Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chuyên đề: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.91 KB, 28 trang )

TRƯỜNG THPT …………….
Báo cáo chuyên đề: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM.
Giáo viên báo cáo: .................
Tổ chuyên môn:..........................
- Đối tượng học sinh bồi dưỡng:
+ Học sinh lớp 12
+ Học sinh ôn thi THPTQG.

A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp dạy học (PPDH) mang tính chất quyết định đến chất lượng của giờ
giảng, phương pháp giảng giạy trực quan sinh động giúp học sinh dễ hiểu và nắm bắt bài
học tốt hơn vì vậy đæi Trong giai đoạn đa dạng húa xó hội hiện nay số học sinh ngày
càng đông về số lượng, nên dẫn đến sự phân hóa học sinh ngày càng cao, các học sinh có
học lực tốt hơn, sắc hơn ngày càng nhiều nhưng bên cạnh đó,số lương học sinh yếu kém
cũng theo đó mà tăng lên, vỡ vậy cần phải có những biện pháp bổ xung, nâng cao kiến
thức và kĩ năng về kiến thức cũ cho học sinh.
Phương pháp dạy học (PPDH) mang tính chất quyết định đến chất lượng của giờ
giảng, phương pháp giảng dạy trực quan sinh động giúp học sinh dễ hiểu và nắm bắt bài
học tốt hơn vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề tất yếu đối với nền giáo dục
nói chung và đặc biệt đối với bộ môn hoá học ở bậc Trung học phổ thông (THPT) nói
riêng, vì đổi mới phương pháp dạy học có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
chiếm lĩnh tri thức và phát triển tài năng của học sinh.
Việc đổi mới PPDH ở bộ môn hoá học không chỉ đơn thuần là đổi mới phương
pháp dạy của giáo viên mà còn phải đổi mới cả hoạt động học của học sinh, phương
pháp định hướng ôn tập nhằm mục đích phát huy cao độ tính tích cực, tính tự giác của
học sinh trong học tập bộ môn. Để dạy học tích cực cần đổi mới mục tiêu dạy học ngay ở
từng bài học, từ phương pháp ôn tập các bài học, phần học cụ thể. Giáo viên là người tích
cực thiết kế, tổ chức, khuyến khích tạo điều kiện để đa số học sinh tích cực tìm tòi khám
phá, xây dựng và vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
Do vậy mà tôi viết chủ đề tài này với mong mỏi được đóng góp một phần trong
việc giảng dạy và học tập môn hoá học ở trường phổ thông, đồng thời cũng rất mong có


được sự đóng góp của các nhà chuyên môn, của các quý thầy cô đồng nghiệp để giúp tôi
ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp giảng dạy của mình.
1


B: NỘI DUNG
Chuyên đề: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM.
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
 Nội dung 1: Giảng dạy ôn tập lý thuyết về nhôm và hợp chất.
 Nội dung 2: các dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập về nhôm và hợp chất.
 Nội dung 3: bài tập rèn luyện tổng hợp về nhôm và hợp chất.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
*Kiến thức
- Nêu được vị trí, cấu hình electron, cấu hình electron lớp ngoài cùng của Al.
- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của Al và một số hợp chất của chúng.
- Nêu được phương pháp điều chế Al (điện phân nhôm oxit nóng chảy).
- Nêu được tính chất vật lí, hóa học của Al và các hợp chất quan trọng của chúng.
- Giải thích được tính chất hóa học của kim loại Al, và các hợp chất quan trọng của
chúng.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của Al và một số hợp chất
của chúng.
* Kỹ năng
- Quan sát, tìm kiếm các mối quan hệ, thí nghiệm, tư duy dự đoán, giải quyết vấn đề
- Tự học, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm.
- viết phương trình hóa học.
- Kĩ năng tính toán.
* Thái độ
- Từ tính tích cực của việc làm việc nhóm qua đó giáo dục HS tính đoàn kết, lòng nhân
ái.

- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất khi tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
*Định hướng các năng lực cần hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập, năng lực sử
dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực tính toán hóa học, năng
lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông.
2. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp hợp tác nhóm.
- Phát hiện đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan.
3. chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Dụng cụ: Kẹp gỗ, chậu thủy tinh, ống nghiệm, quì tím, công tơ hút, đèn cồn, ....
- Hóa chất: Al, dd HCl, dd NaOH.
- Phiếu học tập giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động
GV chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà từ tiết trước cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí của Al qua hệ thống câu hỏi
phiếu học tập 1.
2


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo đơn chất của kim
loại Al ?
2. Nêu tính chất vật lý của kim loại Al ?
+ Nhóm 2: cấu tạo, tính chất vật lí các hợp chất của Al qua hệ thống câu hỏi phiếu
học tập 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Nêu cấu tạo của nhôm oxit, nhôm hidroxit ?
2. Nêu đặc điểm cấu tạo của nhôm oxit, nhôm hidroxit ?
3. Nêu tính chất vật lý của nhôm oxit, nhôm hidroxit?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của Al và hợp chất qua hệ thống câu hỏi
phiếu học tập 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Nêu các tính chất hóa học của Al?
2. Nêu Nêu các tính chất hóa học của nhôm oxit và nhôm
hidroxit?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế kim loại kiềm qua hệ
thống câu hỏi phiếu học tập 4.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Nêu các ứng dụng của nhôm, nhôm oxit?
2. Nêu phương pháp điều chế nhôm và nhôm hidroxit viết phương
trình hóa học xảy ra ?
b. Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước bài học ở nhà, chuyẩn bị câu hỏi theo nhóm.
Tìm hiểu kiến thức về nhôm và hợp chất trong đời sống thực tiễn
III: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA THEO CÁC CẤP ĐỘ MÔ TẢ
a. Mức độ nhận biết
HS: nêu và viết phương trình phản ứng nếu có cho các câu hỏi sau:
Bài 1. Viết cấu hình e của Al và nêu vị trí của nhôm trong bảng HTTH.
HD: 1s22s22p63s23p1
Al ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.A
Bài 2. Tính chất vật lý của nhôm.
HD: Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nhẹ, khối lượng riêng của nhôm bằng
2,7g/cm3; nó rất mềm (chỉ sau vàng), dễ uốn (đứng thứ sáu) và dễ kéo sợi - dát mỏng,
nóng chảy ở 6600C, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Bài 3. Tính chất vật lý của nhôm oxit và nhôm hidroxit.
HD: Nhôm oxit là chất rắn màu trắng, không tan và không tác dụng với nước,

nóng chảy ở 20500C.
Bài 4. Nêu phương pháp điều chế Al, nhôm oxit, nhôm hidroxit.
HD:
4.1: Nguyên liệu: quặng boxit.
3


(Quặng boxit (Al2O3.nH2O ) thường có lẫn SiO2 và 30 - 40% ôxít sắt vì vậy quặng này có
màu đỏ ).
4.2: Phương pháp sản xuất: Điện phân nóng chảy Al2O3.
4.3: Các giai đoạn sản xuất:
a. Giai đoạn tinh chế nhôm oxit:
Để có Al2O3 tinh khiết người ta phải tinh chế theo các công đoạn sau:
- Nấu quặng boxit nghiền nhỏ với dung dịch NaOH đặc ở 180 0C, loại bỏ tạp chất không
tan, thu lấy dung dịch NaAlO2 và Na2SiO3:
180 C
Al2O3 + 2 NaOH ���
� 2 NaAlO2 + H2O
180 C
SiO2 + 2 NaOH ���
� Na2SiO3 + H2O
- Sục khí CO2 vào dung dịch thu được rồi lọc lấy kết tủa Al(OH)3:
NaAlO2 + CO2 + 2 H2O � Al(OH)3 ↓ + NaHCO3
t0
- Nung Al(OH)3 ở nhiệt độ cao:
2Al(OH)3 ��
� Al2O3 + 3 H2O
b. Giai đoạn điện phân nóng chảy nhôm oxit:
Nhôm oxit có nhiệt độ nóng chảy cao ( 20500C ) vì vậy khi điện phân người ta hòa tan
nhôm oxit trong cryolit (Na3AlF6) nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp được hạ

xuống chỉ còn khoảng 9500C – 9800C, tiết kiệm được năng lượng lại tạo được chất lỏng
có tính dẫn điện tốt hơn nhôm oxit nóng chảy. Mặt khác, ngăn cản nhôm nóng chảy
không bị oxihóa trong không khí do chất lỏng trên có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm
nổi lên trên ngăn không cho nhôm tiếp xúc với không khí.
dpnc
���

2Al2O3
4Al +
3O2
criolit
Bài 5. Nêu một số tính chất hóa học và ứng dụng của Al.
HD:
5.1. Nhôm tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối:
4Al + 3O2  2Al2O3 + Q
Al bền trong không khí và nước ở nhiệt độ thường do có màng oxit nhôm rất mỏng, mịn,
bền chắc bảo vệ.
Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với clo: 2Al + 3Cl2  2AlCl3 .
5.2. Nhôm với dung dịch axit ( HCl, H2SO4 ) tạo thành muối và giải phóng khí hiđro:
2Al
+ 6HCl  2AlCl3 + 3H2
*Chú ý: - Nhôm không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
- 2 Al + 6 H2SO4 ( đặc, nóng)  Al2(SO4)3 + 3 SO2 + 6 H2O
5.3. Nhôm tác dụng với dung dịch muối của những kim loại đứng sau trong dãy hoạt
động hóa học tạo thành muối mới và kim loại mới:
2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu
5.4. Nhôm tác dụng với nước tạo thành bazơ và khí Hiđro:
Nhôm nguyên chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng dừng lại
ngay vì tạo lớp bảo vệ là nhôm hiđroxit theo phương trình:
2Al + 6H2O  2Al(OH)3 ↓ + 3H2.

Nên thực tế, nhôm được coi như không tác dụng với nước.
5.5. Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối và khí Hiđro:
2Al + 2NaOH + H2O  2NaAlO2 + 3H2
*Từ tính chất 4 và 5 để giải thích tại sao đồ vật bằng nhôm bền trong nước,
nhưng lại bị phá hủy liên tục trong dung dịch kiềm và hướng dẫn học sinh dạng bài tập
khi cho hỗn hợp 2 kim loại A, B tác dụng với H2O mà 2 kim loại này tan hoàn toàn.
0

0

4


(?) Giải thích tại sao đồ vật bằng nhôm bền trong nước, nhưng lại bị phá hủy liên tục
trong dung dịch kiềm?
- Nhôm nguyên chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường, nhưng phản ứng dừng
lại ngay vì tạo lớp bảo vệ là nhôm hiđroxit theo phương trình:
2Al + 6H2O  2Al(OH)3 ↓ + 3H2.
Nên thực tế, nhôm được coi như không tác dụng với nước nên nhôm bền trong nước.
- Nhưng nhôm bị hoà tan dễ dàng trong dung dịch kiềm (nồng độ càng lớn, nhiệt độ càng
cao thì sự hoà tan càng nhanh). Là do:
+ Trước hết, lớp bảo vệ Al2O3 bị hoà tan trong dung dịch kiềm :
Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O (1)
+ Tiếp đến nhôm tác dụng với nước:
2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2
(2)
+ Rồi lớp bảo vệ Al(OH)3 bị hòa tan trong dung dịch kiềm :
Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O (3)
Các phản ứng (2), (3) xảy ra luân phiên nhau cho đến khi nhôm bị tan hết. Các phản ứng
này có thể viết dưới dạng phương trình hoá học chung là :

2Al + 2NaOH + H2O  2NaAlO2 + 3H2
* Khi đề bài cho hỗn hợp 2 kim loại A, B tác dụng với H 2O tan hoàn toàn sẽ xảy ra 2
trường hợp:
Trường hợp 1 : A, B đều phản ứng đc với H2O ( A, B là một trong các kim loại như Li,
Na, K, Ca, Ba,...)
Trường hợp 2 : A tan trong nước, B tan trong kiềm do A tạo ra ( A là 1 trong các kim loại
tác dụng được với nước, còn B là Al ).
5.6. Nhôm tác dụng với nhiều oxit kim loại tạo thành nhôm oxit và kim loại
( phản ứng nhiệt nhôm):
t0
2Al
+ Fe2O3 ��
� Al2O3 + 2Fe
3. Ứng dụng:
(Do nhôm nguyên chất có sức chịu kéo thấp, nhưng tạo ra các hợp kim với nhiều nguyên
tố như đồng, kẽm, magiê, mangan và silic,... khi được gia công cơ-nhiệt, các hợp kim
nhôm này có các thuộc tính cơ học tăng lên đáng kể nên phần lớn nhôm được sử dụng
dưới dạng hợp kim nhôm).
- Nhôm dùng để điều chế hiđro: 2 Al + 3 H2O → Al2O3 + 3 H2 + Q
- Nhôm dùng làm giấy gói bánh kẹo.
- Nhôm được dùng làm dây dẫn điện.
- Nhôm siêu tinh khiết được sử dụng trong công nghiệp điện tử và sản xuất đĩa CD,
- Nhôm làm nguyên liệu rắn cho tên lửa, các thành phần của pháo hoa.
- Phản ứng nhiệt nhôm dùng để điều chế các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao ( như
crôm, Vonfam , ...)
- Nhôm dùng chế tạo các dụng cụ đun nấu trong gia đình.
- Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit ( hỗn hợp bột Al và Fe 2O3 ) dùng để hàn gắn
đường ray,...
- Nhôm và hợp kim nhôm được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải (ô
tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, xe tải, toa xe tàu hỏa, tàu biển, ...), làm khung cửa và đồ

trang trí nội thất.
5


b. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
B. cấu hình electron [Ne] 3s23p1.
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.
D. Mức oxi hoá đặc trưng là +3.
Câu 2: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác ?
A. Màu trắng bạc.
B. Là kim loại nhẹ.
C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
D. Dẫn điện và nhiệt tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc thu được kết tủa?
A. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa AlCl3
B. Sục từ từ đến dư khí NH3 vào dung dịch chứa Al(NO3)3
C. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2
D. Thêm từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaAlO2
Câu 4: Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào?
A. Nhôm.
B. Sắt.
C. Magie.
D.
Đồng.
Câu 5: Để nhận biết các dung dịch không màu: AlCl3, Al2(SO4)3, (NH4)2CO3, HCl. Chỉ
cần dùng 1 thuốc thử là:
A. dd NaOH
B. dd Na2CO3

C. dd Ba(OH)2
D. dd BaCl2
c. Mức độ vận, vận dụng cao.
Bài 1. Cho tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 trong 500 mL dung dịch
NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Thể tích HCl 2M cần cho vào D
để thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. 0,175 lít
B. 0,25 lít
C. 0,25 lít
D. 0,52 lít
Hướng dẫn giải
Trong dung dịch D có chứa AlO2– và OH– (nếu dư). Dung dịch D trung hoà về điện
nên: nAlO2  nOH  nNa  0,5(mol)
Khi cho HCl vào D:
H+ + OH–  H2O
H+ + AlO2– + H2O  Al(OH)3
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì nH  nAlO2  nOH = 0,5 (mol)
0,5
Thể tích dung dịch HCl là V 
= 0,25 (lít)
2
Bài 2. Trộn 100 mL dung dịch AlCl3 1M với 200 mL dung dịch NaOH 1,8M thu được
kết tủa A và dung dịch D.
a. Khối lượng kết tủa A là
A. 3,12 g
B. 6,24 g
C. 1,06 g
D. 2,08 g
b. Nồng độ mol của các chất trong dung dịch D là
A. NaCl 0,2 M và NaAlO2 0,6 M

B. NaCl 1 M và NaAlO2 0,2 M
C. NaCl 1 M và NaAlO2 0,6 M
D. NaCl 0,2 M và NaAlO2 0,4 M
Hướng dẫn giải
Ta có thể sử dụng định luật bảo toàn điện tích:
nAl3 = 0,1 mol, nCl = 3.0,1 = 0,3 mol
nNa = nOH = 0,2.1,8 = 0,36 mol
6


Sau khi phản ứng kết thúc, kết tủa tách ra, phần dung dịch chứa 0,3 mol Cl – trung hoà
điện với 0,3 mol Na+ còn 0,06 mol Na+ nữa phải trung hoà điện với một anion khác, chỉ
có thể là 0,06 mol AlO2– (hay [Al(OH)4]–). Còn 0,1 – 0,06 = 0,04 mol Al 3+ tách ra thành
0,04 mol Al(OH)3. Kết quả trong dung dịch chứa 0,3 mol NaCl và 0,06 mol NaAlO 2 (hay
Na[Al(OH)4])
a. mAl(OH)3 = 0,04.78 = 3,12 gam
Đáp án A.
0,3
0,06
 0,2M
b.CM(NaCl) =
= 1 M, CM(NaAlO2 ) 
0,3
0,3
Đáp án B.
Bài 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Fe xOy và nhôm,
thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch D,
0,672 lít khí (đktc) và chất không tan Z. Sục CO 2 đến dư vào dung dịch D lọc kết tủa và
nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn.
a. Khối lượng của FexOy và Al trong X lần lượt là

A. 6,96 g và 2,7g
B. 5,04 g và 4,62 g
C. 2,52 g và 7,14 g
D. 4,26 g và 5,4 g
b. Công thức của oxit sắt là
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Không xác định
Hướng dẫn giải
a. 2yAl + 3FexOy  yAl2O3 + 3xFe
(1)
Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2H2
(2)
0,02 ................................... 0,02 .......... 0,03
NaAlO2 + CO2 + 2H2O  Al(OH)3 + NaHCO3
(3)
0
t
2Al(OH)3 ��
(4)
� Al2O3 + 3H2O
Nhận xét: Tất cả lượng Al ban đầu đều chuyển hết về Al2O3 (4). Do đó
5,1
=0,1 mol  mAl = 0,1.27 = 2,7 g
102

nAl (ban đầu) = 2 nAl O  2�
2 3


mFexOy = 9,66 – 2,7 = 6,96 g

Đáp án A.

5,1
=0,1 (mol)  mAl = 0,1.27 = 2,7 g
102

b. nAl (ban đầu) = 2 nAl O  2�
2 3

Theo định luật bảo toàn khối lượng nguyên tố oxi, ta có:
nO(trongFexOy )  nO(trongAl 2O3) = 1,5.0,08 = 0,12 mol
nFe 

6,96  0,12.16
 0,09(mol)
56

nFe : nO = 0,09 : 0,12 = 3 : 4. CTPT là Fe3O4

Đáp án C.

Bài 4. Hỗn hợp Al, Fe có khối lượng 22 gam được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1
tác dụng với HCl dư thu được dung dịch A và 8,96 lít H 2 (đktc). Cho dung dịch A tác
dụng dung dịch NaOH dư được kết tủa B, lọc kết tủa B nung trong không khí đến khối
lượng không đổi được m1 gam chất rắn. Phần 2 cho vào dung dịch CuSO 4 dư đến khi
phản ứng hoàn toàn thu được m2 gam chất rắn không tan.
a. m có giá trị là
7



A. 8 g
B. 16 g
C. 32 g
D. 24 g
b. m có giá trị là
A. 12,8 g
B. 16 g
C. 25,6 g
D. 22,4 g
Hướng dẫn giải
a. 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H3
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
HCl + NaOH  NaCl + H2O
AlCl3 + 3NaOH  Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 + 2NaCl
t0
4Fe(OH)2 + O2 ��
� 2Fe2O3 + 4H2O
Khi tác dụng với HCl, gọi x, y lần lượt là số mol Al và Fe ta có:
27x  56y  11�
x  0,2



1,5x  y  0,4 �
y  0,1


Sau các phản ứng chất rắn thu được chỉ còn là Fe2O3.
2Fe  Fe2O3
0,1........0,05  m1 = 8 (g)
b. 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
Ở phần 2, Cu nhận electron chính bằng H2 nhận ở phần 1, do đó
nCu = nH2 = 0,4  mCu = 25,6 (gam)
Bài tập thực tiễn
Câu 1: Em hãy nêu hiện tượng nhôm mọc lông tơ và giải thích hiện tượng đó ?
HD: Hg hòa tan được nhiều kim loại trong đó có nhôm, khi nhôm hòa tan tác dụng
dễ dàng với oxi tạo các tinh thể nhôm oxit hình như lông tơ.
Câu 2: Vì sao phải sử dụng điện dương bằng than chì trong trong quá trình điện phân
nhôm oxit để điều chế Al?
HD: điện cực than chì dung khử oxi sinh ra trong quá trình SX nhôm ngăn không
cho oxi tác dụng trở lại với Al làm giảm hiệu suất và tránh gây hỏa hoạn.
Câu 3: Criolit có vai trò như thế nào trong quá trình điều chế nhôm bằng phương pháp
điện phân nhôm oxit.
HD: Criolit làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2O3 giúp giảm thiểu điện năng và
chi phí sản xuất.
Câu 4: nêu các phương pháp nhận biết nhôm, nhôm oxit, nhôm hidroxit và muối
nhôm.
1. Cách nhận biết nhôm:
- Dùng thuốc thử là dung dịch kiềm nếu bài toán cho các chất rắn mà không có các kim
loại khác cũng tác dụng được với kiềm ( như: Zn, Be, Cr ) với dấu hiệu là có khí hiđro
sinh ra.
Hoặc: Dùng thuốc thử là dung dịch axit mạnh ( HCl, H 2SO4 loãng ) nếu bài toán cho các
chất rắn mà không có các kim loại khác đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học
của kim loại và các muối của axit yếu ( muối chứa các gốc: = CO 3; = SO3; = S; - HCO3)
với dấu hiệu là có khí hiđro sinh ra. Nếu trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thử là
8



dung dịch axit mà trong các hóa chất cần nhận biết có cả muối của các axit yếu nêu trên
thì ta thêm bước nhận biết các khí sinh ra để kết luận mẫu thử ban đầu là chất nào.
Hoặc: Dùng thuốc thử là dung dịch muối của các kim loại đứng sau trong dãy hoạt động
hóa học của kim loại với dấu hiệu là có kim loại trong muối được giải phóng ra.
2. Cách nhận biết nhôm oxit, nhôm hiđroxit:
- Dùng thuốc thử là dung dịch kiềm với dấu hiệu là chất rắn tan dần ra, tạo ra dung dịch
không màu.
Hoặc: Dùng thuốc thử là dung dịch axit mạnh với dấu hiệu là chất rắn tan dần ra, tạo ra
dung dịch không màu.
* Nếu trường hợp có nhiều chất cùng tác dụng hoặc tan vào dung dịch thuốc thử, mà
không có cách nhận biết nào khác thì ta thêm bước nhận biết các sản phẩm thu được 3.
Cách nhận biết dung dịch muối nhôm:
- Đối với muối aluminat: Dùng thuốc thử là dung dịch axit clohiđric ( HCl ), hoặc dung
dịch axit axetic ( CH3COOH ), hoặc khí cacbonic ( CO2 ) với dấu hiệu có chất kết tủa keo
trắng.
- Đối với các muối khác: Dùng thuốc thử là dung dịch kiềm mạnh với dấu hiệu có chất
kết tủa keo trắng tạo thành rồi tan trong kiềm dư hoặc dùng các hóa chất đặc trưng để
nhận biết theo gốc có trong muối như bài tập nhận biết chung.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Lập kế hoạch dự án
- Sau khi dạy học xong phần đơn chất Al
giáo viên giới thiệu chung về một số
hợp chất của Al. Tính chất của các hợp
chất, phương pháp điều chế, ứng dụng
của nó trong đời sống?
- Yêu cầu học sinh thảo luận lựa chọn
nội dung chủ đề.

- Kết luận cho các nhóm HS nhận nội
dung chủ đề để nghiên cứu.

- Yêu cầu các nhóm sử dụng SĐTD xây
dựng các vấn đề cần nghiên cứu từ đó
lập kế hoạch chi tiết cho tiểu dự án của
nhóm.
- GV định hướng hoặc gợi ý để HS phát

Hoạt động của học sinh
- Học sinh thảo luận để lựa chọn tiểu chủ
đề.

- Học sinh nhận nhóm và tiểu chủ đề
nghiên cứu, cử nhóm trưởng, thư ký.
Nhóm 1: Nghiên cứu nội dung 1: Tính
chất vật lý, hóa học ứng dụng điều chế
Al?
Nhóm 2. Nghiên cứu nội dung 2: Tính
chất vật lý, hóa học ứng dụng hợp chất
của nhôm oxit, nhôm hidroxit ?
Nhóm 3. Nghiên cứu nội dung 3: Tính
chất vật lý, hóa học ứng dụng muối
Nhôm?
Nhóm 4: Nghiên cứu nội dung 4: phương
pháp điều chế Al và các hợp chất của
nhôm.
- Các nhóm cùng thảo luận, lập SĐTD
phát triển ý tưởng liên quan đến tiểu chủ
đề.

- Các nhóm cùng thảo luận để soạn câu
hỏi nghiên cứu cho tiểu chủ đề của nhóm
9


triển các ý tưởng nội dung cần nghiên mình nhằm định hướng các bước cần tìm
cứu theo kỹ thuật SĐTD.
hiểu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Góp ý để hoàn thiện SĐTD cho từng - Các nhóm báo cáo kế hoạch thực hiện
dự án.
dự án, xin ý kiến giáo viên bổ sung và
- Góp ý bổ sung kế hoạch hoạt động của hoàn thiện kế hoạch dự án
từng dự án
Hoạt động 2: Thực hiện dự án ( hs thực hiện trong 1 tuần vào thời gian ngoài
giờ lên lớp)
- Liên lạc nắm bắt tình hình thực hiện Thực hiện theo kế hoạch và bảng phân
của các nhóm. Giúp đỡ học sinh khi cần công nhiệm vụ, liên lạc với giáo viên khi
thiết.
cần sự tư vấn trợ giúp
- Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo sơ - Nhóm trưởng tổ chức cho các thành
bộ về sản phẩm của nhóm, GV góp ý để viên thảo luận, tổng hợp thông tin, phân
các nhóm tiếp tục hoàn thiện
tích kết quả và bàn luận.
- Nhóm trưởng cùng các thành viên
chuẩn bị nội dung và hình thức báo cáo.
Hoạt động 3: Thực hiện nhóm và báo cáo kết quả (3 tiết).
- Theo dõi tổ chức cho học sinh báo cáo - Đại diện 4 nhóm học sinh báo cáo kết
(hỗ trợ học sinh bằng cách đặt cấu hỏi quả nghiên cứu của nhóm mình, các
bổ sung, phát hiện vấn đề cần tranh luận nhóm khác theo dõi thảo luận, tranh luận.
và làm trọng tài cho học sinh thảo luận) Hoạt động 4: Thực hiện chữa các dạng bài tập (6 tiết).

Hoạt động 1: Vị trí và cấu tạo của Al
- GV gọi học sinh đại diện cho nhóm 1 và nhóm 2 trình bày kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao: Cấu tạo, vị trí, tính chất vật lý của Al.
- Học sinh còn lại trong lớp phát biểu, bổ sung hoặc có những câu hỏi tương tác về
nguyên nhân hay nguồn gốc thông tin qua kết quả báo cáo của các nhóm để đại diện các
nhóm trình bày giải đáp các câu hỏi tương tác.
- GV chốt lại vị trí, cấu tạo của Al.
Hoạt động 2: Ứng dụng và điều chế kim loại Al, nhôm oxit và nhôm hidroxit.
- GV gọi học sinh đại diện cho nhóm 3 và nhóm 4 trình bày kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao: Ứng dụng và điều chế Al và hợp chất.
- Học sinh còn lại trong lớp phát biểu, bổ sung hoặc có những câu hỏi tương tác về
nguyên nhân hay nguồn gốc thông tin qua kết quả báo cáo của các nhóm để đại diện các
nhóm trình bày giải đáp các câu hỏi tương tác.
- GV chốt lại ứng dụng và điều chế kim loại Al và hợp chất.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học của kim loại Al và hợp chất của nhôm.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
“Nhóm chuyên sâu”: Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm có 10 học sinh đặt tên các nhóm
lần lượt là nhóm: Xanh, đỏ, tím, vàng.
“Nhóm mảnh ghép”: Cứ 5 học sinh nhóm chuyên sâu này ghép với 5 học sinh của nhóm
chuyên sâu khác
Nhiệm vụ của các nhóm
“Nhóm chuyên sâu”
+ Nhóm xanh và nhóm đỏ : Nghiên cứu tính chất hóa học của Al và hợp chất.
10


+ Nhóm tím và vàng: Nghiên cứu tính chất hóa học của các hợp chất của nhôm.
Mỗi nhóm chuyên sâu làm việc trong thời gian khoảng 10 phút
“ Nhóm mảnh ghép” Các học sinh chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về tính chất hóa học
của nhôm và hợp chất mà nhóm chuyên sâu của mình đã nghiên cứu.

- Các nhóm mảnh ghép tổng kết về tính chất hóa học của nhôm và hợp chất
- Các nhóm mảnh ghép làm việc trong thời gian 10 phút
Hoạt động 4: Thực hiện chữa các dạng bài tập (6 tiết).
Nội dung các phiếu học tập
Phiếu số 1
Nhiệm vụ học tập của nhóm xanh và nhóm đỏ.
1. Nội dung thảo luận
a. Dựa vào cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học chung của kim loại: Hãy dự đoán
tính chất hóa học của Al. Viết pthh minh họa.
b. Dự đoán tính chất hóa học của nhôm.
2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
- Trình bày kết luận về tính chất hóa học của nhôm. Dẫn ra những PTHH để minh họa.
Phiếu số 2
Nhiệm vụ học tập của nhóm tím và nhóm vàng.
1. Nội dung thảo luận
a. Dựa vào cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học chung của oxit, bazơ, muối: Hãy dự
đoán tính chất hóa học của các hợp chất quan trọng của nhôm. Viết pthh minh họa.
b. Dự đoán hiện tượng của phản ứng.
c. Dự đoán các phản ứng có thể xảy ra khi cho Ba dư tác dụng với Al, nhôm oxit và dd
muối nhôm; 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
- Trình bày kết luận về tính chất hóa học các hợp chất của nhôm. Dẫn ra những PTHH để
minh họa.
Bước 2 :
Hoạt động theo nhóm. Giáo viên đi đến các nhóm để giám sát hoạt động các nhóm,
hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, giám sát thời gian và điều khiển học sinh chuyển
nhóm.
Bước 3:
- Giáo viên các nhóm treo sản phẩm là nội dung các câu trả lời của phiếu học tập mầu
trắng gọi đại diện của 1 nhóm lên bảng trình bầy, các nhóm khác nhận xét. Giáo viên
nhận xét , chấm điểm các nhóm.

- Giáo viên tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và chiếu bảng tổng kết
trong phiếu học tập mầu trắng.
V: BÀI TẬP LUYỆN TẬP CÓ PHÂN LOẠI.
BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI NHÔM VÀ OXIT Al2O3
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 3,36.
B. 4,48.
C. 2,24.
D. 1,12.
Câu 2: Chia 6,68 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và kim loại M hoá trị không đổi thành hai
phần bằng nhau:
11


- Phần một tan hoàn trong trong HCl thu 1,792 lít khí.
- Phần hai tan trong H2SO4 đặc nóng dư thu 2,352 lít SO2 đktc). Kim loại M là:
A. Mg
B. Zn
C. Al
D. Na
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được
dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2O và N2. Tỉ khối của
hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan.
Giá trị của m là:
A. 38,34 gam
B. 34,08 gam
C. 106,38 gam
D. 97,98 gam
Câu 4: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m 2 gam chất rắn X. Nếu cho m 2
gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị
của m1 và m2 lần lượt là:
A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16.
D. 1,08 và 5,16.
Câu 5: Cho 6,48 gam Al tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa Fe 2(SO4)3 1M và
CuSO4 0,8M sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 16,4 gam
B. 24,26 gam
C. 15,2 gam
D. 15,57 gam
Câu 6: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3
1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 32,4.
B. 64,8.
C. 59,4.
D. 54,0.
Câu 7: Cho 10,8 gam nhôm vào 500 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và FeCl 3 1,2M. Sau
phản ứng hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 8,4 gam
B. 28 gam
C. 16,8 gam
D. 11,2 gam
Câu 8: Cho 5,4 gam Al vào 1000 ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thể tích khí H2 đktc) thu được là:
A. 4,48 lít
B. 0,448 lít
C. 6,72 lít
D. 0,224 lít
Câu 9: Cho 25,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH được

6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng của Al và Al2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 5,4 gam và 20,4 gam
B. 20,4 gam và 5,4 gam
C. 0,54 gam và 2,04 gam
D. 2,04 gam và 0,54 gam
Câu 10: Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 tan trong dung dịch NaOH dư thu được
0,015 mol khí H2. Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp đó là:
A. 900 ml.
B. 450 ml.
C. 150 ml.
D. 300 ml.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng
dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 24,5
B. 29,9
C. 19,1
D: 20,0
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư được V lít H 2. Mặt khác,
cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư thu được 2V lít H 2 (đktc). Vậy % số mol
của Al trong hỗn hợp X là:
A. 26,7%
B. 73,3%
C. 54,0%
D. 28,1%
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Ba. Tiến hành 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Cho m gam X vào nước dư thu được 1,344 lít H2 (ở đktc)
Thí nghiệm 2: Cho 2m gam X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít H2 (ở đktc)
Giá trị của m là
A. 9,155

B. 11,850 g
C. 2,055 g
D. 10,155 g
12


Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al (trong đó Al chiếm 37,156% về khối
lượng) tác dụng với H2O dư thu được V lít khí H 2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho m gam
hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 12,32 lít H 2 (ở đktc). Giá
trị của m và V lần lượt là
A. 21,8 và 8,96. B. 43,8 và 8,96.
C. 43,8 và 10,08. D. 21,8 và 10,08.
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200
ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Giá trị của m là:
A. 22,6 gam
B. 16,4 gam
C. 8,2 gam
D. 11,3 gam
Câu 16 (CĐ 2010-Khối B): Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 phản ứng hết với
dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H 2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch
NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối
lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,224.
C. 1,344.
D. 0,672.
Câu 17 (ĐH 2011-Khối A): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp
kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H 2 (đktc).

Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40.
B. 0,78; 1,08; 0,56.
C. 0,39; 0,54; 0,56.
D. 0,78; 0,54; 1,12.
Câu 18 (CĐ 2013): Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số
mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí
H2 (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,90.
B. 5,27.
C. 3,45.
D. 3,81.
Câu 19: Cho 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 6,72 lít khí (ở đktc). Mặt khác cho 20,7 gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với
dung dịch HNO3 thu được 448 mL khí N2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 111,5 gam
B. 102,8 gam
C. 78,55 gam
D. 110,5 gam
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch HCl dư thu
được V1 lít H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO 3 dư thu được
V2 lít NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cho tỉ lệ V 1:V2 = 19:16. Phần trăm khối
lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
A. 72,2%
B. 73,8%
C. 75,0%
D. 77,6%

13



CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ NHÔM
A. NHÔM TÁC DỤNG VỚI BAZƠ KIỀM VÀ BÀI TOÁN LƯỠNG TÍNH:
Phương trình phản ứng đáng nhó:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3 / 2 H2 
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Kết tủa Al(OH)3 tan trong dung dịch kiềm mạnh và axit nhưng không tan trong
dung
dịch
kiềm
yếu
như
dung
dịch
NH3.
Ví dụ: Al2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4
- Do đó khi cho muối của một kim loại có hidroxit lưỡng tính tác dụng với dung dịch
kiềm, lượng kết tủa sẽ được tạo thành theo 2 hướng:
+ Lượng kiềm dùng thiếu hoặc vừa đủ nên chỉ có một phần muối đã phản ứng.
Nghĩa là có sự tạo kết tủa Al(OH)3.
+ Lượng kiềm dùng dư nên muối đã phản ứng hết để tạo kết tủa tối đa sau đó kiềm
hòa tan một phần hoặc hòan toàn kết tủa.
 Thường sẽ có 2 đáp số về lượng kiềm cần dùng.
a. Khi có anion AlO2-: Ví dụ: AlO2-.
Các phản ứng sẽ xảy ra theo đúng thứ tự xác định:
Thứ nhất: OH- + H+ → H2O
- Nếu OH- dư, hoặc khi chưa xác định được OH- có dư hay không sau phản ứng tạo AlO2thì ta giả sử có dư
Thứ hai: AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3

- Nếu H+ dư sau phản ứng thứ hai thì có phản ứng tiếp theo, khi chưa xác định được H +
có dư hay không sau phản ứng tạo Al(OH)3 thì ta giả sử có dư
Thứ ba: Al(OH)3+ 3H+ → M3+ + 3H2O
b. Khi có cation Al3+:
- Nếu đơn giản thì đề cho sẵn ion Al 3+; phức tạp hơn thì cho thực hiện phản ứng tạo Al 3+
trước bằng cách cho hợp chất chứa kim loại Al hoặc đơn chất Al tác dụng với H +, rồi lấy
dung dịch thu được cho tác dụng với OH-. Phản ứng có thể xảy ra theo thứ tự xác định :
Thứ nhất: H+ + OH- → H2O (nếu có H+
- Khi chưa xác định được H+ có dư hay không sau phản ứng thì ta giả sử có dư.
Thứ hai: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
- Nếu OH- dư sau phản ứng thứ hai, hoặc khi chưa xác định chính xác lượng OH - sau
phản ứng thứ hai thì ta giả sử có dư.
Thứ ba: Al(OH)3 + 3OH- → MO2- + 2H2O
- Nếu đề cho H+ (hoặc OH- dư thì không bao giờ thu được kết tủa vì lượng kết tủa ở phản
ứng thứ hai luôn bị hòa tan hết ở phản ứng thứ ba, khi đó kết tủa cực tiểu; còn khi H+
hoặc (OH-) hết sau phản ứng thứ hai thì phản ứng thứ ba sẽ không xảy ra kết tủa không
bị hòa tan và kết tủa đạt gía trị cực đại.

14


BÀI TẬP VỀ NHÀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Bài tập về tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
Loại 1: Tính khối lượng kết tủa khi cho các kiềm tác dụng với dung dịch chứa Al 3+
Câu 1: Thêm 0,35 mol NaOH vào dung dịch X chứa 0,1 mol AlCl 3. Tính khối lượng kết
tủa thu được?
A. 0,39 gam
B. 0,78 gam
C. 7,8 gam
D. 3,9 gam

Câu 2: Thêm 200 mL dung dịch A chứa NaOH 0,3M và Ba(OH) 2 0,025M vào 200 mL
dung dịch Al(NO3)3 0,1M thu được kết tủa B. Lọc, tách B rồi đem nung trong không khí
đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn D. Tính m?
A. 0,51 gam
B. 1,02 gam
C. 5,1 gam
D. 10,2 gam
Câu 3: Cho 150 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M tác dụng với 100 mL dung dịch Al 2(SO4)3
0,1M. Sau phản ứng khối lượng kết tủa tạo thành là?
A. 4,275 gam
B. 0,78 gam
C. 3,495 gam
D. 7,77 gam
Câu 4: Cho 200 mL dung dịch X chứa Ba(OH) 2 0,1M và KOH 0,15M vào 100 mL dung
dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m?
A. 4,66 gam
B. 5,44 gam
C. 0,78 gam
D. 7,77 gam
Câu 5: Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl 3 0,2M. Sau phản
ứng khối lượng kết tủa tạo ra là:
A. 0,78 gam
B. 1,56 gam
C. 0,97 gam
D. 0,68 gam
Câu 6: Một dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol Al 2(SO4)3 và 0,02 mol Na2SO4. Thêm
dung dịch chứa 0,07 mol Ba(OH)2 vào dung dịch này thì khối lượng kết tủa sinh ra là:
A. 1,56 gam.
B. 19,43 gam.
C. 17,87 gam.

D. 20,20 gam.
Câu 7: Cho 200 mL dung dịch chứa KOH 0,9M và Ba(OH) 2 0,2M trộn lẫn với 100 mL
dung dịch chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là:
A. 9,32 gam
B. 10,88 gam
C. 14,00 gam
D. 12,44 gam
Câu 8: Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Al 2(SO4)3 1M và CuSO4 1M tác dụng với
dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung nóng đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn có khối lượng là:
A. 4 gam
B. 6 gam
C. 8 gam
D. 10 gam
Câu 9 (CĐ 2009): Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024
mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 1,560.
B. 2,568.
C. 5,064.
D. 4,128.
Câu 10 (CĐ 2009): Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO 4)2.12H2O vào nước,
thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M, sau
phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 62,2.
B. 7,8.
C. 46,6.
D. 54,4.
3+

Loại 2: Tính số mol kiềm hoặc Al khi biết lượng kết tủa.
Câu 11: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 mL dung dịch NaOH. Sau phản ứng
thu được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ của dung NaOH đã dùng?
A. 1,2M và 2,8M B. 1,9M và 2,8M
C. 1,2M và 2M
D. 1,5M và 2M
Câu 12: Cho 200 mL dung dịch NaOH a mol/lít tác dụng với 500 mL dung dịch AlCl 3
0,2M thu được một kết tủa keo trắng. Lọc tách kết tủa, đem nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thì thu được 1,02 gam chất rắn. Giá trị của a có thể là?
A. 0,3 và 1,9
B. 0,3 và 2,0
C. 0,5 và 1,9
D. 0,15 và 1,5
15


Câu 13: Cho V lít dung dịch NaOH 0,3 mol/lít tác dụng với 200 mL dung dịch Al 2(SO4)3
0,2M thu được một kết tủa keo trắng. Lọc tách kết tủa, đem nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thì thu được 1,02 gam chất rắn. Giá trị của V là:
A. 0,2 và 1,0
B. 0,2 và 2,0
C. 0,3 và 4,0
D. 0,4 và 1,0
Câu 14: Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M vào 100 mL dung dịch Al 2(SO4)3 0,1M thấy
xuất hiện 1,17 gam kết tủa keo trắng. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 0,25 lít
B. 0,45 lít
C. 0,65 lít
D. 0,225 lít
Câu 15 (ĐH 2007-Khối B): Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung

dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,2.
B. 1,8.
C. 2,4.
D. 2.
Câu 16 (ĐH 2008-Khối A): Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol
Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá
trị lớn nhất của V là:
A. 0,45.
B. 0,35.
C. 0,25.
D. 0,05.
Câu 17: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A
và 13,44 lít H2(đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để
thu được 31,2 gam kết tủa là:
A. 2,4
B. 2,4 hoặc 4
C. 4
D. 1,2 hoặc 2
Câu 18: Cho a mol AlCl3 vào 200 gam dung dịch NaOH 4% thu được 3,9 gam kết tủa.
Giá trị của a là:
A. 0,05
B. 0,0125
C. 0,0625
D.0,125
Câu 19: Hòa tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H 2SO4 0,1M được dung dịch A.
Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại 1 phần. Nung kết tủa
thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Giá trị của V là:
A. 0,8 lít
B. 1,1 lít

C. 1,2 lít
D. 1,5 lít
Câu 20: Cho 1 mẫu Na tác dụng hoàn toàn với 100 mL dung dịch AlCl 3 thu được 5,6 lít
(ở đktc) khí không màu và một kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi nung trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính
nồng độ mol/l của dung dịch AlCl3 đã dùng?
A. 1,1M
B. 1,3M
C. 1,2M
D. 1,5M
Các bài toán phức tạp hơn.( bài tập về nhà)
Câu 21 (ĐH 2010-Khối B): Cho 150 ml dung dịch KOH 1,2M tác dụng với 100 ml dung
dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa,
thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,2.
B. 0,8.
C. 0,9.
D. 1,0.
Câu 22 (ĐH 2011-Khối B): Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl 3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y
mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được
8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl 2 (dư) thì thu
được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 7 : 4.
B. 4 : 3.
C. 3 : 4.
D. 3 : 2.
Câu 23 (ĐH 2009-Khối A): Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho
110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml
dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,125.

B. 22,540.
C. 12,375.
D. 17,710.

16


Câu 24 (ĐH 2010-Khối A): Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO 4 vào nước được dung dịch
X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác,
nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,20.
B. 24,15.
C. 17,71.
D. 16,10.
Câu 25: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150
ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu
được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch
chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần
lượt là
A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8.
C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 500
ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 550 ml
dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 51,30.
B. 59,85.
C. 34,20.
D. 68,4.
Câu 27 (ĐH 2012-Khối A): Cho 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M vào V ml dung dịch
Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của

V là
A. 300.
B. 75.
C. 200.
D. 150.
Các bài toán về cực giới hạn kết tủa:
Câu 28 (ĐH 2013-Khối B): Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15 ml dung
dịch Al2(SO4)3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. 210 ml.
B. 60 ml.
C. 90 ml.
D. 180 ml.
Câu 29 (CĐ 2007): Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và
NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch
Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m
là:
A. 1,59.
B. 1,17.
C. 1,71.
D. 1,95.
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn mẫu hợp kim Ba-Na (trong đó Na chiếm 14,375% theo khối
lượng) vào nước thu được 1 lít dung dịch A và 6,72 lít H 2 (ở đktc). Lấy 500 mL dung
dịch A, thêm vào m gam NaOH (nguyên chất ) thu được dung dịch B. Cho từ từ đến hết
dung dịch B vào 500 mL dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được kết tủa D.
a. Tính giá trị của m để lượng kết tủa D thu được là lớn nhất:
A. 8 gam
B. 12 gam
C. 16 gam
D. 10 gam
b. Giá trị kết tủa lớn nhất đó là:

A. 33,5 gam
B. 85,5 gam
C. 38,9 gam
D. 54,5 gam
c. Tính giá trị của m tối thiểu để lượng kết tủa D là bé nhất:
A. 16
B. 24
C. 20
D. 18
Bài tập về tính chất của muối aluminat (AlO2 )
Câu 1 (CĐ 2009-Khối B): Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na 2O và Al2O3 vào
H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí
CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 8,3 và 7,2.
B. 8,2 và 7,8.
C. 13,3 và 3,9.
D. 11,3 và 7,8.
Câu 2: Sục khí CO2 vào dung dịch chứa NaAlO2, sau khi phản ứng kết thúc thu được m
gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,42 gam. Giá trị của m là?
A. 2,535 gam
B. 5,72 gam
C. 10,66 gam
D. 10,14 gam
17


Câu 3: Cho m gan hỗn hợp X gồm Na và Al4C3 (tỉ lệ mol tương ứng là 4:1) vào nước dư
thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y. Sục khí CO 2 dư vào dung dịch X thu được 31,2
gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 21,3 gam

B. 16,7 gam
C. 23,6 gam
D. 19 gam
Câu 4: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]) tác dụng với một dung
dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là:
A. b < 5a.
B. a = 2b.
C. b < 4a.
D. a = b.
Câu 5: Cho dung dịch chứa a mol NaAlO 2 tác dung dung dịch chứa b mol HCl hoặc 2b
mol HCl cùng thu được m gam kết tủa. Tỷ lệ a : b là:
A. 3 : 2
B. 4 : 5
C. 3 : 4
D. 5 : 4
Câu 6: Thêm HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol Na[Al(OH) 4]. Khi kết
tủa thu được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là:
A. 0,08 mol hoặc 0,16 mol
B. 0,16 mol
C. 0,26 mol
D. 0,18 mol hoặc 0,26 mol
Câu 7: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A. Thể tích dung
dịch (lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa là:
A. 0,02
B. 0,24
C. 0,06 hoặc 0,12 D. 0,02 hoặc 0,24
Câu 8: Cho 200 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO 2
được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,025
B. 0,05

C. 0,1
D. 0,125
Câu 9: Cho 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO 2 0,3M. Thêm từ từ dung
dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết
tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nặng 1,02 gam. Thể tích dung dịch HCl
0,1M đã dùng là:
A. 0,5 lít
B. 0,6 lít
C. 0,7 lít
D. 0,8 lít
Câu 10: Cho dung dịch A chứa 0,05 mol Na[Al(OH)4] và 0,1 mol NaOH tác dựng với
dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl 2M lớn nhất cần cho vào dung dịch A để thu
được 1,56 gam kết tủa là:
A. 0,06 lít
B. 0,12 lít
C. 0,08 lít
D. 0,18lít
Câu 11* (ĐH 2012-Khối A): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na 2O và Al2O3 vào
nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100
ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết
tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 15,6 và 27,7. B. 23,4 và 35,9.
C. 23,4 và 56,3. D. 15,6 và 55,4.
Câu 12: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HCl thu được dung dịch X trong suốt. Thêm
từ từ dung dịch NaOH 0,1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết
1000 ml hoặc 1400 ml đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 3,12 và 1,08
B. 3,12 và 0,81
C. 2,34 và 1,08
D. 2,34 và 0,81.

Các bài tập tổng hợp tự luyện
Câu 13: Trộn lẫn 100 mL dung dịch H2SO4 1,1M với 100 mL dung dịch NaOH 1M thu
được dung dịch A. Thêm 1,35 gam kim loại Al vào dung dịch A. Tính thể tích khí H 2 thu
được ở đktc?
A. 1,12 lít
B. 1,68 lít
C. 1,344 lít
D. 2,24 lít
Câu 14: Trộn lẫn 100 mL dung dịch HCl 0,8 M với 200 mL dung dịch NaOH 0,55 M thu
được dung dịch A. Thêm 1,35 gam kim loại Al vào dung dịch A. Tính thể tích khí H 2 thu
được ở đktc?
18


A. 1,008 lít
B. 1,68 lít
C. 1,344 lít
D. 2,24 lít
Câu 15: Cho hỗn hợp kim loại gồm Ba và Al theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:3 hòa tan vào
một lượng nước dư. Sau phản ứng thu được 2,7 gam chất rắn không tan và V lít khí H 2 (ở
đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít
B. 4,48 lít
C. 6,72 lít
D. 8,96 lít
Câu 16: Hòa tan 21,6 gam Al trong 400 mL dung dịch hỗn hợp gồm NaNO 3 1M và
NaOH 1,25 M (đun nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí (ở đktc).
Giá trị của V là?
A. 10,752 lít
B. 5,376 lít

C. 6,72 lít
D. 8,96 lít
Câu 17: Hòa tan m gam Al trong dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 2,016 lít khí ở đktc. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm
bao nhiêu gam?
A. Tăng 1,44 gam B. Giảm 1,44 gam
C. Tăng 2,88 gam D. Giảm 2,88 gam
Câu 18 (ĐH 2013-Khối A): Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác, hòa tan
hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của
m là
A. 16,4.
B. 29,9.
C. 24,5.
D. 19,1.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp X gôm Mg và Al trong khí O 2 (dư) thu
được hỗn hợp oxit Y có khối lượng 9,1 gam. Để hoàn tan hết 9,1 gam hỗn hợp Y ở trên
cần V mL dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:
A. 500 mL
B. 400 mL
C. 250 mL
D. 125 mL
B. BÀI TOÁN NHIỆT NHÔM:
Thường gặp là phản ứng nhiệt nhôm: Gọi a là số mol của Al; b là số mol của oxit sắt.
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
I. Nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn: Thường do không biết số mol Al và Fe2O3 là bao nhiêu
nên phải xét đủ 3 trường hợp rồi tìm nghiệm hợp lí:
1. Trường hợp 1: Al và Fe2O3 dùng vừa đủ: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
a/2 → a/2 → a
a →

 Hỗn hợp sau phản ứng: Fe: a mol; Al2O3: a / 2 mol
2. Trường hợp 2: Al dùng dư: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
2b → b → b → 2b
 Hỗn hợp sau phản ứng:
Fe: 2b mol; Al2O3: b mol; Aldư: (a-2b) mol. Điều kiện: (a-2b>0)
3. Trường hợp 3: Fe2O3 dùng dư:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
a
→ a/2 → a/2 → a
 Hỗn hợp sau phản ứng:
Fe: a mol; Al2O3: a / 2 ; Fe2O3: (b- a / 2 )mol. Điều kiện: (b- a / 2 )>0)
II. Nếu phản ứng xảy ra không hoàn toàn: Gọi x là số mol Fe2O3 tham gia phản ứng
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
2x → x → x → 2x
 Hỗn hợp sau phản ứng: Fe: 2x mol; Al2O3: x mol; Fe2O3 dư: (b-x)mol; Al dư: (a2x)mol
19


Chú ý: Nếu đề yêu cầu tính hiệu suất phản ứng ta giải trường hợp phản ứng xảy ra
không hoàn toàn.
BÀI TẬP
Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm
Loại 1: áp dụng bảo toàn khối lượng, chú ý hiệu suất phản ứng
Câu 1: Trộn 5,4 gam nhôm với 4,8 gam Fe2O3 rồi tiến hành nhiệt nhôm không có không
khí sau phản ứng thu m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 12 gam
B. 10,2 gam
C. 2,24 gam
D. 16,4 gam
Câu 2: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện

không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 8,10 gam.
B. 1,35 gam.
C. 5,40 gam.
D. 2,70 gam.
Câu 3: Để điều chế được 78 gam Cr từ Cr 2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với
hiệu suất của phản ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tối thiểu là
A. 54,0 gam.
B. 81,0 gam.
C. 45,0 gam.
D. 40,5 gam.
Câu 4: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe 2O3 (trong điều kiện không có
không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại
trong Y là
A. 16,6 gam.
B. 11,2 gam.
C. 5,6 gam.
D. 22,4 gam.
Câu 5: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn 1,6 gam Fe2O3 (H = 100%). Sản phẩm sau
phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m
là:
A. 0,540 gam
B. 0,810 gam
C. 1,080 gam
D. 1,755 gam
Câu 6: Nung hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Sau phản ứng hoàn toàn, được
24,1 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H 2
(đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48.
B. 11,2.

C. 7,84.
D. 10,08.
Câu 7 (CĐ 2008-Khối B): Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe 2O3 (trong điều
kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X.
Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H 2 (ở đktc). Giá trị
của V là
A. 150.
B. 100.
C. 200.
D. 300.
Câu 8: Nung một hỗn hợp bột gồm 10,8 gam nhôm và Fe2O3 (trong điều kiện không có
không khí), đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 26,8 gam hỗn hợp rắn X, hòa tan hoàn
toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 11,2 lít
B. 8,96 lít
C. 13,44 lít
D. 10,08 lít
Câu 9: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí)
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng
nhau:
Phần (1) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
Phần (2) tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là:
A. 22,75.
B. 21,40.
C. 29,40.
D. 29,43.
Câu 10 (CĐ 2012-Khối A): Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe 2O3 (trong điều kiện không
có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc);

- Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
20


Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 33,61%.
B. 42,32%.
C. 66,39%.
D. 46,47%.
Loại 2: Các bài tập về tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm
Câu 11: Trộn 6,48 gam Al với 24 gam Fe 2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được
chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.
Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 83,33%
B. 50,33%
C. 66,67%
D. 75%
Câu 12: Đun nóng hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe 2O3 và Al trong điều kiện không có không
khí, sau phản ứng thu được 14,44 gam chất rắn X. Hòa tan X vào V mL dung dịch HCl
1M vừa đủ thu được 2,912 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của V và hiệu suất phản ứng nhiệt
nhôm là:
A. 680 và 71,43%
B. 260 và 83,33%
C. 680 và 83,33%
D. 260 và 71,43%
Câu 13 (ĐH 2010-Khối B): Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe 3O4 rồi tiến hành
phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng
khử Fe3O4 thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H 2SO4
loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%.

B. 90%.
C. 70%.
D. 60%.
Loại 3: Xác định công thức oxit sắt (chú ý áp dụng bảo toàn nguyên tố với O, bảo
toàn khối lượng)
Câu 14: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 0,3 mol Fe xOy sau phản ứng thu được
0,4 mol Al2O3. Công thức oxit sắt là:
A. Fe2O3
B. Fe3O4
C. FeO
D. Không xác định
Câu 15: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và oxit Fe xOy
(trong điều kiện không có không khí) thu được chất rắn Y. Nghiên nhỏ và chia hỗn hợp Y
làm hai phần bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HNO 3 đun nóng thu được 1,232 lít NO (sản
phẩm khử duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn).
Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch NaOH 0,1M thu được 0,336 lít khí
H2 (ở đktc).
Cho biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức oxit sắt và giá trị của
V?
A. Fe2O3 và 0,5 lít
B. Fe3O4 và 0,3 lít
C. Fe2O3 và 0,3 lít
D. Fe3O4 và 0,5 lít
Câu 16: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe xOy (điều kiện không có không
khí) thu được 92,35 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào dung dịch NaOH dư thu
được 8,4 lít khí H2 (ở đktc) và chất rắn Y không tan. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H 2SO4
đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được 26,88 lít SO 2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của
S+6. Biết rằng các phản ứng hoàn toàn. Xác định công thức oxit và khối lượng oxit trong
hỗn hợp ban đầu?

A. FeO và 57,6 gam
B. Fe2O3 và 72 gam
C. Fe2O3 và 64 gam
D. FeO và 72 gam
Loại 4: Các bài tập áp dụng bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng
Câu 17: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 10 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe 2O3 ( trong
điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dd HNO 3 loãng
21


dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đkc). Phần trăm khồi lượng của
Fe2O3 trong X là
A. 73%
B. 72%
C. 64%
D. 50%
Câu 18: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe 2O3 trong bình kín chân không một thời gian,
thu được hỗn hợp X. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được 6,72 lít
(đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,8 gam
B. 6,75 gam
C. 2,7 gam
D. 8,1 gam
Câu 19: Trộn 0,54 gam bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng
nhiệt nhôm ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn X.
Hoà tan X trong dung dịch HNO3 thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO 2 và
NO. Không có thêm sản phẩm khử nào khác. Tỉ khối của X so với H2 là:
A. 20
B. 22
C. 23

D. 21
Câu 20: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe 3O4 trong điều kiện không có không
khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với
dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H 2 (ở đktc). Sục
khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 45,6.
B. 48,3.
C. 36,7.
D. 36,7.
PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ
Sử dụng đồ thị trong toán học để tính toán kết quả trong các bài toán hóa học thay cho
việc giải phương trình. Phương pháp này thường được giải các dạng bài tập:
- Cho H+ vào dung dịch chứa Al(OH)4- (AlO2-) ...
- Cho OH- vào dungdịch chứa Al3+, Zn2+ ....
Một số dạng cơ bản:
Dạng 1: Rót từ từ dung dịch có chứa ion OH - vào dung dịch có chứa a mol Al 3+, các phản
ứng hóa học lần lượt xảy ra là:
Al3+ + 3OHAl(OH)3
Al(OH)3 + OH
AlO2- + 2H2O
- Gọi x là số mol OH-, y là số mol Al(OH)3.
y= a/3 v       0 �x �3a
Ta có:
y = -x + 4a 3a ≤ x ≤ 4a
Y = 0 x ≥ 4a
- Đồ thị biểu diễn :
y (nAl (OH ) )
3

a ……………………………………………………………………………... A


B

x(nOH  )

0
3a
4a
Theo đồ thị ta thấy: nếu y = b với 0 < b < a sẽ có hai giá trị tương ứng của x là b, b’.
Với: (b  b' ) / 2  2,5a
Do đó:
22


+ Khi cho dung dịch chứa OH- vào dung dịch chứa a mol Al3+ thu được b mol kết tủa
với 0 < b < a thì lượng OH- cho vào có 2 giá trị là b và b’ với b’ = 5a – b.
+ Khi cho dung dịch chứa OH- biến thiên trong khoảng: b ≤ x ≤ c vào dung dịch có chứa
a mol Al3+. Để tìm lượng kết tủa Al(OH)3 lớn nhất, nhỏ nhất ta cần xét hàm y = f(x) với các
trường hợp sau:
* Nếu b < c < 3a:
y min = b (mol)
y max = c (mol)
* Nếu 3a < b < c ≤ 4a → y = -x + 4a. Khi đó:
y min = -c + 4a (mol)
y max = -b + 4a (mol)
* Nếu b < 3a < c ≤ 4a thì: y max = a (mol). Muốn tìm y min ta phải tính:
y1 = x = b(mol) và y2 = -x + 4a = -c + 4a (mol), sau đó so sánh rồi chọn kết quả bé nhất.
Bài tập minh họa:
Bài tập 1: Cho 100ml dung dịch NaOH tác dụng với 200ml dung dịch AlCl 3 0,2M thu
được kết tủa A. Sấy khô và đem nung A đến khối lượng không đổi thu được 1,53 gam

chất rắn. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là:
A. 0,9M ; 0,5M
B. 1,0M ; 0,9M
C. 1,3M ; 0,5M
D. 0,9M ; 1,3M
Bài giải:
- Gọi x là số mol NaOH và y là số mol Al(OH)3.
- Theo đề ta có: n AlCl3  0, 2.0, 2  0, 04( mol )
- Chất rắn thu được chính là Al2O3 với số mol là:
1,53
nAl2O3 
 0, 015(mol ) � nAl (OH )3  2nAl2O3  2.0, 015  0, 03(mol )
102
- Ta có hàm số:
y = x/3
0 < x ≤ 0,12
y = -x + 0,16
0,12 ≤ x ≤ 0,16
n
�nAlCl3
- Do Al (OH )3
nên có 2 giá trị số mol NaOH:
nNaOH = 0,09 mol → CM NaOH = 0,9M
nNaOH = 0,13 mol → CM NaOH = 1,3M
- Đáp án: D
Bài tập 2: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M
thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,2 (l)
B. 1,8 (l)
C. 2,0 (l)

D. 2,4 (l)
Bài giải:
- Theo đề ta có:
nAlCl3  0, 2.1,5  0,3(mol )
15, 6
 0, 2(mol )
78
- Ta có hàm số:
y = x/3
0 < x ≤ 0,9
y = -x + 4.0,3
0,9 ≤ x ≤ 1,2
→ có 2 giá trị số mol của NaOH:
x = 0,06 mol → VNaOH = 1,2 (lít)
x = 1 mol
→ VNaOH = 2 (lít)
nAl ( OH )3 

- Đáp án: C

23


Dạng 2: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO 2 cho đến dư, các
phản ứng lần lượt xảy ra:
HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 ↓ + NaCl
(1)
3HCl + Al(OH)3
→ AlCl3
+ 3H2O

(2)
+
- Gọi x là số mol H thêm vào kể từ khi khởi đầu phản ứng (1). y là số mol Al(OH) 3 ta
có:
y=x
0≤x≤a
y= -x/3  4a/3          a �x �4a
y=0
0 x ≥ 4a
Đồ thị:
y (nAl (OH )3 )

a …………..
x(nH  )

0
a
4a
- Từ đồ thị ta thấy: ứng với 1 giá trị kết tủa y = f(x ) ≠ a thì ta luôn có hai giá trị của HCl.
Bài tập minh họa:
Bài tập 1: Cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để khi tác dụng với 500ml dung
dịch NaAlO2 0,1M sẽ thu được 0,78g kết tủa?
A. 10ml
B. 15ml
C. 17ml
D. 20ml
Bài giải: Ta có:
nNaAlO2  0,1.0, 5  0, 05( mol ) � nAlO   0, 05( mol )  a
2


nAl ( OH )3 

0, 78
 0, 01( mol )  y
78

Gọi n HCl = x (mol)
x
Theo hàm số: y =

Do

0 ≤ x ≤ 0,05

x
0, 05
 4.
         0, 05 �x �4.0, 05
3
3

nAl (OH )3 �nAlO

nên số mol dd HCl có 2 giá trị:
+ Khi: x = y = 0,01 (mol) → nHCl = 0,01 ( mol)
0, 01
� VHCl 
 0, 01 lit  10ml
1
x

0, 05
y 
 4.
 0, 01 � x  0,17  mol 
3
3
+ Khi
→ VHCl = 0,17 (l) = 170 (ml).
- So sánh 2 kết quả trên ta có: thể tích dung dịch HCl nhỏ nhất là: V = 10ml.
- Đáp án: A
2

24


Bài tập 2: Cho p mol dung dịch NaAlO2 tác dụng với q mol dung dịch HCl. Để thu được
kết tủa sau phản ứng thì tỷ lệ p : q là:
A. p : q = 1 : 5
B. p : q = 1 : 4
C. p : q > 1 : 4
D. p : q < 1 : 4
Bài giải:
- Gọi y là số mol HCl.
- Ta có hàm số:
y=
q
0≤x≤p
q
4p


          p �x �4p
3
3
- Để thu được kết tủa sau phản ứng thì y > 0 nên:
p>0
q
4p

   0   �     p : q  1 : 4
3
3
- Đáp án: D
Bài tậpcho hs tự rèn luyện:
Bài 1. Rót từ dd HCl 0,2M vào 100 ml dd NaAlO 2 1M thu được 5,46g kết tủa. Thể
tích dd HCl (lit) đã dùng là
A. 0,35; 0,95
B. 0,35; 0,9
C. 0,7; 0,19
D. 0,45; 0,95
Bài 2. Hòa tan 26,64g Al2(SO4)3.18H2O vào nước được dd A. Cho 250 ml dd KOH
tác dụng hết với A thu được 2,34g kết tủa. Nồng độ dd KOH là
A. 0,36M
B. 0,36M và 1,16M
C. 1,6M
D. 0,36M và
1,6M
Bài 3 . Rót từ dd Ba(OH)2 0,2M vào 150 ml dd AlCl 3 0,04M đến khi thu được lượng
kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất. Thể tích dd Ba(OH)2 đã dùng tương ứng là
A. 45 và 60ml
B. 15 và 45ml

C. 90 và 120ml
D. 45 và
90ml
Bài 4 . Rót từ từ dd HCl 0,1M vào 200ml dd KAlO 2 0,2M. Sau phản ứng thu được
1,56g kết tủa. Thể tích dd HCl đã dùng là
A. 0,2 và 1 lit
B. 0,4 và 1 lit
C. 0,2 và 0,8 lit
D. 0,4 và 1,2 lit
Bài 5 . Cho m gam Na tan hết trong 100 ml dd Al2(SO4)3 0,2M. Sau phản ứng thu
được 0,78g kết tủa. Giá trị của m là
A. 0,69
B. 3,45
C. 1,69
D. A và B
đúng
Bài 6 . Một dd chứa x mol KAlO2 tác dụng với dd chứa y mol HCl. Điều kiện để sau
phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. x > y
B. y > x
C. x = y
D. x < 2y
Bài 7 . Trộn dd chứa a mol AlCl3 với dd chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì
cần tỉ lệ
A. a/b = ¼
B. a/b > ¼
C. a/b < ¼
D. a/b = 1/3
Bài 8 . Một dd chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với dd chứa b mol HCl.
Điều kiện để sau phản ứng thu được kết tủa là

A. a = 2b
B. a = b
C. a < b < 4a
D. a < b < 5a
Bài 9. Thêm dd HCl vào dd chứa 0,1mol NaOH và 0,1 mol NaAlO 2 . Khi kết tủa thu
được là 0,08 mol thì số mol HCl đã dùng là
A. 0,08 hoặc 0,16 mol
B. 0,18 hoặc 0,26 mol
C. 0,26 mol
D. 0,16 mol
25


×