Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (1945 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.19 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (1945 - 2000)
Giáo viên thực hiện: .............
Đơn vị công tác: Trường THPT ...............
Trong bối cảnh giáo dục có nhiều thay đổi, kết thúc chương trình THPT là một
kỳ thi Quốc gia THPT. Bộ môn Lịch sử số lượng học sinh đăng kí tham gia thi không
nhiều, chủ yếu là những em đăng kí xét tuyển đại học khối C. Nhìn vào điểm chuẩn
khối C của các trường như ĐH Luật Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học An
ninh, chúng tôi thấy điểm xét tuyển tương đối cao, như vậy chất lượng đại trà môn Lịch
sử có thể thấp nhưng chất lượng của học sinh khá giỏi tham gia kì thi đang tốt lên. Vấn
đề nâng cao chất lượng ôn thi môn Lịch sử tiếp tục được Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chú
trọng, để tham dự buổi thảo luận, chúng tôi tham gia chuyên đề LSTG:
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (1945-2000)
Đối tượng học sinh lớp 12.
Dự kiến thời lượng bồi dưỡng : 5 Tiết
Bố cục của chuyên đề có gồm bốn phần:
A. Mục đích, yêu cầu và phương pháp dạy học của chuyên đề.
B. Hệ thống kiến thức trọng tâm cung cấp cho học sinh.
C. Câu hỏi và bài tập vận dụng.
D. Kết luận.
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ..
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong chuyên đề học sinh cần nắm được:
- Quá trình giành độc lập và thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á, đặc
biệt là cách mạng Lào, Campuchia, Inđônêxia và liên hệ so sánh với Việt Nam
- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển của các nước Đông
Nam Á sau khi giành được độc lập.
- Hiểu rõ sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Những thuận lợi và thách
thức của các nước ASEAN hiện nay.
2. Về thái độ:
1




- Được bồi dưỡng nhận thức về sự ra đời của các quốc gia độc lập Đông Nam Á
là thắng lợi của cách mạng các nước, đồng thời là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp
bức. Để giành được độc lập các dân tộc đều phải đấu tranh gian khổ...
- Từ tình hình phát triển của các nước trong khu vực, học sinh nhận thức được
Việt Nam cần phải nỗ lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở những sự kiện
đơn lẻ.
- Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh các sự kiện tiêu biểu. Biết sử dụng lược đồ
để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào đấu tranh giành độc lập.
- Rèn luyện kỹ năng đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
4. Phương pháp dạy học:
- Dạy học nêu vấn đề. Sử dụng đồ dùng trực quan. Phương pháp tự học của học
sinh

B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CUNG CẤP CHO HỌC SINH
I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (1945-2000)
1.Sự thành lập các quốc gia độc lập ĐNÁ.
a.Vài nét chung về đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á:
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái
Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ. Trong chiến tranh Nhật Bản xâm chiếm
cả vùng Đông Nam Á.
- Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), một số nước đã
đứng lên giành độc lập hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.
- Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các đế quốc Âu - Mĩ quay
trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đứng lên đấu tranh và
lần lượt giành thắng lợi. Các đế quốc phải công nhận độc lập cho các nước:
Philípin( 7/1946), Mianma(1/1948), Inđônêsia (1949), Malaysia (8/1957), Singapore

(1959) .

2


- Sau CTTG II, ba nước ĐD tiếp tục kháng chiến chống TD Pháp xâm lược, đến
7/1954, TD Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập cho ba nước Đông
Dương. Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam, Lào (1954-1975), Campuchia (1970-1975)
phải kháng chiến chống Mĩ.
- Brunây tháng 01/1984 được Anh trao trả độc lập. Đôngtimo đến tháng 5/2002
tách khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập.
b. Lào:
- Chớp thời cơ PX Nhật đầu hàng Đồng minh, từ ngày 23/8/1045, nhân dân Lào
nổi dậy giành chính quyền.
- Ngày 12-10-1945, Lào tuyên bố độc lập.
- Tháng 3 – 1946, TD Pháp trở lại tái chiếm Lào, nhân dân Lào đứng lên kháng
chiến.
- Từ năm 1946 đến năm 1954, kháng chiến chống Pháp từng bước phát triển và
thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (7-1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
- Sau HĐ Giơnevơ Mĩ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào
cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra trên các mặt trận quân sự- chính trị - ngoại giao .
Đến đầu những năm 70 cách mạng đã làm chủ 4/5lãnh thổ.
- Tháng 2/1973, HĐ Viêng Chăn được kí kết công nhận hòa bình, hòa hợp dân
tộc ở Lào.
- Hòa theo thắng lợi mùa xuân 1975 của VN, từ tháng 5 đến tháng 12, nhân dân
Lào đã đứng lên giành chính quyền.
- Ngày 2 – 12 – 1975, nước Cộng hòa DCND Lào thành lập, bắt tay vào thời kì
mới – xây dựng đất nước và phát triển kinh tế – xã hội.
c. Cam-pu-chia:

- Đầu 10-1945, TD Pháp trở lại xâm lược Campuchia, nhân dân CPC kháng chiến
chống Pháp.
- Ngày 9-11-1953, do cuộc vận động ngoại giao của vua Xi-ha-núc, Pháp đã kí
hiệp ước “ Trao trả độc lập cho CPC”,, nhưng Campuchia vẫn chưa thực sự độc lập.
3


- Tháng 7/ 1954 Pháp kí hiệp định Giơ-ne-vơ cộng nhận độc lập, chủ quyền thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
- Từ 1954 – 1970, Campuchia thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
- Ngày 18-3-1970 Mĩ giật dây đảo chính lật đổ chính phủ Xihanúc, xâm lược
CPC. Nhân dân CPC đoàn kết với nhân dân Việt Nam, Lào đứng lên kháng chiến
chống Mĩ.
- Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm-pênh được giải phóng, kháng chiến chống Mĩ
thắng lợi.
- Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc bọn Khơ me đỏ do Pôn-pốt cầm
quyền đã thi hành chính sách diệt chủng tàn sát nhân dân...
- Được sự giúp đỡ của bộ đội tình nguyện VN, ngày 7-1-1979, chế độ Khơ-me đỏ
bị lật đổ.
-Từ năm 1979, ở CPC tiếp tục diễn ra nội chiến. Được sự giúp đỡ của cộng đồng
quốc tế, ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về CPC được kí tại Pa-ri. Tháng 9-1993,
Hiến pháp mới đã tuyên bố thành lập Vương quốc CPC do Xi-ha-núc làm Quốc
vương.Campuchia bước vào thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước.
2. Qúa trình xây dựng và phát triển của Đông Nam Á.
a. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:
+ Sau khi giành được độc lập (từ thập niên 50-60), các nước In-đô, Ma-lai-xi-a,
Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Thái Lan (Nhóm nước sáng lập ASEAN), đều tiến hành công
nghiệp hóa thay thế nhập khẩu ( chiến lược KT hướng nội)
- Mục tiêu: Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu , xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- Nội dung (biện pháp): Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất

hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa
để phát triển sản xuất...
- Thành tựu: Đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân, góp phần giải quyết
nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến chế tạo...
- Tuy nhiên cũng có hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, tình trạng
thua lỗ, tệ tham nhũng, đời sống người lao động khó khăn...
4


+ Từ thập niên 60 – 70 trở đi các nước đã chuyển sang chiến lược công nghiệp
hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo ( chiến lược KT hướng ngoại),.
- Mục tiêu: Khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, làm cho kinh tế
phát triển, tạo nhiều việc làm, giải quyết thất nghiệp, giải quyết vấn đề thị trường
- Nội dung (biện pháp): Mở cửa nền kinh tế thu hút vốn và kĩ thuật của nước
ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
- Thành tựu : Bộ mặt kinh tế-xã hội của các nước này có biến đổi to lớn. Tỉ trọng
công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh. Năm 1980,
tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này đạt 130 tỉ đô la, tốc đọ tăng trưởng của các
nước khá cao: Singapo 12 %, là con rồng KT nổi trội nhất châu Á, Thái Lan là 9 %...
- Tuy nhiên cũng có hạn chế : Từ 1997-1998, các nước trải qua cuộc khủng hoảng
tài chính , kinh tế chính trị một số nước không ổn định...
3. Sự ra đời và phát triển của ASEAN.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực bước vào phát triển kinh
tế song gặp nhiều khó khăn và thấy cần phải hợp tác để cùng phát triển.
- Các nước muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, ảnh hưởng
của CM CNXH đang thắng lợi ở Việt Nam...
- Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu là
EC đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.
- Trong bối cảnh trên, ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,
Thái Lan, Philippin)
* Mục tiêu: xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước
trong khu vực, tạo nên một cộng đồng ĐNÁ hùng mạnh.
* Hoạt động chủ yếu :
- Giai đoạn từ 1967-1975:
+ ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường
quốc tế.
- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến nay :
5


+ Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bằng hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp
tại Bali (In-đônêxia) vào tháng 2-1976, với việc kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở ĐNÁ
(Hiệp ước Bali),
+ Hiệp ước Bali xác định nguyên tắc cơ bản :
Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; Không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau; không dùng vũ lực đe dọa nhau; Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình; Hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Từ năm 1976, quan hệ của ASEAN với các nước Đông Dương được cải thiện.
Vì vấn đề Campuchia, từ 1979 quan hệ ASEAN và Đông Dương căng thẳng, nửa sau
thập niên 80 Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại hòa dịu.
+ ASEAN đã mở rộng kết nạp thành viên:
Năm 1984 kết nạp Bru-nây ; năm 1995 kết nạp Việt Nam, năm 1997 kết nạp Lào
và Mi-an-ma ; năm 1999 kết nạp CPC.
Đồng thời ASEAN đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài khu vực: Lập diễn đàn khu
vực; diễn đàn hợp tác Á - Âu; năm 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương
ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh
C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG.
I. MỘT SỐ CÂU HỎI NHẬN BIẾT.

1. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan)
đều là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ. Trong chiến tranh Nhật Bản xâm chiếm cả
vùng Đông Nam Á.
- Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), một số nước đã đứng
lên giành độc lập hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.
- Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các đế quốc Âu - Mĩ quay trở
lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đứng lên đấu tranh và lần
lượt giành thắng lợi. Các đế quốc phải công nhận độc lập cho các nước:
Philípin( 7/1946), Mianma(1/1948), Inđônêsia (1949), Malaysia (8/1957), Singapore
(1959) .
6


- Sau CTTG II, ba nước ĐD tiếp tục kháng chiến chống TD Pháp xâm lược, đến
7/1954, TD Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập cho ba nước Đông
Dương. Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam, Lào (1954-1975), Campuchia (1970-1975)
phải kháng chiến chống Mĩ.
- Brunây tháng 01/1984 được Anh trao trả độc lập. Đôngtimo đến tháng 5/2002 tách
khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập.
2. Cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975 đã trải qua những giai đoạn nào?
Nội dung chủ yếu của các giai đoạn ?
Gợi ý trả lời:
a.Cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975 đã trải qua những giai đoạn :
- Giai đoạn năm 1945: Kháng chiến chống Nhật.
- Giai đoạn 1946 - 1954: Kháng chiến chống TD Pháp.
- Giai đoạn 1954 - 1975: Kháng chiến chống Mĩ.
b.Nội dung chủ yếu của các giai đoạn
( Dựa vào nội dung của phần kiến thức trọng tâm về Lào)

3. Cách mạng Campuchia từ năm 1945 đến năm 1991 đã trải qua những giai
đoạn nào? Nội dung chủ yếu của các giai đoạn ?
Gợi ý trả lời
a.Cách mạng Campuchia từ năm 1945 đến năm 1991 đã trải qua những giai đoạn :
- Giai đoạn 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp...
- Giai đoạn 1954 -1970: Phát triển hòa bình trung lập...
- Giai đoạn 1970 -1975: Kháng chiến chống Mĩ.
- Giai đoạn 1975 - 1979: Chống Khơ me đỏ...- Giai đoạn 1979 - 1991: Diễn ra nội
chiến các đảng phái.
b. Nội dung chủ yếu của các giai đoạn
( Dựa vào nội dung của phần kiến thức trọng tâm về Campuchia )
4. Trình bày nội dung, thành tựu và hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội
và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm năm nước sáng lập ASEAN.
7


(Dựa vào nội dung của phần kiến thức trọng tâm về quá trình phát triển của các nước
sáng lập ASEAN)
5.Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam ?
Gợi ý trả lời
b, Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam
Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn biến phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng
tùy theo tình hình quốc tế và khu vực
- Từ năm 1967 - 1975: Trong thời gian này, một số nước ASEAN như Thái Lan,
Philippin trực tiếp hay gián tiếp đều có dính líu vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam của Mĩ, với tư cách là đồng minh của Mĩ. Vì vậy, Việt Nam hạn chế quan hệ với
từng nước ASEAN cũng như tổ chức này.
- Từ sau năm 1975: ASEAN và đã có sự điều chỉnh chính sách với Việt Nam. Về phía
Việt Nam,Nhà nước ta cũng bắt đầu chú trọng hơn chính sách với các nước trong khu vực,

đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN.
- Từ năm 1979 vì vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam - ASEAN trở nên căng thẳng.
- Từ giữa thập niên 80 đến nay: Quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện. Đặc
biệt từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, mối quan hệ Việt Nam - ASEAN chuyển
sang đối thoại, thân thiện, hợp tác.
- Tán thành nguyên tắc của tổ chức ASEAN, ngày 22/7/1992, tại Manila (thủ đô
Philippin), Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, đánh dấu một
bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác ở khu vực vì Đông Nam Á hòa
bình, ổn định và phát triển.
- Ngày 8/8/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, mở ra thời kì hợp tác mới
của Việt Nam và ASEAN.

6. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau cho đúng với từng quốc gia ở Đông Nam Á :
Bảng dữ liệu
Các quốc gia

Brunây; Campuchia; Đông Timo; Inđônêxia; Lào; Malaixia;
Mianma; Philippin; Thái Lan; Việt Nam; Xinggapo
8


Viêng Chăn; Kuala lămpơ; Rănggun; BandaSêri Bêga oan;

Thủ đô
Ngày
khánh

Phnôm Pênh ;Giacácta ; Manila; Băng Cốc; ĐiLi; Hà Nội; Xinggapo.
quốc 9-11- (1953); 28-11- (1975); 17-8- (1945); 23-2-(1984); 2-12- (1975);
2-9- (1945); 9-8- (1965); 31-8- (1957); 4-1- (1948); 12-6- (1898);

5-12- (1927).

Gia
nhập 8-8-1967; 23-7-1997; 28-7-1995; 8-1-1984; 30-4-1999.
ASEAN

BẢNG SẮP XẾP VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Tên nước
1 Brunây
2 Cam Pu Chia
3 Đông Timo
4 Inđônêsia
5 Lào
6 Malaixia
7 Mianma
8 Philippin
9 Thái Lan
10 Việt Nam
11 Xinggapo

Thủ đô
BandaSêri Bêga oan
Phnôm Pênh
ĐiLi
Gia các ta
Viêng Chăn
Kuala lămpơ
Rănggun
Manila
Băng Cốc

Hà Nội
Xinggapo

Quốc khánh
23-2-(1984)
9-11- (1953)
28-11- (1975)
17-8- (1945)
2-12- (1975)
31-8- (1957)
4-1- (1948)
12-6- (1898)
5-12- (1927)
2-9- (1945)
9-8- (1965)

Gia nhập ASEAN
8-1-1984
30-4-1999
chưa gia nhập
8-8-1967
23-7-1997
8-8-1967
23-7-1997
8-8-1967
8-8-1967
28-7-1995
8-8-1967

II. MỘT SỐ CÂU HỎI THÔNG HIỂU VÀ VẬN DỤNG.

1. Bối cảnh lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, sau chiến
tranh thế giới thứ hai ? Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam
Á có tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào?
* Gợi ý trả lời :
a, Bối cảnh lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân,
đế quốc suy yếu,…
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân, đế quốc tăng cường xâm
lược, đàn áp, bóc lột nhân dân thuộc địa,..

9


- Mĩ với tiềm lực kinh tế , tài chính, quân sự vượt trội thực hiện chiến lược toàn cầu,
lôi kéo các nước đồng minh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
- Sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới,…Sự ra đời của
các tổ chức tiến bộ: Liên hợp quốc, phong trào không liên kết.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á - Phi Mĩ la tinh phát triển mạnh.
b,Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á có tác động đến
quan hệ quốc tế :
- Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á đã
ảnh hưởng lớn đến cách mạng thế giới.
- Làm thay đổi căn bản tình hình và bộ mặt khu vực cũng như thế giới, bản đồ chính
trị thế giới có sự biến đổi khác trước: từ những nước thuộc địa, nô dịch, các nước Đông
Nam Á đã có độc lập. Góp phần vào thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế
giới, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
- Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945- 1954) và
cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam(1954-1975), là những cuộc chiến tranh cục bộ của
"Chiến tranh lạnh". Thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Đông Dương đã góp phần làm
đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

- Trong mối quan hệ quốc tế, các nước Đông Nam Á mới giải phóng bước lên vũ đài
chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào đời sống chính trị khu vực và thế giới (ASEAN,
Diễn đàn Á - Âu).
2 Năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á có những thắng lợi
nào? Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi đó?
* Gợi ý trả lời:
1. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á năm 1945?
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, quân Đồng minh
chưa kịp vào giải giáp quân Nhật, điều kiện khách quan thuận lợi đến với các nước
ĐNA. Nhân dân các nước ĐNA đã đứng lên đấu tranh và đã giành được những thắng
lợi tiêu biểu:

10


+ Ngày 17/8/1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa
Inđônêxia.
+ Từ ngày 14 đến 28/8/1945 nhân dân Việt nam đứng lên Tổng khởi nghĩa. Ngày
2/9/1945,nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
+ Từ ngày 23/8/1945, nhân dân lào đứng lên khởi nghĩa. Ngày 12/10/1945, Lào
tuyên bố độc lập.
b.Ý nghĩa:
- Thắng lợi của cách mạng Inđônêxia, Việt Nam và Lào năm 1945 đã lật đổ ách
thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến tay sai; mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập tự do, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc…
- Tạo động lực phát triển cho cuộc đấu tranh chống thực dân đế quốc của các nước
sau Chiến tranh thế giới hai.
- Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau chiến tranh; góp phần vào
chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai; góp phần làm suy yếu
chủ nghĩa đế quốc và thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới,

cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
3. Làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc cách mạng tháng
8/1945 ở Inđônêxia với cách mạng tháng 8/1945, ở Việt Nam.
Gợi ý trả lời:
* Giống nhau:
- Đều có điều kiện khách quan thuận lợi là Nhật đầu hàng đồng minh, các nước thực
dân cũ không kịp quay trở lại xâm lược.
- Có sự chuẩn bị điều kiện chủ quan đầy đủ ( có chính đảng hoặc tổ chức chính trị
lãnh đạo, nhân dân được tập dượt và sẵn sàng đứng lên đấu tranh)
- CM hai nước giành được thắng lợi từ tay PX Nhật, lật đổ ách thống trị của thực
dân, phát xít và tay sai; mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do, làm chủ đất
nước, làm chủ vận mệnh dân tộc…
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai; góp
phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
11


* Khác nhau
Nội dung so sánh

CM 1945 ở Việt Nam

CM 8/1945 ở Inđônêxia.

Lãnh đạo

Tư sản và chính đảng TS

Vô sản và đảng CS.


Hình thức phương Bạo lực cách mạng. Đấu Đấu tranh chính trị là chủ yếu.
pháp đấu tranh
tranh chính trị kết hợp với vũ
trang.
Chính quyền
cách mạng
Tính chất CM

sau Chính quyền của nhân dân Chính quyền tư sản
lao động.
Dân tộc dân chủ nhân dân

Xu hướng phát triển Xây dựng CNXH

dân chủ tư sản.
Xây dựng CNTB.

4. Giải thích vì sao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm
1967 nhưng việc mở rộng thành viên từ 5 nước ban đầu lên 10 nước lại diễn ra lâu
dài và đầy trở ngại.
Gợi ý trả lời :
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA được thành lập tại Băng Cốc Thái Lan
gồm có 5 nước tham gia: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philippin và Inđônêxia. Năm
1984, Brunây gia nhập ASEAN. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 1997,
Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Năm 1999, Campuchia gia nhập ASEAN. Như vậy
đến năm 1999 mới đủ 10 nước tham gia, việc mở rộng thành viên diễn ra lâu dài và đầy
khó khăn là do tác động chi phối của tình hình thế giới, khu vực và hoàn cảnh cụ thể
của mỗi nước:
+ Khi ASEAN ra đời, lúc đó 5 nước tham gia đã giành được độc lập, đa số các nước

còn lại như VN, Lào, CPC, Brunây vẫn đang phải đấu tranh giành độc lập.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á có
sự khác biệt nhất định về mặt chính trị, điều này đã tác động đến việc mở rộng tổ chức.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai VN, Đông Dương là nơi diễn ra những cuộc chiến
tranh cục bộ của Chiến tranh lạnh. VN, Lào chịu tác động của phe XHCN, 5 nước
ASEAN theo con đường TBCN, chịu ít nhiều ảnh hưởng của Mĩ và phe TBCN. Năm
1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của ND Đông Dương kết thúc, ngay sau đó Mĩ tiến
hành cấm vận VN ( kéo dài đến năm 1995).
+ Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Đông Dương kết thúc, quan hệ
của ASEAN với ĐD đã chuyển biến tích cực, nhưng vì vấn đề CPC từ năm 1979 quan
12


hệ của ASEAN với ĐD trở nên căng thẳng, đến cuối thập niên 80 vấn đề CPC được giải
quyết, quan hệ của ASEAN và ĐD chuyển sang đối thoại hợp tác. Năm 1989 chiến
tranh lạnh kết thúc tạo điều kiện để ASEAN đẩy mạnh mở rộng hợp tác, kết nạp thêm
thành viên. Việt Nam gia nhập vào 1995, Lào 1997, CPC 1999.
- Mianma do tình hình trong nước và chính sách hướng nội của chính quyền quân sự
nên đến 1997 mới tham gia ASEAN.
5 Hoàn cảnh ra đời, quá trình hoạt động của ASEAN? Những thách thức đối
với ASEAN hiện nay và biện pháp giải quyết ?
Gợi ý trả lời:
a.Hoàn cảnh ra đời, quá trình hoạt động của ASEAN
( Dựa vào nội dung của phần kiến thức trọng tâm về sự ra đời và hoạt động của
ASEAN)
b, Những thách thức đối với ASEAN hiện nay và biện pháp giải quyết
* Thách thức :
- Có sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế của các nước phát triển ở châu Á và trên thế
giới.
- Bản thân các nước trong khối, kinh tế phát triển không đều. Tình hình suy thoái

kinh tế ở nhiều nước chưa khắc phục xong ...
- Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc biệt nghiêm trọng là việc Trung Quốc có nhiều hoạt động kinh tế, quân sự ở
Biển Đông, xâm phạm an ninh chủ quyền lãnh thổ của nhiều nước, đe dọa đến an ninh
hòa bình khu vực.
* Biện pháp giải quyết:
- Lãnh đạo mỗi quốc gia cần có những biện pháp đúng đắn về kinh tế, chính trị,
văn hóa, đối ngoại...Nhân dân mỗi nước đoàn kết xây dựng, bảo vệ tổ quốc...
- Các quốc gia trong khu vực cần đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, giải
quyết các tranh chấp xung đột bằng phương pháp hòa bình...
6. Vì sao trong cùng điều kiện khách quan thuận lợi là tháng 8/1945 phát xít
Nhật đầu hàng Đồng minh, ở Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn
các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn?
13


* Gợi ý trả lời :
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, quân Đồng minh
chưa kịp vào giải giáp quân Nhật, điều kiện khách quan thuận lợi đến với các nước
ĐNA. Nhân dân các nước ĐNA đã đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước.
- Tuy nhiên trong năm 1945, khu vực Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập
là :Inđônêxia, Việt Nam, Lào, còn các nước khác như Mã Lai, Miến Điện, Philippin...
mới chỉ giải phóng được một số vùng lãnh thổ.
- Nguyên nhân:
+ Muốn giành được độc lập thì phải hội tụ cả điều kiện khách quan và chủ quan
thuận lợi.
+ Điều kiện khách quan là Nhật đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ không
kịp quay trở lại. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi chung cho các nước Đông Nam
Á.
+ Điều kiện chủ quan là sự chuẩn bị ở mỗi nước: tức là có một chính đảng hoặc một

tổ chức chính trị lãnh đạo với một đường lối đúng đắn; sự hăng hái và tập dượt của
quần chúng; sự đoàn kết, quyết tâm của cả dân tộc. Khi điều kiện khách quan đến thì
đảng hoặc tổ chức chính trị đó nhanh chóng phát động nhân dân đứng lên giành chính
quyền.
+ Tình hình ở Inđônêxia, Việt Nam, Lào có đủ những điều kiện này:
- Inđônêxia: Khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng quốc dân, đặc biệt tổ chức
thanh niên chống Nhật của công nhân, nông dân, trí thức, đã thúc đẩy Xucácnô - lãnh tụ
của Đảng quốc dân, daonj thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập - khi Tuyên ngôn được công
bố, cả nước đứng lên giành chủ quyền.
- Việt Nam: đã có sự chuẩn bị trong suốt 15 năm 1930 -1945. Khi thời cơ đến, Đảng
Cộng sản Đông Dương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền toàn quốc. Ngày 2 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc
Tuyên ngôn Độc lập - khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Lào: dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nhân dân Lào nổi dậy đấu
tranh giành độc lập. Ngày 12 - 10 - 1945, Lào tuyên bố độc lập.
+ Các nước Đông Nam Á khác, xu hướng thân Đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào
Đồng minh để đánh Nhật, giành độc lập cho đất nước (Miến Điện, Mã Lai thân Anh,
14


Philippin thân Mĩ). Sự hợp tác này dẫn đến quân Anh, Mĩ trở lại các nước này rất sớm,
nên khi Nhật thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ lỡ.
7: Lập bảng so sánh về chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế
hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN (thời gian, mục tiêu, nội dung,
thành tựu, hạn chế).
(Dựa vào nội dung của phần kiến thức trọng tâm về quá trình phát triển của các nước
sáng lập ASEAN để trả lời)
8. Hãy trình bày những biến đổi chung của các nước Đông Nam Á từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong những biến đổi đó biến đổi nào là
quan trọng nhất? Vì sao?

* Gợi ý trả lời :
a) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á có những biến đổi lớn.
Thứ nhất, các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và
lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan)
đều là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ. Trong chiến tranh Nhật Bản xâm chiếm cả
vùng Đông Nam Á.
Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), một số nước nước đã
đứng lên giành độc lập hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.
- Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các đế quốc Âu - Mĩ quay trở
lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đứng lên đấu tranh và lần
lượt giành thắng lợi. Các đế quốc phải công nhận độc lập cho các nước:
Philípin( 7/1946), Mianma(1/1948), Inđônêsia (1949), Malaysia (8/1957), Singapore
(1959).
- Sau CTTG II, ba nước ĐD tiếp tục kháng chiến chống TD Pháp xâm lược, đến
7/1954, TD Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập cho ba nước Đông
Dương. Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam, Lào (1954-1975), Campuchia (1970-1975)
phải kháng chiến chống Mĩ.
- Brunây tháng 01/1984 được Anh trao trả độc lập. Đôngtimo đến tháng 5/2002 tách
khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập.

15


Thứ hai, từ sau khi giành lại độc lập, các nước Đông Nam Á đểu ra sức xây dựng và
phát triển nền kinh tế - xã hội của mình và đạt nhiều thành tựu to lớn : như Xingapo,
Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, đặc biệt là Xingapo có nền kinh tế phát triển nhất ở khu
vực Đông Nam Á và được gọi là "con rồng nhỏ" ở châu Á.
Thứ ba, các nước ĐNA đã lần lượt gia nhập tổ chức ASEAN:
- Ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc - Thái Lan, các nước Thái Lan, Mãlai, Xingapo,

Philippin và Inđônêxia đã thành lập: Hiệp hội các nước ĐNA.
- Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
- Tháng 7/1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN.
- Tháng 4/1999, Campuchia gia nhập ASEAN.
Như vậy cho đến tháng 4-1999, mười nước Đông Nam Á đã gia nhập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa
bình hữu nghị hợp tác giữa các nước trong khu vực.
b) Trong những biến đổi đó, biến đổỉ quan trọng nhất là: từ thân phận các nước
thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. Nhờ có biến đổi
đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội độc lập tự chủ và phồn vinh.
9. Làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa cách mạng Lào và
cách mạng Campuchia giai đoạn 1945-1975.
Gợi ý trả lời
* Giống nhau:
- Đều phải kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ sau chiến tranh thế giới
hai.
- Đều có sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương và tác động lãnh đạo của
Đảng cộng sản Đông Dương.
- Cả hai nước kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp bằng Hiệp định Giơnevơ 1954,
kết thúc kháng chiến chống Mĩ năm 1975.
* Khác nhau:

16


- Năm 1945, Lào đã tuyên bố được nền độc lập, còn Campuchiachưa kịp tuyên bố
độc lập đã bị TD Pháp sớm quay trở lại xâm lược.
- Lào phải tiến hành kháng chiến chống Mĩ sớm hơn ( ngay sau HĐ Giơnevơ),
Campuchia đến năm 1970 mới phải kháng chiến chống Mĩ.

- Sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Lào ổn định và phát triển, còn Campuchia
phải chống chế độ Khơ me đỏ
D. Kết luận.
Việc triển khai nội dung day học theo chuyên đề, tôi đã áp dụng trong nhiều
năm. Tuy nhiên năm học 2015-2016, mới được tôi khai thác đầy đủ như nội dung triển
khai. Việc kiểm tra đánh giá kết quả (mới chỉ là ban đầu) như sau:
Lớp 12 A4: có 38 học sinh.
Đạt loại giỏi : 4 hs
Đạt loại khá : 25 hs
Đạt loại trung bình : 9 hs
Yếu, kém : không.
Từ thực tiễn đòi hỏi nhiệm vụ ôn tập cho học sinh tham dự kì thi tốt nghiệp
THPT quốc gia và xét tuyển CĐ- ĐH, cũng như yêu cầu chỉ đạo của sở GD&ĐT, tôi
viết chuyên đề này. Trong chuyên đề tôi có tham khảo tài liệu của đồng nghiệp, tài liệu
" Bồi dưỡng HSG môn lịch sử THPT ". Do thời gian còn hạn chế nên chuyên để của tôi
sẽn không tránh khỏi những hạn chế, tôi rất mong được sự đóng góp rút kinh nghiệm
của đồng nghiệp .
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Lập Thạch ngày 05 tháng 11 năm 2015.
Người viết chuyên đề

17



×