Chuyên đề: Nhóm Cacbon, Silic (HÓA HỌC 11 CÓ ĐÁP ÁN)
5 dạng bài tập về Cacbon, Silic trong đề thi Đại học có giải chi tiết
Dạng 1: Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic
Dạng 2: Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Dạng 3: Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO
Dạng 4: Các dạng bài tập về muối Cacbonat
Dạng 5: Các dạng bài tập về Silic và hợp chất
Bài tập trắc nghiệm
70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (cơ bản - phần 1)
70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (cơ bản - phần 2)
70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (nâng cao - phần 1)
70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (nâng cao - phần 2)
Chuyên đề: Nhóm Cacbon, Silic
5 dạng bài tập về Cacbon, Silic trong đề thi Đại học có giải chi tiết
Dạng 1: Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: Trong phản ứng hoá học, cacbon
A. Chỉ thể hiện tính khử.
B. Vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.
C. Chỉ thể hiện tính oxi hoá.
D. Không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 2: Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7),
H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KMnO4 (11). Cacbon phản ứng trực tiếp được
với bao nhiêu chất?
A. 12.
B. 9.
C. 11.
D. 10
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
(1) C + O2 → CO2
(2) C + CO2 → 2CO
(3) C + 2H2 −tº→ CH4
(4) Fe2O3 + 3C −tº→ 2Fe + 3CO
(5) 2C + SiO2 −tº→ Si + 2 CO
(7) CaO + 3C → CaC2 + CO (trong lò điện)
(8) C + 2H2SO4 đặc −tº→ CO2 + 2SO2 + 2H2O
(9) C + 4HNO3 đặc −tº→ CO2 + 4NO2 + 2H2O
(10) C + 2H2O → CO2 + 2H2
Bài 3: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta
dùng chất hấp thụ là
A. Đồng (II) oxit và mangan oxit.
B. Đồng (II) oxit và magie oxit.
C. Đồng (II) oxit và than hoạt tính.
D. Than hoạt tính.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Bài 4: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập
tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. Đám cháy do xăng, dầu.
B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. Đám cháy do magie hoặc nhôm.
D. Đám cháy do khí ga.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Bài 5: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi
trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn.
B. SO2 rắn.
C. H2O rắn.
D. CO2 rắn.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Bài 6: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 2C → Si + 2CO
D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 7: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al 2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe
B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe
D. MgO, Al2O3, CuO, Fe2O3
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Bài 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong số các phản ứng sau
A. 2C + Ca → CaC2
C. 3 C + 4 Al → Al4C3
B. C + 2H2 → CH4
D. C + O2 → CO2
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Bài 9: Than được dùng làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy là:
A. Than chì
B. Than muội
C. Than gỗ
D. Than cốc
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 10: Câu 10: Cacbonmonooxit có phản ứng với nhóm chất nào sau đây
A. O2, Fe2O3, CuO
B. O2, Ca(OH)2, CaO
C. CuO, CuSO4, Cu(OH)2
D. O2 , Al, Al2O3
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Bài 11: Silic tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường
A. O2
B. F2
C. Cl2
D. Br2
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 12: Phản ứng dùng để khắc hình, khắc chữ lên thủy tinh là phản ứng giữa
SiO2 với:
A. H2SO4
B. HCl
C. HNO3
D. HF
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Bài 13: Cặp chất nào sau đây không có phản ứng xảy ra
A. CaO và CO2
C. H2CO3 và K2SiO3
B. SiO2 và HCl
D. NaOH và CO2
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 14: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để
loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng
A. Dung dịch NaOH đặc.
B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc.
D. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 15: Khẳng định nào sau đây sai?
A. Tất cả các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm, muối
amoni)
B. Silicagen là axit silixic mất nước một phần.
C. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.
D. Tất cả muối silicat của kim loại kiềm đều bị thủy phân mạnh
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Bài 16: CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?
A. Fe2O3, MgO
B. MgO, Al2O3
C. Fe2O3, CuO
D. ZnO, Fe2O3,
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 17: Nhóm nào sau đây gồm các muối không bị nhiệt phân ?
A. CaCO3, Na2CO3, KHCO3
B. Na2CO3, K2CO3, Li2CO3
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, KHCO3
D. K2CO3, KHCO3, Li2CO3
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 18: Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. SiO2 + Na2CO3 −tº→ Na2SiO3 + CO2
B. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3
C. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
D. SiO2 + 2NaOH (loãng) → Na2SiO3 + H2O
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Dạng 2: Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
1. Bài toán thuận:
Cho chất tham gia hỏi sản phẩm.
- Các PTHH của các phản ứng xảy ra
CO2 + OH- → HCO3CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
Đặt T = nOH- / nCO2 :
+ Nếu T ≤ 1 → tạo muối duy nhất HCO3+ Nếu 1 < T < 2 → tạo hỗn hợp hai muối HCO3- và CO32+ Nếu T ≥ 2 → tạo muối duy nhất CO32- Xác định sản phẩm nào được tạo thành bằng các tính giá trị T.
- Nếu tạo thành hỗn hợp hai muối thường ta giải bằng cách lập hệ PT hoặc sử
dụng bảo toàn nguyên tố.
Lưu ý: Có những bài toán không thể tính T. Khi đó phải dựa vào những dữ kiện
phụ để tìm ra khả năng tạo muối.
- Hấp thụ CO2 vào NaOH dư (KOH dư) chỉ tạo muối trung hòa Na2CO3 (K2CO3)
- Hấp thụ CO2 vào NaOH chỉ tạo muối Na2CO3, Sau đó thêm BaCl2 vào thấy kết
tủa. Thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa nữa →Tạo cả 2 muối
Na2CO3 và NaHCO3
- Chất hấp thụ vào bình NaOH tăng :
m bình tăng = m dd tăng = m chất hấp thụ ( CO2 + H2O có thể có )
Hoặc với TH tác dụng với Ca(OH)2 , Ba(OH)2:
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi dư thì chỉ tạo muối CaCO3
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm NaOH dư vào thấy có kết
tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
- Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng
nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả CaCO3 và Ca(HCO3)2.
- Sự tăng giảm khối lượng dung dịch: Khi cho sản phẩm cháy vào bình
Ca(OH)2 hay Ba(OH)2
m bình tăng = m hấp thụ
m dd tăng = m hấp thụ - m kết tủa
m dd giảm = m kết tủa – m hấp thụ
Bài 1: Sục 4,48l khí CO2 (đktc) vào 500ml dd NaOH 0,1M và Ba(OH) 2 0,2M.
Tính m kết tủa thu được?
Hướng dẫn:
nCO2 = 0,2 mol, nOH- = 0,25 mol, nBa2+ = 0,1 mol
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
0,125
0,25 → 0,125
CO2 + CO32- + H2O → 2HCO30,075
→0,075
→
1,5
nCO32- = 0,05mol
Ba2+ + CO32- → BaCO3
0,05
0,05
⇒ m↓ = 0,05 . 197 = 9,85g
Bài 2: Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH
0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Hướng dẫn:
nCO2 = 1,344/22,4 = 0,06 mol;
nNaOH = 0,04.2 = 0,08 mol; nCa(OH)2 = 0,02.2 = 0,04 mol ; nOH- = 0,08 + 0,04.2 = 0,16
mol
T= nOH-/nCO2 = 0,16/0,06 = 8/3 ⇒ tạo ra muối CO2Phương trình phản ứng:
CO2 + OH- → CO320,06
0,06 mol
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓
0,04
0,04
0,04 mol
Khối lượng kết tủa thu được: m = 0,04.100 = 4 gam
Bài 3: Sục 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dd Ca(OH)2 0,2M và NaOH 0,3 M
thu được m (g) kết tủa và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m’( g) chất rắn khan. Tìm m
và m’ ?
Hướng dẫn:
nCO2 = 0,15 mol, nOH- = 0,21 mol, nCa2+ = 0,06 mol
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
0,105
0,21
→
0,105
CO2 + CO32- + H2O → 2HCO30,045 → 0,045 →
0,09
nCO32- = 0,06mol
Ca2+ + CO32- → CaCO3
0,06
0,06
0,06
⇒ m↓ = 6g
Dd ⇒ mcrắn = 0,09 . 84 = 7,56g
2. Bài toán nghịch:
VD: Cho x mol CO2 tác dụng với a mol OH- tạo thành b kết tủa ( b mol muối
trung hòa). Tìm giá trị x biết a, b.
Giải: Với bài toán này thì chúng ta chú ý đến giá trị a, b.
- Nếu a = 2b thì bài toán rất đơn giản x = b
- Nếu a > 2b thì bài toán có thể có 2 đáp số vì xảy ra 2 trường hợp
+ Trường hợp 1: OH- dư, tức là chỉ xảy ra phản ứng (2) Vậy x= b
+ Trường hợp 2: Xảy ra cả 2 phản ứng (1), (2): Vậy x= a – b
Ví dụ minh họa
Bài 1: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa.
Lọc kết tủa đun nóng dd lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?
Hướng dẫn:
Dd sau phản ứng ↓ ⇒ có Ca(HCO3)2 taọ thành
BTNT Ca 0,1 = 0,06 + nCa(HCO3)2 ⇒ nCa(HCO3)2 = 0,04 mol
nCO2= nCaCO3 + 2. nCa(HCO3)2 = 0,14 mol
VCO2 = 3,136 l
Bài 2: Cho V lít CO2 ( đktc) tác dụng 500ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5M tạo thành
10 gam kết tủa . Tính giá trị của V?
Hướng dẫn:
nOH- = 0,25 mol
nCaCO3 = 0,1 mol
TH1: nCO2 = n↓ = 0,1 mol
Thể tích CO2 tham gia phản ứng là: V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
TH2: nCaCO3 < nCa(OH)2 ⇒ tạo thành 2 muối của CO32- và HCO3nCO2 = 0,25 – 0,1 = 0,15 ⇒ V = 3,36 lit
Vậy giá trị của V là 2,24 lít hoặc 3,36 lít
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại
hết.
B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có
chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm?
A. Chỉ có CaCO3
B. Chỉ có Ca(HCO3)2
C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
T = 0,5/0,1 = 5 ⇒ chỉ tạo muối của CO32Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được
m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1g.
B. 1,5g
C. 2g
D. 2,5g
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
T = 0,04/0,03 = 4/3 ⇒ tạo 2 muối: Ca(HCO3)2 x mol và CaCO3 y mol
Ta có: x + 2y = 0,03 mol và x + y = 0,02 mol ⇒ x= 0,01 và y = 0,01⇒ m
=0,01.100 =1g
Bài 4: Sục 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và
Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m gam kết tủa. Tính m
A.19,7g
B. 14,775g.
C. 23,64g
D. 16,745g
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
T = 0,25/0,1 = 2,5 ⇒ tạo muối của CO32- ⇒ nCO32- = 0,1 mol; nBa2+ = 0,075 mol
⇒mBaCO3 = 0,075. 197 = 14,775 gam
Bài 5: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 thu được 6g kết tủa. Lọc
kết tủa đun nóng dd lại thấy có 4 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít
B. 2,688 lít
C.6,72 lít
D. 10,08 lít
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo 2 loại muối là CaCO3 và Ca(HCO3)2 ; nCaCO3 = 0,06
mol ; nCa(HCO3)2 = 0,04 mol ⇒ nCO2 = 0,06 + 0,04.2 = 0,12 mol ⇒ V = 2,688 lít
Bài 6: Hấp thụ hoàn toàn 27,552 lít (đktc) CO 2 vào m gam dd Ba(OH)2 34,2%,
phản ứng hoàn toàn thu được 175,33 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 1060
B. 265
C. 530
D. 2120
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
nCO2 = 27,552/22,4 = 1,23 mol; n↓ = 175,33/197 = 0,89 mol; nOH- = nCO2 + n↓ =
1,23 + 0,89 = 2,12 mol; nBa(OH)2 = 2,12/2 = 1,06 mol ⇒ mdd = 1,06.171.100/34,2 =
530 gam.
Bài 7: A là hh khí gồm CO2 , SO2. dA/ H2 = 27. Dẫn a mol hh khí A qua bình đựng 1
lít dd NaOH 1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dd thu được m (g) muối khan.
Tìm m theo a?
A. 80a
B. 105a
C. 94a
D. 103a
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Gọi CT chung của 2 oxit MO2 → MMO2 = 54 ⇒ M = 22
PP nối tiếp
MO2 + 2NaOH → Na2MO3 + H2O
0,75a
1,5a →
0,75a
MO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3
0,25a → 0,25a
Sau phản ứng
⇒ m = 0,5a . (46 + 22 + 48) + 0,5a . (24+22+48) = 105a
Bài 8: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH
1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24 hoặc 4,48
B. 2,24 hoặc 11,2
C. 6,72 hoặc 4,48
D. 5,6 hoặc 11,2.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Trường hợp 1: CO2 hết, Ba(OH)2 dư ⇒ V = 2,24 lít
Trường hợp 2: CO2 hết, Ba(OH)2 hết
⇒ V = 11,2 lít
Dạng 3: Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
M2On + nCO −tº→ 2M + nCO2↑
- Sử dụng định luật bảo toàn nguyên tố C để giải toán kết hợp với định luật bảo
toàn khối lượng.
moxit KL + mCO = mKL + mCO2
→ nO(Oxit) = nCO = nCO2 và moxitKL = mKL + mO
Chú ý: Đốt cháy Cacbon bởi oxi: Có 2 trường hợp
+) Nếu thừa oxi: C + O2 → Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và O2 (dư).
+) Nếu thiếu oxi: C + O2 → Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 và CO dư.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Khử 16g hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe 2O3, Fe3O4, CuO, PbO bằng khí
CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 g. Tính thể tích khi CO đã
tham gia phản ứng (đktc)
Hướng dẫn:
Áp dụng ĐLBT khối lượng
nCO2 = nCO = x mol
moxit + mCO = mCR + mCO2
16 + 28x = 11,2 + 44x ⇒ x=0,3
⇒ VCO = 6,72 lit
Bài 2: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến
khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi
bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tính tổng
khối lượng 2 oxit trong hỗn hợp đầu.
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
4CO + Fe3O4 → 4CO2↑ + 3Fe
CO + CuO → CO2↑ + Cu
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
nCO2 = nCaCO3 = 5/100 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguên tố C ta có: nCO = nCO2 = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit kl + mCO = mkl + mCO2
⇒ moxit kl = 2,32 + 0,05.44 – 0,05,28 = 3,12 gam
Bài 3: Khử hoàn toàn 32,20 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe 2O3 và ZnO bằng CO ở
nhiệt độ cao thu được 25,00 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Cho X tác dụng vừa
đủ với dung dịch HNO3 thì thu được V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch
chứa m gam muối (không chứa NH 4NO3). Tính thể tích khí NO thoát ra và m gam
muối thu được
Hướng dẫn:
Ta có: nCO = nCO2 = x mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : moxit kl + mCO = mkl + mCO2
⇔ 32,2 + 28x = 25 + 44x ⇒ x = 0,45 mol
Trong quá trình phản ứng chỉ có sự thay đỏi số oxi hóa của C và N.
Phương trình cho nhận e: C+2 - 2e → C+4 ; N+5 + 3e → N+2
Áp dụng bảo toàn e cho toàn quá trình ta có: 0,45.2 = 3.nNO ⇒ nNO = 0,3 mol
Vậy thể tích khí NO thu được là V = 0,3.22,4 = 6,72 lít
nNO3- tạo muối = 3nNO = 0,3.3 = 0,9 mol
Khối lượng muối thu được là m = mkl + mNO3- = 25 + 0,9.62 = 80,8 gam.
Bài 1: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 −tº→ 3CO2↑ + 2Fe
B. CO + Cl2 → COCl2
C. 3CO + Al2O3 −tº→ 2Al + 3CO2↑
D. 2CO + O2 −tº→ 2CO2↑
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Bài 2: Nhóm gồm các khí đều cháy được (pứ với oxi) là:
A. CO, CO2.
B. CO, H2.
C. O2, CO2.
D. Cl2, CO.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 3: Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không
khí sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Khí B là:
A. H2.
B. CO.
C. Cl2.
D. CO2.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Bài 4: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO (nóng) sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, MgO, Fe, Cu
B. Al,Fe,Cu,Mg
C. Al2O3, Mg, Fe, Cu
D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Bài 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3,
MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy
kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu.
C. MgO, Fe3O4, Cu.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
B. Mg, Fe, Cu.
D. Mg, Al, Fe, Cu.
Bài 6: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H 2 phản ứng với một lượng dư
hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng.. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,48 gam. Giá trị của V là
A. 0,448.
B. 0,672
C. 0,224.
D. 0,560.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
nCO + nH2 = nO = mcr giảm/16 = 0,03 mol ⇒ V = 0,03.22,4 = 0,672 lít
Bài 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 56 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO nung
nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 49,6 gam chất rắn. Khối lượng CuO
có trong hỗn hợp X là
A. 48 gam.
B. 40 gam.
C. 16 gam
D. 32 gam.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
nCuO = nO = ncr giảm = (56-49,6)/16 = 0,4 mol ⇒ mCuO = 0,4.64 = 16 gam
Bài 8: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở
đktc), sau phản ứng thu được 33,6 gam Fe và 17,92 lít khí CO 2 (đktc). Công thức
của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe3O4 và 17,92.
C. FeO và 8,96
B. Fe3O4 và 8,96
D. Fe2O3 và 17,92.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
nCO = nCO2 = 0,8 mol ⇒ V = 17,92 lít; Gọi CT của X là: Fe 2On; nFe2On = nFe/2 =
33,6/2.56 = 0,3 mol; mFe2On = 33,6 + 44.0,8 – 28.0,8 = 46,4; MFe2On = 46,4/0,3 =
464/3 ⇒ 56.2 + 16n = 464/3 ⇒ n = 8/3. X là Fe3O4
Bài 9: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp
rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo
thành 19 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A.12,768
B. 2,128
C. 4,256
D. 8,512
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
nCO = nCO2 = nCaCO3 = 19/100 = 0,19 mol ⇒ V = 0,19.22,4 = 4,256 lít
Bài 10: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn
C. Hòa tan hoàn toàn chất rắn C thu được bằng dung dịch axit HNO 3 thu được
6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:
A. 6,72 lít
B. 8,96 lít
C. 10,08 lít
D. 11,2 lít
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Bảo toàn e cho C, N ta có 2nCO = 3nNO ⇒ nCO = 0,3.3/2 = 0,45 ⇒ V = 10,08 lít
Dạng 4: Các dạng bài tập về muối Cacbonat
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
- Khi cho từ từ dung dịch axit vào dung dịch muối cacbonat ( hoặc hỗn hợp muối
cacbonat và hiđrocacbonat) thì phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
CO32- + H+ → HCO3HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O
- Khi cho từ từ dung dịch muối cacbonat ( hoặc hỗn hợp muối cacbonat và
hiđrocacbonat) vào dung dịch axit thì phản ứng xảy ra đồng thời như sau:
CO32- + 2H+ → CO2 ↑ + H2O
HCO3- + H+ → CO2 ↑ + H2O
- Khi cho muối hidrocacbonat tác dụng với dung dịch bazo sẽ tạo ra muối
cacbonat
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
- Các muối cacbonat (trừ kim loại kiềm) và hidrocacbonat có phản ứng nhiệt
phân.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Có hỗn hợp A gồm 3 muối NH4HCO3, NaHCO3 và Ca(HCO3)2. Khi nung
48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi thu được 16,2 chất rắn X. Cho X
tác dụng với dung dịch axít HCl thu được 2,24 lít (đktc) khí. Xác định khối lượng
của mỗi muối trong hỗn hợp A.
Hướng dẫn:
Gọi số mol của NH4HCO3, NaHCO3 và Ca(HCO3)2 lần lượt là x, y, z mol
Ta có : 79x + 84y + 162z = 48,8 (1)
Phương trình hóa học:
NH4HCO3 → NH3 + CO2 ↑ + H2O
2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O
y………………..y/2
Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 ↑+ H2O
z……………..z
Chất rắn Y gồm: Na2CO3, CaO ⇒ 106y/2 + 56z = 16,2 (2)
Chất rắn Y tác dụng với HCl:
Phương trình phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
y…………………………….y
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Ta có : y = 0,1 mol (3)
Từ 1, 2, 3 ta có : x = 0,11; y = 0,1 và z = 0,19
Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A là:
mNH4HCO3 = 0,11.79 = 8,69 gam
mNaHCO3 = 0,1.162 = 16,2 gam
mCaO = 0,19.56 = 10,64 gam
Bài 2: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na 2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ
từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra
V lít khí (ở đktc). Tính giá trị của V?
Hướng dẫn:
nHCl = 0,2.1 = 0,2 mol; nNa2CO3 = 1,5.0,1 = 0,15 mol; nKHCO3 = 1.0,1 = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
CO32- + H+ → HCO3HCO3- + H+ → CO2 + H2O
Vậy thể tích khí CO2 thoát ra là: V = 0,05.22,4 = 0,112 lít
Bài 3: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch
chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
Hướng dẫn:
Phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
CO32- + H+ → HCO3- (1)
0,02…….. 0,02 ………0,02mol
HCO3- + H+ → CO2 + H2O(2)
0,01………0,01………0,01
Sau phản ứng (2) HCO3- còn dư 0,03 mol
Vậy số mol CO2 là 0,03 mol.
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2; Ca(NO3)2;
NaOH; Na2CO3; KHSO4; Na2SO4; Ca(OH)2; H2SO4; HCl. Số trường hợp có kết
tủa là
A. 4
B. 7
C. 5
D. 6
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Có 6 trường hợp tạo kết tủa sau đây:
Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaHCO3
Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaHCO3
Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O
Bài 2: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm (MgCO 3, BaCO3, CaCO3,
CuCO3), sau phản ứng thu được 100 gam hỗn hợp các oxit và V lít CO 2 (đktc).
Sục toàn bộ V lít CO2 (đktc) vào nước vôi trong dư thu được 89 gam kết tủa. Giá
trị của m là:
A. 139,16
B. 110,68
C. 189
D. 123,06
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
nCO2 = nCaCO3 = 89/100 = 0,89 mol ⇒ mCO2 = 0,89.44 = 39,16 gam
mX = 100 + 39,16 = 139,16 gam)
Bài 3: Cho 30g hỗn hợp 3 muối gồm Na2CO3, K2CO3, MgCO3 tác dụng hết với dd
H2SO4 dư thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và dd X. Khối lượng muối trong dd X là
A. 42gam
B. 39 gam
C.34,5gam
D. 48gam
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
nH2SO4 = nCO2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol; mX = 30 + 0,25.98 – 0,25.62 = 39 gam
Bài 4: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 400 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung
dịch hỗn hợp chứa (K2CO3 3M và Na2CO3 2 M), sau phản ứng thu được V lít khí
CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,6
B. 8,96
C. 11,2
D. 6,72
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
nH+ = 0,8 mol; nCO32- = 0,5 mol; nCO2 = 0,8 – 0,5 = 0,3 mol ⇒ V = 6,72 lít
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đkc) CO2 vào 100ml dung dịch gồm
K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung
dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư được 11,82 gam kết tủa.
Giá trị x là
A. 1,0
B. 1,4
C. 1,2
D. 1,6
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Số mol CO2 = 0,1 ; Số mol K2CO3 = 0,02
Số mol KOH = 0,1x ; số mol BaCO3 = 0,06 mol
Giả sử dung dịch Y gồm 0,06 mol K 2CO3 và y mol KHCO3. Bảo toàn C và K cho
ta hệ:
0,06 + y = 0,1 + 0,02 = 0,12 và 0,12 + y = 0,04+ 0,1x
⇒ x =1,4 và y = 0,06 )
Bài 6: Cho 200 ml dd Ca(OH)2 3M vào 500 ml dd KHCO31M, phản ứng hoàn
toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30
B. 40
C. 60.
D. 50
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
nOH- = 1,2 mol; nHCO3- = 0,5 mol; nCO32- = 0,5 mol; m = 0,5.100 = 5 gam.
Bài 7: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na 2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ
từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra
V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,24
D. 1,12
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
nH+ = 0,2 mol; nCO32- = 0,15 mol; nHCO3- = 0,1 mol; nCO2 = 0,05 mol ⇒ V = 1,12 lít)
Bài 8: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá
này một thời gian thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 78%.
B. 50%.
C. 62,5%.
D. 97,5%.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
mCaCO3 ⇒ 44a = m – 0,78m ⇒ a = 0,005m
Dạng 5: Các dạng bài tập về Silic và hợp chất
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
Bài 1: Một loại thủy tinh chịu lực có thành phần theo khối lượng của các oxit như
sau: 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2. Thành phần của loại thủy tinh này
được biểu diễn dưới dạng công thức nào?
Hướng dẫn:
Tỷ lệ số mol của các oxit: nNa2O : nCaO : nSiO2 = 13/62 = 11,7/56 = 75,3/60 = 0,21 :
0,21 : 1,255 = 1:1:6
Vậy công thức của loại thủy tinh này: Na2O.CaO. 6SiO2
Bài 2: Khi cho 14,9 gam hỗn hợp Si, Zn và Fe tác dụng với dung dịch NaOH thu
được 6,72 lít khí(đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó khi tác dụng với dư dung dịch
HCl sinh ra 4,48 lít khí(đktc). Xác định thành phần của hỗn hợp trên.
Hướng dẫn:
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Si, Zn, Fe ta có: 28x + 65y + 56z = 14,9
(1)
Khi cho hh tác dụng với NaOH thì Si và Zn có phản ứng, ta có phương trình hóa
học:
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 ↑
y......................................... y
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
x.................................................... 2x
Ta có: 2x + y = 0,3
(2)
Khi cho hỗn hợp tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Phương trình hóa học:
Zn + HCl → ZnCl2 + H2↑
Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
⇒ y + z = 0,2
(3)
Từ 1, 2, 3 ta có: x = y = z = 0,1