Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

BÙI THỊ TUYẾT NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh– Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

BÙI THỊ TUYẾT NGA

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ TUYẾT NGA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH

TP. Hồ Chí Minh -2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực
tiễn, làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Võ Xuân Vinh.

Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng
tin cậy, quá trình xử lý trung thực và khách quan. Câu từ trong luận văn là ngôn từ của
bản thân tôi, không sao chép, cắt ghép từ các tài liệu của tác giả khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP. HCM ngày … tháng… năm 2017
Người viết cam đoan


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ........................................ 1
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
1.6 Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 4
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG .......................................................... 6
2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng ........................................................................................... 6
2.1.1 Nguồn gốc và khái niệm về thẻ tín dụng ................................................................. 6
2.1.1.1 Nguồn gốc về thẻ tín dụng .................................................................................... 6

2.1.1.2 Khái niệm về thẻ tín dụng. .................................................................................... 7
2.1.2 Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ..................................... 9


2.1.3 Phân loại và vai trò của thẻ tín dụng ........................................................................ 9
2.1.3.1 Phân loại thẻ tín dụng ............................................................................................ 9
2.1.3.2 Vai trò của thẻ tín dụng ......................................................................................... 9
2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ thẻ
tín dụng của khách hàng .................................................................................................... 11
2.2.1 Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) ...................................................................... 11
2.2.2Nghiên cứu của Stavins (2000) ................................................................................. 13
2.2.3 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Moore (2007) ............................................ 13
2.2.4 Nghiên cứu của Scholnick và cộng sự (2012) ......................................................... 14
2.2.5 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Hoàng Nam và Vƣơng Đức Hoàng
Quân (2016)..………………………………………………………………………….16
2.3 Khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân................................................ 19
2.3.1 Mô hình 6C .............................................................................................................. 19
2.3.2 Mô hình điểm số tín dụng cá nhân FICO ................................................................. 21
2.3.3 Mô hình hồi quy Logit ............................................................................................. 22
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 24
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ........................... 25
3.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) ........................................................ 25
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội ....................... 25
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội............................. 27
3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội ........ 30
3.2.1 Các loại thẻ tín dụng do ngân hàng TMCP Quân Đội phát hành ............................ 30
3.2.2 Lƣu đồ phát hành thẻ tín dụng tại MB ..................................................................... 32



3.2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng MB Visa tại ngân hàng TMCP
Quân Đội…………………………………………………………………………….33
3.3 Qui trình đánh giá khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại MB
trong quá trình cấp HMTD thẻ; quản lý, thu hồi và xử lý nợ có vấn đề sau phát hành
thẻ ...................................................................................................................................... 36
3.3.1 Qui trình đánh giá khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại MB
trong quá trình xét và cấp HMTD cho chủ thẻ ................................................................. 36
3.3.1.1 Đối với khách hàng phát hành thẻ tín dụng dƣới hình thức không có TSĐB. ...... 37
3.3.1.2 Đối với khách hàng phát hành thẻ với hình thức có TSĐB. ................................. 38
3.3.2 Qui trình đánh giá khả năng trả nợ của chủ thẻ tín dụng trong quá trình quản lý,
thu hồi và xử lý nợ tín dụng .............................................................................................. 39
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 41
CHƢƠNG 4: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LOGIT KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁC HÀNG CÁ
NHÂN TẠI Ngân hàng TMCP Quân Đội ........................................................................ 42
4.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................... 42
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 43
4.2.1 Xác định các biến ..................................................................................................... 43
4.2.1.1 Biến độc lập........................................................................................................... 43
4.2.1.2 Biến phụ thuộc. ..................................................................................................... 48
4.2.2 Các bƣớc xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................. 48
4.3 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 49
4.4 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 55
4.4.1 Kết quả ƣớc lƣợng .................................................................................................... 55
4.4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................. 61
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 .................................................................................................... 66


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHCN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI ........................................................................................................... 67
5.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng
của khách hàng cá nhân tại MB ........................................................................................ 67
5.1.1 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động cùng chiều ............................... 67
5.1.2 Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố tác động ngƣợc chiều ............................. 70
5.1.3 Một số giải pháp khác .............................................................................................. 71
5.2 Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 73
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 .................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 75
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Basel

: Công ước về hoạt động giám sát ngân hàng.

BP THE CN

: Bộ phận thẻ chi nhánh.

BQP

: Bộ quốc phòng.

CV HT QHKH : Chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng.
CV HTNV

: Chuyên viên hỗ trợ nghiệp vụ.


CV QHKH

: Chuyên viên quan hệ khách hàng

CV TĐTD

: Chuyên viên thẩm định tín dụng.

CVTV

: Chuyên viên tư vấn.

ĐVCNT

: Đơn vị chấp nhận thẻ.

GĐ CN

: Giám đốc chi nhánh.

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động.

HMTD

: Hạn mức tín dụng.

HTX


: Hợp tác xã.

KSS

: Kiểm soát sàn.

MB

: Ngân hàng TMCP Quân Đội

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước.

TCPHT

: Tổ chức phát hành thẻ.

TCTD

: Tổ chức tín dụng.

TCTQT

: Tổ chức thẻ quốc tế.

TĐTDKV/HS

: Thẩm định tín dụng khu vực hoặc hội sở.



TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TMCP

: Thương mại cổ phần.

TP KHCN

: Trưởng phòng khách hàng cá nhân.

TTT

: Trung tâm Thẻ.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt 5 nghiên cứu mà học viên đã lược khảo trên đây. ...................... 17
Bảng 2.2: Tỷ trọng các tiêu chí chấm điểm của mô hình tín dụng Fico .......................... 21
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của MB trong giai đoạn 2011 đến 2016. .............. 28
Bảng 3.2: Tóm tắt một số kết quả hoạt động kinh doanh của MB năm 2016. ................. 30
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng MB VISA giai đoạn 20112016 ................................................................................................................................... 33
Bảng 4.1: Bảng thông tin biến phụ thuộc. ........................................................................ 50
Bảng 4.2: Bảng phân bố giá trị các biến độc lập trong mẫu nghiên cứu. ......................... 50
Bảng 4.3: Bảng tóm tắt thông tin các biến độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên
cứu. .................................................................................................................................... 54
Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình hồi quy logit đo lường tác động của 16 nhân tố đến

khả năng trả nợ của chủ thẻ. .............................................................................................. 56
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình với 16 biến độc lập. 57
Bảng 4.6: Kiểm định độ chính xác của mô hình. ............................................................. 58
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình logit với 11 biến ...................................................... 59
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với 11 biến .................................. 60
Bảng 4.9: Kiểm định độ chính xác của mô hình logistic với 11 biến .............................. 60
Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả của mô hình .......................................................................... 61


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mô hình chiến lược phát triển của MB ............................................................ 26
Hình 3.2: Lưu đồ quy trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại MB ................................. 32


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các
ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Việc đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu
khách hàng ngày càng được nhiều ngân hàng áp dụng. Thẻ tín dụng cũng được xem là
một phân khúc được nhiều ngân hàng lựa chọn để đầu tư và hướng tới nhằm mục đích
mở rộng thị phần, gia tăng cạnh tranh. Phải chăng chính từ sự cạnh tranh gay gắt và
khốc liệt ấy đã làm cho số lượng thẻ tín dụng được phát hành ngày càng gia tăng nhanh
chóng, kèm theo đó là sự gia tăng đáng kể tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu thẻ của khách
hàng. Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng đã góp phần ảnh hưởng đến tình hình
nợ xấu của ngân hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng phát
hành, ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần khác trong nền kinh tế. Nợ
quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là công

tác kiểm tra hồ sơ, thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trước khi cấp
thẻ tín dụng còn chưa được chú trọng. Đó là chưa kể việc áp đặt doanh số bán hàng mà
sản phẩm là thẻ tín dụng cho các chuyên viên của ngân hàng, vô tình đã tạo thêm động
lực cho việc cấp phát thẻ tín dụng càng dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi đa số thẻ tín dụng
quốc tế của MB đều được phát hành dưới hình thức tín chấp, không có tài sản đảm bảo,
và điều này vô tình đã tạo thêm nhiều rủi ro cho ngân hàng phát hành khi không thu hồi
được dư nợ thẻ tín dụng.
Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng ngày càng gia tăng phát hành, đẩy mạnh sự
phát triển hệ thống thẻ và dịch vụ thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế với nhiều loại
thẻ, hạn mức tín dụng khác nhau. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng trong những năm
gần đây cũng gia tăng đáng kể. Tính đến thời điểm 31/12/2016 trên toàn hệ thống đã có
18.953 thẻ tín dụng MB VISA và tỷ lệ nợ quá hạn thẻ tín dụng trên tổng dư nợ giao


2

dịch thẻ tín dụng chiếm khoảng 12,93%. Ngoài việc thực hiện theo thông tư
02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc “phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Ngân hàng TMCP
Quân Đội đã đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ xấu thẻ tín dụng. Tính đến
thời điểm 31/12/2016 chỉ mới thu hồi được 264 khách hàng, chiếm khoảng 21% tổng
dư nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng. Việc đôn đốc khách hàng thu hồi nợ thẻ tín dụng
cũng như các biện pháp mạnh như tiến hành khởi kiện khách hàng chỉ mang tính chất
tạm thời, chỉ có thể giải quyết được tình trạng nợ xấu mang tính chất thời điểm. Đó là
chưa kể việc thu hồi và xử lý số nợ này là vô cùng khó khăn khi số lượng chủ thẻ quá
hạn thì tương đối nhiều trong khi việc tập trung nhiều nguồn lực, thời gian để thu hồi
từng món nợ mang tính chất nhỏ lẻ lại không hiệu quả cho ngân hàng về mặt lâu dài và
ko hiệu quả nếu xét về mặt tính chất hoạt động. Do đó, thật cần thiết để có một nghiên
cứu liên quan đến việc: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng

của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội” nhằm giúp MB tìm ra
những yếu tố tác động thực sự đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng. Từ đó
góp phần đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp để giúp MB ban hành một bộ quy
trình chặt chẽ hơn, chú trọng hơn trong công tác kiểm tra và thẩm định hồ sơ, phê
duyệt và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là chú trọng tới các yếu tố
có nhiều tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ hơn. Điều này góp phần
giúp MB có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc phát triển hoạt động kinh doanh,
quản trị rủi ro nhiều hơn so với việc tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề nợ xấu về
sau.


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn sử dụng mô hình nghiên cứu Logit, dựa trên dữ liệu thông tin về khách
hàng và tình hình thanh toán nợ thẻ tín dụng của khách hàng, phân tích và tìm ra các
yếu tố thực sự ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định những yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng
khách hàng.
- Đo lường các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của
khách hàng.
- Từ kết quả nghiên cứu, phân tích và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp đối với
ngân hàng TMCP Quân Đội trong việc x t duyệt và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho
khách hàng nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng tại
ngân hàng TMCP Quân Đội
Mức độ tác động của các yếu tố tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khác hàng tại

ngân hàng TMCP Quân Đội?
Các giải pháp nhằm giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội trong quá trình xét duyệt
và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ quá
hạn.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng
của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội, cụ thể là thẻ tín dụng Visa
quốc tế.


4

Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu được giới hạn trong 2 năm là năm 2015 và năm 2016.
- Giới hạn về không gian: là những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế
VISA do MB phát hành và có phát sinh dư nợ trong thời gian nghiên cứu.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so
sánh và đối chiếu thông tin dữ liệu có được từ quá trình thu thập từ hệ thống MB.
Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ dựa trên những số liệu mà học
viên đã thu thập, mã hóa.
Dữ liệu được thu thập bao gồm:
- Dữ liệu về nhân thân của chủ thẻ và khả năng tài chính của chủ thẻ được ghi
nhận trên đơn đăng ký phát hành thẻ tín dụng quốc tế đã được kiểm tra, đối chiếu và
nhập liệu trên hệ thống của MB.
- Dữ liệu về lịch sử giao dịch của chủ thẻ được lấy từ phần mềm quản lý thẻ, từ
hệ thống báo cáo xếp hạng thẻ tín dụng thẻ Way4.
Sau khi thu thập, mã hóa dữ liệu, học viên sử dụng phần mềm Stata để chạy hồi
quy logit tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ

hay nói cách khác là tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quá hạn của chủ thẻ.
Từ đó trong quá trình cấp thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng sẽ xem xét, kiểm tra
kỹ lưỡng hơn đối với những yếu tố này.
1.6 Kết cấu luận văn
Chương 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế.
Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng
của khách hàng.


5

Chương 3: Thực trạng khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại
ngân hàng TMCP Quân Đội.
Chương 4: Vận dụng mô hình logit kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
trả nợ thẻ tín dụng của khác hàng cá nhân tại MB.
Chương 5: Kết luận và giải pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ thẻ tín dụng của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội” được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày
01/01/2015 đến hết 31/12/2016, sử dụng dữ liệu bao gồm 12.734 chủ thẻ MB Visa có
phát sinh giao dịch trong thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu nhằm giúp MB tìm
ra những yếu tố tác động thực sự đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng. Từ
đó góp phần đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp giúp MB ban hành một bộ quy
trình chặt chẽ hơn, chú trọng hơn trong công tác kiểm tra và thẩm định hồ sơ, phê
duyệt và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là chú trọng tới các yếu tố
có nhiều tác động tới khả năng trả nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ hơn. Điều này góp phần
giúp MB có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc phát triển hoạt động kinh doanh,
quản trị rủi ro nhiều hơn so với việc tập trung nguồn lực để giải quyết vấn đề nợ xấu về

sau.


6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG
2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng
2.1.1 Nguồn gốc và khái niệm về thẻ tín dụng
2.1.1.1 Nguồn gốc về thẻ tín dụng1
Trở lại thế kỷ 18, ở Châu Âu, vào năm 1730, một thương gia đồ gỗ tên là
Christopher Thompson cung cấp sản phẩm của mình cho khách hàng và yêu cầu họ trả
tiền vào cuối mỗi tuần (Jusoh và Lin, 2012). Ý tưởng này cho phép khách hàng muốn
mua sản phẩm nhưng lại không có đủ tiền để trả ngay lập tức, một cơ hội mua sản
phẩm bằng cách trả góp (Jusoh và Lin, 2012). Trong những năm 1920, người tiêu dùng
Hoa Kỳ cũng bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng khi một số ít doanh nghiệp bắt đầu phát
hành cho khách hàng của họ. Hệ thống thẻ tín dụng thực sự được biết rộng rãi ở Hoa
Kỳ vào năm 1949 bởi ba người bạn là Alfred Bloomingdale, Frank McNamara, và
Ralph Snyder, khi 3 người này gặp nhau tại Major's Cabin Grill, một nhà hàng nổi
tiếng của New York, gần tòa nhà Empire State để thảo luận về sự bất lực của
McNamara khi thu nợ từ chủ nợ của mình (Mandell, 1990). Ba người bạn quyết định
tại cuộc thảo luận hôm đó là bắt đầu kinh doanh thẻ tín dụng và đặt tên nó là Diners
Club (Mandell, 1990).
McNamara và hai người bạn của ông đã đàm phán với các nhà hàng và các nhà
bán lẻ chấp nhận thực khách sử dụng Thẻ tín dụng Diners Club như một phương tiện
thanh toán và được tính một khoản phí là 7% cho mỗi giao dịch, trong khi chủ thẻ chịu
phí thường niên là 3$ (Mandell, 1990; Parrish, 2009). Năm 1950, lần đầu tiên thẻ tín
dụng Diners Club chính thức được 200 người và 14 nhà hàng tại Thành phố New York
1


Emmanuel Andoh, 2014. Credit card system in ghana: an investigation of why credit cards are not widely used
in ghana and how widespread use maybe implemented, 2014


7

chấp nhận như một hình thức thanh toán. Đến cuối năm 1950, thẻ tín dụng Diners Club
đã có hơn 20.000 người dùng (Mandell, 1990; Parrish, 2009). Năm 1958 cuộc cạnh
tranh thẻ tín dụng bắt đầu khi Ngân hàng Americard, mà sau này trở thành Visa và
American Express bước vào thị trường thẻ tín dụng (Parrish, 2009). American Express
bắt đầu đưa ra thẻ tín dụng của mình và nâng cấp từ một loại thẻ có bìa cạc tông thành
thẻ tín dụng lần đầu tiên được làm bằng nhựa plastic vào năm 1959. Năm 1966,
MasterCard, ban đầu được gọi là Hiệp hội thẻ liên ngân hàng đã được hình thành khi
các ngân hàng tín dụng phát hành liên kết với nhau, bắt đầu một hệ thống phát hành thẻ
tín dụng quốc gia (Hardekopf, 2010 p50). American Express và MasterCard đã bắt đầu
chiếm lĩnh thị trường trong những năm 1960 khi nhiều công ty bắt đầu quảng cáo thẻ
tín dụng như một phương tiện tiết kiệm thời gian thanh toán hơn là một hình thức tín
dụng. Năm 1983, Thống đốc Nam Dakota, Bill Janklow, đã ký một đạo luật tiểu bang
cho phép các công ty thẻ tín dụng có thể đổi hợp đồng thẻ tín dụng bất cứ lúc nào và vì
bất kỳ lý do gì. Điều này giải thích tại sao phần lớn các công ty phát hành thẻ tín dụng
mở rộng phát hành ra khỏi Nam Dakota (Parrish, 2009). Năm 2008 Cục Dự trữ Liên
bang Hoa Kỳ đã thông qua “dự luật về thẻ tín dụng” - một bộ luật mới dành riêng cho
thẻ tín dụng, đặc biệt được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ từ
nhiều tổ chức phát hành (Parrish, 2009).
2.1.1.2 Khái niệm về thẻ tín dụng.
Việc sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt tại nhiều điểm bán hàng có sử dụng
máy POS đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Những cái ví tiêu dùng bằng thẻ
tín dụng ngày càng được ưa chuộng và là dấu hiệu về một nền văn hóa được dự kiến sẽ
biến thế giới thành một xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai (Worthington,
1995) được trích trong nghiên cứu của Mwangi (2014).

Trong nền kinh tế hiện đại, việc thanh toán bằng thẻ gần như là một thực tế của
đời sống. Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng quay vòng, trong đó chủ sở


8

hữu của nó có thể thanh toán một phần các khoản nợ, khoản nợ còn lại và lãi sẽ được
tính vào số dư chưa thanh toán để tính vào dư nợ tháng sau (Peng và Yiing Jia, 2008).
Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán phát hành cho người sử dụng như một hệ thống
thanh toán. Nó cho phép chủ thẻ trả tiền mua hàng hoá và dịch vụ dựa trên lời hứa. Các
tổ chức phát hành thẻ sẽ tạo ra một tài khoản quay vòng và cấp một mức hạn mức tín
dụng cho chủ thẻ mà từ đó chủ thẻ có thể vay tiền để thanh toán cho người bán hoặc
ứng tiền mặt. Thẻ tín dụng cho ph p người tiêu dùng quay vòng nợ một cách liên tục,
tùy thuộc vào lãi suất và số tiền thanh toán mỗi kỳ (Koparal và Calık, 2014).
Theo Thomas A. Durkin (2001) thì thẻ tín dụng đã và đang được sử dụng ngày
càng nhiều cho việc thanh toán trong các dịch vụ tài chính của người tiêu dùng và là
nguồn cung cấp tín dụng quay vòng.
Thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức
tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ (quy trình nghiệp vụ
thẻ quốc tế, 2011). Hay nói cách khác, khi chủ thẻ mua hàng hóa dịch vụ, ngân hàng sẽ
tạm ứng cho chủ thẻ một số tiền để thanh toán trước cho người bán hàng, và sau đó chủ
thẻ sẽ thanh toán lại cho ngân hàng số tiền đã tạm ứng này. Hàng tháng, vào ngày sao
kê, ngân hàng phát hành thẻ sẽ lên bảng kê chi tiết các khoản chi tiêu, hoàn trả, trả nợ
của chủ thẻ cùng lãi và phí phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định do ngân
hàng quy định. Bảng kê chi tiết đó được gọi là bảng sao kê thẻ tín dụng, và ngày sao kê
là ngày hệ thống quản lý thẻ thực hiện chốt dữ liệu giao dịch của chủ thẻ trong một chu
kỳ sao kê.2 Ngoài ra chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ dư nợ trên bảng sao kê
hàng tháng và cũng không phải thanh toán ngay vào ngày sao kê hay ngay khi mua

2


Kỳ sao kê là khoảng thời gian giữa 2 ngày sao kê liên tiếp.


9

hàng. Chủ thẻ có thể thanh toán toàn bộ dư nợ hoặc thanh toán trị giá thanh toán tối
thiểu3 vào ngày đến hạn thanh toán.
Ngày đến hạn hạn thanh toán là ngày ân hạn cuối cùng của TCPHT đối với chủ
thẻ tín dụng trong một kỳ sao kê.
Thời gian ân hạn là khoảng thời gian tổ chức phát hành thẻ không tính lãi cho vay
với những khoản chi tiêu hàng hóa dịch vụ của chủ thẻ tín dụng trong một kỳ sao kê.
2.1.2 Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Chủ thể tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm: chủ thẻ chính, chủ thẻ
phụ, tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức thẻ quốc tế, đơn vị chấp
nhận thẻ. (Tham khảo tại phụ lục 1)
2.1.3 Phân loại và vai trò của thẻ tín dụng

2.1.3.1 Phân loại thẻ tín dụng
Có thể phân loại thẻ tín dụng theo những cách sau: theo phạm vi sử dụng thẻ tín
dụng (thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế); theo đối tượng sử dụng (thẻ tín
dụng cá nhân và thẻ tín dụng doanh nghiệp); theo công nghệ sản xuất (thẻ dập nổi, thẻ
từ và thẻ chíp). (Tham khảo các loại thẻ tín dung tại phụ lục 2).
2.1.3.2 Vai trò của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng cung cấp cho người tiêu dùng một phương tiện thanh toán an toàn,
đáng tin cậy và thuận tiện (Chakravorti, 2003). Nó cung cấp cho người tiêu dùng sự
tiện lợi chưa từng có như một đồng tiền giao dịch được chấp nhận trên toàn thế giới.
3

Trị giá thanh toán tối thiểu là khoản tiền tối thiểu tổ chức phát hành thẻ yêu cầu chủ thẻ phải thanh toán trong

mỗi kỳ sao kê. Theo quy định của ngân hàng TMCP Quân Đội thì trị giá thanh toán tối thiểu bằng 8% số dư sao
kê. Số dư sao kê là bù trừ giá trị các khoản chi tiêu, lãi và phí phát sinh (ghi nợ) với các khoản hoàn trả, thanh
toán sao kê (ghi có) trong kỳ với số dư sao kê kỳ trước chưa thanh toán (dư nợ/có). Nếu các khoản ghi có lớn hơn
ghi nợ gọi là số dư có.


10

Worthington, Thompson và Stewart (2011) tìm thấy những chủ thẻ trẻ tuổi người
Trung Quốc cho rằng thẻ tín dụng thì thuận tiện hơn so với tiền mặt, đặc biệt khi mua
sắm trực tuyến và đi du lịch. Việc sử dụng thẻ tín dụng có thể tránh được rủi ro tỷ giá
hối đoái khi người tiêu dùng đi du lịch ở nước ngoài. Ngoài ra, thẻ tín dụng có thể
được sử dụng để đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay trực tuyến, … được trích trong
nghiên cứu của Gan và cộng sự (2014).
Thẻ tín dụng thực sự đã đem lại rất nhiều tiện ích người sử dụng. Chủ thẻ (người
mua hàng) có thể kéo dài thời gian trả tiền, đó là lợi thế về vấn đề liên quan đến tiền tệ,
bởi vì giá trị của đồng đô la hôm nay không bằng với giá trị của đồng đô la ngày mai.
Người tiêu dùng thay vì sử dụng tiền mặt sẽ dùng thẻ tín dụng để chi tiêu và khi tới hạn
thanh toán sao kê thẻ tín dụng chủ thẻ mới phải trả lại tiền cho ngân hàng (Jalbert,
Stewart, Martin, 2010). Thời gian thanh toán của 2 phương thức thanh toán trên thường
thì cách nhau khoảng một tháng. Hơn nữa, các tổ chức phát hành thẻ tín dụng thường
không tính lãi các giao dịch chi tiêu của chủ thẻ cho đến khi ngày đáo hạn đầu tiên trên
bảng sao kê thẻ tín dụng phải thanh toán. Bằng cách sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền
mặt, người tiêu dùng sẽ có lợi về giá trị của tiền tệ theo thời gian (Jalbert, Stewart,
Martin, 2010).
Thẻ tín dụng là sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng, đặc biệt là người có thu
nhập thấp trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khẩn cấp, một số lựa chọn để
thay thế cho vay chính là tìm sự hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ, các tổ
chức từ thiện tư nhân, hoặc là vay mượn từ người thân và gia đình. Tuy nhiên, để nhận
được sự hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ của Chính Phủ hay các tổ chức từ thiện tư

nhân thường liên quan đến các yêu cầu về thủ tục hành chính phức tạp hay chỉ sử dụng
cho một chương trình, mục đích cụ thể chẳng hạn như thực phẩm, hỗ trợ người
nghèo… Vay từ gia đình hay bạn bè cũng có sự kỳ thị riêng bởi vì nó thể hiện sự khó
khăn hơn của người cần giúp đỡ và điều này có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ


11

của họ. Do đó, thẻ tín dụng được xem là sự lựa chọn tốt nhất trong các trường hợp như
trên (Littwin, 2008).
Ngoài ra, không chỉ chủ thẻ mới có nhiều lợi thế từ thẻ tín dụng mà nhà phát hành
cũng được hưởng lợi từ các loại phí mà họ thu được. Trong năm 2008, 9 tổ chức tín
dụng lớn nhất Hoa Kỳ đã thu được 3,85 tỷ đô la từ 1 tỷ thẻ tín dụng cấp cho người tiêu
dùng (Ingram, 2013).
Ngược lại, thẻ tín dụng cũng đem lại cho chủ thẻ nhiều bất lợi. Chẳng hạn, các
phương tiện truyền thông ở Mỹ đã mô tả ngành công nghiệp thẻ tín dụng vào đầu
những năm 1990 như là “một bầy chó sói ngấu nghiến những con cừu vô tội là những
người đi vay” (King, 2004, trang 57). Các vai diễn dường như đã trở thành sự thật,
giữa năm 1983 và 1995, trung bình mỗi chủ thẻ có mức tín dụng quay vòng tăng từ
291$ lên tới 812$, tăng 179% trong vay tiêu dùng (King, 2004). Sự phát triển của thẻ
tín dụng đã góp phần vào sự gia tăng nợ từ năm 1991. Sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng
của thanh niên và vị thành niên thực sự là vấn đề lo ngại vì họ có thể mua bất cứ điều
gì mà họ muốn nhưng không biết về những chi phí lâu dài đi kèm với việc mua hàng
của họ (Lo và Harvey, 2011). Thẻ tín dụng cho ph p cá nhân sử dụng tiền vay dễ dàng
để chi tiêu thoải mái, và cuối cùng là khoản nợ gia tăng. Cụ thể trong năm 2006 đã có
2.622.412 người sử dụng thẻ tín dụng với vấn đề nợ nần nghiêm trọng phải tìm kiếm sự
giúp đỡ từ Hiệp hội Ngân hàng Đài Loan (Lo và Harvey, 2011).
2.2 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ
thẻ tín dụng của khách hàng
2.2.1 Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999)4

Mô hình nghiên cứu hồi quy bội của 2 nhà nghiên cứu Dunn và Kim (1999) trong
một nghiên cứu thực nghiệm về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng. Tác giả đã sử
4

Dunn & Kim, 1999. An empiricial investigation of credit card default. Working Papers, Ohio State University.


12

dụng 5.384 quan sát, trong khoảng thời gian 16 tháng (từ tháng 2 năm 1998 đến tháng
5 năm 1999), tại bang Ohino, Hoa Kỳ. Trong đó, có 618 chủ thẻ chậm thanh toán số
tiền dư nợ tối thiểu cần phải thanh toán (chiếm 11,5%) được gọi là nhóm quá hạn, còn
lại 4.766 chủ thẻ đã thanh toán đủ số tiền dư nợ tối tiểu (chiếm 88,5%) nên không bị
quá hạn. Kết quả nghiên cứu đã thể hiện có 3 nhân tố thực sự ảnh hưởng đến khả năng
chậm thanh toán dư nợ tối thiểu hàng tháng của chủ thẻ ở mức ý nghĩa 1%. Đây là 3
nhân tố hoàn toàn mới phản ánh hành vi của chủ thẻ tín dụng so với các nghiên cứu
trước đây:
- Tỷ lệ giữa số tiền thanh toán tối thiểu trên tổng thu nhập của chủ thẻ là nhân tố
dự báo khả năng quá hạn tốt hơn so với tỷ lệ nợ trên tổng thu nhập. Bởi vì, tỷ lệ giữa
dư nợ trên tổng thu nhập thì thích hợp để đánh giá tình hình tài chính của chủ thẻ. Còn
tỷ lệ giữa số tiền thanh toán tối thiểu trên tổng thu nhập thì thích hợp hơn trong việc
tránh khả năng quá hạn.
- Tỷ lệ giữa dư nợ của chủ thẻ trên HMTD càng cao càng làm gia tăng khả năng
quá hạn của chủ thẻ.
- Số lượng thẻ tín dụng mà chủ thẻ đã sử dụng hết hạn mức.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác liên quan đến tình hình kinh tế xã hội và
thuộc về nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến khả năng quá hạn của chủ thẻ là thu nhập
của chủ thẻ, HMTD, tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp, và tỷ lệ phần
trăm sử dụng thẻ. Cụ thể, Dunn và Kim (1999) đã kết luận rằng nhóm chủ thẻ không
quá hạn có khả năng tài chính vững chắc hơn, thu nhập và hạn mức tín dụng cũng cao

hơn nhưng lại có dư nợ trên thẻ tín dụng thấp hơn nhóm chủ thẻ quá hạn. Đồng thời tỷ
lệ nợ trên thu nhập của nhóm quá hạn cao xấp xỉ gấp 2 lần nhóm không quá hạn. Nhóm
chủ thẻ quá hạn đa phần là những người trẻ, có tỷ lệ kết hôn hay sở hữu nhà ở ít hơn
nhưng lại có số lượng con nhiều hơn. Trình độ học vấn và tình trạng thất nghiệp của vợ
hoặc chồng của 2 nhóm này không có nhiều khác biệt.


13

2.2.2 Nghiên cứu của Stavins (2000)5
Bài viết này của nhóm tác giả xem xét mối quan hệ giữa người tiêu dùng có sử
dụng thẻ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, và phá sản cá nhân trong bối cảnh những năm
1990, khi mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhưng tỷ lệ KHCN quá hạn ở
Mỹ cũng tăng lên. Stavins đã sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát tài chính tiêu dùng
(SCF)6 để phân tích khả năng quá hạn của chủ thẻ. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình
logit và cho ra kết quả như sau:
- Đã kết hôn và có bảo hiểm y tế là 2 yếu tố làm giảm tình trạng quá hạn của chủ
thẻ tín dụng.
- Việc sở hữu nhà ở hay không, không có ý nghĩa trong việc dự đoán khả năng
quá hạn của chủ thẻ khi kiểm soát thu nhập, tài sản, và một số đặc điểm thuộc về nhân
khẩu học.
2.2.3 Theo công trình nghiên cứu của tác giả Moore (2007)7
Tác giả Moore (2007) đã sử dụng mô hình hồi quy Logit để xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi nợ thẻ tín dụng (RR). Bài nghiên cứu này của Moore là
nghiên cứu đầu tiên xem xét những nhân tố hồi quy logit nhắm tới những con nợ,
người mà có tỉ lệ thu hồi nợ RR lớn hơn 0. Đặc biệt nghiên cứu này được tiến hành dựa
trên bộ dữ liệu bao gồm 70.000 chủ thẻ tín dụng đã bị quá hạn. Đây là lý do học viên
lựa chọn nghiên cứu này để đưa vào lược khảo các nghiên cứu trước đây. Theo Moore
thì nghiên cứu này thực sự quan trọng vì 3 lý do sau:


5

Stavins, 2000. Credit Card Borrowing, Delinquency, and Personal Bankruptcy. New England Economic Review,
July/August (2000).
6

Khảo sát Tài chính tiêu dùng là cuộc khảo sát các hộ gia đình ở Hoa Kỳ được tài trợ bởi Hội đồng quản trị
thống đốc Cục Dự trữ Liên bang. Cuộc khảo sát này được tiến hành ba năm một lần, và các dữ liệu được thu thập
bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia tại Đại học Chicago,
7

Angela Moore, 2007. Predicting Recovery Rates for Defaulting Credit Card Debt. Quantitative Financial Risk
Management Centre.


×