Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ BẢO OANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ BẢO OANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trong một công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chương 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3

1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 3
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.3.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3.2 Không gian nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN ............................................. 3
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 4
1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................ 4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 6
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK
CẦN THƠ ................................................................................................................. 7
2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK CẦN THƠ ....................................... 7
2.1.1 Đôi nét về Vietcombank Cần Thơ ............................................................. 7
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 2018..................................................................................................................... 7


2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK CẦN
THƠ ........................................................................................................................9
2.2.1 Tình hình huy động vốn ..............................................................................9
2.2.2 Tình hình cho vay .....................................................................................10
2.2.3 Tình hình dư nợ ........................................................................................11
2.2.4 Tình hình nợ quá hạn ................................................................................12
2.2.4 Tình hình nợ xấu .......................................................................................14
2.3 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................16
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................17
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................17

3.1.1 Tín dụng cá nhân ......................................................................................17
3.1.2 Khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn .......................................................18
3.1.3 Đo lường khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn ........................................19
3.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC .....................................................19
3.2.2 Tổng hợp các nghiên cứu lược khảo .........................................................21
3.2.3 Kế thừa các nghiên cứu trước ...................................................................23
3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá
nhân ....................................................................................................................25
3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................................................27
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................28
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................29
3.4.3 Tiến trình nghiên cứu ................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................33
Chương 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG
HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ ...34


4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA KHÁCH HÀNG .......................................... 34
4.1.1 Thu thập dữ liệu ....................................................................................... 34
4.1.2 Thông tin khách hàng .............................................................................. 34
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐÚNG HẠN
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ ............ 36
4.2.1 Khả năng trả nợ ........................................................................................ 36
4.2.2 Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ............................................ 38
4.2.3 Ma trận tương quan .................................................................................. 40
4.2.3 Hồi quy Logistic ...................................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 47
Chương 5 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ VIETCOMBANK CẦN THƠ THU HỒI
NỢ ĐÚNG HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ................................... 48

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................... 48
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ VIETCOMBANK CẦN THƠ THU HỒI NỢ
ĐÚNG HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ....................................... 48
5.2.1 Đảm bảo thông tin của hồ sơ vay vốn đầy đủ, chính xác ........................ 48
5.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn ......................... 49
5.2.3 Tuân thủ việc sử dụng vốn đúng mục đích .............................................. 50
5.2.4 Tích cực kiểm tra giám sát các khoản vay ............................................... 51
5.2.5 Tăng hiệu quả việc xét duyệt tài sản đảm bảo ......................................... 52
5.2.6 Nâng cao trình độ, truyền tải kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng .............. 52
5.2.7 Xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng phù hợp .................................. 53
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 55
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KNCB

: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

KNTN

: Khả năng trả nợ

KTGS

: Kiểm tra, giám sát


LSVV

: Lịch sử vay vốn

NLTC

: Năng lực tài chính

SDV

: Sử dụng vốn đúng mục đích

TMCP

: Thương mại cổ phần

TSDB

: Tài sản đảm bảo

Vietcombank

: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016
– 2018 ......................................................................................................................... 8
Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018

.................................................................................................................................. 13
Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 ..... 14
Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đó .......................................................... 22
Bảng 3.2: Tính kế thừa của luận văn đối với các nghiên cứu trước......................... 24
Bảng 3.3: Diễn giải các biến trong phương trình nghiên cứu .................................. 29
Bảng 4.1: Thông tin chung của 181 khách hàng ...................................................... 35
Bảng 4.2: Thông tin về khoản vay của khách hàng tại Vietcombank Cần Thơ ....... 36
Bảng 4.3: Phân loại nợ của 181 khách hàng ............................................................ 37
Bảng 4.4: Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .................................. 38
Bảng 4.5: Ma trận tương quan .................................................................................. 40
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy Logistic.......................................................................... 41


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Số huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 ......10
Hình 2.2: Số cho vay của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 ................11
Hình 2.3: Dư nợ của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018 .......................12
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................28
Hình 3.2: Tiến trình nghiên cứu ................................................................................31
Hình 4.1: Kết quả kiểm định giả thuyết ....................................................................42


TÓM TẮT
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Tóm tắt:
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng luôn ẩn chứa những rủi ro khi khách
hàng trả nợ không đúng hạn, trong đó các khoản nợ quá hạn tại Vietcombank Cần
Thơ chủ yếu xuất phát từ khách hàng cá nhân. Chính vì thế, mục tiêu của nghiên cứu

là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá
nhân tại Vietcombank Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu là Hồi quy Logistic. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của
khách hàng, bao gồm: năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn đúng mục
đích, số lần kiểm tra giám sát, kinh nghiệm cán bộ tín dụng. Trên cơ sở đó, tác giả đề
xuất một số giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách
hàng cá nhân, bao gồm: Đảm bảo thông tín của hồ sơ vay vốn chính xác; Nâng cao
chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn; Tuân thủ việc sử dụng vốn đúng mục
đích; Tích cực kiểm tra, giám sát khoản vay; Tăng hiệu quả xét duyệt tài sản đảm
bảo; Nâng cao kinh nghiệp cho cán bộ tín dụng; Xây dựng chiến lược hoạt động tín
dụng phù hợp.
Từ khóa: Khả năng trả nợ, đúng hạn, Vietcombank


ABSTRACT

Title: Factors affecting the ability to pay debts on time by individual customers
at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, Can Tho branch
Abstract:
Credit activities of banks always contain risks when customers do not pay
debts on time, in which overdue debts at Vietcombank Can Tho mainly come from
individual customers. This research is to determine the factors affecting the ability to
pay debts on time by individual customers at Joint Stock Commercial Bank for
Foreign Trade of Vietnam, Can Tho branch. Binary Logistic methods are used to
solve the research objective. The study results show that, there are five factors
affecting the ability to pay debts on time by individual customers, including:
borrower’s financial ability, collaterals, loan purpose, loan inspection and
supervision, experience of bank’s staff. Based on study results, this study proposes
somes solutions to limit overdue debt at the Bank, including: Make sure loan
application is accurate; Improve the quality of loan appraisal; Comply with the use of

capital for the right purpose; Actively inspect and supervise the loan; Increase
checking of collaterals; Improve qualifications for credit officers; Develop
appropriate credit operations strategies.
Keywords: Ability to pay debts, on time, Vietcombank



1

Chương 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đóng một vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế, vì nhiệm vụ chính của các ngân hàng thương mại là
luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế. Thông qua đó, ngân hàng thương mại sẽ
giữ vị trí trung gian kết nối giữa các thành phần trong nền kinh tế, giúp nguồn vốn sẽ
từ nơi không có nhu cầu sử dụng và chuyển sang những nơi có nhu cầu sử dụng. Điều
này hỗ trợ cho rất nhiều tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn được sử dụng
vốn để thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh và mang về nguồn thu nhập giúp
cho tổ chức hoặc cá nhân phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh (Trần Thế Sao,
2017). Chính vì thế, nền kinh tế không thể nào vắng mặt được các ngân hàng thương
mại, nếu không có ngân hàng thương mại nguồn vốn trong nền kinh tế không thể luân
chuyển, làm cho nền kinh tế bị đình trệ và không thể phát triển được.
Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn ẩn
chứa những rủi ro khi khách hàng không hoàn trả nợ vay hoặc trả chậm (Trương
Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011). Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương
mại phần lớn là từ hoạt động huy động vốn từ những nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế. Từ đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này cho các tổ chức và cá nhân có nhu
cầu sử dụng vay. Do đó, khi đối tượng vay vốn hoạt động không mang hiệu qua và
họ không có khả năng để hoàn trả hoặc trả chậm, ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm

với nguồn vốn bị mất đó (Trương Đông Lộc, 2011). Điều này làm ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nếu rủi ro
xảy ra quá lớn, ngân hàng không thể nào bù đắp được các khoản vay không thu hồi
được, thì ngân hàng sẽ không có khả năng kiểm soát được tài chính, dẫn đến có thể
làm cho ngân hàng phá sản (Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành, 2017). Khi đó,
thị trường tài chính sẽ có biến động lớn, vì khi một ngân hàng mất khả năng kiểm
soát tài chính, sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dẫn


2

đến nền kinh tế cũng sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực. Chính vì thế, việc quản lý những
khoản vay đối với các ngân hàng luôn là một vấn đề cấp thiết và không thể lơ là được.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank) là một trong những ngân hàng thương mại lớn và có uy tín của Việt
Nam. Gần 65 năm hoạt động trên thị trường tài chính ở nước ta, Vietcombank đã đạt
được nhiều thành tích, không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động của ngân hàng.
Hiện nay, Vietcombank đã có chi nhánh và phòng giao dịch tại 53 tỉnh thành trong
cả nước. Không chỉ thế, Vietcombank đã mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng
trên 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này cho thấy, Vietcombank đã có một vị thế
trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hoạt động của ngân hàng
không tồn tại các rủi ro. Khi điều kiện kinh tế ngày càng được mở rộng, thì ngày càng
tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa là sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh
ngày càng cao, những tổ chức và cá nhân nào có đủ khả năng thì mới có thể tồn tại
và phát triển được. Do đó, khi không đạt được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, thì việc hoàn trả nợ vay ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến rủi ro
tín dụng tại ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ
(Vietcombank Cần Thơ) là một trong nhiều ngân hàng thương mại hoạt động trên địa

bàn thành phố Cần Thơ. Đối tượng khách hàng cá nhân, là những khoản vay nhỏ lẻ
với giá trị không cao, nhưng lại chiếm phần không nhỏ trong doanh số cho vay tại
ngân hàng. Chính vì thế, với những lý do vừa được trình bày, cần thiết phải thực hiện
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng
cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ” để xác định các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả
nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp để Vietcombank
Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá nhân.


3

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng
cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để
Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá nhân.
1.2.1 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ;
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách
hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ;
(3) Đề xuất một số giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn
đối với khách hàng cá nhân.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện nghiên cứu của luận văn từ tháng 01/2019 – 06/2019.
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp là trong giai đoạn 2016 – 2018.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của luận văn là Vietcombank Cần Thơ.
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả

nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ. Do đó, đối tượng
khảo sát của luận văn là khách hàng cá nhân có thực hiện vay vốn tại Vietcombank
Cần Thơ.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN
Tương ứng với từng mục tiêu, phương pháp nghiên cứu như sau:
- Đối với mục tiêu 1: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích thực
trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ;
- Đối với mục tiêu 2: Phương pháp hồi quy Logistic được sử dụng để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại
Vietcombank Cần Thơ;


4

- Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu của mục tiêu 1 và mục tiêu 2, tác
giả làm cơ sở đề đề xuất một số giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng
hạn đối với khách hàng cá nhân.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, tạo ra nguồn thu
chính cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng luôn quan tâm hoạt động tín dụng lên
hàng đầu. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc thu hồi nợ từ khách hàng, để hạn chế
rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Chính vì thế, trong nghiên cứu này của tác giả là nhằm
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân
tại Vietcombank Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp để Vietcombank Cần Thơ
thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá nhân. Điều này có thể phần nào giúp cho
Vietcombank Cần Thơ định hướng xử lý và giảm thiểu trường hợp trả nợ không đúng
hạn đối với các khoản vay từ khách hàng cá nhân.
1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luận văn gồm có 5 chương.
* Chương 1: Giới thiệu đề tài

Trong chương 1, các nội dung chính bao gồm: Đặt vấn đề; Mục tiêu nghiên
cứu; Phạm vi nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu tiếp cận;
Ý nghĩa của đề tài; Kết cấu của luận văn.
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Vietcombank Cần Thơ
Trong chương 2, các nội dung chính bao gồm: Tổng quan về Vietcombank
Cần Thơ; Thực trạng hoạt động tín dụng của Vietcombank Cần Thơ; Tình hình trả
nợ của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ; Xác định vấn đề nghiên cứu.
* Chương 3: Tổng quan về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân
và phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, các nội dung chính bao gồm: Cơ sở lý thuyết; Tổng quan các
nghiên cứu trước; Mô hình nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu.


5

* Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách
hàng cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ
Trong chương 4, các nội dung chính bao gồm: Thông tin chung của khách
hàng; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng
cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ.
* Chương 5: Giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với
khách hàng cá nhân
Trong chương 5, các nội dung chính bao gồm: Cơ sở đề xuất giải pháp; Đề
xuất giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng hạn đối với khách hàng cá
nhân; Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thông qua chương 1, cho thấy vấn đề nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng dù
khá quen thuộc, nhưng luôn cần thiết phải phân tích, vì những ảnh hưởng của chúng
là rất lớn. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Vietcombank
Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp để Vietcombank Cần Thơ thu hồi nợ đúng
hạn đối với khách hàng cá nhân.


7

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ
2.1 TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK CẦN THƠ
2.1.1 Đôi nét về Vietcombank Cần Thơ
Tiền thân của Vietcombank Cần Thơ là Phòng Ngoại hối tỉnh Hậu Giang, trực
thuộc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hậu Giang. Vietcombank Cần Thơ
được thành lập theo Quyết định 16/NH-QĐ ngày 25/01/1989 của Ngân hàng Nhà
nước, theo đó Phòng Ngoại hối tỉnh Hậu Giang được chuyển đổi hình thức giao dịch
là chi nhánh của Vietcombank. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng
các dịch vụ ngân hàng không ngừng tăng lên, Vietcombank Cần Thơ đã mở rộng hoạt
động để đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay, Vietcombank Cần Thơ là chi nhánh lớn nhất
tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016
- 2018
Trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào, việc tập trung nguồn lực để thực hiện hoạt
động sản xuất, kinh doanh với mục đích cuối cùng vẫn nhận lại được những kết quả
kinh doanh tốt. Do đó, việc thường xuyên đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là
một việc làm cực kỳ quan trọng, giúp cho doanh nghiệp phân tích tình hình hoạt động
trong một giai đoạn cụ thể, từ đó nhận định những hạn chế và ưu thế. Điều này giúp

đề xuất những chính sách để giải quyết những vấn đề còn tại làm hạn chế hoạt động
kinh doanh. Do đó, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không thể thiếu trong
tổ chức. Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, nhưng sản phẩm kinh doanh mang
tính chất đặc biệt, rất quan trọng đối với nền kinh tế. Thay đổi của ngân hàng có thể
làm ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế, cho nên đánh giá kết quả kinh doanh của ngân
hàng lại càng trở nên cần thiết hơn. Bảng 2.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh
của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018.


8

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2016 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2016

2017

2017/2016

2018/2017

+/-

+/-

2018
%


%

Doanh thu

665.675 821.928 1.067.066 156.253

23,5 245.138

29,8

Chi phí

545.156 667.712

839.501 122.556

22,5 171.789

25,7

Lợi nhuận

120.519 154.216

227.565

28,0

47,6


33.697

73.349

Nguồn: Vietcombank Cần Thơ
Doanh thu của Vietcombank Cần Thơ trong giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng
tăng trưởng. Cụ thể, năm 2016 doanh thu của Ngân hàng là 665.675 triệu đồng; sang
năm 2017 doanh thu là 821.928 triệu đồng, tăng thêm 23,5% so với năm 2016; đến
năm 2018 doanh thu tiếp tục tăng thêm 29,8% so với năm 2017, đạt giá trị 1.067.066
triệu đồng. Như đã đề cập, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thì nhu cầu sử dụng
vốn của các thành phần kinh tế tăng lên. Đây là cơ hội để Vietcombank Cần Thơ mở
rộng và tích cực phát triển để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do đó, doanh thu của Ngân
hàng luôn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018. Tuy nhiên, hoạt động chủ
yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, hoạt động này luôn ẩn chứa những rủi ro
nhất định cho Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải thận trọng trong hoạt động.
Chi phí hoạt động của Vietcombank Cần Thơ cũng luôn tăng lên trong giai
đoạn 2016 – 2018. Cụ thể, năm 2016 chi phí hoạt động của Ngân hàng là 545.156
triệu đồng; chi phí hoạt động ở năm 2017 là 667.712 triệu đồng, tăng thêm 22,5% so
với năm 2016; sang năm 2018 chi phí tiếp tục tăng thêm 25,7% so với năm 2017, lên
giá trị 839.501 triệu đồng. Để đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh, thì
Ngân hàng đã chủ động đầu tư để mở rộng thị trường. Do đó, chi phí hoạt động của
Vietcombank Cần Thơ luôn tăng lên trong giai đoạn 2016 – 2018.


9

Lợi nhuận của Vietcombank Cần Thơ trong giai đoạn 2016 – 2018 luôn có sự
tăng trưởng. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận của Ngân hàng là 120.519 triệu đồng; đến
năm 2017 lợi nhuận của Ngân hàng tăng thêm 28,0% so với năm 2016, lên giá trị

154.216 triệu đồng; sang năm 2018 lợi nhuận của Ngân hàng là 227.656 triệu đồng,
tăng thêm 47,6% so với năm 2017. Với kết quả hoạt động này cho thấy, Ngân hàng
luôn hoạt động có hiệu quả tích cực.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK CẦN
THƠ
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng, vì đây là hoạt
động tạo ra nguồn thu nhập chính. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng cũng sẽ phản ánh
những hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng. Nếu hoạt động tín dụng ẩn chứa
nhiều rủi ro, thì Ngân hàng sẽ hoạt động không những không đạt hiệu quả, mà còn có
thể làm tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, đánh giá hoạt động tín dụng là việc
làm được thực hiện thường xuyên tại các tổ chức tín dụng, nhằm tìm ra những lỗ hỏng
dẫn đến rủi ro tín dụng và tìm các khắc phục những hạn chế.
2.2.1 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động đầu tiên để Ngân hàng có được nguồn
vốn, nhằm cung cấp cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn. Đây là một hoạt
động rất quan trọng và cần thiết của Ngân hàng, vì không có hoạt động này, Ngân hàng
không đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng
cần có những định hướng cho việc huy động, vì nhu cầu sử dụng vốn và thời hạn của
nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Hình 2.1
thể hiện tình hình huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018.


10

9,334,960
10,000,000
9,000,000
8,000,000

7,272,714

6,161,558

7,000,000
6,000,000
5,000,000
4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng
Hình 2.1: Số huy động vốn của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Vietcombank Cần Thơ
Theo đó, số huy động vốn của Ngân hàng luôn tăng lên trong suốt giai đoạn
phân tích. Cụ thể, năm 2016 số huy động vốn của Ngân hàng là 6.161.558 triệu đồng;
sang năm 2017 số huy động vốn là 7.272.714 triệu đồng, tăng thêm 18,0% so với năm
2016; năm 2018 giá trị này tiếp tục tăng thêm 28,4% so với năm 2017, lên 9.334.960
triệu đồng. Nhu cầu sử dụng vốn của các tổ chức và cá nhân kinh tế trong vùng tăng
lên đáng kể. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thì Vietcombank Cần
Thơ cần phải tích cực bổ sung nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
được đẩy mạnh. Mặt khác, Vietcombank Cần Thơ đã hoạt động tại địa phương một
thời kỳ khá dài và là một ngân hàng có uy tín, nhận được niềm tin của khách hàng.
Cho nên, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng có được những thuận lợi nhất định,
góp phần cho số huy động vốn của Ngân hàng tăng lên trong giai đoạn phân tích.
2.2.2 Tình hình cho vay

Từ nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ cung cấp vốn
cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Đây cũng là hoạt động tạo ra nguồn
thu nhập chính cho Ngân hàng, nhưng nó cũng ẩn chứa không ít những rủi ro cho
Ngân hàng, khi khách hàng trả nợ trễ hạn hoặc không còn khả năng thanh toán nợ.


11

Cho nên, hoạt động cho vay cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức tín
dụng nói chung và Vietcombank Cần Thơ nói riêng.
7,647,342
8,000,000
7,000,000
6,000,000

6,047,127
5,139,948

5,000,000
4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 2.2: Số cho vay của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018
Nguồn: Vietcombank Cần Thơ
Hình 2.2 thể hiện tình hình cho vay của Vietcombank Cần Thơ trong giai đoạn
2016 – 2018. Theo kết quả thể hiện, hoạt động cho vay của Ngân hàng luôn tăng
trưởng trong suốt giai đoạn phân tích. Cụ thể, năm 2016 số cho vay của Ngân hàng
là 5.139.948 triệu đồng; năm 2017 doanh số cho vay tăng lên thêm 17,6% so với năm
2016, đạt giá trị 6.047.127 triệu đồng; sang năm 2018 doanh số cho vay tiếp tục tăng
26,5% so với năm 2017, lên giá trị 7.647.342 triệu đồng. Để có thể lý giải cho sự tăng
trưởng này, theo đó thành phố Cần Thơ là địa bàn hoạt động chính của Ngân hàng,
cũng là trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm của Việt
Nam, các dự án đầu tư không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy, nhu cầu sử dụng
vốn của các tổ chức và cá nhân kinh tế phát triển đáng kể. Do đó, hoạt động cho vay
của Vietcombank Cần Thơ luôn đạt được những giá trị tích cực.
2.2.3 Tình hình dư nợ
Dự nợ phán ảnh những khoản nợ của khách hàng tại Ngân hàng, giá trị này
càng lớn cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng phát triển. Tuy nhiên, cũng
cần phân tích kỹ về những món nợ, vì dư nợ cũng sẽ bao gồm những món nợ quá hạn


×