVP) năm 1995, Delvirdine (DLV) và Efavirenz (EFV) năm
1997.
Thuốc ngăn cản men protease (PIs): nhóm thứ ba. Khoảng năm 1996,
nhóm thuốc nay mới đưa vào sử dụng. Thuốc Ritonavir (RTV), Indinavir

(IDV, Nelfinavir (NFV) năm 1997, Lopinavir (LPV) năm 2000, năm 2004,
2005 một số thuốc khác như TDF, ATV, FPV, TPV[6], [7], [52].
1.2.2. Thuốc chống retrovirus (Antiretroviral Agents):
1.2.2.1. Cơ chế tác dụng của thuốc:

RNA

RNA
Proteins

Men sao
chép ngýợc
(NRTIs &NNRTIs)

Men ức chế
proteaza
(PIs)

RT
RNA
RNA
DNA
RT
DNA
DNA

Provirus

Sơ đồ1.1. Cơ chế tác dụng của ARV lên virus
Thuốc ức chế men sao chép ngược (NRTIs): Ức chế tổng hợp AND của

HIV bởi men sao chép ngược, tác dụng ngăn chặn sự phát triển của HIV.
Thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleoside (NNRTIs):
Thuốc hoạt động bằng cách ngăn cản hoạt động của men sao chép
ngược. Không giống như các NRTIs, các thuốc NNRTIs không phải là các


8

chất tương tự như các thành phần cấu trúc bình thường của ADN. Thay vào
đó, chúng làm rối loạn chức năng men RT ở nhiều vị trí .
Thuốc ức chế men protease (PIs): Thuốc ngăn cản sự hoạt động của
một số men protease của HIV. Làm rối loạn khả năng sản sinh ra các hạt virus
trưởng thành sau khi virus đã xâm nhiễm tế bào CD4 [6], [7], [11].
1.2.2.2 Các thuốc chống Retrovirus:
Bảng 1.1. Các loại thuốc chống Retrovirus hiện nay
Tên chủng loại

-

Tên thương
Hãng
mại
Thuốc ức chế men sao chép ngựơc – Nucleoside (NRTIs)
Abacavir (ABC)
Ziagen
Glaxo - Wellcome
Combivir
Glaxo - Wellcome
Zidovudine (AZT)+Lamivudine
Triangle - Pharm

(3TC)
Videx
Bristol - Myers - Squibb
DAPD
Videx - EC Bristol - Myers - Squibb
Didanosine (ddI)
Coviracil
Triangle - Pharm
Didanosine EC (ddI - EC)
Epivir
Glaxo - Wellcome
Emtricitabine (ETC)
Zerit
Bristol - Myers - Squibb
Lamivudine (3TC)
Gilead Sciences
Stavudine (d4T)
Glaxo - Wellcome
Tenofovir (TNV)
Hivid
Hoffman - La Roche
Trizivir (TZV)
Retrovir
Glaxo - Wellcome
Zalcitabine (ddC)
Zidovudine (AZT, ZDV)
Ức chế men sao chép ngược không phải Nucleoside (NNRTIs)
Delavirdine (DLV)
Rescriptor
Pharmacia và Upjohn

Sustiva
DuPont Pharmaceuticals
Efavirenz (EFV)
Coactinon
Triangle Pharm
Emivirine (EMV)
Viramune
Boehringer Ingelheim
Nevirapine (NVP)
Ức chế Protease (PIs)
Amprenavir (AMP)
Agenerace Glaxo – welcome
Crixivan,AB Merck và Co, Inc
Indinavir (IDV)
T 378/RTV Abbott Labs
Lopinavir (LPV)
Viracept
Agouron - Pharm
Nelfinavir (NFV)
Norvir
Abbott Labs
Ritonavir (RTV)
Fortovase
Hoffman - La Roche
Saquinavir (FTV)


9

1.2.3. Quá trình điều trị thuốc ARV trên thế giới

Khu vực Cận Sahara Châu Phi tiếp tục phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề hơn của dịch AIDS toàn cầu. Hai phần ba (63%) tổng số người lớn và
trẻ em đang sống với HIV trên toàn cầu là những người sống ở Cận Sahara
Châu Phi mà tâm điểm dịch là miền Nam Châu Phi. Một phần ba (32%) số
người đang sống với HIV trên toàn cầu là cư dân của miền Nam Châu Phi và
34% số tử vong do AIDS trên toàn cầu trong năm 2006 nằm ở khu vực này.
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV quốc gia của nhiều nước ở Cận Sahara Châu Phi đang
đi xuống nhưng những chiều hướng này chưa đủ lớn và đủ mạnh để làm thay
đổi tác động toàn cảnh của đại dịch ở khu vực này [44]. Tại khu vực này, 70%
số người nhiễm HIV vẫn đang còn sống và thuốc ARV chỉ có thể đáp ứng
được cho 11% số đó.
Khu vực Mỹ La-tinh và vùng Caribe: Brazil đã sản xuất và cung cấp
thuốc miễn phí và đẩy mạnh can thiệp giảm tác hại bằng cách khuyến khích
sử dụng BCS [54]. Brazil là một trong những nơi tiến hành cung cấp các
thuốc ARV một cách toàn diện nhất trên thế giới và có những kết quả rất tích
cực. Tỷ lệ tử vong do AIDS đã giảm 50% trong giai đoạn 1996–2002, trong
khi đó số nhập viện liên quan đến AIDS đã giảm 80% trong cùng thời kỳ [44].
Phần lớn những thanh niên nhiễm HIV sống ở 2 nước là Liên Bang Nga
và Ucraina, là hai nước có số người sống với HIV gộp lại chiếm khoảng 90%
số người đang sống với HIV trong khu vực Đông Âu và Trung Á. Tại đây,
tiếp cận liệu pháp điều trị bằng thuốc ARV vẫn tiến triển rất chậm. Tính đến
giữa năm 2006, chưa đến 24.000 người được điều trị bằng thuốc ARV
(khoảng 13% của số ước tính 190. 000 người cần đến các thuốc này). Chương
trình điều trị bằng thuốc ARV ở Guyana đã tiếp cận được với hơn một nửa số
người cần được điều trị bằng thuốc vào thời điểm giữa năm 2006, có thể là
nguyên nhân làm giảm số tử vong do AIDS trong những năm gần đây.


10


Hai khu vực Bắc Mỹ , Tây và Trung Âu, việc tiếp cận các thuốc điều trị
ARV ngày càng rộng rãi, số người tử vong do AIDS trong năm 2006 khá ít,
chỉ còn 30.000 (24.000–45.000) người. Việc cung cấp các thuốc ARV đã làm
giảm 80% tỷ lệ tử vong trong giai đoạn 1990 đến 2003 [6], [44].
Hiệu quả của việc điều trị HIV ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, tỷ lệ những
người sống thêm được 2 năm hoặc lâu hơn kể từ khi được chẩn đoán AIDS đã
tăng từ 64% trong giai đoạn 1993 -1995 lên 85% trong giai đoạn 1996–2000
[44]. Tháng 1/2002 tổng thống Bush đã cam kết tăng chi tiêu cho phòng
chống HIV/AIDS. Quĩ Clinton đã thuyết phục các công ty dược giảm giá
thuốc ARV xuống còn 140USD/người/năm ở trên 122 nước. Tuy nhiên, với
mức đó thì giá thuốc vẫn cao đối với những nước nghèo trên thế giới. Vào
tháng 6/2005 chỉ có 970.000 người ở các nước đang phát triển và đang
chuyển đổi có thể tiếp cận tới liệu pháp ARV[53].
Cung cấp thuốc ARV ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn tiến triển
rất chậm, ước tính đến cuối năm 2005 chỉ có 4.000 người được điều trị. Ước
tính khoảng 75.000 người trong khu vực đang cần đến các thuốc ARV [44].
1.2.4. Quá trình điều trị thuốc ARV Châu Á và Đông Nam Á
Ở Châu Á, dịch AIDS đến muộn bắt đầu từ cuối những năm 80 nhưng
phát triển rất nhanh. Tính đến tháng 4/1992, số người nhiễm HIV là 1.000.000
người. Nhưng chỉ đến 01/7/1995, số người nhiễm HIV đã là 3.500.000 người
[39]. Các nước Đông Nam Á có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất, sự kết hợp
của mại dâm, tình dục đồng giới nam cùng với việc tiêm chích ma túy không
an toàn là những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với nhiễm HIV. Đến cuối
năm 2005, ước tính có 8,6 triệu [6,0 triệu–13,0 triệu] người
đang sống với HIV ở Châu Á, bao gồm 960 000 [640 000–2,5
triệu] người mới nhiễm HIV trong năm vừa qua. Khoảng 630
000 [430 000–900 000] người tử vong do các nguyên nhân


11


liên quan đến AIDS trong năm 2006.Số người đang được điều
trị bằng thuốc ARV đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2003, và đạt
con số 235.000 [180.000–290.000] người vào tháng 6/2006
(Khoảng 16% tổng số người cần được điều trị bằng thuốc ARV
ở châu Á -WHO/ UNAIDS, 2006).

Biểu đồ 1.1. Độ bao phủ Chương trình ART quốc gia ở Thái Lan tại các
bệnh viện năm 2003-2005 [53]
Tại Cambobia, năm 2004 mới chỉ có 12 điểm triển khai điều trị thuốc
ARV cho người nhiễm HIV/AIDS. Năm 2005, số cơ sở điều trị đã tăng lên 27
điểm [46].
1.2.5. Quá trình điều trị thuốc ARV Việt Nam
Dịch HIV ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng với việc phát
hiện các ca nhiễm HIV ở tất cả 64 tỉnh thành trên cả nước. Số
người sống với HIV ước tính lên tới 260.000 người [150.000–
430.000] trong năm 2005[9]. Mỗi năm Việt Nam phát hiện trên
10.000 người nhiễm mới HIV, phần lớn trong số này là những


12

người tiêm chích ma túy và những người mua hoặc bán dâm.
Hậu quả là tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy tăng từ
9% năm 1996 lên hơn 30% năm 2003 và, ở một số nơi, tỷ lệ
này rất cao, lên đến 63% (Hà Nội), 67% (Hải Phòng). Các hành
vi tình dục không an toàn và tiêm chích ma túy đang diễn ra ở
nhiều tỉnh thành của Việt Nam[10]. Tỷ lệ người tiêm chích ma
tuý có quan hệ tình dục với gái mại dâm ở Hà Tĩnh 59,4%,
Long An 22,5% [24]. Chiều hướng của dịch hiện nay cho thấy

nguyên nhân chính làm dịch gia tăng ở Việt Nam là do sự kết
hợp giữa các hành vi mua bán dâm với tiêm chích không an
toàn [44]. Tính đến ngày 30/6 /2008 tại Việt Nam: Số nhiễm HIV
hiện còn sống: 123.775; trong đó số bệnh nhân AIDS là: 26.214 và đã có
38.648 người chết do AIDS [1]. Về tình hình điều trị đã trải qua quá trình:
Giai đoạn 1990 –1995: Công tác điều trị chưa được đầu tư nhiều, các
nguồn lực tập trung cho dự phòng và truyền thông giáo dục.
Giai đoạn 1995 – 2000: Điều trị AIDS được chú ý vì bệnh nhân tăng
nhưng chủ yếu là điều trị nhiễm trùng cơ hội, chỉ có một số rất ít được điều trị
ARV bằng đơn hóa trị liệu (ZDV).
Giai đoạn 2000 đến nay: Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều
trị HIV/AIDS, bao gồm các nội dung về điều trị kháng Retrovirus và nhiễm
trùng cơ hội ở người lớn và trẻ em, dự phòng sau phơi nhiễm và lây truyền
mẹ con[9], [11] .
Năm 1995 chúng ta bắt đầu điều trị thuốc ARV cho người HIV/AIDS.
Từ năm 1995 dến năm 2003, mỗi năm chỉ có 50 bệnh nhân được tiếp cận.
Năm 2004, số được điều trị là 500 bệnh nhân, năm 2005 có 3.000 bệnh nhân
được điều trị, năm 2006 số được điều trị là 5.000 bệnh nhân. do chúng ta nhận
được sự hỗ trợ từ chương trình Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Quĩ toàn


13

cầu, ESTHER, PEPFAR trong công tác phòng chống HIV/AIDS [10]. Một
trong các mục tiêu của chiến lược Quốc gia 2010 và Tầm nhìn 2020 là phấn
đấu 70% bệnh nhân AIDS được điều trị ARV.
Riêng dự án Quĩ toàn cầu, bắt đầu triển khai uống thuốc điều trị đặc
hiệu vào tháng 3/2006. Tính đến tháng 11/2006, tại 20 tỉnh thành triển khai dự
án đã có 1.477 bệnh nhân HIV/AIDS tham gia điều trị, trong đó 72 đã tử
vong, 91 phải dừng điều trị hoặc chuyển tuyến [10].


Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu HIV ở các vùng
miền và cả nước sau 3 năm can thiệp
1.2.6. Quá trình điều trị thuốc ARV Hà Nội
Tính đến ngày 30/6/2008, số nhiễm HIV luỹ tích trên địa bàn Hà Nội là
14.606; số chuyển giai đoạn AIDS: 3.754; số tử vong do AIDS: 2.367. Theo
kết quả ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS, đến năm 2010, Hà Nội có
89.348 trường hợp, trong đó có 13.400 bệnh nhân AIDS [40], [41]. Hình thái
dịch vẫn trong giai đoạn tập trung, các trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ yếu
vẫn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao: nghiện chích ma túy
(71,17%). Nhiễm HIV vẫn chủ yếu ở lứa tuổi trẻ 20 – 30 tuổi chiếm 90,31%
[4]. Từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Hà Nội, tính đến
ngày 30/6/2008 đã có 225/232 xã phường phát hiện người nhiễm HIV
(96,98% số xã phường) [40].


14

Năm 1996 bắt đầu tiến hành điều trị cho bệnh nhân thuốc ARV tại bệnh
viện Đống Đa. Tính đến tháng 12/2005, số bệnh nhân được điều trị thuốc đặc
hiệu chống virus HIV theo phác đồ của Trung ương là 334 người, trong đó dự
án Quĩ toàn cầu điều trị 54 bệnh nhân, chương trình Quốc gia điều trị 30, các
dự án khác 250 [10]. Năm 2006, chương trình điều trị thuốc ARV ngay tại
cộng đồng mới được triển khai tại 8 quận huyện của Hà Nội với tổng số bệnh
nhân được điều trị là 213 người. Đến tháng 12/2007, có 7 quận , huyện triển
khai điều trị ARV tại cộng đồng ( Ba Đình, Đống Đa, Gia Lâm, Hoàn Kiếm,
Long Biên, Thanh Xuân và Từ Liêm), số bệnh nhân được điều trị là 396[10],
[30]. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, hai bệnh viện có khoa dành riêng điều
trị bệnh nhân HIV/AIDS, đó là Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới
thuộc bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện Đống Đa thuộc tuyến thành

phố, nên các bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị tại hai bệnh viện này không
chỉ là người Hà Nội mà còn từ nhiều tỉnh thành trong cả nước[22], [23], [36].
1.3. ĐIỀU TRỊ THUỐC ARV VÀ VẤN ĐỀ TUÂN THỦ TRONG ĐIỀU TRỊ
1.3.1. Các bước cần phải làm cho một người khi bắt đầu điều trị ARV
1.3.1.1: Đăng ký điều trị ARV (Sơ đồ 1- Phụ lục 1)•(•(Sẵnsàng thamrị
- Bệnh nhân phải sẵn sàng tham gia điều trị.
- Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lâm sàng – xét nghiệm.
- Bệnh nhân đã được sàng lọc nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý khác.
- Được khai thác đầy đủ tiền sử dùng ARV và những điều trị khác.
- Bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn phải được đánh giá tình trạng thai nghén, đã thông
báo tình trạng nhiễm HIV cho ít nhất 1 người trong gia đình, nếu có thể cần
có 1 người hỗ trợ điều trị...
1.3.1.2.Tập huấn sẵn sàng điều trị ART (Sơ đồ 2 - Phụ lục 2)


15

- Bắt đầu vào thời điểm khoảng 4 - 6 tuần trước khi bắt đầu ART
- Bệnh nhân được lập kế hoạch và tổ chức tập huấn trước điều trị, sau đó
chuyển gửi tới Ban xét chọn điều trị ARV.
1.3.1.3. Đánh giá sẵn sàng điều trị ARV (Sơ đồ 2 - Phụ lục 2)
- Tốt nhất là bệnh nhân tham dự đầy đủ cả 6 buổi tư vấn và tập huấn nhóm,
hiểu biết được các kiến thức cơ bản.
- Bệnh nhân phải cam kết sẽ tuân thủ điều trị.
1.3.1.4. Ban xét duyệt quận /huyện và thành phố xét duyệt điều trị theo
hướng dẫn của Bộ y tế (Quyết định 2051.QĐ- BYT ngày 09 tháng 6 năm
2006) [5].
1.3.1.5. Điều trị bệnh nhân theo các phác đồ đã lựa chọn theo các phác đồ
hướng dẫn của Bộ Y tế và tái khám theo qui định (Sơ đồ 3 - Phụ lục 3) 3:

1.3.2. Mục đích điều trị kháng retrovirus (ARV)
- Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus trong cơ thể
người bệnh.
- Phục hồi chức năng miễn dịch cho người nhiễm.
- Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV
- Cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
- Giảm lây truyền HIV từ bệnh nhân do phơi nhiễm[5], [6], [7].
1.3.3. Nguyên tắc điều trị ARV
- Điều trị kháng ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và
hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV.
- Mỗi phác đồ điều trị phải có 3 loại thuốc ARV (HAART).
- Tuân thủ điều trị là yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị
ARV cho bệnh nhân.


16

- Các thuốc ARV chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus nên bệnh nhân
phải điều trị kéo dài suốt đời và vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng để
tránh lây truyền virus cho người khác.
- Người bệnh điều trị ARV khi chưa có tình trạng miễn dịch được phục hồi
vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội[5], [6], [7].
1.3.4. Chỉ định điều trị ARV ở người nhiễm HIV/AIDS
1.3.4.1. Nếu có số TCD4
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn IV, không phụ thuộc số TCD4 là bao nhiêu
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn III khi số TCD4 < 350 tế bào/mm3
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn I, hoặc II, khi số TCD4 < 200 tế bào/mm3
1.3.4.2. Nếu không có số TCD4
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn IV, không phụ thuộc tổng số tế bào lympho là
bao nhiêu

- Người nhiễm HIV ở giai đoạn II, hoặc III, khi tổng số tế bào lympho <
1.200 tế bào/mm3[5], [6], [7]
1.3.5. Tư vấn trước điều trị
- Mục đích quan trọng nhất là nhằm nâng cao khả năng tuân thủ điều trị của
bệnh nhân trong quá trình điều trị ARV( Phụ lục 4).
- Làm cho bệnh nhân hiểu được lợi ích của điều trị ARV.
- Giúp cho bệnh nhân biết rằng khi điều trị vẫn phải sử dụng các biện pháp dự
phòng lây truyền và điều trị dự phòng các bệnh NTCH.
- Giúp bệnh nhân biết được các tác dụng phụ của thuốc ARV, cách theo dõi,
xử trí khi gặp phải.
- Tư vấn cho người hỗ trợ nắm được vai trò và các việc phải làm của 1 người
hỗ trợ điều trị [5], [6], [7].
1.3.6. Theo dõi điều trị ARV
1.3.6.1. Theo dõi tuân thủ điều trị


17

- Trong mỗi lần bệnh nhân tái khám, bác sĩ kiểm tra lại những thuốc người
bệnh được chỉ định dùng và cách dùng.
- Thời gian và cách dùng thuốc trong thực tế của BN, số lần bỏ hoặc quên
thuốc.
- Nếu người bệnh tuân thủ kém, cần tìm hiểu những vấn đề BN gặp phải: tác
dụng phụ, bệnh lý mới xuất hiện, quên hoặc không hiểu đúng chỉ định, hết
thuốc, không có khả năng tài chính, thiếu hỗ trợ, bị bắt, cai nghiện tập trung...
để tư vấn lại cẩn thận [5], [6], [7].
1.3.6.2. Theo dõi tiến triển lâm sàng
- Thăm khám, phát hiện và xử trí các tác dụng phụ.
- Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng, các nhiễm trùng cơ hội đánh giá tiến triển
của các triệu chứng liên quan đến HIV. Phát hiện hội chứng phục hồi miễn

dịch nếu có.
- Theo dõi tình trạng thai ngén với bệnh nhân nữ[5], [6], [7].
1.3.6.3 Theo dõi tiến triển bệnh qua cận lâm sàng
Bệnh nhân được theo dõi cân nặng và số tế bào TCD4 định kì. Nếu có
điều kiện bệnh nhân sẽ được theo dõi xét nghiệm tải lượng vi rút trong
máu[5], [6], [7].
1.3.6.4. Theo dõi độc tính của thuốc
Bệnh nhân được cung cấp thông tin về độc tính của các loại thuốc họ
đang sử dụng, được theo dõi công thức máu, chức năng gan, thận định kì [5].
1.3.6. Tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân và sự liên quan đến kết quả
điều trị
- Bệnh nhân phải uống đúng thuốc theo phác đồ được bác sĩ điều trị chỉ định,
nếu bỏ thuốc hoặc tự ý thay đổi phác đồ điều trị dễ dẫn đến khả năng kháng
thuốc.


18

- Bệnh nhân phải uống thuốc đúng liều lượng chỉ định: Số lần quên thuốc
trong 1 tháng nếu từ 3 lần/ tháng trở xuống là tuân thủ điều trị tốt. Nếu quên
thuốc > 3 lần /1tháng, điều trị có thể thất bại.
- Đối với các thuốc uống 2 lần/ngày khoảng cách giữa các lần uống thuốc
phải cách nhau 12 giờ để đảm bảo tác dụng và an toàn tránh việc nồng độ
đỉnh của thuốc quá thấp không đạt ngưỡng điều trị sẽ gây kháng thuốc cũng
như quá cao sẽ nguy hiểm cho bệnh nhân. Như vậy, mỗi ngày bệnh nhân sẽ
phải uống thuốc 2 lần vào những giờ nhất định trong ngày.
- Thuốc ARV phải được uống đúng giờ, uống sớm hoặc muộn thuốc nghĩa là
uống cách giờ quy định quá 60 phút.
- Cách xử trí khi quên uống thuốc: Nếu quên thuốc dưới 4 h bệnh nhân phải
uống bù ngay, nếu ngoài 4 h bệnh nhân phải chờ đến lần uống sau.

- Kế hoạch tuân thủ điều trị của bệnh nhân thể hiện rõ nhất ở phương pháp
bệnh nhân dùng để nhắc uống thuốc đúng giờ.
- Kiến thức của bệnh nhân về tuân thủ điều trị thể hiện ở việc bệnh nhân luôn
nhớ và hiểu nguyên tắc tuân thủ điều trị, biết cách khắc phục các khó khăn có
thể gặp phải để đảm bảo tuân thủ điều trị.
- Người hỗ trợ điều trị phải hiểu được và thực hiện các việc phải làm để giúp
bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn [5], [6], [7].


19

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Gồm 6 quận huyện tham gia điều trị ngoại trú thuốc ARV của dự án Quĩ toàn
cầu: Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm.

Hình 4: Bản đồ Hà Nội và các địa điểm tiến hành nghiên cứu
2.1.1. Quận Đống Đa
- Là quận nằm ở trung tâm Hà Nội, diện tích: 9,96 km 2, số dân: 352.342
người, có 21 phường.
- Triển khai điều trị ngoại trú thuốc ARV từ tháng 6/2005. Tính đến tháng
12/2007 có 87 bệnh nhân AIDS đã được đưa vào điều trị ARV[30].
2.1.2. Quận Ba Đình
- Quận nằm ở trung tâm Hà Nội, diện tích: 9,244 km 2, số dân: 228.352 người,
có 14 phường.
- Quận triển khai điều trị ngoại trú thuốc ARV từ tháng 6/2006. Tính đến
tháng 12/2007 có 71 bệnh nhân AIDS đã được đưa vào điều trị ARV[30].



20

2.1.3. Quận Thanh Xuân
- Ở Tây Nam của thủ đô Hà Nội, diện tích: 9,11 km 2, số dân: 210.210 người,
có 11 phường.
- Phòng điều trị ngoại trú thuốc ARV tại quận Thanh Xuân triển khai từ tháng
6/2006. Tính đến tháng 12/2007 có 70 bệnh nhân AIDS đã được đưa vào điều
trị [30].
2.1.4. Quận Long Biên
- Quận nằm ở dọc bờ bắc Sông Hồng, diện tích: 60,38 km2, số dân: 170.706
người, có 14 phường.
- Triển khai điều trị ngoại trú thuốc ARV từ tháng 6/2006. Tính đến tháng
12/2007 có 63 bệnh nhân AIDS đã được đưa vào điều trị ARV[30].
2.1.5. Huyện Gia Lâm
- Là huyện nằm ở dọc bờ bắc Sông Hồng, diện tích: 60,38 km 2, số dân:
170.706 người, có 22 đơn vị hành chính đó là 2 thị trấn: Yên Viên, Trâu Quỳ
và 20 xã. Địa bàn có Sông Hồng, Sông Đuống và kênh Gia Thượng chảy qua.
- Trung tâm Y tế dự phòng Huyện triển khai điều trị ngoại trú thuốc ARV từ
tháng 6/2006. Tính đến tháng 12/2007 có 52 bệnh nhân AIDS đã được đưa
vào điều trị ARV[30].
2.1.5. Huyện Từ Liêm
- Là huyện nằm ở phía Tây Hà Nội, diện tích: 75,32 km 2, số dân: 240.000
người, có 14 phường. Gồm thị trấn Cầu Diễn và 15 xã.
- Triển khai điều trị ngoại trú thuốc ARV từ tháng 6/2005. Tính đến tháng
12/2007 có 108 bệnh nhân AIDS đã được đưa vào điều trị ARV[30].
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu định lượng



21

2.2.1.1. Người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ngoại trú thuốc ARV của dự
án Quĩ toàn cầu tại 6 quận, huyện thành phố Hà Nội năm 2008 với các
tiêu chuẩn lựa chọn sau:.
- Có trong danh sách điều trị ngoại trú thuốc ARV tại 6 quận, huyện triển
khai điều trị ARV dự án Quĩ toàn cầu của Thành phố Hà Nội.
- Đang tham gia điều trị thuốc ARV, đã tham gia điều trị ít nhất 6 tháng.
- Hiện đang có mặt tại cộng đồng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.1.2. Sổ sách, báo cáo, hồ sơ bệnh án, phiếu điều tra của các phòng
khám ngoại trú tại 6 quận, huyện và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
Hà Nội.
2.2.2. Nghiên cứu định tính
2.2.1.1. Với thảo luận nhóm
Có 2 nhóm , mỗi nhóm có từ 8 - 10 người hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều
trị tại quận Thanh Xuân và huyện Từ Liêm với các tiêu chuẩn lựa chọn
- Là người hỗ trợ cho bệnh nhân
- Đã tham gia tập huấn về tuân thủ điều trị.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.1.2. Với phỏng vấn sâu: Chọn chủ đích
- Thư ký chương trình dự án Quĩ toàn cầu thành phố Hà Nội.
- 2 cán bộ trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân của quận Thanh Xuân,
huyện Từ Liêm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp định tính.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
2.3.2.1. Với nghiên cứu định lượng



22

Toàn bộ 163 người nhiễm HIV/AIDS đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn .
2.3.2.2. Với nghiên cứu định t ính
- Thảo luận nhóm: Cỡ mẫu gồm 2 nhóm. Nhóm 1 tại quận Thanh xuân có
8 người, nhóm 2 tại huyện Từ Liêm có 9 người. Đối tượng là người hỗ trợ
điều trị chính cho bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn.
- Phỏng vấn sâu: Chọn chủ đích 2 cán bộ y tế tại quận Thanh Xuân, huyện
Từ Liêm trực tiếp khám, điều trị cho bệnh nhân và thư ký dự án Quỹ Toàn
cầu thành phố Hà Nội.
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.3.3.1. Với nghiên cứu định lượng
Bộ phiếu phỏng vấn có cấu trúc in sẵn dành cho người nhiễm
HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại địa bàn nghiên cứu (Phụ lục 3) gồm
3 phần :
- Phần A. Thông tin chung về bệnh nhân đang được điều trị ARV theo dự
án Quĩ toàn cầu tại 6 quận, huyện (10 câu).
- Phần B. Sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân (29 câu).
- Phần C. Thông tin người hỗ trợ (3 câu).
2.3.3.2.Với nghiên cứu định tính:
- Các thảo luận nhóm có mục tiêu phát hiện bổ sung thông tin về
+ Nhận định của người tham gia thảo luận về người nhiễm HIV/AIDS
được điều trị ARV ngoại trú.
+ Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ của sự không tuân thủ điều trị
+ Các biện pháp đã làm để hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị
+ Đề xuất, kiến nghị
- Cách tiến hành thu thập thông tin
+ Thảo luận nhóm người hỗ trợ tuân thủ điều trị theo phiếu hướng
dẫn thảo luận nhóm ( Phụ lục 8 ).



23

+ Phỏng vấn sâu 2 cán bộ y tế trực tiếp tham gia tư vấn hoặc điều trị
ARV cho bệnh nhân theo nội dung câu hỏi gợi ý ( Phụ lục 9 ).
+ Phỏng vấn sâu thư ký Dự án Quĩ toàn cầu thành phố Hà Nội theo
nội dung câu hỏi gợi ý (Phụ lục 10).
- Thời gian tiến hành 1 cuộc thảo luận nhóm hoặc 1 cuộc phỏng vấn sâu
theo chủ đề là 90 đến 120 phút.
2.3.4. Biến số - Chỉ số
T
T

Biến số

Định nghĩa biến

Phân Chỉ số nghiên cứu Công cụ
loại
thu thập
biến
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Tuổi.
Tuổi (theo năm)
Liên
Phiếu
của đối tượng đến tục
phỏng
thời điểm điều tra

vấn câu
theo dương lịch.
A1
2. Giới tính. Nam - Nữ
Nhị
Tỷ lệ Nam - Nữ
Phiếu
phân
phỏng
vấn câu
A2
3. Nghề
Công việc chính
Danh Nông dân.
nghiệp.
tạo thu nhập hiện
mục
Công nhân.
tại của đối tượng.
Thợ thủ công.
Bộ đội/công an.
Lái xe.
Phiếu
Học sinh/sinh viên. phỏng
Nhân viên hành
vấn câu
chính.
A3
Thất nghiệp.
Khác.

4. Trình độ
Lớp học cao nhất
Danh Mù chữ.
học vấn.
đối tượng đã qua.
mục
Tiểu học (1 - 5).
Tình trạng hôn
Trung học cơ sở (6
nhân hiện tại của
– 9).
Phiếu
đối tượng.
Phổ thông trung
phỏng
học (10 – 12).
vấn câu
Cao đẳng, đại học.
A4


24

5. Tình trạng
hôn nhân.

Danh
mục

6. Người

đang sống
chung.

Đối tượng đang
sống cùng với ai.

Danh
mục

7. Phân loại
đối tượng
xét
nghiệm
HIV.
8. Đường lây
nhiễm
HIV.

Đối tượng tự đi xét Nhị
nghiệm hay do các phân
cơ quan chức năng
bắt buộc.
Nguyên nhân dẫn
Danh
đến tình trạng
mục
nhiễm HIV của đối
tượng.

Chưa Vợ/chồng.

Đangchung sống.
với vợ/chồng.
Li dị/li thân.
Goá.
Vợ/chồng.
Bố /mẹ.
Anh/chị/em.
Bạn/người khác.
Một mình.
Tự nguyện.
Bắt buộc.

Tiêm chích ma tuý
dùng chung BKT.
Quan hệ tình dục
không an toàn.
Khác.
9. Nơi giới
Đối tượng đến
Danh Trạm y tế phường.
thiệu.
phòng khám ngoại mục
Nhóm GDĐĐ.
trú do ai giới thiệu
Người quen.
hay tự đến.
Tự đến.
Khác.
10. Thu nhập Tổng thu nhập
Thứ

< 500.000 đồng.
trung bình bình quân của tất
hạng
500.000của gia
cả các thành viên
<1.000.000
đình.
trong gia đình đối
1.000.000 –
tượng.
2.000.000
>2.000.000
B. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV CỦA BỆNH NHÂN
1. Tập huấn Tham gia tập huấn,
-Tỷ lệ tham gia tập
và tư vấn tư vấn cá nhân
huấn, tư vấn cá
cá nhân
trước điều trị ARV
nhân trước điều trị.
trước điều của đối tượng như Thứ
- Số buổi tham gia
trị ARV.
thế nào. Các nội
hạng
tập huấn, tư vấn cá
dung đã được cung
nhân trước điều trị.
cấp, tầm quan
- Tỷ lệ kể lại được

trọng của các nội
các nội dung đã

Phiếu
phỏng
vấn câu
A5
Phiếu
phỏng
vấn câu
A6
Phiếu
phỏng
vấn câu
A7
Hồ sơ
bệnh án
của đối
tượng
Phiếu
phỏng
vấn câu
A9
Phiếu
phỏng
vấn câu
A10

Phiếu
phỏng



25

dung đó.

2. Kiến thức
chung về
thuốc
điều trị
ARV.

3.

Kiến thức
tuân thủ
điều trị.

Sự hiểu biết của
đối tượng về thuốc
ARV nói chung và
phác đồ cụ thể nói
riêng của đối
tượng.

Sự hiểu biết của
đối tượng về tuân
thủ điều trị: khái
niệm, tác hại của
không tuân thủ,

các biện pháp khắc
phục.

được tập huấn, tư
vấn từ
vấn cá nhân trước
câu B1
điều trị.
đến B4
- Đánh giá tầm
quan trọng của tập
huấn, tư vấn cá
nhân trước điều trị.
- Tỷ lệ hiểu đúng
thế nào là thuốc
ARV.
Phiếu
- Tỷ lệ biết hiện
phỏng
nay Việt nam và
vấn từ
thế giới đều dùng
câu từ B
phác đồ có ít nhất
5 đến
3 loại thuốc.
B12
- Tỷ lệ kể được
một số tác dụng
phụ hay gặp khi

uống thuốc.
- Tỷ lệ biết được
mình đang dùng
phác đồ nào.
- Tỷ lệ biết các
thuốc trong phác
đồ mình đang sử
dụng.
- Tỷ lệ biết thuốc
hay gây tác dụng
trong phác đồ của
mình, biểu hiện, xử
trí.
- Tỷ lệ nói đúng
nguyên tắc thế nào
Phiếu
là tuân thủ điều trị.
phỏng
- Tỷ lệ biết tác hại
vấn từ
của không tuân thủ câu B16
điều trị.
đến B18
- Tỷ lệ áp dụng
biện pháp khắc
phục.


×