Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả quản lý các bộ phận tại công ty TNHH juki việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI HOÀNG THUẤN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ QUẢN LÝ CỦA
CÁC BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY TNHH JUKI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI HOÀNG THUẤN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ QUẢN LÝ CỦA CÁC
BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY TNHH JUKI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng)
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS LÊ ĐÌNH TRỰC

Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Bùi Hoàng Thuấn xin cam đoan rằng đề tài luận văn “ Hoàn thiện hệ
thống đánh giá thành quả quản lý các bộ phận tại công ty TNHH Juki Việt Nam” là
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đình Trực, luận văn này
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nội dung và cam đoan.
Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Thuấn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
2. Tổng quan một số nghiên cứu về hệ thống đánh giá thành quả quản lý .... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Phương Pháp Nghiên cứu ................................................................................ 2
6. Ý Nghĩa Đề tài ................................................................................................... 3
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ JVC VÀ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH
QUẢ QUẢN LÝ CỦA CÁC BỘ PHẬN TẠI JVC ................................................. 5

1.1 Giới thiệu khái quát về JVC ............................................................................ 5
1.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 5
1.2.1 NM gia công hay Bộ phận gia công linh kiện máy may công nghiệp ..... 7
1.2.2 NM Đúc hay bộ phận đúc chính xác: ........................................................ 7
1.2.3 NM lắp ráp hay bộ phận Lắp ráp máy may CN ........................................ 8


1.2.4 Đảm bảo chất lượng ................................................................................... 9
1.2.5 Kỹ thuật sản xuất ........................................................................................ 9
1.2.6 Nghiên cứu và phát triển (“R&D”) ......................................................... 10
1.2.7 Văn Phòng ................................................................................................ 10
1.3 Bối cảnh của ngành máy may. ....................................................................... 10
1.4 Báo cáo bộ phận tại JVC ................................................................................ 11
1.5 Hệ thống đánh giá thành quả quản lý các bộ phận tại JVC ....................... 13
1.5.1 Đánh giá thành quả quản lý bộ phận gia công linh kiện máy may công
nghiệp (NM gia công). ....................................................................................... 13
1.5.2 Đánh giá thành quả quản lý BP đúc chính xác (NM Đúc ). .................. 16
1.5.3 Đánh giá thành quả quản lý BP Lắp ráp máy may CN (NM lắp ráp) ... 18
1.6 Giao dịch nội bộ tại JVC ................................................................................ 21
1.6.1 NM Đúc bán cho NM Gia công ............................................................... 21
1.6.2 NM Gia Công bán cho NM Lắp ráp ........................................................ 21
1.7 Hạn chế của hệ thống đánh giá thành quả quản lý các BP tại JVC........... 22
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN
PHẨM CHUYỂN GIAO......................................................................................... 23
2.1 Báo cáo thu nhập bộ phận (Segmented Income Statements) ...................... 23
2.1.1 Chi phí cố định có thể kiểm soát, Định phí chung, Số dư bộ phận ....... 23
2.1.2 Xác định chi phí cố định có thể kiểm soát. .............................................. 24
2.2 Minh họa báo cáo thu nhập bộ phận............................................................. 25
2.2.1 Các mức độ báo cáo thu nhập bộ phận ................................................... 26
2.2.2 Báo cáo thu nhập bộ phận và ra quyết định ........................................... 27

2.3 Những lỗi thường gặp khi lập báo cáo thu nhập bộ phận........................... 29
2.3.1 Phương pháp phân bổ chi phí có thể kiểm soát được của các BP không
phù hợp. ............................................................................................................. 29
2.3.2 Mắc Lỗi khi ghi nhận chi phí trực tiếp tại bộ phận ................................ 29


2.3.3 Cơ sở phân bổ không phù hợp ................................................................. 29
2.3.4 Phân bổ chi phí chung cho các BP một cách tùy ý ................................. 29
2.4 Định giá sản phẩm chuyển giao ..................................................................... 30
2.4.1 Mục tiêu của định giá sản phẩm chuyển giao ........................................ 30
2.4.2 Phương Pháp định giá SP chuyển giao................................................... 30
2.4.3 Nguyên tắc định giá SP chuyển giao ....................................................... 34
CHƯƠNG 3 KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN - TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ
QUẢN LÝ CỦA CÁC BỘ PHẬN .......................................................................... 38
3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết................................................................. 38
3.1.1 Các phương pháp nghiên cứu ................................................................. 38
3.1.2 Những Kết quả thu được .......................................................................... 38
3.1.2.1 Đánh giá thành quả quản lý của các BP dựa vào chỉ tiêu LN trước
thuế ................................................................................................................... 38
3.1.2.2 Phân bổ CP chung để tính LN trước thuế của các BP tại JVC ........ 39
3.1.2.3 Định giá sản phẩm chuyển giao khi phát sinh giao dịch nội bộ ....... 42
3.1.3 Khẳng định vấn đề đang tồn tại tại JVC ................................................. 47
3.2 Dự đoán nguyên nhân - tác động đến hệ thống đánh giá thành quả quản lý
của các bộ phận ..................................................................................................... 48
3.2.1 Đánh giá thành quả quản lý dựa vào chi tiêu lợi nhuận ....................... 48
3.2.2 Phân bổ CP đến các BP ........................................................................... 48
3.2.3 Định giá sản phẩm chuyển giao .............................................................. 49
CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .. 51
4.1 Kiểm Chứng nguyên nhân ............................................................................. 51

4.1.1 Đánh giá thành quả quản lý dựa vào chi tiêu LN .................................. 51
4.1.2 Phân bổ CP đến các BP ........................................................................... 52
4.1.3 Định giá sản phẩm chuyển giao .............................................................. 53
4.1.3.1 NM Đúc bán sản phẩm cho NM Gia Công ........................................ 53


4.1.3.2 NM Gia công bán sản phẩm cho NM Lắp ráp ................................... 54
4.2 Đề xuất giải pháp ............................................................................................ 56
4.2.1 Đánh giá thành quả quản lý các BP dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận. .......... 56
4.2.2 Định giá sản phẩm chuyển giao .............................................................. 58
4.2.2.1 NM Đúc bán sản phẩm cho NM Gia Công ........................................ 59
4.2.2.2 NM Gia công bán sản phẩm cho NM Lắp ráp ................................... 61
CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ...................................... 64
5.1 Mục tiêu phấn đấu .......................................................................................... 64
5.2 Phân chia trách nhiệm .................................................................................... 64
5.3 Tiêu thức đánh giá và thời gian thực hiện .................................................... 64
5.3.1 Tiêu thức đánh giá.................................................................................... 64
5.3.2 Thời gian thực hiện .................................................................................. 65
5.4 Chi tiết từng hành động .................................................................................. 65
Kết Luận: ................................................................................................................. 67
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
BP

Bộ phận

CN


Công nghiệp

CP

Chi Phí

JJP

JUKI COPORATION

JVC

Công ty TNHH Juki Việt Nam

LN

Lợi Nhuận

NM

Nhà Máy

P1

Giá Bán ra ngoài

P2

Giá bán nội bộ


SX

Sản xuất

VC

Biến phí


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Số TT

Số Bảng

Tên Bảng

1

Bảng 1.1 Bảng Báo cáo LN các BP tại JVC

2

Bảng 1.2 Bảng so sánh kết quả thực tế với kế hoạch của NM Gia Công

3

Bảng 1.3 Bảng so sánh kết quả thực tế với kế hoạch của NM đúc

4


Bảng 1.4 Bảng so sánh kết quả thực tế với kế hoạch của NM Lắp ráp

5
6

Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập thuần của ProphetMax, Inc.
Bảng 2.2 Báo cáo thu nhập chi tiết bộ phận của ProphetMax, Inc.

7

Bảng 2.3 Tác động của lợi nhuận khi ra quyết định của ProphetMax, Inc

8

Bảng 3.1 Minh họa cho tiêu thức và tỷ lệ phân bổ các chi phí.

9

Bảng 3.2 Bảng tính giá sản phẩm NM gia công

10

Bảng 3.3 Bảng tính giá sản phẩm NM đúc

11

Bảng 4.1 Những CP mà nhà quản lý các BP không kiểm soát được.

12


Bảng 4.2 Báo cáo số dư đảm phí của NM đúc cho 1 SP 122321U6

13

Bảng 4.3 Báo cáo số dư đảm phí của NM Gia công cho 1 SP 40030939

14

Bảng 4.4 Doanh thu và chi phí tại các NM

15

Bảng 4.5 Báo cáo LN của các NM theo dạng số dư đảm phí

16

Bảng 4.6

17

Bảng 4.7

18

Bảng 4.8

19

Bảng 4.9


Bảng tính giá SP chuyển giao tối thiểu của SP 122321U6 (công
suất nhàn rỗi)
Bảng tính giá SP chuyển giao tối thiểu của SP 122321U6 (50%
công suất)
Bảng tính giá SP chuyển giao tối thiểu của SP 40030939 (công
suất nhàn rỗi)
Bảng tính giá SP chuyển giao tối thiểu của SP 40030939 (50%
công suất)


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Số TT

Hình số

Tên Hình

1

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức JVC

2

Hình 1.2 Quy trình SX của NM gia công

3

Hình 1.3 Quy trình SX của NM đúc


4

Hình 1.4 Quy trình SX của NM lắp ráp

5

Hình 1.5 Sơ đồ giao dịch bán hàng nội bộ tại NM Đúc

6

Hình 1.6 Sơ đồ giao dịch bán hàng nội bộ tại NM Gia công

7

Hình 2.1 Sơ đồ phân khúc của ProphetMax, Inc.

8

Hình 2.2

9

Hình 3.1 Thể hiện những nguyên nhân dẫn đến kết quả

10

Hình 4.1 Giao dịch bán hàng tại NM đúc

11


Hình 4.2 Giao dịch bán hàng tại NM gia công

Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp định giá SP
chuyển giao


TÓM TẮT
Trên cơ sở lý thuyết về Báo cáo bộ phận “Managerial Accounting, fourteenth edition,
p240-247” của H. Garrison, W. Noreen, C. Brewer, 2012, theo giáo trình lý thuyết
về định giá chuyển giao “Cost management A Strategic Emphasis, fifth edition, p800893” của Edward J. Blocher, David E. Stout, Gary Cokins, 2010. Bài viết đã thể hiện
lại lý thuyết làm căn cứu cho nghiên cứu. Theo đó, lý thuyết báo cáo bộ phận cho
thấy cách xác định các chỉ tiêu, sử dụng những chi tiêu nào để đánh giá thành quả
quản lý của các bộ phận, những hạn chế trên báo cáo, và sử dụng báo cáo để ra quyết
định, lý thuyết chuyển giá cho thấy các phương pháp chuyển giá, ưu, nhược điểm của
phương pháp chuyển giá và cách chọn phương pháp chuyển giá cho công ty. Tác giả
đã trình bày thực trạng về đánh giá thành quả quản lý các bộ phận tại công ty TNHH
Juki Việt Nam. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn
thiện hệ thống đánh giá thành quả quản lý các bộ phận, trong đó chủ yếu là giải pháp
cho các vấn đề: hoàn thiện của các báo cáo bộ phận, sử dụng phương pháp tính giá
chuyển giao hợp lý để mang lại sự công bằng cho các bộ phận để đạt được mục tiêu
chung cho công ty.
Từ khóa: Báo cáo bộ phận, định giá sản phẩm chuyển giao, đánh giá thành quả bộ
phận


ABSTRACT
Based on the theory of Segment Reporting "Managerial Accounting, fourteenth
edition, p240-247" by H. Garrison, W. Noreen, C. Brewer, 2012, according to the
theory of transfer pricing theory "Cost management A Strategic Emphasis, fifth
edition, p800-893 ” by Edward J. Blocher, David E. Stout, Gary Cokins, 2010. The

paper re-expresses the theory of research for research. Accordingly, Segment
reporting theory shows how to determine indicators, use which indicators to
evaluate Segments performance, report limitations, and use reports to make
decisions, transfer pricing theory shows methods of price transfer, advantages and
disadvantages of price transfer methods and how to choose transfer pricing methods
for company. The author presented the status of the Segments performance
evaluation at Juki Vietnam Co., Ltd.. The author has put forward some practical
solutions to improve the system of the Segments performance evaluation , which is
mainly a solution to the problems: improvement of Segment Reports. Use
reasonable transfer pricing methods to bring fairness to the Segment to achieve
common goals for the company.

Keyword: Segment Reporting, Transfer Pricing, Segments performance evaluation


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tổ chức kế toán cho các bộ phận, việc
đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận có vai trò rất quan trọng để nhà quản trị
cấp cao đưa ra quyết định mang đến tính thành bại của doanh nghiệp.
Đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận là một trong những nội dung của kế
toán quản trị, là phương thức mà nhà quản trị cấp cao đánh giá thành quả quản lý
của các bộ phận, đánh giá hiệu quả quá trình hoạt động của các bộ phận, để đưa ra
những quyết định phù hợp và kịp thời mở rộng hay thu hẹp đầu tư đến các bộ phận,
từ đó nhà quản trị cấp cao có giải pháp hợp lý để đạt được mục tiêu chung của toàn

doanh nghiệp.
JVC là môt công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có trụ sở tại Khu Chế Xuất Tân
Thuận, công ty có 3 bộ phận chủ yếu: Bộ Phận Gia công, Bộ phận Lắp ráp và Bộ
phận đúc tinh xảo. Trong công ty cũng có tổ chức kế toán cho các bộ phận trên.
Việc đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận hiện nay tại JVC chỉ dựa vào chỉ
tiêu lợi nhuận trước thuế của các bộ phận theo báo cáo tài chính, phương pháp định
giá sản phẩm chuyển giao khi có các giao dịch nội bộ chưa phù hợp, do đó, hệ
thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận tại JVC vẫn còn nhiều bất cập
cần phải hoàn thiện. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả quản lý
của các bộ phận tại JVC hiện nay mang tính cấp thiết, nhằm giúp cho các nhà quản
trị cấp cao đánh giá chính xác thành quả quản lý và hiệu quả hoạt động của các bộ
phận để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận, đưa ra các giải pháp kịp thời,
phù hợp cho các bộ phận và hướng đến mục tiêu chung của cả công ty.
Xuất phát từ những yếu tố cơ bản trên tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện
hệ thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận tại JVC” làm đề tài cho
luận văn nghiên cứu cho mình.


2

2. Tổng quan một số nghiên cứu về hệ thống đánh giá thành quả quản lý
Giáo trình “Cost Management: A strategic emphasis, fifth edition” của Edward J.
Blocher, David E. Stout, Gary Cokins, 2010.
Giáo trình “Managerial Accounting, fourteenth edition” của Ray H. Garrison, Eric
W. Noreen, Peter C. Brewer, 2012.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu việc sử dụng các báo cáo lợi nhuận của các bộ
phận theo hình thức số dư đảm phí để nhà quản trị cấp cao đánh giá thành quả quản
lý của các BP dựa trên chỉ tiêu số dư đảm phí, số dư bộ phận nhằm hoàn thiện hệ
thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận tại JVC để nhà quản trị cấp cao

đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận chính xác, sử dụng phương pháp tính
giá SP chuyển giao hợp lý trong các giao dịch nội bộ của các bộ phận, để nhận biết
chính xác thành quả quản lý của các nhà quản lý trong hoạt động của các bộ phận,
từ đó đưa ra quyết định cho việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư cho bộ phận nào. Như
vậy, mục tiêu cụ thể cần đặt ra là:
✓ Hiện trạng đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận bằng các chỉ tiêu lợi
nhuận trước thuế, số dư đảm phí, số dư bộ phận của các bộ phận tại JVC, định
giá SP chuyển giao trong giao dịch của các bộ phận tại JVC
✓ Hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận tại JVC
4. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu tác giả chỉ nghiên cứu trên phạm vi là đánh giá
thành quả quản lý dựa trên chỉ tiêu số dư đảm phí, số dư bộ phận trên báo cáo lợi
nhuận của các bộ phận theo hình thức số đảm phí của các bộ phận tại JVC, nghiên
cứu các phương pháp định giá chuyển giao sản phẩm khi có giao dịch nội bộ của
các bộ phận tại JVC.
5. Phương Pháp Nghiên cứu
✓ Để đạt được mục tiêu thứ nhất, tác giả đã nghiên cứu giáo trình
Giáo trình “Cost Management: A strategic emphasis, fifth edition” của Edward J.
Blocher, David E. Stout, Gary Cokins, 2010.


3

Giáo trình “Managerial Accounting, fourteenth edition” của Ray H. Garrison,
Eric W. Noreen, Peter C. Brewer, 2012.
Tác giả tiến hành thu thập thông tin trong báo cáo nội bộ công ty, phỏng vấn
giám đốc bộ phận và trưởng phòng các phòng ban.
✓ Sau khi nghiên cứu giáo trình, thu thập thông tin, phỏng vấn giám đốc bộ phận
và trưởng phòng các phòng ban, tác giả nhìn thấy được những ưu điểm và
những mặt hạn chế trong hệ thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận

tại JVC, định giá SP chuyển giao trong giao dịch của các bộ phận tại JVC từ
đó đưa ra giải pháp mang tính khả thi.
6. Ý Nghĩa Đề tài
Luân văn “ Hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận tại JVC”
có ý nghĩa về mặt thực tiễn là luận văn cho thấy thực trạng hệ thống đánh giá thành
quả quản lý của các bộ phận tại JVC. Từ đó đưa ra các giải pháp mang tính hiệu quả
cao nhằm vận dụng vào thực tiễn để phục vụ việc đánh giá thành quả quản lý của các
bộ phận tại JVC. Như vậy, các nhà quản lý cấp cao sẽ có được những thông tin đầy
đủ và hợp lý để ra quyết định kinh tế cho các BP tại JVC.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn được viết gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về công ty và hệ thống đánh giá thành quả quản lý của các
bộ phận tại công ty TNHH Juki Việt Nam
Giới thiệu về khái quát về công ty, giới thiệu về hệ thống đánh giá thành quả quản lý
các bộ phận tại công ty, các phương pháp đánh giá, những điểm còn hạn chế của hệ
thống đánh giá thành quả quản lý của các bộ phận tại công ty.
Chương 2: Tổng quan về báo cáo bộ phận và định giá SP chuyển giao
Giới thiệu lý thuyết về báo cáo bộ phận, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá thành
quả quản lý các bộ phận và lý thuyêt về định giá SP chuyển giao trong giao dịch nội
bộ.
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết và dự toán nguyên nhân-tác động
đến hệ thống đánh giá thành quả quản lý của các BP tại JVC


4

Giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phát hiện vấn đề đang
tồn tại, dự đoán nguyên nhân gây nên vấn đề và tác động của vấn đề đến hoạt động
của JVC
Chương 4 Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp

Kiểm chứng những nguyên nhân thật sự gây nên vấn đề và tìm những đề xuất để giải
quyết
Chương 5 Xây dựng kế hoạch hành động.
Đưa ra mục tiêu, thời gian và phân chia trách nhiệm để giải quyết vấn đề, đánh giá
quá trình và kết quả của quá trình giải quyết vấn đề.


5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ JVC VÀ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THÀNH
QUẢ QUẢN LÝ CỦA CÁC BỘ PHẬN TẠI JVC
1.1 Giới thiệu khái quát về JVC
JVC được thành lập tại Việt Nam dưới hình thức là công ty con với 100% sở hữu bởi
JJP - một công ty có trụ sở tại Nhật Bản, theo Giấy phép Đầu tư số 011/GPDT ngày
28 tháng 03 năm 1994 và được thay thế bằng Giấy chứng nhận Đầu tư sửa đổi số
7622255247 ngày 04 tháng 12 năm 2015 do Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu
chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Công ty có trụ sở tại Lô BE.28-40 Đường Tân Thuận và Lô BI.29-33 Đường số 6,
Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động chính của Công ty bao gồm:
(i) sản xuất linh kiện máy may công nghiệp và gia đình;
(ii) lắp ráp các loại máy vắt sổ;
(iii) đúc tinh xảo các linh kiện chính xác (như linh kiện máy may, máy cơ khí, v.v…);
(iv) sản xuất, lắp ráp và sửa chữa hoàn chỉnh gá dập đầu dây điện;
(v) gia công cơ khí các linh kiện và phụ tùng cho ngành công nghiệp;
(vi) thiết kế và sản xuất khuôn;
(vii) sản xuất linh kiện cho máy gắn bo mạch điện tử; và
(viii) cung cấp dịch vụ xi mạ chân không.
Hoạt động kinh doanh của JVC được thực hiện thông qua 03 NM:
➢ NM 1: Đúc

➢ NM 2 : Sản xuất các linh kiện cho máy may và xử lý nhiệt. Hầu hết các bộ
phận hỗ trợ và hành chính đặt tại đây.
➢ NM 3: Lắp ráp máy may
1.2 Cơ cấu tổ chức
Công ty hiện nay hoạt động có chủ yếu 3 bộ phận (NM) và các bộ phận hỗ trợ : Bộ
phận gia công linh kiện máy may công nghiệp (NM gia công), Bộ phận đúc chính xác
(NM đúc), Bộ phận lắp ráp máy may (NM lắp ráp) và các bộ phận hỗ trợ cho các như:
kế toán, bảo trì, mua hàng,… xem hình 1.1


6

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty JVC

Sản
Xuất

Quản Lý
Sản Xuất

Sản
Xuất

Quản Lý
Sản Xuất

Sản
Xuất

“Nguồn: tại JVC”


Văn Phòng
(Kế toán, Nhân sự,
Mua Hàng)

Lắp Ráp

Nghiên Cứu & Phát
Triển

Đúc

Kỷ thuật Sản Xuất

Đảm bảo chất
lượng

Gia Công

Tổng Giám Đốc

Quản Lý
Sản Xuất


7

1.2.1 NM gia công hay Bộ phận gia công linh kiện máy may công nghiệp
NM gia công chịu trách nhiệm sản xuất một số linh kiện của máy may (chẳng hạn
như mặt nguyệt, bộ phận thùa khuy áo,…) và các phụ kiện khác:

Chu trình gia công xem hình 1.2
Hình 1.2 Quy trình Sản xuất của NM gia công
Công Đoạn

Mô tả
Sản phẩm được cắt, tiện khoan và chà nhám bằng các công

Phay & Tiện
& Khoan

cụ
Sản phẩm đi qua quy trình xử lý nhiệt bao gồm ủ, làm
nguội và nung nhiệt

Xử Lý Nhiệt

Công nhân sử dụng công cụ cắt để loại bỏ loại bỏ qua thao
tác của dụng cụ nhằm tạo dáng cho sản phẩm

Mài

Xử lý bê mặt là công đoạn cuối cùng nhằm loại bỏ tạp chất
Xử Lý Bề
Mặt

và làm mịn bề mặt sản phẩm (tùy vào từng mã hàng)
“Nguồn: tại JVC”

1.2.2 NM Đúc hay bộ phận đúc chính xác:
NM đúc sản xuất các bộ phận đúc chính xác. Quá trình sản xuất bao gồm các công

đoạn sau: xem hình 1.3
Hình 1.3 Quy trình Sản xuất của NM đúc
Công Đoạn
Thiết kế
Khuôn

Mô tả
Các Khuôn kim loại được nhập khẩu từ công ty nước ngoài
hoặc được sản xuất tại chổ bởi công nhân JVC với các chi tiết
kỹ thuật được quy định trong thiết kế cung cấp bởi khách hàng.


8

Sáp được đổ vào các khuôn để để sản xuất ra các mẫu sáp dùng
Đổ Sáp

một lần. Sáp sau đó làm nguội dần và cứng lại.
Các mô hình được gắn chặt vào một hoặc nhiều con lăn và

Ráp Nhánh

các con lăn được gắn vào cốc đổ. Các mô hình, con lăn và
các cốc đổ tạo thành hình cụm hoặc cây, cơ cấu cần thiết để
sản xuất khuôn mẫu gốm.
Mô hình sáp được lấy ra khỏi khuôn kim loại, sau đó được
phủ bằng keo và nhúng vào một hợp chất của cát khô có độ

Xử Lý
Khuôn gốm


mịn khác nhau.
Tiếp theo đó, những chiếc vỏ gốm này được để khô trong
một căn phòng làm mát. Quy trình này được tiến hành cho
đến khi lớp phủ theo yêu cầu bao bọc toàn bộ mô hình.
Các cụm tráng được đặt trong lò nhiệt độ cao, nơi mà mô

Tách bỏ Sáp

hình sáp tan chảy ra khỏi con lăn và cốc đổ, để lại lớp vỏ
gốm.
Kim loại nóng chảy được đổ vào trong khuôn được nung

Đúc

nóng.
Các khuôn chứa được làm mát, vỏ gốm được tách ra từ cụm

Thành Phẩm

đúc. Sau đó, 100% sản phẩm được đánh bóng và kiểm tra
các thông số kỹ thuật cần thiết.
“Nguồn: tại JVC”

1.2.3 NM lắp ráp hay bộ phận Lắp ráp máy may CN
NM lắp ráp chịu trách nhiệm lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh (máy may) từ các thành
phần đầu vào. Quy trình lắp ráp bao gồm các công đoạn sau đây: xem hình 1.4


9


Hình 1.4 Quy trình Sản xuất của NM Lắp ráp
Công Đoạn

Mô tả
Linh kiện và vật liệu được vận chuyển bằng xe tải đến khu

Chuẩn bị lắp
ráp

vực bốc dỡ, lấy ra khỏi hộp và sắp xếp theo thứ tự.
Các linh kiện liên quan được lắp ráp thành các bộ phận
của máy may. Các bộ phận sau đó gắn lại với nhau và ráp
vào trong thân máy.

Lắp ráp và
kiểm tra

Tất cả máy may được kiểm tra vận hành dưới điều kiện
làm việc bình thường để phát hiện các khiếm khuyết. Bất
kỳ máy nào không vượt qua và bị gửi trở về từ khâu vận
hành thử sẽ được kiểm tra cẩn thận và được điều chỉnh để
đảm bảo máy vượt qua lần vận hành thử sau đó.
Các mẫu ngẫu nhiên được chọn từ các máy may đã vượt
qua đợt vận hành thử cho quá trình kiểm tra mẫu. Trong

Đóng Gói

trường hợp phát hiện bất kỳ sai sót, việc kiểm tra sẽ mở
rộng cho toàn bộ lô hàng.

Máy may sau đó được bọc trong bao nhựa và đóng gói
vào thùng. Hàng tồn kho đã đóng gói được chuyển vào
kho và sẵn sàng để giao cho khách hàng.
“Nguồn: tại JVC”

1.2.4 Đảm bảo chất lượng
JVC thực hiện việc kiểm soát chất lượng đầu vào (“QC”) (cho nguyên vật liệu đầu
vào sản xuất), kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng
đầu ra.
1.2.5 Kỹ thuật sản xuất
Kỹ thuật sản xuất bao gồm Bộ phận Công nghệ sản xuất và Bộ phận Bảo trì.
Bộ phận Công nghệ sản xuất chủ yếu chịu trách nhiệm sản xuất các công cụ cố định.
Một công cụ cố định là công cụ được sử dụng cho gia công cơ khí bằng cách cố định


10

các lá kim loại trong khi các máy cơ khí tác động lên lá kim loại để tạo ra sản phẩm
mong muốn. Bộ phận này cũng tính toán giá cả và khối lượng sản xuất cho hoạt động
gia công. Giá được tính từ những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm với các chi
tiết linh kiện, nguyên liệu và phụ gia.
Bộ phận Bảo trì thực hiện sửa chữa và bảo trì máy móc sản xuất và trang thiết bị.
Ngoài ra, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm quản lý chức năng công nghệ thông tin
của Công ty.
1.2.6 Nghiên cứu và phát triển (“R&D”)
JVC lập bộ phận R&D dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Thực tế, JJP
chịu trách nhiệm cho hoạt động và các yêu cầu R&D. JVC chỉ thực hiện hoạt động
R&D theo yêu cầu của JJP trong một phần của cả dự án R&D về phát triển sản phẩm
của Tập đoàn. Hoạt động R&D góp phần cải thiện dây chuyền sản xuất của NM lắp
ráp.

1.2.7 Văn Phòng
Các bộ phận hỗ trợ là các bộ phận như kế toán, Nhân sự, mua hàng là các bộ phận
cung cấp các dịch vụ, các vật tư để hỗ trợ các BP trong quá trình sản xuất.
1.3 Bối cảnh của ngành máy may.
JVC hoạt động trong ngành sản xuất máy may công nghiệp với hoạt động chính là
đúc các bộ phận chính xác, sản xuất phụ tùng cho máy may và các sản phẩm liên
quan, cũng như lắp ráp máy may. Sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu, có một số công ty
lớn trong ngành cạnh tranh với công ty và tập đoàn là Aisin Seiki, Baby Lock, Brother
industries, Bernina International, Jargua International và Janome Sewing machine.
Hiện nay, trong bối cảnh ngành JVC có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành sản
xuất máy may, nhà quản trị cấp cao cần nhìn thấy được những ưu điểm, khuyết điểm
trong thành quả quản lý của các nhà quản lý các bộ phận tại JVC để đưa ra những
giải pháp hợp lý kịp thời cho việc hoàn thiện thiện hệ thống đánh giá thành quả quản
lý của các bộ phận, từ đó, quyết định thu hẹp hay mở rộng đầu tư vào bộ phận nào
nhằm mang lại tính cạnh tranh cao so với đối thủ và đạt mục tiêu chung của công ty.


11

1.4 Báo cáo bộ phận tại JVC
Hiện nay, JVC chỉ báo cáo cho ba BP chủ yếu là BP gia công, BP đúc tinh xảo và BP
lắp ráp, chi phí phát sinh tại các bộ phận hỗ trợ như kế toán, kinh doanh, bảo trì,..
được phân bổ cho ba BP trên theo tiêu thức khác nhau. Báo cáo của ba bộ phận cộng
lại sẽ được báo cáo của toàn công ty. Báo cáo của các bộ phận tại JVC theo bảng 1.1
BẢNG 1.1 Báo cáo lợi nhuận các bộ phận tại JVC
ITEM
External Sales

Công Ty ($)
6,412,551.22


Internal sales
Total Sales
Direct Material
Expense
Manufacturing
Expenses
Variant Cost

NM Gia
NM Lắp
NM Đúc ($)
Công ($)
ráp ($)
822,891.36 1,098,896.02 4,490,763.84
370,325.04

170,201.71

1,193,216.40 1,269,097.73 4,490,763.84
3,890,706.34

415,700.75

567,728.04 3,448,471.98

1,785,520.28

603,616.25


693,575.75

488,328.28

685,682.16

102,399.00

344,037.72

239,245.44

Freight & Ins Expense

92,860.65

5,672.88

12,031.24

75,156.53

Process Expense
Power, Water, Fuel &
Oil
Factory Supplies

114,171.11

(43,339.48)


155,983.01

1,527.58

135,147.67

29,040.34

72,226.59

33,880.74

343,502.73

111,025.26

103,796.88

128,680.59

0.00

0.00

0.00

0.00

1,099,838.12


501,217.25

349,538.03

249,082.84

314,775.84

135,485.64

118,161.45

61,128.75

59,454.52

25,755.47

22,401.56

11,297.49

5,630.97

2,431.59

2,118.08

1,081.30


207,187.70

89,704.86

76,104.65

41,378.19

24,876.11

12,716.73

7,441.74

4,717.64

2,457.73

1,305.37

690.02

462.34

113,767.64

55,956.86

38,840.40


18,970.38

Mould
Fixed Cost
Direct Labor
Soc & Hea & Une Ins Indirect 22%
Labor Union - Direct
2%
Indirect Labor
Soc & Hea & Une Ins Indirect 22%
Labor Union - Indirect
2%
Direct Labor
OV,SUN,IND Allow


12

Direct Labor Workship
Allow
Direct Labor
DANGER Allow
Bonus

20,361.46

10,953.09

8,780.45


627.92

7,633.03

1,376.69

4,790.41

1,465.93

32,370.42

44,627.77

(20,742.18)

8,484.83

Depreciation

151,122.08

59,156.94

30,179.09

61,786.05

Amortization


4,468.79

1,151.24

1,049.56

2,267.99

58,522.03

16,475.44

34,581.34

7,465.25

4,528.61

1,609.24

1,158.30

1,761.07

Maintenance & Repair
Insurance Expense

Leasing Expense
1,789.16

244.98
1,229.23
314.95
Miscellaneous Expense
90,892.03
42,265.34
22,753.93
25,872.76
(Foods)
Total Cost Of Sales 5,676,226.62 1,019,317.00 1,261,303.79 3,936,800.26
Gross Profit
Administrative
Expenses
Variant Cost

736,324.60

173,899.40

7,793.94

553,963.58

559,928.30

166,034.92

97,885.02

296,008.36


267,533.53

44,359.01

29,089.73

194,084.79

Selling Expense

56,619.60

16,764.78

8,797.49

31,057.33

Royalty Expense

210,913.93

27,594.23

20,292.24

163,027.46

Fixed Cost


292,394.77

121,675.91

68,795.29

101,923.57

Executive Salary

23,827.70

8,339.70

4,765.54

10,722.46

Office Workers Salary
Soc & Hea & Une Ins
Office 22%
Labor Union - Office
2%
Indirect Labor
OV,SUN,IND Allow
Indirect Labor
Workship Allow
Indirect Labor Danger
Allow

Bonus

25,105.11

10,468.02

9,720.29

4,916.80

1,983.69

827.14

768.05

388.50

218.68

91.18

84.67

42.83

21,295.45

7,931.76


6,949.30

6,414.39

1,178.70

399.52

591.52

187.66

894.58

173.82

506.41

214.35

3,519.45

5,682.52

(3,660.39)

1,497.32

Severance Allowance


32,392.03

11,337.21

6,478.41

14,576.41

Rent House Exp

7,904.93

2,654.73

3,208.18

2,042.02

Office Supplies

11,900.21

4,397.41

2,441.12

5,061.68



×