Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN PHỤ sản hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.16 KB, 106 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm
sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều,
đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được
những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm
giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng. Sử dụng thuốc
hợp lý trong điều kiện nguồn thuốc cung ứng phong phú, đa dạng, nhiều
chủng loại; tình trạng kháng thuốc gia tăng và khả năng chi trả có hạn của
người dân là một thách thức lớn đối với các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay.
Theo Cục Quản lý Dược, tính đến 31/12/2010, có 25.497 số đăng ký thuốc
còn hiệu lực, trong đó có 12.244 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước với
516 hoạt chất và 13.253 số đăng ký thuốc nước ngoài với 947 hoạt chất [12] .
Điều này đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ
công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nó cũng tác động không nhỏ đến việc
sử dụng thuốc như: sự tiêu thụ thuốc quá mức, dùng sai hoặc không cần, sử
dùng thuốc đắt tiền… Việc có quá nhiều thuốc, với tên thương mại gần giống
nhau gây khó khăn cho các bác sĩ khi kê đơn. Hiện tượng kê đơn không đúng
chỉ định, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng kháng sinh, lạm dụng
vitamin vẫn còn phổ biến.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 chuyên
ngành sản, phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Đối tượng bệnh nhân chủ yếu
là phụ nữ mà quan trọng hơn là phụ nữ mang và cho con bú – đây là đối
tượng bệnh nhân đặc biệt lưu ý. Do đó việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
càng được chú trọng. Cách đây 10 năm, trong một khảo sát tại bệnh viện cho
thấy số thuốc trung bình của đơn thuốc ngoại trú là 1,9; số thuốc được kê tên
gốc rất thấp (chỉ chiếm 7,6%); 60% đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh… [25].
1


Trong những năm gần đây, khi Bộ Y tế ban hành hàng loạt các văn bản nhằm


tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Đặc biệt Thông tư
21/2013/TT-BYT qui định Hội đồng thuốc và điều trị cần áp dụng ít nhất 1
trong các phương pháp (phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích
VEN, giám sát các chỉ số sử dụng thuốc…) để phân tích việc sử dụng thuốc
tại đơn vị. Từ đó xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng
thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào
sử dụng đồng thời các phương pháp phân tích số liệu tổng hợp tiêu thụ thuốc
và phân tích các chỉ số sử dụng thuốc để đánh giá khách quan về hoạt động sử
dụng thuốc tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm
2014” với mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2014
2. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2014
Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thuốc
tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,
hiệu quả.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động sử dụng thuốc trong chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc bệnh viện là một chu trình khép kín bao gồm từ việc lựa
chọn thuốc, sau đó đến tổ chức mua sắm, cấp phát và sử dụng thuốc. Quy
trình cung ứng thuốc trong bệnh viện được Cơ quan khoa học vì sức khỏe của
Hoa kỳ mô tả theo sơ đồ (Hình 1.1) dưới đây:

LỰA CHỌN

QUẢN LÝ HỖ TRỢ

SỬ DỤNG

MUA SẮM

Tổ chức
Tài chính
Quản lý thông tin
CẤP PHÁT

Hệ thống chính sách và pháp luật

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc
Mỗi một giai đoạn trong chu trình đều có vai trò quan trọng và tạo tiền
đề cho các giai đoạn tiếp sau nhằm sử dụng thuốc hợp lý.
Sử dụng thuốc là một trong 4 bước của quy trình cung ứng thuốc trong
bệnh viện, đây là một trong những giai đoạn phức tạp và quan trọng vì nó liên
quan đến mục đích cuối cùng của cả chu trình cung ứng thuốc, đó là hiệu quả
điều trị cho người bệnh.
Hoạt động sử dụng thuốc bao gồm các hoạt động được mô tả ở hình 1.2:

3


Hình 1.2. Chu trình hoạt động sử dụng thuốc [39]
Như vậy sử dụng thuốc trải qua các công đoạn từ chẩn đoán, kê đơn
đến cấp phát và tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Công đoạn nào cũng có vai
trò riêng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Tuy nhiên chẩn đoán, kê đơn thuốc
là khâu rất quan trọng trong việc sử dụng thuốc, đây là yếu tố quyết định trực
tiếp tới hiệu quả điều trị của người bệnh vì chỉ có chẩn đoán đúng, kê thuốc
đúng thì người bệnh mới có thể khỏi bệnh được.

Để có được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc chính xác, thầy thuốc cần
có kiến thức chuyên môn phù hợp và liên tục được cập nhật, có phương pháp
khai thác tối đa tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc và tiền sử dị ứng của bệnh
nhân, cũng như các dấu hiệu thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng cần
thiết. Đối với những bệnh nhân nội trú, cần liệt kê các thuốc mà người bệnh
đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của
người bệnh vào hồ sơ bệnh án để theo dõi, chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng
thuốc [8].

4


1.2. Hoạt động kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc
Kê đơn là một khâu rất quan trọng trong việc sử dụng thuốc, đây là yếu
tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả điều trị của người bệnh. Một đơn thuốc tốt
phải thể hiện được các yêu cầu: Hiệu quả điều trị cao, an toàn cho người bệnh
và tiết kiệm. Muốn kê đơn thuốc tốt, người thày thuốc nên làm theo một qui
trình chuẩn. Bắt đầu cần chẩn đoán, xác định đúng bệnh. Trên cơ sở đó xác
định mục tiêu điều trị chính, phụ, trước, sau dựa trên các thông tin cập nhật về
các loại thuốc và phương pháp điều trị. Lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh nhân
dựa trên hiệu quả, an toàn, phù hợp với từng người bệnh. Khi kê đơn một loại
thuốc, người kê đơn nên cung cấp thông tin thích hợp cho bệnh nhân cả về
thuốc, tình trạng của bệnh nhân và tác dụng phụ có thể xảy ra trong khi điều trị.
1.2.1. Kê đơn tốt.
WHO và các hội y khoa của các nước đang hành động tích cực để từng
bước cải thiện tình hình kê đơn trên toàn cầu thông qua ban hành và áp dụng
"Thực hành kê đơn tốt" (Good Prescription Practice). Nhìn chung "Thực hành
kê đơn tốt" khuyến khích các thầy thuốc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau
đây khi kê đơn thuốc:
-


Phải kê đơn bằng bút mực. Tên thuốc chính xác, chữ viết rõ ràng, dễ

đọc, không viết tắt. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, có thể
sử dụng các mẫu đơn thuốc trong máy tính khi kê đơn.
- Chỉ ký tên trên đơn thuốc sau khi đã hoàn tất việc kê đơn.Thầy thuốc
không bao giờ được ký khống trên đơn thuốc còn để trống.
- Cần ghi chính xác tên thuốc, dạng bào chế, hàm lượng, nồng độ thuốc.
Số lượng thuốc phải được ghi rõ ràng, chính xác.
-

Phải hướng dẫn đầy đủ cách dùng cho từng thuốc ghi trong đơn.
Tránh viết tay bổ sung vào các đơn thuốc kê bằng máy tính.
Phải ký tên xác nhận mọi thay đổi, sửa đổi bổ sung trên đơn thuốc.

5


-

Trong điều kiện công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin phát

triển, trên đơn thuốc nên có số điện thoại và địa chỉ e-mail (nếu có) để bệnh
nhân và dược sĩ bán thuốc có thể liên hệ khi cần
Để thực hiện được quá trình kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần
phải tuân thủ theo quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
• Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân. Quá trình này cần được thực
hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng của bác sỹ, mô tả
bệnh của bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X-quang, kết quả xét nghiệm và
các thăm khám khác.

• Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị. Việc xác định mục tiêu điều trị giúp
người thầy thuốc tránh được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết, tập
trung vào bệnh lý của bệnh nhân.
• Bước 3: Xác định phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả,
an toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án
điều trị khác nhau, kể cả phương án không dùng thuốc. Thẩm định lại
sự phù hợp của thuốc đã lựa chọn cho bệnh nhân. Sự phù hợp được
đánh giá trên 3 khía cạnh: (1) Sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng
của thuốc với bệnh nhân, (2) Sự phù hợp của liều dùng hàng ngày, (3)
Sự phù hợp của quá trình điều trị. Đối với mỗi khía cạnh cần phải kiểm
tra mục đích điều trị, hiệu quả (chỉ định và sự liên quan đến liều dùng)
và an toàn (chống chỉ định, tương tác thuốc, nhóm thuốc có nguy cơ
cao) có được đảm bảo.
• Bước 4: Bắt đầu điều trị.Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân.Ví
dụ như viết một đơn thuốc rõ ràng, cẩn thận, ngắn gọn nhưng dễ hiểu
cho bệnh nhân.
• Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh
nhân. Cần phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất các thông tin sau: Các
6


tác dụng của thuốc; hướng dẫn sử dụng (cách dùng, thời gian dùng, bảo
quản ....); cảnh báo (không nên dùng khi nào, liều tối đa, thời gian điều
trị đầy đủ); hẹn gặp lần tới, xác minh mọi thông tin có rõ ràng đối với
bệnh nhân.
• Bước 6: Giám sát điều trị. Nếu như bệnh được chữa khỏi thì ngừng quá
trình điều trị, hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quả nhưng
bệnh vẫn chưa khỏi hẳn thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm
trọng hay không. Nếu có thì cân nhắc lại liều dùng hoặc chọn thuốc
khác, nếu không thì tiếp tục điều trị.Trường hợp bệnh không được chữa

khỏi thì phải nghiên cứu lại tất cả các bước trên [43].
Ngoài ra, để đảm bảo một đơn thuốc hợp lý cũng cần phải lưu ý đến
tương tác thuốc, vì khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc có tương tác
với nhau, tác dụng của thuốc này có thể bị thay đổi bởi thuốc khác, một số
trường hợp có thể làm tăng độc tính của thuốc dẫn tới hậu quả bất lợi cho
người dùng. Trong một số trường hợp kết hợp hai thuốc tương tác để làm tăng
hiệu quả của thuốc cũng nên được áp dụng để giảm liều của từng thuốc đơn lẻ
[10].
1.2.2. Qui định về kê đơn thuốc của Việt Nam
Ở nước ta, việc kê đơn được Bộ Y Tế quy định rất chặt chẽ thông qua các
văn bản pháp quy. Việc kê đơn cho đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú và
điều trị ngoại trú đã được qui định ở 2 văn bản khác nhau.
1.2.2.1. Đối với bệnh nhân điều trị nội trú
Đối với quá trình chẩn đoán, kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị nội
trú được qui định trong Thông tư 23/2011/TT-BYT [8]. Theo Thông tư này
việc chẩn đoán kê đơn thuốc cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Khi khám bệnh, thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử
dị ứng, liệt kê các thuốc mà người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong

7


vòng 24 giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án
(giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc
ngừng sử dụng thuốc.
- Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh gồm:
Bác sỹ, y sĩ, lương y, y sĩ y học cổ truyền, hộ sinh viên. Các yêu cầu bảo đảm
khi chỉ định thuốc: phải phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh; tình trạng
bệnh lý và cơ địa người bệnh; tuổi và cân nặng; hướng dẫn điều trị (nếu có)
và không lạm dụng thuốc. Người kê đơn phải luôn cập nhật thông tin về các

loại thuốc và phương pháp điều trị để quyết định phương pháp điều trị phù
hợp với từng bệnh nhân nhằm đạt mục tiêu mong muốn.
- Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ
bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Nội dung chỉ định thuốc
bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng
thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng
thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
- Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh:
+ Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
+ Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Ngoài ra, thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của
thuốc cho điều dưỡng chăm sóc và người bệnh (gia đình người bệnh). Cuối
cùng, người kê đơn phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân
trong quá trình điều trị để kịp thời xử lý các tác dụng không mong muốn có thể
xảy ra [8].

1.2.2.2. Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú
Đối với quá trình chẩn đoán, kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại
8


trú được qui định tại Qui chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú [9]. Người
kê đơn phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh và
thực hiện các quy định sau:
- Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh
hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi trực tiếp khám bệnh;
- Không kê đơn thuốc các trường hợp sau:
+ Không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Theo yêu cầu không hợp lý của người bệnh;
+ Thực phẩm chức năng.
Ngoài ra trong qui chế còn qui định chi tiết về cách thức ghi đơn thuốc
như sau:
+ Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định
+ Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
+ Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,
xã;
+ Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
+ Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi
tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất);
+ Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi
thuốc;
+ Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa; số
lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0
phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
+ Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
+ Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên
người kê đơn.

9


1.2.3. Sai sót trong kê đơn.
Sai sót trong kê đơn thường gặp là chọn thuốc không hợp lý, kê đơn
không phù hợp, không hiệu quả (không đúng số lượng, liều dùng, nồng độ,

hàm lượng, số lần dùng thuốc, đường dùng và hướng dẫn sử dụng), kê đơn
thiếu hoặc thừa thuốc, lỗi viết đơn thuốc bao gồm cả chữ viết khó đọc [2].
Từ tổng quan một số nghiên cứu, có thể tóm tắt một số sai sót trong kê
đơn như sau:
Bảng 1.1. Tóm tắt một số sai sót trong kê đơn
Tên sai sót
Sai

tên

Nội dung sai sót

Ví dụ

gọi Tên thuốc nghe giống nhau [48].

Atrovent

(ipratropium

(nomenclature

bromide) hít được yêu cầu

)

thay




Alupent

(metaproterenol sulfat).
Sai thuốc

Các thuốc có cùng tác dụng điều trị Lansoprazol và omeprazol
chỉ cần 1 thuốc, thuốc chống chỉ
định, tương tác thuốc [40]

Sai liều

Do viết nhầm dấu thập phân, do Levothyroxine
tính toán sai hoặc kê liều dưới liều 0,05mg
khuyến cáo[40]

nhầm

sodium
thành

0,5mg.

Sai dạng bào Dạng bào chế không thích hợp cho Dung dịch Penicillin 1,2
chế

tình trạng bệnh nhân [48].

triệu đơn vị được tiêm bắp
cho trường hợp viêm họng.


Sai
dùng

đường Sai đường đưa thuốc, chữ viết tắt Hỗn dịch Betamethasone
hoặc thuốc không tác dụng, không sodium phosphate / acetate
được khuyến cáo sử dụng đường tiêm bắp lại được chỉ định

10


Tên sai sót

Nội dung sai sót

Ví dụ

dùng như trong đơn.

tiêm tĩnh mạch.

Thiếu

sót Viết thiếu dạng bào chế cụ thể, Theophylline 800mg mỗi

trong

việc thiếu đường dùng cho một thuốc có ngày mà không ghi cụ thể

truyền


đạt nhiều hơn 1 đường dùng [41] [40]

dạng bào chế.

thông tin cần . Viết không rõ ràng, viết tắt tên Zinnat 500mg viết thành
thiết
thuốc hoặc viết tên thuốc không Zinat
500mg;
chuẩn [41]. Ghi chỉ định không rõ Methylergometril
ràng [23]
Thiếu

viết

thành Methylergotamin

thông Thiếu thông tin về tên, tuổi, giới -

tin liên quan tính, cân nặng [41]. Ghi địa chỉ
đến bệnh nhân
Thiếu

bệnh nhân không cụ thể [23]

thông Thiếu thông tin về tên, chữ ký, -

tin liên quan ngày ký [41]
đến bác sĩ
Phân tích thực trạng kê đơn ngoài các chỉ số sử dụng thuốc theo khuyến
cáo WHO [40], một số nghiên cứu khác lại hướng tới vấn đề sai sót trong kê

đơn. Đơn thuốc là đối tượng dễ tiếp cận, mặt khác sai sót trong kê đơn có thể
là nguyên nhân gây ra sai sót trong các giai đoạn sau của chu trình sử dụng
thuốc.

11


1.3. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
1.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp tiêu thụ thuốc
1.3.1.1. Phương pháp phân tích ABC
Phương pháp phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa
lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách. Phân tích ABC có thể:


Cho thấy những thuốc đã được sử dụng thay thế với một lượng lớn mà
có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin
này được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị



thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế.
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A

cần được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc đắt tiền, trên cơ
sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá
thành rẻ hơn.

1.3.1.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:


Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi



phí nhiều nhất.
Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử



dụng thuốc bất hợp lý.
Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu



thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.
Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả
cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều
trị thay thế

1.3.1.3. Phân tích VEN (Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu)
12


Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong
muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp việc lựa chọn những
thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ thuốc trong bệnh viện. Các thuốc được

phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không
thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và
khả năng sử dụng khác nhau.
Theo thông tư 21/2013/TT-BYT đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3
hạng mục V, E, N như sau:


Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc

các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện
 Thuốc E (Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh
tật của bệnh viện.

Thuốc N (Non –Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
chưa khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích
lâm sàng của thuốc [4]
Thông thường cần phải so sánh giữa phân tích ABC và phân tích VEN
để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các thuốc
không ưu tiên hay không. Cần loại bỏ những thuốc “N” trong danh sách nhóm
A có chi phí cao/ lượng tiêu thụ lớn trong phân tích ABC [34].

13


1.3.1.4. Phân tích theo liều xác định trong ngày – DDD
DDD là viết tắt của Difined Daily Dose, là liều trung bình duy trì hàng
ngày với chỉ định chính của một thuốc nào đó. DDD là công cụ thuận lợi để

so sánh lượng tiêu thụ thuốc trong bất ký một thời gian nào. Phương pháp
tính liều xác định trong ngày (DDD) giúp cho chuyển đổi, chẩn hóa các số
liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai thành ước
lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị. Có thể sử dụng phương pháp này
để so sánh việc tiêu thụ thuốc trong một khu vực địa lý hoặc các bệnh viện
khác nhau. DDD có tác dụng theo dõi, giám sát, đánh giá thô về tình hình
tiêu thụ và sử dụng thuốc, không phải là bức tranh thực về dùng thuốc [34].
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số
Các chuyên gia của WHO đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc nhằm
đánh giá việc thực hiện tại các cơ sở y tế tập trung 3 lĩnh vực liên quan đến sử
dụng của các thầy thuốc, các yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh
và khả năng sẵn có các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn. Các chỉ số này đã được tiêu chuẩn hóa cao, phù hợp với mọi quốc gia
được áp dụng trong bất cứ nghiên cứu sử dụng thuốc nào. Các chỉ số này
trang bị một công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy
một số vấn đề cốt lõi trong việc sử dụng thuốc và sau đó sẽ ưu tiên, tập trung
để cải thiện những vấn đề này.
Bảng 1.2. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản [4]
ST

Chỉ số

T
1

Các chỉ số về kê đơn

1.1

Số thuốc kê trung bình trong một đơn


1.2
1.3
1.4
1.5

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế
Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh
Tỷ lệ phần trăm đơn có kê thuốc tiêm
Tỷ lệ phần trăm đơn có kê vitamin
14


ST

Chỉ số

T
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết
yếu do Bộ Y tế ban hành
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị

Tại Việt Nam, các chỉ số sử dụng thuốc đã được hướng dẫn trong Thông
tư 21/2013/TT-BYT, là một trong các phương pháp phân tích sử dụng thuốc
tại đơn vị
1.4. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện
1.4.1. Thực trạng tiêu thụ thuốc trong các bệnh viện
Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân
sách ngành y tế của nhiều nước và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng
thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả. Các
nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng sử dụng bất hợp lý xảy ra ở nhiều nước
trên thế giới. Người ta ước tính có khoảng 50% lượng thuốc được tiêu thụ trên
phạm vi toàn thế giới được kê đơn và sử dụng chưa hợp lý. Hai nhóm thuốc bị
lạm dụng một cách phổ biến nhất là kháng sinh và thuốc tiêm [44].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2012
cho thấy hầu hết các thuốc sử dụng ở các bệnh viện đều nằm trong DMTCY
của Bộ Y tế (chiếm tỉ lệ trung bình 94,1±2,2). Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng,
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc [19] [23].

15


Tại bệnh viện Trung ương Huế: danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
năm 2012 gồm 27 nhóm điều trị với 475 hoạt chất và 1.197 khoản mục thuốc.

Trong đó, 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất chiếm hơn 90% tổng
kinh phí thuốc và chiếm hơn 80% tổng số khoản mục thuốc. Trong 27 nhóm
thuốc, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao
nhất về giá trị sử dụng (34,84%), đồng thời là nhóm có số hoạt chất và số
khoản mục thuốc nhiều nhất với 70 hoạt chất và 297 khoản mục thuốc. Theo
một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hoá, danh mục thuốc bệnh
viện có 109 hoạt chất trong đó kháng sinh là 22 khoản nhưng giá trị chiếm tới
46,3% kinh phí sử dụng thuốc [23]. Điều này cho thấy mô hình bệnh tật tại
Việt Nam có tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình
trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.
Về nguồn gốc xuất xứ: tỉ lệ thuốc nội chiếm khoảng 35% cả về khoản
mục và giá trị nhưng có sự khác biệt về tỉ lệ này theo tuyến. Tỷ lệ sử dụng
tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tại các bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt
11,9% , tuyến tỉnh 33,9%, tuyến huyện 61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị
[5]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại một số bệnh viện đa khoa cho kết
quả cao hơn như: tỉ lệ thuốc nội ở tuyến Trung ương cao nhất là 36,8% và
thấp nhất là 25,5%; ở tuyến huyện thì tỉ lệ này nằm trong khoảng từ 48,5%
đến 55,5% [21]. Một số nghiên cứu cùng thời điểm tại các bệnh viện trung
ương khác, tỉ lệ thuốc nội đạt 22,37% [17]. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại
Việt Nam còn rất thấp trong khi năng lực sản xuất thuốc trong nước hiện nay
đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phục vụ công tác chữa bệnh [5]. Người dân nói
chung và không ít thầy thuốc nói riêng vẫn còn có quen dùng thuốc ngoại đắt
tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất tại Việt Nam là
tương đương. Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí kinh phí cho
chữa bệnh rất lớn, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều.
Năm 2010, tỷ lệ thuốc ngoại vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh phí mua thuốc:
16


Bệnh viện Trung ương là 88,1%, các bệnh viện tỉnh/ thành phố là 66,1%,

bệnh viện huyện là 38,5% và chiếm 61,3% kinh phí mua thuốc chung cho tất
cả các bệnh viện. Việc sử dụng thuốc ngoại với tỷ lệ lớn như trên sẽ gây lãng
phí nguồn kinh phí dành cho thuốc đồng thời không khuyến khích sản xuất
trong nước. Tỷ lệ thuốc nội sử dụng nói chung cho tất cả các bệnh viện từ
38,3% lên 38,7%. Nguyên nhân khách quan là do thuốc sản xuất trong nước
chủ yếu chỉ đáp ứng được điều trị các bệnh thông thường với dạng bào chế
đơn giản (trên 90%), chưa đầu tư sản xuất thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị
hoặc thuốc có yêu cầu sản xuất với công nghệ cao.
Một số nghiên cứu phân tích danh mục thuốc sử dụng của các bệnh viện
cũng đã phán ánh phần nào vấn đề sử dụng thuốc. Thuốc thuộc nhóm A
(chiếm 70% giá trị sử dụng) đều nằm trong khoảng 11-13,1% tổng số khoản
mục thuốc. Trong đó kháng sinh chiếm tỉ lệ cao nhất về số khoản mục và giá
trị; vitamin cũng chiếm 1,3% số khoản mục [21]. Điều này cho thấy tỉ lệ các
bệnh nhiễm trùng của nước ta vẫn phổ biến nhưng chưa hợp lý trong sử dụng
tại các bệnh viện. Trong một nghiên cứu về phân tích sử dụng thuốc tại bệnh
viện Hữu Nghị từ năm 2008-2010: cơ cấu thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 20,35%
đến 22,37% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua thuốc. Khối lượng
tiêu thụ thuốc nội chiếm tỷ lệ 82,97% đến 87,3% trong tổng khối lượng tiêu
thụ tại bệnh viện. Trong nhóm A, thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ 40%,
38,33% và 41,79% tổng giá trị tiêu thụ trong khi khối lượng tiêu thụ chiếm
6,66%; 7,15%; 7,34%. Thuốc generic chiếm từ 58,1, 60%, 61,7% giá trị tiêu
thụ nhưng khối lượng tiêu thụ chiếm trên 90%. Phân tích VEN các thuốc
trong nhóm A, trong ba năm các thuốc nhóm N chiếm tỷ trọng 4,77%, 4,03%
và 2,34% giá trị tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ chiếm tỷ lệ từ 13- 27%
Theo kết quả nghiên cứu sử dụng phân tích ABC/VEN để đánh giá hiệu
quả can thiệp cung ứng thuốc của nhóm tác giả Huỳnh Hiền Trung và cộng sự
tại bệnh viện Nhân Dân 115, sau can thiệp tỷ lệ thuốc nhóm N (không thiết
17



yếu) giảm 1,4% nhưng vẫn ở mức cao 14,34% [32].
1.4.2. Thực trạng việc kê đơn thuốc trong bệnh viện.
1.4.2.1. Thực trạng việc kê đơn thuốc điều trị nội trú:
Cũng như những nước đang phát triển khác, tại Việt Nam tình trạng
kê đơn, sử dụng thuốc không hợp lý đang là một vấn đề rất phổ biến
đáng báo động không chỉ ở trong cộng đồng mà ngay cả trong điều trị
nội trú.
Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa
năm 2012 cho thấy số bệnh nhân điều trị nội trú có sử dụng kháng sinh chiếm
tới 88,5% trong khi tỷ lệ thực hiện xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây bệnh
và thử kháng sinh đồ chỉ có 2%. Tỷ lệ dùng kháng sinh tiêm là 76,2% trong
tổng số hồ sơ bệnh án [23]. Trong khi đó, tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng
năm 2011, tỉ lệ bệnh án có sử dụng kháng sinh là 97% với số ngày sử dụng từ
5-7 ngày. Tuy nhiên ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương – bệnh viện tuyến cuối
của chuyên khoa sản, phụ - tỉ lệ bệnh nhân điều trị nội trú có sử dụng kháng
sinh chiếm 89,75% nhưng tỉ lệ sử dụng kháng sinh tiêm chỉ 47% [30]. Theo
thống kê từ Bộ Y tế năm 2010 cho thấy kháng sinh là thuốc dùng với giá trị
;lớn nhất từ các bệnh viện, chiếm 37,7% [5]. Còn tại tuyến xã, điều tra tình
hình sử dụng thuốc tại 12 trạm y tế xã của 2 huyện thuộc tỉnh Thanh hóa cho
thấy tỷ lệ thuốc kháng sinh được kê đơn rất cao nhất là tỷ lệ kháng sinh/đơn
trẻ em tới gần 90%. Một số đơn thuốc kê kháng sinh chưa đủ ngày cho 1 đợt
điều

trị.

(87,75%



bệnh


viện

Phụ

Sản

Trung

Ương;

73,5%

ở Phụ Sản Thanh Hóa) [23], [30].
Việc lạm dụng thuốc tiêm, truyền là một trong các nguy cơ gây ra nhiều
rủi ro do tiêm, phơi nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B cho cả nhân viên y tế và
người bệnh. Theo Vũ Thị Thu Hương và cộng sự, thì tỷ lệ và tỷ trọng các
thuốc dạng tiêm, truyền cao hơn các thuốc dạng uống tại tất cả các tuyến bệnh
viện, cao nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc

18


tiêm từ 61,6% đến 74,7%, tại các bệnh viện tuyến tỉnh từ 46,1% đến 65,3% và
tại tuyến huyện từ 41,1% đến 51,2% [21]. Với các bệnh viện chuyên ngành
sản phụ khoa thì tỉ lệ thuốc tiêm, tiêm truyền cao đo tính chất đặc thù. Sinh
nở được ví như một cuộc “vượt cạn”, “chửa là cửa mả” để nói lên sự nghiêm
trọng của nó. Đặc điểm riêng biệt của chuyên ngành Sản khoa khác với các
chuyên ngành khác là những yếu tố bệnh lý xảy ra sẽ ảnh hưởng cùng một lúc
cho 2 tính mạng con người đó là người mẹ và thai nhi (hoặc trẻ sơ sinh). Mặt

khác, những biến cố trong sản khoa xảy ra có khi đột ngột và diễn biến rất
nhanh. Mang thai và sinh đẻ vốn là sinh lý bình thường, nhưng trong nhiều
trường hợp, từ sinh lý bình thường diễn biến chuyển sang bệnh lý nhanh
chóng nếu không được xử lý đúng và kịp thời, có thể dẫn đến tử vong cho cả
người mẹ và thai nhi. Do tính chất nghiêm trọng nên tỉ lệ bệnh nhân sử dụng
thuốc tiêm, tiêm truyền thường cao hơn các bệnh viện đa khoa (87,75% ở
bệnh viện Phụ Sản Trung Ương [30], [31], 73,5% ở bệnh viện Phụ Sản Thanh
Hóa [23]).
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho
thấy Vitamin nằm trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả
các bệnh viện từ tuyến Huyện, tuyến Tỉnh đến tuyến Trung ương. Nghiên cứu
của Bùi Thị Cẩm Nhung năm 2012, 100% bệnh án có sử dụng vitamin [23].
Trong khi đó, kết quả tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương chỉ là 8,5% [30]
Nghiên cứu của Ngô Thị Phương Thúy tại bệnh viện Phụ Sản Trưng
Ương cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có sử dụng thuốc tiêm và tiêm truyền lớn
(87,75%), 89,75% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh. Tỉ lệ bệnh nhân có
chỉ định vitamin là 8,5%. Trong khi đó tỉ lệ này ở bệnh viện Phụ Sản Thanh
Hóa là 100%.
Trước thực trạng sử dụng thuốc còn nhiều vấn đề tồn tại. Vai trò của
Hội Đồng Thuốc và Điều trị ở bệnh viện đã không ngừng được nâng cao và
19


củng cố để góp phần can thiệp và quản lý hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc
cũng như đảm bảo thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn trong
bệnh viện. Hiện nay chỉ có một số bệnh viện lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ
chí Minh, công tác Dược lâm sàng bắt đầu được triển khai cụ thể, như ở Bệnh
viện Bạch mai; còn ở nhiều đơn vị khác, công tác Dược lâm sàng vẫn còn rất
mờ nhạt, đặc biệt là ở tuyến tỉnh và huyện.

1.4.2.2. Thực trạng về việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
Hoạt động giám sát sử dụng, kê đơn thuốc là một trong những nhiệm
vụ của HĐT&ĐT mà WHO đã xây dựng thành các chỉ số đánh giá hoạt động
của HĐT&ĐT. Cùng với các chỉ số kê đơn do WHO khuyến cáo, các chỉ số
này đã được nhiều nghiên cứu sử dụng trong phân tích thực trạng sử dụng, kê
đơn thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Tại bệnh viện chuyên khoa trực thuộc
Đại học Y Hawassa, Nam Ethiopia, một nghiên cứu hồi cứu trên 1290 đơn
thuốc ngoại trú, kết quả cho thấy tỷ lệ đơn kê kháng sinh và thuốc tiêm ở mức
khá cao, tương ứng là 58,1% và 38,1% [37]. Một nghiên cứu đánh giá việc kê
đơn thuốc ngoại trú năm 2013 tại bệnh viện Dessie Referral ở Dessie,
Ethiopia, kết quả cho thấy tỷ lệ thuốc được kê theo tên generic là 93,9%, tỷ lệ
đơn có kê kháng sinh là 52,8% và kê thuốc tiêm là 31%. Với kết quả này, tác
giả chỉ ra có sai lệch giữa kê kháng sinh và thuốc tiêm với khuyến cáo của
WHO đồng thời cũng nhấn mạnh cần thiết có một chương trình đào tạo để kê
đơn những nhóm thuốc này được hợp lý hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu thực
trạng kê đơn tại khoa Phụ Sản bệnh viện đa khoa Jizan, thành phố Jizan tỷ lệ
thuốc kháng sinh chỉ là 19,86% tổng số thuốc được kê, trong khi vitamin và
khoáng chất chiếm tới 45,2%. Tình hình kê vitamin và khoáng chất cao được
minh chứng cụ thể qua tỷ lệ đơn kê acid folic (chiếm 46,6%), sắt sulfat
(chiếm 36,5%). Thực trạng tương tự cũng thấy tại Pakistan khi nghiên cứu sử
dụng thuốc cho phụ nữ mang thai với tỷ lệ trong tổng số thuốc của vitamin và
khoáng chất (chiếm 79,4%) cao hơn nhiều tỷ lệ kháng sinh được kê (chiếm
20


2,2%) [42]. Bên cạnh đó, nội dung cần thiết về hướng dẫn sử dụng thuốc
không được ghi đầy đủ, thiếu thông tin về bệnh nhân, bác sĩ kê đơn, đơn khó
đọc…cũng ảnh hưởng tới chất lượng kê đơn. Một nghiên cứu về thực trạng kê
đơn thuốc được thực hiện tại sáu bệnh viện lớn và các nhà thuốc của
Peshawar, Pakistan. Trong 1097 đơn thuốc, hơn 78% đơn không có chẩn đoán

hoặc chỉ đề cập triệu chứng, chữ ký của bác sĩ không được viết đầy đủ chiếm
10,9% trong khi 89% đơn không có tên của bác sĩ, tỷ lệ đơn thuốc khó đọc là
58,5%. Về hướng dẫn sử dụng thuốc, tỷ lệ đơn không được viết đầy đủ liều
dùng, thời gian dùng thuốc chiếm lần lượt là 63,8% và 55,4% [35]. Một
nghiên cứu thu thập đơn ngoại trú kê đơn viết tay tại 5 thành phố của
Bangladesh năm 2013 cho thấy các sai sót trên cũng khá phổ biến: tỷ lệ đơn
thiếu thông tin giới tính bệnh nhân (chiếm 59,33%), thiếu ghi tuổi (chiếm
10,44%), bác sĩ không ký tên (chiếm 7,78%), lỗi đơn khó đọc (chiếm
50,67%). Ngoài ra, hướng dẫn sử dụng cũng có nhiều sai sót như: 43,78%
đơn thiếu ghi nồng độ/ hàm lượng thuốc, tiếp theo là 37,56% đơn hướng dẫn
sử dụng thuốc không đầy đủ [36]. Hay trong đơn ngoại trú tại khoa Phụ Sản
bệnh viện đa khoa Jizan cũng cho thấy thiếu sót thông tin bệnh nhân chủ yếu
là ghi thiếu tuổi (chiếm 16,70%), thiếu giới tính (chiếm 19,66%), phần liên
quan đến bác sĩ như ghi thiếu tên bác sĩ (chiếm 7,41%), thiếu chữ ký (chiếm
6,52%), thiếu chẩn đoán (chiếm 12,55%) [38].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sử dụng
thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong khi, WHO đưa ra khuyến cáo số
thuốc bình quân cho một đơn thuốc chỉ nên từ 2 đến 3 thuốc [5] thì ở BV
Bạch Mai năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong một
đơn là 4,7 (với đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn có BHYT) [28]. Ở bệnh
viện Nội Tiết Trung ương số thuốc trung bình trong đơn là 4,2 thuốc. Mặc dù
Bộ Y tế đã ban hành các qui định về việc kê đơn thuốc ngoại trú nhưng một số
nghiên cứu cho thấy có tới 75% đơn thuốc không có hướng dẫn sử dụng; 22%
21


đơn thuốc không ghi rõ liều dùng…Người bệnh có thể mua thuốc tại các nhà
thuốc, thậm chí không cần đơn thuốc, đã làm gia tăng tình trạng lạm dụng
thuốc và sử dụng sai quy định... gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh.
Nghiên cứu cộng đồng về việc tiêu thụ kháng sinh cho thấy 78,0% kháng sinh

được mua tại các hiệu thuốc tư nhân mà không có đơn thuốc. Có 67,0% người
mua có tham khảo ý kiến dược sỹ, 11,0% trường hợp tự quyết định việc sử
dụng kháng sinh. Thực trạng về việc bán thuốc không đơn thể hiện sự thất bại
trong việc tuân thủ các quy định đề ra.
Theo Huỳnh Hiền Trung và cộng sự trong hoạt động kê đơn tại Bệnh
viện Nhân dân 115 vẫn còn nhiều sai sót trước can thiệp như sai sót về tên
thuốc chiếm 42%, sai sót về liều dùng 21%, đường dùng 26%, sai sót nồng
độ, hàm lượng 50%, khoảng cách dùng thuốc 55%, thời gian sử dụng thuốc
30% [32]. Kết quả trên cũng phù hợp với một kết quả nghiên cứu của bệnh
viện Hữu Nghị với tỷ lệ sai sót trong kê đơn thuốc ngoại trú đối với các thuốc
thuộc diện quản lý đặc biệt là 80%, trong đó sai sót trong ghi số lượng thuốc
tới 53,3%, sai sót kê đơn quá ngày tối đa cho phép chiếm 57,7% [17] [32].
Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú tại BV Bạch
Mai năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong một đơn
là 4,7 (với đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn có BHYT). Trong đó, số đơn
có 6-10 thuốc chiếm tỷ lệ là 32,7% (với đơn không có BHYT), 25,3% (với
đơn có BHYT) và có đơn (không có BHYT) sử dụng 11-15 thuốc chiếm tỷ lệ
4,8% [28]. Cũng theo nghiên cứu trên tại BV Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kháng
sinh là 32,3% (với đơn không có BHYT) và 20,5% (với đơn có BHYT).
Trong đó, sử dụng kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến (45,9% với các đơn
không có BHYT và 37,7% với các đơn có BHYT), chủ yếu là kết hợp 2 loại
kháng . Các nghiên cứu tại BV TW Quân đội 108 năm 2010 và tại BV nhân
dân 115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng với
26,5-28% đơn có kháng sinh [16], [28]. Trong khi đó, tại BV Đa khoa Vĩnh
22


Phúc năm 2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú và 61,8% hồ sơ bệnh án
khảo sát có kê kháng sinh. Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ đơn
thuốc kê kháng sinh còn cao hơn. Nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản Thanh

Hóa năm 2012 cho thấy 91% đơn ngoại trú BHYT, 77% đơn tự nguyện có kê
kháng sinh [23], nhưng ở bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc tỉ lệ này chỉ là 57,8%
[24].
Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2013 cho
thấy có sự khác biệt giữa việc kê đơn thuốc BHYT và không BHYT do bệnh
viện áp dụng phần mềm kê đơn cho đối tượng bệnh nhân có BHYT. Cụ thể,
khi kê đơn thuốc bảo hiểm, gần như 100% số đơn kê tuân thủ đúng quy chế,
chỉ có 22% đơn không ghi thời điểm dùng thuốc. Ngược lại với đơn BH,
trong kê đơn không bảo hiểm, tỷ lệ vi phạm quy chế kê đơn lại khá cao, đặc
biệt trong việc ghi tên thuốc biệt dược phải kèm tên gốc (89,5% vi phạm),
không ghi thời điểm dùng thuốc (52,5%) [11]. Nghiên cứu cũng cho kết quả
về số thuốc trung bình trong đơn là 4,2 thuốc nhưng đơn thuốc không BHYT
có đơn kê đến 9,10 thuốc. Đồng nghĩa với tỉ lệ đơn thuốc có tương tác là 60%
trong đó tương tác nghiêm trọng đe dọa tính mạng chiếm 2,8% [11].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo một
khảo sát tại BV Tim Hà nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê vitamin, chủ
yếu là vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Magie, Sắt... và hầu
như không có tình trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin trong cùng một đơn [15].
Một khảo sát tại BV Nhân dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38% [33]. Trong
khi đó, tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại
trú và 43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin [16, 17, 20].
1.5. Vài nét về bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
1.5.1. Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
1.5.1.1. Mô hình tổ chức

23


Hình 1.3. Mô hình tổ chức của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội


24


1.5.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thành lập theo Quyết định số
4951/QĐTC ngày 21/11/1979 của UBND Thành phố Hà Nội. Qua 30 năm
phấn đấu không ngừng bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã được công nhận đạt
bệnh viện chuyên khoa hạng I của Thành phố Hà Nội, trở thành địa chỉ tin cậy
của chị em phụ nữ thủ đô và các khu vực lân cận. Chức năng, nhiệm vụ của
bệnh viện được khái quát qua hình sau:

Hình 1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
1.5.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2014
Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong năm 2014
Tên chương bệnh /bệnh

Mã ICD

Số lượng

Chương 2

D

1150 (2,4 %)

Mổ u xơ tử cung

D 25


1150

Chương 14

N

1720 (3,6 %)

U Nang buồng trứng

N83.0

1132

Viêm vòi và buồng trứng

N70

78

Bệnh nang Bartholin

N75

15

25



×