Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch ủy ban nhân dân quận 6, tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUANG THẢO

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH ỦY BAN
NHÂN DÂN QUẬN 6, TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế Toán (hướng Ứng Dụng)
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THẢO

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn bao gồm số liệu, phương
pháp nghiên cứu và những kết quả hoàn toàn do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến Sĩ Trần Văn Thảo.

Tác giả luận văn

Trần Quang Thảo


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................5
1.1. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, hoạt động kinh tế xã hội và quản
lý ngân sách của Ủy ban nhân dân Quận 6, TP.Hồ Chí Minh ..............................5
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..........................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................5
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân Quận 6 ..................................................6
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Ủy
ban nhân dân Quận 6 ................................................................................................7
1.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Quận 6 ...................................................7
1.2. Bối cảnh tình hình kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước cấp quận của
UBND Quận 6, TP. Hồ Chí Minh ............................................................................9
1.2.1. Quy trình kiểm soát thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cấp quận của
UBND Quận 6, TP. Hồ Chí Minh ............................................................................9
1.2.1.1. Quy trình kiểm soát thực hiện thu ngân sách ..........................................9
1.2.1.2. Quy trình kiểm soát thực hiện chi ngân sách.........................................10
1.2.2. Thực trạng kiểm soát công tác thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cấp
quận của UBND Quận 6, TP. Hồ Chí Minh thời gian qua ....................................11
1.2.2.1. Công tác thực hiện thu ngân sách..........................................................11
1.2.2.2. Công tác thực hiện chi ngân sách ..........................................................12
1.3. Những hạn chế còn tồn tại vẫn chưa được giải quyết tại phòng Tài chính
Kế hoạch, Ủy ban nhân dân Quận 6 trước đây ....................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................17
2.1. Tổng quan các nghiên cứu ...............................................................................17



2.2. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................28
2.2.1. Định nghĩa và sự phát triển của kiểm soát nội bộ khu vực công .................28
2.2.2. Những khác biệt của kiểm soát nội bộ trong khu vực công.........................29
2.2.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công ...................31
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN – TÁC ĐỘNG ...........................................................................35
3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ..................................................................35
3.1.1. Tóm tắt công cụ nghiên cứu phỏng vấn cá nhân để kiểm chứng vấn đề cần
giải quyết ................................................................................................................35
3.1.2. Phân tích và đánh giá kết quả phỏng vấn cá nhân cùng việc phân tích các số
liệu thứ cấp để kiểm chứng vấn đề cần giải quyết .................................................36
3.2. Dự đoán nguyên nhân – tác động ...................................................................43
3.2.1. Công tác kiểm soát nội bộ thu ngân sách .....................................................43
3.2.2. Công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách .....................................................45
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN.................................................47
4.1. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng nguyên nhân .................47
4.2. Kết quả thảo luận nhóm và phân tích kết quả thảo luận nhóm kiểm chứng
nguyên nhân dự đoán..............................................................................................48
4.2.1. Phân tích những yếu tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ.............................48
4.2.1.1. Môi trường kiểm soát .............................................................................48
4.2.1.2. Quy trình đánh giá rủi ro .......................................................................49
4.2.1.3. Hệ thống thông tin và truyền thông .......................................................49
4.2.1.4. Hoạt động kiểm soát ..............................................................................49
4.2.1.5. Giám sát .................................................................................................50
4.2.2. Phân tích kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nước .............................50
4.2.2.1. Kiểm soát nội bộ thu ngân sách .............................................................50
4.2.2.2. Kiểm soát nội bộ chi đầu tư phát triển ..................................................53
4.2.2.3. Kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ........................................................56

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................59
5.1. Những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thu ngân sách nhà
nước tại phòng Tài chính Kế hoạch Quận 6, TP.Hồ Chí Minh ..........................59
5.1.1. Hoàn thiện kiểm soát với các nguồn thu ngân sách .....................................59
5.1.2. Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ thu ngân sách ..................................60
5.1.3. Hoàn thiện phương pháp kiểm soát nội bộ thu ngân sách ...........................60
5.2. Những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà
nước tại phòng Tài chính Kế hoạch Quận 6, TP. Hồ Chí Minh .........................61


5.2.1. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi đầu tư phát triển .......................................61
5.2.2. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi thường xuyên ...........................................63
5.3. Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách
nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch Quận 6, TP. Hồ Chí Minh..................65
5.3.1. Kiến nghị giúp hoàn thiện kiểm soát thu ngân sách ....................................65
5.3.2. Kiến nghị giúp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển ..........................65
5.3.3. Kiến nghị giúp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ..............................66
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt

CBCC


Cán bộ công chức

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KTXH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

TCKH

Tài chính kế hoạch

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 3.1: Tổng hợp chi thường xuyên trong 3 năm 2016-2018……...…….…...…38
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân Quận 6…………….…….…..……...6
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Quận 6…………..…….....…………7
Biểu đồ 3.1: Tình hình thu ngân sách nhà nước trong 3 năm 2016-2018……....….37
Biểu đồ 3.2: Tình hình chi thường xuyên trong 3 năm 2016-2018……...................39
Biểu đồ 3.3: Tình hình chi đầu tư phát triển trong 3 năm 2016-2018……….……..41


TÓM TẮT
Luận văn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi
ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch Ủy ban nhân dân Quận 6, TP.Hồ
Chí Minh” nhằm giúp người đọc và người sử dụng kết quả nghiên cứu hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của hệ thống Kiểm soát nội bộ trong thu, chi ngân sách nhà nước,
nâng cao được tính tin cậy của các thông tin phục vụ cho quản lý và giảm thiểu
được những hạn chế còn đang gặp phải và chưa được giải quyết triệt để trong công
tác kiểm soát thu, chi NSNN tại đơn vị. Cùng với phương pháp nghiên cứu định
tính, công cụ phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm, luận văn thể hiện được mục
tiêu của đề tài, với kết quả nghiên cứu là xác định được nguyên nhân của những hạn
chế trong công tác thu, chi NSNN cùng với đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thu,
chi NSNN của đơn vị để đưa ra những giải pháp phù hợp. Từ những kết quả và giải
pháp đó sẽ giúp cho người lãnh đạo phòng Tài chính Kế hoạch Ủy ban nhân dân
Quận 6, cũng như các bộ phận, ban ngành có liên quan sẽ hoàn thiện hơn hệ thống
Kiểm soát nội bộ trong công tác thu, chi NSNN tại địa bàn.



ABSTRACT
Thesis selected the topic "Completing the internal control system of state
budget revenues and expenditures at the Finance and Planning Department of
District 6 People's Committee, Ho Chi Minh City" to help readers and users of
research results better understand the importance of the internal control system of
state budget revenues and expenditures, improve the reliability of information for
management and minimize the limitations that are still encountered and have not
been thoroughly resolved in State budget revenues and expenditures at the unit.
Along with qualitative research methods, personal interview and group discussion
tools, the thesis demonstrates the objectives of the topic, with the research results is
to identify the causes of the limitations with assessing the internal control system of
state budget revenues and expenditures to provide appropriate solutions. From these
results and solutions will help the leader of the Finance and Planning Department of
District 6 People's Committee, related departments and agencies will advance the
Internal control system of state budget revenues and expenditures in the area.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết
Trong những năm vừa qua, kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhưng
muốn tăng trưởng nhanh hơn nữa thì tất yếu phải kiểm soát và quản lý tốt về nguồn
lực, quan trọng nhất vẫn là nguồn lực nhà nước tại các cơ quan hành chính nhà nước
bởi vì nhà nước muốn mạnh thì tất yếu phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính của
nhà nước có được là phần lớn từ nguồn thu ngân sách đem lại, và từ những nguồn
thu đó có thể đảm bảo được những nhu cầu chi tiêu tài chính tương ứng một cách
hiệu quả tại các cơ quan hành chính. Ngày nay công tác thực hiện thu, chi ngân sách

của Chính phủ đã và đang đạt được những kết quả rất khả quan. Nhưng song song
đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được quan tâm hơn, chẳng hạn như trong
việc thu NSNN vẫn còn thất thu ở một số khâu hoặc một số lĩnh vực và trong việc
chi NSNN cũng còn bất cập ở các khoản chi lãng phí, chi vượt dự toán.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện tại các cơ quan hành
chính nhà nước, cho thấy hệ thống Kiểm soát nội bộ có mối quan hệ tích cực và
chặt chẽ đối với việc phát hiện và ngăn ngừa các gian lận, giúp nâng cao tính tin cậy
của hầu hết mọi thông tin phục vụ cho công tác quản lý, nâng cao được kết quả hoạt
động và là công cụ tốt cho việc thực hiện được các mục tiêu đề ra của đơn vị. Công
tác kiểm soát nội bộ thu, chi NSNN đã được nghiên cứu và triển khai trong nhiều
ngành và lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc hoàn
thiện và nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ để giúp giảm thiểu được những hạn chế
còn gặp phải trong công tác thu, chi NSNN ở những cơ quan hành chính nhà nước
như UBND cấp quận, cấp thành phố. Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của
đơn vị trong việc quản lý, kiểm soát các nguồn thu, khoản chi theo quy định của
pháp luật và đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, đòi hỏi phòng Tài chính Kế
hoạch nói riêng cũng như Ủy ban nhân dân Quận 6 nói chung phải xây dựng được
một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ và có một quy trình rõ ràng.


2

Hiện nay, cùng với nhu cầu phát triển không ngừng của đất nước ta nói
chung và của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, thì quy mô của các cơ quan hành chính
nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, cũng như các Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp
phường ngày càng được mở rộng hơn. Tại UBND Quận 6, các hoạt động thu, chi tài
chính của đơn vị cũng ngày càng được diễn ra nhiều hơn, cùng với những nội dung
thu, chi đa dạng hơn. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế cả nước hiện nay nói chung
và tại quận 6 nói riêng vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn, khiến cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ trên địa bàn vẫn còn nhiều trở

ngại, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như công tác kiểm soát
nguồn thu NSNN cũng còn nhiều hạn chế, song song thì nhu cầu chi NSNN cũng
không đạt hiệu quả mong đợi. Cùng với đó thì việc kiểm soát nội bộ thu, chi ngân
sách tại UBND Quận 6 vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên không thể tránh
khỏi còn những mặt hạn chế nhất định trong quá trình quản lý tài chính, kiểm soát
thực hiện và hiệu quả thực hiện thu, chi NSNN, các thông tin kế toán cũng chưa thể
đáp ứng được yêu cầu như tính kịp thời hay tính chính xác,…
Vì vậy với những lý do chủ yếu nêu trên và nhận thấy được tầm quan trọng
do thực tiễn đặt ra, người viết chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
là “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài
chính Kế hoạch, Ủy ban nhân dân Quận 6, TP.Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được những ưu điểm đạt được và song song
là những nhược điểm, những mặt còn hạn chế trong thực trạng thu, chi và kiểm soát
thu, chi ngân sách nhà nước, từ đó tìm ra những nguyên nhân của hạn chế để làm cơ
sở cho việc đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ thu, chi NSNN tại phòng Tài chính Kế hoạch, Ủy ban nhân dân Quận 6,
TP. Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ thu, chi
NSNN tại phòng Tài chính Kế hoạch, UBND Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.


3

 Xác định được những mặt còn hạn chế trong công tác thu, chi và kiểm
soát thu, chi ngân sách nhà nước, từ đó tìm ra nguyên nhân tác động đến các hạn
chế đó. Cùng với đó là xác định các nhân tố cốt lõi của hệ thống KSNB trong việc
giảm thiểu được những hạn chế trong thu, chi NSNN tại phòng Tài chính Kế hoạch
UBND Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống KSNB
trong thu, chi NSNN để có thể giúp giảm thiểu được những hạn chế và đạt hiệu quả
cao trong thực hiện thu, chi NSNN tại UBND Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác thu, chi và kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước trên
địa bàn quận 6 hiện nay như thế nào?
- Những hạn chế còn gặp phải trong công tác thực hiện thu, chi và kiểm
soát thu, chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch là gì?
- Những nguyên nhân của từng hạn chế còn tồn tại được tìm thấy là gì và
chúng tác động như thế nào đến hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách?
- Các giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giảm
thiểu được những hạn chế trong công tác thu, chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài
chính Kế hoạch, UBND quận 6, TP. Hồ Chí Minh là gì?
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp tiếp
cận quy nạp cùng với các công cụ phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm nhằm thực
hiện được mục tiêu của đề tài.
- Tác giả quan sát, sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân, phân tích số liệu
thứ cấp về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trên địa bàn quận và công cụ thảo
luận nhóm nhằm đánh giá thực trạng, tìm kiếm được nguyên nhân – tác động của
các nhược điểm, hạn chế về kiểm soát nội bộ thu, chi NSNN tại phòng Tài chính Kế
hoạch, UBND Quận 6.
- Tác giả sử dụng phương pháp suy luận, quy nạp để tổng hợp những
nguyên nhân được kiểm chứng và đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm hoàn


4

thiện hệ thống kiểm soát nội bộ thu, chi NSNN giúp giảm thiểu được những hạn chế
tồn tại trong việc thực hiện và kiểm soát nội bộ thu, chi NSNN tại phòng Tài chính

Kế hoạch, UBND Quận 6, TP.Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là Hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu, chi
ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch, UBND Quận 6, TP.Hồ Chí
Minh.
Phạm vị nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: tại phòng Tài chính Kế hoạch, UBND Quận 6.
Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: tháng 3, 4, 5, năm 2019.
Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: năm 2016, 2017, 2018.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Thứ nhất, từ việc phân tích các tài liệu thứ cấp và quan sát thực trạng tình
hình thực hiện và kiểm soát thu, chi NSNN, các công cụ phỏng vấn cá nhân, thảo
luận nhóm nhằm giúp sáng tỏ được những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của
những hạn chế còn tồn tại đó tại phòng Tài chính Kế hoạch.
Thứ hai, từ việc đi phân tích, tiếp cận vào nguyên nhân của những hạn chế
còn tồn tại, sẽ đề xuất được các giải pháp phù hợp giúp kiểm soát được các nguồn
thu và phân bổ hợp lý nguồn chi NSNN trên địa bàn, thông qua đó có thể giúp tham
mưu với UBND TP. Hồ Chí Minh tăng nguồn thu ngân sách đối với UBND quận 6,
trong chi tiêu cũng phải đảm bảo được tính tiết kiệm hiệu quả và cân đối ngân sách.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho lãnh đạo của phòng
Tài chính Kế hoạch nói riêng và các cán bộ công chức, chuyên viên có liên quan
đến hoạt động kiểm soát nội bộ nói chung có được đánh giá cụ thể hơn về sự quan
trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong thu, chi ngân sách nhà nước, để từ đó có
thể hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ hơn nữa, giúp cho hiệu quả
làm việc của phòng Tài chính Kế hoạch ngày càng cải thiện và đạt yêu cầu.


5


CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1.1. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, hoạt động kinh tế xã hội và
quản lý ngân sách của Ủy ban nhân dân Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận 6 là một quận ven ngoại thành, nằm ở hướng Tây Nam Thành phố Hồ
Chí Minh, bao gồm 14 phường, tổng diện tích tự nhiên là 7 km2, chiếm 0,34% tổng
diện tích tự nhiên của toàn Thành phố, trong đó có 74 Khu phố và 1311 Tổ dân phố.
Dân số tính đến năm 2018 của quận là 271.050 người, với mật độ bình quân là
38.721 người/km2.
Quận 6 là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, có chợ đầu mối
Bình Tây là trung tâm mua bán lớn, cho nên thế mạnh của quận 6 là thương mại và
dịch vụ, trong đó chủ yếu là mua bán sản phẩm với các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
 Đặc điểm kinh tế:
Với các định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, triển khai thực hiện các
giải pháp phù hợp, Quận 6 đã phát huy được nội lực và thu hút được nhiều vốn đầu
tư trong và ngoài nước cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Quận 6
cũng đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”, cùng thực hiện đề án “Các giải pháp phát huy
nội lực, thu hút đầu tư, chuyển dịch kinh tế”, phát triển vững chắc các ngành công
nghiệp thực phẩm, cao su - nhựa, cơ khí, chế tạo máy, dệt may... với tốc độ tăng đều
bình quân hàng năm. Cùng với đó là việc quy hoạch mạng lưới chợ - siêu thị - trung
tâm thương mại tiếp tục thu hút đầu tư phát triển.
 Đặc điểm xã hội:
• Về hệ thống cơ sở hạ tầng: Đang được đầu tư mạnh ở các hạng mục công
trình trường học, bệnh viện và các trụ sở cơ quan hành chính.


6

• Về lao động: Quận 6 có mật độ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh

cùng với tốc độ tăng của dân số, số người có việc độ tuổi lao động chiếm 70%, và
30% còn lại đang đi học, chưa kiếm được việc và một số trường hợp khác.
• Về giáo dục đào tạo: Quận 6 có hệ thống giáo dục gồm hệ mầm non, hệ cơ
sở phổ thông, hệ bổ túc văn hóa và dạy nghề. Công tác chống mù chữ và phổ cập
giáo dục ở các cấp bậc được nâng cao hiệu quả hơn.
• Về văn hóa: Các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thông tin truyền thông luôn
được phổ cập nâng cao định hướng cơ sở nhằm phục vụ chính trị của quận và đáp
ứng được nhu cầu của người dân.
• Về y tế: Công tác khám chửa bệnh tại các bệnh viện và trung tâm y tế dự
phòng luôn luôn được nâng. Công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình và
chăm sóc sức khỏe sinh sản luôn được quan tâm đề cao thực hiện.
• Các chính sách xã hội cũng như chăm lo đời sống cho dân nghèo, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công cách mạng luôn được quan tâm đặc biệt. An
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được nâng cao và ổn định.
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân Quận 6

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân Quận 6, TP. Hồ Chí Minh


7

1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài Chính –
Kế Hoạch Ủy ban nhân dân Quận 6
Phòng Tài chính - Kế hoạch quận 6 với sơ đồ tổ chức Trưởng phòng là bà
Lê Thị Thủy cùng với 20 cán bộ công nhân viên chức. Phòng có chức năng cụ thể là
tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận 6 trong công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh
vực: tài chính, kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch Quận 6 về lĩnh
vực tài chính ngân sách nhà nước:
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc Quận 6, Ủy ban nhân dân

phường xây dựng được dự toán ngân sách hàng năm, trình cho Ủy ban nhân dân
Quận 6 dự toán ngân sách theo hướng dẫn và quy định.
- Lập dự toán thu NSNN các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi
NSNN và tổng hợp dự toán ngân sách phường thuộc quận 6, đề ra các phương án
phân bổ ngân sách để trình cho Ủy ban nhân dân Quận 6.
- Thẩm định và kiểm tra quyết toán thu, chi ngân sách phường; xét duyệt quyết
toán đơn vị được hỗ trợ ngân sách; lập quyết toán thu, chi ngân sách Quận 6; lập
báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn và quyết toán thu, chi ngân sách Quận 6
báo cáo UBND Quận 6 trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
1.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Quận 6
ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 6

CHI CỤC THUẾ
QUẬN 6

PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ HOẠCH QUẬN 6

KHO BẠC NHÀ
NƯỚC QUẬN 6

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Quận 6


8

Trong đó:
• Chi cục thuế Quận 6 là tổ chức trực thuộc Cục thuế, chức năng là tổ chức và
thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước

thuộc ngành thuế tại địa bàn theo quy định pháp luật. Chi cục thuế Quận 6 thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế và các
quy định pháp luật có liên quan khác. Chi cục thuế Quận 6 bao gồm chi cục trưởng
và các chi cục phó, bộ máy hoạt động gồm các đội nghiệp vụ trong công tác quản lý
thuế. (theo Tổng Cục Thuế, 2010)
• Phòng Tài chính Kế hoạch Quận 6 là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy
ban nhân dân Quận 6, dưới sự chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân dân quận và được
chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ từ Sở Tài Chính, Sở Kế
Hoạch Đầu Tư của Thành phố Hồ Chí Minh. Phòng Tài chính Kế hoạch giúp Ủy
ban nhân dân Quận 6 tham mưu thực hiện quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính
và kế hoạch đầu tư theo quy định của pháp luật. Phòng Tài chính Kế hoạch Quận 6
có Trưởng phòng và các phó Trưởng phòng cùng cán bộ công nhân viên chức.
Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Quận và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được giao của phòng. Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm
các bộ phận nghiệp vụ quản lý từng lĩnh vực theo chức năng của phòng. (theo
UBND TP.Hồ Chí Minh, 2018)
• Kho bạc nhà nước Quận 6 là một tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước
Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng và nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ Kho bạc
Nhà nước trên địa bàn Quận 6 theo đúng quy định của pháp luật. Kho bạc nhà nước
Quận 6 được Ủy ban nhân dân Quận 6 chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cùng với việc tạo
điều kiện để có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Kho bạc
nhà nước Quận 6 có giám đốc và các phó giám đốc, giám đốc kho bạc nhà nước
quận 6 chịu trách nhiệm toàn diện trước giám đốc kho bạc nhà nước TP. Hồ Chí
Minh về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ,
công chức, lao động của đơn vị. (theo Kho bạc nhà nước, 2003)


9


1.2. Bối cảnh tình hình kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước cấp quận
của UBND Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
1.2.1. Quy trình kiểm soát thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cấp
quận của UBND Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
1.2.1.1. Quy trình kiểm soát thực hiện thu ngân sách
- Đối với kiểm soát thực hiện thu thuế trên địa bàn quận:
Lập dự toán thu thuế: căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, các
chính sách, chế độ về thuế, tình hình thực hiện dự toán các năm liền kề, Chi cục
thuế sẽ xây dựng dự toán thuế cùng với các đơn vị sử dụng ngân sách, UBND các
phường lập dự toán thu gửi UBND quận tổng hợp, sau đó trình cho UBND Thành
phố quyết định giao chỉ tiêu.
Chấp hành dự toán thuế: triển khai thực hiện từ đầu năm cùng với các biện
pháp kiểm soát nợ thuế.
Kế toán và quyết toán thuế: số liệu thu thuế hàng năm được đối chiếu giữa
Chi cục thuế và Kho bạc nhà nước quận đồng thời Chi cục thuế và Kho bạc sẽ gửi
số liệu quyết toán thuế về phòng Tài chính Kế hoạch để tổng hợp chung trong quyết
toán ngân sách.
- Đối với kiểm soát thực hiện thu phí, lệ phí trên địa bàn quận:
Với các khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên về
mức thu, nộp, để lại được quận thực hiện kiểm soát theo các văn bản hướng dẫn về
mức thu, nộp, để lại cho các cơ quan thu phí, lệ phí.
Với các khoản thu phí, lệ phí được UBND TP. Hồ Chí Minh phân cấp thẩm
quyền cho UBND quận quyết định, quận sẽ căn cứ thực tiễn của địa phương để ấn
định mức thu phí, lệ phí cũng như tỷ lệ thu, nộp, để lại cho phù hợp.
Các đơn vị được thu phí, lệ phí thực hiện tờ khai phí, lệ phí gửi cơ quan
thuế và được cơ quan thuế kiểm tra số tiền thu, nộp ngân sách.


10


1.2.1.2. Quy trình kiểm soát thực hiện chi ngân sách
- Đối với thực hiện chi đầu tư phát triển, kiểm soát qua các bước:
+ Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Phân bổ, kiểm tra và thông báo kế hoạch
+ Điều chỉnh kế hoạch thanh toán vốn đầu tư trong năm
+ Cấp phát vốn đầu tư
+ Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
+ Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Đối với kiểm soát thực hiện chi thường xuyên:
Lập dự toán chi thường xuyên: căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã
hội và nguồn thu dự kiến, cũng như phân tích tình hình chi các năm liền kề, UBND
quận lập dự toán chi thường xuyên, đảm bảo cân đối trong nguồn thu và đáp ứng
các nhu cầu chi.
Chấp hành dự toán chi thường xuyên: thực hiện chi trong các lĩnh vực bao
gồm chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp y tế, công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp xã
hội, quản lý đoàn thể, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, chi khác.
Kiểm tra và quyết toán các khoản chi: các khoản chi thường xuyên được
kho bạc nhà nước kiểm soát chi theo trình tự, thủ tục cụ thể. Hàng quý, các đơn vị
kế toán lập báo cáo tài chính quý gửi cho Ủy ban nhân dân quận thông qua phòng
Tài chính Kế hoạch để theo dõi số liệu chi và làm cơ sở kiểm tra đột xuất, đánh giá
thi đua đồng thời là cơ sở tổng hợp vào báo cáo ngân sách chung toàn quận.
- Đối với kiểm soát thực hiện chi các khoản chi khác:
Các khoản chi khác như chi bổ sung cho ngân sách cấp phường chỉ thực
hiện khi phường phát sinh các nhiệm vụ do thực hiện chính sách, chế độ mới mà
cấp trên ban hành hoặc các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác mà ngân sách phường
không đủ khả năng cân đối. Ngoài ra, còn có chi chuyển nguồn sang năm sau đối
với các nhiệm vụ chi trong năm chưa thực hiện được phép chuyển sang năm sau
thực hiện.



11

1.2.2. Thực trạng kiểm soát công tác thực hiện thu, chi ngân sách
nhà nước cấp quận của UBND Quận 6, TP. Hồ Chí Minh thời gian qua
1.2.2.1. Công tác thực hiện thu ngân sách
Dự toán thu đối với một số khoản thu được Thành phố giao khá cao, trong
khi đó các số thu lập bộ thì còn tương đối thấp, ngoài ra trong số dự toán Thành phố
giao đầu năm chưa loại trừ đi các số thu đột biến. Dự toán thu tại các đơn vị gửi lên
thì còn được lập theo hướng chủ quan, vì vậy rất khó có thể theo dõi và so sánh
được số dự toán thu và số thực tế thu.
Cơ sở hạ tầng đang phát triển có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của
quận trong tương lai nhưng trước mắt lại có những ảnh hưởng đến công tác quản lý
kiểm soát thuế: nguồn thu giảm do Dự án cải tạo, mở rộng kênh Hàng Bàng, dự án
Rạch Bầu Trâu, cải tạo cống thoát nước trên địa bàn Quận 6.
Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng về số lượng người nộp thuế không cao,
số lượng cá nhân kinh doanh không có biến động nhiều, số lượng doanh nghiệp và
hộ kinh doanh tăng hàng năm rất thấp. Đặc thù quận 6 có 4 chợ là chợ Bình Tây,
chợ Bình Tiên, chợ Minh Phụng, chợ Phú Lâm có số lượng cá nhân kinh doanh
chiếm khoảng 50% hộ kinh doanh cá thể. Các doanh nghiệp trên địa bàn phần lớn là
tự phát nhỏ, các doanh nghiệp lớn giảm dần, vì vậy làm cho việc kiểm soát các
nguồn thu thuế cũng trở nên khó khăn. Nguồn thu chủ yếu về hai loại thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp được xác lập phần lớn dựa trên số liệu mà
doanh nghiệp cung cấp do thực hiện phương pháp tự tính, tự kê khai thuế. Tuy
nhiên việc thực hiện kiểm soát vẫn còn lỏng lẻo, từ đó xảy ra nhiều tình trạng bỏ
qua các doanh nghiệp cố tình khai man, trốn thuế, làm giảm nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, cũng như là làm giảm vai trò là nguồn thu chủ yếu của thuế.
Ngoài ra, việc thực hiện quy trình, thủ tục miễn thuế đối với nhiều lượt hộ
thu nhập thấp và hộ ngưng kinh doanh chưa chặt chẽ. Đối với miễn thuế hộ thu
nhập thấp, đội thuế chưa thực hiện tốt việc khảo sát, xác định doanh thu, thu nhập

mà chủ yếu ghi nhận doanh thu, thu nhập theo kê khai của cơ sở.


12

Nhìn chung, mặc dù còn nhiều khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và
khách quan, tuy nhiên phòng Tài chính Kế hoạch và Chi cục thuế quận 6 nói riêng
và UBND quận 6 nói chung đã cố gắng phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và Ủy
ban nhân dân 14 phường thường xuyên theo dõi sát tình hình phát triển kinh tế theo
từng lĩnh vực, ngành nghề để xác định mức tăng trưởng, thu nộp ngân sách chính
xác, theo dõi số tình hình đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo công tác kiểm soát thu
đạt hiệu quả, đúng quy trình. Ngoài ra, việc cải cách hành chính cũng cần được chú
trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế.
1.2.2.2. Công tác thực hiện chi ngân sách
Trong công tác chi thường xuyên, quận 6 đáp ứng được tương đối nhu
cầu chi cho các lĩnh vực chủ yếu như đối với lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế đã đạt
được mốt số kết quả khả quan biểu hiện ở số quyết toán chi thấp hơn dự toán nhưng
vẫn đảm bảo được hiệu quả. Bên cạnh đó thì số chi cho sự nghiệp văn hóa, thể dục
thể thao, quản lý hành chính, an ninh quốc phòng cũng được quan tâm đảm bảo an
ninh trật tự, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nhìn chung tổng chi cũng
vượt dự toán giao, chủ yếu tập trung cho chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự
nghiệp y tế và sự nghiệp xã hội. Tổng thể các khoản chi có xu hướng vượt dự toán
đầu năm và tốc độ tăng chi hàng năm còn biến động do công tác quản lý, kiểm soát
chi thường xuyên vẫn chưa đạt hiệu quả, còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như:
+ Chi thường xuyên đối với tiền điện chiếu sáng dân lập vẫn chưa được
kiểm soát tốt, chỉ dựa trên hóa đơn tiền điện do công ty điện lực phát hành mà chưa
có được những biện pháp kiểm tra về thời gian chiếu sáng và khối lượng điện năng
sử dụng, làm lãng phí trong sử dụng điện năng và số chi ngân sách.
+ Chi thường xuyên đối với sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế mặc dù luôn
tăng qua các năm nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chất lượng

giáo dục trên địa bàn vẫn chưa cao, đặc biệt là trong nhu cầu thu nhập của giáo
viên, điều kiện giảng dạy thì còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiệt bị chưa đáp ứng
được nhu cầu hiện đại hóa. Các trang thiết bị y tế thì thường xuyên được trang bị


13

nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Ngoài ra
tại Bệnh viện quận thì công tác quản lý nhân sự, quản lý nguồn thuốc còn lỏng lẽo,
không thu hút được các y bác sĩ giỏi, có chuyên môn tay nghề cao, nguồn cung cấp
thuốc chưa được quan tâm kỹ, dẫn đến số liệu quyết toán thu chi viện phí còn chậm,
cần phải kiểm tra và chỉnh sửa làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện ghi thu chi
chung của cả quận.
+ Trong hạng mục chi quản lý nhà nước thì việc chi theo mức khoán kinh
phí quản lý hành chính theo quyết định của thành phố, tuy nhiên thì vẫn tồn tại một
số khoản chi được tập trung thanh toán như tiền điện, nước, các khoản chi khác
cùng được các cơ quan chuyên môn thuộc quận sử dụng chung nên được trích một
phần từ kinh phí khoán của mỗi cơ quan hình thành chi phí chung giao cho văn
phòng UBND quận quản lý để thực hiện các nội dung chi trên. Tuy nhiên, việc chi
từ chi phí chung chưa được công khai đến tất cả các đơn vị và một số nội dung chi
không nhằm mục đích chi cho công tác chung.
Trong công tác chi đầu tư phát triển, đây được xem là nội dung chi được
UBND quận đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Theo đó thì công tác quản lý
nguồn vốn đầu tư xây dựng cũng đang được quan tâm để tạo điều kiện thúc đẩy việc
giải ngân đối với các công trình, thực hiện bố trí vốn đầu tư, sửa chữa theo thứ tự ưu
tiên cho những dự án đang thực hiện, công trình công cộng hoặc dự án trọng điểm
để góp phần cố gắng đưa các công trình trọng điểm vào sử dụng đúng thời gian quy
định, điển hình là các công trình trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan hành chính,
hoặc hoàn thành công tác sửa chữa các trung tâm y tế quận, phường, nâng cấp vỉa
hè, hẻm,…Tuy rằng trong công tác chi đầu tư phát triển vẫn đang được cố gắng

hoàn thiện hơn nhưng nhìn chung các khoản chi đều có xu hướng vượt dự toán và
tốc độ chi còn nhiều biến động, bởi vì vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công
tác quản lý và kiểm soát hoạt động chi đầu tư phát triển, chẳng hạn:
+ Việc lập các dự án xây dưng cơ bản vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở
các khâu lựa chọn nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng thì chưa được mang tính


14

khả thi và tiết kiệm, định giá giá trị đấu thầu của chủ đầu tư vẫn còn sai lệch và
cùng với đó là chất lượng đấu thầu công trình xây dựng không được cao.
+ Một số dự án đầu tư không phát huy được hiệu quả, một số công trình đầu
tư thì sau khi đưa vào sử dụng không đáp ứng được yêu cầu hoạt động buộc phải
chuyển đổi công năng, từ đó gây lãng phí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Công tác kiểm tra, thanh tra tiến độ công trình vẫn còn chưa sâu rộng,
việc xử lý trách nhiệm vẫn chưa triệt để, việc thực hiện các kiến nghị của đoàn
thanh tra, kiểm tra còn kéo dài và cũng như vẫn chưa có được một công tác phúc tra
hiệu quả.
1.3. Những hạn chế còn tồn tại vẫn chưa được giải quyết tại phòng Tài
chính Kế hoạch, Ủy ban nhân dân Quận 6 trước đây
Ta có thể thấy nhiều mặt đổi mới và tích cực hơn trong công tác kiểm soát
thu, chi ngân sách nhà nước trong những năm vừa qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế gặp phải làm cho công tác thực hiện phân bổ, kiểm soát các nguồn thu ngân
sách cũng như sử dụng và kiểm soát các nguồn chi ngân sách vẫn chưa đạt hiệu quả
tốt. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến đáng kế nhưng trong những năm vừa qua
nguyên nhân của những hạn chế đó vẫn chưa được chú trọng và giải quyết triệt để
bởi vì còn nhiều bất cập trong công tác kiểm soát thu, chi ngân sách tại phòng Tài
chính Kế hoạch, UBND Quận 6. Chính vì vậy việc cải thiện và nâng cao hệ thống
kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách nhà nước tại UBND Quận 6 là một việc làm vô
cùng cần thiết. Cụ thể:

- Việc lập dự toán thu là một công việc giúp hoạt động kiểm soát thu ngân
sách đạt hiệu quả tốt nhưng vẫn chưa được xây dựng một cách khoa học. Phòng Tài
chính Kế hoạch cũng chưa thực hiện tham mưu với UBND quận về việc đưa ra các
giải pháp hữu hiệu trong chống thất thu thuế, dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế, gian
lận thương mại còn nhiều trong khi tổng số thu ngân sách hàng năm đều vượt dự
toán.


15

- Công tác cải cách trong hoạt động kê khai nộp thuế vẫn còn nhiều hạn chế
và vẫn chưa giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh
trên địa bàn. Một số chính sách thuế thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho việc
kiểm soát thu thuế trên địa bàn.
- Tình hình kinh tế trên địa bàn quận trong lĩnh vực kinh doanh mua bán
tiểu thương và một số loại hình kinh doanh không đúng với quy định, sử dụng
chứng tự mua bán không hợp lệ nhằm mục đích trốn thuế nhưng vẫn chưa được
kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp giải quyết phù hợp, từ đó làm gia tăng tình trạng
thất thu thuế trên địa bàn.
- Về kiểm soát nguồn chi ngân sách nhà nước, việc chi đúng theo dự toán
đầu năm đã được giao thì ngày càng thực hiện tốt hơn, cũng hạn chế được nhiều
tình trạng phát sinh chi ngoài dự toán nhưng vẫn còn tồn đọng rất nhiều khoản chi
không hợp lý và không mang lại hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là về lĩnh vực đầu
tư trên địa bàn quận.
- Việc kiểm soát các khoản chi thường xuyên vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại
làm lãng phí số chi ngân sách trong từng hạng mục của chi thường xuyên. Chẳng
hạn như trong hoạt động thắp sáng đèn đường trên địa bàn quận, chưa có một bộ
phận đảm nhiệm công việc kiểm tra và không có biện pháp để kiểm tra về thời gian
phát sáng đèn và điện năng tiêu thụ, từ đó làm lãng phí nguồn chi ngân sách. Hay có
những khoản chi thường xuyên về những hạng mục như y tế, giáo dục và đảm bảo

xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót.
- Việc kiểm soát chi đầu tư phát triển thì trong những năm qua trên địa bàn
quận tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội ở các cơ quan, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tuy nhiên việc
kiểm soát quy trình chi vốn xây dựng không đạt hiệu quả, vẫn còn nhiều cơ sở hạ
tầng còn đang đảm bảo sử dụng hiệu quả, chưa xuống cấp đến mức phải thay mới
nhưng lại chi đầu tư xây dựng mới tồn bộ. Tương tự có một số công trình đang
trong quá trình hoàn thiện và bàn giao thì lại thay đổi và sửa chữa lại những yêu cầu


16

không thực sự cần thiết. Từ những việc làm đó gây lãng phí lớn cho nguồn chi ngân
sách trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển trên địa bàn quận 6.
- Vẫn còn nhiều bất cập tồn đọng trong công tác kiểm tra và thanh tra, được
thực hiện thường xuyên nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi, đặc biệt là
trong công tác giám sát, thanh tra tiến độ hoàn thiện của các công trình xây dựng
trên địa bàn quận.
- Trình độ của các chuyên viên làm kiểm soát còn nhiều hạn chế, chưa cập
nhật được kịp thời các văn bản thay đổi chế độ chi tiêu của cấp trên, chưa hướng
dẫn kịp thời sự thay đổi đến các đơn vị sử dụng dự toán chi thường xuyên cho nên
chất lượng về kiểm tra quyết toán chưa cao dẫn đến tình trạng đơn vị sử dụng ngân
sách còn nhiều sai phạm và khi có Đoàn thanh tra đến kiểm tra tại quận bị phát hiện
xử lý kỷ luật và thu hồi tiền nộp ngân sách.


×