Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

HỌC kì II tâm SOẠN l11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 41 trang )

Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn:
Tuần:

GV: Nguyễn Tâm
Ngày dạy:
Tiết:

Giáo án: GDCD

Năm học: 2014-2015

Bài 8. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Nêu được những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội và đặc điểm thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Về kĩ năng
Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó ở Việt
Nam.
3. Về thái độ
Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và
bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá,
năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng,
đất nước; Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II. CHUẨN BỊ


1. giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 11.
- Phiếu học tập, tranh ảnh...
- Trực quan, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tình huống.
2. Học sinh:
- SGK, Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Không kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu khái quát về nội dung của phân môn "Công dân với
các vấn đề chính trị - xã hội" và đưa ra một số gợi ý về phương pháp học tập phù hợp với đặc
thù và yêu cầu của môn học đối với phần học này.
3. Dạy bài mới
3.1. Giới thiệu bài học: (2 phút)
- GV: cho HS quan sát hình ảnh con tàu và bến cảng Nhà Rồng (Phụ lục 1)
- GV hỏi: Theo các em thì hành ảnh muốn nói đến sự kiện gì trong lịch sử của nước ta?
- HSTL:
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Vào ngày 5/6 tại bến cảng Nhà Rồng anh Nguyễn Tất
Thành ra đi tìm đường cứu nước, đến năm Năm 1920, sau 9 năm bôn ba tìm đường cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc khỏi đêm trường nô lệ, đồng thời
giúp nhân dân ta được tự do, hạnh phúc đó là con đường cách mạng vô sản, con đường tiến lên


chủ nghĩa xã hội. Từ đó, chủ nghĩa xã hội luôn là ngọn cờ vẫy Gợi Đảng và nhân dân ta vùng
lên giành những thắng lợi hết sức to lớn, đưa đất nước đến thống nhất, hòa bình và đang tiếp
tục hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Vậy chủ nghĩa xã hội là chế độ như
thế nào?, và những đặc trưng, tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội là gì? Thì bài học đầu tiên trong
phân môn "Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội" sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi
trên đây. Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
3.2. Tổ chức dạy học bài mới

TG
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
20p
Hoạt động 1 : Đàm thoại, thảo luận nhóm, giảng giải 1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc
để tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở
hội ở nước ta hiện nay
Việt Nam
* GV giảng giải
a. CNXH là giai đoạn đầu của xã
- Lịch sử của loài người đã và đang tìm đến một xã hội hội CSCN (đọc thêm)
tự do, ấm no và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Trong
cuộc hành trình ấy, loài người đã trải qua 4 chế độ xã hội
khác nhau : xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội chiếm
hữu nô lệ, xã hội phong kiến và xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, tất cả những chế độ trên đều chưa thể thỏa
mãn niềm mong ước của con người trong việc giải phóng
chính bản thân mình. Cuối cùng, với thắng lợi của cuộc
cách mạng tháng Mười Nga (1917) vĩ đại, loài người đã
chứng kiến một chế độ xã hội mới ra đời, đó là xã hội xã
hội chủ nghĩa. (GV cho học sinh tìm hiểu thêm ở SGK)
GV chuyển ý:Vậy xã hội xã hội chủ nghĩa là như thế
b. Những đặc trưng cơ bản của
nào, nó có điểm gì khác với các chế độ khác. Việc tìm
CNXH ở Việt Nam
hiểu và chỉ ra những đặc trưng của chế độ đó là hết sức
quan trọng. Thầy và trò chúng và cùng sang mục b.
- GV hỏi: theo em, chế độ XHCN ở Việt Nam có bao
nhiêu đặc trưng?
- HSTL:

- GV nhận xét, bổ sung: Ở nước ta, chế độ XHCN mà
Đảng và nhân dân ta xây dựng đã được xác định trong
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) gồm
có 8 đặc trưng, vậy 8 đặc trưng đó là gì thì cả lớp chúng ta
cùng thảo luận:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: GV chia lớp thành
4 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký và đại diện HS trình bày.
Các nhóm nhận phiếu học tập từ giáo viên, các nhóm
hoàn thành câu trả lời trên giấy A3 (Thời gian thảo luận 3
phút)
Nhóm 1:Em hay nêu các đặc điểm của các đặc trưng về
xã hội và chính trị của chế độ XHCN. Cho ví dụ minh họa
về mặt chính trị và xã hội.
- Đại diện nhóm 1 trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung.


- GVKL:
+ Mục tiêu xây dựng đất nước ta là : dân giàu, nước
mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh. Vậy, dân
giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh là
những mục tiêu không tách rời nhau, bổ sung cho nhau.
Đây là mục tiêu lâu dài bền vững, được thực hiện hóa
trong quá trình đổi mới đất nước trên con đường XHCN.
+ GV: do nhân dân lao động làm chủ
Cho học sinh quan sát hình ảnh để giải thích đặc trưng
chính trị của chế độ XHCN. (phụ lục 2)
Nhóm 2: Nêu đặc điểm của đặc trưng thứ 3,4(kinh tế văn hóa) của chế độ XHCN ở nước ta.Cho ví dụ minh
họa.
- HS đại diện trình bày, các nhóm nhận xét bổ sung
- GVKL:

+ Nền kinh tế phát triển cao, LLSX hiện đại, QHSX phù
hợp với LLSX.Ví dụ: Sản xuất hiện đại trong nông nghiệp
bằng máy móc như máy cắt lúa liên hợp, máy cày...
+ GV: Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
-GV đưa ra hình ảnh về đặc trưng văn hóa (phụ lục3) cho
HS quan sát.
Nhóm 3: Nêu đặc điểm của đặc trưng về con người và
dân tộc.Cho ví dụ để chứng minh.
+ GV hỏi: con người sống trong xã hội hiện nay khác gì
so với các xã hội khác.
+ HSTL:
+GVKL: Con người sống trong xã hội hiện nay đã giải
phóng khỏi áp bức, bất công và có cuộc sống tự do, ấm
no, hạnh phúc, phát triển toàn diện
+ Các dân tộc trong cộng đồng việt Nam, bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Nhóm 4: Nêu những đặc điểm của các đặc trưng xã hội
và đối ngoại của chế độ XHCN.Cho ví dụ
- Nhà nước pháp quền XHCN của dân, do dân, vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng và có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với nhân dân trên thế giới.
-Ví dụ chứng minh như: Việt Nam tham gia và các tổ
chức như: ASEAN, APEC, WTO..
* GV đặt những câu hỏi gợi ý để giúp HS tự phát biểu
những cảm nghĩ và nhận xét về 8 đặc trưng cơ bản trên
đây của chế độ XHCN ở nước ta.
-GV hỏi: Với những thành tựu của công cuộc xây dựng
đất nước sau khi thống nhất đến nay, chúng ta đã đạt được

- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh;

- Do nhân dân làm chủ;

- Có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc;

- Con người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng phát triển;

- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước trên thế giới.


12‘

những tiêu chí nêu trên hay chưa ? Vì sao ?
Gợi ý trả lời : chúng ta chỉ mới bước đầu đạt được
những yếu tố mầm mống của các tiêu chí kể trên. Bởi vì,
CNXH là một chế độ hết sức tiến bộ. Hơn nữa, chúng ta

xây dựng xã hội này từ một điểm xuất phát rất thấp (nền
nông nghiệp lạc hậu) và bị chiến tranh tàn phá nặng nề
nên phải mất rất nhiều thời gian để đạt được những mục
tiêu kể trên.
- GV chuyển ý: CNXH mà Đảng và nhân dân ta đang
xây dựng là một xã hội phát triển.Để đạt được như vậy thì
tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở nước ta được thể
hiện như thế nào.Thầy và trò cùng sang tìm hiểu phần 2.
Hoạt động 2 : Thuyết trình, tình huống để tìm hiểu 2. Quá độ lên CNXH ở nước ta
tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam
-GV:dẫn dắt
a. Tính tất yếu khách quan đi lên
Thời kì quá độ lên CNXH là thời kì cải biến sâu sắc CNXH ở Việt Nam
trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội.Nhằm chuyển
biến từ xã hội cũ lên xã hội mới.
Thời kỳ quá độ lên CNXH có 2 kiểu: trực tiếp và gián
tiếp.
+ Trực tiếp: các nước TBCN phát triển lên CNXH
+ Gián tiếp: từ các nước tiền TB hay các nước TBCN
trung bình lên CNXH.
-GV hỏi: Nước ta đi lên CNXH theo hình thức quá độ nào
trên đây.
-HSTL:
-GV nhận xét,bổ sung:
Quá độ lên CNXH ở nước ta bắt đầu năm 1954 ở miền
bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ
gián tiếp.
-GV hỏi: Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nước ta xây dựng theo chế độ xã hội nào.
-HSTL:

-GVKL:Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân Đảng và nhà nước ta lựa chọn con đương
XHCN.
Bởi vì: Đi lên CNXH đất nước mới độc lập, xóa bỏ khỏi
áp bức bóc lột,cuộc sống được tự do,hạnh phúc.
-GV cho học sinh tình huống:
Khi bàn về CNXH ở nước ta, có nhiều ý kiến cho rằng:
+ Ý kiến 1: Nước ta đi lên CNXH là do nước ta xuất phát
từ ý định chủ quan của con người.
+ Ý kiến 2: Nước ta đi lên CNXH là một tất yếu khách
quan.
- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm


Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến nào trên đây? Vì sao.
lịch sử của dân tộc.
-HSTL:
- Phù hợp với nguyện vọng của
đông đảo quần chúng nhân dân.
-GV nhận xét,bổ sung:Đồng tình với ý kiến:2
Bởi vì: phù hợp với điều kiện,đặc điểm,lịch sử của dân - Phù hợp với xu thế phát triển của
tộc, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.,xu thế thời thời đại.
đại.
- GV hướng dẫn HS tự đọc thêm phần 2.b

b. Đặc điểm thời kì quá độ lên
CNXH ở nước ta (đọc thêm)
4. Luyện tập, củng cố (6 phút)
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ: GV chuẩn bị bảng phụ về một số ô hàng
ngang, GV đọc câu hỏi và học sinh lên bảng điền vào ô chữ

- GV khái quát lại kiến thức trọng tâm về tám đặc trưng của CNXH ở Việt Nam thể hiện trên
các lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, con người, dân tộc, nhà nước và quốc tế. Việt Nam
đi lên CNXH là một tất yếu khách quan.
- GV kết luận toàn bài: GV hệ thống bằng sơ đồ tư duy
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
- Học sinh làm câu hỏi, bài tập 2, 3, 4, 5, 6 tr. 73 SGK.
- Đọc trước bài 9 Nhà nước XHCN phần 1 và 2 mục a.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.........................................................................


PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3


Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn: 01/01/2015
Tuần: 20

GV: Nguyễn Tâm Giáo án: GDCD
Ngày dạy: 6 -> 11/01/2015
Tiết: 19

Năm học: 2014-2015


Bài 9. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm.
1. Về kiến thức
- Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.
- Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nêu được bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.
3. Về thái độ
- Tôn trọng tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: - Năng lực phân tích, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá,
năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: - Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng,
đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Thiết
kế bài giảng GDCD 11.
- Kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, liên hệ thực tiễn, trắc nghiệm…
2.Học sinh:
- Đọc bài trong sách giáo khoa ( Trang 73 đến trang 77, sách GDCD lớp 11)
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn đinh lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Lời vào bài: (2’)

Ở tiết trước, các em đã tìm hiểu về CNXH. Chúng ta đã thấy, chỉ có đi lên CNXH thì con người
mới có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Vậy, từ khi lịch sử XH xuất hiện cho đến nay đã có 4 kiểu
nhà nước. Nhưng chỉ có nhà nước XHCN là có điểm ưu việt nhất so với các nhà nước khác. Bài học
này chúng ta sẽ học trong vòng 2 tiết. Tiết 1 thầy và trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nguồn gốc, bản
chất và thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
TG
9’

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: GV kết luận về nguồn gốc nhà nước 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà
và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của nhà nước
a) Nguồn gốc của nhà nước
nước.
Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện
- GV diễn giải: Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 5
chế độ tư hữu về TLSX, xã hội phân
hình thái XH khác nhau: Xã hội CSNT lên xã hội
hoá thành các giai cấp, mâu thuẫn
CHNL, xã hội PK, XHTBCN, XHCN. Nhưng chỉ có 4
giai cấp gay gắt không thể điều hoà.
xã hội có nhà nước là: nhà nước CHNL, nhà nước PK,


nhà nước TBCN, nhà nước XHCN.
- Sở dĩ, trong 4 chế độ xã hội này có nhà nước là vì có
giai cấp. Khi có giai cấp thì nhà nước ra đời.
GVKL về nguồn gốc của Nhà nước: Nhà nước chỉ ra
đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX khi xã hội
phân hóa thành giai cấp và mâu thuẫn càng ngày càng

gay gắt không thể điều hòa được.
GVKL và ghi bảng.
- GV liên hệ lấy ví dụ về vụ án Dương Chí Dũng tham
ô tài sản nhà nước để làm của riêng để giáo dục PCTN
cho HS
-GVgợi ý để giúp HS đọc thêm phần bản chất của nhà
nước. Bản chất giai cấp có hai nội dung:

b) Bản chất của nhà nước (Đọc
+ Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của thêm)
giai cấp này đối với giai cấp khác.
+ Nhà nước là bộ máy dùng để trấn áp đặc biệt của
giai cấp này đối với giai cấp khác.
GV chuyển ý sang mục 2. Chúng ta đã tìm hiểu qua và
biết được nguồn gốc, bản chất của nhà nước. Vậy còn
thực tiễn nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thì
như nào chúng ta cùng sang mục 2.
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình,
17’

2. Nhà nước pháp quyền XHCN
giải quyết tình huống để tìm hiểu thế nào là nhà Việt Nam
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, bản chất nhà a) Thế nào là nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam
nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- GV dẫn dắt: Cho đến nay, trong lịch sử xã hội loài
người đã có 4 kiểu nhà nước: nhà nước CHNL, nhà
nước PK, nhà nước TBCN, nhà nước XHCN.
- GV hỏi: Theo em, trong 4 kiểu nhà nước đó thì nhà
nước nào có nhà nước pháp quyền?

- HSTL:
- GV nhận xét, bổ sung: Nhà nước pháp quyền là nhà
nước TBCN và nhà nước XHCN.
- GV hỏi: Vì sao nhà nước PK có pháp luật mà không
có pháp quyền?


- HSTL:
- GV: Nhà nước phong kiến đã cho ra đời bộ luật
Hồng Đức, nhưng cũng không phải là nhà nước bởi vì
pháp luật thời kì phong kiến chỉ áp dụng cho nhân dân.
Còn đối với vua và quan lại bằng pháp luật. Cho nên,
vua và quan lại không bị khống chế bởi PL thì dẫn đến - Nhà nước pháp quyền XHCN : là
nhà nước PK không phải là nhà nước pháp quyền.
nhà nước của dân, do dân, vì dân,
quản lí mọi mặt đời sống xã hội
- GV hỏi: Theo em, nhà nước pháp quyền là gì?
bằng pháp luật do ĐCSVN lãnh đạo.
- HSTL:
- GV nhận xét, bổ sung: Là nhà nước quản lý mọi mặt
của đời sống xã hội bằng pháp luật.

b. Bản chất của nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam

- GV hỏi: Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội
chủa nghĩa ở Việt Nam là của ai?
- HSTL:
- GV nhận xét, kết luận: Là của dân, do dân, vì dân.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ để thể hiện pháp luật là của

dân, do dân và vì dân.
- Năm 2013 nước ta sửa đổi Hiến pháp, việc làm đầu
tiên của Nhà nước đó là lấy ý kiến của nhân dân từ tổ
dân phố đến xã, huyện, tỉnh, trung ương.
Vậy, ở địa phương em có làm như vậy không?
- GV diễn giải: pháp luật trong nhà nước pháp quyễn
XHCN là vì nhân dân.
- Ví dụ: bảo vệ quyền lợi nhân dân: sức khỏe, nhân
phẩm...
- Nhà nước ban hành nhiều chính sách chủ trương,
quan trọng nhất là pháp luật. Chỉ có quản lý bằng pháp
luật mới thể hiện một cách dân chủ và nghiêm minh.
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ: Đèn đỏ: mọi người
phải dừng lại, dù là người có chức có quyền cũng phải
chấp hành.Trường hợp đặc biệt: cấp cứu 115.114...
-GV đưa tình huống: (phụ lục1)
-HSTL:
-GV: nhận xét:
+ Ý kiến của các bạn trong lớp đúng khi cho rằng nhà
nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam,

- Nhà nước ta mang bản chất giai
cấp công nhân.
- Tính nhân dân rộng rãi và tính dân
tộc sâu sắc.


quản lý bằng pháp luật
+ Ý kiến của An vì cho rằng mọi nhà nước điều là nhà
nước pháp quyền, vì nhà nước PK là nhà nước nhưng

không quản lý bằng pháp luật.
Vậy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam do ai lãnh đạo?
HSTL:
GV kết luận: Do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
- GV hỏi:Vậy theo em nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Mang bản chất của giai
cấp nào?
HSTL:
GVKL: và ghi bảng
4. Củng cố, luyện tập: (10 phút)
GV tổ chức cho HS làm bài tập sau:
- Em hãy so sánh nhà nước pháp quyền xã hội Việt Nam và nhà nước pháp quyền tư sản (phụ lục2)
- GV tổ chức trò chơi: chia lớp thành 2 đội, giao nhiệm vụ và phổ biến luật chơi: hai đội hãy lấy ví dụ
thể hiện nhà nước của dân, do dân, vì dân. HS trình bày kết quả lên giấy A3. Đội nào làm xong trước
thì nhanh chóng trình bày kết quả lên bảng.
- GV khái quát lại nội dung bài học mà học sinh cần nhớ: Nguồ gốc của nhà nước, thế nào là nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam: là NN của dân, do dân, vì dân, quản lí mọi mặt đời sống xh
bằng PL do ĐCSVN lãnh đạo. Và mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi,
tính dân tộc sâu sắc.
5. Dặn dò, hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Học sinh làm câu hỏi, bài tập 1,3 tr. 80. SGK.
- Đọc trước bài 9 Nhà nước XHCN phần 2 mục b,c, phần 3
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Phụ lục
Phụ lục 1: Khi nghe nói nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. An suy nghĩ: Đúng rồi nhà nước ta là nhà nước pháp quyền là không gì lạ. Đã là nhà

nước thì phải quản lí xã hội bằng pháp luật. Vì thế nhà nước nào chẳng là nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, An lai nghe một số bạn trong lớp kể rằng: không phải đâu, lịch sử đã chứng minh không
phải nhà nước naò cũng là nhà nước pháp quyền.
An băn khoăn mãi nhưng chưa tìm ra câu câu trả lời?
Theo em suy nghĩ của An đúng hay của các bạn trong lớp là đúng? Vì sao?
Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội ở Việt nam?
Phụ lục 2: Giống nhau: điều là nhà nước pháp quyền
Khác nhau:
+ Nhà nước pháp quyền tư bản: thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ thống
trị giai cấp vô sản và các giai cấp khác.
+ Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước pháp quyền thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và bảo
vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.


Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn: 10/01/2015
Tuần: 21

GV: Nguyễn Tâm Giáo án: GDCD
Ngày dạy: 13 -> 18/01/2015
Tiết:
20

Năm học: 2014-2015

Bài 9. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Học xong tiết 2 bài này HS cần nắm.
1. Về kiến thức
- Nêu được chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN.
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.
3. Về thái độ
- Tôn trọng tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng,
đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Thiết
kế bài giảng GDCD 11.
- Kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, liên hệ thực tiễn, trắc nghiệm…
2.Học sinh:
- Đọc bài trong sách giáo khoa ( Trang 77 đến trang 80, sách GDCD lớp 11)
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn đinh lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là gì? Tại sao bản chất giai cấp công nhân của Nhà
nước ta lại bao hàm tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
3. Lời vào bài: (2’)
Nội dung tiết học trước đã cho chúng ta hiểu được sự khác biệt giữa Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam với các kiểu nhà nước trước đây. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là gì? Đó là chủ thể
sáng tạo ra nhà nước và chủ thể thụ hưởng những giá trị, thành quả do nhà nước mang lại. Nếu nhà
nước của các chế độ xã hội khác, chủ thể sáng lập và thụ hưởng là giai cấp thống trị thì ở nhà nước
XHCN, đó là toàn thể quần chúng nhân dân lao động. Từ đây, một vấn đề mới nảy sinh cần phải tìm

hiểu đó là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam chúng ta thực hiện những chức năng, nhiệm vụ gì
trong việc phản ánh tính nhân dân và tính dân tộc? Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là gì? Chúng ta cùng vào tìm hiểu tiết 2 bài 9.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
20’

Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp tư duy, trực 2. Nhà nước pháp quyền XHCN
quan tìm hiểu chức năng của Nhà nước pháp Việt Nam
a. Thế nào là nhà nước pháp quyền
quyền
GV tổ chức cho hs so sánh chức năng của Nhà nước bóc
lột và Nhà nước pháp quyền XHCNVN.
* Giai cấp bóc lột sử dụng bạo và trấn áp với mục đích
gì?
* Nhà nước pháp quyền XHCNVN tổ chức và xây dựng

xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Bản chất của NN pháp quyền
XHCN VN.
c. Chức năng của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chức năng của nhà nước pháp quyền


xã hội ntn?

10’


* Trong hai chức năng trên thì chức năng nào đóng vai
trò quyết định.
* HS liên hệ thêm từ thực tiễn.
- HS tiến hành so sánh trên giấy nháp, (thời gian làm
trong vòng 5 phút) sau đó đại diện trình bày, các em còn
lại theo dõi bổ sung.
- GV nhận xét và cung cấp thông tin phản hồi:
Chức năng
NN bóc lột
NNPQ
Bạo lực
Bảo vệ và duy
Chống lại g/c bóc
HCN
trì sự bóc lột của lột và các thế lực
và trấn áp
giai cấp thống trị thù địch, bảo vệ
với giai cấp bị
thành quả của c/m
trị
Tổ chức và
Đem lại sự giàu Xây dựng xã hội –
xây dựng
có và bóc lột
xây dựng nền văn
ngày càng nhiều hoá XHCN và con
cho giai cấp
người XHCN.
thống trị.

- GV hướng dẫn HS tự học, đọc thêm mục d. Vai trò của
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống
chính trị.
- GV chuyển ý sang mục 3: Quá trình xây dựng XHCN
ở Việt Nam chúng ta là một quá trình hết sức khó khăn,
đòi hỏi sự đồng lòng, đoàn kết của tất cả mọi người
dân. Vậy cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân
như thế nào chúng ta sang mục 3
Hoạt động 2: GV sử dụng PP vấn đáp để làm rõ
trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng nhà nước pháo quyền XHCN Việt Nam.
Gv: Theo em, mỗi công dân cần phải làm gì để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc?
HS trả lời GV hỏi tiếp: Em có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nhà nước
ta?

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt
động quyền lực của nhân dân trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Chức năng đảm bảo an ninh chính
trị và trật tự an ninh xã hội.

+ Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm
mưa gây rối, phá hoại, bạo loạn.
+ Ổn định chính trị, an toàn xã hội
để xây dựng và phát triển.

- Chức nằng tổ chức và xây dựng.


+ Xây dựng và quản lý nền kinh tế
+ Xây dựng và quản lý văn hoá, giáo
dục, khoa học.
+ Xây dựng và đảm bảo các chính
sách xã hội
+ Xây dựng hệ thống pháp luật
d. Vai trò của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam trong hệ thống
chính trị. (giảm tải)

3. Trách nhiệm của công dân trong
việc tham gia xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Tích cực tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc
- Rèn luyện đạo đức, học tập tốt,
sống lành mạnh.
- Ngăn ngừa VPPL, tuyên truyền
mọi người tin vào đường lối của
Đảng và NN.

4. Luyện tập, củng cố: (7’)
- GV khái quát lại nội dung kiến thức trọng tâm bài học: Các chức năng cơ bản của nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam
- GV cho HS đọc câu chuyện “Khác không mời mà đến” (Phụ lục) để liên hệ trách nhiệm của CD.
5. Dặn dò, hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
- HS về nhà học bài cũ, đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 10. Nền dân chủ XHCN (tiết 1). Tìm hiểu
khái niệm về dân chủ, bản chất của nhà nước XHCN và nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................


Phụ lục
Khách không mời mà đến
Màn đêm đã buông xuống khu nhà ga. Vì có việc riêng, em Nguyễn đang lững thững trên đường
cái.
Một nhóm người mặt đồ đen, vẻ khả nghi xuất hiện rồi vụt rẽ vào nhà ông Đang. Khách vừa vào
thì cánh cửa đóng sập lại. Sự việc đólàm cho Nguyễn phải lưu ý.
Em đang mãi suy nghĩ thì có tiếng xì xào sau một toa tàu, rồi một ánh đèn pin lóe lên.
Nguyễn nép người vào bên một góc tường, theo dõi. Ánh đèn vòng qua toa xe rồi tứt ngấm và sau đó
là những tiếng đạp vào thành xe rất gấp.... Nguyễn hồi hộp... “Hắn là quân gian âm mưu ăn cắp hàng
của Nhà nước; phải đi báo cho các chú công an biết!”. Nhưng em chợt nghĩ: “Đường còn xa, mình
quay lại thì chúng đã tẩu thoát rồi”. Em đành nán lại.
Kẻ gian nạy xong cửa toa, vần xuống ba kiện hàng rồi vác đi như chạy. Qua hình dáng, Nguyễn
nhận ra một tên lưu manh trong phố. Nguyễn lao theo, trong đêm tối mờ ảo, những bóng đen lúc ẩn
lúc hiện rồi mất hút trong nhà ông Đang...
Thế là bọn gian phi bị vạch mặt. Tinh thần cảnh giác cao và ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước của
chú bé Nguyễn được đồn biên phòng công an biểu dương nhiệt liệt.
(Theo Báo TNTP – 1972)
Câu hỏi:
1. Trong câu chuyện trên, suy nghĩ nào đã khiến Nguyễn thực hiện các hành động ứng phó với những
kẻ trộm.
2. Điều đáng quý nhất trong hành động của Nguyễn là gì?
3. Hành động của Nguyễn làm chúng ta liên tưởng đến những phong trào nào đang được tuyên

truyền, vận động trong thực tế hiện nay?.


Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn: 18/01/2015
Tuần: 22

GV: Nguyễn Tâm Giáo án: GDCD
Ngày dạy: 20 -> 25/01/2015
Tiết:
21

Năm học: 2014-2015

Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
Học xong tiết 1bài này học sinh cần đạt được
1. Về kiến thức:
- Hiểu được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Hiểu được nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị
2. Về kỹ năng
- Biết được thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực chính trị.
3. Về thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu
xuyên tạc, chống phá dân chủ xã hội chủ nghĩa.

4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng,
đất nước.

II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 11; Sách giáo viên GDCD lớp 11; phiếu học tập…
- Phương pháp chủ yếu là: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm…
2. Học sinh:
- Đọc sách giáo khoa GDCD lớp 11, tài liệu cần thiết...
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (4')
Câu hỏi: Theo em, công dân có trách nhiệm gì trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam?
3. Lời vào bài: (2’)
Điều 54 hiến pháp năm 1992 quy đinh: “ Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, nam
nữ, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước theo quy định của pháp luật”
Đây là quyền tự do, dân chủ của công dân trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Vậy dân chủ là gì? Bản
chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Đảng, nhà nước, nhân dân ta đang xây dựng nền dân chủ như thế
nào? Để trả lời những câu hỏi đó hôm nay thầy, trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu. Bài 10 Nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ( tiết 1)
Thời
Họa động giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
gian
Hoạt động 1: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình giúp HS tìm 1. Bản chất của nền dân
10’
hiểu khái niệm dân chủ.
chủ xã hội chủ nghĩa.
GV: Năm nay các em đang là HS lớp 11,vậy trong lớp các em đội a.Dân chủ là gì?
ngũ BCH,BCS lớp do các thầy, cô giáo chủ nhiệm chỉ định hay do
các em trực tiếp bầu ra?

Dân chủ là quyền lực thuộc
HS trả lời:
về nhân dân,là quyền làm
GV: Vậy các em trực tiếp bầu ra mang tính chất gì?
chủ của nhân dân trong các
HS trả lời:
lĩnh vực đời sống xã hội của
GV: Việc làm đó mang tính chất dân chủ,vậy dân chủ là gì?
đất nước.
GV giảng giải: Khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp,nhà nước
thì vấn đề dân chủ sẽ xuất hiện.Các thành quả dân chủ mà nhân loại
đạt được chính là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài của nhân
dân lao động chống lại chế độ áp bức,bóc lột,bất công.
GV liên hệ lấy ví dụ về Hội nghị Diên Hồng
GV hỏi:Vậy qua sự phân hợp với nghiên cứu SGK em nào có thể
cho biết dân chủ là gì?
HS trả lời:
GVKL và ghi bảng:


15’

GV: Vậy em có thể lấy một vài ví dụ về dân chủ mà em biết?
HS trả lời:
GV nhận xét bổ sung:
- 6/1/1946 lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân Việt Nam cầm lá
phiếu đi bầu cử thể hiện quyền dân chủ của nhân dân.
- Đầu năm học mới các em đã tiến hành bầu cử BCS,BCH chi
đoàn.Đây cũng là một hình thức dân chủ.
GV hỏi: Bằng kiến thức của mình em nào có thể cho biết xã hội loài

người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế - xã hội nào ?
HS trả lời:
GVKL: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái
kinh tế - xã hội: CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN
GV hỏi: Trong 5 hình thái kinh tế - xã hội đó,đã tồn tại những hình
thức dân chủ nào?
HS trả lời:
GVKL: Chúng ta đã tìm hiểu khái niệm dân chủ,đó là hình thức nhà
nước gắn liền với giai cấp thống trị,căn cứ vào đó ta biết được tương
ứng với các hình thái kinh tế - xã hội sẽ có những hình thức dân chủ
là:
- Chiếm hữu nô lệ - nền dân chủ chủ nô.
- Tư bản chủ nghĩa – nền dân chủ tư sản.
- Xã hội chủ nghĩa – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Riêng chế độ cộng sản nguyên thủy,do chưa xuất hiện nhà nước,giai
cấp nên dân chủ ở đây chỉ mang tính chất sơ khai,chất phác,ngây
thơ. Còn chế độ phong kiến là chế độ chuyên chế,đó là nề chuyên
chính của giai cấp địa chủ và tầng lớp vương công quý tộc,của các
chúa đất. Đây là giai đoạn phong kiến tập quyền,toàn bộ quyền lực
thuộc về nhà vua. Vua được coi là “con trời”,có quyền lực tối cao.
Mọi người còn lại chỉ là thần dân,chỉ có cái quyền “phục tùng”. Do
đó nhà nước phong kiến không phải là nhà nước dân chủ,chế độ
phong kiến không phải là chế độ dân chủ.
GV hỏi: Em có nhận xét gì giữa nền dân chủ chủ nô,dân chủ tư sản
và nền dân chủ vô sản?
HS trả lời:
GVKL: Nền dân chủ chủ chủ nô,dân chủ tư sản mang bản chất giai
cấp chủ nô và giai cấp tư sản,quyền lực dân chủ thuộc về chủ nô và
tư sản,còn nhân dân không có quyền lực thực sự. Còn nền dân chủ
vô sản ra đời và từng bước phát triển khi chính quyền nhà nước của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực sự được thành lập.Sự
hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển
mới về chất so với các nền dân chủ trước đó.Nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân,được thực
hiện chủ yếu bằng nhà nước do ĐCS lãnh đạo.
- GV chuyển ý: Mỗi nền dân chủ điều có những đặc điểm riêng, ở
nền dân chủ XHCN chúng ta đã biết được những ưu điểm của nó,
vậy bản chất ra sao chúng ta sang mục b
Hoạt động 2: Thuyết trinh kết hợp thảo luận nhóm để tìm hiểu
bản chất của nền dân chủ XHCN.
GV tổ chức TLN: chia lớp thành 5 nhóm,mỗi nhóm tự cử nhóm
trưởng, thư kí để diều hành thảo luận nhóm. GV phát phiếu học tập
cho từng nhóm ( thời gian 4 phút).
Nhóm 1: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? Chứng
minh.
Nhóm 2: Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là gì?
Nhóm 3: Vì sao nói nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác –
Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội? Ở nước ta còn gắn với hệ

b. Bản chất của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
- Là nền dân chủ của quảng
đai quần chúng nhân dân lao
động.
- Được thực hiện chủ yếu
bằng nhà nước.
- Dưới sự lãnh đạo của ĐCS.



8’

tư tưởng nào nữa?
Nhóm 4: Dân chủ XHCN là nền dân chủ cho ai? Có phải cho một
giai cấp không,vì sao?
Nhóm 5: Vì sao dân chủ xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với pháp
luật, kỷ luật, kỷ cương?
HS các nhóm tiến hành thảo luận
GV: hết thời gian thảo luận, từng nhóm trình bày và tranh luận.
GV nhận xét kết luận:
UNhóm 1: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân.
Năm 1930 ĐCSVN ra đời với đội tiên phong là giai cấp công nhân
Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi to lớn
trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Đưa nước ta thành một nước
độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa,người dân được hưởng tự
do,làm chủ nước nhà.Giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ có sự
thống nhất với dân tộc về lợi ích cơ bản mà còn ý thức đầy đủ về sự
cần thiết “đặt lợi ích giải phóng dân tộc lên cao hơn hết thảy”. Nên
Đảng của GCCN đã trở thành đội tiên phong của cả dân tộc.Chỉ có
sự lãnh đạo của Đảng thì GCCN và nhân dân lao động mới đấu
tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu.
+ Nhóm 2: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về TLSX.Khác với các nề dân chủ trước,dân chủ chủ nô và dân chủ
tư sản thì TLSX chủ yếu nằm trong tay giai cấp chủ nô và giai cấp
tư sản.Còn nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về TLSX. GCCN và nhân dân lao động làm chủ nền sản xuất và chi
phối mọi mặt của đời sống xã hội.Trong các lĩnh vực của nền dân
chủ XHCN thì thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa
cơ bản.Bởi vì chỉ khi nào người lao động thực sự làm chủ về kinh tế
thì khi đó họ mới có dân chủ thực sự.

+ Nhóm 3: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin làm
nền tảng tinh thần của xã hội vì đây là học thuyết tiến bộ nhất,khoa
học nhất,cách mạng nhất của GCCN, nó đại diện cho quyền lợi và
lợi ích của toàn thể quần chúng nhân dân lao động
- Ở nước ta còn gắn với hệ tư tưởng đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.
+ Nhóm 4: Dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động.
Nếu như nền dân chủ chủ nô,dân chủ tư sản thì dân chủ thực sự
thuộc về chủ nô và tư sản thì nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của
quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Đây là nền dân chủ rãi
nhất và triệt để nhất trong lịch sử. Mọi người dân được hưởng dân
chủ thực sự, được chăm lo tạo điều kiện phát triển toàn diện.
+ Nhóm 5: Dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật,kỷ luật,kỷ
cương.Vì chúng không bài trừ, phủ định lẫn nhau mà chúng nằm
trong sự thống nhất biện chứng,là điều kiện để tồn tại và phát triển
của nhau.Nếu những hành vi vi phạm quyền dân chủ của nhân dân
không được xử lý thì dân chủ không được thực hiện.
GV chuyển ý: Nền dân chủ XHCN không thể có đầy đủ khi giai cấp
công nhân và nhân dân lao động vừa giành chính quyền. Mà phải
trải qua một quá trình hình thành, phát triển và từng bước hoàn
thiện. Quá trình đó diễn ra trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội. Vậy nội dung của các lĩnh vực đó ra sao? Chúng ta tìm
hiểu phần 2
Hoạt động 2: Bằng phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại để
làm rõ nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
GV: Để tìm hiểu nội dung này hành thảo luận nhóm.
Chia lớp thành nhiều nhóm tương ứng với câu hỏi.
Thảo luận trong vòng 3 phút.
Phát phiếu thảo luận cho HS (phụ lục 1)


- Nền dân chủ XHCN mang
bản chất GCCN.

- Nền dân chủ XHCN có cơ
sở kinh tế là chế độ công
hữu về TLSX.

- Nền dân chủ XHCN lấy hệ
tư tưởng Mác – Lênin làm
nền tảng tinh thần của xã
hội.
- Dân chủ XHCN là nền dân
chủ của nhân dân lao động.

- Dân chủ XHCN gắn liền
với pháp luật,kỷ luật,kỷ
cương.

2. Xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
a. Nội dung cơ bản của dân
chủ trong lĩnh vực Kinh tế.
(Đọc thêm)


- HS thảo luận:
- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- GV: Hết thời gian thảo luận, các nhóm lên trình bày kết quả và các
nhóm khác bổ sung.

- GV: Nhận xét kết quả của các nhóm và kết luận bằng sơ đồ trực
quan (phụ lục 2).
- GV: Vừa trình bày nội dung vừa lấy ví dụ minh hoạ.
+ Điều 54 hiến pháp 1992 quy định tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi
trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội cơ quan quyền lực của Nhà nước, theo quy định của pháp
luật.
+ Báo chí đưa tin chống tiêu cực (tham ô, tham nhũng như Nguyễn
Chí Dũng, Huyền Như…)

b. Nội dung cơ bản của dân
chủ trong lĩnh vực Chính trị.
- Mọi quyền lực thuộc về
nhân dân
- Biểu hiện:
+ Ứng cử, bầu cử vào cơ
quan quyền lực nhà nước.
+ Tham gia quản lý nhà
nước.
+ Quyền kiến nghị; giám sát,
tố cáo, khiếu nại…
+ Tự do ngôn luận, báo chí
thông tin

4. Luyện tập, củng cố: (3’)
- GV khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học về thế nào là dân chủ và bản chất của nền dẫn chủ xã hội chủ
nghĩa
- GV tổ chức cho HS làm bài tập: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ:
Phương án lựa chọn
Đúng

Sai
A. Phát triển cao nhất trong lịch sử
B. Rộng rãi nhất và triệt để nhất
C. Tuyệt đối nhất trong lịch sử
D. Hoàn bị nhất trong lịch sử
5. Dặn dò, hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
- HS học bài cũ: thế nào là dân chủ, bản chất của nền dân chủ XHCN, nội dung dân chủ trong lĩnh vực chính
trị
- HS về nhà tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài học đó là: Dân chủ trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, hình
thức dân chủ trực tiếp, gián tiếp

Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Phụ lục 1
NỘI DUNG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN
TROGNG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Lĩnh vực
Chính trị

Nội dung

Ví dụ
.

Phụ lục 2
NỘI DUNG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XHCN
TROGNG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Lĩnh vực
Chính trị

Nội dung
Ví dụ
- Mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
- Bầu cử Quốc hội.
- Biểu hiện:
- Báo chí đưa tin
+ Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực Nhà chống tiêu cực.
nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Tham gia góp ý kiến dự
+ Tham gia quản lí Nhà nước.
thảo Hiến pháp, pháp luật.
+ Quyền kiến nghị.
+ Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin.
+ Giám sát, tố cáo, khiếu nại.


Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn: 20/01/2015
Tuần: 23

GV: Nguyễn Tâm Giáo án: GDCD
Ngày dạy: 26->30/01/2015
Tiết: 22

Năm học: 2014-2015

BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong tiết 2 bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh văn hoá, xã hội ở nước ta trong xã hội hiện nay.
- Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp
2. Về kĩ năng:
Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình.
3. Về thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi,
luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ XHCN.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Thiết kế bài
giảng GDCD 11.
- Kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,
liên hệ thực tiễn, trắc nghiệm…
2.Học sinh:
- Đọc bài trong sách giáo khoa (Trang 81 đến trang 89, sách GDCD lớp 11)
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì? Vì sao nói dân chủ
xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử?
3. giới thiệu vào bài (2’)
Như chúng ta đã biết, mỗi nền dân chủ đều là sản phẩm, thành quả của quá trình phát triển lâu

dài của lịch sử, nó kế tục những tinh hoa của thời kỳ trước và phát triển trong điều kiện lịch sử đương
thời. Nhân loại đã trải qua 3 chế độ dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ vô sản. Nền
dân chủ vô sản như Lê nin đã từng nói: “Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản
nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”.
Phidel Castrô đã từng nói: “Muốn biết dân chủ như thế nào, xin mời các bạn hãy đến Việt
Nam”. Vậy nền dân chủ ở nước ta được xây dựng như thế nào? Nó có những ưu việt gì và có những
hình thức dân chủ nào mà lại được vị chủ tịch nước Cuba đánh giá cao như vậy? Để hiểu rõ những ẩn
ý trong câu nói đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2 bài 10
TG
18’

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Bằng phương pháp đàm thoại,
thuyết trình tìm hiều nội dung dân chủ trong
lĩnh vực văn hóa, xã hội.
- GV: Đưa bao lì xì ra và hỏi đây là gì các em
- HSTL: Bao lì xì
- GV: vậy các em thường thấy bao lì xì ở đâu

NỘI DUNG CHÍNH
c. Trong lĩnh vực văn hóa
* Nội dung:
- Thực hiện quyền làm chủ của công dân
trong lĩnh vực văn hóa
* Biểu hiện


- HSTL: Trong dịp tết Nguyên Đán
- GV: Tết nguyên đán đó là một trong những lễ hội
truyền thống đặc biệt của dân tộc, một nén văn hóa

đã có từ lâu đời
- Em nào có thể cho thầy hỏi là tết Nguyên Đán các
em sẽ được những gì?
- HSTL: Được nghĩ học, mặt áo mới, được lì xì, …
Như vậy nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là
gì?
HSTL, GVKL và gi bảng
- Qua sự phân tích ví dụ trên em nào cho thầy biết
dan chủ trong lĩnh vực văn hóa được biểu hiện như
thế nào?
- HSTL, GVKL và ghi bảng và lấy ví dụ phân tích
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa
Ví dụ: Khánh Hòa tổ chức lễ hội tháp bà Ponega,
hay lễ hội biển… các em có được tham gia không?
- HSTL:
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn
hóa……
Vd: nếu em viết một bài thơ, văn gửi lên báo Mực
Tím, được đăng báo thì các em sẽ được tiền gì?
- HSTL: Tiền nhuận bút
+ Quyền sáng tác phê bình,…..
Vd: Thời gian qua trên mạng xuất hiện một cô giá
bằng tuổi các em thường tung những hình ảnh clip
“ngông” đố các em là ai?
HSTL: Bà Tưng
- GV: Vậy em có nhận xét gì về cô gái này
- HSTL, GVKL: Cô gái ấy muốn nổi tiếng mà tung
những hình ảnh phản cảm, không phù hợp với văn
hóa Việt Nam nên sau vài giây đăng tải lên
facebook hàng nghìn lời nhận xét, “ném đá” cô gái

ấy.
GV chuyển ý: Đó là biểu hiện của dân chủ trong
lĩnh vực văn hóa, còn trong lĩnh vực xã hội như thế
nào ta sang mục d
- GV: Qua việc nghiên cứu sgk em nào cho thầy
biết nội dung DC trong lĩnh vưc XH là gì?
HSTL. GVKL và ghi bảng: Đảm bảo những quyền
XH của công dân
- GV: Theo em trong lĩnh vực xã hội công dân có
những quyền nào?
- HSTL, GVKL phân tích
+ Quyền lao động
Vd: Theo luật lao động công dân từ đủ 15 tuổi trở
lên được kí lao động ngắn hạn, đó là lao động dưới
12 tháng
+ Quyền bình đẳng nam nữ
- GV: EM nào có thể cho thầy biết một số người
phụ nẵ tham gia vào hoạt động xã hội, đương trách
những chức vụ lớn?
- HSTL. GV bổ sung: Phó chủ tịch nước Nguyễn

+ Quyền được tham gia vào đời sống văn
hóa
+Quyền được hương cáC lợi ích ..

+Quyền được sáng tác,phê bình,….

d. Trong lĩnh vực xã hội
* Nội dung
- Đảm bảo những quyền xã hội của công

dân
* Biểu hiện:

- Quyền lao động
- Quyền bình đẳng nam, nữ


15’

Thị Doan, bộ trưởng bộ y tế, trong lịch sử có hai
nhân vật Hai bà Trưng,…
- Quyền được hưởng an toàn,….
Vd: Các em có được tham gia đóng bảo hiểm y tế
ko, bảo hiểm xã hội ko…cd khi tham gia đóng bảo
hiểm thất nghiepj sau một năm sẽ được đảm bảo về
nhiều quyền lợi.
+ Quyền được bảo đảm về chế độ bảo vệ sức khỏe
Vd: trẻ em từ lúc sinh ra đến dưới 6 tháng tuổi được
khám và chữa bệnh miến phí
+ Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh
thần,…
Vd: giáo viên, công nhân viên tham gia lao động
nhà nước sau này về hưu được nhân lương gì các
em?
- HSTL:
Hay những lúc ốm đau được thăm hỏi động viên
kịp thời.
+ Quyền được bình đẳng về nghĩa vụ,….
- GV chuyển ý: Dân chủ được biểu hiện cụ thể
thông qua các lĩnh vực mà chúng ta đã phân tích

thông qua mấy hình thức, đó là những hình thức
nào chúng ta sang mục 3
Hoạt động 2: Bằng PP TLN, trò chơi thuyết
trình, trực quan tìm hiểu hai hình thức cơ bản
của dân chủ
- GV: Các em là học sinh lớp 11 rồi, chắc hẳn vào
đầu năm học, lớp chúng ta đã tiến hành bầu BCS,
BCH Chi Đoàn đúng không? Vậy em hãy cho biết
lớp ta bầu BCS, BCH theo hình thức như thế nào?
- HS: Trả lời.
- GV: KL: Chúng ta đã tiến hành bỏ phiếu kín. Ta
gọi đó là hình thức dân chủ trực tiếp, trực tiếp vì do
chính các em tự mình bỏ phiếu để lựa chọn những
bạn ưu tú, có năng lực để quản lý và điều hành lớp.
- GV tổ chức TLN: Chia lớp thành 4 nhóm, quy
định thời gian thảo luận, giao câu hỏi thảo luận:
+ Nhóm 1: Dân chủ trực tiếp là gì? Có những hình
thức dân chủ trực tiếp nào? Cho ví dụ minh họa.
+ Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? Hãy nêu
ví dụ về những hình thức dân chủ gián tiếp mà em
biết.
+ Nhóm 3: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
có mối quan hệ như thế nào? Mặt nào còn hạn chế?
Giải pháp khắc phục?
+ Nhóm 4: Là học sinh, em đã làm gì để thực hiện
nếp sống dân chủ?
- HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV: KL từng nhóm và viết bảng sau mỗi nhóm
trình bày ( Khái niệm em có thể ghi “SGK”)
N1: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà

trong đó mọi công dân trực tiếp tham gia vào các
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quyền đảm bảo an toàn xã hội, bảo
hiểm xã hội.

-Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức
khỏe
- Quyền đảo bảo về vật chất và tinh thần
khi không còn khả năng lao động…

+ Quyền được bình đẳng về nghĩa vụ.

3. Những hình thức cơ bản củ dân chủ
a. Dân chủ trực tiếp
* Khái niệm: (SGK)
* Hình thức thể hiện phổ biến:
- Trưng cầu dân ý
- Bầu cử QH và HĐND các cấp
- Nhân dân tự quản và thực hiện các
hương ước
b. Dân chủ gián tiếp
* Khái niệm: (SGK)
* Hình thức thể hiện phổ biến:
- Thực hiện hóa quyền làm chủ của nhân
dân


- Hình thức thể hiện phổ biến
- Trưng cầu dân ý

- Bầu cử QH và HĐND các cấp
- Nhân dân tự quản và thực hiện các hương ước
N2:Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) là hình
thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình,
tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua hoạt
động của những người đại diện, cơ quan đại diện
của mình.
- Hình thức thể hiện phổ biến
Ví dụ như lớp ta có hư một bóng đèn, máy quạt,…
ko thể cả lớp kéo lên phòng Hiệu trưởng phản ánh
được mà là lớp trưởng hoặc bí thư phản ánh
N3: - Hai hình thức có mối quan hệ với nhau, bổ
sung làm tiền đề cho nhau
- GV tổ chức trò chơi nhanh tay nhanh mắt để giúp
HS phân biệt hai hình thức dân chủ
N4:- Là công dân Là học sinh – thế hệ trẻ, người
làm chủ tương lai của đất nước chúng ta cần phải:
+ Thực hiện tốt nếp sống văn hóa nơi công cộng.
+ Nhận thức đúng và phát huy quyền làm chủ của
mình như đi bầu cử khi đến tuổi (18 tuổi có quyền
bầu cử, 21 tuổi có quyền ứng cử).
+ Tôn trọng quyền làm chủ của người khác.
+ Đấu tranh, phê phán những biểu hiện tiêu cực, tự
do vô kỉ luật, vi phạm quyền dân chủ của người
khác.
+ Chấp hành tốt nội quy, quy chế học tập và sinh
hoạt của nhà trường…
4. Củng cố, luyện tập: (4’)
- GV khái quát lại kiến thức HS cần ghi nhớ về nội dung và biểu hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa,
xã hội. Đặc biệt là hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Cho học sinh làm bài tập tình huống sau:
Trong buổi họp lớp đầu năm học lớp 12, khi ban cán sự lớp (cũ) đưa ra danh sách các bạn được đề cử
để bầu ban cán sự lớp năm học mới, giữa lúc chưa ai phát biểu thì bạn Long ghé tai bạn An ngồi bên
cạnh nói: “Ôi dào, năm nay là năm cuối cấp, việc học là chính, ai làm cán bộ mà chả được. Ai góp ý
thì góp, còn tôi ngồi nghe…”
Bạn An cũng nói: “Bầu cử cho có thôi chứ ai làm thì đã được chỉ định từ trước rồi…”
Em có nhận xét gì về ý kiến của hai bạn? Vì sao? Hãy rút ra kết luận cho bản thân.
5. Dặn dò, hướng dẫn tự học ở nhà: (2’)
- HS về nhà học nội dung dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực xã hội và các hinh thức cơ bản của
dân chủ
- HS về nhà tìm hiểu trước về dân số nước ta hiện nay là bao nhiêu, tỷ lệ Nam – Nữ địa phương
Khánh Hòa của chúng ta hiện nay.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................


Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn:
Tuần:

GV: Nguyễn Tâm
Ngày dạy:
Tiết:

Giáo án: GDCD


Năm học: 2014-2015

Bài 12: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 1 bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức
- Nêu được mục tiêu, phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay.
2. Về kĩ năng
- Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số phù hợp với khả năng của bản thân
3. Về thái độ
- Tin tưởng và chấp hành chính sách dân số; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số ở
nước ta
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Thiết kế
bài giảng GDCD 11.
- Tranh ảnh, sơ đồ trực quan…
- Kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, liên hệ thực tiễn, trắc nghiệm…
2. Học sinh:
- Đọc bài trong sách giáo khoa (Trang 90 đến trang 92, sách GDCD lớp 11)
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Vì sao nói, trong các nền dân chủ đã từng tồn tại trong lịch sử xã hội loại người thì chỉ có

dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất
3. giới thiệu vào bài (2’)
Dân số và giải quyết việc làm là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vậy
tình hình dân số và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
những mục tiêu và phương hướng gì cho vấn đề dân số và giải quyết việc làm?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Bằng phương pháp đàm thoại, thuyết trình 1. Chính sách dân số.
5’
Tìm hiểu tình hình dân số ở nước ta dân số
a. Tình hình dân số nước ta
GV hỏi: Theo em dân số là gì?
(Đọc thêm)
HS trả lời:
GVKL: Dân số là số dân sống trong một lãnh thổ nhất định
tại một thời điểm xác định. Dân số Việt Nam tính đến hết
năm 2011 gần 87 triệu người
GV: Một nước có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư
hợp lý để phát triển nhanh và bền vững thì phải có chính
sách dân số đúng đắn. Đảng và Nhà nước ta coi chính sách
dân số là một bộ phận trong chiên lước phát triển của đất
nước, là yếu tố cơ bản để nâng caochất lượng cuộc
sống.Hiện nay tình hính dân số đang là vấn đề đòi hỏi toàn
nhân loại phải giải quyết, Việt Nam cũng không nằm ngoài
ngoại lệ đó.


25’


GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu tình hình dân số nước ta
hiện nay.
GV khái quát: Tình hình dân số nước ta hiện nay là
- Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh
- Kết quả giảm sinh chưa vững chắc
- Chất lượng dân số thấp
- Mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lý.
- GV: Dân số đông, tăng nhanh có ảnh hưởng như thế nào
đến đời sống, xã hội
- Kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế.
- Sức ép đối với vấn đề việc làm.
- Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- Chất lượng cuộc sống thấp......
- GV chuyển ý: Đứng trước thực trạng đó Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra mục tiêu và phương hướng như thế nào?
chúng ta sang mục b
Hoạt động 2: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp tìm hiểu
mục tiêu, phương hướng của chính sách dân số.
GV hỏi: Xuất phát từ yêu cầu của phát triển của đất nước,
mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta hiệnnay là gì?
HSTL:
GVKL và ghi bảng: Mục tiêu của chính sách dân số của
nước ta hiện nay là:
-Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số
-Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số hợp lý
-Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn nhân lực
cho đất nước.
- GV: Những mục tiêu trên thể hiện điều gì?
HS trả lời:
GV KL: Giải quyết mục tiêu trước mắt nhưng cũng thể hiện

chiến lược mang tính lâu dài, nhằm ổn định quy mô, cơ cấu
dân số và phân bố dân cư hợp lý. Mục tiêu của chính sách
dân số là giải quyết một cách toàn diện vấn đề dân số, đặt
con người vào vị trí trung tâm, phát triển nguồn nhân lực
cho đất nước.
GV hỏi: Để đạt được mục tiêu trên Nhà nước ta cần tập
trung những phương hướng nào?
HSTL:
GVKL và ghi bảng.
GV: Phân tích từng phương hướng cho HS hiểu.
-Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý.Tăng cường sự
phối hợp giữa các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương,
có sự phối hợp giữa y tế, văn hóa, dân số, huy động toàn xã
hội tham gia
VD:
+ Mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con, khoảng cách là 5
năm.
+ Hội nghị tuyên truyền viên về công tác tuyên truyền dân
số, nhằm huy động toàn xã hội cùng tham gia.
+ Tổ chức lớp học về kế hoạch hóa gia đình.
GV: -Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền , giáo dục với
những nội dung, hình thức đa dạng.......
GV: Theo em, Đảng và Nhà nước ta đã tuyên truyền bằng

b. Mục tiêu cơ bản để thực
hiện chính sách dân số.

+ Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng
dân số
+ Ổn định quy mô, cơ cấu dân

số
+ Phân bố dân số hợp lí
+ Nâng cao chất lượng dân số


cách nào?
HSTL:
GVKL: Đảng và Nhà nước đã tuyền truyền giáo dục qua
các phương tiện thông tin đại chúng như: Loa, đài phát
thanh hay cán bộ dân số đến từng gia đình để tuyên truyền,
giáo dục dưới hai hình thức: Tuyên truyền gián tiếp và tuyên
truyền trực tiếp
GV: Vì sao cần phải nâng cao sự hiểu biết của người dân?
HSTL:
GVKL: Khi trình độ dân trí cao thì người dân sẽ thực hiện
tốt chính sách dân số, hiểu biết về vai trò của gia đình, sức
khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí
tuệ, tinh thần.
Ví dụ như: Vai trò của người cha, mẹ trong gia đình, chăm
sóc người mẹ đang mang thai hay các biện pháp kế hoạch
hóa gia đình..
GV: Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực
trong và ngoài nước, thực hiện xã hội hoá công tác dân số,
tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động
tham gia công tác dân số.

c. Phương hướng cơ bản để
thực hiện chính sách dân số
+ Tăng cường công tác lãnh đạo
và quản lí

+ Làm tốt công tác thông tin,
tuyên truyền giáo dục
+ Nâng cao sự hiểu biết của
người dân
+ Nhà nước đầu tư đúng mức và
tranh thủ mọi nguồn lực để thực
hiện công tác xã hội hóa dân số

GV hỏi: Vậy trong những phương hướng vừa trình bày ở
trên thì theo em, phương hướng nào là quan trọng nhất để
thực hiện chính sách dân số?
HSTL:
GVKL: Phương hướng quan trọng để thực hiện chính sách
dân số là tuyên truyền, giáo dục, huy động toàn xã hội tham
gia công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Vì làm tốt phương hướng này người dân sẽ có những kiến
thức và thái độ đúng đắn, có hành động đúng, phương
hướng này là cơ sở nền tảng để thực hiện các phương hướng
khác cũng như thực hiện chính sách dân số của nhà nước nói
chung.
4. Củng cố, luyện tập: (5’)
- GV khái quát lại nội dung kiến thức: Mục tiêu, phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số
của nước ta
- GV tổ chức cho HS làm bài tập sau: Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những
quan điểm sau: “Trời sinh voi, sinh cỏ”; “Đông con hơn nhiều của”; “Trọng nam khinh nữ”
5. Dặn dò, hướng dẫn tự học ở nhà: (3’)
- HS về nhà học bài cũ: Trình bày mục tiêu, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số của
nước ta hiện nay
- Tìm hiểu trước nội dung của bài học: Chính sách giải quyết việc làm của nước ta hiện nay.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................


Trường: THPT Lê Hồng Phong
Ngày soạn: 07/02/2015
Tuần: 25

GV: Nguyễn Tâm Giáo án: GDCD
Ngày dạy: 09->14/02/2015
Tiết: 24

Năm học: 2014-2015

Bài 12: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 2 bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức:
- Biết được tình hình việc làm ở nước ta
- Nêu được mục tiêu, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách việc làm
- Hiểu được trách nhiệm của CD trong việc thực hiện chính sách việc làm.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền chính sách việc làm phù hợp với khả năng của bản thân
- Biết đánh giá tình hình việc làm ở địa phương.
- Biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3. Về thái độ:
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách việc làm

- Có ý thức tích cực học tập để đáp ứng yêu cầu việc làm trong tương lai.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực đánh giá, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11; Tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT; Thiết kế
bài giảng GDCD 11.
- Tranh ảnh, sơ đồ trực quan…
- Kết hợp các phương pháp như: thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, liên hệ thực tiễn, trắc nghiệm…
2. Học sinh:
- Đọc bài trong sách giáo khoa (Trang 92 đến trang 95, sách GDCD lớp 11)
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học…
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Nêu những tác động của việc gia tăng dân số đối với sự phát triển của một quốc gia? Một vài
việc làm cụ thể mà em có thể tham gia để góp phần thực hiện tốt chính sách dân số ở nước ta hiện
nay?
3. giới thiệu vào bài (2’)
Cùng với dân số, việc làm là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vậy tình
hình việc làm ở nước ta hiện nay ra sao. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương
hướng gì cho vấn đề dân số và giải quyết việc làm?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
10’
Hoạt động 1: Trực quan, đàm thoại tìm hiểu tình hình 2. Chính sách giải quyết việc

việc làm nước ta hiện nay.
làm
GV : Nhìn vào các bức tranh và các số liệu sau (Phụ lục)
a. Tình hình việc làm ở nước ta
các em có nhận xét gì về vấn đề việc làm của nước ta ?
- HSTL:
hiện na
GV: Tình hình lao động thiếu việc làm ở nước ta hiện nay
đang rất phổ biến không chỉ ở thành thị mà còn ở cả nông
thôn.
GV : Em hãy cho biết chất lượng lao động ở nước ta
+ Thiếu việc làm ở thành thị và
như thế nào ?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×