Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ HEN PHẾ QUẢN tại BỆNH VIỆN 71 TRUNG ƯƠNG năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.04 MB, 115 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là một trong những bệnh mạn tính rất thường gặp
của đường hô hấp [23], [24], [26], [73]. HPQ đang ngày một gia tăng cả ở
nước phát triển và đang phát triển (HPQ chiếm 5 - 15% dân số) [13], [73].
Đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh,
làm tăng chi phí cho nền y tế và gián tiếp làm giảm sản phẩm của xã hội.
Ngoài ra, còn khó khăn trong đánh giá kết quả điều trị bởi bệnh có thể tốt lên
hay nặng thêm rất bất thường [5], [6], [81].
Theo báo cáo của GINA, thế giới hiện có khoảng 300 triệu người mắc
bệnh HPQ trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở người lớn chiếm 6 - 8%. Ước tính đến
năm 2025, con số này sẽ tăng lên 400 triệu người [59].
Hen phế quản có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, cơ chế gây hen đã được
chuyên ngành miễn dịch bệnh học nghiên cứu. Có nhiều giả thiết về cơ chế
bệnh sinh của HPQ nhưng đa số các tác giả công nhận 3 cơ chế cơ bản nhất
là: Viêm đường thở, rối loạn thần kinh tự động, tăng tính phản ứng của đường
thở với các nhân kích thích. Trong những nghiên cứu gần đây về cơ chế bệnh
sinh HPQ, người ta thấy Leukotrien có vai trò rất quan trọng trong cả hen do
dị ứng và hen không do dị ứng, đây là chất có khả năng gây co cơ trơn đường
hô hấp gấp 100 đến hàng 1.000 lần so với histamin. Mặt khác leukotrien còn
làm tăng tính thấm thành mạch gây phù nề, làm tăng tiết nhày và làm tăng hóa
ứng động bạch cầu ái toan làm tổn thương biểu mô phế quản.
Mục đích điều trị HPQ là đảm bảo cho người bệnh ổn định cả ngày lẫn
đêm, không có cơn hen tái phát, nhằm mang lại cuộc sống bình thường cho
người bệnh. Đối với HPQ ở trẻ em, điều trị tốt còn đảm bảo cho phát triển thể
lực và học tập bình thường.


2


Trong điều trị HPQ còn gặp nhiều khó khăn như hen do nhiều nguyên
nhân gây ra, bệnh mạn tính kéo dài, hay tái phát nên có thể bị lạm dụng điều
trị làm cho bệnh diễn biến bất thường.
Phòng bệnh không dùng thuốc được áp dụng các phương pháp như loại
bỏ dị nguyên, giải mẫn cảm. Tùy theo mức độ của hen, chất đối kháng thụ thể
Leukotrien (LTRA), nhóm beta - angonist tác dụng kéo dài, Theophyline,
Crommolyn, Nedocromil có thể được sử dụng [11], [33].
Xu hướng điều trị HPQ hiện nay trên thế giới là dùng chất kháng thụ
thể Leukotrien [11], [61], [86]. Thuốc Salbutamol được áp dụng điều trị HPQ
trên 20 năm nay ở các nước phát triển. Hàng năm có hàng trăm đề tài nghiên
cứu về HPQ được đăng ký hầu hết các nước. Người ta dùng để phòng ngừa và
điều trị HPQ trên mọi bệnh lý kèm theo. Các nghiên cứu gần đây người ta
phối hợp thuốc Salbutamol với LABA nhằm tăng hiệu quả điều trị [14], [77].
Hiện nay tại bệnh viện 71 trung ương chưa có nghiên cứu nào về hen
phế quản. Để đánh giá hiệu quả điều trị trong lâm sàng cũng như dự phòng
điều trị HPQ, trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với các mục
tiêu sau:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh hen phế quản
tại bệnh viện 71 TW năm 2014 - 2015.

2.

Nhận xét kết quả điều trị hen phế quản ở những bệnh nhân
nghiên cứu trên.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tình hình dịch tễ hen phế quản ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.1. Đôi nét lịch sử hen phế quản
* Thời kỳ cổ đại [4,26]:
+ Người Trung Quốc (3000 năm trước CN) đã biết về hen.
+ Thời Hypocrate (460 - 370 trước CN) đề xuất và giải thích thuật ngữ
asthma (thở vội vã).
+ Celsus (thế kỷ 1) các thuật ngữ dyspnea, asthma dùng để chỉ khó thở.
+ Areteus (thế kỷ 1) mô tả cơn hen - Galen (thế kỷ 2) bệnh do phấn hoa
* Thời kỳ trung cổ:
+ Từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 17, không có tài liệu văn tiến bộ nào.
+ Helmont (1615) Khó thở do mùa hoa.
+ Floyer (1698): Khó thở do co thắt phế quản.
+ Cullen (1777) cơn khó thở về đêm, vai trò di truyền và thời tiết trong
quá trình sinh bệnh hen.
* Thời kỳ cận đại [26]:
+ Laennec (1860): Thông báo hen do lông mèo.
+ Blackley (1873): Hen và một số bệnh do phấn hoa.
+ William Osler (1849 - 1991) trong "Những nguyên tắc thực hành y
khoa, 1982" nhận xét: "Đàm rất đặc biệt: Có những khối tròn trong suốt và
những vòng xoắn Crushman".
+ Widal (1914) đề xuất thuyết dị ứng và hen.
+ Besanoon (1932) Đại hội hen toàn cầu lần thứ nhất.
+ Nhiều tác giả (1936 - 1945) phát hiện thuốc kháng Histamin.
+ Ishizaka (1967) phát hiện IgE.


4


+ Burnet, Miller, Roitt (1972 - 1973) vai trò tuyến ức, các tế bào
lympho B, T trong hen.
Từ năm 1957 đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu phát hiện một số
Mediators trong hen phế quản như prostaglandines, Leukotrienes, cytokies,
interleukines...
1.1.2. Phân bố tỷ lệ mắc hen phế quản trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
Hen phế quản là bệnh mạn tính, gặp ở cả hai giới, mọi lứa tuổi, khá phổ
biến ở các nước phát triển. Thông qua nhiều nghiên cứu, tỷ lệ HPQ có khác
nhau ở các nước khác nhau. Ở Austrlia tỷ lệ hen cao nhất là 17% thấp nhất là
Trung Quốc 3%. Ở Mỹ là 4,2% ở trẻ em, 3,5% ở người lớn vùng Michigan,
vùng Aiona là 5,4% ở trẻ em và 6,25% ở người lớn [26], [27], [29].
Theo thống kê của trung tâm thống kê sức khỏe Quốc gia Mỹ theo
dõi từ 1970 - 1986 ước tính có khoảng 10 triệu người bị hen, trong đó trẻ
em là 3,2 triệu. Trong năm 2000, bệnh hen ảnh hưởng tới gần 14 triệu
người, 500 nghìn người phải nhập viện điều trị và ước tính có khoảng
5000 người chết vì hen mỗi năm.
Theo số liệu của AAFA, cơ quan theo dõi dị ứng và HPQ, (Asthma and
allergy Foundation ò America, hàng năm công bố 10 và 100 thành phố tốt
nhất cho người bị HPQ sống, dựa vào 12 yếu tố chất lượng cuộc sống của
người bị HPQ như: Tỷ lệ ước tính của người lớn và trẻ em bệnh HPQ, tỷ lệ tử
vong thô cho bệnh HPQ, yếu tố nguy cơ, ô nhiễm không khí, đến phấn hoa,
hút thuốc lá và các yếu tố như số lượng thuốc chữa bệnh HPQ được sử dụng
cho mỗi bệnh nhân và số lượng của các chuyên gia bệnh HPQ trong khu vực,
để chọn ra danh sách các thành phố có thứ hạng tốt nhất trong chất lượng
cuộc sống cho người bị bệnh HPQ.


5


Mức độ hen thấp nhất: 1,4% dân số Uzobekistan, 15 quốc gia có độ lưu
hành hen dưới 6% (Trung Quốc, Việt Nam...), 16 nước có độ lưu hành 6 - 9%
(Phần Lan, Indonexia...), 14 nước có độ lưu hành 9 - 12% (Malaysia, Thái
Lan, Philippin, Đài Loan...), 4 nước có độ lưu hành 12 - 20% (Colombia,
Braxin, Hà Lan, Anh...) Độ lưu hành hen cao nhất ở Peru là 28% [49], [73].
Theo ước tính của WHO (2004), hiện nay trên thế giới có 300 triệu
người hen. Đến năm 2025 là 400 triệu người hen. Khu vực Đông Nam Châu
Á có độ lưu hành hen gia tăng nhanh nhất. Malaixia là 9,7%, Indonexia 8,2%,
Philippin 11,8%, Thailan 9,2%, Singapore 14,3% [23], [73].
1.1.2.2. Hen tại Việt Nam
Theo báo cáo năm 1976, tỷ lệ HPQ trẻ em là 2,8% tại Quảng Trị, 3,1%
tại Liên Hà - Hà Nội (Theo Vũ Phụng, Nguyễn Công Khanh).
Phạm Khuê (1980) điều tra 100.000 người trên 14 tuổi tại các tỉnh phía
Bắc cho thấy tỷ lệ HPQ là 1,7%, người cao tuổi là 2,3%. Theo Chu Ý (1980),
tỷ lệ HPQ ở Việt Nam tại vùng nông thôn là 1%, thành thị là 2% dân số.
Các nghiên cứu từ năm 1991 - 2012 cho thấy tỷ lệ HPQ chung trong
cộng đồng dân cư dao động từ 3,15 - 4,1%. Ở trường học, lứa tuổi 6-14, tỷ lệ
chung là 2,17 - 4,27. Riêng một nghiên cứu điều tra hen và các bệnh dị ứng
với số lượng 7.564 học sinh dưới 15 tuổi có tỷ lệ hen là 11% [5], [13], [15].
Năm 1994, Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung Ương đã tiến hành
nghiên cứu tại một trường học với 4.058 học sinh tuổi đời từ 6 - 14, tỷ lệ HPQ
là 2,17%, trong đó nam là 2,48 nữ 1,83%. Tiền sử eczema là 26,1, viêm mũi
dị ứng là 66,4%, mày đay 23,9%, tiền sử mắc HPQ của thế hệ ông bà là 26%,
bố mẹ là 17%, anh chị em ruột là 4,5%.
Lê Văn Khang (1997) và cộng sự đã nghiên cứu 1.000 người và 997 trẻ
em dưới 15 tuổi ở 5 quận Hà Nội. Kết quả cho thế tỷ lệ HPQ là 3,15%, trong


6


đó nam là 3,07, nữ là 3,25%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa
nam và nữ.
Nguyễn Năng An (2001) nghiên cứu 7.564 học sinh tuổi dưới 15 và
544 sinh viên y khoa, tỷ lệ HPQ là 11,6%. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng là 12%, mày
đay 7,8% [4].
Lê Ngọc Trọng và CS (2001), điều tra 8.638 người lứa tuổi từ 0 đến 40
tuổi ở một số tỉnh. Tỷ lệ hen là 4,1%. Phân bố tỷ lệ mắc hen tại một số địa
điểm như sau: Hà Nội 4,49%, Hải Phòng 5,17%, Hòa Bình 5,35%, Nghệ An
4,76%, Sài Gòn 3,22%, Đà Lạt 1,04%.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản
Hen phế quản có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, được nghiên cứu từ lâu
và dần dần được sáng tỏ cùng với sự phát triển của Y học. Bệnh hen tương
ứng với kết quả phản ứng miễn dịch týp I lệ thuộc IgE. Sự phản vệ đã được
tác giả Richet và Portier chứng minh trên chó 1902.
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, cơ chế bệnh sinh của bệnh
ngày càng được sáng tỏ hơn. Có nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của
HPQ, nhưng đa số tác giả công nhận 3 cơ chế cơ bản là [9], [13], [15], [25].
- Viêm đường thở.
- Rối loạn thần kinh tự động => co thắt phế quản.
- Tăng tính phản ứng của đường thở với các tác nhân kích thích.
1.1.3.1. Vai trò của phản ứng viêm
Viêm đường thở là cơ chế chủ yếu, quan trọng nhất trong bệnh sinh của
HPQ và được nhiều tác giả công nhận. Viêm đường thở gặp ở tất cả bệnh
nhân HPQ, ngay trong cả các trường hợp hen nhẹ và là biểu hiện chung cho
mọi thể lâm sàng của HPQ.


7


Viêm đường thở có sự tham gia của nhiều loại tế bào như tế bào
Mastocyte. Trong đó tế bào lympho T, chủ yếu là TCD4, đóng vai trò quan
trọng, Phản ứng xảy ra giữa các tế bào này và kháng nguyên giải phóng một
loạt các chất trung gian hóa học như Histamin, các men phân hủy protein,
glucide, Prostaglandin D2, Leukotrien B4, C4, D4, F4, các cytokine như IL-1,
IL-2, IL-3, IL-4, IL-5, IL-6... các chất trung gian hóa học gây viêm, co thắt cơ
trơn phế quản, gây ra các biểu hiện lâm sàng của HPQ.
Viêm đường thở trong HPQ xảy ra 3 giai đoạn:
Viêm cấp tính: gồm 2 pha đáp ứng.
+ Pha đáp ứng sớm: Xảy ra 5-15 phút sau khi kích thích của dị nguyên.
Tham gia vào pha này chủ yếu là các tế bào mast, tế bào trình diện KN, đại
thực bào. Các yếu tố gây viêm chủ yếu như Histamin, IgE, Leukotrien,
Prostaglandin, Interleukin...
+ Pha đáp ứng muộn: Xảy ra 6-12 giờ sau kích thích của dị nguyện, kéo
dài 1 - 2 giờ với sự tham gia của tế bào E, Th2, negative và đại thực bào,
trong đó hoạt hóa tế bào E là quan trọng nhất. Các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu,
Interleukin, Interferon - γ
Hậu quả của viêm cấp gây phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn phế quản,
tăng giải phóng các TGHH viêm thứ phát và tăng phản ứng phế quản.
* Viêm mạn tính: Là hậu quả của quá trình viêm cấp kéo dài và tái
diễn. Qúa trình viêm mạn tính liên quan tới tất cả các tế bào viêm trong
đường thở, nhưng vài trò chủ yếu là Th2, E là biểu mô phế quản. Các thành
phần gây viêm chủ yếu bao gồm protein cơ bản, proteace, IL-2, IL-4, IL-5,
Interferon - γ , yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, Leukotrien C4, các yếu tố tăng
trưởng, phân tử kết dính và các gốc tự do.


8

Hậu quả của viêm mạn tính là gây rối loạn quá trình viêm trong đường

thở (apotosis) của các tế bào làm cho quá trình viêm đường thở thêm dai
dẳng, mạn tính, tái tạo lại cấu trúc, tăng tính phản ứng phế quản bền vững [9].
Quá trình tái tạo lại đường thở trong HPQ (Remodelling): Ở giai đoạn
viêm cấp tính tổn thương được sửa chữa và hồi phục hoàn toàn nhưng ở giai
đoạn viêm mạn tính có sự tái tạo lại đường thở làm thay đổi cấu trúc đường thở.
Đặc điểm của tái tạo đường thở: Gây phì đại, tăng sản lượng cơ
trơn, bong tróc biểu mô phế quản, tăng tạo mạch, phù nề màng nhày, tăng
tiết nhày, phì đại tuyến nhày, thâm nhiễm các tế bào viêm và xơ hóa biểu
mô làm hẹp lòng phế quản.
- Các yếu tố tác động đến quá trình tái tạo đường thở.
+ Thâm nhiễm và tồn tại lâu dài các tế bào viêm mà chủ yếu là các tế
bào E, lympho T.
+ Tác động của các yếu tố tăng trưởng làm tăng phát triển tổ chức xơ,
đặc biệt là xơ hóa màng nền.
Hậu quả của tái tạo lại đường thở gây tắc nghẽn đường thở không hồi
phục, tăng tính phản ứng phế quản bền vững làm cho HPQ trở nên dai dẳng
và mạn tính [5]. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tái tạo đường thở như dùng
corticoide muộn, tuổi trẻ, điều trị bệnh muộn.
1.1.3.2. Tăng tính thấm phản ứng của phế quản
Đặc trưng trong HPQ là tương quan chặt chẽ với mức độ viêm. Tăng
phản ứng phế quản là tình trạng phản ứng quá mức của cơ trơn phế quản với
các kích thích khác nhau nội sinh hay ngoại sinh. Tăng tính phản ứng phế
quản là hậu quả trực tiếp của viêm đường thở gặp trong hen cũng như một số
trường hợp khác. Viêm đường thở và tăng phản ứng phế quản làm hạn chế
dòng khí thở do co thắt phế quản, phù nề niêm mạc phế quản, hình thành các
nút nhày và biến đổi cấu trúc thành phế quản [30],[60].


9
1.1.3.3. Vai trò của các Leukotrien trong cơ chế bệnh

sinh của hen phế quản
Các cysteinyl Leukotrien hoạt động trên các cụ thể CysLT1 và CysLT2.
Các cụ thể này gắn trên bề mặt tế bào Mast và bạch cầu ái toan. Khi các tế
bào này bị hoạt hóa sẽ phóng thích ra Leukotrien và các hoạt chất trung gian
trong đó Leukotrien đóng vai trò trung tâm trong phản ứng viêm bởi các tác
động của nó như: Gây tăng tiết nhầy đồng thời làm giảm vận chuyển chất
nhầy của niêm mạc mũi và phế quản, gây co thắt cơ trơn đường hô hấp dưới,
gây giãn mạch tăng tuần hoàn máu và cuốn hút bạch cầu ái toan ở đường hô
hấp trên, tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết dịch giàu protein gây phù viêm
[19]. Các Leukotrien còn có tác dụng hoạt hóa các tế bào viêm khác như
tương bào, bạch cầu ái toan [11]. Trong những trường hợp nặng, các
Leukotrien có thể gây sốc phản vệ.
* Các cysteinyl Leukotrien tăng trong HPQ và nồng độ tùy thuộc vào
mức độ của bệnh.
Vai trò trung tâm của cysteinyl Leukotrien trong phản ứng viêm của HPQ.
Ngoài ra trong quá trình viêm còn có sự tham gia của các cytokin như
interleukin (IL1, IL2...), INF (một interferon đa năng có tác dụng ức chế và
biệt hóa tế bào B). Các cytokin này do các loại tế bào viêm chủ yếu là tế bào
T, đại thực bào và tế bào biểu mô tiết ra.
Tác dụng của các tế bào viêm, các meditor gây viêm và sự tham gia của
các cytokin đã dẫn đến quá trình viêm trong HPQ, ngoài ra còn dẫn đến quá
trình co thắt, giãn mạch, tăng tiết niêm dịch và phù nề trong HPQ [19].
Ngoài các hoạt động của mediator, người ta còn nhận thấy vai trò của
ccs hệ thần kinh autonome (tự động, thực vật) trong quá trình viêm của HPQ
[11, 19], đó là:


10

* Hệ tiết Cholin: Tiết Acetylcholin làm giãn mạch, tăng tiết dịch mũi và

phế quản.
* Hệ giao cảm Adrenecgic: Adrenecgic 1 gây co mạch và Adrenecgic 2
gây giãn mạch.
Thụ thể β Adrenegic bị phong bế do di truyền, nhiễm trùng, viêm
đường thở và dùng nhiều thuốc chủ vận β Adrenegic.
- Tăng cường hoạt động cụ thể α Adrenegic: Do dùng thuốc chủ vận
Adrenegic toàn thân, kéo dài và không chọn lọc.
- Giảm nồng độ Cathecolamin trong máu và rối loạn phân bố
Cathecholamin đường thở.
Hệ NANC (non Adrenegic non cholinergic): nhiều tác giả như
P.Howarth, J.E. Fajac (1994) đã nhấn mạnh vai trò của các neuropeptid gây
viêm như chất P (substance P), tachykinin, neurokimin A và Bb, CGRP
(Calcitonin Geen Related Peptid), VIP (Vasoactive Intertinal Polypeptid) và
các endothelin1. Các neuropeptid này ngoài tác dụng gây viêm, co cơ trơn,
dãn mạch, tăng tiết dịch nhày ở mũi và phế quản...còn là các chất dẫn truyền
thần kinh của nhánh cảm thụ niêm mạc mũi (bắt nguồn từ dây thần kinh hàm
trên, nhánh sinh ba từ phần giữa của hạch Gasser). Ngoài ra các tác giả còn
phát hiện ra các thụ thể của chất P nằm trên cơ trơn mạch máu của động
mạch, tĩnh mạch, tuyến dưới niêm mạc và biểu mô ở mũi và phế quản, đó là
các thụ thể NK1, NK2 của mạch máu.... Các neuropeptid còn có tác dụng như
những yếu tố hóa ứng động các tế bào mastocyte, neutrophil... làm phân hủy
các tế bào này, giải phóng ra các chất trung gian hóa học mà chủ yếu là
histamin gây ra các biểu hiện lâm sàng của HPQ. Ngoài ra các neurokin A và
B có thể gây giãn phế quản.


11

1.2. Lâm sàng, thông khí phổi và chẩn đoán hen phế quản [17], [23]
Theo công ước quốc tế về HPQ (Mỹ - 1992) và GINA đã đề xuất một

số tiêu chẩn chính chẩn đoán HPQ dựa vào:
- Đặc điểm lâm sàng.
- Tiền sử dị ứng, tiền sử gia đình.
- Có kết quả tốt sau khi điều trị bằng thuốc giãn phế quản Salbutamol.
- Sau cơn hen bệnh nhân lại trở lại trạng thái bình thường.
- Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng: đo thông khí phổi, chụp X
quang tim phổi, một số xét nghiệm chuyên sâu khác.
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng của hen phế quản [4], [26], [28], [31]
Biểu hiện lâm sàng của HPQ tùy thuộc vào diễn biến của bệnh. Các
triệu chứng lâm sàng của HPQ trong đợt bùng phát rất đa dạng, phong phú
và thay đổi theo từng cá thể, từng thời điểm. Lâm sàng đợt bùng phát gồm
các biểu hiện sau:
Tuổi xuất hiện: Người lớn biểu hiện bệnh ở bất kỳ tuổi nào.
Khởi phát của đợt bùng phát: có thể đột ngột hoặc từ từ
Triệu chứng cơ năng:
- Khó thở: là triệu chứng cơ bản và gặp chủ yếu trong đợt bùng phát
HPQ. Cơn khó thở có đặc điểm xuất hiện đột ngột thường nửa đêm về sáng,
khó thở thì thở ra hoặc ở cả hai thì, thành từng cơn, cơn khó thở có thể tự hết
hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản, khó thở theo đợt tái diễn nhiều lần
đặc biệt khi có các kích thích. Có những trường hợp dai dẳng, liên tục
- Tức ngực: Bệnh nhân có cảm giác tức nghẹt ngực hoặc thắt chặt ngực.
- Ho: thường không đặc trưng cho HPQ, thường ho đột ngột về đêm,
đờm trắng, dính, quánh. Ho sau khi giảm khó thở.
Trên lâm sàng cơn HPQ thường chia thành 3 giai đoạn:


12

* Giai đoạn tiền triệu: ngứa họng, ngứa mũi, ho, hắt hơi...
* Giai đoạn khó thở cao độ thường có cảm giác đè ép lồng ngực, có cò cử.

* Giai đoạn phục hồi cơn hen: cơn hen có thể mất nhanh khi không
hoặc có can thiệp bằng thuốc giản phế quản nhưng cũng có khi chậm, thậm
chí những ngày sau vẫn còn khó thở, mất ngủ mệt mỏi
Các đặc điểm lâm sàng HPQ trẻ em hay gặp: khó thở ở thì thở ra, có sự
tham gia của các cơ hô hấp phụ kèm theo khò khè, ho và có tiếng cò cử. Cơn
hen xảy ra về đêm, giữa hai cơn trẻ bình thường, trong cơn có nhiều dịch xuất
tiết. Nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy.
Triệu chứng thực thể
- Co thắt phế quản làm hẹp đường thở biểu hiện đặc trưng là ran rít. Có
thể chia 3 mức độ co thắt phế quản.
+ Co thắt phế quản nhẹ: chỉ thấy ran rít ở cuối thì hít vào cố.
+ Co thắt phế quản vừa: thấy ran rít ở cả hai thì
+ Co thắt phế quản nặng: có khi không nghe thấy ran rít hoặc ít. Có
thể thấy ran ngáy nếu có ứ đọng đờm dãi, trường hợp bội nhiễm có thể ran
ẩm ở hai thì.
- Gắng sức hô hấp: tăng tần số thở, thở gấp, thở ra kéo dài, co rút cơ hô
hấp phụ, nối khó ngắt quãng.
- Rối loạn thông khí và khuếch tán:
+ Rì rào phế nang giảm hoặc mất
+ Tím da và niêm mạc: dấu hiệu nặng của HPQ
+ Lo lắng sợ hãi do thiếu oxy não.
- Căng dãn phổi và rối loạn tim mạch
+ Lồng ngực có thể bình thường, căng vồng hoặc hình thùng tùy theo
mức độ bùng phát. HPQ lâu ngày có thể gây biến dạng lồng ngực và cột sống:


13

lồng ngực nhô ra trước, xương sườn nằm ngang, các khoang liên sườn giãn
rộng.

+ Tăng nhịp tim: Có thể tâm phế cấp hoặc phế mạn. Co thể có mạch
đảo, đây là dấu hiệu nặng của đợt bùng phát.
1.2.2. Thông khí trong hen phế quản.
Đo thông khí phổi (TKP) là một xét nghiệm không thể thiếu được và
ngày càng được sử dụng thường xuyên trong các chuyên khoa bệnh phổi, hô
hấp. Thông qua đo TKP có thể chẩn đoán chính xác bệnh phổi, xác định được
độ nặng nhẹ của bệnh, xác định được vị trí thương tổn trên các nhánh phế
quản...Đo TKP là xét nghiệm rất có giá trị chẩn đoán xác định và chẩn đoán
phân biệt, đặc biệt HPQ người lớn.
Trong HPQ cấp biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục
(FEV1 giảm và cải thiện it nhất 10 - 15% sau dùng thuốc giãn phế quản, có
BPTNMT có mức độ hồi phục thấp hơn). Mặc dù vậy điều này không dễ thực
hiện vì bệnh nhân lớn tuổi HPQ lâu năm không đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít
với thuốc giãn phế quản [21,30].
Trong HPQ đo TKP có thể giúp chẩn đoán xác định (test acetyl cholin
hoặc kích thích β 2 ), chẩn đoán mức độ HPQ, theo dõi diễn biến và đáp ứng
các điều trị của HPQ, quản lý và dự phòng các đợt bùng phát hen. Thông qua
việc đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu VC, FVC, FEV1, FEV2%, PEF...đã
trở thành những tiêu chẩn theo qui ước Quốc tế để phân loại HPQ theo mức
độ nặng nhẹ, theo dõi tiên lượng của các cơn hen, phác đồ xử lý hen...[12,13].
Hiện nay người ta thống nhất dùng PEF để chấn đoán hen và đánh giá
mức độ HPQ còn FEV1 dùng để chẩn đoán và phân loại giai đoạn của HPQ.
Trong HPQ đo PEF giữa sáng và chiều và giữa các ngày trong tuần tìm thấy


14

giá trị PEF dao động nhiều tùy theo mức độ nặng nhẹ của HPQ. Nếu HPQ
được điều trị tốt thì PEF tăng lên rõ rệt.
Rối loạn chức năng thông khí phổi trong hen là rối loạn động, thay đổi

theo từng bệnh nhân, từng thời điểm trên cùng bệnh nhân, có thể hồi phục
hoàn toàn sau điều trị. Trong HPQ, rối loạn thông khí tắc nghẽn là rối loạn cơ
bản [26, 30]. Đặc điểm của RLTKTN trong HPQ có những đặc trưng sau:
Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục: Được xác định bằng test hồi
phục phế quản với thuốc chủ vận β 2 Adrenergic. Đây là những test có giá trị
chẩn đoán xác định HPQ. RLTKTN đáp ứng với thuốc chủ vận β 2
Adrenergic tùy theo mức độ HPQ. Thông thường sử dụng Salbutamol điều trị
với liều 200 µg . Các chỉ tiêu dùng để đánh giá test hồi phục phế quản là FEV 1
và PEF. Phần lớn các tác giả lấy FEV1 tăng trên 12% sau khi phun mù
Salbutamol với liều 200 µg cần theo dõi đáp ứng với điều trị này. Thấy PEF
tăng trên 20% hoặc FEV1 tăng trên 12% là test dương tính.
- Rối loạn thông khí tắc nghẽn thay đổi: Đây chính là chất đặc thù của
RLTKTN trong HPQ. GINA (1998) lấy sự giao động của PEF trong ngày trên
20% là tiêu chẩn xác định HPQ và khi PEF dao động trên 20% là mức để
phân biệt RLTKTN thay đổi hay cố định. PEF thường thấp nhất vào sáng sớm
và cao nhất vào buổi chiều. Trong HPQ sự biến đổi PEF song hành với sự
theo dõi tại nhà biến đổi của PEF có thể coi là một phương pháp chẩn đoán,
nhất là ở những bệnh nhân hen cách quãng và hen nhẹ.
Tắc nghẽn đường thở trong HPQ thường diễn ra cả ở đường thở trung
tâm và ngoại vi, tức là có sự giảm lưu lượng thở ra ở cả đường thở lớn và
đường thở nhỏ. Weiberger S.E (1998) thấy FEV 1 và PEF giảm chủ yếu phản
ánh tắc nghẽn đường thở lớn.
Mức độ rối loạn thông khí trong HPQ: Theo công thức quốc tế (1992)
và GINA (1998) dựa vào PEF để phân chia mức độ HPQ.
1.2.3. Chẩn đoán Hen phế quản


15

Tiêu chuẩn chấn đoán hen ở người lớn: (theo GINA 2014)

ĐẶC ĐIỂM CHẨN
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ
ĐOÁN
QUÁN
1. Bệnh sử các triệu chứng hô hấp có giao động
Khò khè, khó thở, nặng
• Thường nhiều hơn một triệu chứng hô hấp
ngực và ho
(ở người lớn ho đơn độc hiếm khi do hen)
Cách diễn tả có thể thay
đổi giữa các nền văn hóa
và theo tuổi. Ví dụ: trẻ em
có thể được diễn tả là thở
nặng

• Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời
gian và về cường độ.
• Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm
hoặc lúc thức giấc.
• Các triệu chứng thường bị kịch phát bởi
vận động, cười, dị nguyen, khí lạnh.
• Các triệu chứng thường xuất hiện hoặc trở
nặng khi nhiễm vi rút

2. Giới hạn luồng khí thở ra giao động được xác định
Giao động quá mức chức Dao động càng lớn, hoặc nhiều lần giao động
năng
phổi
được
ghi quá mức, chẩn đoán càng đáng tin cậy.

nhận*(một hoặc nhiều hơn
các test dưới đây)
Ít nhất một lần trong quy trình chẩn đoán khi
Và giới hạn luồng khí được FEV1 thấp, xác định rằng FEV1/FVC giảm
ghi nhận*
(bình thường >0,75-0,80 ở người lớn, >0,90 ở
trẻ em)
Hồi phục sau test dãn phế Người lớn: Tăng FEV1>12% và >200ml từ trị
quản dương tính*(có khả số cơ bản 10-15 phút sau 200-400mcg
năng dương tính nhiều hơn albuterol hoặc tương đương (tin cậy hơn nếu
nếu ngưng thuốc dãn phế tăng hơn 15% và >400ml).
quản trước khi làm test: Trẻ em: Tăng FEV1>12% dự đoán
SABA≥4 giờ, LABA≥15
giờ)
Giao động quá mức trong khi Người lớn: giao động trung bình PEF ban
đo PEF hai lần một ngày ngày hàng ngày>10%**


16

trong hai tuần

Trẻ em: giao động trung bình PEF ban
ngày hàng ngày>13%**
Gia tăng đáng kể chức năng Người lớn: Tăng FEV1>12% và >200ml (hoặc
phổi sau 4 tuần điều trị PEF tăng>20%) từ trị số cơ bản sau 4 tuần
kháng viêm
Test vận động dương tính

điều trị ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp.

Người lớn: Giảm FEV1>10% và >200ml từ trị
số cơ bản
Trẻ em: Giảm FEV1>12% dự đoán hoặc

PEF>15%.
Test kích thích phế quản Giảm FEV1 từ trị số cơ bản≥20% với liều
dương tính

Methacholine chuẩn hóa hoặc histamine, hoặc

(thường chỉ thực hiện ở ≥15% với thông khí quá mức chuẩn hóa, nước
người lớn)
muối ưu trương hoặc Manitol.
Chức năng phổi giao động Người lớn: Giao động FEV1>12% và >200ml
quá mức giữa những lần giữa những lần khám, ngoài lúc nhiễm trùng
khám (ít tin cậy hơn)

hô hấp,
Trẻ em: Giao động FEV1>12% và >200ml
giữa những lần khám, ngoài lúc nhiễm trùng
hô hấp
Trẻ em: Giao động FEV1>12% hoặc >15%
PEF tăng giữa những lần khám (có thể bao
gồm nhiễm trùng hô hấp)

Chẩn đoán xác định hen phế quản
Dựa theo các tiêu chẩn của GINA 2014(Chiến lược toàn cầu xử trí và
phòng ngừa hen phế quản)[7,8.14].
- Tiền sử có nhiều hơn một triệu chứng hô hấp: ho nhiều về đêm, khó
thở, khò khè, nặng ngực. Thường xảy ra hoặc nặng hơn về đêm. (ở người lớn,

ho đơn độc hiếm khi do hen)


17

- Các triệu chứng nặng thêm khi vận động, tiếp xúc với dị nguyên, thay
đổi thời tiết, nhiễm khuẩn hô hấp hoặc hoạt động thể lực hay gắng sức.
Thường bị kịch phát bởi dị nguyên, khí lạnh,...
- Nghe phổi có ran rít cường độ cao khi thở ra.
- Đo thông khí phổi có RLTKTN hồi phục và thay đổi:
+ Dao động PEF sáng chiều 20% (PEF buổi chiều thấp hơn buổi sáng ít
nhất 20% giá trị lý thuyết).
+ Test hồi phục phế quản với Salbutamol dương tính.
+ Đáp ứng với điều trị thuốc giản phế quản Salbutanmol.
1.2.4. Chẩn đoán dị nguyên đặc hiệu [9], [15], [29], [33].
Nhằm mục đích phát hiện các dị nguyên đặc hiệu trong HPQ. Để thực
hiện điều này phải phối hợp các phương pháp gồm
- Khai thác tiền sử dị ứng: là khâu quan trọng đầu tiên trong chẩn đoán
HPQ với mục đích: xác định yếu tố di truyền của bệnh, phát hiện mối liên
quan giữa yếu tố môi trường và sự phát sinh bệnh, xác định sơ bộ dị nguyên
gây bệnh, phân biệt các thể HPQ không có căn nguyên dị ứng.
Việc khai thác tỉ mỉ, chính xác dị ứng bản thân, tiền sử dị ứng gia đình
thời điểm xảy ra cơn hen, các yếu tố gây cơn hen (thay đổi khí hậu, thức ăn,
hít phải bụi, môi trường sống) sẽ gợi mở rõ rệt hơn nữa việc chẩn đoán HPQ
với các bệnh phổi khác. Tiền sử dị ứng cá nhân và gia đình là một định hướng
chẩn đoán có ích và cần được coi trọng. Những bệnh nhân là trẻ em có dấu
hiệu khó thở, thở rít, khò khè về đêm, có tiền sử dị ứng gia đình rõ thì việc
chẩn đoán HPQ dị ứng phần nào sẽ dễ dàng hơn.
1.3. Định nghĩa hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm là viêm

đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử có các


18

triệu chứng hô hấp như: khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng
này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí
thở ra dao động.
1.4. Nghiên cứu lâm sàng hen phế quản
Bảng 1.1: Phân mức độ bậc hen (GINA 2014)
Mức độ

Triệu
chứng

Nhẹ, từng cơn <1 lần/tuần
hen
Nhẹ, dai dẳng
1 lần/tuần
1 lần/ngày

Vừa, dai dẳng

Nặng, dai dẳng

Triệu chứng
Cơn cấp
về đêm
Nhẹ


<2 lần/tuần

Có thể <2 lần/tháng
ảnh
hưởng
đến hoạt
động và
giấc ngủ
Hàng ngày Có thể <2 lần/tháng
ảnh
hưởng
đến hoạt
động và
giấc ngủ
Hàng ngày Thường
Thường
xuyên
xuyên

FE1 hoặc Dao động
PEF
PEF hoặc
(% dự tính) FEV1
≥ 80%
20%
≥ 80%

20-30%

60-80%


>30%

60%

>30%

Hen người lớn: Việc điều trị thực hiện theo hướng dẫn của GINA 2014.


19

1.5. Điều trị hen phế quản, vai trò của thuốc giãn phế quản Salbutamol.
1.5.1. Điều trị hen phế quản[73]
Chu kì điều trị hen dựa trên kiểm soát

Điều trị kiểm soát ban đầu cho người lớn
• Bắt đầu điều trị kiểm soát sớm:
- Để kết quả tốt nhất, bắt đầu sớm nhất có thể, ngay sau chẩn đoán.
• Chỉ định ICS liều thấp khi:
- Triệu chứng hen ≥ 2 lần/ tháng
- Thức giấc do hen ≥ 1 lần/ tháng
- Triệu chứng hen bất kỳ+ nguy cơ đợt kịch phát
• Cân nhắc bắt đầu ở bước cao hơn khi:
- Triệu chứng hen gây khó chịu hầu hết các ngày
- Thức giấc do hen ≥ 1 lần/ tuần, đặc biệt + nguy cơ đợt kịch phát


20


• Biểu hiện ban đầu với đợt kịch phát:
- ICS đợt + bắt đầu điều trị kiểm soát kiểm soát (ICS liều cao hoặc ICS
liều TB/LABA, sau đó giảm bậc)
Chiến lược từng bước kiểm soát hen cho người lớn [73]

Cụ thể như sau
Bậc 1: SABA hít khi cần ở người lớn
• Chọn lựa ưa thích: SABA hít khi cần
- Giảm triệu chứng nhanh
- Không đủ chứng cứ điều trị an toàn chỉ với SABA


21

- Khi triệu chứng <2 lần/tháng, ban ngày, ngắn, không nguy cơ kịch phát
• Chọn lựa khác:
- ICS liều thấp đều đặn khi có nguy cơ kịch phát
• Chọn lựa không thường quy:
- Ipratropium, SABA uống, Theophylline: khởi phát chậm, tác dụng phụ
- Formoterol riêng: nguy cơ kịch phát
Bậc 2: Thuốc kiểm soát liều thấp + SABA hít khi cần ở người lớn
Chọn lựa ưa thích: ICS liều thấp đều đặn + SABA hít khi cần
- ICS liều thấp giảm triệu chứng, nguy cơ kịch phát, nhập viện, tử vong
• Chọn lựa khác: + SABA hít khi cần
- Leukotriene receptor antagonists (LTRA)
• Ít hiệu quả hơn ICS liều thấp
• Khi kèm viêm mũi dị ứng hoặc không dùng ICS
- ICS liều thấp/long-acting beta2-agonist (LABA)
• Giảm triệu chứng, tăng chức năng phổi hơn ICS liều thấp đơn thuần
• Đắt hơn, không giảm thêm nguy cơ kịch phát

- ICS không liên tục:
• Khi hen dị ứng theo mùa thuần túy, không triệu chứng giữa các mùa
• Bắt đầu ngay khi có triệu chứng, tiếp tục 4 tuần sau khi hết mùa
• Chọn lựa không thường quy:
- Theophylline phóng thích chậm, Chromones: hiệu quả yếu
Bậc 3: 1-2 thuốc kiểm soát + thuốc cắt cơn hít khi cần ở người lớn
• Chọn lựa ưa thích (>12 tuổi): ICS liều thấp/LABA + SABA hít khi
cần Budesonide(Beclometasone)/formoterol duy trì + cắtcơn
- LABA giảm triệu chứng và nguy cơ, ↑ FEV1, với liều ICS thấp
- ICS liều thấp/formoterol duy trì và cắt cơn: ↓ kịchphát, # độ kiểm soát
trên BN có nguy cơ


22

Bậc 4: ≥ 2 thuốc kiểm soát + thuốc cắt cơn hít khi cần ở người lớn
• Chọn lựa khác (người lớn, vị thành niên)
- ICS liềucao/LABA, nhưng lợi ích thêm ít, ↑ tác dụng phụ
- Budesonide liều TB, cao: 4 lần/ngày
+ LTRA, + theophylline liều thấp (không cho trẻ em)
Bậc 5: Chăm sóc mức độ cao, điều trị bổ sung ở người lớn.

• Chọn lựa ưa thích: chuyển chuyên gia khám và điều trị bổ sung
- Omalizumab (anti-IgE) : hen dị ứng TB hay nặng không kiểm soát
được bằng bước 4
• Điều trị bổ sung:
- Theo đàm: Eosinophil >3%, tại trung tâm chuyên sâu, giảm kịch
phát và liều ICS
- OCS# prednisone ≤7.5mg/ngày: có thể có lợi ở một số BN, tăng tác
dụng phụ, theo dõi loãng xương

- Tạo hình phế quản bằng nhiệt
1.5.2. Phương pháp điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu [31]
Là phương pháp đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể với liều lượng tăng
dần và kéo dài nhằm kích thích cơ thể sinh ra kháng thể bao vây làm thay đổi
cách đáp ứng MD vì vậy không xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Phương
pháp này được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân HPQ, dị ứng phấn hoa,
viêm mũi, mày đay... khi đã phát hiện được dị nguyên gây bệnh và dị nguyên
này thường xuyên ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh.
1.5.3. Các phương pháp điều trị không đặc hiệu [23], [32], [42]
Nhằm mục đích vô hiệu hóa các hoạt chất trung gian (khâu III), xử lý
những rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức, các triệu chứng dị ứng (khâu
IV) bằng nhiều loại thuốc khác nhau.


23

* Dùng các thuốc ức chế miễn dịch: corticoide toàn thân và tại chỗ.
Tuy vậy chung có những tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân, kể cả loại
corticoide xịt mũi, gây nấm tại chỗ, gây khô mũi [2,6,11].
Corticoide là thuốc có tác dụng giảm phản ứng viêm bằng cách làm
giảm Prostaglandin, làm tăng nồng độ một số phospholipid màng gây ức chê
tổng hợp Prostaglandin. Corticoide làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế
hoạt tính ucar kinin độc tố vi khuẩn, làm giảm lượng Histamin do bạch cầu
tiết ra. Ngoài ra Corticoide còn có tác dụng làm tăng đáp ứng của phế quản
với các thuốc kích thích β 2 tác dụng chậm.
Có nhiều dạng Corticoide được sử dụng trong điều trị HPQ.
+ Corticoide đường tiêm: là dạng cần thiết trong điều trị cơn hen phế
quản nặng như Hydrocortison, Solumedrol, Methylprednisolon.
+ Corticoide đường hít: Đây là dạng hay được sử dụng trong điều trị
HPQ. Chúng có tác dụng làm giảm hoạt hóa và kết dính bạch cầu ái toan,

giảm tính thẩm thấu thành mạch. Có nhiều dạng trình bày dạng hít, dạng xịt,
dạng khí dung. Trong các loại này thì dạng hít được xác nhận là thuốc có hiệu
quả nhất trong kiểm soát HPQ. Corticoide dạng hít làm giảm sự gia tăng tính
phản ứng đường thở, kiểm soát viêm, giảm triệu chưng cơn kịch phát và cải
thiện chất lượng cuộc sống.
* Dùng các thuốc kháng histamin, kết hợp thuốc corticoide.
+ Cơ chế tác dụng của Salbutamol
Đây là thuốc kích thích β 2 tác dụng nhanh làm giãn phế quản , tế bào
cơ trơn phế quản [11].
+ Cơ chế tác dụng của thuốc corticoide: corticoide là thuốc có tác dụng
làm giảm quá trình viêm bằng cách làm giảm Prostaglandin, làm tăng một số
nồng độ một số phospholipid màng gây ức chế tổng hợp Prostaglandin.
Corticoide làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính ucar kini độc tố


24

vi khuẩn, làm giảm hàm lượng Histamin do bạch cầu tiết ra. Ngoài ra
Corticoide còn có tác dụng làm tăng đáp ứng của phế quản với các thuốc kích
thích β 2 tác dụng chậm. Có nhiều dạng Corticoide được sử dụng trong điều
trị HPQ [19].
+ Trong một số trường hợp, Salbutamol còn được dùng như một giải
pháp thay thế ICS khi bệnh nhân không muốn dùng ICS hoặc muốn thay đổi
phương pháp điều trị do một số lợi ích của Salbutamol như:
- Là dạng đường uống, dễ dùng hơn dạng hít, nhất là đối với trẻ em.
- Có tác dụng trên HPQ → có lợi ích hơn ICS.
* Salbutamol còn được chỉ định trong điều trị dự phòng HPQ đối với
người lớn 10mg/ngày. Thời gian điều trị dự phòng có thể 12 tuần đến 24 tuần
[11], [19]. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy mặc dù thuốc dùng kéo dài
nhưng có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ, và có thể là giải pháp thay thế các

ICS trong điều trị dự phòng HPQ
* Nhóm thuốc Xanthine:
Theophylin là một acaloid của nhóm Xanthine. Theophylin có cơ chế
tác dụng giản phế quản trực tiếp, ngoài ra còn có tác dụng ức chế histamin,
tăng cường co bóp cơ hoành, kích thích trung tâm co bóp cơ hoành tủy.
Aminophylin là loại Theophylin tiêm tĩnh mạch, được sử dụng khi thuốc kích
thích beta 2 không đủ hiệu quả để giản phế quản. Liều dùng: tiêm tĩnh mạch
5mg/kg cân nặng trong 15 phút sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 0,4mg/kg/h.
Lưu ý quá liều điều trị gây co giật, rối loạn nhịp tim.
1.5.4. Các nghiên cứu về hen phế quản và điều trị hen phế quản trên thế
giới và Việt Nam
* Các nghiên cứu về hen phế quản trên thế giới
Vào đầu năm 1970 ở Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng của
Salbutamol trong phòng thí nghiệm, trong đó các nghiên cứu tập trung đánh


25

giá hiệu quả của thuốc trên bệnh nhân HPQ. Đến năm 1986, FDA chấp nhận
điều trị trên người, từ đó có rất nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc
trên bệnh nhân HPQ và COPD.
Thuốc Salbutamol là loại thuốc đầu tiên dùng để điều trị HPQ được cơ
quan quản trị dược phẩm và thực phẩm công nhận trong hơn 20 năm qua.
Trong cơ thể, Leukotriene được sản xuất để đáp ứng lại nhiều kích
thích gồm có sự tác động tín hiệu, sự tương tác kháng sinh - kháng thể, nhưng
kích thích như lạnh và bất cứ những gì làm gia tăng Calcium trong tế bào.
Những chất gây viêm mạnh đó làm tương tác giữa bạch cầu trung tính và tế
bào nội mạch, làm co cuống phổi và sự đáp ứng quá mức của khí quản.
Chúng cũng làm phì đại cơ trơn, tăng tiết chất nhờn và lôi kéo các bạch cầu
ưa axit vào khí quản, do đó sự kháng Leukotriene sẽ đóng vai trò quan trọng

trong điều trị bệnh HPQ.
1.5.5. Các biện pháp khác
+ Các liệu pháp kết hợp Đông Y và Tây Y.
+ Các liệu pháp vật lý trị liệu, liệu pháp protein (tiêm máu tự thân,
allergoglobulin, histaglobulin), khí hậu liệu pháp, thể dục liệu pháp...


×