Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đo vẽ thành lập bản đồ địa chính xã diễn đoài huyện diễn châu tỉnh nghệ an”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 80 trang )

phần mở đầu
Đất nớc ta bớc vào những năm đầu của thế kỷ 21 một
thời kỳ phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá công tác trắc
địa cũng đóng góp một phần rất quan trọng, trong đời sống
kinh tế chính trị xã hội cùng với đờng lối chính sách của Đảng
và Nhà nớc ta, bên cạnh đó còn có sự đầu t của nớc ngoài, với
chính sách mở cửa, việc liên doanh liên kết giữa trong nớc với
nớc ngoài, trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nh đờng xá,
cầu cống, các khu công nghiệp, các nhà máy chế xuất. Những
công trình thuỷ điện đã mọc lên nhằm phục vụ cho nền kinh
tế Quốc Phòng của nớc ta ngày càng vững mạnh.
Cùng với sự đi lên của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nớc, trắc địa bản đồ đóng một vai trò quan trọng
trong nghiên cứu khoa học, bản đồ đợc coi nh là công cụ và
kết quả của việc thiết kế và quy hoạch phát triển bền vững
của toàn bộ nền kinh tế đất nớc.
Với sự tác động của con ngời và sự thay đổi của thời
gian, thiên nhiên đã gây ra nhiều sự thay dổi của bề mặt địa
hình dẫn đến các thông tin trên bản đồ đợc thành lập trớc
đó có sự thay đổi, không phản ánh đúng đợc hiện trạng thực
tế, nh thay đổi bề mặt địa hình đã làm cho các đờng bờ
biển bị xê dịch tạo thành các thềm sông, bài lở, bãi bồi và
đánh bị thay đổi nhiều đi. Vì vậy việc làm mới " hiệu
chỉnh" bản đồ địa hình mới là rất quan trọng và đợc coi nh
là vấn đề cấp bách để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau
trong nền kinh tế quốc dân.
Với nhiệm vụ mà em đợc giao làm đề tài " o v thnh lp
bn a chớnh xó Din oi-huyn Din Chõu-tnh Ngh An


§Ò tµi trªn em dù kiÕn lµm gåm c¸c phÇn vµ c¸c chương


sau :
- Chương I: Khái quát tình hình, đặc điểm khu đo.
- Chương II: Xây dựng lưới khống chế và đo vẽ bản đồ địa chính.
- Chương III: Kết luận và kiến nghị


Chương I
Khái quát tình hình, đặc điểm khu đo.

1.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
xã Diễn Đoài nằm phía Tây huyện Diễn Châu. Vị trí cụ thể như sau:
- Từ 105O25’15’’ đến 105O30’39’’ vĩ độ Bắc và
- Từ 18O23’55’’ đến 18O30’47’’ kinh độ đông;
- Phía Bắc giáp xã Quỳnh Giang (huyện) Quỳnh Lưu;
- Phía Đông giáp các xã Diễn Trường- Phía Nam giáp xã Diễn Yến ;
- Phía Tây giáp xã Diễn Lâm ;
1.1.1.2. Địa hình
Diễn Đoài có tổng diện tích tự nhiên 9.523.83 ha; Trong đó tỷ lê 1/1000
với diện tích đo vẽ 2.853,22 ha va tỷ lệ 1/2000 là 6.670.16 ha. Địa hình chia cắt
mạnh, dốc từ phía Tây sang Đông về trung tâm vùng đất này trở thành nơi tập
trung dân cư và đồng ruộng của xã
1.1.1.3. Khí hậu
Xã Diễn Đoài nằm trong miền tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ. Khí hậu xã chia
làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng Tư đến tháng Mười và mùa khô từ tháng
Mười Một đến tháng Ba năm sau.
* Nhiệt độ không khí:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,8oC.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất năm:

27,5oC.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất năm:
21,3oC.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối:
39,7oC.
+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối:
7oC.
* Độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tương đối bình quân năm: 86%.
+ Độ ẩm tương đối bình quân tháng: 85% - 93%.
* Số giờ nắng:
+ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa đông: 93h.
+ Số giờ nắng trung bình trong các tháng mùa hè: 178h.


* Lượng bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất: 131,18 mm.
+ Lượng bốc hơi trung tháng thấp nhất: 24,97 mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình năm: 66,64 mm.
* Mưa: Diễn Đoài thuộc vùng mưa nhiều, mưa lớn.
+ Lượng mưa trung bình năm: 2661mm.
+ Lượng mưa tháng lớn nhất (tháng Bảy): 1450 mm.
+ Lượng mưa ngày lớn nhất: 657,2 mm.
* Gió, bão: Các xã của huyện Diễn Châu thuộc vùng chịu ảnh hưởng của
bão nhiều trong khu vực miền Trung.
- Bão: thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh
hưởng của 3 đến 4 trận bão.
+ Tốc độ gió đạt 40 m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc,
Tây Bắc, Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt.
- Gió: hướng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc.

+ Gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (hai tháng nóng
nhất là tháng 6 và tháng 7).
+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3.[1]
1.1.1.4. Thủy văn
Các xã của huyện Diễn Châu chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
+ Về mùa kiệt chủ yếu là dòng triều.
+ Về mùa lũ giao lưu giữa triều và lũ ở mức cao nhất +2,88m (P=1%).[1]
1.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
-Tài nguyên đất
Diễn Đoàn là một xã miền núi có quỷ đất tổng cộng là 9.523.83 ha, trong đó
:
+ Diện tích đất ruộng chiếm phần lớn( 86,10%).
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: chủ yếu là do kênh mương chảy qua, cùng với hệ thống
hồ, đập, kênh mương thủy lợi và lượng nước mưa cung cấp nên lượng nước mặt
rất dồi dào và phong phú.
+ Nguồn nước ngầm : Xã Diễn Đoài có nguồn nước ngầm khá lớn, chất
lượng tốt. Được nhân dân khai thác sử dụng bằng cách đào giếng khoan và lọc
lấy nước sạch sinh hoạt.
1.1.2Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Kinh tế


Diễn Đoài nằm trong khu kinh tế, quá trình đô thị hóa của xã diễn ra mạnh
mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
thương mại dịch vụ. Tuy vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí đáng kể
trong tổng sản phẩm của xã, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không phát
triển, trong khi ngành xây dựng cơ bản do được đầu tư
lớn từ các nguồn vốn Trung Ương và địa phương nên phát triển mạnh, chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của xã.

Trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo, điều
hành và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước. Kết quả thu được:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11 %/ năm;
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 15.183.000 đ/người/năm vào cuối năm
2014, bằng trên 1,5 lần thu nhập trung bình vùng nông thôn của tỉnh.
- Tổng thu nhập toàn dân đạt 128,1 tỷ đồng, trong đó:
+ Nông, lâm nghiệp: 37,3 tỷ đồng, chiếm 29,12 %;
+ Thương mại dịch vụ: 40,0 tỷ đồng, chiếm 31,23 %;
+ Thu nhập khác (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác):
50,8 tỷ đồng, chiếm 39,66 %. Tuy nhiên, nguồn thu này có một khoản rất lớn từ
tiền đền bù giải phóng mặt bằng (33 tỷ đồng).
- Tổng sản lượng lương thực: 1256,2 tấn;
- Lương thực bình quân đầu người: 148,89 kg/ người/ năm;
- Đến nay trên địa bàn xã vẫn còn 297 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 12,90 %).
1.1.2.2.Xã hội
Theo thống kê của UBND xã Diễn Đoài tính đến năm 2013
- Dân số
+ Dân số toàn xã: 8437 người,
+ Số hộ: 2302 hộ (tại thời điểm 31/12/2012).
+ Bình quân 3,66 người/ hộ;
+ Tỷ lệ tăng dân số: 1,34 %,trong đó: Tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,90 % và Tỷ lệ
tăng cơ học là 0,34 %.
+ Thành phần dân tộc: 100% dân tộc Kinh.
+ Mật độ dân số bình quân: 74,31 người/km2.
Bảng 1.1. Dân số trung bình xã Diễn Đoài trong những năm gần đây
Dân số trung bình
TT
Các năm
Tổng số
Nam

Nữ
1
2000
7438
3704
3734
2
2005
7890
3929
3961
3
2006
7981
3975
4006


4
2007
8083
4025
4058
5
2008
8126
4047
4079
6
2009

8226
4097
4129
7
2010
8437
4202
4235
( Nguồn: theo thống kê của UBND xã Diễn Đoài tính đến 31/12/2012)
- Lao động
Lao động toàn xã: 5063 lao động trong độ tuổi, chiếm 60 % dân số, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp: 3545 lao động - chiếm 70 % tổng số lao động;
+ Lao động phi nông nghiệp: 1518 lao động - chiếm 30 % tổng số lao động
Nhìn chung số đông lao động trình độ vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ lao động có
trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm khoảng 4 %; lượng lao động có trình độ
trung cấp cũng chỉ ở mức dưới 10 %; số lao động còn lại hầu như chưa qua đào
tạo nghề chính quy mặc dù đa phần đã học hết Trung học Phổ thông.
Vì vậy, thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, định hướng và chuyển dịch cơ cấu lao
động hợp lý sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, xã hội trên địa
bàn xã.[1]
Bảng 1.2. Thống kê số lao động xã Diến Đoài trong những năm gần đây
Lao động
TT
Các năm Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
Tổng cộng
Nam
Nữ
Nam
Nữ

1
2000
1774
1796
442
451
4463
2
2005
1793
1810
563
573
4739
3
2006
1786
1805
593
605
4788
4
2007
1787
1802
624
637
4850
5
2008

1770
1789
652
665
4877
6
2009
1770
1783
685
696
4934
7
2010
1763
1781
748
770
5063
( Nguồn: theo thống kê của UBND xã Diễn Đoài tính đến 31/12/2012)
1.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải
Điều kiện giao thông thuận tiện có đường quốc lộ 48 chạy qua nối liền
giữa các huyện nhờ đó thúc đẩy phát triển một số ngành nghề như thương
nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đưa nền kinh tế địa phương
ngày càng phát triển ổn định.
- Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã thuận tiện trong việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp,
đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích canh tác trên địa bàn xã.
- Y tế



Trạm y tế xã duy trì thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tổ chức tốt các
chương trình truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình.[1]
1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất
Do nắm chắc diện tích đất đai, kết hợp công tác tuyên truyền vận động quần
chúng nhân dân nên công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Diễn
Đoài từ những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả tốt, không xảy ra những
hiện tượng lấn chiếm đất đai. Những đơn thư khiếu nại của nhân dân được giải
quyết kịp thời từ cơ sở.
+ Tình hình sử dụng đất: Đất đai hầu hết đã được khai thác đưa vào sử
dụng. Đất trồng cây hàng năm, chân ruộng chủ động nước cơ bản được
luân cạnh. Cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm đang có hướng chuyển
đổi tích cực, một số thụn đó hình thành vùng sản xuất rau, quả có giá trị
kinh tế cao.
+ Về địa giới hành chính: Thực hiện đúng chỉ thị 364/CT của Thủ
tướng Chính phủ, toàn bộ ranh giới xã được rà soát ổn định không có tranh
chấp..
+ Tình hình giao đất thu hồi đất: Thực hiện đúng quy định của nhà nước,
không xảy ra tình trạng cấp đất sai thẩm quyền.
+ Thành phần kinh tế sử dụng đất nông nghiệp cơ bản là do các hộ gia đình
tư nhân sản xuất. Quỹ đất dự trữ phục vụ quy hoạch xây dựng lâu dài của xã đã
được khoán thầu cho các hộ gia đình sản xuất hiện nay cơ bản sau dồn điền đổi
thửa đã tập trung thành vựng riờng.
+ Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được chính quyền
địa phương quan tâm sớm và đi vào nề nếp, quy hoạch sử dụng đất 2006 - 2015
đã được phê duyệt. Công tác giao đất nông nghiệp cho các hộ sử dụng đất lâu
dài, và được dồn điền đổi thửa năm 2006, trước khi dồn điền đổi thửa bình quân
mỗi hộ 10 thửa/hộ, đến nay sau dồn điền đổi thửa bình quân mỗi hộ còn 6
thửa/hộ. Các hộ gia đình đã yên tâm sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh cải tạo

đất.
Bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế, tông tại cần khắc phục tình trạng
vi phạm luật đất đai như sử dụng đất chưa đúng mục đích được giao… Việc
quản lý đất đai của xã cũng những mặt hạn chế do công tác quy hoạch sử dụng
đất còn tiến hành chậm, chưa thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về đất đai,
trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông thôn.[5]
1.3 Kết Luận về điều kiện tự nhiên,kinh tế,xã hội


- Thuận lợi:
Diễm Đoài là xã có điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế phát triển toàn
diện và vững chắc, trình độ dân trí tương đối cao là điều kiện thuận lợi cho công
tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
Do xã đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thưả nên công tác thành lập bản
đồ rất thuận lợi. Do trên địa bàn chạy qua xã di các huyện có nhiều tuyến đường
nối liền các huyện trong tinh nên rất thuận lợi cho công tác đo vẽ và đi lại.
Là một xã thuần nông nằm gần trung tâm huyện Diễn Châu, do đó khả
năng tiếp cận sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa thể dục thể thao của toàn
huyện được cập nhật, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe được
chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm.
- Khó khăn :
Điều kiện địa phương đang trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển toàn diện
nên kinh phí đầu tư cho các ngành còn hạn hẹp, do đó chất lượng phục vụ của
các công trình cũng như các dự án còn chưa cao và chưa đầy đủ. Trong những
năm tới cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp từ Trung ương xuống địa
phương.
Địa hình đồi núi phức tạp tầm nhìn bị nhiều hạn chế công tác đo vẽ bản đồ
sẽ gặp nhiều khó khăn.
Do điều kiện tự nhiên là 1 xã nằm khu vực gần trung tâm của huyện nên

tinh hình trật tự của xã có nhiều phức tạp…..


Chương II
Xây dựng lưới khống chế và đo vẽ bản đồ địa chính.

2.1 Nguyên tắc chung
2.1.1 Lưới khống chế khu vực (lưới địa chính cấp I, II).
2.1.2. Xây dựng lưới khống chế mặt bằng phục vụ công tác đo vẽ chi tiết tại
xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
+ Tư liệu bản đồ hiện có của khu đo
- Bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/1000 1/2000 phục vụ quản lý sử dụng đất nông
nghệp, đất ở, đất vườn được xây dựng và thành lập năm 2001. Loại bản đồ này
đến nay tuy đã lâu nhưng vẫn được bảo quản hợp lý. Tuy nhiên, do không được
cập nhật, chỉnh lý bổ sung biến động nên hiện trạng sử dụng đất đã thay đổi quá
lớn so với bản đồ. Vì vậy bản đồ này chỉ làm tài liệu tham khảo.
- Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/CP) tỷ lệ
1/25000, được lập năm 1994 theo lưới chiếu Gauss: Đây là loại tài liệu dùng để
xác định địa giới hành chính cấp xã, thị trấn, phục vụ cho đơn vị thi công đo
đúng, đo hết phạm vi hành chính các cấp và căn cứ vào đường địa giới hành
chính này kết hợp với đo đạc thực địa để chuyển lên bản đồ địa chính cần thành
lập.
2.1.3. Khảo sát lưới địa chính
Tiến hành đo vẽ lưới bằng công nghệ GPS. Công việc thực hiện như sau:
2.1.2.1. Chọn điểm lưới
Chọn điểm lưới GPS phải lưu ý đến điều kiện thông thoáng trên bầu trời,
có như vậy các máy thu tín hiệu từ vệ tinh không bị cản trở.
Khi chọn điểm GPS ta cần lưu ý những điều cơ bản sau:
+ Các vật cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá 15 0 (hoặc có thể
là 200 ) để tránh cản tín hiệu GPS.

+ Không quá gần các bề mặt phản xạ như kết cấu kim loại, các hàng rào,
mặt nước..vv.. chúng có thể gây hiện tượng đa dẫn.
+ Tránh chọn điểm dưới các rặng cây, gốc cây có tán lá rộng, tín hiệu
sóng sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả đo.
+ Không quá gần các thiết bị điện (như trạm phát sóng, đường dây cao
áp…)


2.1.2.2 Thiết kế lưới GPS
Khi thiết kế lưới GPS cần đảm bảo các yêu cầu về mật độ điểm (đồng
đều), vị trí mốc phải ổn định lâu dài (điều kiện địa chất tốt và không có nguy cơ
bị phá hoại, che lấp…)
2.1.2.3. Công tác chuẩn bị đo
Trước khi đo cần kiểm tra các máy thu GPS và các thiết bị kèm theo (chân
máy, định tâm quang học, ốc nối, thước đo cao anten…).
Chuẩn bị phương tiện đi lại để di chuyển máy đo
Chuẩn bị nguồn điện, ác quy hoặc pin đủ dùng, có dự trữ, hoặc pin có
chất lượng tốt
Chuẩn bị phương tiện liên lạc (bộ đàm hoặc điện thoại di động).
Chuẩn bị sổ đo, bút ghi chép, sơ đồ lưới và lịch đo đã lập cho các thời
đoạn đo.
Chuẩn bị áo mưa cho người, túi mưa cho máy…
2.1.2.4. Đo GPS
Mỗi ca đo ta dùng 6 máy thu GPS, sau khi cân bằng định tâm máy ta chỉ
việc bật máy thu, chế độ ghi luôn mặc định, thời gian đo là 45 phút. Kết thúc
mỗi ca đo ta phải tắt máy
2.1.2.5 Trút số liệu đo
Bước đầu tiên trong công đoạn xử lý là trút số liệu từ máy thu vào ổ đĩa
cứng của máy tính. Việc trút số liệu được thực hiện nhờ phần mềm của hãng chế
tạo máy thu cung cấp

2.1.2.6. Xử lý số liệu
Để nhận được kết quả tốt, việc xử lý số liệu thường qua các bước sau:
- Xử lý theo các tham số mặc định của phần mềm, ta sẽ dùng toàn bộ trị
đo trong thời gian quan trắc ca đo, sử dụng tất cả các số liệu của các vệ tinh
quan sát để giải cạnh. Thông thường qua bước xử lý này đa số các cạnh đó cho
kết quả tốt, trừ những trường hợp tại trạm đo có vấn đề như: bị che chắn, có tác
động nhiễu …
- Đối với các cạnh không đạt, ta cần xử lý lại như cắt bỏ vệ tinh có dấu
hiệu “xấu”, ta có thể cắt bỏ thời gian đầu hoặc cuối, cắt bỏ vệ tinh, tăng góc trên
150..vv..
2.1.2.7. Bình sai mạng lưới GPS
Việc tính toán bình sai lưới địa chính đã sử dụng phần mềm được Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường cho phép để xử lý cạnh và bình sai lưới. Khi tính khái
lược đã đảm bảo các chỉ tiêu sau:


+ Lời giải được chấp nhận:
Fixed
+ Ratio:
> 1,5
+ Rms:
< 0,02+0.004*Skm
+ Reference Variance:
< 30,0
+ RDOP:
< 0,1
- Độ chính xác sau bình sai của lưới địa chính đảm bảo các quy định đã nêu
trong Thiết kế kỹ thuật và được đánh giá độ chính xác ở bảng sau:
Sai số
RMS

RATIO
RVAR
Sai số khép tam giác
mp(m)
ms/S
mA

Lớn nhất
0.015
37.298
10.236
1/28872
0.023
1/21412
14.31"

Nhỏ nhất
0.003
2.014
1.025
1/5240930
0.013
1/585181
0.34"

Trước khi bình sai cần kiểm tra sai số khộp các vùng khép kín. Khi tất cả
các vùng khép kín đều đạt hạn sai, chứng tỏ trong lưới không có chứa sai số thô,
ta có thể tiến hành bình sai GPS.[11]
2.2
Xử lý kết quả, hoàn thiện sơ đồ lưới

Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết cần thiết kế và hoàn thiện lưới khống chế
đo vẽ. Yêu cầu các điểm của lưới khống chế phải được đặt ở những nơi chắc
chắn, đặt được máy đo, bảo đảm theo đúng các quy định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường trong việc thiết kế lưới.
2.3
Đánh Giá Kết Quả Đo Lưới
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐO CHÍNH XÁC
----------------------------1. Sai số trùng phương trong số đợn vị:
M = 1.00
2. Sai số vị trí điểm: -Nhỏ nhất: (điểm: CT-01) mp = 0.000m
-Lớn Nhất: (điểm: CT-10) mp = 0.014m
3. Sai số tương đối cạnh:-nhỏ nhất:
ms/s = 1/99999999
(cạnh
255437 - CT-28 S = 340.5 m)
-lớn nhất:
ms/s = 1/51108
(cạnh
CT-45 - CT-46 S = 204.4 m)


4. Sai số phương vị: -nhỏ nhất:( 255436 - CT-89) ma = 0.00"
-lớn nhất:( CT-45 - CT-46) ma = 4.57"
5. Sai số chênh cao: -nhỏ nhất:( 255427 - CT-02) mh = 0.000m
-lớn nhất:( CT53 - CT-52) mh = 0.039m
6.- Chiền dài cạnh nhỏ nhất : ( CT-45 - CT-46) S = 204.431m
- Chiền dài cạnh lới nhất : ( 255442 - CT-89) S = 10380.859m
- Chiền dài cạnh trung bình:
S = 1780.210m
So với quy phạm thành lập bản đồ địa chính thì lưới khống chế đo vẽ xã

Diễn Đoài hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn để tiến hành đo vẽ chi tiết.

Hình 4.2. Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ xã Diễn Đoài
Trên địa bàn xã Diễn Đoài có các điểm GPS và các điểm quản lý đất đai cấp II
bao trùm. Đây là cơ sở để thiết kế lưới kinh vĩ phục vụ cho công tác đo đạc,
thành lập bản đồ địa chính. Trên cơ sở các điểm GPS và các điểm quản lý đất
đai cấp II trong khu vực, lưới kinh vĩ đã xí ngiệp đo đạc bản đồ số 07 thuộc Bộ
TNMT thành lập bằng công nghệ GPS, lưới gồm 91 điểm bao trùm toàn bộ xã.
Qua khảo sát và kiểm tra ngoài thực địa nhận thấy các điểm khống chế này đều
còn nguyên vẹn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính.
3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
3.1. Bản đồ địa chính
3.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính


Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lí đất đai, trên bản đồ thể hiện
chính xác các thửa đất về vị trí, ranh giới, diện tích, mã thửa và một số thông
liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính
cấp xã, phường, thị trấn và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bản đồ địa
chính được xây dựng trên cơ sở kỷ thuật và công nghệ hiện đại nó đảm bảo cung
cấp thông tin về đất đai một cách chính xác để phục vụ cho công tác quản lý đất
đai. [2]
3.2.2. Phân loại bản đồ địa chính
Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể
hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông
tin rõ ràng, trực quan,dễ sử dụng.
Bản đồ địa chính gốc ( bản đồ địa chính cơ sở): là bản đồ thể hiện hiện trạng
sử dụng đất và thể hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất
nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố

địa lý có liên quan; lập theo khu vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành
chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số
huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được
cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ
bằng phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực
địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ
đó cú. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh
bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ
sung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn,
để thể hiện hiện trạng vị trí, hình thể, diện tích và loại đất của các thửa có tính
ổn định lâu dài và dễ xác định ở thực địa.


Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng
chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt,
các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị
trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai
cấp tỉnh xác nhận.
Bản trích đo,mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo ( gọi chung là bản trích
đo địa chính): là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn mốt số thửa đất liền
kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố
quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phậm vi một đơn
vị hành chính cấp xã, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân xã và cơ quan
quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Trích đo địa chính là đo vẽ lập bản đồ địa chính của một khu đất hoặc thửa
đất tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng
chưa đáp ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền
bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất.[2]
3.2.3. Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính
3.2.3.1. Mục đích của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập làm cơ sở để:
- Thực hiện đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù giải
phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp (xã, huyện, tỉnh).
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến
động của từng thửa đất.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu dân
cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng, làm cơ
sở để đo vẽ các công trình ngầm.
- Thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng đất và giải quyết các khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai.


- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng dữ liệu đất đai các cấp.[2]
3.2.3.2. Yêu cầu của bản đồ địa chính
- Thể hiện đúng hiện các thửa đất: chính xác, rõ ràng cả về mặt địa lý, pháp
lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng và các loại.
- Chọn tỷ lệ bản đồ phù hợp với vùng đất, loại đất.
- Có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiều phù hợp để các yếu tố trên
bản đồ biến dạng nhỏ nhất.
- Thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các
đường đặc trưng, diện tích các thửa đất...
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chính xác và chặt chẽ.
- Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính ( dạng bản đồ giấy, bản đồ
số ) phải thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ.

3.2.4. Nội dung của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy trên
bản đồ cần thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung đáp ứng nhu cầu quản lý nhà
nước về đất đai.
Nội dung bản đồ địa chính gồm:
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao nhà nước các cấp, điểm địa chính, điểm độ
cao kỷ thuật, điểm khống chế ngoại nghiệp, và các điểm khống chế đo vẽ chi
tiết.
- Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới
hành chính, đường mép nước thuỷ triều trung bình trong nhiều năm, cần thể hiện
chính xác các đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã,
các mốc giới hành chính các điểm ngoặt của địa giới hành chính.
- Mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, mốc giới, ranh giới hành lang an
toàn giao thông, thủy lợi, điện, và các công trình khác có hành lang an toàn, ranh
giới quy hoạch sử dụng .
- Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín,
loại đất thửa đất, số thứ tự của thửa đất, diện tích yếu tố nhân tạo, tự nhiên
chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.


- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao. Trong quá trình đo vẽ thành lập bản đồ
các vùng đặc biệt cần phải thể hiện dáng đất đất bằng đường đồng mức có ghi
chú độ cao.
- Mạng lưới thủy văn
- Hệ thống thủy văn, giao thông
- Công trình xây dựng trên đất
- Ghi chú thuyết minh các thông tin pháp lý của thửa đất
- Loại đất: Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo quy định của pháp
luật đất đai
- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới điện, viễn thông liên lạc, cấp thoát cũng phải

được thể hiện rõ ràng.
Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa chính cần phải
đầy đủ, chính xác. Mức độ tỷ mỉ của nội dung bản đồ phải phù hợp với quy phạm
thành lập bản đồ địa chính, mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm của khu vực.[2]
3.2.5 Quy định thành lập bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng ký QSDĐ và hoàn
thành sau khi Sở tài nguyên và môi trường xác nhận.
Ranh giới , diện tích, mục đích, sử dụng đất thể hiện trên BĐĐC được xác
định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi cấp GCNQSDĐ mà ranh giới, diện tích,
mục đích sử dụng đất thì chỉnh sửa BĐĐC thống nhất với GCNQSDĐ.
Trường hợp BĐĐC sau khi đã tổ chức đăng ký QSDĐ thì ranh giới, diện
tích, mục đích sử dụng đất của thửa đất được thể hiện như sau:
- Trường hợp đã được cấp GCNQSDĐ thì xác định theo GCNQSDĐ
- Trường hợp đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất mà chưa được cấp
GCNQSDĐ thì xác định theo quy định giao đất, cho thuê đất.
- Trường hợp không thuộc quy định tại 2 khoản trên thì xác định theo hiện
trạng sử dụng đất.
Đối với đất xây dựng đường giao thông, đất xây dựng hệ thống thủy lợi theo
tuyến, đất xây dựng các công trình khác theo tuyến, đất chưa sử dụng không có
ranh giới thửa đất khép kín thì phải thể hiện đường ranh giới sử dụng đất trên
bản đồ địa chính theo quy định.


Ranh giới sử dụng đất xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thông thủy
lợi theo tuyến, xây dựng các công trình khác theo tuyến khác được xác định theo
chân mái đắp hoặc theo đinh mái đào công trình.
Ranh giới thửa đất chủ sử dụng không có ranh giới khép kín trên tở bản đồ
được xác định bằng ranh giới thửa đất chưa sử dụng và các thửa đất đã xác định
mục đích sử dụng. Đối với song ngòi, kênh rạch, suối và các đối tượng thủy văn
khác theo tuyến phải thể hiện trên bản đồ địa chính đường mép nước trung bình

và đường mép bờ cao nhất.
Quy định chi tiết về việc thể hiện trên bản đồ địa chính đối với thửa đất sông
suối, kênh rạch, mốc và địa giới hành chính các cấp, mốc và ranh giới hành lang
bảo vệ an toàn công trình, chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, điểm tọa độ địa chính,
địa danh và ghi chú thuyết minh thực hiện theo tiêu chuẩn kỉ thuật quy định tại
quy phạm thành lập bản đồ địa chính( Quy phạm 2013) và kí hiệu bản đồ đại
chính do Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành.
Những nơi chưa có điều kiện thành lập bản độ địa chính trước khi tổ chức
đăng kí quyền sử dụng đất thì được phép sử dụng các loại bản đồ, sơ đồ hiện có
hoặc trích đo địa chính thửa đất để thực hiện đăng kí quyền sử dụng đất và cấp
GCNQSDĐ. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có kế
hoạch triển khai việc lập bản đồ địa chính sau khi hoàn tất việc đăng kí quyền sử
dụng đất.
BĐĐC được chỉnh lý khi có thay đổi về mã thửa đất, tạo thửa đất mới, thửa
đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất, có thay đổi về mục đích sử
dụng đất, đường giao thông, công trình thủy lợi theo tuyến, khu vực đất chưa sử
dụng không có ranh giới thửa đất khép kín, sông, suối, kênh rạch, và các đối
tượng thủy văn thuộc tuyến quy định tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới
có thay đổi về mốc giới và ĐGHC các cấp, về mốc giới và ranh giới hành lang
an toàn công trình, về chỉ giới QHSDĐ, về địa danh và ghi chú thuyết minh trên
bản đồ.[11]
3.2.6. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
- Phương pháp toàn đạc: Đây là phương pháp đo vẽ ngoài thực địa, sử dụng
các loại máy kinh vĩ quang học, kinh vĩ điện tử, máy toàn đạc để đo vẽ chi tiết
bản đồ.


Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương
pháp toàn đạc.


Xây dựng phương án kỉ thuật đo đạc
thành lập bản đồ địa chinh

Thành lập lưới tọa độ địa chính cấp 1,2

Lập lưới khống chế đo vẽ
Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa
Biên vẽ bản đồ gốc địa chính

Đánh số thửa, tính diện tích.
Lập hồ sơ kỉ thuật thửa

Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiết trên
đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo trong điều kiện thời tiết không thuận
lợi, độ chính xác cao.
Nhược điểm: Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình đo vẽ bản đồ thực hiện
trong phòng dựa vào số liệu đo và bản sơ họa nên không thể quan sát ngoài thực
địa dễ bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượng cần thiết trên bản đồ, giá
thành cao.[2]
- Phương pháp chụp ảnh hàng không
Ảnh hàng không được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trình đo vẽ
thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ nhỏ đến tỉ lệ lớn, ảnh hàng không giúp ta xác
định rõ các yếu tố địa hình địa vật một cách chính xác, nhanh chóng và khách
quan.


Ở những vùng đất nông nghiệp ít bị các yếu tố địa vật che khuất, các đường
biên thửa đất thể hiện khá rỏ nét trên ảnh hàng không. Dùng ảnh hàng không để
thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực này là có thể thực hiện được tạo ra
hiệu quả kinh tế và đẩy nhanh tiến độ thành lập bản đồ địa chính.

Ưu điểm: Thời gian tiếp xúc ngoài thực địa ngắn, thời gian trong phòng làm
việc nhiều hơn tăng hiệu quả so với phương pháp đo vẽ ngoài thực địa.
Nhược điểm: Độ chính xác của bản đồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tấm
ảnh bay chụp như: Độ gối phủ của một dải ảnh cần đảm bảo theo quy phạm, độ
nét của ảnh, chất liệu tấm ảnh, tỉ lệ ảnh, điều kiện địa hình, ngoại cảnh….
Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
1. Phương pháp phối hợp
2. Đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác
3. Phương pháp giải tích
4. Phương pháp đo ảnh số
Sơ đồ 2.2 :Phương pháp đo ảnh số

Chụp ảnh
Quét ảnh

Đo nối khống chế ảnh

Nắn ảnh, lập bình đồ ảnh
trực giao
Số hóa nội dung bản đồ địa
chính

Điều vẽ đối soát, đo vẽ
bổ sung
Biên tập, đánh số thửa, tính
diện tích

- Thành lập bằng phương pháp biên tập, biên vẽ, đo vẽ bổ sung chi tiết trên
nền bản đồ địa hình cùng tỉ lệ. Phương pháp này được dùng để đo vẽ bổ sung



cho các yếu tố ở khu vực đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công nghiệp, đất
chưa sử dụng ở khu vực đồi núi, duyên hải ở tỉ lệ 1:5000, 1:10000.
Sơ đồ 2.3: Phương pháp 1, 2, 3

Đo vẽ trên máy giải
tích
Đối soát đo vẽ bổ
sung

Biên tập, đánh số
thửa, diện tích
Phương pháp giải tích

Chụp ảnh hàng không

Lập lưới khống chế trắc
địa22

Đo nối khống chế

Đo vẽ trên máy toàn năng
chính xác

Tăng dày khống chế ảnh

Đối soát đo vẽ bổ sung
trên bản đồ giấy

Nắn ảnh


Biên tập, đánh số thửa,
tính diện tích

Lập bình đồ

Phương pháp đo vẽ trên
máy toàn năng chính xác

Điều vẽ yếu tố nội dung
bản đồ địa chính

Phương pháp phối hợp

3.2.7. Trình tự các bước thành lập bản đồ địa chính
Bước 1: Xác định khu vực thành lập bản đồ
Bước 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh
Bước 3: Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính,
đối chiếu thực địa và lập biên bản xác định địa giới hành chính các cấp theo mẫu
quy định.
Bước 4: Xác định nội dung đo vẽ( hoặc điều vẽ ảnh), ranh giới sử dụng đất,
loại đất và chủ sử dụng( ở khu vực đất ở đô thị và khu đất có giá trị kinh tế cao
phải lập biển bản xác định ranh giới thửa).


Bước 5: Thành lập lưới trạm đo( hoặc tăng dày điểm đo vẽ ảnh), đo vẽ chi tiết
nội dung bản đồ. Vẽ bản đồ, vẽ các bản trích đo( nếu cần thiết), đánh số thửa,
tính diện tích. Kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ.
Bước 6: Kiểm tra, sữa chừa và hoàn thành bản đồ địa chính cơ sở.
Bước 7: Hoàn thành các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính cơ sở.

Bước 8: Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã. Kiểm tra
diện tích theo bản đồ.
Bước 9: Lập bảng thống kê hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng
của từng thửa và giao nhận diện tích theo hiện trạng sử dụng hoặc chủ quản lý
theo quy định.
Bước 10: Lập bảng tổng hợp số thửa, số chủ sử dụng, diện tích của từng mảnh
bản đồ và theo đơn vị hành chính xã.
Bước 11: Lập bảng thống kê diện tích đất( hiện trạng sử dụng) nói chung và
thông kê diện tích đất nông nghiệp( theo hiện trạng sử dụng) nói riêng và xác
nhận diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính theo mẫu quy định.
Bước 12: Hoàn chỉnh các tài liệu, thủ tục pháp lý, kiểm tra nghiệm thu xác
nhận.
Bước 13: Đóng gói, chuyển tài liệu qua khâu đăng ký, xét, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất( hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở
hữu đất đối với đất đô thị ) và thống kê đất đai.
Bước 14. Hoàn chỉnh bản đồ địa chính theo kết quả cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Nhân bản, giao nộp để lưu trữ, bảo quản và khai thác.
3.2.8. Khái quát quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính.
Trong quá trình thành lập bản đồ địa chính bắt đầu từ công đoạn thành lập
lưới địa chính, lưới không chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết, lập hồ sơ kỉ thuật thửa đất
đến biên tập bản đồ địa chính gốc là do những người làm công tác đo đạc thực
hiện, công tác này được tiến hành phần lớn ngoài thực địa.
Các công đoạn thành lập bản đồ địa chính, in bản đồ sẽ được thực hiện nội
nghiệp, các công đoạn đăng ký, thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử


dụng đất, chỉnh sửa nội dung bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính là do những
người làm công tác quản lý ở các cấp thực hiện.
Trong sơ đồ công nghệ phải đảm bảo một nguyên tắc chung là: Sau mỗi công
đoạn phải thực hiện kiểm tra nghiệm thu thì mới thực hiện công đoạn tiếp theo

để tránh nhầm lẩn, sai sót.[2]
So với quy phạm thành lập bản đồ địa chính thì lưới khống chế đo vẽ
hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn để tiến hành đo vẽ chi tiết.
Trên địa bàn xã Diễn Đoài có 05 điểm GPS và các điểm quản lý đất đai cấp I
bao trùm. Đây là cơ sở để thiết kế lưới kinh vĩ phục vụ cho công tác đo đạc,
thành lập bản đồ địa chính. Trên cơ sở các điểm GPS và các điểm quản lý đất
đai cấp I trong khu vực, lưới kinh vĩ đã xí ngiệp đo đạc bản đồ số 07 thuộc Bộ
TNMT thành lập bằng công nghệ GPS, lưới gồm 107 điểm bao trùm toàn bộ xã.
Qua khảo sát và kiểm tra ngoài thực địa nhận thấy các điểm khống chế này đều
còn nguyên vẹn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính.
3.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ CẤP
GIẤY CNQSD ĐẤT
1- Luật đất đai năm 2003 (tài liệu [13]).
2- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai (tài liệu [14]).
3- Thông tư số: 01/2005/TT-BTNMT, ngày 13/4/2005 hướng dẫn thực
hiện một số điều Nghị định số: 181/NĐ-CP ngày 29/10/2005 của Chính phủ về
thi hành luật đất đai của Bộ tài nguyên và Môi trường (tài liệu [15]).
4- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính
phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy CNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (tài liệu [16]).
5- Nghị đình số 88/2009/NĐ-CP, ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tài liệu
[17]).


6- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất (tài liệu [18]).

7- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ
tục hành chính về lĩnh vực đất đai (tài liệu [19]).
8- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT, ngày 15/6/2007 hướng dẫn thực hiện
một số điều Nghị định số: 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (tài liệu
[20]).
9- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/1/2008 của
Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ (tài liệu [21]).
10- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT, ngày 22/10/2010 Quy định bổ sung
về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất (tài liệu [22]).
11- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính
phủ về lệ phí trước bạ (tài liệu [23]).
12- Quyết định số 252/2008/QĐ-UBND ngày 15/2/2008 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định bổ sung về cấp giấy CNQSD đất,
bồi thường bằng đất khi Nhà nước thu hồi đất và trình tự giải quyết tranh chấp,
khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An (tài liệu [24]).
13- Quyết định số 987/2006/QĐ-UBND ngày 30/5/2006 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định hạn mức sử dụng đất tại đô thị
nông thôn, hạn mức công nhân đất ở đối với thửa đất có vườn, ao của hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An (tài liệu [25]).
14- Quyết định số 737/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày
19/5/2010 ban hành quy định về lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Nghệ
An (tài liệu [26]).


15- Quyết định số 278/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày
09/3/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 737/2010/QĐUBND ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh Nghêi An ban hành quy định về lập hồ

sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (tài liệu [27]).
16- Tài liệu [8] phần II.
3.4 Quy trình thành lập bản đồ địa chính tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
3.4.1. Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc
Đo vẽ chi tiết là quá trình thu nạp nội dung bản đồ địa chính từ hiện trạng.
Sau khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm hiện
hành, sau đó tiến hành đo đạc chi tiết.[11]
Tại khu đo xã Diễn Đoài sử dụng máy toàn đạc điện tử DTM- 522, gương
NIKON do Nhật Bản sản xuất. Các máy móc, dụng cụ đo đạc đã được kiểm tra
đảm bảo độ chính xác trong khi đo đạc.
Trước khi đo vẽ chi tiết phải xác định được ranh giới thửa đất. Ranh giới
thửa đất được xác định bằng dấu sơn đỏ hoặc cọc mốc ranh giới. Các mốc ranh
giới này do người dân xác định có sự xác nhận của trưởng thôn đi cùng hoặc cán
bộ quản lý đất đai xã. Dấu sơn và cọc mốc ranh giới phải được lưu giữ lâu dài (ít
nhất là sau khi đã được kiểm tra, nghiệm thu bản đồ) và giao cho các chủ sử
dụng đất quản lý.
Tổ đo gồm 5 người: Một người đứng máy, một người vẽ sơ đồ, hai người
đi mia, một người đi xác định ranh giới thửa đất( vạch sơn) khu vực chuẩn bị đo
tiếp theo.
-

Quy trình đo vẽ chi tiết tại một trạm máy như sau:
+ Đặt máy tại 1 điểm khống chế đo vẽ trong khu đo và tiến hành định tâm
cân bằng máy chính xác.
+ Khởi động máy và gọi chương trình đo vẽ chi tiết.


+ Nhập tọa độ điểm trạm máy, điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao

gương.
+ Đặt gương vào điểm định hướng là điểm khống đã biết tọa độ, sau đó
đưa giá trị bàn độ ngang về 00.
+ Đặt gương tại các điểm chi tiết, tiến hành đo tọa độ các điểm chi tiết.
Kết quả đo được trực tiếp ghi trong file book của máy. Trong quá trình đo
vẽ người chịu trách nhiệm vẽ phải luôn sơ họa vị trí các điểm chi tiết phục vụ
cho việc nối điểm sau này. Sau một khoảng thời gian nhất định ta phải quay máy
về điểm định hướng để kiểm tra và phải kiểm tra thứ tự điểm đo chi tiết với
người vẽ sơ họa. Sau khi đo đạc chi tiết xong, số liệu đo được trút sang máy tính
nhờ phần mềm trút số liệu của máy DTM -522. Sử dụng phần mềm của hãng để
chuyển số liệu trị đo, số liệu từ dạng .EXE sang .TXT để làm việc trên phần
mềm Microstation và FAMIS.
3.4.2. Xử lý số liệu
Kết quả đo vẽ chi tiết được ghi trong bộ nhớ của máy đo, sau mỗi ngày đo
số liệu đo được trút sang máy tính nhờ phần trút số liệu. Sử dụng phần mềm
Topcon Link để trút số liệu trị đo ra file .txt và tính toán tọa độ các điểm đo chi
tiết để làm việc trên phần mềm Microstation và Famis.
Hình 4.3. Kết quả đo vẽ chi tiết được thể hiện trên
môi trường Notepad
File dữ liệu có dạng *.txt (ví dụ 2.txt) được trút từ máy DTM-522 có cột thứ
nhất là tên điểm, cột thứ 2 là tọa độ X, cột thứ 3 là tọa độ Y, cột thứ 4 là độ cao H
3.4.3. Thao tác cơ sở dữ liệu đo trên phần mềm MICROTATION và
FAMIS
3.4.3.1. Khởi động phần mềm MICROTATINON và FAMIS
- Khởi động
MICROTATINON tạo một file
mới có tên DCsontay.dgn
Khởi động phần mềm



×