ĐỀ CƯƠNG MÔN :
CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CẤP ỦY
* Lý thuyết
Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp ủy (tỉnh, thành ủy)?
Câu 2: Trình bày cơ cấu của Văn phòng cấp ủy các cấp ?
Câu 3: Trình bày nội dung, chương trình công tác toàn khóa, chương trình công
tác năm của cấp ủy
Câu 5: Phân tích vai trò của thông tin đối với quá trình lãnh đạo của cấp ủy các
cấp? Cách xử lý thông tin
Câu 7: Trình bày quy trình phục vụ các cuộc họp của cấp ủy các cấp của vp cấp ủy
các cấp ?
Câu 10: Văn bản của đảng là gì ? Thể thức văn bản của đảng là gì? Thể loại và
thẩm quyền ban hành văn bản của cấp ủy các câp?
* Bài tập
Câu 1: Soạn thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy về 1 công việc nhất định
Câu 2: Soạn thảo Chỉ thị của BTV Huyện ủy về 1 công việc nhất định
Câu 3: Soạn thảo Kế hoạch triển khai công tác năm của Thị ủy trực thuộc Đảng bộ
tỉnh
Câu 4: Soạn thảo Chương trình công tác năm của Huyện ủy trực thuộc Đảng bộ
tỉnh
Câu 5: Công văn của Đảng ủy xã đề nghị Huyện ủy 1 công việc nhất định
Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cấp ủy ( tỉnh, thành ủy)
- Vp cấp ủy là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho thường trực, BTV, BCH
đảng bộ, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan lãnh đạo của Đảng
ở các cấp, là cơ quan quan trọng trong hệ thống các ban của cấp ủy Đảng.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 219-QĐ/TW, ngày
27/12/2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham
mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy như sau:
1, Chức năng :
a, Chức năng tham mưu:
- Giúp cấp ủy xây dựng, tổ chức các công việc theo nề nếp, kế hoạch cụ thể: Vd
giúp cấp ủy xây dựng chương trình công tác năm, CTCT tháng, Kế hoạch triển
khai công tác…
- Giúp cấp ủy xây dựng văn bản: Vd Giúp cấp ủy xây dựng dự thảo nghị quyết Đại
hội đảng bộ hoặc một vấn đề cụ thể
- Thông tin tổng hợp để phục vụ LĐ: Vd Thông tin về đề án, số lượng người tới
dự, phương án dự phòng, dự thảo, ý kiến trái chiều phục vụ hội nghị của cấp ủy.
- Kiến nghị và xử lí các vấn đề thuộc chức năng của cấp ủy: Vd VPCU kiến nghị…
b, Chức năng phục vụ:
- Phục vụ HN, các cuộc làm việc, cuộc giao ban của cấp ủy
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, phương tiện cho hoạt động của cấp ủy
- Phục vụ công tác thông tin cho các hoạt động của cấp ủy
- Làm c.tác đảng vụ theo y/c của cấp ủy: vd thu đảng phí, điều LĐ đi công tác…
2, Nhiệm vụ của VPCU
a, Văn phòng tỉnh ủy và tương đương
- Nghiên cứu đề xuất:
+c.trình công tác của BCH, BTV, TT tỉnh ủy, giúp BCH, BTV, TT tỉnh ủy XD, tổ
chức thực hiện quy chế làm việc;
+tham mưu đề xuất c.tác đối ngoại tỉnh ủy;
+sơ kết tổng kết công tác VPCU
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
+cung cấp thông tin phục vụ sự lãnh đạo của tỉnh ủy
+theo dõi đôn đốc các tổ chức trực thuộc tỉnh ủy
+hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ CTVP, CT tài chính tài sản của đảng ở các tổ
chức đảng trực thuộc
+kiểm tra GS nghiệp vụ tài chính- kế toán ở các đảng bộ và tổ chức đảng trực
thuộc.
- Thẩm định, kiểm tra
+thẩm định văn bản trước khi trình tỉnh ủy về: y/c, phạm vi, quy trình, thẩm quyền,
thể thức…
+thẩm định nội dung đề án, VB thuộc lĩnh vực KTXH, đối ngoại trước khi trình
Tỉnh ủy.
- Phối hợp
+với các cơ quan có liên qua tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch
của Tỉnh ủy
+với các cơ quan có liên quan trong việc XD đề án, VB, chương trình hành động
do Tỉnh ủy giao…
- Thực hiện 1 số nv do BTV, TT tỉnh ủy giao
+tiếp nhận đơn thư tố cáo, thư gửi tới Tỉnh ủy
+quản lý tài sản của Tỉnh ủy, chi tiêu ngân sách đảng
+tham gia phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hội nghị tỉnh ủy…
b, Văn phòng huyên ủy và tương đương
giống cấp tỉnh
c, Văn phòng đảng ủy
- đón khách, cán bộ đảng viên, nhân viên đến công tác
- xây dựng và thực hiện CTCT của cấp ủy
- giúp cấp ủy chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu
- làm công tác Văn thư, lưu trữ, tiếp nhận VB đến, quản lý tài sản của đảng ủy
- theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện cac chỉ thị, NQ của cấp trên
- thu nộp đảng phí theo đúng quy định.
- Giải quyết các CV đột xuất
Câu 2. Trình bày cơ cấu của Văn phòng cấp ủy các cấp ?
a, Cấp tỉnh ủy, thành ủy : Vẽ sơ đồ
- Lãnh đạo văn phòng : Gồm Chánh vp và không quá 3 Phó chánh vp. Riêng
vp thành ủy Hà Nội, Tp HCM không quá 4 phó chánh vp.
+ Chánh vp chịu trách nhiệm trước BCH, BTV việc lãnh đạo, điều hành toàn diện
các mặt công tác của vp.
+ Mỗi đ/c phó chánh vp phụ trách 1 số lĩnh vực công tác do Chánh vp phân công.
- Các đơn vị trong vp Tỉnh ủy, Thành ủy gồm 6 phòng:
+ Phòng Tổng hợp : Giúp lãnh đạo vp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình
công tác, quy chế làm việc của cấp ủy, soạn thảo và tham gia soạn thảo các văn bản
của cấp ủy…. Biên chế 7-8 cán bộ.
+ Phòng Hành chính, tiếp dân : Làm công tác tham mưu, tổng hợp về lĩnh vực
nội chính và công tác thư từ , tiếp dân. Biên chế 3-4 cán bộ.
+ Phòng cơ yếu và công nghệ thông tin: Làm nhiệm vụ quản lý về thông tin,
công nghệ thông tin và những vấn đề trong nội bộ cơ quan Đảng. Biên chế 3-5 cán
bộ.
+ Phòng lưu trữ: Làm công tác quản lý kho lưu trữ tỉnh, thành ủy và hướng dẫn
chỉ đạo nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với các tổ chức Đảng và Đoàn Thanh niên
trong toàn Đảng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, quận. Biên chế 3-5 cán bộ.
+ Phòng Quản trị : Làm công tác quản trị, kế toán, thủ quỹ, lái xe, bảo vệ, quản lý
nhà khách nội bộ… Biên chế 12-15 cán bộ.
+ Phòng Tài chính Đảng : Làm nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách, tài sản của
tỉnh ủy, thành ủy và các ban đảng. Biên chế 3-4 cán bộ.
- Biên chế chung của vp tỉnh ủy từ 45-55 người ( không bao gồm thường trực
tỉnh ủy), Vp tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An từ 50-60 người. Vp Thành ủy Hà
Nội, TP HCM từ 60-70 người.
b, Cấp Huyện ủy, quận ủy, Thị ủy : Vẽ sơ đồ
- Lãnh đạo vp : gồm Chánh vp và 1 phó chánh vp.
+ Chánh vp chịu trách nhiệm trước BCH, BTV việc lãnh đạo, điều hành toàn diện
các mặt công tác của vp.
+ Đ/c phó chánh vp phụ trách 1 số lĩnh vực công tác do Chánh vp phân công.
- Các chức danh chuyên môn trong vp Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy gồm:
+ Chuyên viên tổng hợp : Giúp lãnh đạo vp ghi biên bản, lập hồ sơ các hội nghị
BCH, BTV; tham gia soạn thảo accs văn bản của cấp ủy; theo dõi tổng hợp tình
hình về các lĩnh vực kinh tế-xã hội và công tác xây dựng Đảng. Biên chế 1-2 cán
bộ.
+ Một văn thư kiêm thủ quỹ.
+ Một đánh máy kiêm kế toán.
+ Một đến hai lái xe.
+ Một bảo vệ kiêm tạp vụ.
+ Một lưu trữ kiêm y tế.
- Tổng biên chế của vp Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy có từ 11-13 cán bộ, nhân
viên.
c, Cấp ủy cơ sở : Đối với vp cấp ủy cơ sở thì chưa có một quy định nào về số
lượng và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể, chính vì vậy trên thực tế bộ máy này vẫn
có nhưng chỉ duy nhất một đ/c phụ trách mảng vp cấp ủy cơ sở. Có địa phương chỉ
đạo 1 đ/c trong BCH đảng bộ làm công tác vp theo kiểu kiêm nhiệm, có nơi thuê 1
người phụ trách công tác này…
Câu 3. Trình bày nội dung, chương trình công tác toàn khóa, chương trình
công tác năm của cấp ủy ?
* Công tác toàn khóa :
Nội dung chủ yếu trong chương trình công tác toàn khóa của cấp ủy bao gồm
những việc cơ bản, quan trọng nhất, xuyên suốt trong nhiệm kỳ hiện tại và những
việc chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo; những vấn đề còn lại của nửa nhiệm kỳ trước
chưa được giải quyết, cần phải có chủ trương, giải pháp chỉ đạo trực tiếp.
Các căn cứ để xác định những vấn đề đưa vào chương trình công tác toàn
khóa của cấp ủy gồm:
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp mình ( trong đó tập trung vào những vấn đề
quan trọng, cốt lõi về kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, củng cố
và tăng cường hệ thống chính trị…; các vấn đề bức bách hoặc mới nảy sinh có tác
động và chi phối nhiều mặt ở cơ sở).
- Quy chế làm việc của cấp ủy ( là cơ sở để xác định nội dung công việc theo chức
trách và thẩm quyền của cấp ủy, BTV, thường trực cấp ủy).
- Chương trình công tác toàn khóa của cấp ủy cấp trên và các chủ trương, chính
sách từ trên đưa xuống.
- Các cuộc họp định kỳ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng.
Yêu cầu của chương trình toàn khóa là : Xác định loại vấn đề mà cấp ủy phải
bàn và giải quyết; xác định thời gian sẽ bàn vào quý, năm nào; kết hợp được các
vấn đề của cấp ủy cơ sở định bàn với những vẫn đề trong chương trình toàn khóa
của cấp ủy cấp trên để bố trí cuộc họp cho thích hợp.
Chương trình công tác toàn khóa của cấp ủy do cấp ủy bàn, quyết định và đ/c bí
thư thay mặt cấp ủy ký ban hành.
* Công tác năm :
Xây dựng chương trình công tác năm của cấp ủy là sự cân nhắc, lựa chọn
những công việc cơ bản, quan trọng trong chương trình công tác toàn khóa ( theo
thứ tự ưu tiên) và những công việc bức bách ( nếu có) để bố trí, sắp xếp tương ứng
với các kỳ họp trong năm.
Căn cứ để xác định chương trình công tác năm của cấp ủy là:
- Chương trình công tác toàn khóa và quy chế làm việc của cấp ủy.
- Các cuộc họp định kỳ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Những kiến nghị, đề xuất của các cơ quan tham mưu, các tổ chức Đảng trực
thuộc.
- Các Nghị quyết, chủ trương mới của Trung ương, tỉnh, huyện.
Yêu cầu chương trình công tác năm là phải xác định cụ thể về thời gian ( tháng
hoặc quý nào trong năm); về nội dung công việc; xác định cơ quan chủ đề án và
người được phân công chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng nội dung đề án, cơ quan nào
thẩm định đề án trước khi trình cấp ủy.
Chương trình công tác năm của cấp ủy do cấp ủy bàn, quyết định và đ/c bí thư thay
mặt cấp ủy ký ban hành.
Câu 5. Phân tích vai trò của thông tin đối với quá trình lãnh đạo của cấp ủy
các cấp? Cách xử lý thông tin
* K/n thông tin:
- Thông tin hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì có thể cung cấp cho con người
những hiểu biết về đối tượng được tâm trong tự nhiên và trong xã hội.
- Thông tin có các loại: thông tin lãnh đạo, thông tin kinh tế, thông tin khoa học kỹ
thuật, thông tin xã hội… trong đó, thông tin lãnh đạo là loại thông tin tổng hợp
nhằm phục vụ cho việc chuẩn bị ra quyết định.
* Vai trò của thông tin…..
- Về phương diện chính trị, phương diện quyền lực, thông tin là một nhu cầu thiết
yếu cảu quá trình lãnh đạo. Có thông tin thì các tổ chức chính trị-xã hội, chính
quyền mới duy trì và thực thi được quyền lực của mình.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là một Đảng cầm quyền, là một tổ chức
chặt chẽ, có trí tuệ tiên phong phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học
nhằm cung cấp được kịp thời, chính xác các thông tin thuộc tất cả các lĩnh vực để
giúp cấp ủy bàn bạc và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Thông tin là một mắt xích quan trọng của quá trình ra quyết định. Thông tin phục
vụ sự lãnh đạo phải là thông tin đã được lụa chọn để cung cấp cho lãnh đạo những
hiểu biết cần thiết, làm căn cứ bàn bạc, ra quyết định xử lý những vấn đề được đặt
ra trên các lĩnh vực. Nếu ta biểu diễn thông tin là khối hình chóp thì thông tin phục
vụ lãnh đạo của đảng là phần trên của cùng, đó là thông tin được xử lý, chắt lọc ở
mức độ cao ( tức là phần lớn ở dạng thông tin kết quả).
* Xử lý thông tin là công đoạn sàng lọc thông tin của vp cấp ủy góp phần nâng
cao chất lượng nghiên cứu của lãnh đạo, tránh được sự quá tải và gây nhiễu thông
tin.
* Mục đích của xử lý thông tin: Giúp cấp ủy, người lãnh đạo nắm bắt được những
vấn đề cốt lõi, chủ yếu, cơ bản của các thông tin. Vì thế người làm tin phải biết
chắt lọc, lược bỏ đi những cái rườm rà, thứ yếu, đồng thời phải biết làm nổi bật các
căn cứ, cơ sở lý luận của sự kiện để lãnh đạo suy nghĩ, tính toán đưa ra các quyết
định phù hợp.
* Xử lý thông tin gồm những việc sau đây:
- Kiểm tra độ tin cậy của tin tức là nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu để xác
định tính trung thực, mức độ tin cậy của thông tin. Đây là việc quan trọng những
cũng rất khó khăn và phức tạp.
- Tổng hợp, phân tích tin: đây là bước xử lý tin ở trình độ cao, mà cũng là yêu cầu
của thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Yêu cầu của tổng hợp, phân tích tin bao
gồm:
+ Khái quát những tin có nội dung gần nhau thành một đề tài nhất định. Ở đây lưu
ý đến sự định hướng xử lý cho người lãnh đạo.
+ Hệ thống hóa các tin cần được xử lý theo một tiêu chí nhất định: thời gian, tầm
quan trọng, tính phổ biến, sự đúng sai…
- Kiến nghị: Chuyên viên vp cấp ủy trên cơ sở thực hiện chức năng của vp, sau khi
kiểm tra, xác minh, phân tích và tổng hợp cần có kiến nghị giải quyết những vấn
đề mà thông tin đó đặt ra. Về nguyên tắc phải phản ánh trung thực thông tin của
các cơ sở, ban ngành gửi tới cấp ủy, đồng thời nêu ra với cấp ủy những đánh giá và
kiến nghị của mình về xử lý thông tin đó.
* Liên hệ thực tiễn :
Câu 7. Trình bày quy trình phục vụ các cuộc họp của cấp ủy các cấp của vp
cấp ủy các cấp ?
- Phục vụ các hội nghị cảu cấp ủy là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của vp cấp ủy.
Có nhiều loại hội nghị cấp ủy: hội nghị BCH, hội nghị BTV, họp giao ban…Mỗi
loại hội nghị có yêu cầu phục vụ riêng. VP cấp ủy có trách nhiệm chủ yếu, trực tiếp
giúp thường trực cấp ủy tổ chức tốt các hội nghị cấp ủy. Nhìn chung, trong công
tác phục vụ hội nghị, vp cấp ủy phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
a. Trước hội nghị :
- Giúp cấp ủy xác định nội dung, chuẩn bị tài liệu cho hội nghị.
Việc xác định nội dung hội nghị do BTV hoặc thường trực cấp ủy quyết định căn
cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị theo chỉ thị của cấp trên. Tuy
nhiên, vp cấp ủy là bộ phận phục vụ hoạt động hằng ngày của cấp ủy, nắm bắt
được tình hình hoạt động của đảng bộ nên vp cấp ủy có điều kiện và cần có kiến
nghị với cấp ủy về nội dung hội nghị, giúp cấp ủy xác định đúng nội dung cho từng
hội nghị cấp ủy.
Trước khi hội nghị bắt đầu, vp phải giúp cấp ủy chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần
thiết. Thông thường tài liệu chuẩn bị cho hội nghị cấp ủy gồm có :
+ Báo cáo tổng quát về vấn đề cấp ủy sẽ thảo luận và quyết định.
+ Tờ trình về những vấn đề xin ý kiến cấp ủy quyết định.
+ Dự thảo nghị quyết, quyết định.
+ Các tài liệu tham khảo khác ( nếu có).
Theo sự phân công của thường trực cấp ủy, vp cấp ủy trực tiếp chuẩn bị tài liệu
hoặc giúp các đ/c cấp ủy viên được phân công chuẩn bị, hoàn thiện các tài liệu;
nhân sao, gửi tài liệu cho các đại biểu dự họp để họ nghiên cứu trước khi họp hội
nghị.
- Giúp cấp ủy chuẩn bị chương trình hội nghị, thông báo thành phần hội nghị.
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất cho hội nghị. Tùy theo phạm vi của từng hội
nghị, vp cấp ủy có chương trình cụ thể về việc chuẩn bị các điều kiện vật chất cho
hội nghị như: chuẩn bị phòng họp, trang trí hội nghị, sắp xếp vị trí ngồi, thiết bị âm
thanh, ánh sáng…
b. Trong hội nghị :
- Trước giờ khai mạc hội nghị, vp cấp ủy giúp thường trực cấp ủy kiểm tra, hoàn
tất công tác chuẩn bị hội nghị và hoàn tất các văn bản về :
+ Chương trình chi tiết của hội nghị.
+ Phân công tiến hành ( nếu là hội nghị lớn).
+ Những quy định và yêu cầu cần thiết ( nếu có).
+ Nắm số lượng thành viên dự hội nghị để báo cáo ( số cấp ủy viên có mặt, vắng
mặt, lý do vắng mặt, số đại biểu mời tham dự,…).
+ Chuẩn bị bài khai mạc khi có yêu cầu.
- Vp cấp ủy có trách nhiệm đón và hướng dẫn các đại biểu được mời tham dự hội
nghị vào phòng họp.
- Trong hội nghị, tùy theo yêu cầu hội nghị, vp cấp ủy tổ chức ghi biên bản, ghi
âm, ghi hình, lập hồ sơ hội nghị.
c. Sau hội nghị :
Vp cấp ủy cần làm các việc chủ yếu sau:
- Giúp cấp ủy văn bản hóa các quyết định của hội nghị. Các quyết định của hội
nghị cấp ủy cơ sở tùy theo nội dung, tính chất của hội nghị, vấn đề được thảo luận,
quyết định có thể được văn bản hóa dưới hình thức các thể loại sau: nghị quyết, chỉ
thị, quyết định, quy định, thông báo,…Sau hội nghị, theo chỉ đạo của thường trực
cấp ủy, vp cần giúp cấp ủy xây dựng và ban hành các văn bản thiwchs hợp thể hiện
quyết định cảu hội nghị.
- Hoàn chỉnh biên bản, lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ hội nghị. Sau khi kết thúc hội
nghị, vp phải hoàn tất các loại biên bản hội nghị và hồ sơ hội nghị. Một hồ sơ cấp
ủy hoàn chỉnh gồm: giấy mời, thành phần hội nghị, chương trình hội nghị, các tài
liệu sử dụng trong hội nghị,biên bản chi tiết, biên bản kết luận, nhật ký hội nghị
(nếu có), bản tổng hợp ý kiến thảo luận ( nếu có), nghị quyết của hội nghị, các
băng ghi âm, ghi hình ( nếu có)… Hồ sơ hội nghị cấp ủy lưu tại vp cấp ủy.
- Giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quyết định cảu hội nghị.
Câu 10. Văn bản của đảng là gì ? Thể thức văn bản của đảng là gì? Thể loại
và thẩm quyền ban hành văn bản của cấp ủy các câp?
a. Văn bản của đảng là : loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để
ghi lại hoạt động của các tổ chức đảng do các cấp ủy, tổ chức, cơ quan có thẩm
quyền của đảng ban hành theo quy định của điều lệ đảng và của TW. Là phương
tiện, công cụ chủ yếu, phổ biến nhất để tổ chức các mqh trong hệ thống của đảng,
trong hệ thống chính trị do đảng lãnh đạo và trong các quan hệ đối ngoại.
b. Thể thức vb của đảng : bao gồm các thành phần cần thiết của vb được trình
bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của vb.
c. Thể loại vb là : tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung
và mục đích ban hành văn bản.
d. Thẩm quyền ban hành vb của đảng : là quyền ban hành vb của cơ quan, tổ
chức đảng do cơ quan có thẩm quyền của đảng quy định.Thẩm quyền ban hành văn
bản cũng chính là thẩm quyền ký văn bản.
1. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp Trung ương :
- Đại hội địa biểu toàn quốc của Đảng ban hành : Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi.
- Ban chấp hành TW Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận,
quy chế, quy dịnh, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo.
- Bộ Chính trị ban hành : Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy
định, thông báo, thông cáo.
2. Các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Đại hội Đại biểu cấp tỉnh, thành phố ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- BCH Đảng bộ tỉnh, thành phố ( gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết,
quyết dịnh, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
- BTV tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy
chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
3. Các cơ quan lãnh đạo cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi
chung là cấp huyện).
- Đại hội Đại biểu cấp huyện ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- BCH đảng bộ huyện ( gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết
luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
- BTV huyện ủy ban hành: nNghij quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy
định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
4. Các cơ quan lãnh đạo cơ sở.
- Đại hội Đảng bộ ( đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành :
Nghị quyết.
- BCH Đảng bộ cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận , quy chế, quy
định, thông báo, báo cáo.
- BTV cấp ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo
cáo.
5. Tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quyết
định của Bộ chính trị.
- Đảng ủy quân sự TW, Đảng ủy công an TW, các Đảng ủy khối, các Đảng bộ trực
thuộc TW được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo
Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Các Đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng
với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.
- Các đảng ủy trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được ban
hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy các cấp ban hành : Quyết định, kết luận,
quy chế, quy định, hướng dẫn , thông báo, báo cáo.
- Các tổ chức đảng đoàn, ban cán sự đảng các cấp ban hành : Nghị quyết, chỉ thị,
kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
Ngoài thẩm quyền ban hành các loại văn bản nêu trên, các cấp ủy, tổ chức, cơ quan
Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các thể loại văn bản như: kế hoạch, quy
hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và các giấy tờ hành chính
khác.