Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

sinh học 10 nc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.24 KB, 88 trang )

Tiết 34 Ngày 2/2/ 2009
PHÂN 3 SINH HỌC VI SINH VÂT
Chương I CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 33 DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. Mục tiêu
1.Kiên thức
-HS trinh bày được khái niệm vi sinh vật.
-Phân biệt được ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
-Phân biệt được bốn kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon
-Phân biệt được ba kiểu thu nhận năng lượng ở các vi sinh vật hoá dị dưỡng là lên men, hô hấp kị khí, hô
hấp hiếu khí.
2.Kĩ năng.
-Khái quát kiến thức vận dụng vào thực tiễn.
II. Thiết bị dạy-học.
-Tranh hình SGK phóng to.
-Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy-học.
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
-GV hỏi: + tại sao dưa muối lại trở nên chua? Ăn ngon miệng và bảo quản được lâu?
+ Tại sao bia đựng trong một đĩa sứ để hở miệng sau 3-4 ngày thì bị chua như giấm?
+Tại sao khi cho bột nen len cơm hoặc xôi sau 2-3 ngày thì cơm có vị ngọt?
Đó là bí mật liên quan đến VSV mà chúng ta cần tìm hiểu!
Hoạt động dạy - học Nội dung
-GV cho học sinh kể tên các vi sinh vật quen thuộc
và yêu cầu nhân xét về: kích thước và kiểu dinh
dưỡng của các vi sinh vật đó.
-HS vận dụng kiến thức đã biết và thực tế, yêu cầu
nêu được:
+ Nhóm VSV: vi khuẩn, tảo nấm mốc…


+ Nhận xét: kích thước nhỏ, tự dưỡng, kí sinh.
-GV nhận xét yêu cầu HS khái quát kiến thức.
- Gv hỏi:
+ VSV có thể sinh trưởng ở những môi trường nào?
-HS trả lời: môi trường có sẵn chất hữu cơ như cơm,
thịt, bánh mỳ…
-GV khẳng định đó là môi trường tự nhiên của VSV.
Khi muốn nuôi cấy các VSV con người phải nghiên
cứu nhiều loại môi trường phù hợp với từng loại
VSV.
I.Khái niệm về vi sinh vật
- Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước nhỏ
bé, đơn bào.
- Vi sinh vật có khả năng hấp thu, chuyển hoá chất
dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh phân bố rộng.
II. Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng.
a) Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản.
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
-GV hỏi: thế nào là môi trường nuôi cấy? có những
loại môi trường nuôi cấy nào?
-HS trả lời và yêu cầu:
+Khái niệm môi trường nuôi cấy.
+3 loại môi trường với từng đặc điểm riêng biệt.
- vài học sinh trả lời  lớp đánh giá
- Gv đánh giá bổ sung kiến thức.
-GV nêu ví dụ về môi trường: môi trường nuôi cấy
Ecoli chứa 1 Na
2
HPO

4
: 16,4- K
2
HPO
4
:1,5,
(NH
4
)
2
SO
4
:2,MgSO
4
.7H
2
O : 0,2CaCl
2
:
0,01,FeSO
4
.7H
2
O:0,005 PH=7.
-HS sử dụng kiến thức để trả lời, đó là môi trường
tổng hợp vì chất trong môi trường đã được biết.
-GV hỏi: sự khác nhau giữa 3 môi trường đo là gì?
-HS: đó là thành phần và số lượng các chất.
-GV muốn nuôi cấy VSV trên bề mặt môi trưòng
đặc người ta làm như thế nào?

-HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời:
+Thêm vào môi trường 2% thạch.
+Đặc điểm của thạch.
-GV yêu cầu:
+Nêu các tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các kiểu
dinh dưỡng ở VSV?
+Trình bày đặc điểm của mỗi kiểu dinh dưỡng.
-HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét đánh giá.
-Khái niệm: Môi trường nuôi cấy là dung dịch các
chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và sinh
sản của VSV.
Có 3 loại môi trường cơ bản.
+ Môi trường tự nhiên: là môi trưòng chúa các chất
tự nhiên không xác định được số lượng thành phần
như: cao thịt bò, pepton…
+ Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các
chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng.
+ Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó
có một số chất tự nhiên không xác định được thành
phần, số lượng và các chất hoá học đã biết thành
phần và số lượng.
b) Các kiểu dinh dưỡng.
-Tiêu chuẩn phân biệt các kiểu dinh dưởng:
+Nguồn cacbon chủ yếu.
+Nguồn năng lượng.
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
-HS có thể nêu ví dụ….
-GV nêu vấn đề:

+Thế nào là chuyển hoá vật chất?
+Quá trình chuyển hoá diễn ra như thế nào?
-HS nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức
trả lời.
+Khái niệm
+Chuyển hoá gồm tổng hợp chất hữu cơ, tổng hợp
ATP.
+VSV hoá dưỡng chuyển hoá dinh dưỡng qua hô
hấp, lên men.
-Để tìm hiểu quá trình chuyển hoá GV yêu cầu:
+Cá nhân nghiên cứu SGK
+Trình bày khái niệm, chất nhận e
-
cuối cùng, vận
chuyển e
-
, sản phẩm.
-HS trả lời, lớp bổ sung GV bổ sung hoàn thiện
kiến thức.
-GV yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho các kiểu
chuyển hoá vật chất?
-HS có thể đưa ví dụ: ôxy hoá chất hữu cơ, lên men
ruợu từ glucôzơ….
-GV bổ sung: +các VSV hoá tự dưỡng sử dụng chất
cho e ban đầu là vô cơ, chất nhận e cuối là O
2
hoặc
SO
4
2-

, NO
3
-
.
+Điểm khác nhau cơ bản giữa lên
men và hô hấp là gì?
+Chúng có đặc điểm nào chung?
-Có 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV:
+Quang tự dưỡng.
+Hoá tự dưỡng.
+Quang dị dưỡng.
+Hoá dị dưởng.
*Trình bày bảng 33 SGK
III.Hô hấp và lên men.

*Khái niệm chuyển hoá vật chất:
Tất cả các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào
VSV được xúc tác bởi enzim gọi là chuyển hoá vật
chất.
Có 3 kiểu là hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên
men.
-Hiếu khí: Là quá trình ô xy hoá các phân tử hữu
cơ(cần ô xy)
+Chất nhận e cuối cùng là phân tử ô xy
+Là quá trình vận chuyển e và prôton qua màng
+Sản phẩm: CO
2
, H
2
O, năng lượng.

-Kị khí:Quá trình phân giải cacbohiđrô để thu năng
lượng cho tế bào.(không cần ô xy)
+Chất nhận e cuối cùng là: NO
3
-
, SO
4
2-
, CO
2
.
+Vận chuyển e: là quá trình vận chuyển e và proton
qua màng.
+Sản phẩm: Năng lượng
-Lên men: Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi
enzim trong điều kiện kị khí.
+Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ.
+Vận chuyển e trong tế bào chất
+Sản phẩm: rượu, axit…
IV.Củng cố
-HS đọc kết luận SGK.
V.Dăn dò
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
-Đọc mục “em có biết”.
VI.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Tiết 35 Ngày 3/2/ 2009
Bài 34 QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT
Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Nắm được quá trình tổng hợp các đại phân tử chủ yếu ở VSV và tháy được các quá trình này diễn ra
tương tự ở mọi sinh vật.
-Biết được các kiến thức để nuôi trông các VSV có ích, nhằm thu nhận sinh khối hoặc chuyển hoá vật
chất của chúng
2.Kĩ năng
-Phân tích tổng hợp
-Khái quát hoá, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II.Phương tiện dạy-học.
-Tranh hình liên quan
III.hoạt động dạy học
1.Bài cũ.
-Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vsv? Cho ví dụ về các kiểu dinh dưỡng?
-Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất?
2.Bài mới
GV đặt vấn đề: để sinh trưởng vsv phải tổng hợp các chất, nhưng nhũng chất đó được tổng hợp theo cơ
chế nào và con người đã ứng dụng khả năng đó của vsv như thế nào trong đời sông?
Hoạt động của GV-HS Nội dung
-GV hỏi: những hợp chất quan trọng mà một tế bào
sống và vsv cần phải tổng hợp là gì?
-HS vận dụng kiến thức sinh học trả lời, yêu cầu
nêu được: các chất cần tổng hợp là các phân tử hữu
cơ: Protêin, lipip,….
-GV trình bày quá trình tổng hợp các chất trên
-Viết sơ đồ mối quan hệ gen và tính trạng
-HS thu nhận kiến thức
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và so sánh sự
tổng hợp chất hữu cơ ở vsv với các sinh vật khác?
-HS phân tích sơ đô yêu cầu trả lời được: cơ chế

tổng hợp các chất hữu cơ ở mọi tế bào và vsv như
nhau.
“cái gì đúng vói vi khuẩn E.coli cũng đúng với con
voi”
-GV lấy ví dụ về sự xâm nhập của virut HIV và yêu
cầu nhận xét về sự phiên mã và dịch mã.
-HS nêu được: virut HIV co quá trình phiên mã
ngược ARN  ADN
-GV hỏi: Quá trình tổng hợp pôlisacarit ở vsv diễn
ra như thế nào?
-HS nghiên cứu SGK trả lời
-GV bổ sung kiến thức
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH TỔNG
HỢP Ở VI SINH VẬT
1.Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin
-ADN có khả năng tư sao chép, ARN được tổng
hợp trên mạch ADN, prôtêin được tạo thành trên
ribôxôm

phiên mã dịch mã
ADN ARN
prôtêin

Sao mã
Phiên mã dịch mã
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
GV hỏi:
+Vi sinh vật tổng hợp lipit như thế nào?
+Viết sơ đồ tổng hợp lipit

-HS nghiên cứu SGK, đại diện trả lời, lớp nhận xét
bổ sung.
-GV nêu vấn đề:
+Con người lợi dụng đặc điểm nào của VSV để
khai thác chúng?
+Con người khai thác được từ VSV những sản
phẩm gì?
-HS hoạt động nhóm:
+Nghiên cứu SGK
+Thảo luận thống nhất ý kiến và nêu được:
*Con người khai thác dựa trên sự sinh trưởng của
vsv.
*Các sản phẩm thu được: prôtêin, axit amin…vd:
sữa bò, đạu nành…
-GV đánh giá bổ sung hoàn thiện
-GV hỏi: mục đích của việc sản xuất sinh khối là
gì? Thu được kết quả như thế nào?
-GV hỏi: Vì sao cần phải sản xuất axit amin? Và
sản xuất aa như thế nào?
-HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
ADN ARN prôtêin
2.Tổng hợp pôlisacarit
-ATP + glucôzơ-1-p ADP-glucôzơ+ pp
vc
-(glucôzơ)
n
+(ADP-glucôzơ)  (glucôzơ)
n+1
+
ADP

3.Tổng hợp lipit
-Glixêrol + axit béo  lipit.
+Glixêrol là dẫn xuất từ dihidrôxiaxêton-p
+Axit béo do các phân tử axetyl-coA kết hợp liên
tục với nhau tạo thành.
Glucôzơ

Glixêraldêhit-3-p dihidroxiaxêton-p

Axitpiruvic glixêrol
lipit

Axêty-coA axit béo
II. ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VSV
*Cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự tổng hợp ở
vsv:
-Tốc độ sinh trưởng nhanh
-Tổng hợp sinh khối cao.
Ví dụ:
+Con bò 500 kg sản xuất thêm 0,5 kg pro/ngày.
+500 kg cây đạu nành tổng hợp được 40 kg
pro/ngày
+500 kg nấm men tạo được 50 tấn pro/ngày
1.Sản xuất sinh khối
-Sản xuất sinh khối để cung cấp protein cho nhiều
quốc gia trên thế giới dang thiếu pro như: châu phi,
châu a.
-Kết quả: +Vi khuẩn lam là nguồn thực phẩm, thực
phẩm tăng lực được chế biến ở dạng bột hay bánh
quy.

+Tảo chlorella là nguồn pro và vitamin bổ
sung vào kem, sữa chua…
+Lên men chất thải từ các xí nghiệp chế
biến rau quả…thu nhận sinh khối dùng làm thức ăn
cho chăn nuôi.
2.Sản xuất axit amin
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
-GV nhận xét bổ sung kiến thức.
-GV: chất xúc tác sinh học có ý nghĩa như thế nào
đối với đời sống con người?
-HS nghiên cứu SGK trả lời
-GV nhận xét bổ sung kiến thức về enzim nội bào.
*Liên hệ
-GV đặt vấn đề để học sinh trao đổi: điều gì xẩy ra
khi trong cuộc sống con người thiếu di các xúc tác
sinh học?
-GV hỏi: gôm là gì? Vai trò của gôm sinh học và ý
nghĩa của nó trong đời sống?
-HS nghiên cứu SGK trả lời
*Liên hệ: + trong các sản phẩm mà con người khai
thác từ sự tổng hợp của vi sinh vật thì sản phẩm nào
quan trọng? Vì sao?
+ Có phải các sản phẩm này đều có lợi không?
Chúng ta cần làm gì?
-Mục đích của sản xuất aa: Nhằm bổ sung aa, đặc
biệt là aa không thay thế như lizin, thrêônin,…ngoài
ra con 1 số aa dùng làm vị gia như axit glutamic
-Sản xuất aa: lên men vsv thu được các aa
3.Sản xuất chất xúc tác sinh học

-Chất xúc tác sinh học là các enzim ngoại bào do
vsv tổng hợp và tiết voà môi trường.
-Enzim ngoại bào được sử dụng trong đời sống:
+Amilaza…
+Prôtêaza…
+Xenlulaza…
+Lipaza…
4.Sản xuất gôm sinh học.
-Khái niệm: gôm là pôlisacarit do vsv tiết vào môi
trường.
-Vai trò: Bảo vệ tế bào vsv khỏi bị khô, ngăn virut,
là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.
-Sử dụng gôm
+Sản xuất kem phủ bề mặt bánh
+Làm chất phụ gia trong khai thác dầu hoả
+Trong y học gôm làm chất thay huyết tương, trong
inh hoá làm chất chiết tách enzim
IV.Củng cố
-HS đọc kết luận SGK
-Quá trình tổng hợp ở vsv được con người khai thác sủ dụng như thế nào?
V.Dặn dò
-Học bài trả lời câu hỏi SGK
-Đọc mục “em có biết”.
VI.Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Tiết 36 Ngày 4 /2/ 2009
Bài 35 QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT
Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
-Phân biệt được quá trình phân giải các đại phân tử chủ yếu ở vsv.
-Biết sử dụng một số quá trình phân giải có ích và phòng tránh một số quá trình phân giải có hại.
2.Kĩ năng: rèn luyện một số kĩ năng phân tích so sánh và vận dụng lý thuyết.
II.Thiết bị dạy học
-Tranh hình liên quan
-SGK
III.Hoạt động dạy-học
1.Kiểm tra
-Trình bày đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vsv?
-Con người đã sử dụng vsv để sản xuất những chế phẩm nào để phục vị cho đời sống?
2.Bài mới
Tại sao và bằng cách nào vsv tiến hành các quá trình phân giải?
Hoạt động của GV-HS Nội dung
-GV: vsv phân giải những chất hữu cơ nào và để
làm gì?
-HS nhớ lại kiến thức lớp dưới trả lời
+Các chất hữu cơ phân giải là: pro, lipit…
+Quá trình phân giải chất hữu cơ giải phóng năng
lượng(ATP) để cung cấp cho tế bào và cơ thể.
-GV: quá trình phân giải các chất hữu cơ ở vsv xảy
ra như thế nào ?
-HS nghiên cứu SGK trả lời
+Đặc điểm chung
+Tưng quá trình phân giải chất….
-GV đánh giá và nhấn mạnh:
+Vi sinh vật phải hấp thu thức ăn bị động qua bề
mặt tế bào.
+Quá trình phân giải ngoại bào ý nghĩa đồng hoá

quan trọng trong tế bào.
-GS yêu cầu HS khái quát kiến thức
-GV: em có nhận xét gì về quá trình tổng hợp và
phân giải các chất ở vsv và các sinh vật?
- HS mặc dù vsv có cấu tạo trất đơn giản nhưng quá
trình sống tương tự như các sinh vật khác.
-GV bổ sung: vói các vsv gây bệnh cho ĐV, TV và
con người thi enzim do chúng tiết ra có vai trò phá
huỷ các chất trong mô tế bào của cơ thể chủ thành
các chất dinh dưỡng cần thiết.
-GV: con người đã sủ dụng quá trình phân giải ở
vsv để sản xuất thực phẩm và thức ăn cho gia súc
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở
VI SINH VẬT
-Đối với các chất dinh dưỡng có kích thước lớn
(tinh bột, pro…) trong xác động thực vật, vi sinh
vật phải tiết vào môi trường các enzim thuỷ phân để
phân giải các cơ chất thành các chất đơn giản, có
thể vận chuyển qua màng tế bào.
1.Phân giải axit nuclêic và pro
-Axit nuclêic
nuclêaza
nuclêôtit
-Prôtêin
protêaza
aa
2.Phân giải pôlisacarit
-Tinh bột
amilaza
glucôzơ

-Xenlulôzơ
xenlulaza
glucôzơ
-Kitin
kitinaza
N-axêtyl-glucôamin
3.Phân giải lipit
-Lipit
lipaza
axit béo + glixêrol
II. ỨNG DỤNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH PHÂN
GIẢI Ở VSV
1.Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho
gia súc
*Sản xuất một số thực phẩm cho con người
-Trồng nấm ăn trên các bãi thải thực vật.
-Sản xuất tương dựa vào enzim của nấm mốc và vi
khuẩn nhiễm tự nhiên.
-Muối dưa cà nhờ vi khuẩn lên men lăctic
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
như thế nào?
-HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời, lớp bổ sung
-GV đánh giá và yêu cầu học sinh khái quát kiến
thức.
GV yêu cầu HS tìm ví dụ về ứng dụng quá trình
phân giải hợp chất hữu cơ trong đời sống.
HS có thể nêu:
+Chế biến nước mắm từ cá
+Làm rượu từ hoa quả. Vv..

-GV tại sao nói vsv tạo nên độ phì nhiêu của đất?
-HS nghiên cứu SGK trả lời, lớp bổ sung.
-GV lấy ví dụ về việc phân loại rác sinh hoạt rồi
dem di chế biến thành phân bón, giảm ô nhiễm môi
trường.
-GV các chất độc trong cây trồng do đâu mà có?
Vsv có vai trò gì trong việc phân giải chất độc?
-HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời, liên hệ với
việc dùng thuốc hoá học trong nông nghiệp.
-GV con người đã sử dịng enzim của vsv trong sản
xuất bột giặt như thế nào?
-HS nghiên cứu SGK trả lời, gv nhận xét bổ sung
-GV:
+Em hãy nêu những hiện tượng hư hỏng thực
phẩm, đồ dùng xảy ra do vsv?
+Chất lượng sản phẩm bị hư hỏng như thế nào?
-HS trả lời được:
+Quả chín bị thối mốc
+Thức ăn bị ôi thiu
+Đồ uống bị lên men
+Quần áo, sách vở…bị mốc.
 có thể gây ngộ độc cho con người.
-GV nhận xét bổ sung.
-Sản xuất rượu: sử dụng amilaza từ nấm mốc
Tinh bột nấm glucôzơ nấm men
Etanol + CO
2

*Sản xuất thức ăn cho gia súc
Nuôi cấy thức nấm men trên nươc thải từ nhà máy

chế biến sắn, khoai tây, dong…để thu sinh khối làm
thức ăn cho gia súc.
2.Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Xác ĐV,TV
vi sinh vật phân giải
chất dinh dưỡng 
cây
- Rác thải
vi sinh vật
phân bón.
3.Phân giải các chất độc
-Vi khuẩn, nấm phân giải các hoá chất độc(thuốc
trừ sâu, diệt cỏ…) tồn đọng trong đất làm giảm mức
độ ô nhiểm đất.
4.Bột giặt sinh học
Bột giặt sinh học là bột giặt được cho thêm vào một
số enzim vsv như: amilaza, prôtêaza…để tẩy sạch
các vết bẩn.
III.TÁC HẠI CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở
VSV
Hoạt tính phân giải của vsv gây hư hỏng thực phẩm,
làm giảm chất lượng sản phẩm.
IV.CỦNG CỐ
-HS đọc kết luận SGK
-GV yêu cầu HS khái quát quá trình phân giải ở vsv, những ứng dụng của quá trình này
V.DẶN DÒ
-Học và trả lời câu hỏi SGK.
-Đọc mục “em có biết”
*Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Tiết 37 Ngày 5/2/2009
Bài 36 THỰC HÀNH: LÊN MEN ETILIC
I.Mục tiêu
- HS tiến hành được các thí nghiệm
- Quan sát, giải thích, và rút ra kết luận các hiện tượng của thí nghiệm lên men etilic
- HS hiểu và giải thích được các ước thí nghiệm
II.Chuẩn bị
- Dụng cụ
- 1 bình nón (bình tam giác) 250 ml
- 3 bình thuỷ tinh hình trụ 2000ml, đánh số 1, 2, 3
- 1 bình thuỷ tinh hình trụ 500ml
- Nguyên vật liệu
- Bột bánh men tán nhỏ làm nhuyễn trước 24h
- Bình thuỷ tinh hình trụ gồm: 1500ml nước đường 10% đổ thêm 20ml dung dịch bột bánh men ở bình non
và để trước 48h
*HS - Dịch nước quả ngọt ép: cam, dứa…
- Nước đường 10%
III.Tiến hành
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Tiến hành
-GV cho học sinh làm như trong SGK hướng dẫn với 3 bình 2000ml
+Bình 1: cho 1500ml đường 8-10% vào.
+Bình 2: cho 1500ml nước đường 8-10% vào. Cho thêm 20ml dung dịch bột bánh men trong bình nón vào.
+Bình 3: cũng làm như với bình 2 nhưng đã làm trước 48h.
-GV quan sát học sinh thực hiện các bước, nhắc nhỡ
IV.Thu hoạch
Tên các bước Nội dung các bước
Cách tiến hành
Quan sát hiện tượng

Giải thích hiện tượng
Kết luận
V. Cũng cố
-Gv hỏi:
+Vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không?
+Tại sao người ta nói vang hoặc sâm banh đã mở là phải uống hết?
+Rượu nhẹ để lâu ngày có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối úng. Hãy giải thích hiện
tượng trên?
+Nếu sirô quả trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. vì sao?
-HS dựa vào kiến thức đã biết về vsv để trả lời sau đó GV bổ sung hoàn thiện kiến thức.
………………………………………………………………………………………………..
Tiết 38 Ngày 7/2/2009
Bài 37
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
THỰC HÀNH
LÊN MEN LĂCTIC
I. Mục tiêu:
• Học sinh tiến hành được các bước của thí nghiệm. Quan sát giải thích và rút ra kết luận các hiện
tượng của thí nghiệm lên men.
• HS hiểu và giải thích được các bước tiến hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Dụng cụ.
- Cốc đong 500ml.
- Cốc nhựa nhỏ 50ml (10 chiếc).
- Bình thủy tinh hìn tụ 2000ml (1 chiếc).
2. Nguyên vật liệu.
- Sữa đặc có đường 1 hộp, sữa chua Vinamilk 1 hộp.
- Rau cải rữa sạch, muối ăn(20g), đường Saccarôzơ (5g).
III. Tiến hành:

1. Làm sữa chua.
- Cách tiến hành. (SGK)
- Quan sát hiện tượng (HS tự ghi vào bảng thu hoạch).
2. Muối chua rau quả.
- Cách tiến hành (SGK).
- Quan sát và nhận xét hiện tượng ( HS tự ghi vào bảng thu hoạch).
IV. Thu hoạch: ( Làm ở nhà ) theo mẩu
Tên các bước
Nội dung các bước
Làm sữa chua Muối chua rau quả
Cách tiến hành
Quan sát hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Kết luận
V. Cũng cố:
- Vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua khi làm sữa chua? Viết
phương trình phản ứng và giải thích?
- Người ta nói là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng có đúng không? Vì sao?
- Khi muối dưa người ta cho thêm một ít nước dưa cũ, một đến hai thia đường để làm gì? Tại sao khi
muối dưa người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau, quả?
- Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt để làm gì?
- Rau, quả muốn làm dưa chua phải có điều kiện gì, nếu không đạt điều kiện ấy phải làm như thế
nào?
- Nếu dưa để lâu sẽ bị úng. Vì sao?
VI. Dăn dò:
- Về nhà ôn lại kiến thức chương 1 và chuẩn bị bài 38.
Tiết 39 Ngày 9/2/2009
Chương II
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN

SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Bài 38 SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
• Nêu được đặc điểm về sinh trưởng của vsv nói chung và vi khuẩn nói riêng.
• Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng ở đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống đóng
• Nêu được nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trưởng của vi sinh vật để tạo ra sản phẩm cần thiết.
2. Kĩ năng
• Phân tích so sánh, tư duy logic
• Khái quát hóa kiến thức
• Hoạt động nhóm, cá nhân
II. Phương tiện
• Sơ đồ SGK phóng to
• Mẫu vật bị mốc
III. Tiến trình dạy học
1. Bài cũ: Kiểm tra bài thu hoạch của bài thực hành
2. Bài mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung
-GV nêu vấn đề:
+ Muốn quan sát sinh trưởng của 1 động vật, sinh
vật nào đó người ta thường dựa vào những thông số
nào?
+ Với kích thước nhỏ bé của vsv thì sự sinh trưởng
được xác định như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời và yêu cầu trả
lời được:
+ Sinh vật sinh trưởng thể hiện ở kích thước và khối
lượng.
+ Ở vsv sinh trưởng thể hiện ở số lượng cá thể tăng
- Một vài HS bổ sung

- GV đánh giá và hoàn thiện kiến thức
*GV bổ sung
+ Do sinh sản bằng cách nhân đôi đơn giản nên vi
khuẩn được dùng làm mô hình nghiên cứu sinh
trưởng của vsv
+ Kích thước tế bào nhỏ nên khi nghiên cứu sinh
trưởng của vsv, để thuận lợi người ta nghiên cứu sự
thay đổi của quần thể sinh vật
-GV hỏi:
+ Thời gian thế hệ là gì? Cho ví dụ?
- HS nghiên cứu SGK tra lời, lớp bổ sung và khái
quát kiến thức
- GV bổ sung: + mỗi loài vsv có (g) riêng, hoặc một
loài nhưng nuôi cấy khác nhau cũng có (g) khác
nhau.
I. Khái niệm về sinh trưởng
1. Khái niệm
- Sinh trưởng của vsv là sự tăng số lượng tế bào
- Sinh trưởng ở vsv không phải là sự tăng về kích
thước của từng cá thể mà sự tăng kích thước của cả
quần thể
- Công thức sự tăng số lượng tế bào: 2
n
(với n là số
lần phân chia)
2. Thời gian thế hệ
- Thời gian thế hệ (g) là thời gian từ khi sinh ra một
tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế
bào trong quần thể tăng gấp đôi
VD: thời gian thế hệ của:

+ Trực khuẩn lao ở 37
0
C là 12h
+ Nấm men bia ở 30
0
C là 2h
II. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
1. Nuôi cấy không liên tục
*Là cấy vi khuẩn vào 1 môi trường lỏng để ở nhiệt
độ thích hợp, trong thời gian nhất định. Nếu trong
suốt quá trình đó người ta không thêm môi trường
mới vào và cũng không rút sinh khối ra. Sinh trưởng
là của cả quần thể sinh vật.
*Quần thể vsv trong nuôi cấy không liên tục sinh
trưởng theo 4 pha
a) Pha tiềm phát(pha lag)
- Từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
* Lưu ý: số tế bào vsv nuôi cấy ban đầu không phải
là 1 mà là rất nhiều(N
0
) nên số tế bào sau 1 thời gian
là: N = N
0
*2
n
.
-GV nêu câu hỏi:
+ Thế nào là nuôi cấy liên tục?

+ Sự sinh trưởng của vsv trong nuôi cấy không liên
tục thể hiện như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK thảo luận nhanh trả lời, yêu
cầu trả lời được.
Khái niệm, chỉ ra 4 pha. Lớp nhận xét, Gv đánh giá
và bổ sung kiến thức
-GV yêu cầu HS trình bày đặc điểm của từng pha
sinh trưởng.
- HS trình bày và lớp bổ sung
-GV giảng giải về hằng số tốc độ sinh trưởng riêng.
- Gv nêu câu hỏi thao luận:
+ Vì sao trong pha tiềm phát thì tốc độ sinh trưởng
= 0?
+ Để thu được sinh khối của vsv ta nên dừng lại ở
pha nào?
+ Tại sao trong môi trường đất, nước…thì pha log
không xảy ra?
- Hs thao luận và trả lời, GV bổ sung.
- GV bổ sung: nuôi cấy không liên tục là nuôi cấy
theo từng đợt, hệ thống đóng nên pha log chỉ kéo
dài vài thế hệ.
 Để thu được nhiều sinh khối người t sử dụng
phương pháp nuôi cấy liên tục.
- GV hỏi:
+ Theo em thế nào là nuôi cấy liên tục?
+ Nếu nuôi cấy liên tục thì quần thể vsv sinh trưởng
theo mấy pha?
- HS thảo luận và dựa vào SGK trả lời
- GV bổ sung và hoàn thiện kiến thức
- GV hỏi:

+ Em hãy cho ví dụ về nuôi cấy liên tục và nuôi cấy
không liên tục?( làm mẻ, làm sữa chua).
+ Nuôi cấy liên tục được ứng dụng như thế nào?
chúng bắt đầu sinh trưởng.
- Vi khuẩn thích ứng với môi trường, số lượng tế
bào không tăng
- Vi khuẩn tổng hợp mạng mẽ ADN và các enzim
b) Pha lũy thừa(pha log)
- Vi khuân phân chia mạnh mẽ
- Số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt cực đại.
- Thời gian thế hệ đạt mức hằng số.
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất
c) Pha cân bằng
- Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất ở vsv giảm dần
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời
gian vì: một số tế bào bị phân hũy mặt khác một số
tế bào có chất dinh dưỡng lại phân chia.
d) Pha suy vong
- Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy
- Số lượng tế bào chết vượt qúa số lượng tế bào mới
sinh ra
- Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế
bào
2. Nuôi cấy liên tục
* Nuôi cấy liên tục là thường xuyên bổ sung chất
dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải để
duy trì ổn định môi trường.
* Ứng dụng: sử dụng nuôi cấy liên tục để sản xuất
sinh khối, vitamin…
IV. Củng cố

• HS đọc kết luận SGK
• GV tổng kết bài
V. Dặn dò
• Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK
VI. Rút kinh nghiêm…………………………………………………………………………
Tiết 40 Ngày 11/2/2009
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Bài 39
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I. Kiến thức
• HS nêu được một số hình thức sinh sản của vsv nói chung, của vi khuẩn và nấm mốc nói riêng.
• HS phân biệt được sự sinh sản kiểu phân đôi, nảy chồi, bào tử hữu tính và bào tử vô tính của vsv.
II. Phương tiện
• Tranh hình SGK phóng to
• Tranh hình có liên quan
III. Tiến trình
1. Bài cũ: Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục?
2. Trình bày các pha trong nuôi cấy không liên tục?
Hoạt đông của GV – HS Nội dung
- GV nêu vấn đề
+ Sinh sản của VSV được hiểu như thế nào?
+ sinh sản ở VSV có giống như các sinh vật khác
không? Ví dụ?
- HS trao đổi trả lời được
Sinh sản ở VSV làm tăng số lượng và sinh sản
nhanh vì cấu tạo cơ thể rất đơn giản.
- GV Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng cách nào?
- HS trả lời được hai hình thức sinh sản là nảy chồi
và phân đôi

- GV yêu cầu
+ Trình quá trình phân đôi ở vi khuẩn?
+ So sánh quá trinh phân đôi và quá trình nguyên
phân
+ Vì sao quá trình phân đôi là đặc trưng cho các loại
vi khuẩn?
- HS hoạt động nhóm
+ Cá nhân nghiên cứu thông tin trong SGK
+ Trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
* Liên hệ
- Tronh công nghệ sinh học con người đã lợi dụng
khả năng sinh sản nhanh của vi khuẩn để làm gì?
- Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã có biện
pháp nào để bảo quản thực phẩm hạn chế vi khuẩn.
- HS thảo luận trả lời, GV bổ sung.
- GV cho HS quan sát tranh, hình rồi trình bày kiểu
sinh sản nảy chồi và tạo thành bào tử ở vsv
- HS
+ Phân biệt 2 kiểu sinh sản.
+ Chỉ ra được bào tử, chuỗi bào tử và chồi con.
- GV nhận xét đánh giá, hoàn thiện kiến thức
I. Sinh sản của VSV nhân sơ
1. Phân đôi
* Quá trình nhân đôi ở vi khuẩn
- Tế bào tăng về kích thước.
- Tổng hợp mới các enzim và ribôxôm, nhân đôi
ADN
- Một vách ngăn hình thành và phát triển tách 2
ADN và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt.
- Thành tế bào được hoàn thiện và hai tế bào con rời

nhau ra.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
* Nảy chồi: Tế bào mẹ tạo thành 1 chồi ở cực mỗi
chồi lớn dần rồi tách ra thành 1 vi khuẩn mới.
* Tạo bào tử:
- Phần đỉnh của rợi khí sinh phân cắt tạo thành 1
chuỗi bào tử.
- Bào tử nảy mầm tạo thành 1 cơ thể mới.
II. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực
1. Phân đôi và nảy chồi
Nấm men
- Một số sinh sản bằng nhân đôi, tế bào được ngăn
cách bằng vách ngăn, tạo hai tế bào con.
- Đa số sinh sản bằng nảy chồi.
+ Tế bào mẹ mọc ra 1 hay nhiều chồi nhỏ, mỗi chồi
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
- GV mở rộng về nội bào tử: là cấu trúc tạm thời khi
gặp điều kiện bất lợi chứ không phải là hình thức
sinh sản.
- GV yêu cầu:
+ Trình bày kiểu sinh sản phân đôi và nảy chồi ở
VSV nhân thực?
+ Nhận xét về hai kiểu của nhân sơ và nhân thực?
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- GV nhận xét bổ sung kiến thức: tạo tập đoàn ở
nấm men(dạng cành cây).
- GV yêu cầu:
+ Quan sát hình SGK
+ Mô tả sự hình thành bào tử hữu tính ở nấm men?

- HS trao đổi nhóm, trả lời.
- GV theo dõi bổ sung, đánh giá kết quả.
- GV hỏi: phân biệt bào tử hữu tính và bào tử vô
tính?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, yêu cầu
phân biệt được các dạng chuổi bào tử, bào tử áo,
bào tử đảm, bào tử túi, bào tử tiếp hợp, bào tử noãn.
- GV nhận xét và khái quát kiến thức.
* Liên hệ: thực tế trong đời sống con người đã lợi
dung sự sinh sản của VSV sản xuất được gì?
nhận được chất nhân và tế bào chất của tế bào mẹ.
+ Chồi tách khỏi cơ thể mẹ và hình thành cơ thể độc
lập
2. Sinh sản hữu tính và vô tính
* Sinh sản hữu tính ở nấm men
Tế bào lưỡng bội giảm phân  Bào tử đơn bội
(Chứa trong túi bào tử)

Bào tử đực Bào tử cái

Tế bào lưỡng bội  nảy chồi
* Sinh sản ở nấm sợi
- Bào tử vô tính: Tạo thành chuỗi hay tạo thành
trong các túi ở đỉnh của các sợi nấm khí sinh. Bào tử
áo có vách dày
- Bào tử hữu tính:
+ Bào tử đảm: ở mặt dưới của mũ nấm.
+ Bào tử túi: nằm trong túi hay thể quả lớn
+ Bào tử tiếp hợp: được bao bọc bằng vách dày có
thể kháng khô hạn và nhiệt độ cao.

+ Bào tử noãn: ở nấm thủy sinh có lông và roi.
IV. Củng cố
- Học sinh đọc kết luận SGK
- Giáo viên tổng kết lại bài
V. Dăn do
- Về học và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 40 SGK
VI. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………..
Tiết 37 Ngày 5/2/2009
Bài 40
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Nhận biết được các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
• Chỉ ra được ảnh hưởng của các chất độc lên sinh trưởng của VSV
• Biết ứng dụng kiến thức vào thực tế
2. Kĩ năng: Tư duy, phân tích, tổng hợp, hoạt động độc lập và hoạt động nhóm
II. Thiết bị dạy học
• Hóa chất diệt khuẩn
• Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra: Trình bày hình thức sinh sản ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
2. Bài mới:
Hoạt động của - GV - HS Nội dung
- GV nêu vấn đề: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng của VSV theo 2 hướng cơ bản là
chất dinh dưỡng hay chất ức chế.

- GV : chất dinh dưỡng là gì? VSV cần những chất
dinh dưỡng nào?
- HS tranh luận trả lời, lớp bổ sung
- GV kết luận
- GV nêu vấn đề: các chất dinh dưỡng ảnh hưởng
như thế nào đến sinh trưởng của VSV?
- HS phân tích vai trò của các chất dinh dưỡng như
oxy, nitơ, lưu huỳnh… và - GV cho 5 phút để tìm
hiểu sau đó lên bảng ghi lại các ý chính.
- GV hoàn thiện cho - HS
- GV hỏi:
+ Vai trò của ôxy với sinh vật nói chung và VSV
I. Các chất dinh dưỡng chính
* Chất dinh dưỡng: là những chất giúp cho VSV
đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng,
giúp cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa aa.
1. Các bon
- Các bon là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối
với sinh trưởng của VSV.
- Là bộ khung cấu trúc của chất sống.
- Các bon chiếm 50% khối lượng khô của 1 tế bào vi
khuẩn.
+ VSV hóa dị dưỡng nhận C từ các chất hữu cơ như:
pro, lipit, và cácbonhiđrat.
+ VSV hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng nhận
cácbon từ CO
2
.
2. Nitơ, lưu huỳnh, và photpho
* Nitơ:

- Chiếm 14% khối lượng khô của tế bào VSV
- VSV sử dụng nitơ để tạo nhóm amin  hình thành
aa  tổng hợp prô
- Nguồn nitơ thường dùng ở VSV là ion NH
4
+

NO
3
-
.
* Lưu huỳnh:
- Chiếm 4% khối lượng khô của tế bào
- VSV dung S để tổng hợp các aa như Xis, met,…
* Photpho:
- Chiếm 4% khối lượng khô của tế bào
- P được VSV sử dụng để tổng hợp axitnu,
photpholipit, ATP…
3. Oxy
Nhóm VSV Đặc điểm Đại diện
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
nói riêng?
- HS trả lời và hoàn thiện phiếu học tập
- GV hỏi:
+ Thế nào la yếu tố sinh trưởng?
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
- GV hỏi:
+ Thế nào là các chất ức chế sinh trưởng? cho ví

dụ?
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi, lớp
bổ sung.
- GV hoàn thiện kiến thức, hoàn thiện phiếu học tập
* Liên hệ thực tế
Hiếu khí bắt
buộc
Kị khí bắt buộc
Kị khí ko bắt
buộc
Vi hiếu khí
4. Các yếu tố sinh trưởng
* Khái niệm: yếu tố sinh trưởng là các chất hữu cơ
quan trọng mà một số VSV không tổng hợp được.
VD: vitamin, aa…
- Chia VSV thành 2 nhóm là: nguyên dưỡng và
khuyết dưỡng
II. Các chất ức chế sinh trưởng
Hóa chất Tác dụng ức
chế
Úng dụng
Phênon và dx
Các halôgen
Các chất ôxi
hóa
Chất hđ bề mặt
Kim loại nặng
Anđêhit
Chất kháng
sinh

IV. Củng cố
- HS đọc kết luận SGK
- GV tổng kết bài
V. Dặn dò
Về nhà học và trả lời câu hỏi SGK
VI. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………...
Bài 41
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
• Nhận biết được các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
• Chỉ ra được ảnh hưởng của các tia độc lên sinh trưởng của VSV
• Biết ứng dụng kiến thức vào thực tế
2. Kĩ năng: Tư duy, phân tích, tổng hợp, hoạt động độc lập và hoạt động nhóm
II. Thiết bị dạy học
• Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến sinh trưởng của VSV?
2. Bài mới:
- GV nêu vấn đề:
+ Nếu nuôi 1 loại nấm để thu sinh khối thì cần
cung cấp cho nó những gì?
+ Các chất dinh dưỡng đầy đủ nhưng cần những
yếu tố gì nữa?
- HS nghiên cứu SGK trả lời, lớp nhận xét bổ
sung
- GV kết luận

- GV thông báo: dựa trên phạm vi nhiệt độ ưu
thích VSV được chia làm 4 nhóm.
- HS hoàn thành phiếu học tập dựa vào thông tin
SGK , thảo luận nhóm.
- GV hỏi:
+ PH là gì?
+ Độ PH có ảnh hưởng như thế nào đến VSV?
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
- GV nhận xét hoàn thiện kiến thức
- GV : dựa vào thông tin SGK hoàn thành phiếu
học tập.
- HS kể tên các loại vi khuẩn đại diện cho các
nhóm, ứng dụng của chúng.
- GV hỏi: với VSV nước có vai trò như thế nào?
Lượng nước ảnh hưởng như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK, đại diện trả lời.
- GV nhận xét bổ sung kiến thức
I. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh đến tốc độ phản ứnghóc học, sinh hóa
tronh tế bào nên ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của
vsv
- Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ mà vi khuẩn sinh trưởng
mạnh nhất.
Nhóm
vsv
Nhiệt
độ tối
ưu
Đặc
điểm

Nơi
sống
Đại
diện
Ưa lạnh
Ưa ấm
Ưa nhiệt
Siêu
nhiệt
II. PH
- Độ PH là đại lượng đo độ axit hay độ kiềm tương đối.
giá trị từ 0 - 14
- Độ PH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt đông
chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự
hình thành ATP…
Nội
dung
Nhóm VSV
Độ PH
thích hợp
Ảnh
hưởng
Đại diện
Trung tính 6 8
Ưa axit 4 6
Ưa kiềm > 9
III. Độ ẩm(nước)
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
- GV hỏi;

+ Môi trường thiếu chất dinh dưỡng, tế bào vi
khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào làm tế bào
căng phồng lên. Tế bào này có bị vở không? Tại
sao?
+ Khi mua thịt hay cá, chưa chế biến người ta
xát muối lên cá để làm gì?
- GV hỏi:
+ Bức xạ có ảnh hưởng như thế nào đến sinh
trưởng của VSV?
+ Người ta ứng dụng vấn đề này như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và hoàn thiện kiến thức
- Nước cần cho việc hòa tan các enzim và chất dinh
dưỡng, tham gia vao các phản ứng chuyển hóa vật chất
quan trọng.
- VSV sinh trưởng ở các môi trường khác nhau
+ Môi trường có nồng độ chất tan cao hơn trong nội bào,
nước bị rút ra bên ngoài tế bào, sinh trưởng bi kìm hãm
+ Môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn trong nội
bào thì nước đi vào tế bào
+ Môi trường có nồng độ muối cao
 VSV dựa vào ion Na
+
duy trì thành tế bào và màng
sinh chất nguyên vẹn.
 VSV tích lũy ion K
+
và axit amin để cân bằng áp suất
thẩm thấu
+ Môi trường có nồng độ dường cao

 Tế bào VSV mất nước
 Nấm men và nấm mốc sinh trưởng bình thường
IV. Bức xạ
- Bức xạ ion hóa ( tia X, …)
+ Tác dụng phá hũy ADN của VSV
+ Ứng dụng: khử trùng thiết bị y tế, thiết bị phòng thí
nghiệm, bảo quản thực phẩm.
- Bức xạ không ion hóa( tia tử ngoại)
+ Tác dung kìm hãm sự sao mã và phiên mã của VSV
+ Ứng dung: tẩy uế, khử trùng bề mặt vật thể, dịch
lỏng…
IV. Củng cố
- HS đọc kết luận SGK
- Tại sao dưa cà muối để được lâu?
- Tại sao phải bảo quan thực phẩm trong tủ lạnh?
V. Dặn dò
- Học và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị cho bài thực hành(SGK)
VI. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Bài 42
THỰC HÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I. Mục tiêu:
- HS tiến hành được các thao tác nhuộm đơn tế bào và quan sát được các hành dạng của một số loại nấm
men, vi khuẩn, nấm mốc và bào tử của nấm mốc.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ, hóa chất.
- Que cấy vô trùng, phiến kính sạch, kính hiển, chậu đựng nước rửa, pipet, giấy lọc cắt nhỏ, ống nghiệm.

- Dung dụch fucsin 1%, nước cất.
2. Nguyên vật liệu
- Nầm men: tôt nhất là dunh dịch lên men, nếu không có thì bột nấm men tán nhỏ rồi hòa với nước nước
đường 10% trước 24h.
- Nước váng dưa chua
- Nấm mốc có thể dùng vỏ cam, vỏ quýt hay bánh mì mốc xanh
- Một số tiêu bản cố định có sẵn.
III. Cách tiến hành
1. Quan sát sợi nấm trên thực phẩm bị mốc
* Cách tiến hành:
Dùng que cấy vô trùng lấu một ít nấm sợi trên mẫu bánh mì hoặc vỏ cam vỏ quýt đã bị mốc cho vào ống
nghiệm đã có sẵn 5ml nước. Dùng que cấy lấy 1 giọt nước dung dịch này, đưa lên thấu kính sạch. Hong
khô tự nhiên hoặc sấy khô rồi đưa lên kính xem.
- Yêu cầu: quan sát được hình dạng của một số nấm.
2. Quan sát tiêu bản một số loại vsv hoặc bòa tử nấm.
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Lần lượt đưa các tiêu bản lên kính để quan sát và vẽ hình dạng vào vở.
IV. Củng cố
- Gv: từ hình dạng của vsv em có nhận xét gì về các chủng loại vsv? Rút ra điều gi?
V. Dăn dò
Về nhà ôn tập về virut và đọc trước bài 43.
VI. Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................

Bài 43
BÀI TẬP
I. Mục đích
• Học sinh nắm được một số dạng bài tập về nguyên phân, giảm phân
• Nắm rõ hơn cơ chế của nguyên phân giảm phân
II. Tiến hành

1. Hoạt động I
- GV hệ thống lại kiến thức: + Nguyên phân
+ Giảm phân
2. Hoạt động II
- GV cho - HS ghi bài tập:
Ở người 2n = 46
Một hợp tử người nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình đó đã có 62 tế bào được hình thành.
a) Tính số tế bào ở thế hệ cuối cùng
b) Tính số tâm động của các tế bào ở thế hệ cuối vào kì sau
c) Số NST đơn môi trường nội bào cung cấp?
d) NST có nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường?
- GV cho lớp 8 phút để hào thành và gọi 2 học sinh len bảng làm
Lớp nhận xét bổ sung
- GV giải bài
+ Chúng ta có: cứ nguyên phân lần đầu đã có 2 tế bào hình thành, lần 2 có 4 tb hình thành … nên có 62 tb
hình thành thì phải nguyên phân liên tiếp 5 lần
a) Số tế bào con ở thế hệ cuối là: 2
5
= 32 tế bào
b) Số tâm động: 32 x 46 = 1472 tâm động
c) Môi trường nội bào cung cấp: 2n x (2
5
- 1) = 1426 NST
d) Số NST có nguyên liệu mới hoàn toàn: 2n x (2
5
- 2) = 1380 NST
- HS đối chiếu bài và sữa bài
- GV đọc bài tập về nhà: làm bài 2, 4, 5, 6 sách bài tập
III. Củng cố
- GV nhắc lại các công thức cần nhớ

IV. Dặn dò
Về nhà ôn tập để tiết sau kiểm tra 1
V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
Ngày 14/3/2008
Chương III
VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tiết 47 Bài 29
CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu
• Tóm tắt được khái niệm của virut, mô tả được cấu tạo của 3 loại virut điển hình
• Giải thích được vì sao virut được coi là ranh giới giữa thế giới vô sinh và sinh vật
II. Phương tiện dạy học
• Tranh hình SGK phóng to
• SGK
III. Tiến tình
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của - GV - HS Nội dung
- GV gọi 1 - HS đọc phần 1 SGK. Sau đó tóm
tắt sơ lược về sự phát hiện ra virut.
- GV hỏi: từ các phát hiện ra virut, em có nhận
xét gì về đặc điểm chung của virut? Virut là gì?
- HS nghiên cứu SGK tả lời câu hỏi, lớp bổ
sung.
- GV nhận xét hoàn thiện kiến thức.
- GV cho 1 - HS đọc phần 1 rồi phát phiếu học
tập, đồng thời gọi 2 - HS lên bảng kẻ khung của
bảng 43

- HS thực hiện lệnh - GV đưa ra, nghiên cứu
thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập
- GV gọi 2 - HS lên bảng hoàn thành nội dung
của phiếu học tập, lớp bổ sung hoàn thiện kiến
thức
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng và yêu câu học
sinh hoạt động độc lập để hoàn thành phiếu học
I. Khái niệm
1. Sự phát hiện ra virut
2. Khái niệm
- La một thực thể sống chưa có cấu tạo tế bào
- Kích thước nhỏ bé từ 10 – 100 nm
- Gồm 2 phần: + Vỏ pro
+ Lõi axit nuclêic
- Sống kí sinh bắt buộc trên tế bào vật chủ
II. Hình thái và cấu tạo
1. Hình thái
Đặc
điểm
Loại virut
Hình
dạng
Axit
nuclêic
Vỏ
prôtêin
Vỏ
ngoài
TMV
Ống

trụ
ARN
đơn
xoằn
Capsome
đối xứng
xoắn
Không

Câu
truc
khối
Ađêno
20
mặt
tam
giác
ADN
xoắn
kép
Capsome
tam giác
Không

HIV
Hình
cầu
2 ARN
đơn
Capsome

ghép
Vỏ +
gai pro
Phago T2 Khối ADN Đầu do Không
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
tập.
- HS nghiên cứu thông tin SGK để hoàn thiện
kiến thức phiếu học tập.
- GV bổ sung: một số virut còn có vỏ ngoài
chứa thụ thể.
- HS nêu cấu tạo rồi - GV bổ sung
- GV hỏi: + dựa vào đâu để người ta có thể
phân loại virut?
+ Virut được phân loại như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu
hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá hoàn thiện kiến thức
đa
diện,
đuôi
hình
trụ
dạng
xoắn
kép
capsome
tam giác
ghép lại


2. Cấu tạo
* Vỏ prô và lõi
Vỏ Lõi
Đặc điểm
Chức năng
* Vỏ ngoài:
- Cấu tạo: + Lớp kép lipit và prô
+ Có thêm glicoprô
- Chức năng: + giúp virut bám vào tb chủ
+Bảo vệ, giống các kháng nguyên
III. Phân loại virut
* Dựa vào các đặc điểm: Lõi axit nu, vỏ pro, vật chủ và
phương tiện lây truyền để phan loại virut. Căn cứ vòa vật
chủ thì có 3 loại sau
- Virut động vật và người: Chứa ADN hay ARN
- Virut ở VSV: Hầu hết chứa ADN một số chứa ARN,
mạch đơn hay mạch kép.
- Virut ở động vật: Mang ARN
IV. Củng cố
• Học sinh đọc kết luận SGK
• Làm bài tập cuối bài
• Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mục “em có biết”
V. Dặn dò
• Về nhà học và trả lời cau hỏi SGK
• Đọc trước bài 44
VI. Rut kinh nghiệm: ……………………………………………………………………….
Bài 44 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
I. Mục tiêu
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN

• Tóm tắt được các diễn biến chính trong trong chu kì phát triển của virut, nêu được mối quan hệ
giữa virut ôn hòa và virut độc.
• Trình bày được quá trình lây nhiễm, phát triển của virut HIV trong cơ thể người
• Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích…
• Có ý thức trong phòng tránh bệnh HIV/AIDS
II. Thiết bị dạy học
• Tranh hình SGK phóng to
• Sơ đồ nhân lên của HIV
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra:- Virut là gì? Cho vi dụ về virut? Có mấy loại?
2. Bài mới:
Hoạt động của - GV - HS Nội dung
- GV yêu cầu - HS quan sát tranh và thảo luận về
các giai đoạn xâm nhiễm của phagơ
- HS thực thiện lệnh, hoạt động nhóm. Hoàn thành
phiếu học tập bảng 44 SGK
- HS cử đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- GV đánh giá hoàn thiện kiến thức.
- GV yêu cầu - HS phân biệt virut ôn hòa và virut
độc
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi, lớp
bổ sung hoàn thiện kiến thức
- GV kết luận.
- GV hỏi: + Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể
nhiễm vào một loại tế bào nhất định?
+ Làm thế nào virut có thể phá vỡ tế bào chui ra
được?
- GV yêu cầu - HS quan sát một số tranh rồi hỏi:
+ HIV có mấy phương thức lây nhiễm?
- HS nêu được 3 cách

- GV kết luận
- GV giảng về thụ thể của HIV với thụ thể CD
4
của tế bào T.
- GV : quá trình xâm nhiễm của HIV diễn ra như
thế nào?
- HS nghiên cứu SGK kết hợp tranh hình trả lời,
I. Chu trình nhân lên của virut
1. Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của
phagơ
Các giai
đoạn
Phagơ
1. Hấp phụ
Phagơ bám trên bề mặt tế bào chủ
nhờ thụ thể thích hợp
2. Xâm nhập
Bao đuôi co lại đẩy lõi vào trong tế
bào chủ
3. Tổng hợp
Bộ gen phagơ điều khiển bộ máy di
truyền của tế bào chủ tổng hợp prô
và lõi mới
4. Lắp ráp
Vỏ capsit bao lấy lõi, gắn thêm các
bộ phận khác thành phagơ mới
5. Phóng
thích
Các phagơ mới phá vỡ màng tế bào
chủ phóng thích ra ngoài.

2. Virut ôn hòa và virut độc
- Virut độc: Là những virut phát triển làm tan tế bào.
- Virut ôn hòa: là những virut mà bộ gen của nó gắn
vào NST của tế bào nhưng tế bào vẫn sinh trưởng
bình thường.
- Tế bào tiềm tan là tế bào mang virut ôn hòa.
II. HIV và hội chứng ADIS
1. Phương thức lây nhiễm
- Lây truyền qua đường tình dục
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
lớp bổ sung.
- GV bổ sung giang giải về quá trình nhân lên của
HIV.
- GV hỏi: bệnh AIDS phát triển qua mấy giai
đoạn? và đặc điểm của mỗi giai đoạn?
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời, lớp bổ
sung.
- GV nhận xét hoàn thiện kiến thức.
- GV hỏi: Tại sao bệnh nhân bị nhiễm AIDS giai
đoạn đầu khó phát hiện?
- GV : từ cách lây nhiễm em hãy đề xuất cách
phòng tránh?
- HS hoạt động cá nhân trả lời, lớp bổ sung
- GV hoàn thiện
- Qua truyền máu
- Từ mẹ sang thai nhi
2. Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS
a) Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của HIV
- Hấp phụ lên bề mặt của tế bào T

- Chui qua màng tế bào T vào bên trong
- ARN  ADN  ARN
m
 Prô
Virut mới
ARN
- Tế bào T bị phá vỡ hàng loạt
- Vi sinh vật cơ hội và nhiễm trùng cơ hội xuất hiện.
b) Các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS
- Quá trình phát triển của bệnh AIDS gồm có 3 giai
đoạn: (SGK)
3. Phòng tránh
- Sống lành mạnh, chung thủy
- Không tiêm chích ma túy
- Vệ sinh y tế.
IV. Củng cố
- Cho học sinh đọc kết luận cuối bài
V. Dặn dò
- Về nhà học và trả lời câu hỏi SGK
VI. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………..
Bài 45 VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT
I. Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm và tác hại của những bệnh do virut gây ra ở người, động vật, thực
vật… từ đo có biện pháp phòng trừ, củng như đưa ra các ứng dụng trong bảo vệ đời sống và môi
trường.
- Rèn luyện thao tác tư duy
- Phân tích được cơ sở khoa học của kĩ thuật di truyền cấy ghép gen….
II. Thiết bị dạy học
- Tranh kĩ thuật cấy gen
- Một số ảnh về virut gây bệnh ở người và động vật…

III. Tiến trình
1. Kiểm tra: - Trình bày quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virut phagơ
2. Bài mới:
* Hoạt động I:Virut gây bệnh
- GV treo tranh về một số virut gây bệnh ở người, động vật và người bị bệnh do virut gây nên và yêu cầu:
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN
+ Hoàn tất nội dung phiếu học tập
- HS hoạt động nhóm. Cá nhân thu nhận kiến thức từ tranh hình, thảo luận để thống nhất ý kiến  ghi
phiếu học tập
- GV nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức
Đặc điểm Tác hại Cách phòng tránh
1. Virut kí sinh ở thực
vật
- Bọ gen là đoạn ADN
đơn
- Xâm nhập vào các vết
thương ở TV
- Lây lan bằng cầu sinh
chất
- Gây tắc mạch và làm
hình thái của lá thay đổi
- Thân lùn, còi cọc
- Chọn giống cây sạch
bệnh
- Luân canh cây trồng
- Vệ sinh đồng ruộng
- Tiêu diệt côn trùng
2. Virut kí sinh ở VSV
(phagơ)

- ADN có dạng xoán
kép, 90% có đuôi
- Virut nhân lên làm chết
hàng loạt vi khuẩn, gây
thiệt hại cho ngành vi
sinh
- Tuân theo quy trình vô
trùng nghiêm ngặt trong
xản xuất
3. Virut kí sinh ở côn
trùng
- Nhóm virut chỉ kí sinh
ở côn trùng, sau đó mới
nhiễm vào người và
động vật
- Virut kí sinh ở sâu bọ
ăn lá làm sâu bị chết,
virut gây độc tố
- Côn trùng đốt người,
đv truyền bệnh
- Tiêu diệt động vật
trung gian truyền bệnh
4. Virut kí sinh ở người
và động vật
- Virut kí sinh gây bệnh
và lây lan rất nhanh
thành dịch
- Gây tử vong ở người
và động vật
- Ảnh hưởng sức khỏe,

sản xuất…
- Tiêm vacxin phòng
- Vệ sinh nơi ở
- Cách li bệnh
- Sống lành mạnh
Hoạt động của - GV - HS Nội dung
- GV hỏi: Virut được ứng dụng vào thực tiển như
thế nào? Cơ sở khoa học của những ứng dụng dó là
gì?
- HS thảo luận nhóm: thống nhất ý kiến, trình bày
trước lớp.
- GV bổ sung hoàn thiện:
- GV giảng giải về quy trình sản xuất các chế phẩm
quan trọng dùng để chữa bệnh hiểm nghèo như:
insulin, inteferon…
II. Ứng dung vủa virut trong thực tiển
1. Bảo vệ đời sống con người và môi trường
- Sản xuất vacxin phòng chống nhiều dịch bệnh
- Dùng virut động vật để hạnh chế sự phát triển quá
mức của một số loài, đảm bảo cân bằng sinh học.
2. Bảo vệ thực vật
- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut
baculơ để diệt nhiều loại sâu ăn lá
- Ưu điểm: chỉ diệt một số sâu nhất định nên không
độc cho con người và môi trường, dễ bảo quan, dễ
sản xuất, giá thành hạ.
3. Sản xuất dược phẩm
Nhờ kĩ thuật chuyển ghép gen con người đã sản
xuất inteferon và insulin có số lượng lớn giá thành
hạ để chữa bệnh tiểu dường.

* Cơ sở khoa học của những ứng dụng của virut
- Khả năng xâm nhiễm và nhân lên của virut.
- Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể
loại bỏ mà không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên.
- Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn
và biến phagơ thành vật chuyển gen
…………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×