Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt là người dân tộc thiểu số ở trường THPT miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.24 KB, 10 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu
trong nhà trường, hạn chế được những đối tượng HS yếu kém về mặt đạo đức là
góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế
trong các trường THPT hiện nay một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường
nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có.
Sau nhiều năm công tác ở huyện miền núi gắn bó với học sinh đa số là người
dân tộc thiểu số và chủ nhiệm lớp có nhiều học sinh cá biệt. Sau khi quan sát một
cách có hệ thống về học sinh cá biệt ở các lớp ở bậc THPT và trong lớp chủ nhiệm,
bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt
khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả
được.
Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên
các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm
lớp bản thân tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm qua sáng kiến: Một số biện
pháp giáo dục học sinh cá biệt là người dân tộc thiểu số ở trường THPT miền
núi.
Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong
muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo
dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay
đặc biệt là những trường nằm trên địa bàn miền núi mà phần đa học sinh là người
dân tộc thiểu số như trường THPT Quan Hóa .
1.2 Mục đích nghiêm cứu
Tại nhà trường THPT nói chung và tại trường THPT Quan Hóa nói riêng
hiện nay sự cải cách từ nội dung sách giáo khoa cũng như nâng cao phương pháp
giảng dạy của từng bộ môn cũng nhằm vào mục tiêu rèn luyện cho học sinh có sự
phát triển toàn diện. Tuy nhiên với xu thế phát triển của xã hội, học sinh không chỉ
nhận được sự tác động tích cực từ giáo viên mà các em còn nhận được nhiều sự tác
động khác từ phía bạn bè, gia đình và xã hội [2] . Chính sự tương tác của nhiều
hình thức tác động đó đa số các em có sự phát triển rất tích cực vê thể chất, tri thức


và thể lực. Bên cạnh đó cũng có một số em lại phát triển theo hướng ngược lại
những học sinh này có nhiều biểu hiện hết sức bất thường và phức tạp và được gọi
là “ cá biệt”mà đối tượng chính ở đây tôi muốn đề cập đến là học sinh cá biệt là
người dân tộc thiểu số
Đối với học sinh “cá biệt” này chúng ta có thể giáo dục các em như thế nào là
hợp lí? Cách thức nào có thể hướng các em trở về với sự phát triển bình thường?
đây là những câu hỏi mà nhiều nhà sư phạm đang quan tâm tìm câu trả lời.
Trong quá trình tham gia giáo dục học sinh tại trường THPT Quan hóa cụ thể
là ở lớp chủ nhiệm tôi có tiến hành tìm hiểu và có được một số kinh nghiệm trong
giáo dục học sinh cá biệt do hoàn cảnh gia đình gây ra để từ đó áp dụng những biện
1


pháp này cho những học sinh cá biệt của các lớp khác trong phạm vi các trường
THPT miền núi như trường tôi.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tôi chủ yếu chỉ nghiên cứu những đối tượng là học sinh cá biệt ở
trường THPT là người dân tộc thiểu số mà một trong những nguyên nhân là do
hoàn cảnh gia đình các em gặp phải những biến động lớn như : mồ côi bố hoặc mẹ
do nghiện ma túy, do tai nạn mà người còn lại đi lập gia đình mới .Dẫn tới việc các
em không được quan tâm và trở nên cá biệt. Còn lại một số trường hợp là do các
tác động bên ngoài xã hội, và do chính bản thân các em.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, bao
gồm: các phương pháp giáo dục học sinh cá biệt, giáo trình, luận văn, sách tham
khảo, tạp chí và các website làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu, tài liệu về
tâm lí lứa tuổi.
- Phương pháp điều tra cơ bản
PP điều tra: Điều tra bằng cách trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp,

gặp gỡ học sinh, phương pháp tổng hợp số liệu.
Nội dung điều tra: Điều tra thực trạng tình hình học sinh cá biệt ở trường
THPT Quan Hóa
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Quan Hóa
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.
Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi THPT đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý,
việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết
tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận
được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trang thái thiếu cân bằng ấy, có em
không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng... Từ sự
khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ
phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những
biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ
nên GVCN lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp
[1].
Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, GVCN thường quan tâm
đến những đối tượng học sinh cá biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó
GVCN tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có
hướng giáo dục thích hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có
biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được
phương pháp giáo dục thích hợp.
2


Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác
nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu
hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn

hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến chúng ta, không
việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt được hiệu quả cao
chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định
chúng ta sẽ thành công [1].
2.1.2. Đặc điểm của học sinh khu vực miền núi
Qua quá trình tìm hiểu và thực tế dạy học ở trường THPT Quan Hóa – Thanh
Hóa, tôi có thể tóm tắt về một số đặc điểm của HS THPT miền núi như sau:
- Về điều kiện kinh tế xã hội: Đa phần HS là nông thôn thu nhập thấp, kinh tế không
ổn định, dân cư sống ở những vùng có địa hình khó khăn, sống xa nhau, xa trường.
Điều kiện phương tiện thiếu thốn nên đi lại khó khăn, gây cản trở không ít đến việc
học tập của các em.
- Về ngôn ngữ tiếng Việt: Do đa phần HS là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh sống
khó khăn, ít được tiếp xúc với phương tiện dạy học hiện đại nên ngôn ngữ tiếng
việt còn nghèo, nhiều khi trong lớp các em còn giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của
dân tộc mình, kĩ năng đọc, viết, diễn đạt câu, phát âm các thuật ngữ khoa học nhiều
khi chưa chính xác.
- Về khả năng tư duy của HS: Thường tư duy chậm, Các em thường xem xét sự vật
hiện tượng trong mối quan hệ riêng lẻ, đơn giản. Các em quen tư duy cụ thể, bắt
chước, nên trong cuộc sống khi gặp những trở ngại khó khăn các em rất dễ buông
xuôi đầu hàng.
- Về nhân cách trong giao tiếp: Các em sống hồn nhiên, vô tư, có tình cảm yêu ghét
rõ ràng. Lòng tự trọng cao, bản tính thật thà và có trách nhiệm trong công việc.
Nhưng còn rụt rè, ít nói và lòng tự ti dân tộc cao [3].
Chính vì vậy, rèn luyện cho HS khu vực miền núi kĩ năng,cách sống cách
ứng xử, cách thực hiện nội quy trường lớplà một vấn đề khó khăn. Mà đối với
những học sinh cá biệt còn khó khăn gấp bội
2.2 Thực trạng của học sinh dân tộc thiểu số cá biệt ở trường THPT Quan
Hóa
Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là
sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội"[1]. như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt

được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất
cả đều có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số nguyên nhân
chủ quan và khách quan cơ bản sau đây:
2.2.1 Nguyên nhân khách quan:
2.2.1.1 Nguyên nhân về phía gia đình:
Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài
nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các
3


em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền
móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội
Đặc biệt ở khu vực huyện Quan Hóa đa số đều là người dân tộc thiểu số,do
tập tục và thói quen nên ít quan tâm đến con cái, ít liên hệ với giáo viên chủ nhiệm,
ngoài ra bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa biết cách giáo dục con em, thả con em
mình tự do, học sinh không sợ và tôn trọng bố mẹ, phụ huynh mải làm ăn ở xa
không quản lí con cái phó mặc con em cho nhà trường, thầy cô. Còn không ít
những gia đình bố mẹ sa vào các tệ nạn buôn bán , sử dụng ma túy, HIV/AIDS.
Học sinh vi phạm bị đình chỉ ở nhà phụ huynh không quản nổi, phụ huynh giao lại
cho nhà trường và GVCN quản lí, vậy cùng một lúc hơn năm trăm học sinh nếu
không có sự chung tay của phụ huynh thì công việc này thật sự khó khăn. Số ít học
sinh thì trong tâm trạng sẵn sàng bỏ học nên các em rất bất cần [4].
2.2.1.2 Nguyên nhân về phía nhà trường :
Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào
việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn
lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ,
trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà
thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa
thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với
các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư

xử chưa phù hợp nên đâu đó cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với
các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sĩ nhục học sinh...
đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và
trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh.
2.2.1.3 Nguyên nhân về phía môi trường xã hội:
Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn
vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của
mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã
ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như
Internet, bi a, caraoke... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô
bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi a, đánh bạc... là chuyện thường
ngày, có cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.
Quan hóa, nằm ở vị trí miền núi thuộc khu vực 135, các em vừa sống trong
một điều kiện gia đình khó khăn, lại tiếp xúc với cách sống của một số người sống
theo kiểu thành thị, nảy sinh ra hiện tượng học đòi, chính vì thế một bộ phận HS
mà theo tôi là nhạy cảm với vấn đề xã hội này các em dễ bị lôi cuốn bởi những thói
hư, tật xấu của môi trường xã hội chung quanh là điều tất yếu.
2.2.1.4 Nguyên nhân từ phía giáo viên chủ nhiệm:
Việc quản lý cũng như giáo dục học sinh còn lỏng lẻo, chưa thật sự nghiêm
khắc nên việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và việc học tập của học sinh chưa đi
vào nề nếp tốt. Mặt khác nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự nhiết tình, chưa
4


tận tâm với học sinh, chưa dành nhiều thời gian quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm
tư nguyện vọng của học sinh nên chưa kịp thời nắm bắt và động viên khích lệ được
từng học sinh vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Qua nhiều năm tìm
hiểu, nghiên cứu và theo dõi, tôi thấy vai trò đặc biệt to lớn của Giáo viên chủ
nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, phương pháp chủ nhiệm ảnh
hưởng rất lớn tới nề nếp của lớp và có thể là định hướng tương lai cho các em.

Nhưng cũng hơi đáng buồn là nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ lo cho gia đình, lo cho
bản thân, … Mà quên đi mất việc chăm bẵm cho các em. Tôi thấy các em cũng như
cái cây non, việc giáo viên không quan tâm, không uốn nắn hàng ngày thì sẽ cho ra
các sản phẩm không phục vụ cho nhu cầu xã hội được [2].
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em:
Đại bộ phận học sinh trong trường đều rất ngoan có ý thức học tập tốt, song
do chất lượng đầu vào thấp, việc giáo dục ở cấp dưới còn chưa đồng bộ, do điều
kiện học sinh ở trường hầu hết là người dân tộc thiểu số như người Thái, người
mông, người Mường …ở những bản, làng xa xôi khoảng cách đến trường hơn 50
km, hầu hết các em đều ở trọ không được sự quản lí, kèm cặp của gia đình. Công
việc học tập và sinh hoạt các em phải một mình lo liệu. Ở các xóm trọ các em tụ tập
đàm đúm, nợ tiền nhà, tiền ăn ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, tình trạng học sinh
chây lười trong học tập, liên tục quấy rối, làm ồn khi thầy cô đang giảng bài trong
khi những học sinh khác đang tập trung lắng nghe hay có những học sinh dùng lời
lẽ, thái độ vô lễ với giáo viên, hiện tượng học sinh cố tình phá hoại tài sản của
trường, lớp nhưng không bạn nào dám lên tiếng can ngăn hay học sinh nghiện điện
tử. Các em học sinh khối 12 sắp thi tốt nghiệp, nhưng khi giáo viên ôn tập cho các
em thì các em tìm cách trốn học, phá rối giờ học để được nghỉ, để trốn học đi
chơi...
Từ việc nghiên cứu các dạng HS cá biệt và những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng ấy, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các
em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục HS cá biệt mà
tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài này
2.3 Các biện pháp và tổ chức thực hiện
Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp,
15 phút đầu buổi, các hoạt động ngoại khoá ...để giáo dục hạnh kiểm học sinh. Tuy
vậy đối với học sinh cá biệt đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số ngoài những
biện pháp giáo dục chung, GVCN cũng cần có biện pháp giáo dục đặc thù.
Việc giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt không đơn thuần là nhìn nhận
những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến

các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta mới
tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp.
2.3.1.Biện pháp giáo dục bằng tâm lý
Trong nền giáo dục hiện tại, quan hệ giữa giáo viên và học sinh đã được thay
đổi cơ bản, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật gắn bó hơn, học sinh có thể
5


thoải mái trao đổi mọi vấn đề có như vậy thì chúng ta mới thực hiện tốt được nhiệm
vụ giáo dục toàn diện được. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư
nguyện vọng của các em chúng ta mới có những biện pháp giáo dục thích hợp
được.
Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đề không
đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị thì khó mà có thể gần gũi với các em được, chẳng
hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến các em ... đều có thể làm
tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em thường xuyên vi phạm nên các
em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ gần
gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Chú ý
khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các
em, sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu người GVCN đó hiểu và nói được ngôn ngữ của
dân tộc( Tiếng thái,tiếng mông.....). Khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ
những tâm tư tình cảm với GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời
khuyên răn dạy bảo của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
Ví dụ: Em Cao Tùng Lâm lớp 12A4 do tôi chủ nhiệm là một học sinh học rất
yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém ở các bài kiểm tra, trong
giờ học em luôn ngủ hoặc dùng điện thoại, em chán nản và có ý định bỏ học nhưng
vì gia đình ép nên em đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì, mặc cảm với bạn bè, với
thầy cô, xa lánh mọi người, nhất là em còn có thái độ không hợp tác với GVCN.
Nhiều lần tôi sử dụng phương pháp phê bình trước lớp, buộc viết bản cam

kết, và mức mạnh hơn là đình chỉ rồi mời phụ huynh đến trao đổi. Nhưng với
những biện pháp đấy chỉ đạt hiệu quả tức thời, một thời gian sau em lại vẫn tái
phạm như cũ. Sau nhiều đắn đo, suy nghĩ với học sinh như thế này tôi đến tận nhà
tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, gặp gỡ phụ huynh, học sinh và nhận thấy rằng hoàn
cảnh của em rất đặc biệt: Bố buôn bán và sử dụng ma túy rồi qua đời vì bệnh
HIV/AIDS, còn mẹ đi thêm bước nữa, bản thân em phải sông nhờ với hai bác, em
phải thường xuyên phục vụ công việc kinh doanh của hai bác là rửa bát dọn dẹp
nhà hàng, em tiếp xúc với đủ các loại người trong xã hội.Em con là người dân tộc
thái lại ít có sự quan tâm của gia đình nên nhận thức của em về cuộc sống chưa đầy
đủ dẫn đến cá biệt trong lớp học. Bước đầu tôi sử dụng vốn tiếng thái đã học để
giao tiếp tạo sự gần gũi tin tưởng ở em, sau đấy tôi động viên và đưa ra những tấm
gương có hoàn cảnh giống em vượt khó thực tế ở trường. Mỗi buổi đên lớp tôi
thường dành thời gian quan tâm để ý thái độ của em để kip thời điều chỉnh những
vi phạm dù là nhỏ nhất. Sau 1 tháng em đã có sự tiến triển và tôi cũng không quên
tuyên dương sự tiến bộ của em trước lớp. Cuối năm học em đã có thành tích hơn
hẳn năm trước.
Trong lớp tôi chủ nhiệm không chỉ có em Lâm mà còn có hơn 5 em nữa có
hoàn tương tự vì khu vực chúng tôi công tác đặc thù như vậy, sau khi em Lâm có
sự tiến bộ tôi tiếp tục áp dụng với các em con lại và kết quả cũng tiến triển rõ ràng,
6


cuối năm các em đều được xếp loại hạnh kiểm khá, học lực trung bình, có 2 em còn
đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
2.3.2. Biện pháp giáo dục theo nhóm
Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của các
em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết hơn, chính
vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện bao che
cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng học sinh cá biệt, mặc dù biết
việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em đều trả lời một câu

chung nhất “không biết” đối với những em có quan hệ gần gũi với HS cá biệt,
cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn...
Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá biệt thì
chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất.
Về vấn đề này tôi chia mỗi học sinh cá biệt một nhóm cùng với những học
sinh khác. Sau hàng tuần lấy điểm thi đua của cả nhóm, nhóm nào thấp điểm nhất
bị phạt quét vệ sinh cả tuần. Với phương pháp này trưởng nhóm có trách nhiệm
nhắc nhở vận động các bạn trong nhóm thực hiện nội quy của trường của lớp, và
cũng kịp thời phê bình nhắc nhở và đối tượng GVCN hướng tới ở đây là sự tích
cực, và ý thức của học sinh cá biệt.
2.3.3 Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp, GVCN
báo cáo kết quả rèn luyện của từng em và có thể mời phụ huynh các đối tượng này
ở lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh [2].
Trên địa bàn miền núi như huyện Quan hóa, địa hình đi lại khó khăn nhiều
gia đình còn không quan tâm đến học sinh do đó GVCN phải trao đổi qua việc đến
thăm gia đình học sinh. Thường học sinh cá biệt thì lại có phụ huynh cá biệt : một
là không quan tâm đến việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật
về những sai phạm của con mình...thường những phụ huynh này ít tham gia vào các
cuộc họp chung kể cả những lúc có giấy mời riêng cùng không đến. Đối với đối
tượng này GVCN cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều
kiện sinh hoạt của gia đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thường những
đối tượng này họ ngại nói những điều sai của con em họ vì thế tôi tổng hợp những
điểm tốt mà các em có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các
em, sau đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em, tránh nêu hoàn toàn hoặc một
loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông
xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao đổi.
2.3.4 Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn
Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt của các em
là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tốt, có em có những phản kháng đối

với những hành động quá đáng của một vài giáo viên.
Ví dụ như học sinh lớp tôi khi tuyển sinh điểm đầu vào so với các lớp khác là
thấp hơn nên khi trao đổi với giáo viên bộ môn tôi tìm ra những em cá biệt học lực
7


yếu để giáo viên bộ môn đó có những bài tập câu hỏi cho phù hợp với năng lực của
các em tránh sự bất lực trong học tập của các em đó.
Ví dụ: Môn ngoại ngữ đối với học sinh miền núi là khó khăn.mà với những
học sinh cá biệt lại là người dân tộc thì khó khăn gấp bội. Các em nói chưa thạo
tiếng phổ thông, còn phát âm tiếng anh không chuẩn, mà các em lại không tập
trung học tập dẫn tới trong những giờ học ngoại ngữ các em luôn đem đến sự phiền
toái cho lớp như thường xuyên nói chuyện trong giờ học, bỏ học đi chơi điện tử,
coi đá bóng, chơi bi a, có hôm bỏ nhà đi chơi rồi ngủ ở nhà bạn... Cha mẹ em phiền
hà, nhà trường cũng rất phiền hà.
Đối với đối tượng này tôi theo dõi thật sát đồng thời cứ mỗi lần không thuộc
bài tôi cho em viết một bản kiểm điểm, cam kết với giáo viên bộ môn và cam kết
với lớp. Sau đó tôi trao đổi với giáo viên bộ môn về tính cách cá biệt của em đồng
thời mong muốn có sự kết hợp giáo dục bằng cách thường xuyên kiểm tra bài em từ
dễ đến khó, cho các em đọc nhiều, nhất là trong tiết học luôn gọi em phát biểu
trước lớp ưu tiên chọn những câu hỏi tương đối dễ để em trả lời được và thường
xuyên khen để khích lệ em, nên bỏ qua lỗi nhỏ của các em.
Với biện pháp trên qua một năm những em đấy đã tiến bộ rõ rệt, cuối năm
học các em đã không còn sợ môn ngoại ngữ và sẵn sàng cho kì thi THPT quốc gia
năm 2017.
2.3.5 Kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong và ngoài nhà trường
2.3.5.1 Kết hợp với Đoàn thanh niên.
Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục hạnh kiểm học sinh. Giáo viên chủ
nhiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh với Đoàn trường để cùng
nhau xử lí học sinh vi phạm. Hướng dẫn cho cán bộ lớp cách thức tổ chức giờ sinh

hoạt, phân công trách nhiệm chi tiết, cụ thể các việc cần phải làm.
- Đối với đội cờ đỏ: tôi yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả những em vi phạm
, có như vậy thì tôi mới kịp thời có được thông tin và xử lý dứt điểm những vi
phạm đựơc.
- Đối với các phong trào hoạt động của đoàn tôi động viên khuyến khích các
em tham gia tích cực, sở trường của học sinh miền núi là thích các hoạt động thể
dục thể thao nên có các hoạt động này các em sẽ gắn bó với trường lớp hơn, có thời
gian để những học sinh các biệt này gần gũi ban bè và thầy cô, để từ đó thúc đẩy
các em có ý thức học tập
- Đề nghị Ban chấp hành đoàn thanh niên ghi nhận và biểu dương những học
sinh cá biệt có thành tích dù rất nhỏ để kích lệ các em, hướng tới là thanh niên ưu
tú được kết nạp vào đoàn.
2.3.5.2 Kết hợp với bộ phận chuyên môn
Điều kiện của học sinh trường tôi thuộc diện kinh tế khó khăn nhiều, nên tôi
đề nghị nhà trường thành lập lớp phụ đạo cho HS yếu, kém miễn phí. GVCN có
trách nhiệm vận động để các em tham gia học, thường xuyên theo dõi, động viên.
8


Bộ phận chuyên môn theo dõi và có đề nghị xử lý những em không tham gia
đầy đủ các buổi học cũng như vô kỷ luật trong khi tham gia học.
2.3.5.3 Đối với thôn, xã
GVCN cũng cần phối hợp với thôn, xã. Vì ở vùng cao người dân tộc thiểu số
được nhà nước hỗ trợ chi phí cho các gia đình nên đề nghị với xã có những biện
pháp kinh tế phù hợp ,xét thi đua với những gia đình nào có con em mình bỏ học,
từ đó cơ sở để vận động các em học sinh có ý định bỏ học tiếp tục đi học. Cũng có
thể vận động các phụ huynh có con em trong diện này quan tâm nhiều hơn đến con
mình
2.4. Hiệu quả của đề tài
Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân, trong năm qua về công tác chủ nhiệm học

sinh chủ yếu là người dân tộc ở miền núi tôi vận dụng linh hoạt các biện pháp trên
và cũng đã thu được kết quả rất khả quan :
- Lớp chủ nhiệm của tôi các em đều tham gia tốt các hoạt động của trường của
đoàn thành niên và luôn được đánh giá cao( lớp có một số giải về phong trào hoạt
động của đoàn dịp 20-11 và 26-3), năm qua lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt,không còn
xếp vào tốp cuối của trường
- 100% học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia
- Không có hiện tượng HS phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường.
- Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt.
- Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh.
Trong năm học: 2016-2017 này đầu năm khi nhận lại lớp chủ nhiệm, lớp tôi có
tổng 36 học sinh, có 10 em trong đối tượng học sinh cá biệt, lớp tôi là một lớp có
phong trào học tập yếu nhất khối 12, 1 em ở lại lớp,1 học sinh phải đi trai giáo
dưỡng vì nghiện ma túy.
Qua áp dụng các biện pháp giáo dục trên, năm học 2016-2017 vừa qua lớp tôi
đã có những tiến bộ có thể thống kê như sau:

số
36

Học lực
Giỏi

Khá

TB

SL %
0
0


SL %
2
5.5

SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
24 66,6 10 27,9 15 41,6 6
16,6 5
13,9 10 27,9

Đầu
năm
Kì I 1
Cả
1
năm

Yếu

Tốt

Hạnh kiểm
Khá
TB


Yếu

2,7 8

22,2 24

66,6 3

8,5

24

66,6 5

13,9 4

11

3

8,5

2,7 14

39

58,3 0

0


28

77,8 8

22.2 0

0

0

0

21

[5].
Qua quá trình thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Muốn giáo dục tốt các đối tượng HS cá biệt là người dân tộc thiểu số giáo
viên chủ nhiệm cần phải:
- Hiểu và nói được một số ngôn ngữ của dân tộc các em
9


- Điều tra nắm rõ nguyên nhân,hoàn cảnh của các hiện tượng cá biệt.
- Nắm rõ tâm lý của từng đối tượng để đề ra biện pháp thích hợp.
- Khi tiến hành các biện pháp giáo dục cần giáo dục sát đối tượng
- Không yêu cầu quá cao , nên có sự thông cảm chia xẻ với các em.
- Luôn tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hoá các em.
- GVCN cần biết kết hợp được nhiều tác nhân phối hợp giáo dục.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận

Giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khó khăn và phức tạp, mà đối
tượng cá biệt ở đây lại là người dân tộc thiểu số đòi hỏi người giáo viên luôn có sự
nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là cái
chìa khoá cho các em bước sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích cực về
thực tế và có ý thực rèn luyện để đạt tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ
nghĩa.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong quá trình làm
công tác chủ nhiệm lớp. Trong phần trình bày chắc hẳn không tránh khỏi sai sót, rất
mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo. Xin chân
thành cám ơn.
3.2. Kiến nghị
- Tổ chức các lớp dạy tiếng dân tộc cho tất cả giáo viên
- Tăng cường tiết ngoại khóa về giáo dục đạo đức học sinh
- Nhà trường kết hợp với chính quyền để giáo dục học sinh cá biệt
- Ban giám hiệu, đoàn trường, gia đình phụ huynh kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm để cùng giáo dục các em .

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Bùi Thị Tính

10




×