Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN I MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.28 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một lần, trên đường đi làm, tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy
thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hóa đơn với số tiền phải trả là
năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không
thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một
nụ cười thật tươi và dí dỏm:
- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm bác vui đấy!
Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mua và nói:
- Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu.
Cháu thích đọc những tin tức tốt lành hơn.
Rồi cô nói tiếp:
- Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về
những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành
đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày.
Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:
- Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ!
Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập
niềm vui.
Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với
khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán
tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười,
cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối


lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói:“Mời người tiếp theo!”.
Hai cô gái, cùng một độ tuổi cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho
tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần
gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho
cô ấy khó chịu.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế
Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr07)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu: “Hai cô gái,
cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn
tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một


người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó
chịu”.
Câu 3. Tại sao nhân vật “tôi” cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm
vui”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với câu trả lời: “Cháu thích đọc những tin tức tốt
lành hơn” của cô gái thứ nhất trong văn bản không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói: “Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên
sự khác biệt lớn”. (Mac Anderson)
Câu 2 (5,0 điểm)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa thu và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến
trong bài thơ trên. Qua đó, nhận xét về sự khác biệt trong cách cảm nhận, thể hiện cảnh
thu và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của tác giả.

-------------HẾT ------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............................................................; SBD:...................................


TRƯỜNG THPT LÊ XOAY

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL
ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Phầ
n
I

Câu
1
2

3

4


II

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự
- Biện pháp nghệ thuật: Đối lập (niềm vui, sự gần gũi >< khó
chịu)
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai cô gái trong cùng độ tuổi,
cùng công việc nhưng thái độ, cách ứng xử với khách hàng lại
khác nhau hoàn toàn; khẳng định tác dụng to lớn của cách ứng
xử vui vẻ, thân thiện.
+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu hình
tượng hơn.
- Nhân vật tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập
niềm vui là nhờ thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân thứ
nhất. Cô là người vui vẻ, hài hước với nụ cười dí dỏm khi giao
tiếp với khách hàng. Điều đó đã làm cho người khách trở nên
lạc quan, yêu đời.
HS có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một
phần với câu trả lời “Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn”
của cô gái thứ nhất. Cần có lí giải hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn
mực pháp luật và đạo đức.
- Nếu đồng tình với câu nói: Trong cảm nhận của mỗi người,
không ai muốn nhận được tin xấu. Không ai muốn cuộc sống
của mình chìm trong bóng tối âm u, sợ hãi. Mọi người ai

cũng mong chờ tin tốt lành vì nó đem đến sự may mắn, làm
cho cuộc sống trở nên tươi sáng, hạnh phúc. Tin tốt lành có
tác dụng truyền động lực, cảm hứng, niềm lạc quan… cho tất
cả mọi người.
- Nếu không đồng tình: Trong cuộc sống, mỗi người có sở
thích khác nhau. Có khi đọc những tin không tốt lành lại là
dịp mỗi người nhận ra bản chất của cái xấu, cái ác… để rút ra
bài học kinh nghiệm cho mình và mọi người.
- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.
LÀM VĂN

3,0
0,5
1,0

1,0

1,0

7,0


1

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy
nghĩ về ý nghĩa câu nói:“Thái độ tích cực chính là bí quyết
nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn”.
a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn
nghị luận xã hội; Dung lượng phải đảm bảo khoảng 200 chữ,
tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định.

b. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật vấn đề: Thái
độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn.
Dưới đây là những ý cơ bản:

2,0

0,5


2

a. Giải thích:
- Thái độ tích cực là thái độ chủ động trước cuộc sống, được
thể hiện trong cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động, luôn suy
nghĩ theo chiều hướng tốt.
- Thực chất, câu nói là lời khuyên con người nên có thái độ
sống tích cực…
b. Bình luận, phân tích, chứng minh về ý nghĩa của câu nói:
* Vì sao Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự
khác biệt lớn:
- Cuộc đời không phải chỉ có thảm nhung, ánh sáng mà ngoài
ra còn có những vực sâu, bóng tối. Vì thế, trong cuộc sống,
mỗi người đều phải đối mặt với nỗi buồn, niềm đau, khó
khăn, bất trắc… Đó là quy luật tất yếu mà mỗi chúng ta phải
trải qua.
- Vì vậy, muốn sống có ý nghĩa, ta phải đối diện với những
nỗi đau buồn, sự thất bại bằng thái độ sống lạc quan, yêu đời,
sống bằng cả trái tim tin yêu, ý chí, nghị lực.
* Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại:

- Với cá nhân:
+ Người có thái độ tích cực, cơ hội thành công trong cuộc
sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những
thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
+ Niềm lạc quan, yêu đời là sức mạnh tinh thần giúp con
người vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách và có
thêm những trải nghiệm cuộc sống.
- Với xã hội: Thái độ tích cực của cá nhân sẽ góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
* Mở rộng:
- Thái độ tích cực khác với sự huyễn hoặc, ảo tưởng. Phê
phán những con người luôn suy nghĩ bi quan, yếu đuối,
nhanh chóng bị sóng gió cuộc đời quật ngã, không thể đứng
dậy sau thất bại, đau khổ. Đó là những con người thiếu bản
lĩnh, dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực,
nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.
- Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống,
bồi dưỡng lòng tự tin và ý thức tự chủ của bản thân.
Cảm nhận về bức tranh mùa thu và vẻ đẹp tâm hồn
Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu. Qua đó,
nhận xét về sự khác biệt trong cách cảm nhận, thể hiện
cảnh thu và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của tác giả.
a. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị

0,5

0,25


0,25

0,25

0,25
5,0

0,5


luận văn học, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách khác nhau nhưng cần tập trung làm nổi bật bức tranh về
mùa thu, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ
Câu cá mùa thu. Từ đó nhận xét về sự khác biệt trong cách
cảm nhận, thể hiện cảnh thu và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt
của tác giả. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
1. Giới thiệu khái quát
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến, bài thơ Câu
cá mùa thu.
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
2. Cảm nhận về bức tranh mùa thu và vẻ đẹp tâm hồn của
Nguyễn Khuyến trong bài thơ
a. Vẻ đẹp bức tranh mùa thu
* Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu
- Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở
lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời,
nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ
một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở

ra nhiều hướng thật sinh động.
* Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho nét riêng của mùa thu
vùng đồng bằng Bắc Bộ:
- Mùa thu với những nét dịu nhẹ thanh sơ qua màu sắc, đường
nét, qua sự kết hợp giữa hòa sắc, tạo hình.
+ Màu sắc dịu nhẹ thanh sơ với nước trong veo, sóng biếc, trời
xanh ngắt.
+ Dịu nhẹ thanh sơ trong đường nét, chuyển động: sóng hơi
gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.
+ Dịu nhẹ thanh sơ trong hòa sắc tạo hình: “Cái thú vị của bài
Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng,
xanh tra, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của
chiếc lá thu rơi”. (Xuân Diệu)
* Cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn
- Cảnh vắng và lạnh – vắng người và lặng tiếng. “Ngõ trúc
quanh co khách vắng teo” như đi vào yên tĩnh, vắng teo là rất
vắng, là không có biểu hiện hoạt động nào của con người.
Vắng teo không chỉ đơn thuần là vắng mà còn là lặng, là hiu
hắt. Vắng đi với lặng. Không gian im ắng đến mức nhà thơ
cảm nhận được độ “vèo” của chiếc lá khẽ rơi, nghe được tiếng

0,25

0,5

0,75

0,75



cá đớp mồi đâu đó dưới chân bèo.
- Gam màu xanh làm nên “các điệu xanh” trong bức tranh Câu
cá mùa thu. Từ “xanh ao, xanh bờ, xanh “sóng” đến “xanh tre,
xanh trời, xanh bèo”, tất cả đều gợi cảm giác xanh-trong và
phần nhiều đều thuộc gam màu lạnh: độ xanh trong của nước,
độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Mùa thu vắng,
lặng, lạnh được cảm nhận qua tâm hồn một ngư ông-thi nhân
đang trầm ngâm suy ngẫm về thời thế.
b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến
* Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm quê hương, đất
nước:
- Thơ viết về thiên nhiên, trước hết bộc lộ tình yêu thiên nhiên
của tác giả. Để cảm nhận hết vẻ đẹp của thiên nhiên với những
biểu hiện phong phú, đa dạng, tinh tế, nhà thơ đã cảm nhận
bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác và thường
là sự hòa trộn nhiều cảm giác (thị giác với thính giác: “Lá
vàng trước gió khẽ đưa vèo”, thị giác với xúc giác: “Ao thu
lạnh lẽo nước trong veo”).
+ Phải là người gắn bó sâu sắc và tha thiết với quê hương,
Nguyễn Khuyến mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng của cảnh
sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp riêng ấy bằng nét bút
vừa chân thật, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang
được cái hồn dân tộc, vượt khỏi công thức ước lệ không chỉ
bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác
giả.
* Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao
- Một ngư ông lại hững hờ với việc câu cá bởi đang nặng lòng
trước thế sự. Tâm trạng tác giả qua bài thơ là một nỗi u hoài, u
hoài nên khi thì trầm ngâm, khi lại như giật mình thảng thốt:
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”; “Cá đâu đớp động dưới

chân bèo”.
- Nỗi u hoài từ tâm cảnh tỏa lan ra ngoại cảnh, phủ lên cảnh
vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng ở Câu cá
mùa thu đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc
trong tâm hồn nhà thơ. Vị Tam nguyên Yên Đổ về sống giữa
làng quê, giữa cảnh đời thôn dã nhưng vẫn nặng lòng thời thế,
vẫn suy nghĩ về hiện tình đất nước.
3. Nhận xét về sự khác biệt trong cảm nhận, thể hiện cảnh
thu và nghệ thuật sử dụng tiếng Việt của tác giả:
- Sự khác biệt trong cảm nhận và thể hiện cảnh thu:

0,5

0,5

0,5


+ Thơ xưa khi viết về mùa thu thường sử dụng những hình ảnh
ước lệ như lá ngô đồng rụng “Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên
hạ cộng tri thu” (Một lá ngô đồng rụng – Biết mùa thu đã về);
sen tàn cúc nở “Sen tàn cúc lại nở hoa” (Truyện Kiều), rừng
phong lá đỏ “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Truyện Kiều)…
+ Tác giả đem đến cho cảnh thu nét vẽ hiện thực hơn, hình
ảnh, từ ngữ đậm đà chất dân tộc. Cũng là thu thuỷ nhưng đó là
chiếc ao làng quen thuộc của vùng chiêm trũng của miền quê
Bình Lục. Cũng là thu diệp nhưng là chiếc lá thu rơi mang cả
nỗi niềm và tâm trạng.
- Nghệ thuật sử dụng tiếng Việt:

+ Tiếng Việt trong Câu cá mùa thu giản dị, trong sáng, có khả
năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn
khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng. Nhà thơ sử dụng
thành công nhiều từ láy: “lạnh lẽo”, “tẻo teo”, “lơ lửng”.
Những từ láy này góp phần tạo thanh, tạo hình, tạo hồn cho
cảnh.
+ Đặc biệt vần “eo” – một “tử vận” oái oăm, khó làm – được
Nguyễn Khuyến sử dụng một cách thần tình. Đây không đơn
thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt
nội dung. Trong văn cảnh bài thơ, vần “eo” góp phần diễn tả
một không gian thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn
khúc cá nhân.
4. Đánh giá khái quát lại vấn đề đã phân tích
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật
của bài thơ.
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về
một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha.
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,00 điểm

0,5

0,25


MA TRẬN ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn thi: Ngữ văn; Khối 11
Mức độ
Chủ đề
I. Đọc - hiểu


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

Nhận biết

Thông hiểu

- Nhận biết được - Hiểu được
phương thức biểu hiệu quả của
đạt.
biện pháp tu từ.
- Lí giải quan
điểm của tác
giả.
1
2
0,5
1,5
0,5%
15%

II. Làm văn Nhận biết được Hiểu được ý
Câu 1: NLXH
nội dung của vấn nghĩa của vấn đề
- Tạo lập đoạn đề
văn nghị luận
về
một


tưởng, đạo lý.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Câu 2: NLVH:
Tạo lập văn bản
nghị luận văn
học

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng số câu

0,5
5%
Nhận biết được
vấn đề cần nghị
luận và những giá
trị cơ bản của bài
thơ Câu cá mùa
thu.

2,0
20%
1

0,5
5%
Hiểu

được
những nét cơ
bản về nội dung
và nghệ thuật
của bài thơ Câu
cá mùa thu.

0,5
5%
2

Vận dụng thấp

Vận
cao

dụng Tổng số

Đưa ra được lựa
chọn của mình
và lý giải hợp
lý.
1
1,0
10%

4
3,0
30%


Vận dụng hiểu Bàn luận về
biết về tạo lập Thái độ sống
đoạn văn nghị tích cực
luận xã hội để
viết đoạn văn
nghị luận về một
tư tưởng, đạo lý,
lối sống.
0,5
5%
Vận dụng hiểu
biết về tạo lập
văn bản nghị
luận văn học để
viết bài nghị
luận về bài thơ
Câu cá mùa thu.

1,5
15%
2

0,5
5%

1
2,0
20%

Vận

dụng
kiến thức đọchiểu của tác
phẩm Câu cá
mùa thu để
bàn về sự
khác
biệt
trong
cách
cảm nhận và
thể hiện cảnh
thu và nghệ
thuật sử dụng
tiếng Việt của
tác giả.
1,0
10%
1

1
5,0
50%
6


Tổng số điểm
Tỉ lệ

0,5
5%


1,5
15%

3,0
30%

5,0
50%

10,0
100%



×