Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CHƯƠNG 2 - đồ án Chính sách bảo hiểm y tế dành cho trẻ em dưới 6 tuổi ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.53 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
2.1. Đặc điểm tình hình cơ sở/khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu khái quát về huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của
Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị,
dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là dấu mối
giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc.
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha; trong đó: Đất nông
nghiệp 9.785 ha. Huyện có 23 xã,1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố;
Đến nay Huyện có 85 làng văn hóa, trong đó có 35 làng văn hóa cấp Thành
phố; Dân số trên địa bàn Huyện là 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị
chiếm 11%.
Có 33,3 km đường sông (sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và
20km sông Nội Huyện (sông Thiếp-Ngũ Huyện khê). Có 33km đường sắt, 4
ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai; Hà Nội - Thái Nguyên và có đường
Quốc lộ, quốc lộ Thăng Long - Nội Bài, Quốc lộ 23.
Về Công nghiệp, Đông Anh có 02 khu công nghiệp lớn: Khu công
nghiệp Đông Anhvà khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn
Huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển
mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú.... Đóng trên địa bàn Huyện có
trên 700 công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 355 công ty cổ phần, 105
doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước
một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của đân


dân Đông Anh tiếp tục được phát huy, đã có những đóng góp đáng kể vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Từ những đảng viên đầu tiên của huyện (năm 1938), cho đến năm
1942 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập. Với lòng yêu nước và sự lãnh


đạo của đảng, Đông Anh đã trở thành an toàn khu của Trung ương từ năm
1940. Từ đó đến nay Đảng bộ, chính quyền Đông Anh không ngừng trưởng
thành và lãnh đạo nhân dân giành nhiều thắng lợi. Đặc biệt qua hai cuộc
kháng chiến anh dũng của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
nhân dân và lực lượng vũ trang Đông Anh đã dũng cảm bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ quê hương và đóng góp sức người, sức của cho công cuộc giải phóng dân
tộc.
Những thành tích đó đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng nhiều
phần thưởng cao quý. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, ngày 10/4/2001, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân
dân Đông Anh đã vinh đự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao
quý ''anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
Với những tiềm năng, lợi thế phát triển lịch sử, truyền thống văn hóa
nhưng thành tựu kinh tế - xã hội; những chính sách, thủ tục tạo môi trường
thông thoáng thu hút đầu tư cũng như trong thời kì đổi mới toàn diện do
Đảng phát động, nhân dân Đông Anh tiếp tục phát huy truyền thống, xây
dựng quê hương không ngừng lớn mạnh với những bước phát triển mạnh mẽ
và góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân huyện Đông
Anh
a) Chức năng của UBND huyện Đông Anh


Với tư cách là cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính Nhà nước, với
sự lãnh đạo của Đảng, UBND huyện Đông Anh hoạt động theo hiến pháp,
luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan Nhà nước cấp trên của Hội đồng
nhân dân (HĐND) huyện trên tất cả các lĩnh vực có chức năng cụ thể như
sau:
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn

huyện; chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý hành chính ở địa phương và đảm
bảo cho bộ máy hành chính của cơ quan mình vận hành thống nhất hiệu quả,
tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan
Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, chỉ đạo hoạt động
của UBND cấp dưới, thực hiện việc quản lý địa giới hành chính, xây dựng
đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình HĐND
cùng cấp thông qua để trình lên cấp trên xem xét.
Ngoài ra UBND còn thực hiện chức năng của cơ quan mình qua các
nội dung sau đây:
− Phát triển kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, văn hóa





giáo dục, y tế dịch vụ.
Về thu chi ngân sách địa phương.
Về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật.
Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Về phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản Nhà nước của các tổ chức

công dân, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của dân.
− Về công tác thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại trên địa bàn.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Đông Anh
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp huyện được quy định tại Luật
tổ chức HĐND-UBND các cấp năm 2003. Theo đó, UBND huyện Đông
Anh có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chương trình


công tác hành năm đề ra; Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn, các

đơn vị trực thuộc huyện hoạt động quản lí Nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể như
sau:
− Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng hàng năm và lâu dài của huyện.
− Xây dựng quy chế làm việc của UBND huyện, công tác tổ chức bộ
máy và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định
của Nhà nước.
− Kết luận những việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ
chốt cho UBND huyện quản lí hoặc những vụ việc phức tạp theo quy
định của luật khiếu nại, tố cáo.
− Kiểm tra đánh giá công tác, chỉ đạo điều hành của tập thể và mọi cá
nhân, thành viên của UBND huyện hàng năm.
− Giải quyết những vấn để khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm
quyền của UBND huyện.
− Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp,
Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết
của HĐND cùng cấp trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân địa phương.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh
Để tồn tại và hoạt động được bất kì một cơ quan, tổ chức nào cũng đều
phải có cơ cấu tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức là kết cấu bên trong cùng
với mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Đây là yếu tố cấu thành
trong không gian của tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
UBND huyện do HĐND huyện bầu ra, giúp việc cho UBND có các
phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện đồng thời là tổ chức của hệ
thống quản lí nghành từ Trung ương đến cấp huyện. Các phòng, ban chuyên
môn thuộc UBND huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện thực


hiên chức năng quản lý về nghành, lĩnh vực chuyên môn theo quy định của

UBND Thành phố và UBND huyện.
Cơ cấu các phòng ban thuộc UBND huyện Đông Anh bao gồm:
* Ban lãnh đạo UBND huyện: 01 Chủ tịch UBND huyện, 03 Phó Chủ
tịch UBND huyện.
* 12 Phòng ban chuyên môn giúp việc:
- Văn phòng HĐND-UBND huyện

- Phòng Y tế

- Phòng Tư pháp

- Phòng Giáo dục - Đào

- Phòng Nội Vụ

- Phòng Văn hóa Thông

- Phòng Thanh tra

- Phòng Lao động -

tạo

tin

TBXH
- Phòng Kinh tế

- Phòng Tài chính - Kế


hoạch
- Phòng Tài nguyên Môi trường

- Phòng Quản lý đô thị

Các phòng ban chuyên môn có 01 Trưởng Phòng, từ 01 đến 02 Phó
Phòng và một số chuyên viên, cán sự. Biên chế của các phòng, ban do
UBND Thành phố giao hàng năm.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đông Anh:


Chủ tịch UBND
huyện Đông Anh

An
ninh –
Quốc
phòng

Văn
phòng
HĐND
&
UBND

Tổ
chức
chính
quyền


tổng hợp
KHKT
&
PTNT

Thống



pháp

Quản
lý thị
trường

Phó chủ tịch
– phụ trách
khối Văn
hóa - Xã hội

Phó chủ tịch
– phụ trách
khối XD &
QLĐT, đất
đai

Phó chủ
tịch – phụ
trách khối
Kinh tế

tổng hợp

Xây
dựng
&
QLĐT

Thanh
tra
xây
dựng

TN
-M
T

Giải
phóng
mặt
bằng

Trật tự
ATGT
& đầu
tư xây
dựng

Tôn
giáo


Tòa án
nhân
dân –
Viện
kiểm
soát
Văn
hóa

Thể
thao

Hội
chữ
thập
đỏ

Bảo
hiểm
–Y
tế

Tài
chính

Ngân
hàng

LĐTB
& XH


Đài
phát
thanh

Giaó
dục

đào
tạo

Dân số
gia
đình và
trẻ em


Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đông Anh

2.2.

Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế dành cho trẻ em

dưới 6 tuổi tại huyện Đông Anh
2.2.1. Thực trạng cấp phát thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi ở
huyện Đông Anh
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình cấp phát thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tính đến hết
năm 2017 của huyện Đông Anh

Tổng số

STT

Đơn vị

trẻ từ 0
– 72
tháng

Số trẻ được cấp
Số
lượng

Số trẻ
được

Tỷ lệ

cấp mới
thẻ

Số thẻ
hết hạn
sử dụng

1

Liên Hà

2.124


2.077

97,79%

152

95

2

Vân Hà

1.588

1.578

99,37%

78

88

3

Thụy Lâm

2.562

2.547


99,41%

162

125

4

Xuân Nộn

1.970

1.966

99,80%

129

113

5

Nguyên Khê

1.915

1.910

99,74%


96

93

6

Tiên Dương

2.339

2.334

99,79%

129

127

7

Vân Nội

1.520

1.511

99,41%

91


56


8

Bắc Hồng

1.700

1.691

99,47%

110

83

9

Nam Hồng

1.718

1.701

99,01%

71

88


10

Kim Nỗ

1.920

1.914

99,69%

107

104

11

Kim Chung

1.710

1.708

99,88%

122

98

12


Vĩnh Ngọc

1.930

1.926

99,79%

108

91

13

Xuân Canh

1.432

1.423

99,37%

66

60

14

Tàm Xá


601

589

98.00%

42

33

15

Hải Bối

1.864

1.860

99,79%

131

93

16

Võng La

1.261


1.257

99,68%

75

51

17

Đại Mạch

1.445

1.443

99,86%

77

54

18

Đông Hội

1.460

1.457


99,79%

75

73

19

Mai Lâm

1.390

1.382

99,42%

76

74

20

Dục Tú

2.145

2.141

99,81%


102

99

21

Cổ Loa

2.166

2.163

99,86%

109

108

22

Uy Nỗ

1.986

1.983

99,85%

114


117

23

Việt Hùng

1.936

1.932

99,79%

90

81

24

Thị Trấn

3.550

3.548

99,94%

222

180


Tổng cộng

44.232

44.041

99,57%

2.534

2.184

(Theo Thống kê của Phòng Lao động TBXH huyện Đông Anh, 2017)
Huyện Đông Anh là một huyện của thành phố Hà Nội, là huyện mà có
số lượng đối tượng hưởng chính sách BHYT, BHXH lớn so với các huyện,
quận của thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực hiện tuy còn gặp những


khó khăn, vướng mắc, nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, BHXH Việt Nam, cán bộ công chức BHXH huyện Đông Anh đã
đoàn kết nhất trí, vượt qua khó khăn, tổ chức thực hiện có hiệu quả các
chính sách BHYT, BHXH, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần
thiết thực phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu BHXH cho mọi
người dân, BHYT toàn dân.
BHXH huyện Đông Anh luôn xác định mở rộng đối tượng tham gia
BHXH, BHYT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để ngày
càng có nhiều người tham gia và được thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
Và đối với huyện Đông Anh, trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, chăm
sóc và bảo vệ, đó không chỉ là trách nhiệm riêng của các cơ quan chức năng

mà cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Trong đó việc cấp phát thẻ BHYT cho
trẻ dưới 6 tuổi được kịp thời, bảo đảm quyền được chăm sóc miễn phí sức
khoẻ là việc làm cần thiết.
Tổng số trẻ dưới 6 tuổi ở huyện Đông Anh tính đến hết năm 2017 là
44 232 trẻ em trong đó số trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT ở huyện Đông
Anh là 44 041 trẻ, chiếm 99,57% tổng số trẻ dưới 6 tuổi ở huyện Đông Anh.
Việc làm thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi ở huyện Đông Anh về thủ tục rất
đơn giản, khi cha, mẹ hoặc người giám hộ làm giấy khai sinh cho trẻ em tại
UBND xã, phường, thị trấn thì cán bộ Lao động, thương binh và xã hội của
UBND xã, phường, thị trấn sẽ tổng hợp gửi danh sách về phòng Lao động,
thương binh và xã hội để lập danh sách chuyển cho bảo hiểm xã hội huyện
Đông Anh in cấp thẻ BHYT.
Bên cạnh đó vẫn còn khoảng 191 trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp
thẻ BHYT theo quy định. Như trường hợp cháu Nguyễn Thu Phương (con


chị Nguyễn Thị Mai, thôn Hà Hương, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội) đã gần 1 tuổi nhưng vẫn chưa được cấp thẻ BHYT. Một số phụ
huynh còn không biết phải lấy thẻ ở đâu và thủ tục để được cấp thẻ BHYT
như thế nào.
Phỏng vấn Chị Trần Thị Tính (thôn Đông, xã Tàm Xá, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội, phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long) chia sẻ: “Tôi
mới sinh cháu được 5 tháng, mọi giấy tờ như giấy khai sinh, thẻ BHYT cho
cháu đều do ông ngoại cháu đi làm. Bởi vậy, tôi cũng không rõ lấy thẻ ở đâu
hay thủ tục cấp thẻ BHYT ra sao...”. Mặc dù chưa có thẻ nhưng trẻ em vâ̒n
được đảm bảo quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện theo
quy định của Luật BHYT bằng các loại giấy tờ khác như giấy chứng sinh,
giấy khai sinh, thẻ khám chữa bệnh miễn phí hoặc xác nhận của cơ sở y tế.
Có thể thấy người dân vẫn chưa ý thức được việc đi khám chữa bệnh thì nên
dùng thẻ bảo hiểm y tế.

Huyện Đông Anh có 23 xã và 1 thị trấn, chưa có xã hay thị trấn nào
đạt tỷ lệ 100% về cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và tỷ lệ này chỉ
trong khoảng trên dưới 99%.
Các xã hầu hết có tỷ lệ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt tỷ lệ
cao (trên 99%) bao gồm: xã Vân Hà, Thụy Lâm, Xuân Nộn, Nguyên Khê,
Tiên Dương, Vân Nội, Bắc Hồng, Nam Hồng, Kim Nỗ, Kim Chung, Vĩnh
Ngọc, Xuân Canh, , Hải Bối, Võng La, Đại Mạch, Đông Hội, Mai Lâm, Dục
Tú, Cổ Loa, Uy Nỗ, Việt Hùng và Thị Trấn.
Còn lại xã Tàm Xá là có tỷ lệ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
thấp hơn so với các xã khác và thị trấn là 98%. Xã Liên Hà có tỷ lệ cấp thẻ
BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi thấp nhất là 97,79%.


Tính đến hết năm 2017, số thẻ hết hạn sử dụng ở toàn huyện Đông
Anh là 2184 thẻ, trong đó số trẻ được cấp mới thẻ là 2534 trẻ.
2.2.2. Thực trạng sử dụng thẻ BHYT
Tính đến hết năm 2017, Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh đã cấp
được 44.041 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh (KCB) cho trẻ
dưới 6 tuổi chưa thật sự có hiệu quả, một số cha mẹ đã được cấp thẻ nhưng
vẫn không sử dụng thẻ BHYT để đi KCB cho con mình mà sử dụng giấy tờ
khác như giấy khai sinh, giấy chứng sinh…
Theo Thống kê Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh, chỉ tính riêng trong
6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có hơn 4.518 lượt trẻ em dưới 6 tuổi, KCB
tại các cơ sở y tế chưa có thẻ BHYT với chi phí hơn 1,1 tỷ đồng. Trong đó,
có hơn 112 lượt KCB ngoài tỉnh, với chi phí gần 0,4 tỷ đồng (trong quý
I/2017). Nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh vẫn còn dùng giấy khai sinh đi KCB
tại các cơ sở y tế. Chính vì vậy, ngành chức năng không quản lý được tình
trạng vượt tuyến, không thể khấu trừ quỹ BHYT địa phương. Cũng chính vì
dùng giấy khai sinh khi đi KCB nên không ít phụ huynh có con nhỏ, bệnh

nặng, nhẹ gì cũng đều đến bệnh viện tuyến tỉnh. Do đó, hằng năm, Bệnh
viện đa khoa thành phố Hà Nội, Bệnh viện nhi trung ương, ... phải gánh
hàng nghìn trường hợp KCB vượt tuyến. Nhiều trường hợp bệnh thông
thường, chỉ cần điều trị tại tuyến cơ sở nhưng gia đình vẫn đưa đến và theo
quy định bệnh viện không thể từ chối. Điều này không những gây tốn kém
cho gia đình mà dẫn đến bệnh viện quá tải, phải làm hồ sơ, thủ tục thanh,
quyết toán mất rất nhiều thời gian… Nhiều trường hợp gia đình đưa các
cháu vượt tuyến đến điều trị tại các bệnh viện Trung ương đã phải chi trả
tiền khám, điều trị không đáng có.


Thường vào đầu năm, các bệnh viện phải làm dự toán mua thuốc,
trang thiết bị, chuẩn bị các loại kháng sinh mà trẻ dễ mắc bệnh vào các mùa,
dựa trên đầu thẻ để cơ quan liên quan cấp nguồn kinh phí. Số trẻ KCB
không có thẻ BHYT như hiện nay sẽ dẫn đến quá tải về cơ sở vật chất,
thuốc, nhân lực phục vụ… Hiện tượng đó đã xảy ra ở các xã của huyện
Đông Anh và bệnh viện tuyến tỉnh. Các bệnh viện tuyến huyện bị quá tải
ngày thường lẫn ngày nghỉ, trong khi đó thì các trạm y tế xã tiếp rất ít bệnh
nhân. Một phần cũng là do người dân đi khám cho trẻ em dưới 6 tuổi không
muốn khám ở các trạm y tế xã do sự nghi ngờ về năng lực và trang thiết bị
kém hiện đại ở tuyến xã nên người dân đưa trẻ em dưới 6 tuổi lên các bệnh
viện tuyến huyện và tuyến tỉnh để có sự tin cậy và đảm bảo sức khỏe cho
con em mình.
2.2.3. Thực trạng ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT
Trên huyện Đông Anh có 3 cơ sở khám chữa bệnh chính là Bệnh
viện đa khoa Đông Anh (thị trấn Đông Anh – huyện Đông
Anh), Bệnh viện Bắc Thăng Long (thị trấn Đông Anh – huyện
Đông Anh), Phòng khám đa khoa cơ sở 2 bệnh viện Nam
Thăng Long (xã Hải Bối – huyện Đông Anh).
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan

BHXH theo quy định về thành phần, số lượng hồ sơ. Cơ quan BHXH tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định xác định điều kiện để tổ chức thực hiện chế độ khám
bệnh, chữa bệnh BHYT của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nếu đủ điều kiện
thì tổ chức ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT (theo mẫu hợp đồng
khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư
liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên
Bộ Y tế - Bộ Tài chính); trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ


điều kiện để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT thì cơ quan BHXH
có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Khi điều tra khảo sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì có nhiều
khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ. Tiến hành khảo sát 30 nhân viên ở 3 cơ sở
khám chữa bệnh chính của huyện Đông Anh, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Bảng điều tra khảo sát 30 nhân viên ở 3 cơ sở khám chữa bệnh chính của huyện Đông
Anh

STT

Nguyên nhân

Số lượng

1

Thiếu giấy tờ

20

2


Người dân không chịu hợp tác

18

3

Xã bàn giao chậm

10

4

Thiếu kiến thức về chính sách bảo
hiểm y tế dành cho trẻ em dưới 6 tuổi

22

(Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2017)
Qua bảng trên, ta có thể thấy nguyên nhân chính là do người dân còn
chưa hiểu rõ được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế dành cho trẻ em
dưới 6 tuổi, bên cạnh đó là các nguyên nhân như người dân chưa chịu hợp
tác, giấy tờ còn thiếu nhiều do mất mát hoặc không tìm thấy. Một lí do nữa
là do xã bàn giao giấy tờ chậm do công tác thu giấy tờ từ người dân còn
chậm, hoạt động của xã còn kém hiệu quả.
2.3.

Nguyên nhân thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế dành

cho trẻ em dưới 6 tuổi ở huyện Đông Anh

2.3.1. Xuất phát từ phía gia đình/ người nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi
Việc một bộ phận trẻ em chưa được cấp thẻ BHYT có nhiều nguyên
nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là: trước đây, Theo Thông tư liên bộ


09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14/8/2009, hiện nay theo Thông tư liên bộ
41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 trẻ em dưới 6 tuổi khi đi KCB
phải xuất trình thẻ BHYT, trường hợp chưa có thẻ BHYT thì xuất trình giấy
khai sinh hoặc giấy chứng sinh... Chính điều này khiến nhiều bậc phụ huynh
tỏ ra không quan tâm tới thẻ BHYT cho con mình. Cũng không ít phụ huynh
do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc có thẻ BHYT nên không quan tâm
làm thủ tục để trẻ được cấp thẻ BHYT. Không có thẻ BHYT, trẻ em vẫn có
thể KCB ở bất kỳ cơ sở y tế nào, có nhiều trường hợp trẻ đã được cấp thẻ
BHYT nhưng vâ̒n đi KCB bằng giấy khai sinh.
Bên cạnh đó, những người có trách nhiệm lập danh sách làm thẻ
BHYT cho trẻ em chưa quan tâm đúng mức. Đây là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Với quy định sử dụng giấy khai sinh thay
thế thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi vô tình đã tạo tâm lý thờ ơ, khiến nhiều
người bỏ quên chiếc thẻ BHYT của con mình. Có thẻ BHYT cũng được mà
không cũng chẳng sao, thậm chí nhiều phụ huynh được cấp thẻ rồi nhưng
khi đưa con đi KCB vẫn không mang theo. Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh
còn không biết phải lấy thẻ ở đâu và thủ tục để được cấp thẻ BHYT như thế
nào.
2.3.2. Xuất phát từ người thực hiện chính sách BHYT dành cho trẻ em dưới
6 tuổi
Việc làm thẻ BHYT cho trẻ em về thủ tục rất đơn giản, khi cha, mẹ
hoặc người giám hộ làm giấy khai sinh cho trẻ em tại UBND xã, phường, thị
trấn thì cán bộ phụ trách công tác Lao động -Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) của UBND xã, phường, thị trấn sẽ tổng hợp gửi danh sách về
Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị xã, thành phố để lập danh sách chuyển cho
BHXH cấp huyện, thị xã, thành phố in cấp thẻ BHYT. Vừa qua, ngày



15/5/2015 liên Bộ Tư pháp - Công an - Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch
số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ
tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y
tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo đó, người có yêu cầu giải quyết các thủ tục
hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ
em dưới 6 tuổi có quyền lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng thực hiện
liên thông các thủ tục hành chính này.
Như thế, trách nhiệm đầu tiên để trẻ được cấp thẻ BHYT là thuộc về
gia đình của trẻ, khi sinh con ra phải đăng ký để trẻ được thụ hưởng các
chính sách xã hội từ khi mới lọt lòng. Đối với ngành BHXH, đã chỉ đạo
BHXH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Phòng LĐTB&XH để thực hiện tốt công tác cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, nhằm
tạo điều kiện tốt nhất cũng như tạo sự chủ động trong quá trình quản lý cho
cơ quan chức năng khi trẻ đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Tuy
nhiên, do ngành LĐ-TBXH lập và chuyển danh sách trẻ em dưới 6 tuổi có
thẻ KCB miễn phí trước đây để cho cơ quan BHXH chậm và không đầy đủ,
số liệu thấp hơn so với thực tế. Cơ quan BHXH các cấp còn thụ động, chờ
đợi danh sách từ phía ngành Lao động, Thương binh và xã hội, chưa tích cực
đôn đốc để thúc đẩy việc lập danh sách trẻ em.
2.3.3. Xuất phát từ chính quyền địa phương nơi triển khai BHYT dành cho
trẻ em dưới 6 tuổi
Do UBND xã phường không lập danh sách trẻ sinh trong tháng trên
địa bàn hoặc lập danh sách không đầy đủ, chậm chuyển danh sách cho
BHXH để cấp thẻ. Cán bộ xã phường không có phí hoa hồng cho công tác
lập danh sách nên công tác lập danh sách còn hạn chế, các cán bộ chưa quan
tâm đúng mức đến người dân.


Công tác tuyên truyền đến người dân ở huyện Đông Anh còn chưa

thực sự tốt dẫn đến người dân, do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc có
thẻ BHYT cho con mình nên nhiều bậc phụ huynh - đặc biệt là ở vùng nông
thôn như một số xã ở huyện Đông Anh vẫn tỏ ra khá thờ ơ với tấm thẻ này.
Nhiều bà mẹ – quên không làm giấy khai sinh hoặc không chủ động đổi thẻ
khám chữa bệnh miễn phí trước đây để lấy thẻ BHYT.
Theo quy định, UBND xã, phường phải có trách nhiệm lập danh sách
trẻ em mới được sinh ra trong tháng, đề nghị cơ quan Bảo hiểm Xã hội cấp
huyện cấp thẻ BHYT cho các cháu, từ đó cấp huyện sẽ gửi lên cấp
tỉnh/thành phố để cấp thẻ cho các trẻ em dưới 6 tuổi. Nhưng cái khó hiện
nay là ở các địa phương chưa có cán bộ chuyên trách về BHYT. Thông
thường, các phường, xã giao việc thống kê danh sách trẻ em dưới 6 tuổi cho
cán bộ Hội Phụ nữ hoặc cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình. Sau đó, các
cán bộ này giao về các tổ, khu phố thống kê. Do đó, tiến độ nhanh hay chậm
còn tùy thuộc vào cán bộ này có tích cực hay không. Trong khi bản thân cán
bộ được giao thống kê cũng kiêm nhiệm, lại không có chế độ chính sách,
lương bổng gì cho việc thống kê.
Kết luận chương 2
Ở huyện Đông Anh, thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế
dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bên cạnh những mặt tích cực như công cuộc
thực hiện chính sách BHYT dành cho trẻ em dưới 6 tuổi kịp thời, huyện xác
định được trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ, đó
không chỉ là trách nhiệm riêng của các cơ quan chức năng mà cần sự vào
cuộc của toàn xã hội. Bên cạnh đó, tỷ lệ cấp phát thẻ BHYT dành cho trẻ em
dưới 6 tuổi cũng đã đạt được tỷ lệ cao, chiếm 99,57% trên tổng số trẻ em của
huyện.


Bên cạnh đó, vẫn còn khoảng 191 trẻ em vẫn chưa được cấp phát thẻ
BHYT. Mặc dù chưa có thẻ nhưng trẻ em vâ̒n được đảm bảo quyền lợi
BHYT khi đi khám chư̒a bệnh tại bệnh viện theo quy định của Luật BHYT

bằng các loại giấy tờ khác như giấy chứng sinh, giấy khai sinh, thẻ khám
chữa bệnh miễn phí hoặc xác nhận của cơ sở y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng
thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh (KCB) cho trẻ dưới 6 tuổi chưa thật sự có
hiệu quả, một số cha mẹ đã được cấp thẻ nhưng vẫn không sử dụng thẻ
BHYT để đi KCB cho con mình mà sử dụng giấy tờ khác như giấy khai
sinh, giấy chứng sinh…
Nguyên nhân của việc cấp phát chậm thẻ BHYT dành cho trẻ em dưới
6 tuổi ở huyện Đông Anh một phần do xuất phát từ phía gia đình/người nuôi
dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi vẫn còn thờ ơ với việc sử dụng thẻ y tế, cũng
không ít phụ huynh do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc có thẻ BHYT
nên không quan tâm làm thủ tục để trẻ được cấp thẻ BHYT. Bên cạnh đó là
không thể nhắc đến cơ quan BHXH các cấp còn thụ động, chờ đợi danh sách
từ phía ngành Lao động, Thương binh và xã hội, chưa tích cực đôn đốc để
thúc đẩy việc lập danh sách trẻ em, UBND xã phường không lập danh sách
trẻ sinh trong tháng trên địa bàn hoặc lập danh sách không đầy đủ, chậm
chuyển danh sách cho BHXH để cấp thẻ. Cán bộ xã phường không có phí
hoa hồng cho công tác lập danh sách. Một phần cũng do Công tác tuyên
truyền đến người dân ở huyện Đông Anh còn chưa thực sự tốt dẫn đến người
dân chưa hiểu biết hết về ý nghĩa quan trọng của việc tham gia BHYT dành
cho trẻ em dưới 6 tuổi



×