Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần sinh học cơ thể người cấp THCS để phát triển năng lực thể chất cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 283 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

NGUYN TH THANH HUYN

Tổ CHứC HOạT ĐộNG TRảI NGHIệM TRONG
DạY HọC PHầN SINH HọC CƠ THể NGƯờI CấP TRUNG HọC CƠ Sở
Để PHáT TRIểN NĂNG LựC THể CHấT CHO HọC SINH

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

H NI 2019


B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

NGUYN TH THANH HUYN

Tổ CHứC HOạT ĐộNG TRảI NGHIệM TRONG
DạY HọC PHầN SINH HọC CƠ THể NGƯờI CấP TRUNG HọC CƠ Sở
Để PHáT TRIểN NĂNG LựC THể CHấT CHO HọC SINH
Chuyờn ngnh: Lý lun v PPDH b mụn Sinh hc
Mó s: 9.14.01.11

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc:
1. GS.TS. inh Quang Bỏo

2. TS. Nguyn Th Bớch Ngc



H NI - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả, số liệu trình bày trong Luận án là trung thực và
chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đƣợc hoàn thành tại Bộ môn lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ
môn Sinh học, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Trong quá trình
nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đinh Quang Báo, TS
Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tận tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Bộ môn Lý luận và Phƣơng pháp dạy học
bộ môn Sinh học, Khoa Sinh học, Phòng sau Đại học, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội,
Lãnh đạo trƣờng THPT Phú Xuyên A, Tp Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo, các em
HS các trƣờng THCS nơi tôi tiến hành khảo sát và TN sƣ phạm. Tôi cũng xin cảm
ơn các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu sƣ phạm đã gửi ý kiến đóng góp để

luận án đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU..................................................3
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ...................................................................................3
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................4
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................7
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................................7
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ..........................................................................................7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................8
1.1. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC THỂ CHẤT VÀ HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ..............................................................................................8
1.1.1. Giáo dục thể chất và Năng lực thể chất ........................................................8
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm ................................................................................15
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................20
1.2.1. Một số khái niệm, cấu trúc năng lực thể chất .............................................20
1.2.2. Định hƣớng tổ chức hình thành và phát triển NLTC cho HS. ....................25
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm ................................................................................27

1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS lớp 8 ...............................................33
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..........................................................................................34
1.3.1. Mục đích điều tra thực trạng .......................................................................35
1.3.2. Nội dung điều tra .........................................................................................35
1.3.3. Phƣơng pháp điều tra ..................................................................................35
1.3.4. Địa điểm và thời gian điều tra ....................................................................35
1.3.5. Đặc điểm đối tƣợng điều tra .......................................................................35
1.3.6. Kết quả điều tra ...........................................................................................36
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................41


iv
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ NGƢỜI CẤP THCS ĐỂ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH ........................................................42
2.1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG SHCTN CẤP THCS NHẰM PHÁT TRIỂN
NLTC CHO HỌC SINH ...........................................................................................42
2.1.1. Mục tiêu phần Sinh học cơ thể ngƣời cấp THCS .......................................42
2.1.2. Nội dung kiến thức SHCTN cấp THCS .....................................................44
2.2.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SHCTN
CẤP THCS ĐỂ PHÁT TRIỂN NLTC CHO HỌC SINH ........................................50
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế các HĐTN ...................................................................50
2.2.2. Quy trình thiết kế các HĐTN để giáo dục NLTC trong dạy học SHCTN............50
2.2.3. Kết quả thiết kế các HĐTN ........................................................................71
2.3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH .........................................................................73
2.3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ............................73
2.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ...................................................................74
2.4. ĐÁNH GIÁ NLTC CỦA HS LỚP 8 THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN
SHCTN CẤP THCS ..................................................................................................83

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................91
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................92
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ...........................................................................92
3.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ....................................92
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm ...............................................................................92
3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ..........................................................................92
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN ............................................93
3.3.1. Kết quả phân tích định lƣợng......................................................................93
3.3.2. Kết quả phân tích định tính .......................................................................110
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................114
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................116
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

TT

Viết đầy đủ

1

HS

Học sinh


2

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

3

ĐC

Đối chứng

4

GDTC

Giáo dục thể chất

5

GV

Giáo viên

6

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm


7

TC

Tiêu chí

8

KN

Kĩ năng

9

KT

Kiểm tra

10

M

Mức

11

NL

Năng lực


12

NLTC

Năng lực thể chất

13

SHCTN

Sinh học cơ thể ngƣời

14

TDTT

Thể dục thể thao

15

THCS

Trung học cơ sở

16

TN

Thực nghiệm


17

SGK

sách giáo khoa


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần năng lực thể chất ................................................................14

Bảng 1.2.

Một số hoạt động nhằm giáo dục NLTC cho HS ..................................32

Bảng 1.3.

Tuổi nghề của GV dạy Sinh học đƣợc khảo sát ....................................35

Bảng 1.4.

Kết quả nhận thức của GV về vai trò của việc giáo dục NLTC cho HS .....36

Bảng 1.5.

Mức độ rèn luyện các KN của NLTC trong dạy học SHCTN ..............37


Bảng 1.6.

Kết quả điều tra GV lựa chọn các chƣơng SHCTN, cấp THCS để
giáo dục NLTC ......................................................................................38

Bảng 1.7.

Mức độ tổ chức các loại hoạt động học tập trong dạy học phần SHCTN .....39

Bảng 2.1.

Nội dung SHCTN có thể giáo dục NLTC cho HS ................................44

Bảng 2.2.

Các chƣơng dạy học nhằm rèn luyện các KN NLTC ............................51

Bảng 2.3.

Thiết kế chi tiết các hoạt động theo chu trình trải nghiệm ....................57

Bảng 2.4.

Một số HĐTN thực tiễn trong quá trình TN .........................................71

Bảng 2.5.

Quy trình tổ chức HĐTN để phát triển NLTC cho HS trong dạy
học SHCTN, cấp THCS ........................................................................75


Bảng 2.6.

Mô tả hành vi theo thang đo của Neesham C và cộng sự .....................84

Bảng 2.7.

Tiêu chí đánh giá KN của NLTC ..........................................................85

Bảng 2.8.

Thang đánh giá KN của NLTC .............................................................88

Bảng 2.9. Cách đánh giá NLTC qua tổ chức HĐTN trong dạy học phần
SHCTN ..................................................................................................89
Bảng 3.1.

Thống kê mô tả điểm trung bình NLTC của HS qua 3 lần đo ..............94

Bảng 3.2.

Phân loại mức độ NLTC của HS qua các lần đo của nhóm TN ............94

Bảng 3.3.

Kết quả kiểm định giá trị trung bình NLTC giữa các lần đo ở
nhóm TN ................................................................................................95

Bảng 3.4.

Giá trị trung bình toàn mẫu từng KN của NLTC qua các lần đo ..........96


Bảng 3.5.

Phân loại mức độ đạt đƣợc về KN các định khẩu phần ăn phù hợp .....97

Bảng 3.6.

Phân loại mức độ về KN Thực hiện các hình thức vận động cơ bản ....98

Bảng 3.7.

Phân loại mức độ về KN nhận diện và lựa chọn cách cân bằng cảm xúc ...99


vii
Bảng 3.8.

Phân loại mức độ về KN Lập kế hoạch sinh hoạt, học tập và CSSK .100

Bảng 3.9.

Phân loại mức độ về KN Đo và đánh giá một số chỉ số sức khỏe ......101

Bảng 3.10. Phân loại mức độ về KN Lựa chọn một số biện pháp thích ứng với
môi trƣờng ...........................................................................................102
Bảng 3.11. Thống kê mô tả kết quả các tỉnh tham gia khảo sát ở nhóm TN .........103
Bảng 3.12. Điểm trung bình NLTC của 9 HS đƣợc lựa chọn trong quá trình TN
của nhóm TN .......................................................................................104
Bảng 3.13. Tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi của điểm KT ở nhóm ĐC và TN ..........106
Bảng 3.14. Kết quả kiểm định điểm trung bình giữa các lần KT kiến thức

SHCTN của nhóm ĐC và nhóm TN ...................................................107
Bảng 3.15. Tƣơng quan của Kiến thức SHCTN và NLTC ở nhóm TN ................108
Bảng 3.16. Kết quả phát triển KN của NLTC thông qua xuất hiện một số hành
vi tích cực ở nhóm TN .........................................................................109


viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đƣờng biểu diễn mức độ phát triển NLTC của HS qua 3 lần đo ........95
Biểu đồ 3.2. Mức độ phát triển KN Lập khẩu phần ăn phù hợp..............................97
Biểu đồ 3.3. Mức độ phát triển KN thực hiện các hình thức vận động cơ bản .......98
Biểu đồ 3.4. Mức độ phát triển KN nhận diện và lựa chọn cách cân bằng cảm xúc .....99
Biểu đồ 3.5. Mức độ phát triển KN lập kế hoạch sinh hoạch sinh hoạt, học tập
và hoạt động CSSK ...........................................................................100
Biểu đồ 3.6. Mức độ phát triển đo và đánh giá một số chỉ số sức khỏe ...............101
Biểu đồ 3.7. Mức độ phát triển KN Lựa chọn một số biện pháp thích ứng
với môi trƣờng ........................................................................ 102
Biểu đồ 3.8. Mức độ phát triển về NLTC của HS thuộc 3 nhóm có điểm TB về .105
Biểu đồ 3.9. Điểm trung bình các lần KT, đánh giá Kiến thức SHCTN ở nhóm
ĐC và TN ..........................................................................................106


ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin .......................16

Sơ đồ 1.2.


Các hoạt động trong chu trình trải nghiệm (Svinicki, p 146) .............16

Sơ đồ 1.3.

Cấu trúc năng lực thể chất ...................................................................24

Sơ đồ 2.1.

Quy trình thiết kế HĐTN ....................................................................50

Sơ đồ 2.2.

Quy trình đánh giá NLTC của HS .......................................................83

Sơ đồ 2.3.

Đƣờng phát triển NLTC ......................................................................88


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Những yêu cầu về dạy học tích cực hóa ngƣời học là một vấn đề không mới,
nó đã đƣợc đề cập đến từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã và đang đƣợc thực
hiện một cách quyết liệt trong những năm gần đây [26]. Đây không phải là vấn đề
của riêng nƣớc ta mà là đang đƣợc quan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lƣợc phát
triển nguồn lực con ngƣời phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thể hiện ở việc giáo

viên vẫn còn quá chú trọng truyền đạt kiến thức cho HS mà chƣa thực sự dạy học
theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học trong đó có NLTC. Nguyên
nhân chính của tình trạng này là: Giáo viên vẫn còn rất lúng túng trong việc gắn lý
thuyết với thực tế, thiếu cơ sở lý luận, quy trình tổ chứ dạy học và bộ tiêu chí đánh
giá năng lực ngƣời học. Nhƣ vậy có thể nói là thực tế dạy học ở các nhà trƣờng hiện
nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những kỳ vọng về đổi mới nội dung và phƣơng pháp
dạy học mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra: “Đổi mới chương trình, sgk giáo dục phổ
thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục
phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần
chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn
diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm
năng của mỗi HS.” [50].
1.2. Xuất phát từ vai trò của NLTC
Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự thay đổi và sự bùng phát về các
loại bệnh trong cộng đồng, từ các bệnh lây nhiễm đến cả bệnh mãn tính, đặc biệt là
các bệnh đƣợc gọi là các bệnh theo phong cách sống nhƣ bệnh tim, bệnh huyết áp
và tiểu đƣờng cũng nhƣ sự gia tăng các vấn đề liên quan khác nhƣ nghiện ma túy và
lạm dụng thuốc, tất cả điều đó đều dẫn đến sự tổn thất đối với sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần của cá nhân [65] mà nhận thức về NLTC bao gồm các khía cạnh
khác nhau liên quan đến nhận thức lành mạnh để hình thành và phát triển các hành
vi có lợi trong đời sống giúp cơ thể khỏe mạnh. Theo Chƣơng trình giáo dục phổ


2

thông tổng thể [1] thì NLTC là một trong số 7 NL đặc thù (chuyên môn) cần đƣợc
chú trọng rèn luyện và phát triển. NLTC đƣợc rèn luyện từ việc GDTC, thông qua
việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất
giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách
nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể

thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với
các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi ngƣời; có cuộc sống khoẻ mạnh về
thể lực và tinh thần. Nghiên cứu khác của Evans, John và Glyn C. Roberts [76] đã
chỉ ra trên đối tƣợng trẻ em (từ 8-11 tuổi) có NLTC tốt có đƣợc địa vị nhiều hơn và
đạt đƣợc thành công xã hội lớn hơn so với trẻ em có NLTC kém. Nghiên cứu này là
cơ sở cho các nhà giáo dục trong việc giáo dục NLTC ở trƣờng học.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm/vai trò của hoạt động trải nghiệm
Trong chƣơng trình giáo dục tổng thể các nhà giáo dục đã khẳng định: “Hoạt
động trải nghiệm trở thành một nội dung có tính chất nhƣ là một môn học trong kế
hoạch giáo dục ở nhà trƣờng là con đƣờng gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tƣ tƣởng,
ý chí, tình cảm, giá trị, KN sống, niềm tin đúng đắn ở HS, hình thành những NL cần
có của con ngƣời trong xã hội hiện đại; là con đƣờng để phát triển toàn diện nhân
cách HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam” [1]. Các phẩm chất và
NL của HS sẽ dần đƣợc hình thành và phát triển thông qua các môn học và hoạt
động giáo dục trải nghiệm [35]. Trong đó, ở cấp THCS, hoạt động trải nghiệm
nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc
sống cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức
công dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội [28].
1.4. Xuất phát từ nội dung Sinh học cơ thể người và đặc điểm tâm sinh lý HS THCS
Nội dung chƣơng trình Sinh học cơ thể ngƣời đƣợc tìm hiểu về cấu tạo giải
phẫu và chức năng sinh lý của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể ngƣời, về những
điều bí ẩn trong chính bản thân các em HS THCS. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến
thức đó, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe
mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lƣợng từ đó
sẽ đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nƣớc ta theo định


3


hƣớng của Đảng [61][62]. Theo chúng tôi, những hiểu biết về cấu tạo giải phẫu và sinh
lý ngƣời sẽ là cơ sở cốt lõi cho việc rèn luyện và giáo dục NLTC cho HS.
Thời kỳ HS cấp THCS (11-15 tuổi) có sự phát triển Sinh học mạnh nhất (thể
lực, sinh lý). Thực tế cho thấy nếu ở lứa tuổi này đƣợc giáo dục NLTC đúng
phƣơng pháp, khoa học và hệ thống thì cơ thể sẽ phát triển hài hòa, cân đối, khỏe
mạnh. Về mặt sinh học, trình độ NLTC có đƣợc ở lứa tuổi THCS sẽ là nền tảng cho
sự phát triển thể chất con ngƣời ở tuổi trƣởng thành sau này.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức HĐTN để giảng dạy kiến thức
SHCTN với việc giáo dục kiến thức giữ gìn, chăm sóc/bảo vệ/rèn luyện sức khỏe
theo một mô hình cụ thể tức là giáo dục NLTC còn chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Để
góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là đào tạo thế hệ trẻ
vừa có năng lực phẩm chất và sức khỏe thể lực đƣợc nâng cao, chúng tôi đã chọn đề
tài: "Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học cơ thể ngƣời
cấp THCS để phát triển năng lực thể chất cho học sinh” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTC, GDTC và mô hình học tập trải nghiệm,
xây dựng các HĐTN để dạy học phần SHCTN tích hợp rèn luyện và phát triển
NLTC cho HS THCS.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tổ chức dạy học SHCTN (Sinh học 8) bằng HĐTN tích hợp giáo dục NLTC cho
HS.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học SHCTN cấp THCS.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định đƣợc cấu trúc NLTC và quy trình dạy học SHCTN bằng tổ
chức HĐTN tích hợp giáo dục NLTC thì HS sẽ vừa chiếm lĩnh đƣợc kiến thức
SHCTN, vừa phát triển đƣợc NLTC.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về NL, NLTC, hoạt động trải

nghiệm để phát triển NLTC cho HS.


4

5.2. Phân tích mục tiêu, nội dung phần SHCTN cấp THCS nhằm xây dựng
các mạch nội dung HĐTN để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục thể chất cho HS.
5.3. Xác định cấu trúc của NLTC, xây dựng các mạch nội dung HĐTN và thiết kế
quy trình tổ chức HĐTN để tích hợp giáo dục NLTC trong dạy học SHCTN cho HS THCS.
5.4. Xây dựng quy trình và bộ công cụ đánh giá NLTC của HS THCS
5.5. Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài bằng thu thập, xử lý, phân tích đánh giá
các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nhƣ: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS; tài
liệu về lý luận và phƣơng pháp dạy HS học; tài liệu về giáo dục thể chất cho HS; tài
liệu về NL, NLTC; các tài liệu liên quan đến KT- ĐG NLTC của HS. Cụ thể nhƣ sau:
- Nghiên cứu nội dung, chuẩn kiến thức, KN phần SHCTN; các tài liệu, giáo
trình về cấu tạo giải phẫu Sinh lý ngƣời, tài liệu về đổi mới cách dạy, cách học theo
hƣớng phát triển NL của HS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các mô
hình dạy học gắn lí thuyết với thực tiễn để làm cơ sở cho việc xây dựng các HĐTN
giáo dục NLTC cho HS THCS.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Phƣơng pháp dạy HS học để đề xuất
quy trình xây dựng và quy trìnhtổ chức các HĐTN nhằm hình thành và phát triển
NLTC cho HS.
6.2. Phƣơng pháp điều tra, quan sát, nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá thực trạng những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài, chúng tôi
đã thiết kế 03 phiếu điều tra. Trong đó:
+ 01 phiếu để xin ý kiến của GV giảng dạy Sinh học ở một số trƣờng THCS
về: Khái niệm về NLTC, HĐTN; cách thức tổ chức dạy học phần SHCTN (Sinh học

8); nhận thức của GV về dạy học bằng tổ chức HĐTN; những khó khăn thƣờng gặp
trong dạy học bằng các HĐTN; về thực trạng việc giáo dục NLTC của HS trong dạy
học SHCTN (Kết quả cụ thể đƣợc trình bày ở mục 1.3 của luận án).
+ 01 phiếu điều tra HS về 2 nội dung: Kiến thức SHCTN, NLTC của HS
THCS (Phụ lục 02).
+ 01 phiếu điều tra về các hành vi tích cực của HS về CSSK.


5

6.3. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia
- Các chuyên gia đƣợc tham vấn gồm các nhà khoa học nghiên cứu về: Giải
phẫu sinh lý ngƣời, các chuyên gia về GDTC, chuyên gia xây dựng chƣơng trình
giáo dục; các cán bộ quản lý giáo dục và GV có bề dày kinh nghiệm trong giảng
dạy môn Sinh học, môn Thể dục ở các trƣờng THCS.
- Nội dung tham vấn tập trung vào các vấn đề: Quy trình xây dựng, biện
pháp tổ chức các HĐTN nhằm giáo dục NLTC cho HS; Cấu trúc và những biểu
hiện cụ thể về từng KN của NLTC; Quy trình KT- ĐG NLTC; Bộ công cụ đánh giá
NLTC của HS lớp 8 THCS và một số nội dung khác (biện pháp nhằm phát triển
NLTC cho HS…).
- Cách thức thực hiện: Việc thu thập ý kiến của các chuyên gia đƣợc thực
hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp về những vấn đề liên quan đến luận án.
Tất cả những ý kiến góp ý của các chuyên gia đều đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng và là
căn cứ quan trọng để chúng tôi điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung từng nội dung trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
- Kết quả tham vấn: Kết quả nội dung thu đƣợc là những ý kiến lựa chọn trên
90% để đƣa vào nghiên cứu.
6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Tiến hành TN sƣ phạm nhằm đánh giá hiệu quả của quy trình và biện pháp tổ
chức HĐTN để phát triển NLTC cho HS trong dạy học SHCTN. Quá trình TN đƣợc

tiến hành theo hai giai đoạn: TN thử/thăm dò và TN chính thức.
Lần 1 (thử nghiệm) từ tháng 09/2016 đến tháng 01/2017 năm học 2016 2017: TN đƣợc tiến hành trên 90 HS thuộc trƣờng THCS Vạn Điểm, Thƣờng Tín,
Hà Nội. Kết quả TN lần 1 sẽ giúp chúng tôi đánh giá sơ bộ bƣớc đầu về nội dung
các HĐTN, các quy trình tổ chức HĐTN nhằm giáo dục NLTC cho HS để điều
chỉnh quy trình HĐTN cho phù hợp và không đƣa vào phần kết quả TN.
Lần 2 (TN chính thức) tiến hành từ tháng 09/2017 đến tháng 01/2018
năm học 2017 - 2018 ở 6 trƣờng thuộc 3 thành phố/tỉnh: Hà Nội, Hải Dƣơng,
Phú Thọ (Phụ lục 09). Chúng tôi chia 515 HS thành 2 nhóm (256 HS thuộc
nhóm ĐC - Dạy phần SHCTN theo sách hƣớng dẫn GV của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Sách GV Sinh học 8), 259 HS thuộc nhóm TN - Dạy phần SHCTN


6

bằng hình thức tổ chức HĐTN) và so sánh kiến thức SHCTN ở hai nhóm ĐC và
TN, so sánh NLTC của HS trong nhóm TN ở 3 giai đoạn trƣớc, trong và sau
quá trình TN. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng tiến hành phƣơng
pháp nghiên cứu trƣờng hợp đối với 36 HS (6 HS/Trƣờng). Mỗi trƣờng chúng
tôi chọn 2 HS có điểm trung bình môn Sinh học cao nhất, 2 HS có điểm trung
bình thấp nhất, 2 HS có điểm ở mức trung bình (giữa mức cao nhất và thấp
nhất). Đối với những HS này chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép và đánh giá
tỷ mỷ đối với tất cả các hành vi liên quan đến NLTC. Kết quả lần thực nghiệm
này cho phép chúng tôi rút ra những kết luận về tính hiệu quả của quy trình,
biện pháp tổ chức HĐTN, bộ tiêu chí và các công cụ KT đánh giá đƣợc sử dụng
trong dạy học phần SHCTN cấp THCS. (Chi tiết ở mục 2.4 của Luận án).
6.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Số liệu điều tra cơ bản đƣợc chúng tôi xử lí bằng phần mềm SPSS 23.0. Các
kết luận về kết quả TN đƣợc đƣa ra trên cơ sở phân tích các đại lƣợng nhƣ sau [58].
- Sử dụng công cụ Frequencies của SPSS 23.0 để kiểm định phân phối điểm của
các bài KT với các thông số điểm trung bình (mean), số trội (mode), trung vị (media), độ

lệch (skewness), độ nhọn (Kurtosis); đồng thời vẽ biểu đồ tần suất (Histogram) phân
phối điểm của bài KT. Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập (Independent Samples
T-test) để kiểm định sự khác biệt trung bình cộng của các bài KT ở nhóm ĐC và TN.
- Sử dụng phép kiểm chứng T- test phối hợp từng cặp (Paired-Samples T- test)
để kiểm định sự khác biệt giữa điểm trung bình cộng giữa các bài KT ở cùng một
nhóm ĐC hoặc TN với các giá trị: Median (trung vị là giá trị đứng giữa của tập dữ
liệu đã đƣợc sắp thứ tự), Mode,( trung vị là giá trị đứng giữa của tập dữ liệu đã đƣợc
sắp thứ tự), Mean (trung vị là giá trị đứng giữa của tập dữ liệu đã đƣợc sắp thứ tự), độ
lệch chuẩn (mức độ phân tán của các mức độ xung quanh giá trị trung bình, P (xác
suất xảy ra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu liên tục). Trong luận án, chúng tôi sử dụng
phép kiểm chứng T-test theo cặp để kiểm chứng sự chênh lệch giá trị mức độ trung
bình của kết quả đánh giá KN NLTC của HS trƣớc, trong và sau tác động là ngẫu
nhiên hay không ngẫu nhiên. Nếu giá trị P > 0,05 thì chênh lệch xảy ra hoàn toàn
ngẫu nhiên (không tác động chênh lệch vẫn xảy ra). Nếu giá trị P < 0,05 thì chênh
lệch xảy ra không ngẫu nhiên, có nghĩa quy trình và biện pháp tổ chức HĐTN có tác


7

động đến sự phát triển NLTC của HS. Khoảng biến thiên: hiệu giữa giá trị lớn nhất và
giá trị nhỏ nhất của tập dữ liệu.- Sử dụng công cụ Analyze/Correlation/Bivariate để
kiểm định mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ giữa kết quả lĩnh hội kiến thức
SHCTN với mức độ phát triển NLTC của HS ở nhóm TN.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Xây dựng các HĐTN để tổ chức dạy học SHCTN theo mô hình David Kolb để
tích hợp GDTC ở 5 chƣơng thuộc học kì I của phần Sinh học cơ thể ngƣời và vệ
sinh (Sinh học 8).
7.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại 6 trƣờng THCS tại 3 Tp/tỉnh: Hà Nội, Hải

Dƣơng, Phú Thọ (phụ lục 09).
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
8.1. Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức HĐTN nhằm
tích hợp phát triển NLTC cho HS THCS trong dạy học phần SHCTN - Sinh học 8.
8.2. Xác định đƣợc cấu trúc NLTC và vận dụng mô hình tổ chức HĐTN
trong dạy học SHCTN để hình thành và phát triển NLTC cho HS lớp 8.
8.3. Đề xuất đƣợc quy trình thiết kế các HĐTN để dạy học SHCTN tích
hợp, hình thành, phát triển NLTC cho HS.
8.4. Xác định đƣợc quy trình tổ chức các HĐTN để phát triển NLTC cho
HS lớp 8.
8.5. Xây dựng bộ tiêu chí và công cụ đánh giá NLTC của HS lớp 8.
9. CẤU TRÖC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Tổ chức HĐTN trong dạy học phần SHCTN cấp THCS để phát
triển NLTC cho HS.
Chƣơng 3: Thực nghiệm Sƣ phạm


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC THỂ CHẤT VÀ HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1.1. Giáo dục thể chất và Năng lực thể chất
1.1.1.1. Giáo dục thể chất và Năng lực thể chất trên thế giới
 Giáo dục thể chất
Điểm qua các nghiên cứu về GDTC trên thế giới có thể thấy mỗi quốc gia

xây dựng chƣơng trình GDTC khác nhau.
- Một số quốc gia nhấn mạnh việc GDTC cho HS tập trung vào các KN vận
động/thao tác mà không giáo dục cho HS những hiểu biết về cơ thể ngƣời để là cơ
sở hình thành các hành vi có lợi cho sức khỏe (mặc dù trong chƣơng trình đào tạo
Giáo viên GDTC có các môn học/mô đun giảng dạy về nội dung này): Theo pháp
luật tại Slovenia, chƣơng trình quốc gia về GDTC ở các trƣờng tiểu học và THCS
cung cấp các hoạt động thể chất ngoại khóa và các chƣơng trình thể thao bổ sung. Ở
một số nƣớc, các Bộ Giáo dục tham gia vào thỏa thuận với chính quyền các cấp về
việc cung cấp ngân sách cho hoạt động ngoại khóa; Các nghiên cứu đã chỉ ra
Chƣơng trình GDTC cơ bản tại Phần Lan tập trung vào rèn các môn thể dục thể
thao (Trƣợt băng, bóng chày, bóng đá, điền kinh và khúc côn cầu trên băng, bóng
rổ, bóng chày và bóng chuyền); GDTC ở Hy Lạp chú trọng vào phát triển các hình
thái vận động hoàn thiện và kết hợp vận động theo nhạc (lớp 1- lớp 4); phát triển
KN thể thao và nhảy múa (lớp 5 - lớp 9); các hoạt động tiêu biểu thể thao, điền
kinh, thể dục và khiêu vũ thể thao (lớp 10 - lớp12) và GV GDTC đánh giá HS trong
suốt khóa học hoặc bằng cách thực hiện các bài KT thể dục ngắn. Thời gian dành
cho các bài KT phải đƣợc giữ ở mức tối thiểu, để không làm giảm thời gian thực sự
dành cho giảng dạy; Nội dung hoạt động thể thao trong các giờ GDTC ở Trung
Quốc trƣớc đây chủ yếu đƣợc diễn ra trong một số các môn thể thao. Tùy thuộc vào
sự khác biệt về nhóm tuổi, các môn thể thao đã đƣợc thiết lập để đáp ứng các cấp độ


9

mục tiêu tƣơng ứng. Mƣời năm sau khi Hội đồng nhà nƣớc công bố “Định hƣớng
hoạt động thể chất cho quảng đại quần chúng”, tình trạng thể chất và sức khỏe của
ngƣời dân Trung Quốc đã có dấu hiệu đi xuống. Trung Quốc đã bắt đầu phải đối
mặt với vấn đề thực hiện một số các Điều luật và Quy định về GDTC, giáo dục sức
khỏe, thể thao và giải trí đã đƣợc ban hành [11].
- Ở các quốc gia GDTC đƣợc giảng dạy theo hƣớng ngoài việc giáo dục cho

HS các KN vận động thì chƣơng trình đã tích hợp các kiến thức, KN hƣớng tới
việc CSSK thể chất, tinh thần cho HS: Chƣơng trình GDTC của Singapore tập
trung vào các nội dung về những KN vận động cơ bản; Các KN hoạt động thể thao
và thể chất; Các cuộc thi đấu thể thao giải trí; Giáo dục sức khỏe; Giáo dục ngoài
trời; Các giá trị thông qua hoạt động ở GDTC và phát triển chuyên nghiệp. Mục tiêu
của chƣơng trình giảng dạy GDTC ở Lào là nhằm tăng cƣờng phát triển các mặt về
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, tình cảm và xã hội của HS, thúc đẩy lối sống
lành mạnh thông qua các hoạt động giáo dục. Tại Pháp đối với mỗi bậc học, có ba
mục tiêu cơ bản đƣợc đặt ra trong GDTC đó là:  Sự phát triển các KN và sự cần
thiết của nguồn lực đối với hành vi vận động;  Tiếp cận với các di sản văn hóa
đƣợc tạo thành bởi các hoạt động thể thao, nghệ thuật và thể chất;  Năng lực học
tập và kiến thức hữu ích để hiểu biết hơn về cơ thể và giữ sức khỏe tốt. Tại
Malaysia GDTC là một môn học bắt buộc đối với các trƣờng tiểu học và trung học
chƣơng trình giảng dạy GDTC bao gồm ba lĩnh vực quan trọng: Sự khỏe mạnh; KN
thể thao; Các vấn đề liên quan đến thể thao và phát triển thể chất [11].
 Năng lực thể chất.
Fletcher. GF (1996) [78] cùng nhóm các tác giả Reboredo MM [96], Moore
GE [91], Cheema BS [71], Diane Michela [74] cho rằng thực hành hoạt động thể
chất có liên quan đến cải thiện NLTC. Saltin B (1980) [99]; Anne Faber Hansen
(2011) [67], Holtermann A (2010) [82] cho rằng hoạt động TDTT sẽ góp phần
quan trọng trong việc duy trì và nâng cao NLTC đối với đối tƣợng làm việc trí óc,
góp phần nhỏ hơn trong việc duy trì và nâng cao NLTC đối với ngƣời lao động
chân tay. Zhenzhen Qiu (2017) [108] cho rằng thực hành tập thể dục thƣờng xuyên


10

giúp cải thiện và nâng cao NLTC. Zbigniew Jastrzebski (2011) [107] tìm hiểu quá
trình đào tạo kỹ thuật đá bóng và NLTC của các cầu thủ bóng đá đã cho chỉ rõ quá
trình đào tạo kỹ thuật đá bóng có sự ảnh hƣởng tích cực tới NLTC với thời gian là 1

năm. Beverly D. Ulrich (2013) nghiên cứu trên 250 HS từ lớp 1 đến lớp 4 về mối
quan hệ giữa NLTC với khả năng vận động và khả năng thể thao. Kết quả cho thấy
rằng: NLTC không liên quan đáng kể đến việc chúng tham gia vào các chương trình
thể thao có tổ chức, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với khả năng vận động [69].
Từ nghiên cứu này tác giả cũng đƣa ra lời khuyên đối với các nhà giáo dục cần tổ
chức các hình thức học tập tích cực để trẻ có nhiều cơ hội vận động giúp phát triển
NLTC. Kenneth W. Bell (1997) [85] TN trên HS lớp 5 và lớp 7 để phân tích mối
quan hệ giữa NLTC và mô hình hoạt động thể chất. Tác giả kết luận rằng: Có sự
khác biệt giữa NLTC của HS lớp 5 và HS lớp 7. Nghiên cứu này là cơ sở để các nhà
giáo dục đƣa ra cách thiết kế các mô hình học tập tích cực trong môi trƣờng giáo
dục ở những lứa tuổi khác nhau.
Các nghiên cứu đã thử nghiệm trên đủ các đối tƣợng lứa tuổi khác nhau
nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về quy trình,
các biện pháp tổ chức HĐTN để tổ chức tích hợp hình thành và phát triển NLTC
cho HS cấp THCS trong dạy học các môn học, đặc biệt môn Sinh học là môn học có
nhiều tiềm năng bên cạnh các môn thể dục, thể thao.

1.1.1.2. Giáo dục thể chất và năng lực thể chất ở Việt Nam
Ở Việt Nam, GDTC là môn học nhằm cung cấp kiến thức, KN vận động cơ
bản cho ngƣời học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS, sinh viên từ đó hình thành và phát triển NLTC
cho HS [1], [36].
 Giáo dục thể chất trong môn thể dục:
- Giáo dục thể chất trong môn thể dục là một loại hình giáo dục mà nội dung
chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận
động của con ngƣời. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực
của con ngƣời. Giáo dục thể chất đƣợc chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động


11


tác và giáo dục các tố chất vận động. Chƣơng trình môn Thể dục lớp 8 theo chƣơng
trình hiện hành yêu cầu HS cần đạt:
Về kiến thức: Biết một số phƣơng pháp đơn giản tập luyện phát triển sức
nhanh; biết khẩu lệnh và cách thực hiện chạy đều - đứng lại; biết cách thực hiện bài
tập thể dục phát triển chung liên hoàn (35 nhịp); Biết cách thực hiện các giai đoạn
kĩ thuật xuất phát, chạy lao, một số trò chơi; Biết cách chạy trên địa hình tự nhiên
và thực hiện (lên/xuống dốc, vƣợt qua chƣơng ngại vật) và biết cách đo mạch ở mức
độ đơn giản; Biết cách thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”; Biết cách
thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy cao kiểu “bƣớc qua”; Biết cách thực hiện di
chuyển bƣớc đơn ra trƣớc chếch trái/phải, đỡ cầu bằng ngực/mu bàn chân và hiểu
luật thi đấu đá cầu; Biết cách thực hiện phát bóng thấp tay nghiêng hình và hiểu luật
đá bóng mi ni, hiểu đƣợc một số điểm trong luật bơi, ném bóng.
Về kĩ năng: Thực hiện đƣợc cơ bản đúng, đều những KN đội hình đội ngũ
và bài thể dục phát triển chung; Thực hiện đúng kĩ thuật: xuất phát, chạy lao, chạy
giữa quãng, chạy ngắn, chạy bền, chạy đà, giậm nhảy, trên không và vận dụng
những hiểu biết về luật trong tập luyện và thi đấu; Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật
bơi trƣờn sấp, bóng đá mi ni, ném bóng, đá cầu và vận dụng những hiểu biết về
chiến thuật, luật trong tập luyện, thi đấu.
Thái độ, hành vi: Có tinh thần tập thể, giúp đỡ bạn và có ứng xử đúng khi
tập luyện TDTT.
- Yêu cầu cần đạt môn GDTC trong chƣơng trình phổ thông tổng thể đối với
HS lớp 8 gồm 3 yêu cầu: Vận động cơ bản; Bài tập thể dục; Thể thao tự chọn.
 Giáo dục thể chất trong môn Sinh học:
Trong môn Sinh học, GDTC có thể đƣợc giáo dục thông qua nhiều nội dung
Sinh học khác nhau nhƣ: Sinh học tế bào, Sinh học cơ thể, Sinh thái học, Di truyền
học… đặc biệt là nội dung SHCTN.
Ở các phần Sinh học khác nhau GDTC nhằm vận dụng đƣợc kiến thức, kĩ
năng của môn học để giải thích những hiện tƣợng thƣờng gặp trong tự nhiên và
trong đời sống; những vấn đề bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; những vấn đề

về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những
vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu hiện cụ thể:


12

- Nhận ra, giải thích đƣợc vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức Sinh học:
+ Xác định vai trò của việc xác định khẩu phần ăn hàng ngày nhằm bổ sung
năng lƣợng phù hợp để giúp công suất làm việc hiệu quả, phòng ngừa bệnh tật, góp
phần vào việc tính toán chi phí, lợi ích về mặt kinh tế cho gia đình. Giải thích đƣợc
nguyên tắc lập khẩu phần ăn ; cân đối giữa các thành phần các chất dinh dƣỡng protein,
glucid, lipid (protein: lipid: glucid = 1:1:4 hoặc 15%:25%:65%) và bổ xung vitamin.
+ Xác định đƣợc những hình thức vận động cơ bản trong cuộc sống hàng
ngày: Tập thể dục, tập thể thao,…Từ đó giải thích việc vận động hàng ngày giúp cơ
thể giải tỏa căng thẳng, tăng cƣờng trao đổi chất, xuất mồ hôi thải độc, cân bằng
hormone phòng chống suy dinh dƣỡng, thừa cân – béo phì và bệnh tim mạch, giúp
cơ thể linh hoạt…
+ Xác định vai trò của việc đo và đánh giá đƣợc một số chỉ số sức khỏe:
huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, chỉ số BMI, nhiệt độ cơ thể. Giải thích/phân tích quy
trình đo một số chỉ số sức khỏe.
+ Liệt kê đƣợc một số loại cảm xúc phổ biến trong đời sống hàng ngày gồm:
Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, vô cảm, lo lắng, căng thẳng. Giải
thích những loại cảm xúc khác nhau trong cuộc sống có ảnh hƣởng trực tiếp tới các
hệ cơ quan trong cơ thể: Giận quá hại gan, vui quá hại thần kinh và tim, buồn quá
hại phổi, sợ quá hại thận, lo lắng quá hại dạ dày. Nhận biết cảm xúc của bản thân và
ngƣời khác, làm chủ cảm xúc và ứng xử phù hợp với thầy cô, bạn bè, ngƣời thân
+ Xác định vai trò của việc lập kế hoạch (thời gian biểu) cho việc sinh hoạt,
học tập, CSSK có lợi tích gì trong cuộc sống: Thành công trong cuộc sống, hiệu quả
học tập, công việc hàng ngày tốt, giữ đƣợc sức khỏe tốt, không bị căng thẳng và biết
cách vƣợt qua căng thảng, mệt mỏi từ đó biết cách lập kế hoạch sinh hoạt, học tập

hàng tuần, hàng quí.
+ Xác định và giải thích các yếu tố có hại của môi trƣờng có ảnh hƣởng tới
các hệ cơ quan trong cơ thể: Bụi gây tổn hại tới phổi; thời tiết quá lạnh gây lạnh
phổi, co mạch máu, cứng xƣơng khớp; cảm xúc tiêu cực trong môi trƣờng ảnh
hƣởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh.
- Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu đƣợc các giải pháp và thực


13

hiện đƣợc một số giải pháp để bảo vệ sức khỏe; thích ứng với biến đổi của môi
trƣờng; có hành vi, thái độ phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia
đình và cộng đồng:  HS lập khẩu phần ăn hàng ngày cho các đối tƣợng khác nhau
dựa trên chiều cao, nâng nặng, giới tính, lứa tuổi, trạng thái vận động và lựa chọn
thức ăn phù hợp với bản thân trong đời sống hàng ngày;  Tích cực thực hiện thể
dục thể thao hàng ngày;  Lập và thực hiện đƣợc kế hoạch học tập, sinh hoạt và
hoạt động CSSK phù hợp;  Lựa chọn các cách cân bằng cảm xúc trong đời sống;
 Đo và đánh giá thành thạo một số chỉ số sức khỏe;  Có hành vi Lựa chọn một
số biện pháp thích ứng với môi trƣờng.
 Các nghiên cứu về NLTC
Tác giả Tạ Hồng Hải (2002) [21] đã dùng chỉ tiêu phát triển hình thái và chỉ
tiêu phát triển thể lực để đánh giá NLTC của HS THCS và kết luận HS nữ ở lứa tuổi
12 - 13 có đặc điểm về hình thái cao hơn nam giới nhƣng đến tuổi 14 - 15 thì nam
giới lại cao hơn so với nữ giới; HS nam nữ giới ở Hà Nội có trọng lƣợng trung bình
cao hơn HS ở Nghệ An ở các lứa tuổi. HS nam, nữ ở Hà Nội có ƣu thế về các tố
chất sức nhanh, sức mạnh chân và sức mạnh tay đối với nữ nhƣng HS nam nữ ở
Nghệ An lại có ƣu thế về các tố chất sức bền và sức mạnh tay đối với nam.
Tác giả Nguyễn Hùng Cƣờng (2010) dùng 62 chỉ tiêu chia thành 3 nhóm thể
hình, chức năng sinh lý và thể lực để đánh giá NLTC của sinh viên trƣờng đại học
TDTT I, kết quả cho thấy: NLTC của sinh viên trường TDTT I tốt hơn so với người

Việt Nam bình thường cùng độ tuổi và giới tính [14].
Theo Đồng Hƣơng Lan (2016) [31], khi tìm hiểu thực trạng về NLTC của HS
THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung đã cho thấy: NLTC của HS tăng trƣởng qua
các khối lớp 10, 11, 12 tuy còn chậm và không đều nhau giữa các năm học nhƣng so
với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì trình
độ thể lực của HS THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung ở mức trung bình. Tỉ lệ HS
đạt yêu cầu về tiêu chuẩn rèn luyện thể lực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trung bình chỉ đạt 51,10%. Phần lớn số HS có sự phát triển về sức mạnh, nhƣng các
tố chất sức nhanh, độ khéo và tố chất sức bền thì số lƣợng HS đạt yêu cầu tƣơng đối
thấp, trong đó tỉ lệ số HS nữ đạt thấp hơn số HS nam.


14

Chƣơng trình môn Giáo dục thể chất trong chƣơng trình phổ thông tổng thể
khẳng định, để giúp HS hình thành và phát triển NLTC gồm các thành phần (Bảng 1.1)
là  Chăm sóc sức khỏe (CSSK);  Vận động cơ bản,  Hoạt động TDTT [2].
Bảng 1.1. Thành phần năng lực thể chất
Thành phần

Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất

Năng lực
Chăm

sóc – Hình thành đƣợc nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong tập luyện

sức khỏe

TDTT.

– Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dƣỡng trong
tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cƣờng sức khoẻ.
– Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trƣờng tự nhiên
để rèn luyện sức khoẻ.

Vận động cơ – Hiểu đƣợc vai trò quan trọng của các KN vận động cơ bản đối với
bản

việc phát triển các tố chất thể lực.
– Thực hiện thuần thục các KN vận động cơ bản đƣợc học trong
chƣơng trình môn học.
– Hình thành đƣợc thói quen vận động để phát triển các tố chất thể
lực.

Hoạt
TDTT

động – Hiểu đƣợc vai trò, ý nghĩa của TDTT đối với cơ thể và cuộc sống.
– Lựa chọn đƣợc và thƣờng xuyên tập luyện nội dung thể thao phù
hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.
– Tham gia có trách nhiệm, hoà đồng với tập thể trong tập luyện
TDTT và các hoạt động khác trong cuộc sống.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu về NLTC ở Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu giáo

dục NLTC ở mặt vận động, chƣa nghiên cứu giáo dục ở khía cạnh cơ sở khoa học của
NLTC. Việc giáo dục NLTC chỉ dừng lại ở việc tập luyện các kĩ năng vận động cơ
học/vật lí thì sẽ phiến diện. Năng lực có cấu trúc kiến thức, KN, thái độ, trong đó kiến
thức là cơ sở khoa học cho việc tập luyện thể chất, hiểu biết về các quy luật vật lí,
sinh lí và thẩm mĩ, y học là nòng cốt cho việc rèn luyện các KN vận động. Việc hiểu
biết cơ sở khoa học một cách đầy đủ sẽ giải thích đƣợc, lựa chọn đƣợc và thực hiện



×