Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

NGHIÊN cứu CHẤT LƯỢNG SỐNG và HIỆU QUẢ PHỤC hồi CHỨC NĂNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỐNG của NGƯỜI BỆNH SAU TAI BIẾN MẠCH não tại đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 173 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là vấn đề thời sự cấp thiết
của y học nói chung và phục hồi chức năng (PHCN) nói riêng đối với mọi
quốc gia, mọi dân tộc. TBMMN có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại
nhiều di chứng nặng nề dẫn đến giảm chức năng, tàn tật nhiều nhất và từ đó
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính
hàng năm có khoảng trên 700.000 người mắc TBMMN, trong đó có hơn
160.000 người chết vì TBMMN với khoảng 4,8 triệu người sống sót sau
TBMMN, phần lớn trong số họ yêu cầu chăm sóc, điều trị lâu dài. Đây là một
gánh nặng cho chính bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội [32]. Sau
TBMMN 3 tháng, 20% số bệnh nhân TBMMN vẫn phải nằm tại bệnh viện, từ
15-30% bị tàn tật vĩnh viễn. Tổng chi phí chung ở Hoa Kỳ cho TBMMN là
53,6 tỷ đô la /1 năm [32].
Tại Việt Nam, TBMMN đang có chiều hướng gia tăng và cướp đi sinh
mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề. Theo số liệu của Bộ môn
Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội (1994) tỷ lệ mới mắc ở miền Bắc và
miền Trung là 152/100.000dân, tỷ lệ tử vong 21,5%. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Triệu ở tỉnh Hải Dương, tỷ lệ tử vong trong vòng một năm đầu
tiên là 40%, có trên 50% số người sau TBMMN sống sót bị tàn tật ở mức độ
nặng và vừa. Ở miền Nam, theo báo cáo của Bộ môn Thần kinh, Trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995, tỷ lệ mới mắc là
161/100.000dân, tỷ lệ tử vong 28%. Số bệnh nhân sống sót sau tai biến có di
chứng vừa và nhẹ 68,42% [8], [26], [27], [54].
Bệnh nhân TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngoài việc giảm khả năng
vận động bệnh nhân còn có nhiều rối loạn khác kèm theo như rối loạn về
ngôn ngữ, thị giác, cảm giác và nhận thức [58].
Một vấn đề quan trọng hiện nay cần quan tâm đó là chất lượng cuộc
sống của những người sau TBMMN tại cộng đồng. Chất lượng cuộc sống sau



2

TBMMN bao gồm 4 tiêu chí lớn: sức khỏe thể chất, sức khỏe chức năng,
phương diện tâm lý và xã hội… Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sẽ giúp
chúng ta hiểu được bức tranh toàn diện về sự phục hồi của người bệnh. Biết
được các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ giúp
chúng ta đưa ra các chiến lược để nâng cao chất lượng cuộc sống của người
bệnh. Ở nước ngoài, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này [90], [112]. Tuy
nhiên ở Việt Nam, mới có một số nghiên cứu về một số khía cạnh đơn lẻ liên
quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, một chương trình
phục hồi chức năng phối hợp để làm giảm tối đa các di chứng, sớm đưa người
bệnh trở lại cuộc sống độc lập của họ tại gia đình và giúp họ tái hội nhập cộng
đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là rất cần thiết và cấp
bách hiện nay.
Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, phần lớn các bệnh viện đều có khoa
PHCN. Tuy nhiên, các khoa PHCN đều chú trọng tới chương trình điều trị
những khiếm khuyết vận động mà chưa quan tâm đến các rối loạn chức năng
khác. Do vậy, bệnh nhân TBMMN sau khi ra viện có thể đi lại được nhưng
không cải thiện được khả năng sinh hoạt độc lập, chất lượng cuộc sống kém.
Xuất phát từ những mối quan tâm thiết thực trên, nghiên cứu được thực
hiện nhằm mô tả chất lượng sống và hiệu quả của phục hồi chức năng nâng
cao chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tai biến mạch não tại cộng đồng
với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của những người sau TBMMN tại Thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2011.
2. Đánh giá bước đầu hiệu quả phục hồi chức năng trong việc nâng
cao chất lượng cuộc sống của những người sau TBMMN trên.



3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO [8]
1.1.1. Định nghĩa:
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 1990:
“TBMMN là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú
chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu”.
1.1.2. Phân loại:

Tai biến mạch máu não gồm hai loại chính

- Nhồi máu não (NMN): Là tình trạng khi một mạch máu bị tắc nghẽn,
khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử, nhũn ra.
- Chảy máu não (CMN): Là máu thoát khỏi mạch máu chảy vào nhu mô
não. Có thể chảy máu ở nhiều vị trí trong não như vùng bao trong, vùng nhân
xám trung ương, thùy não, thân não, tiểu não.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não [9], [13], [22], [114]
1.1.3.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
- Tuổi: tuổi đã được xác định là yếu tố nguy cơ của TBMMN. Tuổi
càng cao thì nguy cơ TBMMN càng lớn, sau 55 tuổi thì cứ sau mỗi mười năm
nguy cơ TBMMN lại tăng gấp đôi.
- Giới: nam giới bị TBMMN nhiều hơn phái nữ từ 1, 5 đến 2 lần.
- Chủng tộc: những người Mỹ gốc Châu Phi và một số người Mỹ Tây
Ban Nha hay Bồ Đào Nha có tỷ lệ mắc TBMMN nhiều hơn so với những
người Mỹ gốc Châu Âu.
- Các yếu tố di truyền: tiền sử di truyền do bố mẹ, hay chị em bị

TBMMN đều được chứng minh làm tăng nguy cơ TBMMN.


4

1.1.3.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: đây là các yếu tố nguy cơ
đã được xác định rõ ràng và các biện pháp can thiệp vào các yếu tố nguy cơ
này nhằm góp phần làm giảm rõ rệt nguy cơ TBMMN não.
- Tăng huyết áp: tăng huyết áp được coi là nguy cơ hàng đầu trong cơ
chế bệnh sinh của TBMMN. Cả tăng huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương
đều là những yếu tố nguy cơ chính nguy hiểm và độc lập đối với TBMMN.
- Các bệnh tim mạch: như hẹp hai lá và/ hoặc rung nhĩ do thấp tim... là
yếu tố nguy cơ quan trọng sinh TBMMN thể nhồi máu não ở các nước đang
phát triển. Nguy cơ TBMMN hàng năm trên bệnh nhân rung nhĩ không do
bệnh van tim là 3% đến 5% và là nguyên nhân của 50% các TBMMN do
huyết khối lấp mạch. Trên bệnh nhân có bệnh van hai lá do thấp, rung nhĩ
được ghi nhận là nguyên nhân của TBMMN và huyết khối hệ thống.
Các bệnh tim mạch khác có thể là nguy cơ gây TBMMN thể nhồi máu
não như bệnh cơ tim giãn, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, nhồi máu cơ
tim...Nguy cơ tiềm tàng gây tắc mạch não nguồn gốc do tim là trên 40% trong
các trường hợp TBMMN không xác định ở người trẻ tuổi. TBMMN liên quan
chặt chẽ với các bệnh tim có triệu chứng và không có triệu chứng.
- Đái tháo đường: đái tháo đường gây TBMMN gấp hai lần so với
người có đường huyết bình thường.
- Rối loạn lipit máu: Cholesterol LDL tăng 10% thì nguy cơ tim mạch
tăng lên 20% thông qua xơ vữa động mạch. Mức cholesterol HDL thấp có mối
quan hệ có ý nghĩa và độc lập với sự gia tăng tỷ lệ mới mắc TBMMN và NMN.
Khi cholesterol máu dưới 160 mg/dl thì có liên quan đến sự gia tăng CMN.
- Hút thuốc lá: hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ đáng kể, độc
lập và liên quan đến khoảng 50% yếu tố nguy cơ tăng lên TBMMN ở cả hai

giới nam và nữ ở tất cả các độ tuổi so với người không hút thuốc.


5

- Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng: Các nghiên cứu bệnh sử tự
nhiên cho thấy ở những người có hẹp động mạch cảnh từ 50 - 90%, hàng năm
có từ 1 - 3,4% mắc TBMMN.
- Tai biến thoáng qua: tai biến thoáng qua có 5% bị TBMMN trong
vòng một tháng.
- Bệnh hồng cầu hình liềm: tỷ lệ TBMMN xảy ra ít nhất ở 11% các
trường hợp hồng cầu hình liềm đồng hợp cho đến 20 tuổi.
1.1.3.3. Một số yếu tố nguy cơ khác
- Thuốc tránh thai: nguy cơ TBMMN tăng lên do dùng thuốc tránh
thai bằng đường uống với hàm lượng estrogen trên 50 gam ở những người
phụ nữ trên 35 tuổi.
- Lạm dụng thuốc: heroin, amphetamin, cocain, phencyclidin và các
thuốc tiêu khiển khác có thể dẫn đến NMN hoặc CMN.
- Hội chứng chuyển hóa: hội chứng chuyển hóa là một yếu tố dự đoán
tiềm tàng của các bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành tim và TBMMN.
Kháng insuline là một dấu hiệu quan trọng của hội chứng chuyển hóa.
- Uống rượu: lạm dụng rượu (thói quen uống trên 2 ounce khoảng 56,
70 gam rượu hàng ngày hoặc say quá chén liên quan đến sự gia tăng nguy cơ
TBMMN (đặc biệt loại CMN).
- Tăng acid uric máu: nhiều thống kê cho thấy khi tăng acid uric máu
trên 7mg% thì nguy cơ TBMMN do vữa xơ động mạch tăng lên gấp đôi.
- Ngủ và tai biến mạch máu não: một vài bằng chứng cho rằng ngủ kết
hợp với rối loạn nhịp thở như ngáy và ngừng thở khi ngủ là những yếu tố
nguy cơ của TBMMN loại NMN.
- Viêm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa tăng

protein C phản ứng (CRP) sẽ dẫn đến tăng nguy cơ TBMMN 2 và 3 lần tương
ứng ở nam và nữ khỏe mạnh.


6

- Tăng homocystein máu: tăng homocystein máu là một yếu tố nguy
cơ độc lập cho tất cả các loại TBMMN.
- Bệnh migraine: bệnh đau đầu kiểu migraine liên quan tới TBMMN ở
phụ nữ trẻ.
1.1.4. Dịch tễ học
1.1.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh
Trên thế giới: Theo TCYTTG năm 1979 mỗi năm cứ 100.000 dân có
từ 127 đến 740 người mắc TBMMN. Ở Hoa Kỳ năm 1977 có 16 triệu người
TBMMN, năm 1991 là 794/100.000 dân [8], [16].
Tại Việt Nam: Theo công trình nghiên cứu dịch tễ học TBMMN (19891994) của Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội tỷ lệ hiện mắc ở miền
Bắc và miền Trung là 115,92/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 28,25/100.000 dân.
Năm 1994-1995 ở miền Nam theo số liệu điều tra của Bộ môn Thần kinh,
Trường Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hiện mắc là
415/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 161/100.000 dân [8]. Năm 2007, nghiên
cứu của Nguyễn Văn Triệu, Dương Xuân Đạm cho thấy, tỷ lệ hiện mắc
TBMMN ở tỉnh Hải Dương là 374/100.000 dân, hầu hết đang sống tại gia
đình [26].
1.1.4.2. Tỷ lệ tử vong
Trên thế giới: Hiện nay, tử vong do TBMMN đứng hàng thứ ba trên
toàn thế giới, ước tính có đến 9,5% số người tử vong trên thế giới là do
TBMMN. Theo Tiểu ban Tai biến mạch máu não của Hiệp hội Thần kinh học
các nước Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong do TBMMN là 8,8% trong đó 29,8% do
CMN [8], [11].
Tại Việt Nam: Tỷ lệ tử vong do TBMMN ở miền Bắc và miền Trung là

21,55/100.000 dân. Ở Miền Nam tỷ lệ tử vong do TBMMN ở một số vùng
dao động từ 28 đến 44/100.000 [12].


7

1.1.4.3. Tuổi
Theo Hồ Hữu Lương (2002), tai biến CMN dưới 50 tuổi là 28,7%, trên
50 tuổi là 71,2%. Theo Nguyễn Văn Triệu tuổi trung bình của bệnh nhân
TBMMN là 64,5 [16], [27].
1.1.4.4. Giới
Theo Hồ Hữu Lương tỷ lệ nam/nữ là 1,74 đối với CMN và 2,43 đối với
NMN. Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ TBMMN nam/nữ là 1,48/1 [8], [11], [16].
1.1.4.5. Tần suất các thể lâm sàng
Trên thế giới: Theo Tiểu ban Tai biến mạch máu não của Hiệp hội
Thần kinh học các nước Đông Nam Á, NMN chiếm tỷ lệ 65,4%, CMN là
21,3%; chảy máu dưới nhện 3,1% và không rõ loại 10% [11].
Ở Việt Nam: Theo Lê Đức Hinh, Nguyễn Văn Đăng tỷ suất giữa CMN
và NMN của bệnh nhân nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai là
1/2, ở Bệnh viện Trung ương Huế là 1/2,4. Tai biến CMN chiếm 1/3 tổng số
bệnh nhân [8], [11].
1.1.5. Nguyên nhân: Có một số yếu tố nguyên nhân chính sau:
- Xơ vữa động mạch, bệnh tim.
- Tăng huyết áp, huyết khối mạch, co thắt và nghẽn mạch.
- Dị dạng mạch máu não: Túi phình động mạch, dị dạng thông động- tĩnh
mạch.
1.1.6. Chẩn đoán xác định TBMMN [8]
- Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của TCYTTG (1990): TBMMN là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng
của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do

nguyên nhân mạch máu.
- Căn cứ vào triệu chứng cận lâm sàng: Chủ yếu dựa vào hình ảnh chụp
cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu não.


8

1.1.7. Hậu quả của TBMMN
TBMMN là một bệnh lý nặng nề, diễn biến bệnh hết sức phức tạp.
Ngoài việc gây nên tỷ lệ tử vong cao, nếu sống sót cũng để lại nhiều di chứng,
khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật ảnh hưởng lớn cho xã hội, gia đình
và chính bản thân bệnh nhân. Chi phí cho TBMMN vô cùng lớn. Tổng chi phí
chung ở Hoa Kỳ cho TBMMN là 53,6 tỷ đô la /một năm [32].
Theo TCYTTG có từ 1/3 đến 2/3 bệnh nhân sống sót sau TBMMN
mang tàn tật vĩnh viễn. Bệnh nhân TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngoài
giảm khả năng vận động, bệnh nhân còn có nhiều di chứng khác kèm theo
như rối loạn về giao tiếp ngôn ngữ, rối loạn về thị giác, cảm giác, ý thức...
[26], [93], [134].
1.1.8. Biểu hiện lâm sàng của TBMMN [8]
1.1.8.1. Nhồi máu não
Các triệu chứng của NMN phụ thuộc vào vị trí và thể tích của ổ nhồi
máu não, trên lâm sàng có đặc điểm chung là nhanh chóng tiến tới tối đa các
dấu hiệu về thần kinh và sau đó giảm đi, có thể do phù nề não bớt đi hoặc có
sự tưới bù hồi phục phần chu vi của ổ nhồi máu.
Dựa vào triệu chứng thần kinh có thể suy đoán được thiếu máu ở hệ
cảnh hay hệ sống- nền (tính chất khu trú, cục bộ theo từng vùng bị tắc).
- Nhồi máu não thuộc hệ động mạch cảnh: Bao gồm các triệu chứng
của tổn thương của động mạch não giữa, động mạch não trước, động mạch
mạc trước. Các triệu chứng thần kinh đều đối diện với bên não bị tổn thương.
- Nhồi máu động mạch não giữa:

+ Nhồi máu nhánh nông trước: Liệt nửa người, rối loạn cảm giác bên
đối diện, ưu thế mặt tay, thất ngôn vận động Broca, quay mắt quay đầu sang
bên tổn thương.


9

+ Nhồi máu nhánh nông sau:
Bên bán cầu ưu thế: Bán manh cùng tên, thất ngôn Wernicke, mất nhận
thức sơ đồ cơ thể, không phân biệt được bên phải, bên trái.
Bên bán cầu không ưu thế: Mất nhận biết tên đồ vật, mất nhận biết một
nửa sơ đồ cơ thể, mất nhận biết không gian bên trái.
+ Nhồi máu các nhánh sâu: Thiếu máu bao trong, nhân đậu, nhân đuôi.
Liệt nửa người nặng đối bên đồng đều, đôi khi bán manh cùng tên, rối loạn
cảm giác kín đáo ở nửa người, thất ngôn Broca.
+ Nhồi máu cả nhánh nông và sâu: Liệt nửa người nặng đối bên, mất
cảm giác nửa người đối bên, bán manh cùng tên, thất ngôn hoàn toàn (bán cầu
ưu thế), rối loạn ý thức.
- Nhồi máu động mạch não trước: Do tổn thương bó tháp ở cánh tay
sau bao trong, liệt nửa người bên đối diện, rối loạn cảm giác ở khu vực liệt,
tiểu tiện không tự chủ, hội chứng không nói-bất động, có thể thất ngôn Broca
nếu tổn thương động mạch Heubner của động mạch não trước bên trái.
- Nhồi máu động mạch mạch mạc trước: Liệt nửa người đồng đều bên
đối diện (do tổn thương bó tháp ở đùi sau bao trong), giảm cảm giác nửa
người, bán manh cùng tên. Thực tế ít gặp tổn thương đơn thuần động mạch
mạch mạc trước, thường là tổn thương kết hợp với động mạch não giữa trong
tắc khúc tận cùng của động mạch cảnh.
* Nhồi máu hệ động mạch sống - nền:
- Nhồi máu động mạch não sau:
+ Nhồi máu nhánh nông:

Nhồi máu một bên: Bán manh cùng bên, còn thị trường trung tâm.
Nhồi máu hai bên: bán manh kép, mù vỏ não, mất nhận thức thị giác;
mất đọc, còn viết; rối loạn trí nhớ, mất trí.


10

+ Nhồi máu nhánh sâu:
Hội chứng đồi thị, biểu hiện ở nửa người bên đối diện: Đau kiểu đồi thị,
mất cảm giác nông và sâu, trội ở ngọn chi. Liệt nửa người thoáng qua (do
chèn ép bao trong kề bên), mất điều phối nửa người.
Hội chứng Weber (tổn thương cuống não).
- Nhồi máu động mạch đốt sống - thân nền:
Nhồi máu động mạch vùng thân não: Hội chứng giao bên, liệt dây thần
kinh sọ não một bên, liệt nửa người bên đối diện.
+ Tổn thương cuống não:
Hội chứng Weber: Liệt dây III một bên: sụp mi, liệt vận động nhãn cầu,
lác ngoài. Bên đối diện: Liệt nửa người kiểu trung ương.
Hội chứng Benedikt: Liệt dây III một bên. Bên đối diện: run, múa giật,
múa vờn.
+ Tổn thương cầu não:
Hội chứng Milliard - Gubler: Liệt dây VII ngoại biên ở một bên. Bên đối
diện liệt nửa người kiểu trung ương.
Hội chứng Foville: Liệt chức năng liếc ngang của hai mắt.
+ Tổn thương hành não:
Hội chứng Wallenberg: Một bên mất cảm giác nửa mặt, liệt một bên hầu,
mất điều phối, hội chứng Claude Bernard - Horner. Bên đối diện liệt nhẹ nửa
người, mất cảm giác đau và nhiệt.
Hội chứng Jackson: Tổn thương phía trước hành não.
Hội chứng Bonnier: Liệt dây VIII, IX, X, đôi khi dây III, V, liệt nửa

người bên đối diện.
+ Nhồi máu động mạch tiểu não cùng bên:
Hội chứng tiểu não: Loạng choạng nửa người, giảm trương lực, mất
thăng bằng, có rung giật nhãn cầu, chóng mặt và nôn.


11

1.1.8.2. Chảy máu não
Đa số các trường hợp khởi phát đột ngột, với các triệu chứng thần kinh
tuỳ thuộc vào vị trí chảy máu. Nhưng thường bao giờ bệnh nhân cũng nhức
đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức. Giai đoạn toàn phát với các triệu chứng
nổi bật: Hôn mê, liệt nửa người, các rối loạn thần kinh thực vật. Tuỳ theo vị
trí chảy máu còn có các đặc điểm riêng:
- Chảy máu nhân cùi: Liệt nửa người, nói khó và ngọng, hai mắt liếc
ngang về bên không liệt, dấu hiệu Babinski cùng bên, rối loạn ý thức…
- Chảy máu đồi thị: Liệt nửa người, rối loạn cảm giác. Nếu chảy máu bên
bán cầu ưu thế có thất ngôn, nhưng thường vẫn giữ được ngôn ngữ nhắc lại.
Nếu chảy máu bên bán cầu không ưu thế có thể mất nhận biết động tác hoặc
câm, rối loạn về vận nhãn.
- Chảy máu cầu não: Bệnh nhân hôn mê sâu, liệt tứ chi, co cứng mất não,
đồng tử co rất nhỏ, có những cơn ngừng thở, huyết áp tăng cấp tính, vã mồ
hôi… Loại này rất nặng và chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Chảy máu tiểu não: Bệnh nhân hôn mê, rối loạn thăng bằng, nhức đầu
vùng chẩm, ngủ gà hoặc chóng mặt. Có thể có liệt chức năng phối hợp với
liếc ngang về phía bên tổn thương, liệt dây VI cùng bên. Một số ít trường hợp
có rung giật nhãn cầu hoặc rối loạn điều phối vận động, hay gặp liệt nhẹ mặt
cùng bên và giảm phản xạ giác mạc. Có thể có nói khó, nuốt khó.
1.2. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU TBMMN.
1.2.1. Định nghĩa:

Theo TCYTTG “Chất lượng cuộc sống (CLCS) là cảm nhận cá nhân về
phương diện văn hóa và hệ thống các giá trị liên quan đến mục tiêu, sự kỳ vọng,
chuẩn mực và mối quan tâm của họ trong cuộc sống”. CLCS gồm bốn vấn đề:
sức khỏe thể chất, sức khỏe chức năng, phương diện tâm lý và xã hội [94]:
- Sức khỏe thể chất là những triệu chứng liên quan đến bệnh tật.
- Sức khỏe chức năng liên quan đến tự chăm sóc, di chuyển, khả năng
thể hiện vai trò trong công việc, gia đình.


12

- Tâm lý: là những chức năng nhận thức, tình cảm, nhân cách và sự hài
lòng về cuộc sống.
- Gia đình - xã hội: vai trò của người bệnh trong gia đình và xã hội.
1.2.2.

Chất

lượng

cuộc

sống

liên

quan

sức


khỏe

(CLCSLQSK) [47], [49], [94].
CLCS là một quan niệm tổng quát được sử dụng trong những vấn đề về
văn hóa, chính sách và xã hội. Trái lại CLCSLQSK là một khái niệm được sử
dụng nhiều trong nghiên cứu Y học từ những năm 70. CLCSLQSK được hiểu
là cách đối tượng cảm nhận về các khía cạnh của cuộc sống có liên quan trực
tiếp đến sức khoẻ, ngoại trừ các vấn đề niềm tin và tôn giáo.
CLCSLQSK là một quan niệm đa chiều, nhiều lĩnh vực như: tự chăm
sóc, vận động, tình dục, hoạt động công việc thường được bổ sung. Lĩnh vực
thể chất nói đến triệu chứng liên quan điều trị và bệnh tật. Những thành phần
trung tâm của lĩnh vực đời sống tinh thần như tình cảm và tình trạng nhận
thức, sự thoải mái, hài lòng cuộc sống hay hạnh phúc. Lĩnh vực xã hội bao
gồm hội nhập và tiếp xúc xã hội.
Phát triển công cụ đo lường CLCSLQSK nhằm lượng hóa những thay
đổi tình trạng sức khỏe trên người bệnh và cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh
hơn về một cá thể. Đo lường CLCSLQSK có tác dụng bổ sung các đánh giá
chức năng đặc thù vốn là mối quan tâm truyền thống của các thầy thuốc lâm
sàng. Tuy nhiên khó mà đo được CLCS một cách hoàn chỉnh do quan niệm
"sống tốt" và quan niệm về các cấu thành tạo nên sức khỏe hoàn toàn trái
ngược nhau. Các phương pháp đo lường CLCSLQSK ngoài giá trị mô tả nó
cũng là một thang đánh giá hiệu quả của các can thiệp y tế lên tình trạng sức
khỏe nói chung.
1.2.3. Phân loại quốc tế về chức năng, giảm khả năng, sức khỏe và mối
liên quan với chất lượng cuộc sống [36].
Phân loại quốc tế về chức năng, giảm khả năng và sức khỏe


13


(International classification of functioning, Disability and Health/ICF) của
TCYTTG có thể sử dụng để mô tả bệnh tật liên quan như thế nào với những
thành phần khác nhau của cấu trúc cơ thể, chức năng, hoạt động và sự tham gia
cũng như những yếu tố môi trường. ICF là một mẫu tương tác tâm sinh lý - xã
hội có thể được sử dụng trong chuyên ngành PHCN để tìm hiểu những phần
khác nhau của tương tác, xác định những vấn đề và đánh giá những nhu cầu.
ICF được phát triển để đưa ra ngôn ngữ chung, chuẩn hóa để mô tả sức
khỏe và những chức năng liên quan đến sức khỏe và do đó tạo thuận lợi cho
sự giao tiếp về vấn đề sức khỏe giữa chuyên môn và các tổ chức. Nó cũng
giúp so sánh dữ liệu giữa các quốc gia, tổ chức chăm sóc sức khỏe và dịch vụ.
ICF gồm hai phần: phần một mô tả chức năng và giảm khả năng như những
chức năng, cấu trúc cơ thể và những hoạt động, sự tham gia. Phần hai mô tả
yếu tố điều kiện như môi trường và cá nhân:
+ Những chức năng cơ thể là những chức năng sinh lý, tâm lý của hệ
thống cơ thể.
+ Những cấu trúc cơ thể là những thành phần giải phẫu của cơ thể như
cơ quan, chi thể và những thành phần của chúng.
+ Hoạt động là cá thể điều hành một công việc.
+ Sự tham gia của cá thể vào đời sống, sinh hoạt.
+ Những yếu tố môi trường bao gồm môi trường, thái độ, xã hội trong đó
con người đang sống.
+ Những yếu tố cá nhân là tiểu sử đặc biệt của đời sống cá nhân không
thuộc tình trạng sức khỏe hoặc điều kiện sức khỏe.
Trong mẫu ICF, CLCSLQSK có thể được xem như quan niệm tổng quát,
hợp nhất tất cả những thành phần của ICF. ICF có thể được sử dụng như một
cấu trúc trong chuyên ngành PHCN để cải thiện giao tiếp giữa bệnh nhân và
người thầy thuốc. Những nghiên cứu trước đây đã tìm thấy rằng ICF có thể
được sử dụng trong đánh giá để mô tả những ảnh hưởng của TBMMN đến
những chức năng, những hoạt động, sự tham gia và sức khỏe và có thể mở rộng



14

tầm nhìn chăm sóc điều dưỡng. Để đạt được tiếp cận bệnh nhân là trung tâm
người thầy thuốc không chỉ đơn thuần quan sát bên ngoài mà còn là những
kinh nghiệm về sức khỏe chủ quan, về triển vọng và CLCS của người bệnh.
Những thành phần liên quan khác nhau trong mẫu ICF bao gồm:
+ Những cấu trúc và chức năng cơ thể khiếm khuyết: chức năng nhận
thức, trầm cảm…
+ Hoạt động hạn chế: vận động, tự chăm sóc.
+ Sự tham gia hạn chế: giao tiếp, hoạt động xã hội, sở thích.
+ Những yếu tố môi trường: kế hoạch xuất viện, thời gian nằm viện,
giúp đỡ của người nhà bệnh nhân, sự liên kết với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
và hệ thống an sinh xã hội tại cộng đồng.
+ Những yếu tố cá nhân: tuổi, giới, trình độ văn hóa, sắp xếp cuộc sống.
Tình trạng sức khỏe:
Tình trạng sức khỏe:
- TBMMN
- TBMMN trước đây
- TBMMN trước đây

-

Những cấu trúc và
Những
cấu cơ
trúc

chức năng
thể

chức
năng
cơ thể
(khiếm
khuyết)
(khiếm
khuyết)năng
Chức
Chức
năng
nhận thức
nhận thức
Những
triệu
Những
chứng trầm
cảm triệu
chứng trầm cảm

Hoạt động
Hoạt hạn
động
(những
chế)
(những
- Tự
chăm hạn
sóc chế)
- Tự
Vậnchăm

độngsóc
- Vận động

-

Sự tham gia
Sự(hạn
tham
gia
chế)
(hạn
chế)tiếp
Giao
Giao
tiếphoạt
Những
hoạt
động xãNhững
hội
động xãThú
hội vui
Thú vui

Những yếu tố môi trường
Những yếu tố cá nhân
môi trường
tốgiới
cá nhân
-Những yếu
Kếtố hoạch

xuất
- Những yếu
Tuổi,
- viện Kế hoạch xuất
Tuổi,
giới
Giáo dục
Giáo dục
- viện Những người họ
Sắp
xếp cuộc
- hàng Những người họ
- sống Sắp xếp cuộc
sống
- hàng Thời gian nằm
- viện Thời gian nằm
việnICF với những thành phần liên quan
Sơ đồ 1.1. Mẫu


15

Tình trạng sức khỏe mong đợi và hiện tại có thể được mô tả bởi những
thành phần của mẫu ICF như những chức năng cơ thể, hoạt động, sự tham gia
và những yếu tố môi trường. ICF nên được sử dụng như là cấu trúc khung để
đánh giá nhu cầu, thiết lập mục tiêu và đánh giá kết quả.


16


Khỏe mạnh

Tình trạng sức khỏe
mong đợi

Những nhu cầu liên
quan sức khỏe

Tình trạng sức khỏe
hiện tại

Bệnh tật

Sơ đồ 1.2. Mẫu đánh giá nhu cầu và thiết lập mục tiêu
Đánh giá nhu cầu thực tế để xác định mục tiêu rõ ràng cần sự phối hợp
tất cả những đánh giá liên quan trong những hoạt động của người thầy thuốc
và người bệnh. Những mục tiêu khác nhau sẽ tạo ra hàng loạt nhu cầu khác
nhau. Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe gồm hai loại:
+ Những nhu cầu xác định bởi người thầy thuốc: tiêu chuẩn chăm sóc,
những hướng dẫn lâm sàng và y học dựa vào chứng cứ.
+ Những nhu cầu xác định bởi người bệnh: quan điểm và nhận thức.
Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe tập trung vào đo lường CLCS và
nhờ đó phản ánh nhận thức của người bệnh. Chức năng xã hội, tâm lý và thể
chất được bao gồm trong đánh giá CLCS. Đánh giá nhu cầu và kết quả liên
quan đến CLCS và chất lượng chăm sóc.


17

Chất lượng cuộc sống


Đo lường
kết quả

Đánh giá
nhu cầu
Chất lượng chăm sóc

Sơ đồ 1.3. Liên quan giữa CLCS và chất lượng chăm sóc

1.3. PHCN NGƯỜI BỆNH SAU TBMMN:

1.3.1. Các hình thức PHCN [18].
- Phục hồi chức năng dựa vào các trung tâm, các viện:
Phục hồi được các trường hợp khó, cần thiết cho việc đào tạo cán bộ
chuyên khoa, nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến và hỗ trợ
cho cộng đồng.
- Phục hồi chức năng ngoài viện:
Số người tàn tật được phục vụ có nhiều hơn nhưng không được thường
xuyên vì thiếu cán bộ chuyên khoa và chi phí vẫn tốn kém.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
Công tác PHCN thành công việc của cộng đồng, thông qua các tổ chức ở
cộng đồng để xã hội hoá và dân chủ hoá công tác phục hồi chức năng và
phòng ngừa tàn tật.
1.3.2. Mục đích PHCN sau TBMMN [18].
- Giúp cho người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành
vi ứng xử, nghề nghiệp.


18


- Phục hồi tối đa mức độ giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã
hội.
- Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp.
- Tăng cường khả năng còn lại để hạn chế hậu quả của tàn tật.
- Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là
thành viên bình đẳng của xã hội.
- Cải thiện điều kiện môi trường, thay đổi kiến trúc cho phù hợp với
chức năng của người tàn tật để họ hội nhập xã hội như đường đi, công sở, nhà
ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao.
- Tạo thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội đảm
bảo cho họ có CLCS tốt hơn.
Mục tiêu chính và cơ bản nhất của PHCN là tăng cường CLCS của bệnh
nhân TBMMN. Vấn đề CLCS phải là mục tiêu và mối quan tâm hàng đầu chứ
không phải là độc lập chức năng hay giảm số ngày nằm viện điều trị. Thực tế
cho thấy một số người sau mắc TBMMN hoàn toàn độc lập về chức năng và
có khả năng thực hiện tốt các sinh hoạt hàng ngày nhưng lại không thực hiện
đầy đủ được các chức năng thể chất, tâm lý. Mục tiêu tăng cường CLCS ảnh
hưởng đến sự lựa chọn các phương pháp điều trị bao gồm các can thiệp trên
lâm sàng. Chương trình PHCN tiếp cận tổng hợp các vấn đề của người bệnh
chứ không chỉ chú trọng tới một vài vấn đề tồn tại riêng biệt. Mục tiêu này
thường giúp cho bệnh nhân đạt được tối đa sự độc lập có thể về chức năng.
1.3.3. Chương trình PHCN người bệnh sau TBMMN.
Chương trình PHCN sau TBMMN gồm nhiều mục tiêu can thiệp khác
nhau, các mục tiêu này được liên kết với nhau và mỗi mục tiêu đòi hỏi nhiều
bộ phận tham gia trong nhóm phục hồi.
Các mục tiêu chính bao gồm xác định và lượng giá những khiếm khuyết,
giảm chức năng của bệnh nhân, chăm sóc và can thiệp PHCN, phòng ngừa tai



19

biến thứ phát, tái hòa nhập xã hội, kiểm soát các di chứng và biến chứng
muộn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1.3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình PHCN [6],
[75], [77], [81], [91], [100], [133].
* Đặc điểm của bệnh viện nơi tiếp nhận, cấp cứu
và điều trị cho bệnh nhân.
Những bệnh viện khác nhau có đặc điểm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
khác nhau và quy trình làm việc cũng có thể khác nhau. Điều này có thể ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ PHCN cho bệnh nhân.
* Nhu cầu PHCN của các nhóm bệnh nhân khác nhau.
Lập kế hoạch và cung cấp chương trình PHCN cho bệnh nhân TBMMN
là một công việc phức tạp đối với thầy thuốc PHCN. Hầu hết bệnh nhân cần
một chương trình PHCN cơ bản nhưng cũng có những bệnh nhân cần chương
trình PHCN cao hơn, đòi hỏi đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị cũng như đội
ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là đội ngũ thầy thuốc PHCN.
* Kiến thức và nhận thức của bệnh nhân và gia đình đối với PHCN.
Một yếu tố cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của chương trình
PHCN toàn diện là kiến thức của bệnh nhân và gia đình về TBMMN và quá
trình phục hồi cũng như vai trò của gia đình trong tiến trình điều trị và PHCN.
TBMMN ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh như thể chất, nhận thức, giao
tiếp, tình cảm, xã hội, nghề nghiệp, kinh tế của bệnh nhân và gia đình theo các
cách thức khác nhau. Mặt khác, có nhiều yếu tố liên quan đến kết quả PHCN
như mức độ vận động, khả năng tái thích nghi, khả năng tiếp thu các bài tập,
các trợ giúp từ phía gia đình và xã hội.
Một trong những phàn nàn nhiều nhất của bệnh nhân và gia đình là tính
liên tục của chương trình PHCN sau khi bệnh nhân xuất viện trở về nhà. Hậu



20

quả của nó là sự không hài lòng của họ về dịch vụ PHCN được cung cấp của
bệnh viện.


21

* Nguồn lực thực hiện chương trình PHCN người bệnh TBMMN.
Đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện chương trình
PHCN người bệnh TBMMN nếu ở bệnh viện không có sẵn những nguồn lực
cần thiết.
+ Nhân lực: thầy thuốc điều trị, thầy thuốc phục hồi chức năng, các kỹ
thuật viên vận động trị liệu. Hoạt động trị liệu. Ngôn ngữ trị liệu. Nhân viên
tâm lý trị liệu, thầy thuốc hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
+ Cấu trúc chuyên môn: gồm các đơn nguyên vận động trị liệu, hoạt
động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tư vấn tâm lý, tư vấn dinh dưỡng.
+ Trang thiết bị cơ bản: Các dụng cụ tập luyện, biểu mẫu đánh giá tình
trạng chức năng của bệnh nhân, dụng cụ hỗ trợ thích nghi.
+ Phương thức vận hành: Hoạt động nhóm, làm việc theo phương thức
liên kết các bộ phận và chia sẻ trách nhiệm.
+ Tiếp cận hoạt động: Lấy bệnh nhân làm trung tâm, theo dõi và phục
hồi chức năng suốt từ giai đoạn bệnh viện đến giai đoạn xuất viện, tại nhà.
+ Mục tiêu phục hồi: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
TBMMN.
1.3.3.2. Các lĩnh vực can thiệp của chương trình PHCN [18], [23], [67],
[87], [97], [104].
Chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh TBMMN bao gồm các
lĩnh vực sau:
+ Vận động trị liệu: giúp bệnh nhân thực hiện được tối đa khả năng vận

động và kiểm soát vận động bao gồm kiểm soát sức mạnh, sự điều hợp, khả
năng di chuyển trong các vị thế.
+ Hoạt động trị liệu: giúp bệnh nhân hoàn thành các hoạt động chức
năng hàng ngày như hoạt động tự chăm sóc, sinh hoạt thường nhật, vui chơi,
tham gia lao động sản xuất và nghỉ ngơi.


22

+ Ngôn ngữ trị liệu: Đánh giá và cải thiện những rối loạn về ngôn ngữ,
giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ như viết, đọc... và kiểm soát những rối loạn về
nuốt nếu có.
+ Tâm lý trị liệu: Giúp bệnh nhân điều chỉnh những rối loạn về cảm xúc,
khuyến cáo và sử dụng thuốc điều chỉnh cảm xúc nếu cần.
+ Dinh dưỡng: Hướng dẫn người nhà và bệnh nhân chế độ ăn và loại
thức ăn phù hợp với khả năng nuốt của bệnh nhân, dự phòng béo phì, tăng
huyết áp, đái tháo đường…
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp PHCN càng sớm càng tốt
ngay sau khi TBMMN mang lại lợi ích rất lớn về cơ hội và khả năng phục hồi
cho bệnh nhân. Kết quả này không những chỉ phụ thuộc vào thời gian được
can thiệp PHCN sớm hay muộn mà còn phụ thuộc vào loại hình can thiệp và
chương trình can thiệp PHCN cụ thể cho bệnh nhân.
Có thể nói nhận bệnh nhân càng sớm càng tốt ngay sau TBMMN khởi
phát hay ngay sau khi vào viện để phục hồi chức năng, thành lập chương trình
PHCN tại bệnh viện một cách toàn diện và theo dõi tiếp tục hướng dẫn bệnh
nhân sau khi ra viện là những yếu tố chính ảnh hưởng một cách đáng kể đến
chất lượng phục hồi cho bệnh nhân.
1.3.3.3. Quyết định can thiệp PHCN tại viện hay tại nhà [18], [44], [81].
Chương trình PHCN sớm ngay sau khi bệnh nhân nhập viện được thiết
lập dưới sự theo dõi và kiểm soát của thầy thuốc PHCN. Thầy thuốc nội khoa

hay thần kinh tham gia nhóm điều trị để kiểm soát các tình trạng bệnh và biến
chứng của bệnh nhân. Thầy thuốc điều trị, thầy thuốc PHCN, bệnh nhân và gia
đình quyết định bệnh nhân sẽ được điều trị PHCN tại bệnh viện hay tại nhà.
+ Nếu có chỉ định PHCN tại bệnh viện, thầy thuốc PHCN sẽ phải xác
định các phương thức và kỹ thuật can thiệp PHCN thích hợp nhất cho bệnh
nhân trong từng giai đoạn của bệnh (vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn


23

ngữ trị liệu...). PHCN sớm tại bệnh viện có vai trò quan trọng trong tiến trình
phục hồi và dự phòng biến chứng sau TBMMN.
+ Nếu bệnh nhân có thể về nhà tập PHCN, nhóm điều trị phải xác định
được loại hình PHCN nào cần và thích hợp nhất cho bệnh nhân (điều trị ngoại
trú tại Khoa PHCN của bệnh viện, tập tại nhà hay gia nhập chương trình phục
hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Đây là giai đoạn có thể lâu dài để đạt đến
hiệu quả tối đa, và có ý nghĩa rất lớn trong nâng cao CLCS và hội nhập xã hội
của người bệnh.
* Các tiêu chuẩn quyết định bệnh nhân được điều trị PHCN tại bệnh
viện với sự thống nhất giữa thầy thuốc lâm sàng, thầy thuốc PHCN, nhóm
phục hồi.
- Bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe chưa ổn định (dựa trên các dấu
hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở...) và cần sự theo dõi và can
thiệp của thầy thuốc nội khoa hay thần kinh.
- Bệnh nhân trong giai đoạn cấp của TBMMN, cần theo dõi và can thiệp
tại bệnh viện, người nhà bệnh nhân không có đủ điều kiện và kiến thức để
chăm sóc bệnh nhân tại nhà.
- Bệnh nhân có dấu hiệu, triệu chứng tiến triển nặng dần lên, cần được
theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
- Bệnh nhân bị khiếm khuyết và giảm chức năng nặng nề cả về thể chất,

tinh thần, tri giác, nhận thức, ngôn ngữ...cần được một nhóm các thầy thuốc
PHCN tại bệnh viện can thiệp và theo dõi.
* Các tiêu chuẩn quyết định bệnh nhân thực hiện chương trình phục
hồi chức năng tại nhà.
- Bệnh nhân đã ổn định về tình trạng sức khỏe tổng quát (mạch, nhiệt độ,
huyết áp, nhịp thở, ăn uống...).


24

- Bệnh nhân sau giai đoạn cấp tính của TBMMN.
- Bệnh nhân đã kết thúc chương trình PHCN tại bệnh viện, và có thể tiếp
tục chương trình tại nhà.
- Bệnh nhân xin về nhà trước thời hạn có thể ra viện.
1.3.3.4. Thành lập chương trình PHCN tại bệnh viện [4], [44], [69] [97].
Đối với các bệnh nhân có nhu cầu can thiệp PHCN tại bệnh viện, việc
thành lập chương trình PHCN được các thành viên của nhóm điều trị thực
hiện dựa trên những nhu cầu thực tế qua quá trình lượng giá.
Chương trình điều trị sẽ có nhiều giai đoạn với những mục tiêu ngắn hạn
để đáp ứng các nhu cầu phục hồi theo thứ tự ưu tiên của từng giai đoạn bệnh.
Để thành lập được chương trình PHCN cho người bệnh TBMMN, cần qua các
bước sau:
Bước 1: Khám và lượng giá chức năng
Để có thể xác định xem bệnh nhân cần điều trị PHCN tại bệnh viện hay
có thể tập tại nhà, nhóm điều trị cần phải khám và lượng giá chức năng toàn
diện bao gồm đánh giá tình trạng y khoa tổng quát của bệnh nhân, tình trạng
độc lập chức năng, các khiếm khuyết và xác định các nhu cầu phục hồi.
* Bác sỹ điều trị (Bác sỹ Nội Thần kinh hay Nội Tim mạch)
Khám tổng quát tình trạng của bệnh nhân về các mặt sau:
+ Khai thác tiền sử và quá trình bệnh lý.

+ Tim mạch.
+ Thần kinh.
+ Hô hấp.
+ Các dấu hiệu sinh tồn.
* Bác sỹ Phục hồi chức năng
Khám lượng giá chức năng trên các mặt sau:
+ Lượng giá chức năng sinh hoạt của người bệnh tổng quát bằng bảng sau:


25

+ Khám tình trạng chức năng của một số cơ quan: thần kinh, cơ, khớp,
da và mô dưới da, cột sống, một số cơ quan khác như tiết niệu, sinh dục.
+ Đánh giá tình trạng tinh thần, cảm xúc, mong đợi, nguyện vọng của bệnh
nhân và gia đình đối với chương trình PHCN mà bệnh nhân sẽ được nhận.
* Kỹ thuật viên Vận động trị liệu
Lượng giá tình trạng vận động, di chuyển, tình trạng khiếm khuyết về
thể chất của bệnh nhân trên các mặt sau:
+ Đánh giá tình trạng độc lập chức năng.
+ Đánh giá tầm vận động khớp, đánh giá tình trạng trương lực cơ, tình
trạng co rút của bệnh nhân, các rối loạn cảm giác, tình trạng đau...
+ Đánh giá khả năng di chuyển trong các vị thế nằm, ngồi, đứng, đi.
+ Đánh giá khả năng điều hợp thần kinh cơ.
+ Đánh giá khả năng thăng bằng tĩnh và thăng bằng động trong các vị thế.
+ Đánh giá khả năng vận động hai tay, hai chân.
+ Đánh giá nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp.
* Kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu
Lượng giá tình trạng độc lập trong các hoạt động sinh hoạt thường nhật
và tự chăm sóc:
+ Đánh giá tình trạng tri giác nhận thức của bệnh nhân

+ Đánh giá khả năng tự chăm sóc, khả năng thực hiện các hoạt động sinh
hoạt thường nhật phức tạp như chuẩn bị thức ăn, làm việc nhà, chăm sóc con cái,
giao tiếp, khả năng thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí, khả năng lao động,
khả năng tiếp tục duy trì các mối quan hệ xã hội, hòa nhập với cộng đồng.
+ Đánh giá chức năng chi trên.
+ Đánh giá tình trạng cảm xúc, tinh thần của bệnh nhân.


×