Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ dân tộc thiểu số có chồng độ tuổi 15 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 103 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là một bệnh phổ biến ở phụ nữ, bệnh
không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng lao động, sinh hoạt tình cảm
lứa đôi, kế hoạch hoá gia đình mà còn có thể gây nên những biến chứng nặng
nề nếu như không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Trong những năm gần đây, công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe sinh sản đã và đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ các nước trên
Thế giới cũng như của Việt Nam. Nước ta đã có “Chiến lược Dân số và Sức
khỏe sinh sản Việt Nam Giai đoạn 2011-2020”, mục tiêu ghi rõ giảm nhiễm
khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục . Năm
2009, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản, nội dung tập trung vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh
sản chủ yếu trong đó có các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn
đường sinh sản .
Ở Việt Nam với đặc điểm là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, hơn
80% dân số sống ở các vùng nông thôn, miền núi điều kiện kinh tế có nhiều
khó khăn, nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt là ở đồng bào dân
tộc thiểu số tình trạng tảo hôn, nạo phá thai, năng lực chuyên môn của cán bộ
y tế và công tác vô khuẩn dụng cụ thăm khám còn hạn chế góp phần làm cho
tỷ lệ hiện mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới như: viêm âm hộ,
viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…, hiện khá phổ biến . Ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số người phụ nữ vẫn luôn chịu nhiều thiệt thòi do hiểu biết
còn hạn chế, mặt khác họ còn e ngại, chịu đựng, mặc cảm, nên khi bị viêm
nhiễm đường sinh dục dưới thường nên thường không đi khám định kỳ để
phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh phụ khoa định nhất là khi bị viêm
nhiễm đường sinh dục dưới .



2
Lang Chánh là một huyện miền núi nằm phía tây của tỉnh Thanh Hóa
thành phần dân tộc gồm: Thái (53%), Mường (33%), Kinh (14%). Địa hình
của huyện phức tạp đi lại rất khó khăn, đây là một trong 62 huyện nghèo của
cả nước, và là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Theo thống kê
của Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh năm 2014 là 56,0% phụ nữ có chồng
15-49 tuổi bị viêm nhiễm đường sinh dục dưới . Nguyên nhân của viêm
nhiễm đường sinh dục dưới thường do: thiếu nước sạch, nhà tiêu không hợp
vệ sinh, phân rác không được xử lý, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và
sự hiểu biết kiến thức phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
dưới còn nhiều bất cập khó khăn, hạn chế . Hiện nay, nhiễm khuẩn đường
sinh dục dưới là một trong các bệnh của phụ nữ gây ảnh hưởng lớn đến đời
sống cũng như tinh thần của người bị bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ ở vùng
nông thôn, miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, để góp phần
làm cơ sở dữ liệu cho việc tìm ra các biện pháp nâng cao sức khỏe của phụ nữ
vùng dân tộc thiểu số chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ dân tộc thiểu số có chồng độ
tuổi 15- 49 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa năm 2016”, với 2 mục tiêu:
1.

Nghiên cứu thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ
dân tộc thiểu số có chồng độ tuổi 15- 49 tại huyện Lang Chánh,
tỉnh Thanh Hóa năm 2016.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục
dưới ở phụ nữ là đối tượng nghiên cứu.



3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục
1.1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục
Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) là một bệnh lý do viêm nhiễm
tại bộ phận sinh dục nữ, từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung (CTC), tử cung, phần
phụ sinh dục và tiểu khung .
Khoảng 1/2 các trường hợp phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ
khoa là vì những triệu chứng có liên quan đến bệnh lý VNĐSD. Trong các
bệnh phụ khoa nói chung, gần 90% phụ nữ bị VNĐSD .
1.1.2. Phân loại viêm nhiễm đường sinh dục
Dựa vào vị trí viêm nhiễm về mặt giải phẫu mà VNĐSD được chia
thành 2 loại, bao gồm: VNĐSD dưới và VNĐSD trên.
- Viêm nhiễm đường sinh dục dưới bao gồm: Viêm âm hộ, viêm âm đạo,
viêm CTC.
- Viêm nhiễm đường sinh dục trên bao gồm: viêm nhiễm ở tử cung, vòi
tử cung, buồng trứng, phúc mạc vùng chậu và tiểu khung .
Dựa theo hình thái viêm nhiễm mà VNĐSD được chia thành: VNĐSD
cấp tính và VNĐSD mạn tính.
- VNĐSD cấp tính: với các dấu hiệu, triệu chứng ở các mức độ khác
nhau, như sưng nóng, đau, sốt, khí hư nhiều và hôi bẩn… Nếu được phát hiện
sớm, điều trị kịp thời sẽ có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên các VNĐSD cấp tính ít
gặp hơn so với viêm mạn tính.
- VNĐSD mạn tính: thường chỉ với các dấu hiệu nghèo nàn như ra khí


4

hư nhiều hơn bình thường và hôi, đau dấm dứt không thường xuyên…
VNĐSD mạn tính ít được quan tâm thăm khám, điều trị cũng kéo dài và kết
quả hạn chế .
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu và sự liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục
dưới ở phụ nữ
Viêm nhiễm đường sinh dục (VNĐSD) do hiệp hội sức khoẻ phụ nữ thế
giới đưa ra năm 1987, nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới là một tập hợp
gồm 3 nhóm bệnh .
- Các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục: Giang mai, lậu,
HIV/AIDS, nhiễm Chlamydia trachomatis vv...
- Các viêm nhiễm nội sinh do phát triển quá mức các vi sinh vật (VSV)
sống cộng sinh trong đường sinh dục: Viêm âm đạo không đặc hiệu, nhiễm
nấm candida.
- Các viêm nhiễm do VSV xâm nhập từ ngoài vào không qua đường tình
dục, như thực hiện các kỹ thuật thăm khám phụ khoa, sinh đẻ hoặc KHHGĐ,
từ môi trường tự nhiên do thiếu vệ sinh vv...
Như vậy, VNĐSD là các viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục bao gồm cả
viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm khác
không lây qua quan hệ tình dục cả hai giới đều có thể bị mắc.
* Phân loại:
Có nhiều cách phân loại tuỳ theo các tiêu chí lựa chọn và mục đích tiếp
cận. Hiện nay đang phổ biến 4 cách phân loại như sau:
- Theo cơ chế lây truyền: Gồm các viêm nhiễm lây truyền qua đường
tình dục, các viêm nhiễm nội sinh và các viêm nhiễm do VSV xâm nhập từ
ngoài vào không qua đường tình dục. Đây là cách phân loại phổ biến nhất
hiện nay .


5
- Theo vị trí tổn thương trên lâm sàng: Gồm viêm nhiễm đường sinh dục

dưới (từ âm hộ đến cổ tử cung) và viêm nhiễm đường sinh dục trên (từ tử
cung lên buồng trứng) .
- Theo căn nguyên gây bệnh: Viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc ký
sinh trùng .
- Theo hình ảnh tế bào bệnh học: Viêm cấp tính và viêm mạn tính , .
* Về đặc điểm giải phẫu đường sinh dục dưới và yếu tố liên quan đến viêm
nhiễm ở phụ nữ .
Âm hộ có môi lớn bao phủ tiền đình, che lấp lỗ niệu đạo, nên khi đi
tiểu tiện, nước tiểu không bài tiết thẳng ra ngoài mà chảy xuống dưới, một
số ít chảy vào âm đạo tạo điều kiện gây viêm nhiễm. Hai bên lỗ niệu đạo có
tuyến Skên và âm đạo có tuyến Bartholin. Các tuyến này luôn tiết dịch và
cũng là nơi cư trú tốt cho các loại vi khuẩn, khi có điều kiện thuận lợi dễ
gây viêm nhiễm.
Âm đạo của phụ nữ như một cái ống từ tiền đình đến mặt ngoài CTC,
mặt trong có các gờ và cột dọc to thành những nếp gấp, âm đạo là một khoang
ảo nhiều nếp nhăn nên rất thuận lợi cho vi sinh vật sinh sống và phát triển, là
nơi tiếp xúc trực tiếp trong quan hệ tình dục, là phần cuối của ống sinh sản và
đường dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Do vậy, bệnh lý âm đạo có
liên quan đến sự thay đổi môi trường âm đạo và các bệnh lây lan do quan hệ
tình dục không an toàn và những sang chấn trong sinh đẻ.
Cổ tử cung bình thường có bề mặt nhẵn, màu hồng, phần trên CTC nằm
trong phúc mạc, nằm phía trên âm đạo, phần dưới ở dưới phúc mạc và trong
âm đạo. Lỗ CTC hướng xuống âm đạo và đây là nơi kinh nguyệt từ buồng tử
cung chảy qua âm đạo. Do đó là nơi có thể dẫn đến xuất phát tình trạng viêm
nhiễm và có thể viêm nhiễm sâu hơn ở đường sinh dục phụ nữ.


6
Tóm lại âm hộ, âm đạo và CTC là nơi thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại
phát triển và dễ gây ra tình trạng VNĐSDD.

1.1.4. Chẩn đoán viêm nhiễm đường sinh dục dưới
* Đặc điểm cấu tạo đường sinh dục dưới ở phụ nữ

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu đường sinh dục dưới
* Lâm sàng:
Viêm sinh dục dưới là viêm đường sinh dục từ âm hộ đến cổ tử cung
dưới vòng bám âm đạo gồm: viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, viêm âm đạo và
tuyến sinh dục. Cụ thể gồm: Viêm âm hộ, âm đạo do tạp khuẩn; viêm âm hộ,
âm đạo, cổ tử cung do trichomonasvaginalis; viêm âm đạo do nấm candida
albricans, trobicalis, krusei; viêm sinh dục do lậu; viêm tuyến Bartholein và
viêm loét cổ tử cung. Viêm loét đường sinh dục dưới biểu hiện lâm sàng là


7
tình trạng tấy đỏ, ngứa và có thể loét .
Các tác nhân gây viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung gây ra nhiều bệnh
cảnh lâm sàng khác nhau, biểu hiện qua các thời kỳ, giai đoạn khác nhau.
Có tác nhân chỉ gây tổn thương ở bộ phận sinh dục, có tác nhân vừa gây
bệnh ở bộ phận sinh dục vừa gây bệnh ngoài cơ quan sinh dục. Tuy nhiên,
biểu hiện tại bộ phận sinh dục thường gặp nhất và người bệnh cũng thường
quan tâm nhất.
Cũng như hầu hết các bệnh lý sản phụ khoa khác, viêm âm hộ, viêm âm
đạo, cổ tử cung biểu hiện bằng 4 triệu chứng lâm sàng chính: Khí hư, viêm
loét, chảy máu bất thường và đau bụng dưới. Trong đó khí hư và viêm loét là
hai triệu chứng quan trọng nhất .
- Khí hư: Khi bị viêm, niêm mạc đường sinh dục phản ứng lại các tác
nhân gây bệnh bằng phản ứng viêm. Khí hư chính là dịch viêm của đường
sinh dục. Số lượng, màu sắc và mùi khí hư khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm
riêng của tác nhân và mức độ viêm.
- Viêm loét ở cơ quan sinh dục: Biểu hiện viêm đường sinh dục trên

lâm sàng là tình trạng tấy đỏ, ngứa và có thể loét. Các triệu chứng này khác
nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có tác nhân gây viêm hầu hết
các cơ quan trong hệ thống sinh dục, có tác nhân chỉ gây viêm ở một số cơ
quan nhất định.
Cùng với việc ứng dụng các thành tựu mới của y - sinh học hiện đại,
hiện nay có thể dựa trên nhiều phương pháp chẩn đoán viêm âm hộ, viêm âm
đạo, cổ tử cung. Cách phổ biến nhất trong phân loại các phương pháp chẩn
đoán hiện nay gồm các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Về
lâm sàng có 2 cách tiếp cận: Chẩn đoán theo căn nguyên và chẩn đoán theo
hội chứng. Về cận lâm sàng có các phương pháp: Chẩn đoán VSV, chẩn đoán
miễn dịch, chẩn đoán mô tế bào, chẩn đoán hình ảnh vv... Mỗi phương pháp


8
có ưu điểm và hạn chế riêng, có phạm vi ứng dụng khác nhau , , .
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng có ưu điểm là ít tốn kém, dễ áp dụng
nhưng độ chính xác thấp, chỉ đạt khoảng 40 – 60% và phụ thuộc nhiều vào
kiến thức, kinh nghiệm của thầy thuốc. Tuy nhiên, đối với chẩn đoán viêm âm
hộ, viêm âm đạo, cổ tử cung hiện nay ở các tuyến vẫn phải dựa vào lâm sàng
là chính.
1.1.5. Nguyên nhân gây một số viêm nhiễm đường sinh dục thường gặp
Các VNĐSD gây ra bởi các vi sinh vật thường có mặt tại đường sinh
sản hoặc do các vi sinh vật từ bên ngoài vào thông qua hoạt động tình dục
hoặc qua các thủ thuật y tế. Nguyên nhân VNĐSD ở phụ nữ nhìn
chung chủ yếu liên quan tới nhiễm khuẩn sau đẻ, sau sẩy thai và nạo hút thai
do vệ sinh trong lao động không đảm bảo, vệ sinh kinh nguyệt và vệ sinh giao
hợp chưa hợp lý… Nguyên nhân VNĐSD thường gặp do nhiễm trực khuẩn,
cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn E-coli, trực khuẩn lao, ký
sinh trùng nấm, trùng roi và các tạp khuẩn khác . Nếu được phát hiện và điều
trị kịp thời, được tư vấn phòng bệnh tốt, bệnh VNĐSD sẽ khỏi hoàn toàn và

không ảnh hưởng gì cho sức khỏe sinh sản (SKSS).
1.1.6. Đặc điểm viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ
VNĐSD là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ. VNĐSD ở phụ nữ gồm 3 loại: (1) Các nhiễm khuẩn
LTQĐTD như nhiễm Chlamydia, bệnh Lậu, Trùng roi sinh dục, bệnh Giang
mai, Herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục và nhiễm HIV...; (2) Nhiễm khuẩn
nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong âm đạo của phụ nữ như
viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm men; (3) Nhiễm
khuẩn y sinh là các nhiễm khuẩn do thủ thuật y tế không vô khuẩn. Các
VNĐSD trên có thể dự phòng hoặc có thể chữa khỏi được .
Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc SKSS đã đưa ra các chỉ dẫn cụ thể để


9
khám phát hiện bệnh , trong đó khám lâm sàng cần phải chú ý đến:
- Khám bộ phận sinh dục ngoài phát hiện dịch âm đạo: màu sắc, mùi,
đặc điểm dịch (dịch nhiều hay ít, trong hay đục, vàng, xanh, có mủ, có bọt, có
dính vào thành âm đạo không, lẫn máu không).
- Khám trong để đánh giá tính chất khí hư (màu, số lượng, mùi). Đánh
giá dịch ở trong ống CTC: dịch trong, dịch mủ hoặc mủ có lẫn máu. Phát hiện
các các tổn thương loét, hột hoặc sùi trong CTC và thành âm đạo.
Về lâm sàng, khó có thể phân biệt được đâu là VNĐSD do bệnh phụ
khoa thông thường, đâu là VNĐSD do bệnh LTQĐTD. Muốn xác định rõ loại
bệnh lý VNĐSD thì cần dựa vào các hội chứng chính gây VNĐSD. Đây là
phương pháp tiếp cận được Bộ y tế hướng dẫn sử dụng. Phương pháp
này chia các biểu hiện lâm sàng của VNĐSD thành 5 hội chứng chính. Nhân
viên y tế dựa vào 5 hội chứng này để chẩn đoán, điều trị sớm các VNĐSD ở
phụ nữ thường gặp một cách hiệu quả nhất. Các hội chứng bao gồm:
- Hội chứng tiết dịch âm đạo bao gồm: viêm âm đạo do trùng roi, nấm
nem, vi khuẩn kỵ khí, viêm CTC mủ nhầy do lậu cầu khuẩn...

- Bệnh sùi mào gà sinh dục ở nữ do virút gây u nhú ở người.
- Hội chứng đau bụng dưới ở phụ nữ do: lậu cầu, Chlamydiatrachomatis,
Gardnerella vaginalis và các vi khuẩn kỵ khí âm đạo.
- Hội chứng loét sinh dục ở nữ do các tác nhân: Xoắn khuẩn giang mai,
trực khuẩn hạ cam Herpes sinh dục.
- Hội chứng sưng hạch bẹn.
Các thể lâm sàng thường gặp trong VNĐSD ở phụ nữ bao gồm:
- Viêm âm hộ.
- Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis).


10
- Viêm âm đạo do nấm.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Bệnh lậu ở phụ nữ (viêm CTC và viêm niệu đạo do lậu).
- Viêm CTC và niệu đạo do Chlamydia.
1.2. Tình hình mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới
1.2.1. Trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện về tình hình VNĐSD
nói chung và VNĐSDD nói riêng trên thế giới. Có thể nói đây là một vấn đề
đã và đang được quan tâm trong vấn đề sức khỏe của toàn cầu và là một vấn
đề Y tế công cộng . Tuy nhiên, các nghiên cứu xác định tỉ lệ mắc chung của
mỗi quốc gia về các VNĐSD thường ít được báo cáo mà phổ biến là các
nghiên cứu ở một số vùng của mỗi quốc gia với các đối tượng nghiên cứu
cũng khác nhau, và thường cho các kết quả khác nhau . Nghiên cứu ở nước
phát triển như nghiên cứu ở Italia của Boselli F. và cộng sự (cs) (2004) , trên
1644 phụ nữ Italia thì tỉ lệ VNĐSD khá cao: tỉ lệ phụ nữ bị nấm âm hộ - âm
đạo chiếm tới 51,3%; viêm âm đạo do vi khuẩn là 19,9%; do trùng roi chiếm
6,7%; viêm âm đạo không đặc hiệu chiếm 6,1%. Nghiên cứu về tình trạng
VNĐSD do Chlamydia ở các nước châu Âu cho tỉ lệ viêm nhiễm ở phụ nữ độ

tuổi sinh đẻ chiếm từ 1,1% (Norway) tới 6,9% (Estonia). Tỉ lệ này ở các nước
Đức là 2,11%; Đan Mạch là 6,7% và Thụy Điển là 2,70%. Tỉ lệ VNĐSD do
Chlamydia ở những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục chiếm thấp nhất ở
Tây Ban Nha với 0,2% và cao nhất ở Đan Mạch, Vương Quốc Anh với 8,0% .
Ở một số nước phát triển như Italia, theo Boselli F, Chiossi G (2004)
nghiên cứu với 1644 phụ nữ Italia thì tỷ lệ VNĐSD khá cao, nấm âm hộ, âm
đạo chiếm tỷ lệ 51,3%; viêm âm đạo do vi khuẩn là 19,9%, do T.vaginalis là
6,7% . Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Zhang X.J (2009) cho thấy tỷ lệ mắc


11
viêm âm đạo do vi khuẩn và do T.vaginalis lần lượt là 12,0% và 4,5%. Theo
nghiên cứu của Yogiun và Zhang (2009) tại Tây Tạng, Trung Quốc, tỷ lệ
VNĐSDD là 30,8% tại tỉnh Anh Huy là 58,1%, có 3 loại VNĐSDD hay gặp
nhất là viêm ống CTC, viêm âm đạo do tạp khuẩn và do trùng roi với tỷ lệ lần
lượt là 41,7%; 12,0% và 4,5% . Savita Sharma và BP. Gupta tại Ấn Độ tìm
thấy tỷ lệ VNĐSDD ở nhóm đối tượng PN nông thôn tương đối cao 51,9% , .
Ở các quốc gia đang phát triển, có nhiều nghiên cứu đã được báo cáo với tỷ lệ
mắc cũng rất cao. Theo một nghiên cứu trên 2325 phụ nữ có chồng trong độ
tuổi sinh đẻ tại vùng nông thôn Harryana, Ẩn độ thì có tới 61% có ít nhất một
triệu chứng của VNĐSS, viêm âm đạo là 32%, viêm CTC 21% . Một nghiên
cứu khác (2007) ở phụ nữ trong độ tuổi từ 12-49 tại vùng nông thôn phía Bắc
Brazil cũng cho thấy tỷ lệ hiện mắc Trichomoniasis là 4,1%, Gonorrhoea là
1,2%; tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn và do nấm, Candida lần lượt là 20% và
12,5% .
Tóm lại, VNĐSD nói chung hiện nay rất phổ biến trên thế giới với tỉ lệ
mắc bệnh qua các nghiên cứu đều tương đối cao , . Các nguyên nhân
và hình thái VNĐSD cũng đa dạng, khác nhau tùy theo nghiên cứu; có những
bệnh nhân chỉ bị một hình thái viêm và có những bệnh nhân bị nhiều hình thái
viêm khác nhau (viêm CTC, viêm âm đạo, viêm âm hộ - âm đạo...). Bệnh

VNĐSD ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phụ nữ, nhất là phụ nữ ở độ tuổi
sinh đẻ. Bệnh làm tăng gánh nặng bệnh tật của mỗi quốc gia và toàn cầu, ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển và an sinh xã hội của từng quốc gia.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, VNĐSD là một trong những bệnh rất hay gặp ở phụ nữ nói
chung và là bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ thuộc độ tuổi sinh hoạt
tình dục. Các bệnh VNĐSD gây ra những hậu quả không tốt tới sức khỏe của
người phụ nữ, chính vì thế, bệnh VNĐSD là một vấn đề đang được quan tâm


12
trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Theo điều tra của Vũ
Bá Thắng ở 361 phụ nữ xã Thuần Nông, huyện Yên Phong, Bắc Ninh thì tỷ lệ
VNĐSDD là 63,7% . Nghiên cứu của Đinh Thanh Huề và Lê Văn Tế (2004) ,
về tình hình VNĐSD dưới ở phụ nữ có chồng, độ tuổi sinh đẻ ở xã Quảng
Thọ huyện Quảng Trạch Quảng Bình cho thấy tỉ lệ hiện mắc VNĐSDD là
41,9%.
Theo số liệu điều tra của Lê Thị Oanh, Trường Đại học Y Hà Nội
(2011) cho thấy tỷ lệ VNĐSD của PN ở các khu vực Hà Nội, vùng núi
Nghệ An, đồng bằng Hải Dương và nông thôn ven biển là rất cao (42%64%) . Về VNĐSDD, năm 2011 một cuộc khảo sát có quy mô lớn trên 960
PN khám phụ khoa tại bệnh viện phụ sản Trung ương đã được tiến hành.
Kết quả, tỷ lệ VNĐSDD rất cao, lên tới 83,1%, trong đó viêm âm đạo
chiếm tỉ lệ cao nhất. Viêm âm đạo kết hợp với viêm cổ tử cung chiếm tỉ lệ
33,8% . Tại Hà Nội, khám sức khỏe bà mẹ trẻ em- kế hoạch hóa gia đình
năm 2003 xác định tỷ lệ VNĐSDD với nấm Candida, Trichomonas
vaginalis, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis và nhiễm khuẩn
âm đạo ở phụ nữ có triệu chứng và không có triệu chứng. Tỷ lệ bị bệnh do
nấm Candida là 11,1%; T.vaginalis, 1,3%, không có nhiễm trùng do lậu
cầu, sự phổ biến của C.trachomatis là 4,4% và viêm âm đạo do vi khuẩn là
3,5%. VNĐSDD phổ biến ở những phụ nữ đã lập gia đình, sử dụng dụng cụ

tử cung nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và nguy cơ mắc
VNĐSDD. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh những thách thức của việc chẩn
đoán xác định VNĐSDD là sự thiếu liên kết giữa các triệu chứng và các xét
nghiệm cận lâm sàng . Kết quả từ một nghiên cứu năm 2004 trên 8880 phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước cho
thấy tỷ lệ NKĐSS là 60%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử
cung . Nghiên cứu của Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2007) trên nhóm
đối tượng phụ nữ thuần nông tại một số xã ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa


13
cho thấy tỷ lệ NKĐSS tương đối cao 47,9%, đồng thời cũng chỉ ra căn
nguyên gây bệnh hay gặp nhất là nấm, tiếp đến là vi khuẩn .
Nghiên cứu của Vũ Bá Hoè trên 800 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại
huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng năm 2008 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh
NKĐSDD là 62,9%, VNĐSDD có viêm âm đạo là nhiều nhất, chiếm 90,8%;
viêm CTC chiếm 88,9%, do tạp khuẩn chiếm 42,0%, nấm chiếm 7,4 và trùng
roi chiếm 4% .
Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở 380 phụ nữ từ 18- 49 tuổi ở Hà Nội
cũng nhận thấy tỷ lệ mắc NKĐSDD rất cao 62,1%, trong đó viêm âm đạo do
vi khuẩn chiếm chủ yếu: 50,0%, do C. trachomatis là 45,8%, nấm C.albicans
là 31,8% và thấp nhất là T.vaginalis là 3,8% .
Điều tra của Trần Thị Trung Chiến và cộng sự về các tác nhân vi sinh vật
gây nhiễm khuẩn đường sinh dục ở 2875 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã có chồng
tại Hà Tây (2000 – 2002) cho thấy tỷ lệ các bệnh phụ khoa thông thường là
47,74% trong đó: viêm đường âm đạo, CTC do vi khuẩn là 46,86%, lộ tuyến
đơn thuần là 27,42% .
Nghiên cứu của Khúc Chí Thông trên 102 phụ nữ có chồng tuổi từ 15
– 49 xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên (2005) thì tỷ lệ VNĐSDD là 56,9%
trong đó viêm CTC là 62,06%, viêm âm đạo là 31,03%, viêm âm hộ là

6,8% . Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Quang trên những phụ
nữ bán dâm bằng kết quả xét nghiệm cũng cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc
VNĐSDD do nhiễm tạp khuẩn là cao nhất, chiếm 44,7%, tiếp theo là nhiễm
nấm, chiếm 10,1%, Trichomonas chiếm 4,4%, giang mai chiếm 2,5% và
thấp nhất là nhiễm lậu cầu khuẩn chiếm 0,5% .
Tóm lại, các nghiên cứu ở Việt Nam cho tỉ lệ VNĐSD ở phụ nữ độ tuổi
sinh đẻ dao động từ 40% đến 80% tùy theo vùng nghiên cứu, điều đó chứng
minh rằng cần có những tác động tích cực hơn để làm giảm tỉ lệ VNĐSD ở


14
phụ nữ. Bên cạnh đó, những nghiên cứu mang tính chuyên biệt hay đặc thù
cho nhóm phụ nữ nông thôn miền núi ở Việt Nam còn khiêm tốn, ít được đề
cập tới.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ
1.3.1. Nhóm các yếu tố cá nhân
- Bao gồm yếu tố về nhân khẩu học như: Tuổi, nghề nghiệp, điều kiện
kinh tế, trình độ học vấn.
- Nhóm yếu tố kiến thức về bệnh, thái độ và thực hành phòng chống bệnh.
- Một số yếu tố về sản khoa như: Số lần sinh, sử dụng biện pháp tránh
thai, đang có thai, hay tiền sử nạo hút, tiền sử mắc các bệnh VNĐSDD .Tuổi
và nghề nghiệp là những yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng VNĐSDD. Phạm
Thị Khanh tìm hiểu tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa (2010), có đến 82% PN
mắc bệnh nằm trong nhóm tuổi từ 20 – 40. Trong đó, chủ yếu mắc lại là cán
bộ (28,6%) và nông dân (24,7%) . Tác giả chứng minh nghề nghiệp có mối
tương quan chặt với tình trạng nhiễm khuẩn do ảnh hưởng trực tiếp đến điều
kiện làm việc người PN. Đặc điểm công việc phải ngồi nhiều hay tiếp xúc với
môi trường không sạch sẽ tăng nguy cơ mắc VNĐSDD. Kết luận của Nguyễn
Duy Ánh về mối liên quan đến VNĐSDD cũng có đề cập đến hai yếu tố này .
Cũng theo nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội giai đoạn

2009 - 2011, tỷ lệ VNĐSDD ở nhóm PN mại dâm rất cao 67,1%. Yếu tố này
còn là điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục gia tăng. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận dịch vụ y tế, sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân cũng như
cải tạo nguồn nước để thực hành vệ sinh phòng bệnh . Ngoài ra, nhóm yếu tố
kiến thức về bệnh, thái độ và thực hành trong việc phòng chống bệnh cũng có
liên quan đến khả năng mắc bệnh. Kiến thức, thực hành trong việc sử dụng
các biện pháp tránh thai liên quan đến việc mắc VNĐSD đã được chứng minh


15
qua đề tài của Đoàn Huy Hậu (2007). Nghiên cứu tiến hành trên 634 phụ nữ
vạn chài mắc các triệu chứng/bệnh VNĐSDD, tỷ lệ những người biết sử dụng
các biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ này rất thấp. Chỉ có 32,4% biết
cách sử dụng vòng tránh thai; 49,3% biết cách sử dụng bao cao su; 32,1% biết
sử dụng thuốc uống tránh thai; 2,1% biết cách tính vòng kinh . Không những
hiểu biết về lĩnh vực này còn yếu, mà thái độ của họ chưa tích cực và hành vi
thực hành còn rất thấp. Chính vì vậy, tỷ lệ PN vạn chài mắc các bệnh
VNĐSDD là khá cao 63,7% .
Đánh giá nhận thức về cách phòng chống bệnh của PN 15- 49 tuổi tại
Hải Phòng về VNĐSDD có vẻ khả quan hơn khi có 70% trả lời để phòng
bệnh phải vệ sinh bộ phận sinh dục, 64% trả lời dùng nước sạch, trên 54% trả
lời cần khám phụ khoa định kỳ và trên 44% trả lời cần phải vệ sinh kinh
nguyệt . Về cơ bản, đối tượng hiểu được cách phòng mắc các bệnh VNĐSDD.
Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về bệnh có mối tương quan ý
nghĩa với tình trạng mắc bệnh. Ngoài ra, một nghiên cứu khác còn cho thấy
thói quen thụt rửa âm đạo, âm hộ bằng dung dịch sát khuẩn, quan hệ tình dục
khi bị viêm âm đạo có liên quan đến thực hành phòng bệnh VAĐ. Theo
Hoàng Minh Hằng, nghiên cứu trên 800 PN 15- 49 tuổi tại Hải Phòng có
chồng hoặc đã quan hệ tình dục, nguy cơ mắc bệnh VNĐSDD chủ yếu là do

thiếu vệ sinh kinh nguyệt 65,2% nhóm viêm và 69,0% nhóm không viêm.
Điều này cũng được khẳng định qua đề tài của bệnh viện Phụ sản Trung
ương khi kết luận thói quen vệ sinh PN có liên quan đến tình trạng
VNĐSDD ở PN . Điều đó càng khẳng định vệ sinh là yếu tố rất quan trọng
góp phần gây ra bệnh, nhưng cũng có thể hạn chế bệnh nếu thực hành đúng.
Về sản khoa, nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra có mối liên quan giữa
NKĐSS và tình trạng nạo phá thai. Nghiên cứu tại Ghana (2008) còn chỉ ra
yếu tố liên quan đến VNĐSD trong hoạt động tình dục của nữ thanh niên


16
bao gồm việc sử dụng bao cao su để tránh thai và thảo luận về kế hoạch hóa
gia đình với đối tác .
Đề tài nghiên cứu của Phạm Thị Khanh về tình hình VNĐSDD trên 150
bệnh nhân là PN từ 18 - 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng đã chỉ ra
một số yếu tố liên quan. Thứ nhất là tiền sử sinh đẻ: Số PN mắc bệnh đã sinh
từ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%) gấp 4,8 lần so với số bệnh nhân
chưa có con. Thứ hai là tiền sử nạo hút thai: Số PN mắc bệnh đã nạo hút thai
từ 2 lần trở lên chiếm 52,7%. Ngoài ra, đặt dụng cụ tử cung làm tăng nguy cơ
viêm nhiễm cổ tử cung - âm đạo: Số PN áp dụng biện pháp này có tỷ lệ mắc
VNĐSDD cao nhất, chiếm 62,7% . Kết luận này cũng trùng với nhận định của
Lê Hoài Chương khi khảo sát các yếu tố liên quan đến VNĐSDD ở PN khám
phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản TW cho thấy tiền sử nạo thai, sảy thai, sinh đẻ
liên quan đến khả năng bị mắc bệnh . Ngoài ra một số nghiên cứu còn chú ý
đến yếu tố đang mang thai, tiền sử viêm nhiễm, uống thuốc tránh thai kéo dài,
… hoặc nghề nghiệp của người chồng đối tượng có thể gây ra VNĐSDD.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy yếu tố nguy cơ của
VNĐSD chủ yếu là do tập quán, thói quen vệ sinh sinh dục, vệ sinh phụ nữ
không hợp lý, sự hiểu biết về bệnh VNĐSD và nạo hút thai còn hạn chế , .
Nghiên cứu của Lâm Đức Tâm và Nguyễn Thị Huệ (2011) , cho

thấy các hành vi vệ sinh có ảnh hưởng đến bệnh VNĐSD như: thụt rửa âm hộ
hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ, đặt thuốc âm đạo khi có khí hư và
hôi, điều trị bệnh theo nguyên nhân, sử dụng bao cao su khi nghi ngờ chồng
bị bệnh LTQĐTD.... Một số hành vi khác có liên quan đến VNĐSD như:
hành vi sử dụng băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt; hành vi tìm kiếm dịch
vụ y tế (không điều trị sớm, tự mua thuốc về điều trị, không theo chỉ dẫn của
bác sỹ và không tuân thủ theo một qui trình nào) .
Các yếu tố kiến thức, thái độ và thực hành trong việc phòng chống bệnh


17
cũng có liên quan đến khả năng mắc bệnh nói chung và bệnh VNĐSD nói
riêng . Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy kiến thức phòng
chống bệnh VNĐSD và bệnh LTQĐTD của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng
sâu vùng xa còn chưa cao , . Kiến thức, thái độ và thực hành
phòng bệnh VNĐSD chưa tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh VNĐSD.
Nghiên cứu ở Hải Phòng cho thấy có 70% phụ nữ trả lời để phòng bệnh phải
vệ sinh bộ phận sinh dục; 64% trả lời dùng nước sạch; trên 54% trả lời cần
khám phụ khoa định kỳ và trên 44% trả lời cần phải vệ sinh kinh nguyệt .
Nghiên cứu của Yang Li Rong và cs (2006) , cho thấy có 80% phụ nữ có
kiến thức yếu và thiếu kinh nghiệm về phòng chống bệnh VNĐSD, và tỉ lệ
VNĐSD ở nhóm phụ nữ có kiến thức yếu và thiếu kinh nghiệm này cao hơn
nhóm phụ nữ có kiến thức đúng về VNĐSD. Một số nghiên cứu khác trên thế
giới cũng chứng minh rõ mối liên quan giữa kiến thức với bệnh VNĐSD:
nhóm phụ nữ có điểm kiến thức về bệnh VNĐSD càng cao thì càng ít có nguy
cơ mắc bệnh VNĐSD .
1.3.2. Nhóm các yếu tố về môi trường xã hội
Môi trường xung quanh đã, đang và sẽ tiếp tục đóng một vai trò hết sức
quan trọng quyết định tình trạng sức khoẻ của bất cứ một cộng đồng nào. Các
báo cáo nghiên cứu về bệnh tật và tử vong đều có sự khác biệt mang tính khu

vực đối với bệnh tật nói chung và SKSS của phụ nữ nói riêng . Sự khác
biệt mang tính khu vực này phần lớn là do sự khác biệt về môi trường sống.
Việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh phụ nữ hàng ngày cùng với các
điều kiện đảm bảo cho vệ sinh như nước sạch, nhà tắm, có vai trò quan trọng
trong việc phòng VNĐSD. Nghiên cứu của Jespers và cs (2014) , cho kết
quả: mỗi vùng miền thì tỉ lệ mắc bệnh VNĐSD lại khác nhau, tùy thuộc vào
mức độ ô nhiễm và phong tục tập quán về SKSS ở vùng đó. Nghiên cứu cho
thấy, nhóm phụ nữ ở khu vực Nam Phi có nguy cơ mắc VNĐSD do nấm
Candida cao gấp 3,57 lần so với nhóm phụ nữ ở Kenya, có ý nghĩa thống kê


18
(95%CI: 2,08 - 6,15). Ngay kể cả khi sống trong cùng một khu vực, việc sử
dụng loại nước vệ sinh bộ phận sinh dục và cách sử dụng cũng liên quan tới
bệnh VNĐSD. Nghiên cứu của Zhang X. J. và cs (2009) , cho thấy
nhóm phụ nữ không sử dụng chung chậu đựng nước rửa chân và chậu đựng
nước vệ sinh âm đạo riêng biệt có nguy cơ mắc VNĐSD cao gấp 1,3 lần
(95%CI: 1,203 - 1,301) so với nhóm phụ nữ có sử dụng chậu đựng nước rửa
chân và chậu đựng nước vệ sinh âm đạo riêng biệt. Ở Việt Nam, phụ nữ nông
thôn Việt Nam dễ mắc VNĐSD, do thường xuyên phải lao động trên đồng
ruộng nước, trong điều kiện nắng, mưa và mồ hôi thấm ướt quần áo thường
xuyên, thậm chí phải ngâm người dưới nước hồ ao hay đồng chiêm trũng;
trong khi đó thông thường không có bất kỳ trang thiết bị phòng hộ lao động
nào. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài và Võ Văn Thắng (2009) , chỉ ra một
số yếu tố nguy cơ đến VNĐSD bao gồm nguồn nước tắm, giặt: nếu dùng
nước giếng tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với dùng nước máy. Nghiên cứu của
Đỗ Mai Hoa (2009) , cho thấy bệnh liên quan với điều kiện lao động ngâm
mình dưới nước. Nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Xanh (2014) , tại khu vực
biển, đảo thành phố Hải Phòng khi cho rằng phụ nữ sử dụng nguồn nước
không hợp vệ sinh hoặc không có nhà tắm riêng, vệ sinh có nguy cơ mắc

VNĐSD cao gấp 1,4 lần so với phụ nữ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
hoặc có nhà tắm riêng, vệ sinh. Một yếu tố khác cũng tác động đến tình trạng
sức khỏe của phụ nữ đó là môi trường xã hội. Những yếu tố xã hội như thu
nhập, trình độ học vấn... cũng có tác động mạnh mẽ đến tình trạng sức khoẻ.
Ở mỗi quốc gia cũng thấy có sự khác biệt về tỉ lệ VNĐSD giữa các tầng lớp
dân cư. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan và cs (2008) [50], cho thấy: nhóm phụ
nữ nghèo nhất có nguy cơ mắc VNĐSD do nấm Candidas cao gấp 2,10 lần
(95%CI:1,25 - 3,51) so với nhóm phụ nữ khác. Nghiên cứu của Phạm Thu
Xanh (2014) [33], cho thấy nhóm phụ nữ nghèo có nguy cơ mắc VNĐSD cao
gấp 1,7 lần so với nhóm phụ nữ có điều kiện kinh tế trung bình và khá giả, có


19
ý nghĩa thống kê (95%CI:1,01 - 2,98) .
Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh (2009) , cho kết quả tỉ lệ mắc
VNĐSD dưới ở nhóm phụ nữ thuộc hộ nghèo là 44,0%; cao hơn ở nhóm
phụ nữ đủ ăn (36,2%), có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Môi trường xã hội
còn bao gồm cả các phong tục tập quán. Việc bị ảnh hưởng bởi các phong
tục tập quán, đặc biệt là những phong tục tập quán có liên quan đến SKSS
đều có liên quan đến vấn đề VNĐSD. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy
việc chăm sóc thai sản, VNĐSD ở nhóm phụ nữ Mông, Gia Rai, Ba Na còn
nhiều hạn chế mà nguyên nhân chính là một số phong tục tập quán chăm
sóc SKSS cho phụ nữ còn lạc hậu . Nghiên cứu của Li X. D. và cs (2014) ,
tại Trung Quốc trên 53652 phụ nữ cho kết quả: phụ nữ dân tộc thiểu số có
nguy cơ mắc viêm âm đạo cao hơn 1,805 lần (95%CI:1,270 - 2,564) so với
nhóm phụ nữ khác.
1.3.3. Nhóm các yếu tố khác
Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố về nhân khẩu học như tuổi, nghề
nghiệp, trình độ học vấn… và một số yếu tố về sản khoa như số lần
sinh, sử dụng biện pháp tránh thai, đang có thai... hay tiền sử nạo hút, tiền sử

mắc các bệnh VNĐSDD... đều có liên quan chặt chẽ với VNĐSD.
Đối với các VNĐSD do tác nhân gây BLTQĐTD thường gặp ở người trẻ
trong tuổi hoạt động tình dục hơn những đối tượng khác. Tuy nhiên, trong
từng nghiên cứu, việc mô tả các yếu tố này cũng khác nhau. Nghiên cứu của
Li X.D. và cs (2014) , cho kết quả nhóm phụ nữ dưới 24 tuổi và từ 35 tuổi trở
lên có nguy cơ mắc VNĐSD cao hơn 1,229 và 1,301 lần (theo thứ tự) so với
nhóm phụ nữ từ 25 - 34 tuổi, có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Học (2011) , đã chỉ ra rằng phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ có tỉ lệ mắc bệnh VNĐSD cao gấp 6,2 lần so với phụ nữ nhóm
tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ và


20
Lâm Đức Tâm (2011) , cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo ở nhóm phụ nữ từ 19 - 35
là 58,0%; cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm phụ nữ có độ
tuổi từ 36 trở lên (42,0%). Nghề nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh
hưởng đến tình trạng VNĐSD ở phụ nữ. Nghiên cứu Phạm Thị Lan (2008) ,
cho thấy kết quả nhóm phụ nữ làm công chức nhà nước có nguy cơ mắc
VNĐSD do nấm Candidas thấp hơn 0,24 lần (95%CI: 0,06 - 0,91) so với
nhóm phụ nữ làm ruộng (tiếp xúc với môi trường nước). Nghiên cứu của
Phạm Thu Xanh (2014) , cho thấy nhóm phụ nữ làm nghề nuôi trồng, chế biến
và đánh bắt hải sản có nguy cơ mắc VNĐSD cao hơn 1,4 lần so với nhóm phụ
nữ làm nghề còn lại. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Lâm Đức Tâm
(2010) , cũng cho kết quả tương tự với nhận định là nghề nghiệp có liên quan
với tình trạng VNĐSD ở phụ nữ.
Nghề nghiệp có mối tương quan chặt chẽ với tình trạng nhiễm khuẩn do
ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc người phụ nữ. Công việc phải ngồi
nhiều hay tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ tăng nguy cơ mắc VNĐSD.
Kết luận của Nguyễn Duy Ánh (2009) về mối liên quan đến VNĐSDD cũng
có đề cập đến hai yếu tố này . Trình độ học vấn là một trong những yếu tố liên

quan rõ rệt đến VNĐSD ở phụ nữ. Điều này được lý giải do trình độ học vấn
thấp thì các hành vi về phòng chống VNĐSD cũng thấp, bên cạnh đó trình độ
học vấn cũng liên quan đến việc tiếp thu các thông tin TT - GDSK về
VNĐSD của phụ nữ. Nghiên cứu của Li X. D. và cs (2014) , cho thấy phụ nữ
có trình độ học vấn càng cao thì nguy cơ mắc VNĐSD càng thấp (OR =
0,900; 95%CI:0,875 - 0,927; p<0,05); nghiên cứu của Zhang X. J. và cs
(2009) , cũng cho kết quả tương tự với OR = 0,853; 95%CI: 0,837 - 0,870;
p<0,05). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Lâm Đức Tâm (2010) , cho kết
quả tỉ lệ VNĐSD ở nhóm phụ nữ có trình độ học vấn THCS trở xuống cao
hơn nhóm phụ nữ có trình độ học vấn THPT trở lên, có ý nghĩa thống kê.
Điều này được chỉ rõ trong nghiên cứu của Phạm Thu Xanh (2014) , với OR


21
giữa nhóm phụ nữ có trình độ học vấn THCS trở xuống với nhóm phụ nữ có
trình độ học vấn THPT trở lên là 1,5 (95%CI: 1,02 - 2,13). Một số yếu tố khác
như tiền sử sản khoa, tiền sử sinh đẻ, tiền sử nạo phá thai hay tình trạng hôn
nhân… cũng liên quan đến tình trạng VNĐSD ở phụ nữ. Tương tự như vậy,
số lần mang thai và số lần sinh đẻ của phụ nữ cũng liên quan đến tình trạng
VNĐSD: phụ nữ mang thai hoặc sinh nở từ 2 lần trở lên có nguy cơ mắc
VNĐSD cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm phụ nữ chỉ mang thai hoặc
sinh nở từ 1 lần trở xuống . Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra tiền sử sinh đẻ,
tiền sử nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung cũng liên quan đến VNĐSD , . Ngoài
ra còn có một số yếu tố khác cũng liên quan đến tình trạng VNĐSD ở phụ nữ
như thời gian quan hệ tình dục sau nạo hút thai, nghề nghiệp của chồng, trình
độ học vấn của chồng, tình trạng hôn nhân, việc sử dụng biện pháp tránh thai,
các đặc điểm về kinh nguyệt. Tuy nhiên kết quả cụ thể thì có sự khác nhau tùy
từng nghiên cứu.
Tóm lại các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nguy cơ mắc
bệnh VNĐSD đều tập trung vào 04 nhóm đó là yếu tố thuộc về hành vi

phòng chống bệnh của người phụ nữ, yếu tố môi trường sống có cả môi
trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội, yếu tố thuộc về hệ thống y tế và yếu
tố thuộc về nhân khẩu học và một số yếu tố khác…Hiểu biết về các yếu tố
nguy cơ sẽ giúp chúng ta phân tích vấn đề bệnh VNĐSD của phụ nữ ở cộng
đồng để lựa chọn.


22

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ dân tộc thiểu số có chồng độ tuổi từ 15- 49 đang sinh sống, cư
trú 04 xã trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Phụ nữ dân tộc thiểu số có chồng độ tuổi từ 15- 49.
- Hiện đang sinh sống tại huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đang có thai.
- Đang hành kinh.
- Đã sử dụng thuốc đặt âm đạo (Trong vòng 01 ngày trước khi đến khám)
- Đã sử dụng thụt rửa âm đạo trong vòng 03 ngày trước khi đến khám
Những người mắc bệnh về động kinh, tâm thần, thiểu năng trí tuệ, câm, điếc.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2015– 05/2016
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu

4 xã thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa gồm: xã Lâm Phú,



Yên Thắng, xã Đồng Lương và xã Quang Hiến.
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung với tổng


23
diện tích 11.130,2 km2 phía bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình
phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An, phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước
cộng hòa Dân chủ nhân nhân Lào với đường biên giới 192 km, phía đông giáp
vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài 102 km. Thanh Hóa gồm 27 huyện, thị, thành
phố với 637 xã, phường, thị trấn, được chia thành 03 vùng là vùng đồng bằng
ven biển, vùng trung du và miền núi, tổng số dân hơn 3.412.600 người với 07
dân tộc Việt, Thái, Mường, Thổ, Dao, Hơ Mông, Khơ - Mú sinh sống.
Về hệ thống y tế của Thanh Hóa, tuyến tỉnh có các Bệnh viện và Trung
tâm chuyên khoa như Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Phụ Sản, bệnh viện
Nhi, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và hệ thống y tế tư nhân hoạt
động. Tuyến huyện có các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm
Dân số kế hoạch hóa gia đình. Các xã, phường đều có trạm y tế, nhân viên y
tế thôn, bản, cô đỡ hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Lang Chánh là một huyện miền núi phía tây Thanh Hóa diện tích tự
nhiên của huyện là 58.659,18 ha, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần
100 km, phía Bắc giáp huyện Bá Thước, Phía Nam giáp huyện Thường Xuân,
Phía Đông giáp huyện Ngọc Lạc, Phía Tây giáp huyện Quan Sơn và có đường
biên giới giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào.
Huyện có 10 xã và một Thị Trấn trong đó có một xã biên giới, là một
trong 62 huyện nghèo của cả nước, một trong 07 huyện nghèo của tỉnh Thanh

Hóa với tỷ lệ hộ nghèo là 38,03 %. Địa hình phức tạp đi lại rất khó khăn.
Lang Chánh có các dân tộc: Thái (53%), Mường (33%), Kinh (14%). Dân cư
phân bố không đồng đều giữa các vùng, các xã trên địa bàn huyện, địa hình tự
nhiên bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Điều kiện kinh tế chậm phát triển, sản
xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp chưa có ngành kinh tế mũi nhọn.
Về nguồn nước sử dụng chính tại địa bàn là nước suối máng lần tự chảy,
giếng đào, và một số ít là giếng khoan. Tỷ lệ sử dụng nước máng lần tự chảy


24
chiếm 70 %, nước máng lần tự chảy cơ bản là sạch nếu được bảo vệ tốt từ nơi
đầu nguồn, nhưng có các yếu tố ảnh hưởng như vi sinh vật thoái hóa, lá cây
rừng, động vật như trâu, bò phóng uế chất thải, tắm ở đầu nguồn, thời tiết
mưa, lũ cuốn theo nhiều tác nhân gây bệnh khi sử dụng. Về giếng đào chỉ có
một số giếng đảm bảo tiêu chuẩn như có cống giếng, thành, sân, hệ thống
thoát nước nên cũng ảnh hưởng không nhỏ về tiêu chuẩn vệ sinh. Phong tục
tập quán, nhận thức, kiến thức về VNĐSD đồng bào dân tộc thiểu số còn
nhiều hạn chế nên có lúc vẫn sử dụng sử dụng cả nước sông, ao hồ để vệ sinh
cá nhân.
Về hệ thống y tế toàn huyện hiện có 1 Bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm y
tế, 1 Trung tâm dân số, 1 Phòng y tế, 11 trạm y tế xã, thị trấn. Mỗi trạm y tế
có từ 5 - 7 cán bộ, trong đó 11/11 Trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ, 100% các
thôn, bản đều có nhân viên y tế thôn, bản có trình độ từ sơ cấp trở lên. Các
hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được thực hiện đồng bộ
từ huyện tới cơ sở, các chương trình Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các bệnh sốt rét, bướu cổ,
phòng chống lao,... được triển khai và đạt kết quả cao. Mạng lưới y tế phát
triển, rộng khắp từ huyện đến xã và thôn, bản. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ y tế
có trình độ chuyên môn cao lại tập trung chủ yếu tại các bệnh viện và các
trung tâm của tỉnh, thành phố.

Hàng tháng trong năm Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản của Trung tâm
Y tế huyện đều tổ chức thực hiện tuyên truyền, khám và điều trị VNĐSD tại
các trạm Y tế xã. Tuy nhiên sự hiểu biết của người dân về phòng VNĐSD còn
hạn chế, tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 10.022 người, một số thường
đi làm ăn xa. Hàng năm theo thống kê của khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Trung tâm tâm Y tế huyện đã tổ chức khám phụ khoa cho phụ nữ 15-49 tuổi
có chồng, tỷ lệ NKĐSDD năm 2014 là 56% [42].


25
Xã Lâm Phú là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lang Chánh
cách trung tâm huyện hơn 30 km. Địa hình đồi núi, đi lại khó khăn, điều kiện
kinh tế chậm phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao (45,36%), trình độ dân trí thấp. Xã có hơn 5.123 nhân khẩu với 09 làng
bản gồm có dân tộc Thái chiếm hơn 96% còn lại là dân tộc Việt và Mường
sinh sống. Tổng số phụ nữ có chồng độ tuổi 15 - 49 tuổi là 1087 người,vẫn
còn tình trạng tảo hôn. Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, còn
nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn, thiếu nguồn nước hợp vệ sinh để sử
dụng nguồn nước sử dụng chính là nước suối, tình trạng xử lý phân rác, chất
thải chưa tốt, các công trình vệ sinh chưa đảm bảo vệ sinh.
Xã Yên Thắng nằm ở phái tây của huyện Lang Chánh cách trung tâm
huyện 30 km. Địa hình đồi núi, chia cắt bởi nhiều khe suối, đi lại khó khăn
điều kiện kinh tế chậm phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao (49,1%), trình độ dân trí thấp. Xã có hơn 6.213 nhân khẩu với
10 làng, bản gồm có dân tộc Thái chiếm hơn 97% còn lại là dân tộc Việt và
Mường sinh sống. Số phụ nữ có chồng độ tuổi 15 - 49 là 1060 người, còn tình
trạng tảo hôn. Tình trạng vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, thiếu nguồn
nước hợp vệ sinh để sử dụng, nguồn nước sử dụng chính là nước suối, xử lý
phân rác, chất thải chưa tốt, còn nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn. Các
công trình vệ sinh chưa đảm bảo hợp vệ sinh.

Xã Quang Hiến cách trung tâm huyện khoảng 3 km. Điều kiện giao
thông đi lại thuận lợi, điều kiện kinh tế phát triển vẫn còn chậm, tỷ lệ hộ
nghèo (38,8%), trình độ dân trí thấp. Xã có 6.150 nhân khẩu với 11 thôn, bản,
gồm dân tộc Mường chiếm hơn 60%. Tổng số phụ nữ có chồng độ tuổi 15 -49
là 1045 người. Công tác vệ sinh môi trường tuy được cải thiện nhưng tỷ lệ các
công trình vệ sinh đạt còn thấp. Nguồn nước sử dụng là nước giếng đào, nước
suông, suối. Nguồn nước vẫn bị ô nhiễm do tình trạng xử lý phân, rác chưa
đúng và đảm bảo vệ sinh.


×