Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN giải pháp của giáo viên chủ nhiệm phòng, chống tảo hôn và tệ nạn xã hội ở lớp 11a2 trường THPT quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.78 KB, 18 trang )

SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm
MỤC LỤC
Nội dung

Phần 1. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phần 2. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Danh mục đề tài đã được xếp loại cấp tỉnh

Trang
2
2
3
3
5
6
6
7
8


15
16
16
17
18

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quan Sơn là một huyện vùng núi cao biên giới phía Tây Bắc tỉnh Thanh
Hóa. Diện tích rộng lớn tới gần 100.000ha, trong khi dân số chỉ gần 40.000
người, mật độ trung bình chỉ 40 người/km2, dân cư thưa thớt, địa hình cách trở
với núi cao, vực thẳm và sông suối hiểm trở. Dân cư thuộc 4 dân tộc anh em là
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

1


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Thái (khoảng 88%), Kinh, Mường và H’Mông cùng chung sống hòa thuận, kinh
tế chủ yếu gắn liền với lâm sản (luồng) và thủy sản (cá sông).
Trường THPT Quan Sơn đóng trên địa bàn trung tâm của huyện, tại thị
trấn Quan Sơn. Trường có 18 lớp với 700 học sinh. Do điều kiện khó khăn về
nhiều mặt nên chất lượng mặt bằng chung học tập của học sinh còn nhiều hạn
chế. Nhiều học sinh còn bỏ học về đi lấy vợ, lấy chồng, thậm chí ngay khi mới
vào học lớp 10 được một thời gian.
Sự phát triển kinh tế cũng kéo theo nhiều mặt trái như có nhiều các tệ nạn
xã hội xâm nhập học đường. Bạo lực vẫn còn diễn ra nhiều. Tình trạng học sinh

bỏ học còn nhiều. Đòi hỏi công tác chủ nhiệm cần phải quan trọng hơn.
Trong các trường đại học trước đây không có phần dạy về công tác chủ
nhiệm. Khi đi thực tế thì giáo sinh chỉ chủ yếu làm quen với học sinh chứ không
thực chất về nghiệp vụ sư phạm. Khi được tuyển dụng giáo viên được phân công
làm công tác chủ nhiệm sẽ có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ.
Bản thân tôi đã làm nghề giáo dục 16 năm nay. Từ khi mới ra trường đã
tham gia làm công tác chủ nhiệm 3 khóa học sinh ra trường. Tuy rằng vừa làm
vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm và gặp rất nhiều khó khăn bởi nghiệp vụ còn
hạn chế, bởi có nhiều tình huống phát sinh trong thực tiễn hoạt động, công tác.
Nhưng nhìn chung là tốt đẹp, các học trò ra trường nhớ thầy chủ nhiệm đã nhiều
năm gắn bó, có nghiêm khắc, có phê bình, kỷ luật và không ít yêu thương.
Trước thực tế hiệu quả của công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) còn hạn
chế và giáo viên chủ nhiệm còn nhiều khó khăn trong quản lý và giáo dục học
sinh hiện nay, nhà trường đã có nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và tệ nạn xã hội. Tuy nhiên vấn đề vẫn còn nhiều khó khăn.
Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm 11A2
thay cho một cô giáo chuyển công tác về trường THPT DTNT Ngọc Lặc. Ngay
cuối năm lớp 10 của lớp này đã có học sinh bỏ học giữa chừng về lấy chồng,
một số học sinh ham chơi, tham gia nhiều các tệ nạn xã hội.
Ngay khi chuẩn bị vào năm học tôi đã trăn trở, suy nghĩ nhiều về các giải
pháp để quản lý lớp 11A2 cho hiệu quả. Và ngay trong năm học đã triển khai
nhiều các giải pháp đồng bộ. Cuối năm học này tổng kết lại công tác giáo viên
chủ nhiệm của mình.
Chính vì các lý do trên nên tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với
đề tài:
“Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm phòng, chống tảo hôn và tệ nạn xã hội
ở lớp 11A2 trường THPT Quan Sơn”
Trong khuôn khổ đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ trình bày
một số kinh nghiệm, những việc đã làm được thực tế của bản thân tự rút ra trong
thực tế những năm qua cũng như hiện tại. Vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót,

chủ quan cá nhân. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các quý thầy cô
để tôi điều chỉnh cho hoàn thiện tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

2


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Nghiên cứu để tìm ra cách tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp
11A2 ở trường THPT Quan Sơn sao cho hiệu quả, thiết thực với các hoạt động
chủ yếu:
(Trích Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011)
2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều
này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội
dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học
sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và
của từng học sinh;
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập,
rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy
động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề

nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp
thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,
phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Trong bối cảnh thực tế tại Quan Sơn vấn nạn tảo hôn vẫn còn nhiều, tệ
nạn xã hội phát triển song hành với sự phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của
giáo viên chủ nhiệm cần phải đặc biệt được coi trọng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn là các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở lớp 11A2 trường
THPT Quan Sơn. Là ngôi trường mà tôi đã công tác 16 năm gắn bó, đã chứng
kiến nhiều các sự kiện của nhà trường. Trong đó có vấn đề hoạt động của giáo
viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, trong khi đó bản thân tôi được giao trọng
trách này.
Nhận thấy vẫn còn nhiều những hạn chế ở nhiều giáo viên mà bản thân tôi
đã tập huấn cho họ về nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm nhưng hiệu quả vẫn chưa
được như mong muốn.
Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm, là người thay mặt
hiệu trưởng và hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh quản lý và chịu trách
nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức
thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
Giáo viên chủ nhiệm là người giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất,
tổ chức điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi mặt hoạt động và các mối quan hệ
ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là đội ngũ
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

3


SKKN năm học 2018 - 2019


Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

cán bộ lớp, cán bộ đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trên lớp. Là người tập
hợp ý kiến và nguyện vọng của học sinh để phản ánh với hiệu trưởng và các tổ
chức đoàn thể, còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi cho mọi học sinh
của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm còn là người cố vấn công tác đoàn, là nhân vật trung
tâm để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, là cầu nối giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.
Điều 32. Quyền của giáo viên
1. Giáo viên có những quyền sau đây:
a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và
giáo dục học sinh;
b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và
cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30
của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;
g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;
h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều
này, còn có những quyền sau đây:
a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật
khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày
liên tục;
đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
Phương pháp tổ chức các hoạt động của GVCN là những nội dung gì và
cách thức tổ chức như thế nào cho thiết thực, hiệu quả cho đúng nghĩa, tránh
hình thức, làm cho xong việc mà phải tâm huyết là một vấn đề lớn, đặc biệt
trong thời đại ngày nay khi giáo dục đang có nhiều vấn đề nóng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
để có cái nhìn tổng quan, khách quan hơn để đưa ra các giải pháp cho hợp lý với
đối tượng học sinh của mình. Với đặc thù là vấn đề nhạy cảm nên tôi chọn các
phương pháp cũng nhạy cảm để thu thập số liệu như sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

4


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Sử dụng phiếu điều tra về sơ yếu lí lịch để nắm rõ hoàn cảnh của từng em,
năng khiếu, sở trường, nguyện vọng của từng em để có hướng quản lý cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp mình.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Qua năm học lớp 10 xem lại về kết quả học tập, rèn luyện, sự tiến bộ cũng
như những chiều hướng xấu qua thời gian hè có thể xảy ra.
Nghiên cứu đội ngũ tự quản và xây dựng bộ máy tự quản cho năm học

mới.
- Phương pháp nghiên cứu công tác chủ nhiệm của các giáo viên trong nhà
trường để tổng hợp, rút ra bài học cho riêng mình.
Bản thân tôi đã nhiều năm làm Thư ký hội đồng nhà trường, đã nhiều lần
tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác giáo viên chủ nhiệm, đã đánh giá kết quả
công tác giáo viên chủ nhiệm của các giáo viên qua nhiều năm
- Phương pháp điều tra thực tế
Bản thân đi đến thăm nhiều gia đình học sinh để năm bắt thông tin về
hoàn cảnh cụ thể của các học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Nghiên cứu các lực lượng giáo dục có liên quan đến giáo dục tại lớp mình: Ban
giám hiệu, các giáo viên bộ môn được phân công, lực các nhân viên nhà trường,
quản lý bán trú, căng tin, các nhà chủ cho học sinh trọ…
* Từ các phương pháp trên thì tổng hợp lại để xây dựng kế hoạch công tác giáo
viên chủ nhiệm của bản thân.

Phần 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Hiện nay nhà trường có 18 lớp, cần 42 giáo viên theo định mức, nhưng
nhà trường chỉ có 22 giáo viên biên chế và phải hợp đồng thêm 10 giáo viên.

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

5


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Như vậy là thiếu giáo viên trầm trọng. Giáo viên chủ nhiệm 11A2 chuyển công

tác xuống THPT DTNT Ngọc Lặc.
Nhà trường phải kiện toàn lại đội ngũ giáo viên giảng dạy và đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm.
Sự phát triển tâm lý học sinh 11 theo tính quy luật, mà ngự trị là quy luật
về tính không đồng đều của sự phát triển, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân
cách. Hiện tượng tâm lí không thể đo đạc trực tiếp nhưng có thể đánh giá thông
qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. GVCN cần tránh định
kiến, nóng vội đối với học sinh.
Học sinh lớp 11A2 hiện nay đã lớn, đang tuổi yêu đương, dễ thay đổi cảm
xúc, dễ làm theo ý mình để khẳng định mình nhưng cũng chưa đủ kinh nghiệm
để suy nghĩ chín chắn.
Trường THPT Quan Sơn là trường nằm ở vùng biên giới, núi cao, địa hình
hiểm trở, ngăn cách. Vì vậy học sinh phải trọ lại trường hoặc nhà dân là nhiều.
Nhiều em thuộc diện hộ nghèo, đi lại xa tới 25 km.
Bản thân tôi đã nhiều năm hoạt động công tác:
Thời sinh viên: 4 năm làm lớp trưởng; UVBCH liên chi đoàn 3 năm, Phó chủ
tịch hội sinh viên 2 năm rồi Chủ tịch hội sinh viên khoa 2 năm, Trưởng ban kiểm
tra hội sinh viên đại học sư phạm Hà Nội 2 năm
Từ năm 2003 đến nay: Giáo viên trường THPT Quan Sơn
Tổ phó chuyên môn từ năm 2005 – 2007
Tổ trưởng chuyên môn từ 2007 – 2010
Thư ký hội đồng từ 2009 – nay
Chi ủy viên chi bộ từ 2010 – nay
UV BCH Công đoàn từ 2007 – 2017
Phó chủ tịch Công đoàn tháng 10 – 12/2017
Chủ tịch Công đoàn 12/2017 – nay
Phó chủ tịch Hội khuyến học từ 2010 – nay
Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ từ 2010 – nay
Phó bí thư chi bộ trường từ 15/5/2018 – nay
Về mặt chủ nhiệm

2003 – 2005 chủ nhiệm lớp 11D, 12D
2005 – 2008 chủ nhiệm lớp 10D, 11D, 12D
2008 – 2009 chủ nhiệm 11A2, 12A2
2018 – 2019 chủ nhiệm 11A2
Từ kết quả hoạt động nhiều năm qua thấy rằng hoạt động GVCN có vai
trò đặc biệt quan trọng cho học sinh trường THPT Quan Sơn.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Quan Sơn là một huyện miền núi cao nhất nhì tỉnh Thanh Hoá. Đa số học
sinh là người dân tộc Thái, một số Mường, H’Mông và Kinh cùng chung sống.
Điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí tương đối thấp.

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

6


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Trường THPT Quan Sơn được thành lập từ năm 1999 sau khi tách huyện
Quan Hoá thành lập huyện Quan Sơn từ năm 1997. Hiện nay trong trường có
gần bảy trăm học sinh (thường xuyên có học sinh bỏ học) đa số các em ở xa, nhà
nghèo, phải trọ lại ở gần trường (ở bán trú, thuê phòng trọ, dựng lều lán ven
sông suối, vách núi để ở...) nên có nhiều khó khăn. Trong điều kiện khó khăn đó,
dân cư thưa thớt ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp, phong trào học tập... với sự
hiện diện của các thầy cô giáo từ miền xuôi lên công tác đã góp phần làm thay
đổi đáng kể đến nhiều mặt của huyện, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Cho đến nay
đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế trong
việc giao tiếp, học tập, sinh hoạt...

Nhà trường có nhiều giáo viên từ miền xuôi lên công tác, nhiều đồng chí
ở trong các khu tập thể giáo viên, điều kiện sống có nhiều khó khăn. Một số
đồng chí tách ra xây dựng nhà riêng ở gần trường.
Nhà trường chưa có đủ hệ thống tường rào bảo vệ, có khu tập thể, khu gia
đình, khu bán trú dân nuôi, khu căng tin và các hàng quán khu vực gần trường.
Xung quanh trường có sông nước, khu trồng trọt và chăn thả rông của người dân
nên rất phức tạp.
Tình trạng an ninh trật tự cũng rất phức tạp. Có đánh nhau, uống rượu bia
say xỉn, có đối tượng vào tiêm chích vào buổi trưa và ban đêm.
Lớp 10A2 năm học 2017 – 2018 có 38 học sinh bước vào năm học mới
thì có 1 em đã bỏ học lấy chồng, sinh con, 2 học sinh bỏ học vì nghiện games,
gia đình khó khăn, 1 học sinh cá biệt thuộc diện phải rèn luyện lại hạnh kiểm
trong hè.
Năm học 2018 – 2019, lớp có 8 học sinh nam và 27 học sinh nữ đa số
thuộc diện học trung bình khá.
Một số học sinh nữ có nguy cơ bỏ học về lấy chồng với tinh thần chán
học, tự ý nghỉ học, các bạn cùng lớp bảo sắp cưới.
Một số học sinh nam thích đánh nhau, chơi games, hút thuốc, uống rượu
bia, xăm hình…
Bố mẹ các học sinh phần lớn đi làm rừng, ở xa, giao phó việc giáo dục
cho thầy cô, nhà trường với câu nói quen thuộc “Trăm sự nhờ thầy”

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm
Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng gồm
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

7



SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

- Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch cho tới khi học sinh ra trường và thậm
chí là cả khi các em đã ra trường tốt nghiệp, đi học, đi làm và sau này họp lớp
trở lại.
- Kế hoạch năm học cho 1 năm học 2018 – 2019
Trong đó có kế hoạch từng tháng, từng tuần, kế hoạch mục tiêu, kế hoạch
chuyên đề. Trong đó làm rõ nội dung triển khai và mục tiêu cần đạt được, phân
công nhiệm vụ cụ thể và các mốc thời gian.
Học sinh khai lí lịch để giáo viên chủ nhiệm tổng hợp. Học sinh ký cam
kết không bỏ học giữa chừng đi lấy vợ, lấy chồng và vi phạm pháp luật, các tệ
nạn xã hội.
Kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện trong sổ chủ nhiệm theo
quy định và 1 số cá nhân riêng.
Đầu năm học phải kiện toàn lại bộ máy tự quản, hướng dẫn cho các em
phương pháp triển khai nhiệm vụ của mình. Ấn định vị trí ngồi cố định để giáo
viên dễ theo dõi, các tổ dễ theo dõi. In sơ đồ lớp dán vào bản tin của lớp và để ở
bàn giáo viên để giáo viên bộ môn theo dõi.
Họp cha mẹ học sinh đầu năm để trao đổi kế hoạch. Thống nhất và cùng
ký cam kết để thực hiện. Đảm bảo rằng tất cả các phụ huynh phải lưu số điện
thoại của thầy giáo và giáo viên chủ nhiệm có tất cả số liên lạc, địa chỉ từng phụ
huynh.
Các phụ huynh cùng đăng ký liên lạc điện tử SMAS để tiện liên hệ. Một
số phụ huynh ở vùng hẻo lánh chưa có sóng điện thoại thì thống nhất phương án
liên lạc riêng. Và thầy giáo chủ nhiệm sẵn sàng đến tận nhà nếu cần thiết.
Các học sinh phải được nắm bắt các kế hoạch mà thầy giáo chủ nhiệm
triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện cho mỗi bản thân học sinh trong học
tập, rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật và kỹ năng sống, tránh được các tệ nạn xã

hội.
Học sinh phải được biết về các tệ nạn xã hội có thể mình mắc phải. Xem
nó là gì, nó như thế nào, thủ đoạn để nó xâm nhập, dấu hiệu nhận biết và cách
phòng tránh các tệ nạn đó.
Học sinh phải nhận thức được tác hại của mang thai sớm, tảo hôn, nguyên
nhân và cách phòng tránh thông qua giáo viên chủ nhiệm truyền tải kiến thức
ngay đầu năm học và xử lý một số tình huống giả định để nâng cao kỹ năng
sống cho các em ngay từ đầu năm học. Với phương châm phòng là chính, còn
khi đã xảy ra thi phải xử lý kịp thời, triệt để và mang tính tích cực, giảm thiểu
hậu quả. Kế hoạch của GVCN phải chi tiết, cụ thể, có các mốc thời gian tương
ứng với các nội dung cần đạt được đến mục tiêu nào.
3.2. Nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp
Đây là hoạt động tập thể, là một hình thức tự quản của học sinh và là một
trong các biện pháp góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là
dịp để học sinh làm quen với nhiều hình thức khác nhau, giúp các em rèn luyện
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

8


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

nhiều kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ứng xử, giải quyết các tình huống mâu
thuẫn, khó khăn, áp lực…
Một số giáo viên đã để giờ sinh hoạt nhàm chán do: Học sinh không được
cùng nhau tổ chức tham gia mà bị áp đặt; nội dung khô khan không gắn với nhu
cầu của học sinh, lặp đi lặp lại; giáo viên quá nghiêm khắc, không đặt mình vào
hoàn cảnh của mỗi em.

Bản thân tôi đã thực hiện:
- Đa dạng các hình thức sinh hoạt, thu hút tối đa sự tham gia của các em
dưới sự hướng dẫn, cố vấn của thầy để các em tăng cường vai trò tự quản
- Tăng cường các nội dung sinh hoạt chung của lớp phù hợp với nhu cầu,
sở thích của cac em. Những học sinh cá biệt được gọi nói chuyện riêng ngoài
giờ.
- Tăng cường cho các em đối thoại tăng kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu
quả trong nhiều tình huống khác nhau.
- Khen chê một cách hợp lý theo nguyên tắc “bánh mì kẹp thịt” (nghĩa là
khen – chê – đánh giá chung) với chiều hướng động viên khích lệ, khen nhiều
hơn chê để động viên, khích lệ vì ai cũng thích được khen.
Khen ngợi được phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất, phải chân thật, gây
cảm xúc cho học sinh được khen. Cần khen ngay khi có hành vi tích cực mới
xuất hiện, đặc biệt với những học sinh hay mắc khuyết điểm, học sinh có học lực
yếu hay nhút nhát…
Khi phê bình chỉ phê bình hành vi cụ thể, không khái quát thành phẩm
chất nhân cách… không chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra
từ lâu…
Trong giờ sinh hoạt rèn luyện cho học sinh xử lý nhiều tình huống, đặc
biệt là kỹ năng ứng phó với những thách thức của cuộc sống, giải quyết các tình
huống và giao tiếp hiệu quả để làm giảm áp lực của cuộc sống đồng thời tăng
nội lực của bản thân theo công thức
Áp lực của cuộc sống (xã hội, gia đình, bài tập…)
Căng thẳng =
------------------------------------------------------------------Nội lực bản thân
Thảo luận về bạo lực học đường: Nguyên nhân, cách giải quyết, xử lý một
số tình huống trong cuộc sống gần gũi của học sinh… tìm ra cách giải quyết tích
cực nhất, hiệu quả nhất
- Cuối tiết, GVCN phải kết luận, nêu kế hoạch và học sinh ra về được
thoải mái, không nặng nề, đặc biệt là không còn mâu thuẫn giữa các học sinh.

3.3. Phòng, chống tảo hôn cho học sinh
Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức đây là nguy cơ hiện hữu. Lúc đang
học lớp 10 đã có 1 học sinh nữ bỏ học về lấy chồng. Đầu năm lớp 11 có 1 số học

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

9


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

sinh nữ có biểu hiện muốn bỏ học về lấy chồng. Phong trào yêu đương lan rộng,
đặc biệt học sinh hẹn hò qua mạng xã hội.
Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm (bản thân là giáo viên dạy môn sinh
học, phụ trách giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên):
- Tuyên truyền đến học sinh về tác hại của việc lấy chồng sớm, mang thai
sớm, sinh con sớm
- Hướng dẫn cho các em các biện pháp phòng tránh thai cho học sinh
+ Luôn kiềm chế cảm xúc
+ Tránh riêng tư nơi vắng vẻ, tối tăm
+ Tránh uống rượu bia dễ gây kích dục (học sinh miền núi thường uống
rượu ngay từ khi còn nhỏ, hằng năm có nhiều vụ quan hệ tình dục sau khi uống
rượu bia, thầy phải thường xuyên nhắc nhở)
+ Biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng bao cao su
+ Khi đã quan hệ tình dục ngoài mong muốn phải biết sử dụng thuốc
tránh thai khẩn cấp
+ Theo dõi để phát hiện sớm mang thai sau quan hệ tình dục (chậm kinh,
dùng que thử)

+ Nếu phát hiện mang thai phải bình tĩnh báo cho người thân nhất (thầy
giáo, cô giáo, bạn thân…) để trao đổi với bố mẹ tránh gây sốc, từ đó có hướng
giải quyết an toàn, phù hợp nhất.
- Bản thân thầy giáo trao đổi với phụ huynh học sinh trong buổi họp đầu
năm và thông báo qua tin nhắn, gọi điện đến phụ huynh.
- Trong năm học qua thì GVCN đã trực tiếp đến nhà học sinh 18/35 em để
trao đổi với phụ huynh. Có nhiều em ở xa trường (25 – 30km), nhiều phụ huynh
đi làm trong rừng nhiều ngày mới về. Khi đến trao đổi trực tiếp với phụ huynh,
ăn thăm một bữa cơm chung vui với gia đình (có thêm 1 số học sinh cùng lớp)
làm tăng thêm gắn bó giữa nhà trường với gia đình, các em đến trường coi thầy
giáo như cha mẹ.
- Kiến nghị lên nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa về sức khỏe sinh
sản vị thành niên và phòng chống tảo hôn, xâm hại phụ nữ trẻ em (năm học vừa
qua đã tổ chức 2 lần)
- Luôn lồng ghép nội dung tảo hôn vào các bài dạy sinh học (với tư cách
là giáo viên bộ môn) để luôn nhắc nhở các em về hậu quả của quan hệ tình dục
sớm, tảo hôn.
- Cho học sinh thảo luận cách xử lý một số tình huống thường gặp. Chia
các nhóm học sinh thành các nhóm khác nhau, nêu tình huống cho nhóm khác
xử lý và xử lý các tình huống của nhóm khác nêu.
3.4. Phòng chống bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội
Bạo lực học đường thường diễn ra vào đầu mỗi năm học, với liên tiếp các
vụ đánh nhau trong trường, thậm chí là học sinh cùng lớp. Không chỉ các học
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

10


SKKN năm học 2018 - 2019


Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

sinh nam đánh nhau mà các học sinh nữ cũng đánh nhau và đánh với cả học sinh
nam. Có nhiều tệ nạn có nguy cơ xâm nhập như nghiện games, thuốc lá, thuốc
lào, ma túy…
Trong lớp 11A2 có 1 học sinh đã nhiều lần đánh nhau, nhiều lần uống
rượu bia không kiểm soát được mình. Học sinh có bố có tiền án buôn bán ma
túy, học sinh có bố mẹ bỏ nhau đã tác động không nhỏ đến tâm lý của các em
khi đến trường. Một số em ở lại bán trú, bố mẹ khó kiểm soát được.
Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm:
- Nắm bắt thông tin từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình, hiện
đang đi học hằng ngày hay ở trọ tại trường, tại các nhà dân.
- Tuyên truyền hằng ngày về tác hại của bạo lực học đường và các tệ nạn
xã hội trong các buổi sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt cuối tuần, lồng ghép vào các
tiết dạy.
- Quản lý tốt sĩ số, hôm nào có học sinh vắng, đến chậm, bỏ tiết, xin về
sớm thì GVCN phải biết được lý do và liên lạc với gia đình ngay. Nếu không rõ
thì giáo viên sẽ đến tận nhà.
- Thường xuyên lên lớp đầu buổi học hỏi đúng tên những học sinh cá biệt
có đi học không, nhìn học sinh bằng con mắt trìu mến, thêm 1 lời khen
- Khi có biểu hiện bất thường thì gọi đến phòng riêng tâm sự, trò chuyện.
Không phê bình trên lớp, không chửi mắng, không kỷ luật nặng. Chỉ giao nhiệm
vụ làm việc gì đó và khích lệ học sinh.
Với 1 số học sinh cá biệt thì giáo viên chủ nhiệm gọi đến nhà cùng tham
gia nấu cơm và thầy trò cùng ăn. Có thể cho các em các em uúng một chút rượu
(đây là chuyện thường ở miền núi cao) và các em sẽ tâm sự thật, hứa với thầy cô
sẽ cố gắng (bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, vợ tôi là giáo viên tiếng Anh
dạy lớp này).
- Một số học sinh hút thuốc lá, thuốc lào: Thông tin ngay đến bố mẹ, phê
bình trên lớp, làm việc với căng tin nhà trường không bán thuốc lá cho học sinh

và không cho học sinh hút thuốc lào. Giao cho nữ cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn
theo dõi, nhắc nhở, nếu vi phạm sẽ phạt lao động công ích làm vệ sinh lớp 1
tuần. Sau một thời gian gần 2 tháng thì các học sinh này đã chính thức bỏ thuốc
lá, thuốc lào.
- Học sinh đánh nhau: Thông tin và mời phụ huynh học sinh lên làm việc
với ban giám hiệu nhà trường. Phụ huynh và học sinh ký cam kết, phụ huynh
của học sinh bị đánh cũng ký vào bản cam kết tha thứ cho học sinh đánh con
mình. Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh lao động công ích phát quang bụi rậm,
quét dọn sân trường…
- Học sinh liên quan đến ma túy: Hiện tại ở khu vực Quan Sơn có nhiều
tôi phạm liên quan đến ma túy, với nhiều diễn biến phức tạp, tinh vi và có chiều
hướng gia tăng. Trong đó có học sinh trường THPT Quan Sơn.

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

11


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Cũng theo nhận định của công an có 1 học sinh lớp 11A2 có liên quan đến
ma túy với 1 số đối tượng đang sử dụng ma túy.
Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm:
Gọi học sinh đến nói chuyện riêng về tác hại của ma túy, nếu có liên quan
hãy rút lui, tránh xa sớm còn kịp nếu không sẽ không có cơ hội sửa sai; Gọi điện
ngay về gia đình thông tin về tình hình để phối hợp với gia đình theo dõi sát sao
hơn.
GVCN lên lớp thông tin chung là có học sinh của trường liên quan đến

ma túy đang được công an theo dõi, đồng thời dành hẳn 1 tiết để giáo dục về ma
túy: Khái niệm, nguồn gốc, phân loại ma túy, tác hại, cơ chế gây nghiện, dấu
hiệu nghiện ma túy, cai nghiện và tái nghiện => Kết luận Ma túy là nguồn gốc
của mọi tôi phạm.
Một tuần sau thì công an tỉnh Thanh Hóa đã lên làm 1 buổi ngoại khóa về
tội phạm ma túy.
Kết quả: Học sinh này đang giai đoạn học hành sa sút. Nhưng sau đó đã
có chuyển biến rõ rệt, sang học kỳ II đã học tập tiến bộ, vắng học ít hơn nhiều,
tích cực tham gia xây dựng bài dần dần.
- Học sinh nghiệm games và các trang mạng xã hội:
Tuyên truyền về tác hại của game cũng như mạng xã hội nếu làm dụng
nó. Hướng dẫn cho học sinh sử dụng điện thoại như thế nào cho hiệu quả, dung
để khai thức thông tin, trao đổi. Giúp các em biết mặt trái của công nghệ thông
tin có thể dẫn đến sống ảo, mất thời gian, tự kỷ, dễ bị lừa gạt qua mạng, thông
tin không đúng sự thật, những tác động làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm dẫn đến
thay đổi tư tưởng.
Thông tin đến bố mẹ học sinh về tình trạng học sinh đang lạm dụng điện
thoại quá nhiều, không chú ý đến học tập. Xảy ra tình trạng vi phạm Luật An
ninh mạng. Từ đó phụ huynh học sinh cùng giáo dục học sinh ở phạm vi ngoài
nhà trường.
GVCN kết bạn với các bạn trong lớp. Qua đó theo dõi được các tình cảm,
thái độ, hành vi liên quan đến học sinh. Từ đó có cách điều chỉnh, uốn nắn kịp
thời.
GVCN tổ chức chuyên đề về mạng xã hội để các em thảo luận về lợi ích
của nó cũng như mặt trái. Đồng thời đưa ra các tình huống để học sinh xử lý.
Sau đó cho học sinh nêu các tình huống đã từng gặp phải và cùng nhau thảo luận
để giải quyết tình huống đó
Kết quả đã có nhiều chuyển biến trong việc sử dụng điện thoại thông
minh của học sinh theo chiều hướng tốt hơn, tích cực hơn, thận trọng hơn vì dễ
bị thầy giáo chủ nhiệm phát hiện.

3.5. Hội nghị công tác giáo viên chủ nhiệm

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

12


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Đây là một hoạt động sáng tạo mà bản thân tôi làm nên. Với tư cách là
Thư ký hội đồng nhà trường, tôi đã đề xuất tổ chức hội thảo nghiệp vụ công tác
chủ nhiệm.
Kết quả cho thấy nhiều giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về nghiệp vụ
giáo viên chủ nhiệm. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm
nhưng vẫn không biết đầy đủ về nghiệp vụ làm GVCN.
Trong buổi hội thảo này, bản thân tôi giới thiệu về vị trí vai trò của người
giáo viên chủ nhiệm; nhiệm vụ và quyền hạn; những công việc giáo viên chủ
nhiệm phải làm; yêu cầu với giáo viên chủ nhiệm; hậu quả của việc thiếu trách
nhiệm của GVCN; kỹ năng tổ chức sinh hoạt 15 phút, kỹ năng sinh hoạt 1 tiết,
kỹ năng; kỹ năng làm sổ sách chủ nhiệm; kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm
của giáo viên chủ nhiệm.
Công tác của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh như thế nào
cho hiệu quả, công tác phối hợp với tổ chức đoàn thanh niên, công tác phối hợp
của GVCN với giáo viên bộ môn.
Qua đó các GVCN được sáng tỏa hơn, được chia sẻ các kinh nghiệm quản
lý học sinh và nghiệp vụ làm hồ sơ, sổ sách tốt hơn.
Cũng từ đó bản thân tôi lại học được nhiều bài học quý báu từ các giáo
viên chủ nhiệm khác, thậm chí là những đồng chí mới lần đầu làm công tác chủ

nhiệm, với những tình huống phức tạp hơn mà tôi đã từng biết, từng trải qua.
Buổi thảo luận đã được diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến trái chiều, nhiều tình
huống hóc búa đã được đưa ra. Cuối cùng đã đi đến thống nhất cao.
Như vậy cho thấy việc tổ chức hội thảo kỹ năng nghiệp vụ của người giáo
viên chủ nhiệm là cần thiết, luôn có tính thời sự, đặc biệt là trong thời gian qua
với rất nhiều vấn đề nóng của học đường như: Học sinh đánh nhau, đánh hội
đồng, GVCN phạt học sinh quỳ, giáo viên phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau
bảng, dâm ô với học sinh, học sinh đánh giáo viên, giáo viên bị phụ huynh bạo
hành…
Công tác này được làm từ đầu năm học, có sự hiện diện của cả ban giám
hiệu để đảm bảo tính nghiêm túc. Chỉ định một số giáo viên phải có tham luận
trước để chuẩn bị chu đáo hơn, cẩn thận hơn và chất lượng hơn.
Sau mỗi năm học thì các lỗi trong làm sổ sách đã giảm rõ rệt, các giáo
viên làm cẩn thận hơn, sạch sẽ và khoa học.
Buổi hội thảo phải có sự tham gia của cả giáo viên không làm công tác
chủ nhiệm để họ biết thêm và những năm sau sẽ có thể được giao công tác giáo
viên chủ nhiệm.
Buổi hội thảo được tổ chức riêng thành một buổi.
Cuối năm bình xét giáo viên chủ nhiệm giỏi được thực hiện nghiêm túc.
Các giáo viên được bình xét là “Giáo viên chủ nhiệm giỏi” được vinh danh và
thưởng cao.
3.6. Giáo viên chủ nhiệm kiểm soát các hoạt động của học học sinh
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

13


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm


GVCN cần phải tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn cho học sinh lớp mình về
mọi mặt. Từ việc ăn mặc, đi lại, nói năng và tổ chức các hoạt động. Tránh để học
sinh tự phát, khi có lỗi thì lại trách, mắng.
GVCN hướng dẫn cho ban cán sự lớp, cán bộ đoàn điều hành, quản lý lớp
trên cơ sở giám sát từ xa của GVCN.
GVCN phải thực sự gương mẫu đối với học sinh. Để giáo dục học sinh thì
không gì bằng làm gương bởi chính nhân cách của mình. Cũng vì điều đó mà
bản thân phải luôn rèn luyện cho mình, giữ gìn cho mình tránh trở thành gương
xấu cho học sinh noi theo. Cũng qua đó nhắc nhở một số thầy cô còn mắc các lỗi
về ăn mặc, cư xử với học sinh, một số còn hút thuốc lá, đánh bài ăn tiền hay
rượu chè say xỉn…
Với đặc thù của miền núi, học sinh đi học xa. một số học sinh vẫn đi xe
máy tới trường, học sinh uống rượu, học sinh mời thầy cô đến nhà ăn cơm và
uống rượu với gia đình. Những lúc đó giáo viên chủ nhiệm nói về an toàn giao
thông và biết kiềm chế khi sử dụng đồ uống có cồn.
Việc thu quỹ lớp giao cho học sinh thực hiện thu, giữ và chi tiêu thì giáo
viên chủ nhiệm phải biết và định hướng cho các em sao cho hợp lý, tránh để
thắc mắc, nghi ngờ, mất đoàn kết.
Học sinh vắng học không lý do, đến muộn đáng ngờ hoặc bỏ tiết, xin nghỉ
giữa buổi đáng ngờ đều phải được thông tin ngay đến phụ huynh kịp thời nhất
để xác định xem có vấn đề gì không.
Học sinh muốn rủ nhau đi chơi, tụ tập hẹn hò, tổ chức sinh nhật được
khuyến khích xin phép gia đình, báo cáo thầy giáo chủ nhiệm biết để có định
hướng đúng đắn, nhắc nhở kịp thời hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra đối với
học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến thăm các gia đình học sinh, chúc tết các
gia đình học sinh, đến dự một chút khi học sinh tổ chức sự kiện sẽ góp phần gàn
gũi giữa thầy và trò hơn.
Thông qua mạng xã hội và các thông tin từ các giáo viên, học sinh, nhà

hàng để nắm bắt được tình hình học sinh có biểu hiện yêu đương quá giới hạn
sớm hay không, có biểu hiện sa vào các tệ nạn xã hội hay không để điều chỉnh
kịp thời.

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

14


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

4.1. Đối với hoạt động giáo dục
- Không khí trong nhà trường, của lớp sẽ vui vẻ hơn với nhiều hoạt động của
giáo viên chủ nhiệm gần như ở mọi lúc, mọi nơi.
- Học sinh đoàn kết hơn, tương trợ nhau, tự giác, hạn chế thắc mắc, khiếu nại,
tạo dư luận xấu…
- Nhiều thầy giáo đã bỏ hẳn thuốc lá và luôn tuyên truyền cho học sinh góp phần
giảm thiểu đáng kể học sinh hút thuốc.
- Tập thể nhà trường có nhiều đổi thay mang chiều hướng tích cực.
4.2. Đối với bản thân
- Là GVCN cần phải góp phần tạo sự đoàn kết cao trong anh em nhà trường để
vượt qua khó khăn trong thời điểm thiếu giáo viên trầm trọng, tạo sự đoàn kết
trong nội bộ lớp và tăng tình cảm của học sinh với thầy cô và mái trường giảm
thiểu nạn tảo hôn, xa vào tệ nạn xã hội.
- Rèn luyện cho chính mình các kỹ năng vượt qua khó khăn, kiềm chế cảm xúc,
giao tiếp ứng xử hiệu quả hơn.
- Tạo niềm tin cho anh em đồng nghiệp tiếp tục cống hiến ở vùng núi cao biên

giới này.
4.3. Đối với đồng nghiệp
- Nhiều giáo viên hứng thú tham gia và cổ vũ nhiệt tình. Một số giáo viên trước
đây còn nhận thức chưa đủ hoặc thậm chí sai về hoạt động giáo viên chủ nhiệm,
làm cho xong việc. Nhưng nay đã đổi khác rất nhiều. Trong khoảng một năm
nay nhà trường có đổi thay rõ nét mà mọi người đều nhìn rõ điều đó.
- Nhiều giáo viên đã bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào. Nay trong trường còn 4 đồng chí
có hút nhưng đã và đang giảm rất nhiều.
- Tình trạng đi ăn sáng uống rượu, uống rượu buổi trưa trong ngày làm việc đã
không còn nữa.
- Mỗi người có thêm nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm, trang bị kiến
thức, kỹ năng cơ bản tạo niềm tin cho họ hành động đúng đắn.
- Mọi người đều chủ động tích cực tham gia các hoạt động, vui vẻ. - Góp phần
rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kiềm chế cảm xúc, lạm dụng đồ uống có cồn…
4.4. Đối với nhà trường
- Mọi người đều được rèn luyện kỹ năng sống nhiều hơn, thương yêu nhau hơn,
sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
- Số học sinh nhiệt tình tham gia hoạt động giao lưu nhiều hơn với nhiều công
trình (2 sân bóng chuyền, 1 khu vực tập xà, tạ, chống đẩy..), các giả bóng đá cho
học sinh nam và học sinh nữ có sân chơi lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Năm học 2017 – 2018 có 17 học sinh mang bầu, năm học 2018 – 2019 chỉ có 1
học sinh lớp 12 mang bầu. Số vụ đánh nhau giảm rõ rệt, các tệ nạn đã giảm
nhiều (nạn đánh bài ăn tiền, đánh đề..)
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

15


SKKN năm học 2018 - 2019


Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

1. Kết luận
SKKN được đúc rút trên cơ sở thực tế của bản thân qua 16 năm công tác
và kinh qua nhiều nhiệm vụ, vì vậy nó có ý nghĩa với thực tế bản thân trong quá
trình giảng dạy, cuộc sống. SKKN tự viết trên cơ sở suy ngẫm của bản thân.
Hoạt động trong lớp 11A2 và nhà trường trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng và
hiệu quả hơn. Kích thích tính tự giác học tập, hăng say phát biểu hơn, chân
thành, cỏi mở. Đồng thời tự bảo vệ và chăm sóc bản thân mình tốt hơn. Mỗi học
sinh cũng như giáo viên ý thức tốt được cần phải tham gia các hoạt động tập thể
vì đó là môi trường tốt để học tập, rèn luyện và trưởng thành.
Trong năm qua nhà trường có nhiều thành tích đáng khích lệ và đoàn kết
cao trong nội bộ. Số học sinh bỏ học vì tảo hôn giảm đáng kể, các tệ nạn cũng
giảm rõ rệt.
Như vậy có thể nói sáng kiến thực sự có hiệu quả trong công tác giảng
dạy, trong đời sống đóng góp sức lực của mình cùng tập thể lớp 11A2, nhà
trường xây dựng một trường học thật sự thân thiện, học sinh tích cực.
Đề tài được đưa ra thảo luận chuyên môn như một chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học, quản lý học sinh, kỹ năng sống để mọi người có thể góp ý
cũng như làm kinh nghiệm cho đồng nghiệp có thể áp dụng ở những nội dung
thích hợp. Mỗi người thầy có thể áp dụng cho mình đồng thời có ý kiến phải hồi
từ đó sẽ rút kinh nghiệm cho nhau để cùng tiến bộ.
Đề tài có hướng lạc quan có thể áp dụng rộng rãi không chỉ cho cán bộ,
giáo viên trong nhà trường với cả học sinh vẫn tham gia hiệu quả và ý nghĩa. Đề
tài không chỉ cho thầy trò THPT Quan Sơn mà có thể áp dụng cho những nơi
khác đặc biệt là vùng núi cao với học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số,
những người làm nghề “thầy” ở tất cả các cấp học vì vấn đề hoạt động cần được
thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
Đề tài cần được nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để góp phần cho trường

THPT Quan Sơn vượt qua khó khăn và phát triển, cho bản thân hôm nay và mai
sau góp phần phát triển con người một cách toàn diện hơn ở cả học sinh và
người thầy.
Sau một năm làm chủ nhiệm thì lớp 11A2 đã có nhiều thành tích đáng
khích lệ
- Không có học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng
- Không có học sinh tảo hôn, mang thai, bỏ học
- Cuối năm có 1 học sinh giỏi, 24 học sinh tiên tiến, 10 học sinh trung
bình
- Đạt giải nhất thi nấu ăn dịp 20/10 toàn trường
- Đạt giải nhất bóng chuyền nữ toàn trường
- Tổ chức thành công học sinh đi học tập trải nghiệm thực tế tại quê
Bác, khu bảo tồn quân khu 4 ở Vinh, khu sinh thái Mường Thanh, núi
Quyết và khu di tích Lam Kinh
- Nhiều học sinh tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”
2. Kiến nghị
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

16


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

Qua thực tiễn công tác tại trường THPT Quan Sơn được hơn 16 năm, sau
nhiều năm làm SKKN, năm nay tôi lại trăn trở, miệt mài đúc rút kinh nghiệm và
viết SKKN này, tôi xin có một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo như sau:
1. Với trường THPT Quan Sơn
- Coi việc đúc rút kinh nghiệm và viết SKKN là rất cần thiết, không chỉ thế cần

quan tâm đến nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, chế tạo đồ dùng dạy học
để nâng cao chất lượng dạy - học hơn nữa, nhất là nơi miền núi cao xa xôi này,
đa số là các giáo viên trẻ, khoẻ, có năng lực, lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
Chủ yếu là cần có kế hoạch, tuyên truyền, đôn đốc, tránh hình thức, đối phó của
một bộ phận giáo viên, làm cho có, chỉ 1 đêm có sáng kiến kinh nghiệm.
- Cần có chế độ đãi ngộ kịp thời và thích đáng với các đề tài có giá trị ứng dụng,
cho một công trình “khoa học trí tuệ”. Đặc biệt là các đề tài được xếp loại cấp
tỉnh thì cần được tuyên dương trước toàn trường và thưởng, ưu tiên trong bình
xét thi đua cuối năm nhiều hơn nữa. Hiện nay nhà trường đã tăng mức thưởng
lên nhưng theo tôi cần phải cao hơn nữa, và vinh danh các tác giả.
- Cần tổ chức hội thảo một cách hoành tráng để mọi người biết và qua đó thảo
luận như là vấn đề chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên để mọi người được
học tập, nghiên cứu, ứng dụng cho bản thân trong cuộc sống và trong giảng dạy.
- Các SKKN có chất lượng cần được trưng bày tại thư viện trường để mọi người
biết, cần chống làm đối phó, sao chép của nhau, đặc biệt là copy từ trên mạng
rồi sửa thành của mình.
2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá
- Tôi xin đề nghị cần tăng mức thưởng lên cao hơn nữa. Đề nghị 500.000/loại C
và 800.000/loại B, 1.500.000/loại A.
- Khuyến khích viết đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong toàn
tỉnh, có thể thay SKKN (được chọn 1 trong 2) sẽ tạo cơ hội lựa chọn rộng hơn
cho các cán bộ quản lý, giáo viên.
- Nên cho giáo viên được viết SKKN về quản lý để cho họ được thể hiện tầm tư
duy, tài năng, phát kiến của họ.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quan Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Tác giả

Nguyễn Trọng Năm

DANH MỤC
Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

17


SKKN năm học 2018 - 2019

Giáo viên Nguyễn Trọng Năm

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Trọng Năm
Chức vụ và đơn vị công tác: Thư ký hội đồng
Kết
Cấp đánh
quả
Năm học
TT
Tên đề tài SKKN
giá xếp
đánh
đánh giá
loại
giá xếp
xếp loại

loại
Sử dụng bài tập củng cố bài dạy lí
Sở
1.
C
2004 – 2005
thuyết trong giảng dạy sinh học 10
GD&ĐT
Hướng dẫn học sinh tự thiết lập công
Sở
2.
thức tính tần số alen và thành phần kiểu
C
2006 – 2007
GD&ĐT
gen trong quần thể giao phối
Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy,
HIV/AIDS và chất gây nghiện trong
Sở
3.
C
2007 – 2008
trường THPT Quan Sơn qua môn Sinh GD&ĐT
học
Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng
Sở
4.
tiết kiệm và hiệu quả trong trường
C
2009 – 2010

GD&ĐT
THPT Quan Sơn qua môn Sinh học
Hướng dẫn học sinh dùng quy nạp xây
dựng công thức tổng quát trong trường
Sở
5.
C
2011 – 2012
hợp lai 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen và GD&ĐT
ứng dụng giải bài tập hoán vị gen
Tổ chức thảo luận nhóm trong giảng
dạy công nghệ 10 (kỳ II) nhằm nâng
Sở
6.
C
2013 – 2014
cao hiệu quả hướng nghiệp cho học GD&ĐT
sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn
Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn
Sở
7.
C
2015 - 2016
giúp các em nâng cao kỹ năng
GD&ĐT
tự chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân
Nâng cao hiệu quả hoạt động Công
đoàn thông qua các hoạt động xây
Sở

8.
C
2017 - 2018
dựng sự đoàn kết cao tại trường THPT GD&ĐT
Quan Sơn
--------------------

Giao vien chu nhiem THPT – Nguyen Trong Nam – THPT quan son

18



×