Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan
điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục
tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những
điều kiện, phương tiện giáo dục. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển
nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của q trình giáo dục là
tổ chức tồn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận
lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo
viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm
vườn, trồng cây, tuy khơng đúng hồn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ
nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm
vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt
giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm
niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội
để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm
Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao
q vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Trong thời đại mở cửa của nền
kinh tế hiện nay, học sinh ln có xu hướng đua địi, chưng diện ln bị những
cám bẫy trong xã hội lơi cuốn. Nó ảnh hưởng khơng ít đến việc học tập và hình
thành nhân cách của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tơi quyết
tâm thực hiện tốt
“Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm giúp nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức, văn hố cho học sinh ở trường học phổ thơng”.
Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần
đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những cơng dân tốt, là
những đứa con ngoan trong gia đình.
1
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khơng thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học
Phổ Thơng nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục. Những
đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh phổ thông cịn nhiều
hạn chế, vì vậy khơng thể khơng cần có một người thường xuyên hướng dẫn
giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực
hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cơ giáo, phải nắm được đường lối, quan
điểm, lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện
năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải
tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn.
Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Vì vậy, khi tôi được
lãnh đạo nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10C 1 (năm học 2011 – 2012), nay
là lớp 11B1, trong tơi vừa mừng vừa lo, mừng vì mình được cống hiến một phần
công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân u của mình. Tơi lo vì mình là
giáo viên mơn Sinh học mà đối tượng học sinh lại học đứng đầu khối A, bên
cạnh phát triển học tập, rèn luyện còn phải định hướng nghề đúng cho các em.
Sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã cố gắng tìm hiểu và nắm bắt dần dần thực
trạng học sinh của lớp.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
Lớp 10C1 lúc tơi mới nhận có tổng số 45 học sinh, trong đó có 24 học sinh
nữ, một học sinh dân tộc với những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Hầu hết học sinh có điểm thi đầu vào lớp 10 cao (trung bình mỗi mơn 7 điểm
trở lên), có ý thức kỉ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cơ, biết vâng lời cha mẹ.
Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn, trường đề ra.
2
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp đẹp, khang trang tạo khơng khí phấn
khích trong học sinh và giáo viên. Phịng học sạch, thoáng mát, trang thiết bị đầy
đủ cả ghế ngồi cho học sinh khi sinh hoạt dưới cờ.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu (ưu tiên phân công những giáo
viên bộ môn dạy vững, dày dặn kinh nghiêm dạy lớp khối),các giáo viên bộ mơn
có chun mơn vững, nhiệt tình trong giảng dạy…
- Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cơ giáo chủ
nhiệm.
- Ngồi cơng tác chủ nhiệm, tất cả các giáo viên bộ môn đều đảm nhiệm giảng
dạy nên thời gian gần gũi các em tương đối nhiều.
2. Khó khăn:
- Đa số học sinh ở xa, đường đi một số địa phương cịn khó khăn (xã Thạch
Long, Thạch Sơn, Thành Vinh, Thạch Đồng).
- Một số học sinh từ lớp dưới (10C 2, 10C3, 10C4) chuyển lên lớp đầu 10C 1 (nay
là lớp 11B1) chưa theo kịp tiến độ tiếp nhận kiến thức dễ có tâm lí chán nản, tự
ti.
- Vẫn cịn một số học sinh chây ì trong rèn luyện và học tập (nhà gần trường
nhưng thỉnh thoảng vẫn đi muộn, bài tập trong SGK các môn khối chưa hoàn
thành).
Đứng trước thực trạng một tập thể lớp có chất lượng đầu vào cao, đạo đức tốt
và có yêu cầu, nguyện vọng cao tôi đã suy nghĩ và đề ra một số kế hoạch và biện
pháp thực hiện phù hợp với đối tượng học sinh như sau:
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể
học sinh một lớp học. Người hiệu trưởng không thể quản lý, nắm chắc diễn biến
của quá trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường, đó là lẽ
đương nhiên. Nếu khơng hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình
giáo dục, tự rèn luyện của học sinh thì khơng thể giáo dục được các em, không
3
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh. Vì lẽ đó, một
trường học bao giờ học sinh cũng được chia thành các khối nhỏ (lớp học) căn cứ
vào trình độ, đặc điểm nhận thức ở mỗi lớp phải có một giáo viên phụ trách
chung - giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp, tôi đến văn phịng mượn hồ
sơ, bảng điểm thi vào 10, tơi ghi chép cẩn thận số lượng học sinh, điểm thi cụ
thể từng môn vào 10, địa chỉ để tiện cho việc liên hệ với gia đình.
Sau đó tơi kết hợp với kế hoạch giảng dạy của mình, kế hoạch chung của
Đoàn, Nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm cho phù
hợp.
III.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy định
Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy định về nhiệm vụ
của học sinh trong nhà trường; về quy định khen thưởng và kỉ luật; về nội quy
và cách xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra,
chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ
nhiệm để thực hiện một cách hiệu quả, tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên
những luận cứ, luận chứng rõ ràng (Luật giáo dục, Điều lệ Nhà trường, Quy chế
đánh giá xếp loại học sinh THPT …).
2. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách
tổ chức, quản lí, điều phối các hoạt động
Muốn vậy, ngay từ đầu năm học lớp 10 tôi đã cho học sinh làm sơ yếu lí
lịch. Sau đây là mẫu sơ yếu lí lịch chi tiết tôi đã làm:
- Họ và tên………………….
- Ngày tháng năm sinh…………..
- Dân tộc…………………………
- Nơi sinh………………………..
- Chỗ ở hiện nay…………………
- Họ tên bố………………………Nghề nghiệp…………
- Họ tên mẹ………………………Nghề nghiệp…………
4
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Số điện thoại liên lạc với gia đình …………………………
- Hồn cảnh gia đình (Hộ nghèo, con thương binh…)
- Các năm lớp dưới có tham gia vào Ban cán sự lớp khơng? Chức vụ gì?
- Năm lớp 9 đã đạt những thành tích gì? (Đoạt giải từ cấp huyện trở lên).
- Học khối nào? (Sở trường mơn nào? Học yếu mơn nào?)
- Thích nghề gì?
Sau đó lên lớp 11 tơi tiếp tục cho học sinh làm sơ yếu lí lịch lần thứ 2
nhưng chú ý đến khối thi Đại học, mạnh hay yếu mơn nào, thích nghề gì để so
sánh với năm học lớp 10 xem các em có tiến bộ như thế nào, có kiên định trong
lựa chọn nghề nghiệp hay khơng?
Dựa trên cơ sở đó, tơi đã năm bắt được:
- Các học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn, diện học sinh mồ cơi, bố mẹ li dị…
- Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú…
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh ở các lớp dưới.
Qua tìm hiểu sơ lược, tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh (ưu tiên
sự lựa chọn của học sinh, học sinh có khuyết tật về mắt, tai…) sau đó điều chỉnh
dần dần; phân bố học sinh nam - nữ, học sinh giỏi – khá – trung bình, ở các địa
phương khác nhau rải đều ở các tổ. Tránh tình trạng sắp xếp các em có cùng
khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau.
3. Lập sổ chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu quy định của nhà trường.
Trong đó giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép chi tiêt, đầy đủ các phần
các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt chú ý:
- Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng
em.
- Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh.
- Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác).
- Danh sách thầy cơ bộ mơn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có).
5
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Ngoài ra giáo viên cịn chú ý ghi thời khố biểu, các kế hoạch của nhà
trường và những thay đổi để thông báo cho phụ huynh học sinh giám sát việc
học tập và rèn luyện của con mình. Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm.
Ghi rõ:
- Họ và tên học sinh vi phạm.
- Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lí.
- Số lần vi phạm, hiệu quả sau mỗi lần xử lí.
- Cam kết giữa học sinh - phụ huynh – cô chủ nhiệm.
Sổ chủ nhiệm vẫn chưa theo dõi học sinh hết các nội dung, giáo viên chủ
nhiệm cần có “Nhật kí chủ nhiệm” riêng để theo dõi cụ thể sự tiến bộ của từng
học sinh và của cả lớp qua các giai đoạn. Nhật kí chủ nhiệm khác với sổ cơng
tác chủ nhiệm. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính
cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em,
những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo
viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ nhiệm của lớp học,
nhật kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư
liệu nghiên cứu về tâm lí học… Cịn sổ cơng tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế
hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải có
tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật kí chủ nhiệm và sổ chủ nhiệm
được coi là một nội dung, một nhu cầu của người giáo viên chủ nhiệm.
4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn
vị tập thể gắn bó, có tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự
giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục.
Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên chủ nhiệm cần vạch ra, định hướng
nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn phê và tự phê giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ. Vì vậy, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết
sinh hoạt này như sau:
* Bầu ban cán sự - giao nhiệm vụ:
6
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Lớp trưởng: quản lí chung.
- Lớp phó học tập: vì là lớp khối A nên mỗi môn khối 1 học sinh học tốt của
mơn đó đảm nhiệm (chữa bài tập sinh hoạt 15’ đầu giờ, giải đáp các thắc mắc
của các bạn).
- Lớp phó lao động: theo dõi trực nhật hàng ngày và phân cơng lao động nếu nhà
trường, Đồn trường có yêu cầu (lao động, trực tuần…).
- Lớp phó văn thể mĩ: đảm nhận tổ chức tập văn nghệ, tập các bài hát cho tập thể
lớp sinh hoạt 15’ đầu giờ.
- Thủ quỹ: đảm nhận việc thu chi cho lớp trong các hoạt động.
- Đội cờ đỏ: đảm nhận việc kiểm tra lớp khác, hoạt động bên Đoàn.
- Các tổ trưởng và tổ phó.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lí (như đã nêu ở trên). Lớp chia thành 4 tổ, mỗi tổ
chịu sự quản lí của 1 tổ trưởng, tổ phó. Sau đó vẽ sơ đồ lớp in thành 3 bản (1
bản để ở bàn giáo viên cho giáo viên bộ môn dễ quan sát, 1 bản lớp trưởng giữ,
1 bản giáo viên chủ nhiệm giữ).
- Học tập nội qui của nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận
nội quy của trường để học sinh và phụ huynh học sinh cùng trao đổi để thực
hiện tốt.
- Dựa trên nội quy trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành
nội quy của lớp. Từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu cầu
học sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các loại A, B, C,
D. Sau đây là bản nội quy xếp loại học sinh mà tôi và tập thể lớp thống nhất (tổ
trưởng theo dõi và đánh giá hàng tuần, từ đó xếp loại hàng tháng).
Số Họ và tên
Vi phạm ( điểm trừ)
Sai
Đi
Nghỉ Điểm Bỏ
Vô
trang muộn KP
kém
tiết
lễ
phục
(-1)
(-5)
với
(-1)
(-5)
(-1)
Điểm
Tổng Xếp
tốt(+1) điểm loại
GV
7
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
-10
1
2
3
+ Nếu có tổng điểm dương xếp loại A, -1 đến -4 điểm xếp loại B, -5 đến -9 điểm
xếp loại C, -10 điểm trở xuống xếp loại D.
+ Căn cứ vào đó xếp loại hàng tháng để cuối học kì giáo viên chủ nhiệm xếp
loại hạnh kiểm. Một tháng có 4 tuần, nếu cả 4 tuần đó học sinh có một tuần loại
B trở lên xếp loại tốt, có hai tuần loại B trở xuống hoặc có một tuần loại C xếp
loại khá, có hai tuần loại C trở xuống hoặc một tuần loại D xếp loại trung bình,
thấp hơn nữa là loại yếu.
- Phân công trực nhật lớp, yêu cầu học sinh giữ vệ sinh chung, nhằm giáo dục
tính cộng đồng cho các em.
- Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời
hạn nộp. Nêu lên những trường hợp miễn giảm để học sinh biết thêm chi tiết.
- Đề nghị với học sinh việc thu quỹ lớp. Học sinh bàn bạc thảo luận và quyết
định. Quỹ lớp phải do thủ quỹ giữ có sổ ghi chép các khoản thu – chi - tồn rõ
ràng và cơng bố tàic hính trước lớp hàng tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm phổ biến các mốc thi đua cho học sinh biết để có kế
hoạch phấn đấu:
+ Học kì I: Thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, sơ kết học
kì I.
+ Học kì II: Thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, sơ kết học kì
II, tổng kết cả năm học.
- Cuối buổi sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đề nghị thủ quỹ thu được tiền sẽ mua
cho mỗi cán bộ lớp 1 quyển sổ theo dõi, các lớp phó học tập mỗi người được
quỹ lớp tặng 1 quyên sách bồi dưỡng để cho học sinh tích cực giúp lớp.
5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
8
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh
tế cũng có khơng ít sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của
con người mà trong đó có cả học sinh của chúng ta. Thực tế cho thấy các em ở
lứa tuổi 15 – 16 có những thay đổi về tâm sinh lí, thích bắt chước, đua địi, thích
chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của bạn bè xấu. Mặt
khác với sự phát triển của nền kinh tế trí thức cả học sinh và phụ huynh đều rất
quan tâm, lo lắng. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mỗi người thầy cô
trong nhà trường. Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm
là vấn đề cần thiết, đó là chìa khố mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình
– Nhà trường và xã hội nhằm giáo dục con em mình ngày càng tốt hơn.
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo vien chủ nhiệm cần tiến hành
một số công việc sau:
- Viết giấy mời nhờ học sinh gửi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở
phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ, vắng phải có lí do chính đáng rồi liên hệ
với giáo viên chủ nhiệm sau.
- Cử một số học sinh nhà gần trường sáng hôm họp phụ huynh đến lớp sớm
để làm công tác vệ sinh, chuẩn bị nước uống.
* Tổ chức phiên họp:
- Điểm danh
- Mời một phụ huynh làm thư kí
- Phổ biến bằng văn bản cụ thể:
+ Nội quy trường
+ Những thuận lợi và khó khăn của lớp
+ Thông báo các khoản thu đầu năm
- Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm
một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động
ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân.
- Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 3 phụ huynh ở 3 khu vực địa lí khác
nhau nhằm nắm bắt tình hình học sinh cho dễ.
9
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Thư kí ghi rõ nội dung cuộc họp và đặc biệt các ý kiến đóng góp của phụ
huynh học sinh.
6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Tiết sinh hoạt ngày thứ 7 có 45 phút được phân ra 2 nội dung chính:
- Sinh hoạt tổng kết lớp (20 phút)
- Sinh hoạt theo chủ đề (25 phút )
a. Sinh hoạt tổng kết lớp
- Tự kiểm điểm: để cho từng cá nhân học sinh tự đứng lên nhận lỗi và nhận ln
hình phạt phù hợp (đây là cách làm mới, hay và phù hợp với học sinh lớp tơi
là một lớp có chất lượng học tập tốt, ý thức kỉ luật cao).
- Theo dõi tình hình chung của cả lớp: các tổ trưởng hàng tuần nộp lại sổ theo
dõi các tổ viên của mình cho giáo viên chủ nhiệm, sáng thứ 2 tuần sau giáo
viên đưa lại.
- Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: về học tập, chuyên cần, nề nếp, vệ
sinh (lớp phó lao động), cơng khai tài chính (thủ quỹ báo cáo), văn nghệ (lớp
phó văn nghệ báo cáo nếu có).
* Sau khi nghe các báo cáo của các lớp trưởng và lớp phó, giáo viên chủ nhiệm
đánh giá nhận xét chung:
+ Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên sự tiến bộ của các em ở những mặt nào?
+ Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả
năng và năng lực sẵn có của mình.
+ Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỉ luật nghiêm khắc
đối với các em đó tránh tình trạng “Trống đánh xi, kèn thổi ngược”. Thực
hiện đến nơi đến chốn để các em không bắt chước bạn bị kỉ luật.
- Lập kế hoạch tuần tới phù hợp với kế hoạch của Nhà trường, Đồn đề ra rồi
phân cơng học sinh thực hiện
VD: Tuần 4 có kế hoạch cả lớp lao động: giáo viên chủ nhiệm giao cho lớp phó
lao động cử các học sinh khác mang dụng cụ lao động phù hợp với sức khoẻ,
điều kiện giao thông.
10
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Giáo viên chủ nhiệm trả lời các thắc mắc của học sinh khi các em có nhu cầu.
b) Sinh hoạt theo chủ đề: Mỗi tuần 1 chủ đề khác nhau, chủ đề này phải phù hợp
với kế hoạch, nội dung hoạt động của nhà trường cũng như các vấn đề đang
được xem như điểm nóng của xã hội ở giới trẻ hiện nay. Mỗi chủ đề cả giáo
viên chủ nhiệm và học sinh phải được chuẩn bị từ trước (ít nhất một tuần).
Hình thức thực hiện phải phong phú, chỉ ra được hướng mở cho học sinh để
cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng thảo luận, đưa ra các tình huống và
giải quyết tình huống hợp lí. Sau đây tơi xin giới thiệu một số chủ đề mà lớp
tôi đã làm thành công trong các tiết sinh hoạt cuối tuần.
VD: CHỦ ĐỀ ĐOÀN KẾT - KỈ LUẬT:
Tuần thứ 2 sau khi các em đã ổn định và được thông qua nội quy của trường
lớp thì chủ đề KỈ LUẬT – ĐOÀN KẾT được đặt lên hàng đầu.
Giáo viên chủ nhiệm có thể đưa ra các câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời:
? Các em có biết được tại sao cơ sắp xếp chỗ ngồi có sự đan xen giữa nam và
nữ, giữa địa phương này với địa phương khác không?
- Học sinh trả lời và giáo viên chủ nhiệm cho các em thấy đó chính là đồn kết
gắn liền các thành viên trong lớp thành khối thống nhất, thuận tiện cho công
tác học tập, rèn luyện sau này (Nếu một bàn trực nhật toàn học sinh ở xa sẽ
làm chậm …)
? Các em có biết tại sao nhà trường yêu cầu các em mặc đồng phục đến trường
không?
- Làm như vậy để khơng có sự đối xử giàu nghèo trên bộ quần áo, bạn nào cũng
như bạn nào để tập trung vào việc học. Ngoài vẻ đẹp màu áo đồng phục mang
lại cịn có vẻ đẹp về sự trong sáng, giản dị của lứa tuổi học trị.
Sau đó giáo viên chủ nhiệm có thể cho học sinh đóng góp và thắc mắc
các ý kiến về nội quy của trường lớp như:
? Như thế nào là dép quai hậu? Học sinh đeo dép da nhưng khơng có quai
hậu có được không?
11
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
? Nhà em ở xa phải ở lại, có mang điện thoại theo người để bố mẹ kiểm
tra nhưng nhà trường cấm sử dụng điện thoại thì làm thế nào? (Khơng được sử
dụng điện thoại trong giờ học, ra khỏi trường có thể gọi điện báo cho người
thân).
Cuối buổi sinh hoạt giáo viên nêu vấn đề cho chủ đề tuần sau để học sinh
chuẩn bị.
* CHỦ ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP:
Lớp tôi là lớp đầu khối A nên việc nâng cao chât lượng học tập (đặc biệt
là các môn tự nhiên) là rất quan trọng.
Sang tuần thứ 3 của năm học lớp 10 (năm học 2011 – 2012) tôi cùng học
sinh bàn sang vấn đề học tập. Chủ đề này được tơi và cả lớp phỏng vấn các học
sinh có điểm cao đầu vào lớp 10. Sau đây tôi đưa ra một số câu hỏi đã được học
sinh trả lời và các học sinh khác xem như là bài học, tấm gương cho mình noi
theo.
? Làm thế nào để em học tốt được các môn tự nhiên ?
Học sinh học tốt trả lời :
+ Đọc trước bài trên lớp hôm sau.
+ Đến lớp chú ý nghe thầy giảng và phải hiểu vấn đề, công thức. Nếu
chưa hiểu hỏi lại thầy cô và bạn bè.
+ Cùng giáo viên làm mẫu một số bài trên lớp (chú ý cách giáo viên trình
bày các bước).
+ Về nhà luyện thêm nhiều bài tập có dạng như vậy hoặc mở rộng của
dạng đó cho chắc.
? Tại sao không chỉ môn tự nhiên em học tốt mà các mơn xã hội em học
cũng tốt vì được HSG phải học đều các môn ?
HS: Trên lớp chú ý học các môn xã hội khi giáo viên giảng bài (tuyệt đối không
được lấy bài tập các môn tự nhiên ra làm trong giờ mơn xã hội) vì như vậy
khơng nghe giáo viên giảng bài được về nhà phải xem lại khó hiểu hơn giáo viên
giảng mà giáo viên đó cảm thấy được tôn trọng, không bị xem khinh môn học
12
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
của mình. Đó là cách tiết kiệm thời gian khôn ngoan nhất để dành thời gian cho
các mơn tự nhiên.
Đó là một số chủ đề tôi đưa ra để các bạn tham khảo. Ngồi ra tơi cịn đưa
thêm một số vấn đề khác mà lớp tơi làm thành cơng như : tình u học trò, tự tử,
game online, ma tuý… mà ở đây khơng có điều kiện để tơi giới thiệu hết.
Hiện nay (sang năm học lớp 11 năm học 2012 – 2013), từ sau họp cơ
quan đã thống nhất quy định sinh hoạt 45’ cuối tuần thứ 7 có thêm nội dung vệ
sinh lớp học và khuôn viên trường vào cuối tiết. Căn cứ vào yêu cầu cấp bách
của học sinh lớp 11 còn một năm nữa là thi đại học nên tiết sinh hoạt này được
chia làm 3 phần:
+ Tổng kết lớp
+ Định hướng nghề sớm cho các em để các em có kế hoạch học tập, rèn luyện
và tìm hiểu nghề sẽ làm trong tương lai. Việc định hướng nghề rất quan trọng vì
nó quyết định đến sự thành cơng trong tương lai của học sinh. Muốn định hướng
tốt phải căn cứ vào năng lực học trên lớp của học sinh, ý thích của học sinh, điều
kiện của gia đình, nhu cầu của xã hội...
+ Lao động vệ sinh: lớp chia làm 2 nhóm. Một nhóm do lớp trưởng phụ trách có
nhiệm vụ tưới cây, chăm sóc cây xanh trong khn viên được Đồn trường giao
cho lớp. Một nhóm ở lại lớp do lớp phó lao động phụ trách có nhiệm vụ dọn dẹp
trong lớp như đổ rác, quét mạng nhện, lau cửa kính… vào cuối buổi.
7. Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể:
- Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục
cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ
thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh đặc
biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người.
- Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một
cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng một biểu
hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ,
13
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thơng qua bạn bè, gia
đình, tập thể…
- Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp
đem lại hiệu quả giáo dục tức thời, ví dụ: học sinh nói chuyện trong giờ học,
khơng làm bài đầy đủ hoặc có nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm bài hay, sáng
tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen
thưởng bằng lời, cho điểm tốt…
- Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không
tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục, không đáng khen mà khen quá lời
cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở mà vì lẽ gì giáo viên chủ nhiệm cảnh cáo phê
bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm hực, mất lòng tin, bi quan.
- Muốn phát huy hiệu quả của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên chủ
nhiệm trước hết phải là người có uy tín, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng,
xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh:
+ Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp.
+ Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu.
+ Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh.
+ Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn
trọng và tự giác chấp hành.
+ Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh,là bản
lĩnh của mỗi thành viên.
8. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác
a) Phối hợp cùng giáo viên bộ môn:
- Trong nhà trường các em được học tất cả các môn theo quy định. Thời gian mà
các em tiếp xúc và chịu sự quản lí của giáo viên bộ mơn khác là rất nhiều. Vì
vậy, việc giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ mơn khác trong cơng
tác giáo dục trí tuệ và đạo đức là rất cần thiết.
Lớp tôi là lớp đầu khối A nên các em có suy nghĩ học tốt các mơn theo
phân ban để có kiến thức vững khi đi thi đại học theo phân ban đã chọn nên ít
14
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
khi chú ý đến các môn như: Thể dục, Công nghệ, Giáo dục cơng dân…Vì vây,
nếu chúng ta khơng có sự liên hệ chặt chẽ với các giáo viên bộ mơn thì khơng
theo dõi, nắm bắt thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp,
tác phong làm ảnh hưởng chất lượng 2 mặt giáo dục, khi đó giáo dục khơng đảm
bảo được tính chất tồn diện. Ngược lại, giáo viên bộ môn cũng hiểu biết sâu sắc
hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp
giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy.
VD: Trong giờ học bộ môn, giáo viên bộ môn nhận xét lớp ồn, xếp loại tiết học
loại khá…Giáo viên chủ nhiệm sẽ kết hợp với ban cán sự lớp làm rõ nguyên
nhân cá nhân nào gây ra qua tiết sinh hoạt tổng kết tuần. Sau đó giáo viên chủ
nhiệm trực tiếp gặp gỡ giáo viên bộ môn trao đổi để hiểu rõ hơn về tình hình lớp
một cách chính xác và đề nghị họ lần sau khi nhận xét cần ghi rõ đối tượng học
sinh nào vi phạm chứ không ghi chung chung như thế.
- Ngồi ra lớp tơi có một số học sinh học tốt và đang ôn luyện trong các đội
tuyển thi học sinh giỏi của trường với các anh chị lớp 12. Tơi thường xun tìm
hiểu tình hình học tập bồi dưỡng của các em đồng thời động viên các em và giáo
viên bộ môn để việc bồi dưỡng có chất lượng tốt hơn.
b) Phối hợp cùng phụ huynh học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về
tình hình học tập và rèn luyện của các em trong nhà trường (qua số điện thoại,
liên lạc trực tiếp…) nhất là những học sinh có biểu hiện lạ trong tính cách và
trong hành động.
- Những học sinh có tố chất tốt đang trong các đội tuyển ngồi việc động viên
chính học sinh và giáo viên bộ mơn cịn liên lạc với phụ huynh học sinh để họ
mừng, tự hào về con mình. Từ đó họ sẽ có kế hoạch đầu tư cho con mình về thời
gian, tình cảm và tiền bạc để mua tài liệu… bồi dưỡng cho con.
c) Phối hợp cùng Đồn thanh niên
- Kết hợp với Đồn trường, bí thư chi đoàn lên kế hoạch hoạt động trong tuần,
tháng, quý, học kì thơng qua các văn bản cụ thể. Tổ chức cho học sinh tham gia
15
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức như: Học tập theo tấm gương Bác Hồ, thi
tìm hiểu luật giao thơng, thi văn nghệ, làm tập san, nề nếp…
- Phối hợp cùng bí thư Đoàn lựa chọn thanh niên ưu tú của lớp giới thiệu và kết
nạp vào hàng ngũ của Đoàn làm hạt nhân, nòng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi
lên cố gắng phấn đấu đạt thành tích cao.
d) Phối hợp cùng giám thị (Bảo vệ)
Song song với các hoạt động học tập, sinh hoạt, tham gia phong trào trong
nhà trường. Sau những giờ học căng thẳng là giờ nghỉ giải lao, các em được tự
do vui chơi thoải mái, tinh nghịch. Bởi tính hiếu động mà học sinh khơng nghĩ
đến hậu quả có khi xảy ra tai nạn, có khi các em trốn học… Chính vì thế, giáo
viên chủ nhiệm cần phối hợp một cách chặt chẽ với các bác bảo vệ để tiếp nhận
thông tin của cá nhân, của lớp một cách kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa
những điều đáng tiếc xảy ra.
VD: Các buổi trực tuần của lớp, nếu buổi nào khơng có giáo viên chủ nhiệm thì
bác bảo vệ sẽ cùng Ban cán sự lớp hướng dẫn tập thể lớp vệ sinh, lao động có
hiệu quả.
e) Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường – Ban cán sự lớp - Tập thể lớp
Căn cứ vào quy chế 40 của Bộ trưởng Bộ giáo dục, căn cứ vào biểu quyết
của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua – khen thưởng
cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong các hoạt động khác đảm
bảo tính cơng bằng, dân chủ gây sức thuyết phục đối với học sinh. Đồng thời kỉ
luật những học sinh không tiến bộ, mắc những sai lầm.
- Khen trước lớp : Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, học tập,
hoạt động văn nghệ, lao động… trong giờ sinh hoạt 15’ hàng ngày hoặc sinh
hoạt cuối tuần.
- Khiển trách trước lớp: Những học sinh vi phạm ở mức độ nhẹ như khơng học
bài cũ, nói tục, nghỉ học vơ lí do…
- Khen thưởng trước tồn trường: Do hiệu trưởng (hoặc hiệu phó) nhà trường
biểu dương và tặng giấy khen như được học sinh giỏi, cán bộ Đoàn năng nổ…
16
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Khiển trách và cảnh cáo trước toàn trường: Những học sinh vi phạm nhiều lần,
mắc thái độ sai như ăn cắp, đánh nhau, vơ lễ với thầy cơ… kèm những hình phạt
thích đáng như đình chỉ học tập, lao động rèn luyện…
- Nhà trường thường xuyên có các quỹ học bổng do các cá nhân và tổ chức
ngoài nhà trường tài trợ cho những học sinh nghèo vượt khó, có kết quả học tập
cao trong học tập như học bổng Lê Viết Ly, SAMSUNG…
Giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học nên thông báo những mức
khen thưởng và học bổng cho học sinh phấn đấu đồng thời cảnh báo trước
những sai phạm bị lớp và nhà trường xử lý như thế nào để học sinh tránh xa.
IV. KIỂM NGHIỆM
Phương pháp tiến hành công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, ở nội dung này
nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ
chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là
đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt
tình, hăng say với nghề nghiệp, u thích học sinh và phải có những biện pháp
tối ưu nhất thì kết qủa bao giờ cũng mỹ mãn. Tôi đã áp dụng đúng các biện pháp
mà mình đề ra thì kết quả của năm học 2011-2012 (lớp 10C 1) học lực và hạnh
kiểm của các em có sự tiến bộ rất rõ, cụ thể học lực và hạnh kiểm đạt được như
sau:
HẠNH KIỂM
TỐT
KHÁ
HỌC LỰC
TRUNG
GIỎI
KHÁ
BÌNH
TRUNG
BÌNH
HỌC KÌ I
38
7
0
3
39
3
CẢ NĂM
43
3
0
7
36
3
17
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
* Lưu ý: Cả năm lớp 10C 1 khơng có học sinh nào bỏ học mà sang học kì II cịn
có thêm một học sinh từ trường THPT Thạch Thành I chuyển vào thêm nâng
tổng số học sinh từ 45 lên 46. Lớp khơng có học sinh trung bình về hạnh kiểm
và khơng có học sinh yếu kém về học lực.
* Cuối năm học 2011 – 2012 tồn trường có 10 học sinh giỏi nhưng riêng lớp
10C1 đã chiếm 7 học sinh giỏi! Các lần thi khối đều có số điểm cao (điểm 9, 10)
cao nhất trường. Ngồi ra các em khơng chỉ học tốt mà các hoạt động phong trào
cũng có chất lượng như tham gia văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đồn 26/3
có giải, làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam mặc dù không được
giải nhưng xếp thứ 5 tồn trường. Có được thành tích cao như vậy là nhờ sự
chăm lo của lãnh đạo nhà trường, Đồn trường, các thầy cơ giáo bộ mơn, sự nỗ
lực cố gắng của bản thân mỗi học sinh và sự quan tâm sát sao của giáo viên chủ
nhiệm.
* Sang năm học 2012 – 2013, tôi được lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là phụ
huynh học sinh tín nhiệm để tôi tiếp tục chủ nhiệm lớp 11B 1 (là lớp 10C1 cũ).
Với phương pháp chủ nhiệm đúng đắn và sự cố gắng của cả cơ và trị nên lớp tơi
được các giáo viên bộ môn đánh giá cao về chất lượng học tập cũng như nề nếp
đều tốt nhất trường và đã đạt được một số thành công của năm học như :
+ Tham gia các lần thi khối đạt kết quả cao (có cả điểm 10 trong khi đó cả
khối 10 và 12 khơng có điểm 10).
+ Đặc biệt trong lần thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh tổ chức tháng
3/2013 cả trường có 15 giải (trong đó có 3 giải ba) nhưng riêng lớp 11B 1 chiếm
5 giải (với 2 giải ba) mặc dù các em mới học lớp 11. Đây là thành tích mà chưa
có khóa lớp 11 nào trước đó đạt được!
+ Các phong trào do Đoàn phát động các em đều tham gia và có giải: giải
nhất nền nếp, giải ba viết tập san và giải khuyến khích văn nghệ chào mừng 30
năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, giải ba môn đá cầu tham gia chào mừng
ngày thành lập Đoàn 26/3. Các em xứng đáng là những học sinh không phải là
18
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
những “con mọt sách” chỉ biết học mà còn hoạt động phong trào rất tốt và có
chất lượng. Trong khi đó đa số các lớp đứng đầu mỗi khối khác thường học tốt
nhưng các phong trào và hoạt động bề nổi lại kém hoặc tham gia lấy lệ khơng có
chất lượng.
- Chính vì vậy lớp tơi thời gian qua đã có một số học sinh được vinh dự nhận
một số học bổng của các cá nhân và tổ chức trao tặng như:
+ Học bổng Học sinh nghèo vượt khó: em Lê Ngọc Thành, Lê Thị Dung,
Lê Ngọc Minh.
+ Học bổng Lê Viết Ly: em Bùi Thị Hảo
+ Học bổng SAMSUNG: em Lê Thị Thu Mai
Những thành tích bước đầu thực sự là nguồn động lực cổ vũ tập thể lớp và
tôi cố gắng hơn nữa để đạt kết quả cao hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Là học sinh trung học, các em được tu dưỡng đạo đức tốt, tiếp thu kiến thức cần
thiết để có cách lựa chọn cho tương lai của mình đúng đắn và phù hợp. Bởi vậy
giáo viên cần hướng cho các em xác định thái độ đúng đắn trong học tập, có
hồi bão trở thành nhân tài trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước,
luôn học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ, có quyết tâm là con ngoan,
trị giỏi xứng đáng là Đồn viên ưu tú, là cơng dân tốt sau này.
Song để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy một số mặt mạnh đã thể
hiện và một số mặt hạn chế như sau :
1. Mặt mạnh:
Nếu làm tốt thì:
19
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Giáo viên chủ nhiệm sẽ phát huy được vai trò cố vấn cho học sinh, phát huy
được khả năng sáng tạo của học sinh
- Chọn được Ban cán sự điều hành có năng lực, nhiệt tình trong hoạt động. Theo
dõi và nắm bắt tình hình lớp mặc dù khơng gặp lớp thường xuyên.
- Hoàn thành và thực hiện đầy đủ quy chế, hồ sơ sổ sách do Ban giám hiệu quy
định.
- Có tư cách, uy tín, tác phong sinh hoạt đối với học sinh.
- Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, giữa gia đình và
nhà trường.
2. Mặt hạn chế:
- Một số thầy cô bộ môn thể hiện tinh thần hợp tác chưa tốt khiến cho công tác
chủ nhiệm không nhất quán giữa các lớp.
- Lớp học có nhiều học sinh ở xa, hồn cảnh đặc biệt, bản thân tơi khơng có thời
gian đầu tư dàn trải trên nhiều học sinh trong lớp.
- Vì khơng có nhiều thời gian nên đơi khi tơi cịn giao khốn cho Ban cán sự tự
quản lớp.
- Bản thân tôi chưa trang bị đầy đủ về tìm hiểu tâm lí học sinh nhất là học sinh
thời nay có nhiều thay đổi so với trước đây. Vì vậy cịn chủ quan trong đánh giá
học sinh, đánh giá chưa đúng khả năng học sinh.
- Cách xử lí tình huống chưa thống nhất giữa giáo viên chủ nhiệm, thầy cô bộ
môn, bộ phận bảo vệ…
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1. Đối với phụ huynh học sinh
20
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến con em mình để đầu tư và
quản lí con em mình hiệu quả hơn. Hiện nay ở lớp tơi có một số phụ huynh quan
tâm con chưa đúng cách, có phụ huynh quá nuông chiều con, con chỉ đi học về
nhà không làm gì giúp đỡ gia đình khiến các em thiếu kĩ năng sống, ích kỉ, lười
nhác. Ngược lại một số phụ huynh do cuộc sơng sống khó khăn chưa tạo điều
kiện về thời gian, tâm lí tốt cho các em học ( làm nhiều việc nhà khơng có thời
gian tự học…). Vì vậy tơi rất mong các q phụ huynh quan tâm giáo dục con
em mình đúng cách.
- Một số phụ huynh còn e ngại khi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nên
việc nắm bắt thông tin từ 2 chiều cịn gặp nhiều khó khăn. Tơi mong sao tất cả
các phụ huynh đều mạnh dạn, thẳng thắn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm một
cách chủ động chứ không nên đợi giáo viên chủ nhiệm gọi điện hay trao đổi trực
tiếp thơng báo tình hình học sinh vì tơi có rất nhiều học sinh phải quan tâm trong
khi phụ huynh chỉ có một đến hai con !
2. Đối với giáo viên bộ môn
- Giáo viên bộ môn cần đánh giá chính xác, đồng đều giữa các lớp về học tập và
rèn luyện. Không nên đánh giá chất lượng theo kiểu những lớp đầu ra đề khó,
lớp cuối ra đề dễ bằng một thang điểm gây thiệt thòi cho học sinh lớp đầu.
- Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm dạy ở lớp trái khối thường có những
yêu cầu cao khiến các em khơng có thời gian đầu tư vào mơn khối của mình
( như giáo viên dạy khối C không nên giao quá nhiều bài tập về nhà cho học
sinh khối A, B; chỉ cần các em nắm bắt những kiến thức cơ bản của môn học là
được). Nhưng cũng không nên “thả cửa” cho các em quá dễ làm các em mất
kiến thức môn học và sinh ra tâm lí khinh mơn học đó và coi thường giáo viên.
3. Đối với Đoàn trường và Ban giám hiệu nhà trường :
21
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
- Đoàn trường và Ban giám hiệu nhà trường cần lập ra Ban nề nếp làm việc
nghiêm túc và có hiệu quả để xử lí học sinh vi phạm, có như vậy học sinh vi
phạm mới sợ không dám tái phạm và những học sinh khác thấy khơng dám vi
phạm!
- Đồn trường nên phát động các phong trào thi đua sớm hơn để các lớp có thời
gian chuẩn bị tốt có chất lượng hơn, phát động muộn khiến học sinh cập rập,
làm đối phó ảnh hưởng đến việc học tập (khơng đủ thời gian các em sẽ xin nghỉ
các buổi học bồi dưỡng để làm).
- Đoàn trường phải thường xuyên kiểm tra mức độ đánh giá đồng đều của đội
Cờ đỏ kiểm tra các chi đồn khác để tránh tình trạng xếp loại nề nếp khơng
chính xác, cơng bằng.
Trên đây là những điều tơi đã tìm hiểu và mong muốn chia sẻ với q
thầy cơ. Vì bản thân tuổi đời cịn trẻ, làm cơng tác chủ nhiệm chưa nhiều nên
trong khi trình bày chắc chắn sẽ khơng khỏi có những thiếu sót và những nhận
định chủ quan, rất mong quý thầy cô, Ban giám hiệu nhà trường, Đồn trường…
đóng góp tích cực để mọi ngưịi có thể phát huy nhiều hơn nữa trong cơng tác
chủ nhiệm lớp hồn chỉnh hơn nhằm xây dựng trường THPT Thạch Thành II
ngày càng có nhiều thành tích cao trong cơng tác đào tạo và quản lí học sinh nên
người.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày
tháng
năm
2013
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
22
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Phạm Thị Phương
MỤC LỤC
TT
1
2
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
1
1
3
4
5
6
7
8
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
III.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
III.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy
9
định
2. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của
4
10
11
12
13
14
15
lớp để có cách tổ chức, quản lí, điều phối các hoạt động
3. Lập sổ chủ nhiệm
4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm
5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm
6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
7. Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể
8. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo
4
5
7
8
11
12
16
17
18
19
20
21
22
23
24
dục khác
IV. KIỂM NGHIỆM
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
1. Mặt mạnh
2. Mặt hạn chế
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Đối với phụ huynh học sinh
2. Đối với giáo viên bộ mơn
3. Đối với Đồn trường và Ban giám hiệu nhà trường
14
16
16
16
17
17
17
18
23
1
2
3
3
3
3
23
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
24