Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty cổ phần cơ khí ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---------------

LÊ THỊ THANH HUỆ

HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng)
Mã ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ
phần Cơ khí Ngân hàng” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng. Luận văn có trích dẫn ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả dựa trên nguồn rõ ràng và có thể kiểm chứng. Các
số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực.
Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.
Tác giả

Lê Thị Thanh Huệ



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BMC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC DTNS TẠI CÔNG TY ..........................................................4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BMC ......................................................4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty BMC ............................................ 4
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty BMC ............................................................. 5
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ...................................................................................... 6
1.1.4. Quy mô công ty.................................................................................................... 8
1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty BMC ....... 9
1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển.............................................. 10
1.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty BMC ...................................................... 12

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DTNS .......................13
1.2.1. Vai trò của công tác dự toán ngân sách trong doanh nghiệp ............................. 13

1.2.2. Nhận định về công tác dự toán ngân sách tại công ty........................................ 14


1.2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác dự toán ngân sách .................................. 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................17
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............................................................................................18
2.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ................................18
Nguyễn Thị Liêm, 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại
các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh...................................................... 18
Trần Thị Ngọc Duyên, 2017. Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần
PHAVI.. ........................................................................................................................ 19
Nguyễn Thị Hải, 2017. Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phước. ..................................... 20
Trần Thị Hiền, 2016. Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần Beton 6. .. 20
Chế Hồng Hải, 2016. Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại Tổng Công ty Phân
bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo). .......................................................................... 21
Nguyễn Thúy Hằng, 2012. Xác lập mô hình dự toán và báo cáo dự toán ngân sách
cho các loại hình doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 2. ......................... 21

2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI .............................22
Frow. N.. Marginson. D. & Ogden. S., 2010. ‘‘Continuous” budgeting: Reconciling
budget flexibility with budgetary control. Accounting. Organizations and Society.
Volume 35. pp. 444-461. ............................................................................................. 22
Lueg. R. & Lu. S., 2013. How to Improve Efficiency in Budgeting - The Case of
Business Intelligence in SMEs. European Journal of Management. pp. 109-120. ..... 24
Orlando. J., 2009. Turning Budgeting Pain into Budgeting Gain. Strategic Finance.
Volume March 2009. pp. 47-51. .................................................................................. 25


2.3. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................29
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN – TÁC ĐỘNG ...........................................................................30
3.1. KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .............................................30
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu chung......................................................................... 30
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................... 30
3.1.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 31
3.1.4. Đánh giá những ưu, nhược điểm trong công tác dự toán ngân sách tại Công ty
BMC............................................................................................................................. 39

3.2. DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN - TÁC ĐỘNG .................................................44


3.2.1. Những nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm .............................................. 44
3.2.2. Tác động của những nhược điểm đến kết quả và hiệu quả hoạt động tại Công ty
BMC............................................................................................................................. 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................46
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY BMC 47
4.1. KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN .................................................................47
4.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DTNS ................................48
4.2.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác DTNS tại công ty BMC ...................................... 48
4.2.2. Quan điểm hoàn thiện công tác DTNS .............................................................. 48
4.2.3. Hoàn thiện mô hình dự toán ngân sách .............................................................. 49
4.2.4. Hoàn thiện quy trình lập dự toán ngân sách ...................................................... 51
4.2.5. Hoàn thiện các dự toán ngân sách ..................................................................... 55
4.2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán ................................................................... 63
4.2.7. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại cho công tác dự toán ngân

sách .............................................................................................................................. 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC DỰ TOÁN NGÂN SÁCH .................................................................67
5.1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..............................................67
5.1.1. Phân công nhiệm vụ thực hiện ........................................................................... 67
5.1.2. Các công việc cụ thể phải làm ........................................................................... 67
5.1.3. Thời gian và tiến độ thực hiện ........................................................................... 68

5.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP ........................................................................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1: Quy mô tài sản Công ty BMC ........................................................ 9
Bảng 1.2: Quy mô các bộ phận tại Công ty BMC .......................................... 9
Bảng 1.3: Quy mô lao động Công ty BMC..................................................... 9
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh tại BMC ................... 10
Bảng 3.1: Bảng dự toán tiêu thụ Két sắt NH-650 năm 2019 .......................... 33
Bảng 3.2: Bảng dự toán sản xuất Két sắt NH-650 năm 2019 ......................... 34
Bảng 3.3: Bảng dự toán mua hàng Két sắt NH-650 năm 2019....................... 35
Bảng 3.4: Bảng dự toán CP NCTT cho 1 SP Két sắt NH-650 ...................... 37
Bảng 5.1: Phân công thực hiện giải pháp ........................................................ 66
Bảng 5.2: Tiến độ thực hiện giải pháp ............................................................ 68



DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty .......................................... 6
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại công ty .................................... 13
Sơ đồ 2.1: Mô hình cải thiện hiệu quả của việc lập ngân sách ....................... 26
Sơ đồ 4.1 : Mô hình lập dự toán ngân sách đề xuất ........................................ 49
Sơ đồ 4.2: Tổ chức bộ máy kế toán đề xuất .................................................... 63


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
Từ viết tắt

Nội dung

BMC

Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


BTGĐ

Ban Tổng Giám đốc

CĐKT

Cân đối kế toán

CP

Cổ phần

CP BH

Chi phí Bán hàng

CP NVLTT

Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp

CP NCTT

Chi phí Nhân công trực tiếp

CP QLDN

Chi phí Quản lý doanh nghiệp

CP TP tồn kho


Chi phí Thành phẩm tồn kho

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

DT

Doanh thu

DTNS

Dự toán ngân sách

DV

Dịch vụ

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

ĐVT

Đơn vị tính

KH và ĐT

Kế hoạch và Đầu tư


KH

Kế hoạch

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

KTQT

Kế toán quản trị

NC

Nhân công

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NVL

Nguyên vật liệu

TH


Thực hiện


Từ viết tắt

Nội dung

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT KD-TT

Trung tâm Kinh doanh – Tiếp thị

TT KT-CL

Trung tâm Kỹ thuật – Chất lượng

TSCĐ

Tài sản cố định

PEP

Quy trình Hiệu suất xuất sắc (Performance Excellence Process)

ROS

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Return on sales)


ROA

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Return on Assets)

ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small to Medium Enterprise)

SP

Sản phẩm

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XN

Xí nghiệp

XD-TBAT


Xây dựng – Thiết bị an toàn


TÓM TẮT
Trước những thách thức từ môi trường kinh doanh và yếu tố nội tại, định
hướng phát triển linh hoạt, phù hợp là vấn đề trọng yếu của BMC. Tuy nhiên, công
tác dự toán ngân sách của công ty còn nhiều hạn chế: mô hình dự toán không phù
hợp, báo cáo dự toán thiếu đầy đủ và chưa chính xác. Với phương pháp nghiên cứu
định tính, mà cụ thể là phỏng vấn chuyên gia và thu thập, so sánh, phân tích dữ liệu,
kết quả nghiên cứu cho thấy công tác dự toán ngân sách đang thiếu sự quan tâm,
tham gia của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên; căn cứ xác định chưa chắc chắn;
nội dung sơ lược, phức tạp và chưa tính toán đến ảnh hưởng của điều kiện khách
quan thực tế. Nhằm góp phần cải thiện công tác dự toán ngân sách của BMC, giúp
ban lãnh đạo công ty có cơ sở chính xác để đưa ra những quyết định điều hành kịp
thời, tác giả đề xuất áp dụng mô hình thông tin phản hồi; bổ sung dự toán bảng cân
đối kế toán; điều chỉnh căn cứ xác định chỉ tiêu trong báo cáo dự toán; thành lập bộ
phận kế toán quản trị; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự
lập dự toán và đầu tư phần mềm dự toán ngân sách phù hợp điều kiện kinh phí, đặc
điểm doanh nghiệp.
Từ khóa: hoàn thiện, ngân sách, dự toán …


ABSTRACT
Thesis title: Improving the budget estimate at Banking Mechanical Joint
Stock Company
Abstract:
Facing challenges from the business environment and internal factors, the
flexibility in development orientation is a key of BMC. However, the budget
estimation of the company has many shortcomings: inappropriate estimation model,

incomplete and inaccurate estimation report. With the method of interviewing
experts and collecting, comparing, analyzing data, the research results show that
budget estimation is lack of caring of managers and all employees; the standard is
uncertain. In order to contribute to improving the budget estimation of BMC, it
helps the company’s leaders have a standard to make executive decisions on time.
The author proposes to apply a feedback model; supplement the accounting balance
sheet; adjusting the standard to determine targets in the estimate report; establishing
the department in managing accounting; training improving the professional
qualifications of the staff, investing software that estimate budgets to be suitable
with the economy of company.
Keywords: improvement, budget, estimation …


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Tp. HCM. ngày …… tháng …… năm 2019
Tổng Giám Đốc


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp, để đối phó với những diễn
biến phức tạp của tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới, đồng thời nâng
cao sức cạnh tranh, đón đầu những cơ hội mới, đòi hỏi các nhà quản trị cần cải thiện
hiệu suất hoạt động, chèo lái doanh nghiệp đi theo những chiến lược kinh doanh bài
bản, có tầm nhìn. Bất cứ một tổ chức nào khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cũng cần
phải có một ngân sách đảm bảo cho mọi hoạt động được vận hành ổn định. Và để
thực hiện được điều này, dự toán ngân sách là một trong những quy trình cơ bản
nhất và đóng vai trò hết sức quan trọng. Để biết chính xác ngân sách như thế nào là
hợp lý, đáp ứng từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi phải xây dựng
và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách. Công tác này đóng vai trò là kim chỉ nam
định hướng sự phát triển, điều chỉnh mọi hoạt động đi theo đường hướng đã được
xem xét, phân tích kỹ lưỡng. Đây là công cụ hỗ trợ nhà quản trị hoạch định, kiểm
soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dự toán ngân sách là kế hoạch toàn diện
trong một thời gian tương lai cụ thể để kiểm soát doanh nghiệp đi đúng hướng và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, phối hợp quản lý nội bộ tốt hơn, tránh tình trạng chi
tiêu vượt mức.
Hiện nay, công tác dự toán ngân sách chính là vấn đề trọng tâm của Công ty
Cổ phần Cơ khí Ngân hàng (BMC) – doanh nghiệp dẫn đầu về thiết kế, sản xuất,
kinh doanh và lắp đặt các sản phẩm trong lĩnh vực phục vụ hoạt động bảo quản và
lưu thông tiền, vàng bạc, đá quý…và tài liệu bảo mật. Trong năm 2018, BMC đã
gặp nhiều thách thức trong điều kiện sản xuất kinh doanh từ biến động thị trường

nguyên vật liệu chính (sắt, thép) đến tác động sụt giảm doanh số các mặt hàng chủ
lực do quá trình thu hẹp, tái cơ cấu tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng và xu
thế Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền
mặt. Đồng thời, cũng trong giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của công ty cũng có sự
thay đổi đáng kể dưới sự điều hành của Hội đồng Quản trị mới, Ban Tổng Giám đốc
mới với mục tiêu chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ hướng tự sản xuất sang thuê


2

gia công bên ngoài, đảm bảo hệ thống quản lý ISO 9001-2008 đáp ứng các tiêu
chuẩn mới của ISO 9001-2015 với giấy chứng nhận của Trung tâm Chứng nhận
Phù hợp (QUACERT). Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có những biện pháp khắc phục
và hoàn thiện công tác dự toán ngân sách hiện hành tại công ty để phù hợp với tình
hình hoạt động kinh doanh mới.
Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ
phần Cơ khí Ngân hàng” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác dự toán ngân sách, góp phần phát huy tính hữu ích
của công cụ này vào quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: Qua phân tích thực trạng lập dự toán ngân sách tại
Công ty BMC, luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích nguyên nhân tác động đến
hiệu quả của công tác. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác dự toán ngân
sách tại Công ty BMC.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích những nguyên nhân dẫn đến nhược điểm của việc lập dự toán tại
Công ty BMC.
+ Đánh giá thực trạng về dự toán ngân sách tại Công ty BMC.
+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty BMC.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về dự toán ngân sách
ngắn hạn tại Công ty CP Cơ khí Ngân hàng.
- Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng (BMC).
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu,
chứng từ năm 2016 - năm 2018.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp định tính để thực hiện nghiên cứu. Trong đó:
- Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận, thu thập, tổng hợp, phân tích để
thiết lập tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.


3

- Luận văn sử dụng phương pháp quan sát, thống kê mô tả, tổng hợp, thu
thập thông tin thực tế từ công ty, phỏng vấn chuyên gia, từ đó đánh giá thực trạng
công tác dự toán ngân sách tại Công ty BMC.
- Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, suy luận để đề xuất
những giải pháp hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty BMC.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Dựa trên những phân tích. đánh giá về thực trạng công tác dự toán ngân sách
tại công ty BMC, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và kế hoạch thực
hiện cụ thể để nâng cao chất lượng công tác dự toán ngân sách.


4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BMC VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DTNS TẠI CÔNG TY
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY BMC

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty BMC
Tên công ty: Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng
Tên tiếng Anh: Banking Mechanical Joint Stock Company
Tên viết tắt: BMC
Trụ sở chính: Số 7 Phạm Văn Hai, Phường 01, Quận Tân Bình, TP. HCM.
Điện thoại: (028) 38 444 663 – 39 975 067
Fax: (028) 38 441 596
Chi nhánh Hà Nội: 50 Đường Trung Yên 9A, Phường Yên Hòa, Quận Cầu
Giấy, TP. Hà Nội.
Chi nhánh Trần Đại Nghĩa: B19/400L Đường Trần Đại Nghĩa, Ấp 2, Xã Tân
Nhựt, Huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Cửa hàng: 431 Lê Hồng Phong, Phường 02, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Website: www.cknh.vn
Giấy Chứng nhận ĐKKD số 0300462855 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM cấp, đăng ký lần đầu ngày 17/02/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày
13/8/2018.
Vốn điều lệ ban đầu: 9.698.440.000 đồng (Chín tỷ sáu trăm chín mươi tám
triệu bốn trăm bốn mươi nghìn đồng)
Vốn điều lệ: 63.136.850.000 đồng (Sáu mươi ba tỷ một trăm ba mươi sáu
triệu tám trăm. năm mươi nghìn đồng)
Sau năm 1975, để đáp ứng nhu cầu quá lớn về phương tiện bảo quản an toàn
kho quỹ, tài liệu của các ngân hàng khu vực phía Nam, từ một xưởng sửa chữa ô tô
của tư nhân tiếp quản từ chế độ cũ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đã ban hành Quyết định số 95/NH-QĐ ngày 02/10/1976 thành lập Xí nghiệp Cơ khí


5

Ngân hàng – trực thuộc NHNN Việt Nam với nhiệm vụ “sản xuất két sắt. hòm sắt
và sửa chữa ô tô theo chỉ tiêu kế hoạch. số lượng và chất lượng của ngành”.

Năm 1996, công ty được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì và
Hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1991-1995 góp phần
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày 01/6/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 668/QĐNHNN về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty Cơ khí Ngân hàng II.
Ngày 17/02/2005, Công ty Cổ phần Cơ khí Ngân hàng đã tiến hành đăng ký
kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003119 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp và chính thức hoạt động với vốn điều lệ
đăng ký là 9.698.440.000 đồng.
Năm 2010, BMC được nhận giải “Thương hiệu Nổi tiếng Quốc gia 2010”.
Ngày 15/12/2015, vốn điều lệ tăng lên 63.136.850.000 đồng theo giấy Chứng
nhận ĐKKD (đăng ký thay đổi lần thứ 8) của Sở KH và ĐT TP. Hồ Chí Minh.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty BMC
+ Chức năng
Công ty BMC chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng
cho hoạt động bảo quản, lưu thông tiền tệ, vàng bạc và chứng từ có giá trị… đảm
bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, kho bạc và các tổ chức khác theo yêu cầu.
+ Lĩnh vực kinh doanh
- Tư vấn thiết kế, sản xuất, lắp đặt cửa kho bạc, cửa chống cháy, thoát hiểm.
- Sản xuất két sắt, khóa két sắt, tủ, kệ, thùng xe chở tiền- vàng bạc.
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống đột nhập,
camera quan sát, hệ thống hút ẩm, bảng tỉ giá, xếp hàng tự động…
- Mua bán vật tư, phụ tùng, linh kiện ngành ngân hàng như máy kiểm đếm,
đổi tiền, trả tiền tự động, vật tư phục vụ hoạt động bảo quản và lưu thông tiền tệ…


6

1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


CHI NHÁNH
HÀ NỘI

TRUNG
TÂM KINH
DOANH –
TIẾP THỊ

Nhóm Hành
chính – Kế
toán

Nhóm Kinh
doanh –
Tiếp thị

Nhóm Kinh
doanh sản
phẩm

Nhóm
Bảo trì, sửa
chữa thiết bị
kho quỹ

Nhóm Lắp
đặt thiết bị
an toàn


Nhóm
Giao hàng

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH –
NHÂN SỰ
Nhóm
Hành chính
Nhóm
Nhân sự
Nhóm
Bảo vệ

TRUNG TÂM
KỸ THUẬT –
CHẤT
LƯỢNG

XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG
– THIẾT BỊ
AN TOÀN

Nhóm
Tài chính –
Kế toán

Nhóm
Thiết kế – Kỹ

thuật

Nhóm
Thiết kế, dự
toán, quyết
toán

Nhóm
Quản lý kho

Nhóm
Quản lý chất
lượng

PHÒNG TÀI
CHÍNH – KẾ
TOÁN

Nhóm
Cơ điện

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự - Công ty BMC)

XÍ NGHIỆP
CƠ KHÍ –
CHI NHÁNH
TRẦN ĐẠI
NGHĨA
Nhóm kỹ

thuật
Tổ cơ khí

Nhóm
Thi công
lắp đặt, sửa
chữa thiết bị

Nhóm
Xây dựng

Tổ sắt
Tổ hàn
Tổ lắp ráp
Tổ sơn


7

+ Ban Tổng Giám đốc
- Điều hành, quản lý và xây dựng kế hoạch sản xuất, chiến lược kinh doanh.
hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết của công ty với các tổ chức kinh tế khác. Đồng
thời, giám sát, kiểm soát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty.
+ Trung tâm Kinh doanh – Tiếp thị
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường, tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo,
hội nghị khách hàng… theo tình hình thị trường.
- Thừa lệnh Ban Tổng Giám đốc lập và ký kết các hợp đồng mua bán, bảng
báo giá, chứng từ hóa đơn của công ty với khách hàng.
- Chăm sóc, giải quyết kịp thời các yêu cầu, sự cố của khách hàng.
+Phòng Hành chính – Nhân sự

- Quản lý việc tuyển dụng, đào tạo người lao động; phát động các phong trào
thi đua và giải quyết các các chế độ theo quy định của Nhà nước về tiền lương, bảo
hiểm, khen thưởng, kỷ luật…
+Phòng Tài chính – Kế toán
- Tham mưu, tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho Ban Tổng
Giám đốc đưa ra những giải pháp điều hành kịp thời và phù hợp để điều chỉnh tình
hình hoạt động kinh doanh trong công ty.
- Thực hiện phản ánh chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ hạch toán kế toán,
thống kê, quản lý tài sản và lập các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước
và điều lệ của công ty.
+ Trung tâm Kỹ thuật – Chất lượng
- Tiến hành nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mới, xây dựng và tổ chức thực
hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất. quy trình kiểm tra chất lượng sản
phẩm hợp lý…Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.
- Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề cho công nhân.
+Xí nghiệp Xây dựng – Thiết bị an toàn
Khảo sát hiện trạng, tư vấn, thiết kế và lập dự toán, báo giá…các công trình
sửa chữa nâng cấp, xây dựng, lắp đặt mới hệ thống thiết bị an toàn theo yêu cầu của
khách hàng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước quy định.


8

+ Xí nghiệp Cơ khí
Thực hiện các hoạt động sản xuất đáp ứng quy định kỹ thuật, chất lượng…và
đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch sản xuất do Ban Tổng Giám đốc phân công.
1.1.4. Quy mô công ty
+ Quy mô tài sản
Bảng 1.1: Quy mô tài sản Công ty BMC
(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng giá trị tài sản

110.568.629.605

96.293.217.333

56.638.172.963

Tài sản ngắn hạn

14.987.337.588

33.378.842.315

8.183.462.187

Tài sản dài hạn

95.581.292.017

62.914.375.018


51.454.710.776

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán - Công ty BMC)
+ Quy mô nhà xưởng
Bảng 1.2: Quy mô các bộ phận tại Công ty BMC
(Đơn vị tính: m2)
Bộ phận
Văn phòng

Diện tích
2.017.3

Chi Nhánh Hà Nội

18.5

Chi Nhánh Trần Đại Nghĩa
Cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm

3.426.6
262.4

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán - Công ty BMC)
+ Quy mô lao động
Tính đến ngày 31/12/2018. tổng số lao động của công ty là 61 người.
Bảng 1.3: Quy mô lao động Công ty BMC
Tiêu chí

Số người


Tỷ lệ (%)

I

Phân theo giới tính

1

Nam

50

81,97

2

Nữ

11

18,03


9

II

Phân theo trình độ lao động

1


Đại học và trên đại học

24

39,34

2

Cao đẳng. trung cấp

20

32,79

3

Đã đào tạo qua trường công nhân kỹ thuật. dạy nghề

17

27,87

III

Phân theo loại hợp đồng

1

Hợp đồng không xác định thời hạn


32

52,46

2

Hợp đồng từ 1-3 năm

29

47,54

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự - Công ty BMC)
1.1.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty BMC
Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh tại BMC
Chỉ tiêu

STT

ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

1


Doanh thu

Đồng

40.307.239.799

37.263.433.805 30.364.700.304

2

Lợi nhuận sau thuế

Đồng

1.348.847.743

12.218.643.072 (1.747.770.964)

3

Tổng tài sản

Đồng

110.568.629.605 96.293.217.333 56.638.172.963

4

Vốn chủ sở hữu


Đồng

66.652.990.710

5

ROS

%

3,35

32,79

-5,76

6

ROA

%

1,22

12,69

-3,09

7


ROE

%

2,02

20,84

-3,09

58.625.746.842 56.566.975.878

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán - Công ty BMC)
Nhìn chung, doanh thu công ty đang có xu hướng sụt giảm qua các năm.
Doanh thu năm 2017 giảm 3.043.805.994 đồng. tương ứng 7,55% so với năm 2016
và doanh thu năm 2018 giảm 6.898.733.501 đồng. tương ứng 18,51% so với năm
2017. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đẩy
mạnh hoạt động tái cơ cấu. sáp nhập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
dẫn đến số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng - nhóm khách hàng
chính của công ty bị giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm doanh thu của các sản phẩm
truyền thống và dịch vụ sửa chữa, lắp đặt thiết bị an toàn.


10

Trong khi, lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng nhảy vọt đột biến
10.869.795.329 đồng. tức 805,86% so với năm 2016, đến năm 2018 sụt giảm
13.966.414.036 đồng, tương đương 114,3% so với năm 2017. Sự biến động này bắt
nguồn từ khoản lãi đầu tư chứng khoán và cổ tức được chia trong năm 2017 của

công ty là 18.103.515.406 đồng khi thoái vốn khỏi công ty con là Công ty CP Dược
phẩm Bến Tre. công ty liên doanh, liên kết ( Công ty CP sách và dịch vụ văn hóa
Long An) và năm 2018, ngoài khoản chi trả cổ tức cho cổ đông. công ty còn phát
sinh khoản tiền phạt 7.365.000.000 đồng do sử dụng đất sai mục đích.
Mặt khác, tài sản của công ty trong năm 2017 giảm 14.275.412.272 đồng.
khoảng 12,91% so với năm 2016 là do trong năm 2017 công ty có cắt giảm một số
khoản đầu tư tài chính dài hạn. Qua năm 2018, tài sản công ty lại tiếp tục giảm sâu
39.655.044.370 đồng, tương đương 41,18% so với năm 2017 do công ty tiếp tục
thực hiện cắt giảm một số khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, năm 2017 giảm 8.027.243.868 đồng
(12,04 %) so với năm 2016 và năm 2018 giảm 2.058.770.964 đồng. tương đương
3,51% so với năm 2017.
Tỷ số ROS năm 2017 tăng 29,44% so với năm 2016 do công ty nhận khoản
lãi lớn từ khoản đầu tư tài chính dài hạn. nhưng năm 2018 đã cắt giảm đầu tư lĩnh
vực này để tập trung nguồn lực mảng kinh doanh chính dẫn đến ROS giảm 38,55%
so với năm 2017. Cùng xu hướng đó, tỷ số ROA và ROE của công ty năm 2017
tăng so với năm 2016 tương ứng là 11,47%, 18,82%; năm 2018 giảm 15,77% và
23,93% so với năm 2017.
1.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
+ Thuận lợi
BMC tiền thân là một đơn vị trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Vì
vậy, với kinh nghiệm tham mưu. tư vấn cho Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về
tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ phục vụ hoạt động bảo quản và lưu
thông tiền tệ, công ty CP Cơ khí Ngân hàng luôn được biết đến là công ty dẫn đầu
thị trường về uy tín và chất lượng sản phẩm.


11

Trong suốt 43 năm hoạt động và phát triển, công ty đã tạo dựng nên thương

hiệu được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng sản phẩm đảm bảo, mẫu mã đa
dạng. giá cả hợp lý, chế độ hậu mãi và bảo hành chu đáo. Đối tượng khách hàng của
công ty rất đa dạng, bao gồm các tổ chức tài chính tín dụng trong nước và một số cơ
quan khác như Bộ Công an, hệ thống kho bạc, Cục Thuế, bưu điện các tỉnh…Hơn
nữa, hiện nay công ty còn xuất khẩu các sản phẩm chuyên dùng sang thị trường các
nước Úc, Nhật, Hà Lan.
Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức được xây dựng theo hướng chuyên môn hóa,
phù hợp quy trình sản xuất, cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn,
tay nghề giỏi đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
+ Khó khăn
Tình hình leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Quốc tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng toàn cầu và kéo theo biến động mạnh
trên thị trường hàng hóa. Đặc biệt, năm 2019, diễn biến giá điện, giá xăng, giá
nguyên vật liệu chính sắt thép tăng cao, trong khi hệ thống máy móc, thiết bị lạc
hậu, năng suất thấp, đẩy chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhảy
vọt. Hơn nữa, quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng và xu
thế Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hướng tới một nền kinh tế không dùng tiền
mặt khiến cho thị trường tiêu thụ trong nước của công ty bị thu hẹp. Một số đối thủ
cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh. máy móc thiết bị hiện đại như Hòa Phát, Xí
nghiệp X30…cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh,
khiến cho doanh số công ty sụt giảm.
Đồng thời, từ năm 2017, công ty có sự thay đổi trong đội ngũ ban lãnh đạo
cấp cao dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, đường lối hoạt động kinh doanh.
Do mới tiếp quản điều hành, Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc chưa nắm
rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như chưa thiết lập
được mối quan hệ thân thiết với hệ thống khách hàng lâu năm và đội ngũ công nhân
viên. Với định hướng chuyển đổi hoạt động kinh doanh từ hướng tự sản xuất sang
thuê gia công bên ngoài, đảm bảo hệ thống quản lý ISO 9001-2008 đáp ứng các tiêu



12

chuẩn của ISO 9001-2015, Ban Tổng Giám đốc cũng gặp nhiều khó khăn, thách
thức trong phối hợp, quản lý với các đơn vị cấp dưới.
+ Phương hướng phát triển
Mục tiêu của công ty là giữ vững vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế
tạo, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo quản và lưu thông
tiền, vàng bạc, đá quý, hồ sơ mật… tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, công ty đề
ra những mục tiêu cụ thể sau:
- Bảo đảm vận hành tốt hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO
9001-2008 và thực hiện nâng cấp, chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu
chuẩn ISO 9001-2015.
- Năm 2019 phấn đấu vượt 15% chỉ tiêu về doanh số so với năm 2018.
1.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty BMC
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài
chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Niên độ kế toán bắt đầu từ
ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Công ty áp dụng hình
thức kế toán Chứng từ ghi sổ và tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng, các phần hành thực hiện ghi chép, theo dõi, báo
cáo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo số liệu kế toán tài chính.
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Kế toán
thanh toán

Kế toán
tiền lương


Kế toán
các đơn vị
trực thuộc

Kế toán
vật tư

Thủ quỹ

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại công ty
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán - Công ty BMC)


13

- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý Phòng Tài chính - Kế
toán; phân công kế toán viên phụ trách lập chứng từ, tổ chức ghi sổ kế toán các
nghiệp vụ phát sinh, lập báo cáo tài chính theo đúng niên độ kế toán;
- Kế toán tổng hợp: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp các báo cáo của kế toán
viên và trình Kế toán trưởng phê duyệt.
- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thanh toán, tiền gửi ngân hàng và
công nợ của công ty.
- Kế toán tiền lương: tính tiền lương, các khoản trích theo lương của người
lao động trong toàn công ty.
- Kế toán vật tư: theo dõi, kiểm tra tình hình xuất nhập tồn kho của công ty.
- Kế toán các đơn vị trực thuộc: có trách nhiệm theo dõi, lập sổ sách, chứng
từ tình hình thu chi nội bộ tại đơn vị và báo cáo kịp thời cho Kế toán trưởng và Kế
toán tổng hợp theo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ nhu cầu quản lý của công ty.
- Thủ quỹ: theo dõi và lập phiếu thu, phiếu chi, quản lý tiền mặt tại công ty.

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC DTNS
1.2.1. Vai trò của công tác dự toán ngân sách trong doanh nghiệp
Dự toán ngân sách là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc thực hiện các chức
năng của nhà quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu những quyết
định sai lầm, hạn chế rủi ro về thị trường, năng suất lao động. nguồn lực khi đối phó
với tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế và sự canh tranh gay gắt khốc liệt
với các đối thủ kinh doanh, bao gồm:
+ Chức năng lập kế hoạch
Dự toán ngân sách giúp nhà quản trị xác định mục tiêu mà doanh nghiệp có
thể đạt được trong tương lai, đồng thời ước tính nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.
Nếu kết quả dự toán không tốt thì các nhà quản trị cần phải điều chỉnh để thay đổi
kết quả không mong đợi đó. Vai trò này của dự toán ngân sách thể hiện ở việc lập
dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất,
dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phí sản xuất
chung, dự toán chi phí bán hàng…. Ví dụ nhà quản trị phải biết được doanh thu kỳ


×