Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quản lý và chỉ đạo việc "Trang trí lớp học tích cực"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.54 MB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO QUẬN TÂN PHÚ
TRƯỜNG TH HỌC HỒ VĂN CƯỜNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Quản lý và chỉ đạo việc “ Trang trí lớp học tích cực”
Tác giả: Phan Quang Thiện
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Đa số học sinh Tiểu học rất thích hoạt động và thích được khẳng định mình trước bè bạn,
đây là một nhu cầu bình thường mà mỗi học sinh của chúng ta đều có nhưng để khơi gợi sự ham
muốn đó là một việc để đội ngũ thầy cô giáo chúng ta, người cán bộ quản lý cần phải suy nghĩ đề ra
những giải pháp thích hợp giúp cho các hoạt độngcủa cá nhân trẻ được đi đúng hướng.
- Các em học sinh của chúng ta cũng rất thích thi đua, cũng rất muốn tập thể lớp của các em
được khen ngợi, được tốt dưới ánh mắt của mọi người. Nhằm mục đích nêu gương để từng tập thể
lớp, từng cá nhân học sinh biết noi gương, biết thi đua để tập thể lớp các em học tập đạt được thành
quả cao nhưng cũng cần tránh cho các em những biểu hiện ganh đua thái quá. Điều này cũng là một
vấn đề để chúng ta thúc đẩy làm sao cho tất cả tập thể lớp đều có những hoạt động đáng biểu dương
làm các em hãnh diện và càng cộng tác, khắng khít với lớp với mái trường mà mình đang học.
- Vì thế ngoài hoạt động học tập văn hóa, hoạt động ngoại khóa khác. Người cán bộ quản
lý cũng cần tổ chức những hoạt động thi đua giữa các lớp để thúc đẩy kiện toàn vẽ mỹ quan của toàn
trường trong đó cũng tích hợp những mục tiêu khác như: Ôn tập kiến thức, giáo dục đạo đức, giúp
học sinh nắm vững được những trang sử vẻ vang của dân tộc, phát triển năng khiếu của các em ….
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp một số ít ỏi kinh nghiệm
về công tác chỉ đạo việc “ Trang trí lớp học tích cực”.
PHẦN B: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
a. Cơ sở lý luận:
- Dân tộc ta được đứng trước những thời cơ và vận hội lớn nhưng cũng có nhiều thử thách chờ
đón chúng ta. Các kiến thức của nhân loại trong thế kỷ XXI là rất rộng lớn không thể học tập theo
kiểu nhồi nhét, kiểu “Mì ăn liền” mà cần phải biến chúng nhẹ nhàng đi vào não các em thường xuyên
bằng những hình ảnh, những bài viết, những sản phẩm, những hoạt động rèn kỹ năng… trong từng
giai đoạn học tập, phải cập nhật thường xuyên.
- Việt Nam là nước thứ hai ký “Công ước Quyền Trẻ em”. Công ước đã thổi một luồng gió


mới lành mạnh vào đời sống của ngành giáo dục nước nhà. Trẻ em Việt Nam ngày càng có quyền
tham gia các hoạt động, được quyền bày tỏ ý kiến … Việc thực chi Công ước đã được Giáo dục Việt
Nam nói riêng, của xã hội Việt Nam nói chung tiến hành triển khai và ngày càng hoàn thiện hơn.
Giáo dục Tân Phú đã liên tục thực hiện và nâng cao việc thực thi Công ước bằng nhiều hoạt động
phong phú như: “Trang trí lớp học tích cực” ; “Xây dựng kỷ luật lớp học tích cực”… những hoạt
động này đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng con người mới của thế kỷ XXI: biết sống và
biết hợp tác, hình thành nhiều kỹ năng sống trong thời niên thiếu. Điều đó giúp các em tự tin để phát
triển năng lực, góp phần tạo nên sự năng động trong học tập, sinh hoạt của học sinh.
1
b. Cơ sở thực tiễn:
- Việc “Trang trí lớp học tích cực” đã đem lại nhiều niền ham thích cho học sinh. Dẫn chứng
khi được tham quan học tập những trường trong Quận như Lê Lai, Tân Hương…,ngoài Quận như:
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Q1 ), các trường ở Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Long… tôi có hỏi thăm các em
học sinh thì các em cho biết là: “ Rất yêu thích hoạt động này vì nó đem lại cho các em nhiều điều bổ
ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra…”
- Việc “Trang trí lớp học tích cực” được thực hiện ở tất cả mọi trường tiểu học cũa Quận Tân
Phú, mỗi trường đều có sự đầu tư, suy nghĩ đã làm cho lớp học trở nên vui tươi có nhiều màu sắc,
giúp các em có cảm giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học hàng ngày.
- Tuy nhiên việc định hướng để các lớp học có những nét chung mà vẫn đảm bảo những đặc
thù riêng của mỗi lớp thì còn một vấn đề bỏ ngỏ ở nhiều trường. Có những lớp trang trí màu mè,
rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của
học sinh.Thông thường công việc này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào đầu năm học ( HKI ). Nhưng
sau đó không được cập nhật nên dần dần bộc lộ những hạn chế.
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Là người cán bộ quản lý bản thân tôi đã thực hiện các bước đi và kịp thời rút ra những bài học
kinh nghiệm trong từng mốc thời gian. Tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp một số giải pháp và
xin trình bày dưới dạng “ phóng sự bằng hình” ( những điều ghi nhận chỉ dẫn chứng cho việc làm
của chúng tôi, xin tránh ngộ nhận là 1 “ bản báo cáo thành tích” ).
a. Xây dựng cho đội ngũ nhận thức về “ Trang trí lớp học tích cực”:
 Ngày 4/9/2007: Kết hợp với 2 chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy Chính tả” và “ Ứng dụng

CNTT trong dạy và học”, sau khi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường, tôi đã quán
triệt và xây dựng nhận thức cho toàn thể giáo viên, cán bộ Thư viện – Thiết bị và Tổng phụ
trách về tính cần thiết của việc trang trí lớp học tích cực.
 Lắng nghe ý kiến của giáo viên và cùng bàn bạc trong BGH để đưa ra một kế hoạch cụ thể,
khả thi.
 Sau ngày 5/9/2007, GVCN 24 lớp bắt tay vào công việc: Các lớp đã thực hiện sôi nổi và bước
đầu các lớp đã hình thành việc trang trí lớp.
Bài học:
o Bất kỳ công việc nào, chúng ta cũng cần giác ngộ quần chúng, không chỉ đơn thuần
ban hành mệnh lệnh hành chính. Nhận thức đã thông tỏ thì công việc thực hiện đã
nhiều thuận lợi và được sự ủng hộ cao, tất sẽ đạt kết qủa như mong muốn.
b. Xây dựng kế hoạch định hướng tổng quát cho việc trang trí lớp học và đẩy
mạnh sự kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập
của học sinh. Tất cả 24/24 tập thể lớp trong giai đoạn này đã nổ lực để trang
trí lớp theo những tiêu trí của kế hoạch 84 / KHCM – HVC. Qua hoạt động
cán bộ quản lý chúng ta cần kịp thời rút ra nhiều ưu điểm và phát hiện không
ít những tồn tại của từng tập thể lớp để kịp thời thúc đẩy, tư vấn cho kế hoạch
hành động của chúng ta thành công.
 Tháng 10/2007 hoàn thiện kế hoạch: “ Trang trí lớp học tích cực”.
 Triển khai kế hoạch đến 100% các đối tượng CB – GV trong Hội đồng Giáo dục ngày
3/10/2007.
 Trong kế hoạch chúng ta cần phải có những quy định chung để các tập thể lớp đi đúng mục
tiêu nhưng cũng có phần riêng để GVCN và HS thực hiện sáng tạo theo yêu thích của mình:
2
1. PHẦN QUY ĐỊNH CHUNG:
1.1 Nội quy lớp học:
1 Kết hợp với việc “ xây dựng kỷ luật lớp học tích cực”: việc làm này nhằm giúp các tập thể lớp
tự giác thực hiện và xây dựng kỷ luật lớp hàng tháng các tập thể lớp sẽ không quên nhiệm vụ
là phải làm đẹp cảnh quan lớp học, phải kết hợp với trang trí lớp:


1.2 Góc trưng bày sản phẩm:
• Học sinh Tiểu học rất thích những sản phẩm của mình được giới thiệu đến mọi người xung
quanh. Vì thế, qua hoạt động này giúp các em càng thêm ham muốn sản phẩm của mình được
triển lãm. Vì lẽ đó, các em ngày càng hoàn thiện công việc của mình với kết qủa cao hơn. Qua
đó, HS cũng được học tập toàn diện và yêu thích tất cả các môn học, không chỉ tập trung cho
Toán và Tiếng Việt.

1.3 Góc ôn bài và góc chuẩn bị bài mới:
• Giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, mau nhớ và nhớ sâu. Cũng đồng thời
giúp học sinh biết tự giác chuẩn bị bài nhà, xây dựng thói quen tự học, giúp GV các lớp “
Chuyên môn hóa đối tượng người dạy” dễ dàng thực hiện nhiệm vụ.

3


1.4 Góc “Dân ta biết Sử ta” và sưu tầm “ những mẩu chuyện về Bác Hồ”:
• Việc giáo dục truyền thống, những trang Sử hào hùng của dân tộc và việc học tập làm theo
gương của Bác Hồ là một tiêu chí không thể nào thiếu được trong trang trí lớp học.
• Nhà trường chúng tôi có 3 cơ sở, còn nhiều thiếu thốn bất cập, không thể tạo ra các panô để
tuyên truyền, giáo dục lịch sử, các gương tiền nhân và các tấm gương của vị Cha già của dân
tộc. Do đó, tôi đã chỉ đạo cho giáo viên phải có trách nhiệm đẩy mạnh việc giáo dục này vì đó
là lương tâm, trách nhiệm của những ai còn tự hào là dòng giống Rồng Tiên. Chúng tôi đã
hiện ngay trong lễ chào cờ, ngay trong lớp học, trong những giờ sinh hoạt tập thể và tạo cho
học sinh một góc để thực hiện điều này. Các em đã sưu tầm, đã kể cho nhau nghe. Lịch Sử
không còn là sự khô khan tự tìm đến với các em mà chính là các em đã có những bước đầu
tìm đến với lịch sử.
• Chúng tôi đã nhận thấy một điều chuyển biến nơi rất nhiều học sinh mà cả tập thể giáo viên đó
là: tự hào về dân tộc, Tổ Quốc Việt Nam và cố gắng sống, làm việc theo gương vị lãnh tụ kiệt
xuất Hồ Chí Minh. Yêu đất nước và muốn cho dân ta khỏi sự áp bức lầm than là phải biết hợp
chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này muốn làm được thì phải dạy các

em hiểu rõ nghĩa đồng bào, hiểu rõ những năm trời chúng ta đã mất nước và lý do gì chúng ta
bị nô lệ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có những con em, những người công dân ưu tú xả thân
vì lợi ích dân tộc, sẵn sàng bảo vệ chính nghĩa để tất cả cuộc sống này dành cho những công
bình xã hội. Tương lai mới hầu mong một thế giới đại đồng!

4

1.5 Thời khóa biểu của lớp:
• Tất cả các lớp đều thực hiện ở một nơi dễ cho học sinh quan sát. Đây cũng là việc góp phần,
nhắc nhở học sinh thi hành các nghĩa vụ của mình đối với chính bản thân, gia đình, thầy cô và
bè bạn. Để các em làm đúng theo lời Bác Hồ dạy: “ Học tập tốt, lao động tốt”
1.6 Đồ dùng dạy học:
• 100% GV sử dụng thường xuyên và sắp xếp có khoa học. GVCN và GV bộ môn có sắp xếp
khoa học công việc của mình thì sẽ là một gương sáng thuyết phục các em HS có thói quen tổ
chức việc chuẩn bị, góc học tập, sắp xếp cặp đi học… của mình khoa học hơn!

5
2. PHẦN ĐẶC THÙ RIÊNG CỦA LỚP:
2.1 Hình ảnh các thành viên và thông tin của lớp:
• Nhằm giúp các em bày tỏ tình cảm với bè bạn và coi như đây là một mái gia đình thứ 2 mà các
em là một thành viên trong mái ấm đó cần phải biết chia sẻ, yêu thương nhau trong lúc buồn,
cũng như lúc vui. Các em biết sống vì bè bạn, những người thân yêu khi còn nhỏ để sau này
sống cho những thăng trầm của đất nước quê hương. Không còn sống một mình hoặc có
thói quen sống ích kỷ!



2.2 Góc bày tỏ ý kiến của các em ( tích hợp Qưyền trẻ em):
• Góc này nhằm giúp các em được bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô và bạn bè. Nó đã giúp các
em nói lên được những suy nghĩ nhằm xây dựng tốt hơn lớp học và giúp các thầy cô, Ban

Giám Hiệu hiểu được mong muốn và đưa vào các kế hoạch những nguyện vọng chính đáng
của các em.

6

×