Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Chương 3 Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.26 KB, 46 trang )

Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục
3.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại huyện Bình Lục.
Huyện Bình Lục trong tương lai sẽ trở thành một đô thị lớn của phía Đông Nam
của tỉnh Hà Nam với chuẩn đô thị loại IV là huyện phát triển của tỉnh Hà Nam và thủ
đô Hà Nội với cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp được đồng bộ về giao thông và các dịch vụ đi kèm nhằm thúc đẩy
đầu tư. Tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế và đời sống của nhân dân ngày càng lớn kéo
theo đó là việc phát sinh chất thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng
này càng nhiều.
Để xác định nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục, qua quá
trình khảo sát thực địa tại các khu vực được lựa chọn để nghiên cứu trên địa bàn 1 thị
trấn và 3 xã (thị trấn Bình Mỹ, xã An Mỹ, xã An Đổ, xã Mỹ Thọ). Kết quả cho thấy,
các nguồn phát sinh CTRSH rất đa dạng, chủ yếu là từ các khu dân cư, chợ, bệnh viện,
trạm y tế; văn phòng công sở như trường học, cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự
nghiệp, …
Qua điều tra thực tế, CTRSH tại huyện Bình Lục phát sinh từ nhiều nguồn khác
nhau, cụ thể được biểu hiện ở bảng dưới đây. Ta có thể thấy, hộ gia đình đây chính là
nguồn chất thải chính, là một phần tất yếu trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của
các hộ gia đình. Chất thải sinh ra từ nguồn này rất lớn, rất đa dạng và phức tạp.


Bảng 3.1: Nguồn phát sinh CTRSH tại huyện Bình Lục

STT Nguồn thải

Nguồn phát sinh

Thành phần


1

Từ sinh hoạt 40.819 hộ gia đình

- Thực phẩm dư thừa, cơm dư thừa, vỏ
hoa quả…
- Bao bì hàng hóa (giấy, nilon, bìa
carton…)
- Đồ dùng điện tử
- Vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng
đèn, đồ nhựa…)
- Chất thải độc hại: chất tẩy rửa, thuốc
diệt côn trùng…
- Cao su, gỗ…

2

Từ dịch vụ, - Chợ: 22 chợ lớn, nhỏ.
thương mại - Nhà hàng, nhà nghỉ:
542.
- Các trạm sửa chữa: 128

- Giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt, …
- Giẻ lau
- Đồ điện gia dụng
- Thực phẩm thừa.
- Vỏ túi nilon, hoa quả,…

3


Từ các cơ - Trường học, văn phòng
quan
nhà nước: 238 phòng ban.
- Bệnh viện: 20 bệnh viện
bao gồm 1 bệnh viên đa
khoa huyện Bình Lục, 19
trạm y tế xã, thị trấn

- Giấy, thủy tinh, nhựa, kim loại
- Chai lọ, túi nilon, …
- Lá cây, thực phẩm thừa, …
- CTNH (pin, bóng đèn, …)
- CTR y tế; kim tiêm, bao bì vỏ thuốc,
găng tay đã qua sử dụng, thiết bị vỡ
hỏng, dược phẩm thải,…

4

Từ
hoạt Hoạt động xây dựng, tháo - Gỗ, sắt thép, bê tông
động giao dỡ nhà, các công trình - Đất đá vụn, vỏ bao bì
- Bụi, …
thông
và giao thông vận tải
các
công
trình
xây
dựng


5

Từ
hoạt Hoạt động sản xuất, chế - Vật liệu thừa trong quá trình sản xuất.
động công biến của các nhà máy, xí - Bao bì, carton, …
nghiệp
nghiệp: Có 205 nhà máy,
xí nghiệp.

6

Từ các hoạt

- Ao vườn

- Rơm, rạ, phế phẩm nông nghiệp.


động nông
nghiệp

- Đồng ruộng

- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Bình Lục, 2018)
CTRSH trên địa bàn nghiên cứu sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau nên thành phần
CTR cũng khác nhau. CTRSH được phân thành các loại sau: chất hữu cơ dễ phân hủy,
CTR tái chế tái sử dụng, CTR còn lại.
Bảng 3.2: Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn trên địa bàn huyện

Bình Lục năm 2018
STT

Nguồn phát sinh

Khối lượng phát sinh
(kg/ngày)

Tỷ lệ (%)

1

Từ hộ gia đình

36,53

87.5

2

Từ chợ

1,96

4.7

3

Từ cơ quan, trường học


1,71

4.1

4

Từ bệnh viện, trạm y tế

1,46

3.5

5

Nguồn khác

0,09

0.2

41,75

100

Tổng

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Lục, 2018)
Từ bảng số liệu 3.2, ta có thể thấy: lượng rác thải phát sinh từ hộ gia đình chiếm tỷ
lệ cao nhất đạt 87,5% tổng lượng rác. Như vậy có thể nói rằng lượng rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình, từ các hoạt động của người dân như:

ăn uống, vui chơi, chăn nuôi, …
Rác thải từ chợ chiếm tỷ lệ khoảng 4,7%. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là rác thải
hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau, củ, quả bị hỏng… ngoải ra còn có một lượng
lớn bao bì, túi nilon, …
Rác thải từ các cơ quan, trường học chiếm 4,1%, hoạt động công việc tại đây chủ yếu
là văn phòng, bàn giấy, học tập nên lượng rác thải từ những nguồn này tương đối đơn giản.


Rác thải y tế: trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện Bình Lục, 19 trạm
y tế và các phòng khám chữa bệnh tư nhân. Lượng rác thải từ nguồn này chiếm 3,5% bao
gồm các loại chủ yếu như: rác thải thông thường (rác sinh hoạt của bệnh nhân và y tá bác
sĩ, giấy báo tài liệu, …) và rác thải nguy hại (kim tiêm, băng gạc đã sử dụng, dao kéo…).
Rác thải từ nguồn khác: chiếm tỷ lệ nhỏ 0,2%. Nguồn rác này phát sinh do người
đi đường hoặc người dân sống hai bên đường xả ra.
3.1.2. Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt phát sinh
a) Khối lượng CTRSH phát sinh
Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục thay đổi theo hướng
tăng lên qua các năm. Theo số liệu kế thừa của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Bình Lục, tính đến năm 2017, tổng lượng CTRSH phát sinh là 14,71 tấn/năm. Khối lượng
CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục giai đoạn 2013 – 2017 như sau:
Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục giai đoạn 2013 – 2017

Năm

Dân số
(người)

Khối lượng CTRSH
Hệ số phát sinh
(tấn/năm)

(kg/người/ngày đêm)

2013

116.985

9394

0,22

2014

118.582

10821

0,25

2015

127.652

13046

0,28

2016

128.964


14122

0,3

2017

130.025

14712

0,31

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Lục, 2013-2017)
Để tính toán lượng phát sinh CTRSH tại huyện Bình Lục, tôi đã tiến hành thực
hiện cân rác của 32 hộ/4 khu vực nghiên cứu dựa trên đặc điểm thành phần kinh tế của
các hộ gia đình.
Khối lượng rác được cân trong các ngày thứ 2,4,6 trong tuần của 32 hộ đã được
lựa chọn để nghiên cứu. Xác định khối lượng rác phát sinh bằng cách tiến hành cân rác


của 8 hộ/xã; ghi kết quả khối lượng CTRSH phát sinh theo từng ngày, xác định khối
lượng CTRSH trung bình theo từng hộ, theo từng người.
Đối tượng được chọn là các hộ dân tại thị trấn Bình Mỹ, xã Mỹ Thọ, xã Đồn Xá,
xã Trung Lương. Mỗi hộ có số nhân khẩu và thành phần khác nhau.
 Tại thị trấn Bình Mỹ
Thị trấn Bình Mỹ là trung tâm huyện lỵ, có quốc lộ 21A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý 12 km, cách thành phố Hà Nội 67
km về phía Đông Nam và cách thành phố Nam Định 18 km về phía Tây.
Thị trấn Bình Mỹ có diện tích 4,85 km2, với dân số là 9.725 người, đây là khu vực
trung tâm của huyện, tập trung đông dân và dân cư có đời sống tương đối cao, là nơi
thuận lợi cho buôn bán và phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ. Tại đây có chợ

trung tâm huyện Bình Lục, nhiều trường trung học phổ thông, nên lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh là nhiều nhất trong huyện.
Khu vực này là nơi tập trung dân cư cao cộng với sự đa dạng của các ngành nghề
sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nơi tập trung khu chợ, các dịch vụ phát triển… Người
dân ở khu vực này có mức sống cao hơn khu vực nông thôn, họ tham gia chủ yếu vào các
hoạt động buôn bán kinh doanh.
- Nguồn phát sinh chất thải của khu vực này chủ yếu là từ các hộ gia đình, tập thể,
từ các hoạt động thương mại, các cơ quan, tổ chức, …
- Rác thải từ các hộ gia đình phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt, thành phần
chủ yếu là các chất hữu cơ như vỏ hoa quả, cơm rau, thực phẩm thừa. Ngoài ra, còn có
các loại rác thải như bìa các tông, vải vụn, da, chai lọ thủy tinh, gỗ vụn, kim loại, tro, lá
cây, các chất thải đặc biệt như đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện ác quy hỏng, … Tuy
nhiên, các loại rác thải đặc biệt này chiếm một lượng rất nhỏ và chúng không phát sinh
thường xuyên.
- Rác thải từ hoạt động thương mại bao gồm: giấy các tông, gỗ, thức ăn thừa, thủy
tinh phát sinh từ các chợ có thành phần rất phức tạp và không được thu gom thường
xuyên nên gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống xung quanh khu, chai lọ, kim
loại, các loại rác đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe, …), ngoài ra có thể còn có các chất thải độc


hại (pin, hóa chất, ắc quy…). Nguồn phát sinh chất thải thương mại chủ yếu từ các chợ,
quán ăn, nhà hàng, khách sạn với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy,
chai lọ, giấy các loại. Riêng chất thải khu vực chợ ảnh hưởng đến môi trường và cảnh
quan xung quanh.
- Tùy theo sự phát triển của đô thị mà lượng rác thải phát sinh khác nhau và thành
phần rác cũng khác nhau phụ thuộc vào mức sống của người dân từng khu vực. Tại
những khu vực có dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển hơn thì lượng rác được tạo ra
nhiều hơn và thành phần đa dạng hơn.

Bảng 3.4: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ thị trấn Bình Mỹ



Hộ
gia
đình

Đặc điểm
kinh tế

Số
nhân
khẩu
(người
)

Cân
lần 1
(kg)

Cân
lần 2
(kg)

Cân
lần 3
(kg)

Tổng khối
lượng CTRSH
trung bình (kg)


Hệ số phát
thải
CTRSH
(kg/người)

Thị trấn Bình Mỹ
Hộ 1

Sản xuất
kinh doanh

4

1,7

2,0

2,3

2,0

0,5

Hộ 2

Nông
nghiệp

5


1,5

1,7

2,0

1,47

0,35

Hộ 3

Nông
nghiệp

6

1,3

1,4

1,2

1,3

0,22

Hộ 4


Công nhân
viên chức

3

1,1

1,3

1,3

1,23

0,31

Hộ 5

Sản xuất
kinh doanh

4

0,9

1,5

2,1

1,52


0,38

Hộ 6

Sản xuất
kinh doanh

5

1,6

2,1

2,0

1,9

0,38

Hộ 7

Công nhân
viên chức

4

1,6

1,1


1,5

1,4

0,35

Hộ 8

Sản xuất
kinh doanh

3

1,2

1,0

1,4

1,2

0,4

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2018)
Từ bảng 3.4 cho ta thấy: thị trấn Bình Mỹ là khu vực có lượng rác thải phát sinh
với hệ số phát thải 0,36 kg/người/ngày đêm. Tổng lượng rác thải toàn thị trấn 1 ngày đêm
là 0,36 (kg/người/ngày đêm) x 9.725 người = 3.501 kg = 3,5 tấn/ngày đêm.
Nhận xét: Dựa vào kết quả thu thập được từ bảng 3.4, cho thấy hộ số 1 có lượng phát
thải trung bình nhiều nhất 0,5 kg/người/ngày đêm, hộ số 3 có lượng phát thải trung bình ít



nhất 0,22 kg/người/ngày đêm. Có sự chênh lệch giữa các hộ như vậy là do thành phần kinh
tế cũng như thu nhập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Ngoài ra, còn có lượng rác từ dịch vụ
buôn bán (hàng ăn, tạp hóa, …) dẫn đến lượng CTRSH phát sinh giữa các hộ là khác nhau.
 Xã Mỹ Thọ
Xã Mỹ Thọ có diện tích 4,78 km2 với số dân là 5.066 người, là xã có diện tích nhỏ
nhưng mật độ dân số cao trong huyện. Đây là xã giáp thành phố Phủ Lý của tỉnh Hà Nam
có nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống của người dân ngày càng cao. Mỹ Thọ là xã đầu
tiên của huyện Bình Lục đang tiến tới hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.5: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu xã Mỹ Thọ
Hộ
gia
đình

Đặc điểm
kinh tế

Số nhân
khẩu
(người)

Cân
lần 1
(kg)

Cân
lần 2
(kg)

Cân

lần 3
(kg)

Tổng khối
lượng CTRSH
trung bình (kg)

Hệ số phát
thải CTRSH
(kg/người)

Xã Mỹ Thọ
Hộ 1

Sản xuất
kinh doanh

3

1,0

1,3

0,9

1,05

0,35

Hộ 2


Nông
nghiệp

5

1,3

1,3

1,7

1,43

0,29

Hộ 3

Sản xuất
kinh doanh

6

1,8

1,9

2,1

1,93


0,32

Hộ 4

Nông
nghiệp

3

0,8

0,7

1,1

0,87

0,29

Hộ 5

Sản xuất
kinh doanh

5

2,0

1,9


2,1

2,0

0,40

Hộ 6

Công nhân
viên chức

4

1,1

1,0

1,3

1,13

0,28

Hộ 7

Nông
nghiệp

6


1,2

1,5

1,98

1,56

0,25

Hộ 8

Công nhân
viên chức

4

1,0

1,5

1,1

1,2

0,30

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2018)



Từ bảng 3.5 cho ta thấy: xã Mỹ Thọ là khu vực có lượng rác thải phát sinh với hệ
số phát thải 0,31 kg/người/ngày đêm. Tổng lượng rác thải toàn xã 1 ngày đêm là 0,31
(kg/người/ngày đêm) x 5.066 người = 1570,5 kg ~ 1,57 tấn/ngày đêm.
Nhận xét: Dựa vào kết quả thu thập được từ bảng 3.5, cho thấy hộ số 5 có lượng
phát thải trung bình nhiều nhất 0,4 kg/người/ngày đêm, hộ số 6 có lượng phát thải trung
bình ít nhất 0,25 kg/người/ngày đêm. Lượng CTRSH của các hộ dân của thị trấn Bình
Mỹ do đặc điểm dân cư của xã thành phần kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng chè,
chăn nuôi gia súc, gia cầm nên một phần thức ăn sẽ được tận dụng.
 Xã Đồn Xá
Xã Đồn Xá có diện tích 5,57 km2 với số dân là 7.825 người. Đây là khu vực có
diện tích rộng, mật độ dân số khá cao, trên địa bàn xã có khu chợ Lang, là khu chợ bán
thực phẩm, hàng hóa nên lượng rác phát sinh tại các phiên chợ cũng khá cao.
Bảng 3.6: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu của xã Đồn Xá


Hộ
gia
đình

Đặc điểm
kinh tế

Số
nhân
khẩu
(người
)

Cân

lần 1
(kg)

Cân
lần 2
(kg)

Cân
lần 3
(kg)

Tổng khối
lượng CTRSH
trung bình (kg)

Hệ số phát
thải
CTRSH
(kg/người)

Xã Đồn Xá
Hộ 1

Kinh doanh,
dịch vụ

5

2,2


1,8

1,5

1,75

0,35

Hộ 2

Sản
xuất
kinh doanh

4

1,7

2,1

1,6

1,8

0,45

Hộ 3

Nông
nghiệp


5

1,3

1,5

1,1

Hộ 4

Kinh doanh,
dịch vụ

5

1,3

1,6

1,2

1,37

0,27

Hộ 5

Công nhân
viên chức


4

1,6

1,3

0,95

1,37

0,32

Hộ 6

Nông
nghiệp

5

1,0

1,1

1,5

1,2

0,24


Hộ 7

Nông
nghiệp

6

1,0

1,8

1,7

1,5

0,25

Hộ 8

Công nhân
viên chức

4

1,0

0,7

0,7


0,8

0,2

1,3

0,26

(Nguồn: Tổng điều tra năm 2018)
Từ bảng 3.6 cho ta thấy: xã Mỹ Thọ là khu vực có lượng rác thải phát sinh với hệ
số phát thải 0,29 kg/người/ngày đêm. Tổng lượng rác thải toàn xã 1 ngày đêm là:
0,29 (kg/người/ngày đêm) x 5.066 người = 1.469,1 kg ~ 1,7 tấn/ngày đêm.
Nhận xét: Dựa vào kết quả thu thập được từ bảng 3.6, cho thấy hộ số 2 có lượng
phát thải trung bình nhiều nhất 0,45 kg/người/ngày đêm, hộ số 8 có lượng phát thải trung
bình ít nhất 0,2 kg/người/ngày đêm. Lượng CTRSH của các hộ dân của xã Đồn Xá do
đặc điểm dân cư của xã thành phần kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng chè, chăn nuôi
gia súc, gia cầm nên một phần thức ăn sẽ được tận dụng.
 Xã Trung Lương
Xã Trung Lương có diện tích 9,62 km 2 với số dân là 12.334 người. Là khu vực có
diện tích lớn nhất trong huyện nhưng mật độ dân số không cao. Tại đây có nhà thờ


Nguyễn Khuyến nổi tiếng ở tỉnh Hà Nam, là một di tích lịch sử quan trọng của huyện.
Bên cạnh đó, ở xã Trung Lương tập trung rất nhiều các khu công nghiệp. Vì vậy lượng
rác thải phát sinh ngoài từ các hộ gia đình còn có từ các khách du lịch đến thăm quan.
Bảng 3.7: Khối lượng CTRSH cân tại các hộ nghiên cứu xã Trung Lương
Hộ
gia
đình


Đặc điểm
kinh tế

Số
nhân
khẩu
(người
)

Cân
lần 1
(kg)

Cân
lần 2
(kg)

Cân
lần 3
(kg)

Tổng khối
lượng CTRSH
trung bình (kg)

Hệ số phát
thải
CTRSH
(kg/người)


Xã Trung Lương
Hộ 1
Hộ 2
Hộ 3
Hộ 4
Hộ 5
Hộ 6
Hộ 7
Hộ 8

Sản
xuất
kinh doanh
Nông
nghiệp
Nông
nghiệp
Công nhân
viên chức
Công nhân
viên chức
Sản
xuất
kinh doanh
Nông
nghiệp
Nông
nghiệp

4


1,7

1,8

1,7

1,73

0,43

5

1,3

1,7

1,4

1,47

0,29

6

1,3

1,4

1,2


1,3

0,22

3

1,1

1,3

1,3

1,23

0,31

4

1,2

0,9

0,9

1,0

0,25

6


2,5

2,9

2,7

2,7

0,45

4

0,9

0,7

1,2

0,93

0,31

3

0,85

0,6

0,8


0,75

0,25

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2018)
Từ bảng 3.7 cho ta thấy: xã Trung Lương có lượng rác thải phát sinh với hệ số
phát thải 0,31 kg/người/ngày đêm. Tổng lượng rác thải toàn xã 1 ngày đêm là:
0,31 (kg/người/ngày đêm) x 12.334 người = 3.823,5 kg ~ 3,82 tấn/ngày đêm.
Nhận xét: Dựa vào kết quả thu thập được từ bảng 3.7, cho thấy hộ số 6 có lượng
phát thải trung bình nhiều nhất 0,45 kg/người/ngày đêm, hộ số 3 có lượng phát thải trung
bình ít nhất 0,22 kg/người/ngày đêm. Có sự chênh lệch về mức độ phát sinh giữa các hộ
là do thành phần kinh tế và mức sống của từng hộ.


Nhận xét chung:
Từ kết quả tính toán ở trên, ta có thể tổng hợp lại lượng CTRSH của 4 xã được lựa
chọn nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn huyện Bình Lục như sau:
Bảng 3.8. Lượng CTRSH cân tại các hộ dân của 4 xã nghiên cứu

STT Xã, thị trấn

Hệ số phát sinh
CTRSH
(kg/người/ngày)

Khối lượng
CTRSH
(tấn/ngày)


Tổng khối lượng
CTRSH (tấn/năm)

1

Thị
trấn
Bình Mỹ

0,36

3,5

1278

2

Mỹ Thọ

0,31

1,5

573

3

Đồn Xá

0,29


2,27

828

4

Trung
Lương

0,31

3,82

1396
(Nguồn: Tác giả thực hiện, 2018)

Nhận xét chung:
Nhận xét khối lượng CTRSH của từng hộ gia đình là không giống nhau tùy thuộc
vào thành phần các thành viên trong từng gia đình. Hoàn cảnh, số nhân khẩu bằng nhau
nhưng do mức sống khác nhau nên lượng CTRSH khác nhau. Lượng CTRSH chênh lệch
do thời gian sinh hoạt tại nhà của các hộ là khác nhau, mức độ tiêu dùng khác nhau.
Lượng CTRSH thải ra từng ngày thay đổi theo nhu cầu và thói quen sinh hoạt của mỗi
gia đình. Ngoài ra, khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày của người dân trong huyện
phụ thuộc nhiều vào nghề nghiệp của họ. Những hộ gia đình có người làm công nhân viên
chức hay các hộ nông nghiệp có lượng CTRSH ít hơn so với những hộ kinh doanh, dịch
vụ.
Dựa vào kết quả bảng 3.8, ta có hệ số phát thải trung bình trên địa bàn huyện được
tính bằng trung bình cộng hệ số phát thải tại 4 xã nghiên cứu.
Khi đó, hệ số phát thải CTRSH trung bình trên địa bàn huyện Bình Lục là:

(0,36 + 0,31 + 0,29 + 0,31)/4 = 0,3175 (kg/người/ngày)


Tính đến hết năm 2018, dân số huyện Bình Lục là 131.505 người. Vì vậy, lượng
CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.9. Tổng lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục năm 2018
Dân số
(người)

Lượng rác bình quân
(kg/người/ngày đêm)

131.505

0,3175

Khối lượng CTRSH
(tấn/ngày đêm)

Tổng khối lượng
CTRSH (tấn/năm)

41,75

15.239

(Nguồn: Tác giả thực hiện năm 2018)
Từ số liệu thực địa cho thấy nhu cầu sinh hoạt cũng như lượng CTRSH thải ra
trong 1 ngày của người dân trong huyện khá lớn. Phần lớn các hộ gia đình thu gom và có
biện pháp xử lý hợp lý. Một lượng nhỏ CTRSH còn lại do ý thức người dân chưa cao nên

đổ rác không đúng nơi quy định, vứt xuống ao hồ, ... gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ
CTRSH chưa được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý sẽ là các ổ gây bệnh, ô nhiễm
môi trường, đặc biệt là ở các khu xóm, mặt khác còn gây mất mĩ quan.
Chất thải nói chung và CTRSH nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp bách đối
với quản lý môi trường của huyện. Lượng CTRSH bình quân một người/ngày phụ thuộc
vào đặc điểm riêng từng địa bàn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Do cuộc sống ngày
càng được cải thiện đầy đủ, đời sống sinh hoạt, ăn uống, vui chơi thoải mái hơn, vì vậy
mà lượng CTRSH thải ra trên địa bàn ngày càng nhiều.
3.2.3. Thành phần CTRSH
Rác sau mỗi ngày sẽ được tập trung tại một điểm để phục vụ cho hoạt động phân
tích thành phần của chất thải.
Phân tích thành phần của chất thải được tiến hành vào 3 ngày. Rác sau mỗi ngày sẽ
được thu gom, đánh đống côn, sau đó chia làm 4 phần bằng nhau, lấy 2 phần chéo nhau
liên tục đánh đồng côn. Làm tương tự như vậy cho đến khi lượng CTR còn lại 20 kg.
Tiến hành phân loại thủ công bằng tay phân loại rác thành các nhóm khác nhau. Sau đó
cân khối lượng từng loại, tính toán sẽ có được tỷ lệ phần trăm của từng loại. Kết quả cuối
cùng là lấy giá trị cuối cùng sau 3 lần phân tích. Ta được bảng sau:


Bảng 3.10. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục
Tỷ lệ từng khu vực nghiên cứu
STT Thành phần CTRSH

1

2

3

4


CTR hữu cơ dễ phân
hủy
Giấy (sách
báo,
vỏ
hộp,
bìa
CTR tái
carton)
chế, tái
sử dụng Nhựa các
loại

Trung

Trung bình
Lương

Thị trấn
Bình Mỹ


Mỹ
Thọ


Đồn



57,5

53,1

45,7

50,7

51,75

4,7

3,2

3,6

2,9

3,6

Tỷ lệ
chung
(%)

51,75

20,35
14,5

16,3


15,6

17

15,85

Nylon

1,0

0,9

0,9

0,8

0,9

Gốm sứ,
thủy tinh

6,7

7,8

8,0

9,6


8,03

CTR còn Các thành
lại
phần khác:
đất,
đá,
gạch, ...

15,6

18,7

26,2

19,0

19,88

Tổng

100

100

100

100

100


27,9

100

(Nguồn: Tác giả thực hiện, 2018)


Hình 3.1. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục
Dựa vào kết quả hình 3.1, ta thấy được CTRSH có thành phần rất đa dạng nhưng
thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm một nửa trong thành phần CTRSH
(khoảng 52%). Thành phần ít nhất là chất thải tái chế chiếm khoảng 20%. Chất thải tái
chế đang có hướng tăng lên nhưng người dân chưa có được sự hiểu biết để tận dụng
chúng một cách hợp lý. Kết quả từ biểu đồ chỉ mang tính chất tương đối chứ chưa thể
khẳng định được lượng CTRSH của huyện do chỉ điều tra phỏng vấn, thu gom, phân loại
rác một vài xã trong huyện.
* Tính khối lượng riêng của rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Bình Lục
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể tích,
tính bằng kg/m3 . Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy từng
trường hợp: rác để tự nhiên không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng và không nén,
rác chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt
chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng. Khối


lượng riêng của một số thành phần chất thải có trong rác sinh hoạt chứa trong thùng, có
nén, hoặc không nén.
Đưa mỗi hộ dân trong khu vực điều tra 1 túi nilon/ngày loại 50kg. Sau 1 ngày đến
thu gom. Tập hợp lại và tiến hành thực hiện 7 lần liên tiếp, cho vào thùng nhựa, lọai 100120 lít là tốt nhất, nếu không ta có thể sử dụng thùng sơn to đến khi đầy, không nén rác.
Xong đem đổ lượng rác đó vào túi bóng, đem đi cân, tính toán để ra được khối lượng

riêng.
Ta được kết quả như bảng sau:

STT

Ngày cân

Khối lượng
rác (kg)

Thể tích thùng
nhựa (lít)

Khối lượng riêng của
rác (kg/lít)

1

1

50

100

0,5

2

2


65

120

0,54

3

3

80

120

0,6

4

4

70

100

0,63

5

5


68

100

0,68

6

6

60

100

0,6

7

7

78

120

0,65

(Nguồn: Tác giả thực hiện cân tại các hộ dân 2018)
Khi đó, khối lượng riêng của rác thải sinh hoạt trung bình trên địa bàn huyện Bình
Lục là:
(0,5+0,54+0,6+0,63+0,68+0,6+0,65) / 7 = 0,6 (kg/lít)

3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục. Mô hình quản lý
CTR trên địa bàn huyện Bình Lục.
3.2.1. Hiện trạng thu gom, phân loại và xử lý CTRSH
UBND huyện Bình Lục đã chỉ đạo các cấp địa phương trên địa bàn huyện thực
hiện các quy định về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục:


CTR sinh hoạt

Thu gom bằng phương pháp thủ công và bằng các
phương tiện chuyên dụng

Điểm tập kết rác tạm thời

Bãi xử lý rác
Hình 3.2: Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục
Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ có 4/19 xã, thị trấn và 1 thôn Tập Thượng xã La
Sơn đã tổ chức thu gom rác. Việc xử lý tổng thể CTRSH tại các khu vực tổ chức thu gom
có đơn vị đảm nhiệm: Hợp tác xã (HTX) dịch vụ Môi trường Bình Lục phối hợp với
Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Nam.
Theo điều tra phỏng vấn chú Đào Anh Lâm, phó giám đốc HTX dịch vụ Môi trường
huyện cho biết dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt được tiến hành từ đầu tháng 03 năm
2015. Ban đầu chỉ thu gom 2 tuyến chính đó là dọc đường quốc lộ 37B từ địa bàn thị trấn
Bình Mỹ đến xã Mỹ Thọ và dọc quốc lộ 21A thị trấn Bình Mỹ, xã Trung Lương.
Tuy nhiên, sau 3 năm nhận thấy nhu cầu sống của người dân phát triển hơn và có
xảy ra tình trạng xả thải trên các tuyến đường chính cũng như việc người dân sinh sống
gần tuyến đường chính đốt rác lộ thiên diễn ra hàng ngày nên HTX dịch vụ Môi trường
huyện đã mở rộng và hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Hà Nam mở
rộng tổ chức thêm tuyến thu gom nữa là tuyến chạy dọc quốc lộ 37B qua thị trấn Bình



Mỹ, xã Mỹ Thọ xuống đến thôn Tập Thượng xã La Sơn và tuyến chạy dọc đường quốc lộ
37B qua thị trấn Bình Mỹ và xã Đồn Xá.
Nhưng việc tổ chức thu gom không được hết các xóm trên địa bàn các xã này mà
chỉ tổ chức thực hiện thu gom các xóm hoặc các hộ gia đình sống gần tuyến đường chính.
Có nhiều xã nằm trên khu vực có tuyến đường đi khó khăn nên chưa được tổ chức thu
gom đến ở những khu vực đấy thường họ làm nông nghiệp, phần rác thải sẽ tự xử lý tại
gia đình. Những hộ dân đồng ý và đóng phí thu gom sẽ thu mức phí theo sự thỏa thuận
giữa gia đình với HTX dịch vụ Môi trường huyện và tiến hành thu gom.
Đến năm 2018, trên địa bàn huyện Bình Lục hình thành 3 tuyến thu gom chạy dọc
trên các trục đường chính trên địa bàn các xã như sau:
- Tuyến 1 chạy dọc đường quốc lộ 21A qua thị trấn Bình Mỹ, xã Trung Lương.
- Tuyến 2 chạy dọc đường quốc lộ 37B qua thị trấn Bình Mỹ, xã Mỹ Thọ, xóm
Tập Thượng xã La Sơn.
- Tuyến 3 chạy dọc đường quốc lộ 37B qua thị trấn Bình Mỹ và xã Đồn Xá.
Bãi rác thải hiện nay đặt tại Thôn Nhân Dực, xã Đồn Xá cách khu dân cư 5km.
Hiện nay, HTX dịch vụ Môi trường huyện chỉ tổ chức thu gom trên các tuyến đường
chính, đem đến bãi rác thải đặt tại Thôn Nhân Dực, xã Đồn Xá. Sau đó HTX dịch vụ Môi
trường huyện hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và đô thị Hà Nam vận chuyển,
đem đi xử lý tại nhà máy xử lý rác của tỉnh đặt tại Thung Đám Gai, xã Thanh Thủy, huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Vì vậy, dựa vào thực tế hiện trạng thu gom, tham vấn ý kiến từ
cộng đồng, đội thu gom cũng như cán bộ môi trường về các điểm thu gom và dựa vào
phương pháp bản đồ trong quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng trên cơ sở đó xây
dựng vạch tuyến thu gom trên địa bàn các xã tổ chức thu gom.
(Thể hiện phụ lục 1: Hiện trạng tuyến thu gom 4 xã khu vực nghiên cứu)
Số lượng xe đẩy tay và nhân công được phân bố như sau:
- Tuyến 1: có 6 xe đẩy tay, 6 nhân công quét dọn, tần suất 1 ngày/lần.
- Tuyến 2: có 7 xe đẩy tay, 7 nhân công quét dọn, tần suất 2 ngày/lần.
- Tuyến 3: có 6 xe đẩy tay, 6 nhân công quét dọn, tần suất 2-3 ngày/lần.



Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có điểm tập kết rác thải. Mà tại các khu phố,
các xã lân cận công nhân thu gom bằng xe đẩy tay đẩy rác đến trục đường chính và hầu
hết tại các khu vực thu gom sẽ được đặt các thùng chứa rác trên các trục đường chính để
thuận tiện cho xe ép rác đến lấy rác rồi chở thẳng đến bãi rác.
Tại những khu vực không thu gom sẽ đến tự xử lý phần rác của gia đình bằng cách
đốt trên phần đất của gia đình.
Với 2 xe ép rác với trọng tải 2,5 tấn chạy dọc 3 tuyến thu gom, thu gom được thực
hiện dưới sự thỏa thuận giữa người dân và HTX dịch vụ Môi trường huyện cùng Công ty
Cổ phần Môi trường và đô thị Hà Nam.
a. Cách thức thu gom
Hình thức thu gom tại các xã là thu gom hỗn hợp không phân loại tại nguồn. Một
số hộ đã có ý thức tự phân loại một phần rác thải có thể tái chế (giấy, kim loại, nhựa)
được thu gom, bán cho cơ sở thu mua phế liệu, thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế,
rau quả, … được tận dụng cho chăn nuôi. Tuy nhiên, việc phân loại rác tại nguồn chưa
triệt để. Đối với rác tại khu dân cư thì hộ dân tự thu gom rác nhà mình vào túi hoặc bao,
sau đó công nhân thu gom rác sẽ tới thu từng nhà vào thời gian nhất định, thu gom dọc theo
tuyến đường của xã. Sau đó được đưa đến các điểm hẹn, trong đó các điểm hẹn thường
được tập trung trên các tuyến đường chính để thuận tiện cho xe ép rác đến thu gom.
Rác ở chợ và các nơi khác thì cũng được người phụ trách việc quét dọn cho vào xe
lôi rồi đem đến nơi tập kết rác.
Rác từ các cơ quan, trường học được tập trung vào thùng chứa sau đó người thu
gom sẽ thu vào di chuyển đến nơi tập kết.
Ngoài việc thu gom rác đường phố, công sở và những hộ gia đình, công nhân còn thu
gom rác tại những thùng rác cố định được lắp trên các tuyến đường chính do xã lắp đặt.
b. Tần suất và thời gian thu gom
Tần suất và thời gian thu gom được sắp xếp hợp lí để đáp ứng nhu cầu người dân.
Do tuyến 1 là trung tâm thị trấn, nơi đây phát triển kinh tế - xã hội nên lượng rác phát sinh
thường xuyên nên tiến hành thu gom với tần suất 1 ngày/lần. Còn 2 tuyến còn lại lượng

CTR phát sinh thu gom sẽ ít hơn.
Bảng 3.11: Tần suất và thời gian thu gom RTSH của các tuyến thu gom


Tuyến thu
gom

Tần suất
(ngày/lần)

Thời gian

Nhân lực

Phương tiện

Tuyến 1

1 ngày/lần

16h-19h

6 nhân công
quét dọn

Xe chuyên chở
2,5 tấn

Tuyến 2


2 ngày/lần

16h-19h

7 nhân công
quét dọn

Tuyến 3

2-3 ngày/lần

16h-19h

6 nhân công
quét dọn

Xe chuyên chở
2,5 tấn

(Nguồn: HTX dịch vụ môi trường huyện Bình Lục 2018)
c. Hiệu suất thu gom rác
Với lượng nhân công khá ít, nhìn chung Hợp tác xã dịch vụ môi trường huyện
cùng Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Nam đã phần nào giải quyết được lượng ít
rác thải phát sinh trên địa bàn huyện, các khu vực trên địa bàn với tổng khối lượng thu
gom được khoảng 60,2% khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn (Nguồn: Công ty Cổ
phần Môi trường và đô thị Hà Nam, 2018).
d. Lệ phí thu gom
Mức thu phí: 3.000 đồng/người/tháng.
Đối với những nhà hàng, quán ăn từ 30.000 – 50.000 đồng/hộ/tháng.
e. Phương tiện, dụng cụ thu gom và dụng cụ bảo hộ lao động

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 30 nhân công, 20 xe đẩy tay (xe goòng) và 2 xe tải
ép chuyên dụng. Đa số trên các tuyến đường thu gom đều đặt các thùng chứa rác gần khu
vực dân cư. Vì số lượng phương tiện thu gom hạn chế nên trong quá trình thu gom vẫn
còn tình trạng rác thải bị rơi vãi ra ngoài trong lúc vận chuyển.
Bảng 3.12: Số lượng phương tiện thu gom rác trên địa bàn nghiên cứu
STT

Loại phương tiện thu
gom

Số lượng xe

Số lượng nhân
công

Tải trọng
(tấn/xe)

1

Xe ép chuyên dụng

2 xe

10

2,5

2


Xe sơ cấp (xe goòng)

20 xe

20


(Nguồn: HTX dịch vụ môi trường huyện Bình Lục 2018)
Qua đây, ta có thể thấy với số lượng phương tiện thu gom như hiện nay chỉ đủ đáp
ứng nhu cầu thu gom của các tuyến trên, chưa đủ để thu gom rác thải toàn huyện.
Trong từng đội thu gom đều được cung cấp các dụng cụ thu gom như chổi, xẻng,
… Ngoài ra, mỗi công nhân trong đội thu gom đều được trang bị bảo hộ lao động như
khẩu trang, găng tay, quần áo nhằm bảo vệ sức khỏe cho công nhân cũng như giúp cho
công tác hợp vệ sinh.
Hiện nay, UBND huyện Bình Lục đang chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bãi xử lý
CTR tập trung của huyện trên địa bàn xã Đồn Xá tại khu Thôn Nhân Dực thuộc đề án xây
dựng Nông thôn mới của tỉnh Hà Nam với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng (hai mươi tỷ
đồng).
Tuy nhiên, dự án còn gặp khó khăn và chưa thực hiện được bởi chưa có sự nhất trí
của người dân trong việc xác định địa điểm xây dựng.
3.2.2. Đánh giá công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Bình Lục
a. Các điểm mạnh của hệ thống quản lý CTRSH hiện nay.
- Thực hiện khá tốt các điều luật, quy chế bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi
trường đó có những chuyển biến tích cực.
- Chính quyền địa phương ngày càng quan tâm nhiều hơn tới công tác BVMT
thông qua các hoạt động phong trào cũng như thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý
thức cộng đồng cùng nhau BVMT.
- Mỗi xã đã có 1 cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý môi trường. Vấn đề môi
trường được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.
- Nhận thức về vấn đề BVMT của các cấp, các ngành, nhân dân đã được nâng lên,

nhiều phong trào BVMT, sáng kiến điển hình trong công tác BVMT, công tác quản lý nhà
nước về BVMT từng bước được tăng cường.
- Bước đầu thành lập các tổ đội, hợp tác xã thu gom và xử lý CTRSH tại địa
phương. Người dân đã có nhận thức về việc phân loại rác thải tại nguồn và xử lý hợp lý.
- Có sự phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể trong công tác BVMT như: UBND với
Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, …
- Quỹ đất tự nhiên trên địa bàn huyện còn khá nhiều, có điều kiện để xây dựng bãi
chôn lấp hợp vệ sinh cho huyện.
b. Các điểm yếu của hệ thống quản lý CTRSH hiện nay.


- Ý thức cộng đồng dân cư thấp nên vẫn còn tồn tại một số bãi rác tự phát, rác thải
vứt chưa đúng quy định.
- Một số xã trên địa bàn huyện bắt đầu thành lập tổ đội, hợp tác xã thu gom nhưng
chưa đi vào hoạt động vì còn gặp khó khăn trong việc đầu tư kinh phí thực hiện cũng như
chưa xây dựng được bãi tập kết, xử lý phù hợp.
- Thiếu kinh phí đầu tư cho các chương trình dự án, đề án trong công tác quản lý
CTRSH tại địa phương.
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý, BVMT chưa được
nhịp nhàng và chặt chẽ. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường chưa đáp ứng được nhu
cầu công tác BVMT và chưa được phân cấp rõ ràng.
3.3. Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện
Bình Lục
Cộng đồng dân cư có một vị trí quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Nguồn rác thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người. Do đó để công
tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý được tốt và hiệu quả cần phải có sự chung tay góp
sức của tất cả mọi người.
Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành tham vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống trên địa
bàn các xã nghiên cứu nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải,
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trường hợp nghiên cứu tại 4 khu vực: Thị trấn Bình Mỹ, xã Mỹ Thọ, xã Đồn Xá,
xã Trung Lương.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ chọn 4 địa điểm có tuyến đường thu
gom đi qua để điều tra mức độ hài lòng và ý thức của người dân trong công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại 4 địa điểm nghiên cứu,
nhận thấy ý thức của người dân đã tham gia bảo vệ môi trường nhưng bên cạnh đó cũng
còn một số vấn đề còn hạn chế.
Trong quá trình điều tra, phỏng vấn tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu
điều tra những người dân tại địa bàn các xã nghiên cứu với số lượng phiếu là 48 phiếu.
3.3.1. Ý kiến của người dân (hộ gia đình)


 Đánh giá ý thức của người dân trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn

Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá ý thức của người dân trong việc thực hiện phân
loại rác tại nguồn
Nhận xét: Qua biểu đồ hình 3.3, ta có thể thấy ý thức người dân thực hiện việc
phân loại rác tại nguồn khá tốt, chiếm 89%.
 Nhận thức của người dân tham gia công tác BVMT


Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá nhận thức của người dân trong việc tham
gia công tác BVMT
Nhận xét:
Qua kết quả tham vấn cộng đồng hình 3.4, nhận thấy nhận thức tham gia công tác
thu gom và xử lý CTRSH tại địa phương khá cao, người dân có nhận thức và hiểu biết về
phân loại rác thải tại nguồn để khắc phục hiện trạng chưa có công tác thu gom, xử lý rác
thải tập trung dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số ít
người dân vứt rác ra sông, suối hình thành bãi rác tự phát tại địa phương.
3.3.2. Ý kiến của cán bộ môi trường

Những năm trở lại đây, các vấn đề về môi trường nói chung cũng như vấn đề về
CTRSH nói riêng cũng được chính quyền các cấp ngày càng quan tâm hơn. Tuy nhiên,
vẫn còn tồn tại một số hạn chế: đội ngũ quản lý ở cấp độ xã hầu hết là các cán bộ không
chuyên về môi trường hoặc kiêm nhiệm các công việc ở các lĩnh vực khác như: địa chính,
xây dựng, giao thông, thủy lợi. Chính vì vậy mà công tác quản lý CTRSH chưa được
quản lý chặt chẽ, hiệu quả công tác thấp.
Qua phỏng vấn điều tra cán bộ 4 xã cho thấy: cán bộ môi trường tại các khu vực
có quan tâm tới vấn đề rác thải sinh hoạt, tuy nhiên mức độ quan tâm chưa cao. Có số
liệu thống kê cụ thể khối lượng rác phát sinh từng tháng, khá chi tiết. Về câu hỏi nêu ý


kiến giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom thì nhận được nhiều ý kiến chung chung như:
tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng ngân sách cho công tác quản lý, …
3.3.3. Ý kiến của người thu gom
Hầu hết tất cả nhân viên thu gom đều cho rằng mức lương như hiện nay là thấp, các
đồ bảo hộ không được cấp đầy đủ, không đảm bảo sức khỏe của họ trong quá trình làm việc.
Khi được hỏi về ý thức của người dân thì đều được trả lời là tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số
hộ gia đình không chấp hành đúng quy định, đóng phí thu gom còn chậm hoặc không đóng.
3.4. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Bình Lục đến năm 2025
3.4.1. Dự báo dân số đến năm 2025
Theo dự báo của Phòng Chi cục thống kê của huyện Bình Lục, tính đến hết năm
2018, dân số của huyện Bình Lục là 131.505 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đến
năm 2025 là 1,1%. Dựa trên phương pháp Euler để tính dự báo dân số của huyện Bình
Lục đến năm 2025 có xu hướng tăng.
Bảng 3.13. Dự báo dân số của huyện Bình Lục đến năm 2025

N*i+1

Năm


r

Ni

2018

1,1

131.505

2019

1,1

132.952

134.414

2020

1,1

134.414

135.893

2021

1,1


135.893

137.387

2022

1,1

137.387

138.899

2023

1,1

138.899

140.427

2024

1,1

140.427

141.971

2025


1,1

141.971

143.533
(Nguồn: Tác giả thực hiện 2018)

3.4.2. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh của huyện Bình Lục đến năm 2025
Khi đời sống của nhân dân ngày càng tăng cao thì lượng CTR tính theo đầu người cũng
tăng lên. Dựa vào dân số và khối lượng phát sinh bình quân qua các năm, từ đó có những điều
chỉnh nhằm quản lý tốt chất thải, giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.


×