Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN HOA HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.21 KB, 10 trang )

Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc với môn Hoá học ở trường THCS..
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn SKKN
Đổi mới cách thực hiện PPDH là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới
của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới cách thực hiện PPDH
sẽ làm thay đổi nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò, những chủ nhân tương
lai của đất nước. Vậy việc đổi mới PPDH để phát huy tính tích cực của học sinh
là vấn đề chúng ta quan tâm. Nhất là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số.
2. Mục đích.
Môn hoá học ở bậc THCS cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản
về hoá học, về phản ứng giữa các chất, một số hiện tượng tự nhiên. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh cuối cấp của bậc trung học cơ sở, đối với
học sinh dân tộc càng quan trọng hơn vì phần lớn các em không có điều kiện
theo học những bậc học kế tiếp mà bước thẳng vào cuộc sống với vốn kiến thức
cơ bản được trang bị ở trường phổ thông cơ sở. Vậy làm gì để học sinh tích cực
trong môn học để tìm ra kiến thức mới để vận dụng vào thực tế.
Đó là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa
ra một số PPDH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc đối với môn
hoá học.
3. Cơ sở và đối tượng
a. Đối tượng
Không thể nói đến việc giảng dạy tốt nếu như không hiểu rõ về đối tượng
mà mình giảng dạy. Học sinh dân tộc có những đặc điểm rất riêng.
Dù học lớp 9 nhưng nhiều em vẫn chưa đọc thông viết thạo Tiếng Việt,
nghe và nắm bắt lời giảng của giáo viên còn hạn chế.
Khả năng tư duy còn hạn chế.
Gv thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Pờ Ê - KonPlông
1
Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc với môn Hoá học ở trường THCS..
Đa số học sinh học trầm, ít hạt động trong giờ học, ít nói dù giáo viên chỉ
hỏi câu hỏi đúng sai.


Do học lực yếu, tiếp thu chậm, học thuộc bài khó khăn nên đa số học sinh
dân tộc sinh ra chán học, học sinh chỉ thích ở nhà săn bắn .Do hoàn cảnh gia
đình khó khăn,các em là những lao động chính nên phải theo cha mẹ làm rẫy,
đặc biệt là những ngày mùa bận rộn các em thường xuyên nghỉ học do đó việc
tiếp thu kiến thức không logic và học lực kém dẫn đến các em chán học và bỏ
học.
Thiếu ý thức kỷ luật cũng là một điểm nổi bật của học sinh dân tộc, các
em hay bỏ học giữa chừng.
Do không thông Tiếng Việt đọc chậm nên kết quả là đa số học sinh đến
lớp chỉ chép bài chứ không có thời gian suy nghĩ, nghe giáo viên giảng cũng như
tự mình tìm ra các kiến thức mới.
b. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
Để phát huy tính tích cực của học sinh cần dựa vào nhiều yếu tố:
Trước hết đặc trưng của môn hoá học là thực hành, thí nghiệm. Do vậy
không thể nới đến việc giảng dạy mà không có dụng cụ thực hành, thí nghiệm.
Ngoài ra việc giảng dạy chương trình hoá 9 cũng cần có các mô hình cấu
tạo phân tử các chất nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập.
Với phương pháp đặc thù của bộ môn là biết vận dụng kiến thức thực tế,
lấy học sinh làm trung tâm.
Đặc điểm tâm lí học sinh cũng cần được bám sát trong quá trình nghiên
cứu.
Tôi nghĩ rằng nhất thiết phải trải qua thực nghiệm. Lí thuyết phải được
kiểm chứng qua thực tế và kết quả phải đạt được trong thực tế đã chứng minh
Gv thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Pờ Ê - KonPlông
2
Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc với môn Hoá học ở trường THCS..
cho tính đúng đắng của lý thuyết. Tôi sẽ không thể nói đến việc giảng dạy môn
Hoá học lớp 9 với đối tượng học sinh dân tộc nếu tôi không dạy học sinh lớp 9.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Do kiện không cho phép và thời gian có hạn nên đề tài này chỉ tiến hành

nghiên cứu phương pháp phát huy tích cực đối với học sinh dân tộc trong môn
hoá học.
Gv thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Pờ Ê - KonPlông
3
Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc với môn Hoá học ở trường THCS..
B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Qúa trình thực hiện
Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa thực hiện đúng phương
châm “Học đi đôi với hành”. Thực tế trang bị đồ dùng phục vụ cho nhà trường
còn thiếu thốn, nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy (vì phương pháp
thực hành thí nghiệm là đặc trưng).
Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta đổ lỗi do thiếu đồ dùng nên học
sinh không tiếp thu bài được.
Đối với thầy không thể máy móc chỉ dựa vào những dụng cụ sẵn có mà
người thầy phải linh hoạt trong quá trình dạy học tạo cho học sinh hứng thú
trong môn học và tạo môi trường thân thiện để học sinh ham thích đến trường,
từ đó học sinh mới có thể tích cực trong học tập. Để làm được điều này đòi hỏi
người giáo viên phải yêu nghề, phải tận tuỵ với học sinh và có sự đầu tư trong
soạn giảng cũng như chuẩn bị trước khi đến lớp. Hiện nay việc đưa CNTT vào
trong trường học thì đối với giáo viên việc sưu tầm tranh ảnh, các thí nghiệm ảo,
mô hình phân tử các chất không phải là vấn đề khó. Cái khó là sự chuẩn bị của
giáo viên và cách giáo viên truyền đạt cho học sinh để học sinh có thể tiếp nhận
các thông tin này.
* Đối với học sinh dân tộc chúng ta phải chọn phương pháp dạy học phù hợp.
- Giáo viên cho học tự mình làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo
viên để tăng sự hứng thú cho học sinh khi học.
- Phải khen và động viên kịp thời mỗi khi học sinh làm đúng, không nên la
mắng học sinh khi học sinh làm sai mà phải khuyến khích các em để các em có
sự cố gắng.
- Sử dụng các sơ đồ, mô hình cấu tạo sẵn có và tự làm.

Gv thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Pờ Ê - KonPlông
4
Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc với môn Hoá học ở trường THCS..
- Sử dụng những hiểu biết thực tế của học sinh.
- Với những kiến thức mới và khó giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận trong
bài soạn cũng như trong chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Những biện pháp đề xuất để cải tiến chất lượng giáo dục
Chúng ta không nên dạy học một cách máy móc mà phải biết tận dụng tình
hình thực thế để truyền thụ kiến thức một cách phù hợp với đối tượng học sinh.
- Khi phát âm phải rõ ràng chính xác, giảng bài phải chọn những từ dễ hiểu
giúp học sinh nhớ lâu.
- Nhất thiết phải có đồ dùng dạy học để khắc sâu kiến thức cho học sinh
" Trăm nghe không bằng mắt thấy".
Ví dụ: Khi giảng bài "Clo". Phần tính chất hoá học của Clo:
Qua những nội dung:
- Tác dụng kim loại.
- Tác dụng với Hiđro.
- Tác dụng với NaOH.
- Tác dụng với nước.
Nếu có đủ dụng cụ và hoá chất thì bài giảng sẽ trở nên nhẹ nhàng và gây ấn
tượng sâu sắc, hứng thú cho học sinh hơn so với giảng bằng lí thuyết hoặc tranh
vẽ. Học sinh tự mình làm thí nghiệm và kiểm chứng lí thuyết có trong sách giáo
khoa.
Ví dụ: Khi giảng bài cấu tạo phân tử Benzen
Giáo viên có thể sử dụng mô hình cấu tạo phân tử ở dạng đặc hoặc rỗng dựa
trên đồ dùng dạy học sẵn có hay tự làm. Tuy nhiên để bài học thêm sinh động
giáo viên có thể cho học sinh xem cấu trúc không gian và mô hình phân tử
benzen quay trong không gian nhờ các phần mềm có sẵn.
Gv thực hiện: Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Pờ Ê - KonPlông
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×